1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

"Đùa của tạo hóa" từ góc nhìn từ phân tâm học

31 751 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 218,5 KB

Nội dung

Phân tâm học và lý luận về văn học nghệ thuật Trước khi đi vào phân tích một truyện ngắn Việt Nam tiêu biểu là Đùa của tạo hóa từ góc nhìn tham chiếu phân tâm học, chúng tôi xin điểm qua

Trang 1

MỞ ĐẦU

Nghiên cứu văn học là một chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn mà đối

tượng nghiên cứu là nghệ thuật ngôn từ (văn học) Ở thời điểm hiện tại, nghiên cứuvăn học là tên gọi chung cho nhiều bộ môn nghiên cứu tương đối độc lập, tiếp cậncùng một đối tượng nghiên cứu (văn học) ở những góc độ khác nhau Nghiên cứu văn

học, theo truyền thống, bao gồm 3 bộ môn chính: Lý luận văn học, Lịch sử văn học, Phê bình văn học Tuy nhiên đến khoảng những năm 70 của thế kỷ XX đã xuất hiện bộ môn Phương pháp luận nghiên cứu văn học Có thể xem đây là một bộ môn

nghiên cứu một cách hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung ở cácphạm vi khác nhau Văn học ngày càng được đi theo nhiều hướng nghiên cứu khácnhau Nguyễn Văn Dân căn cứ vào các cấp độ và góc độ tiếp cận nghiên cứu đối vớimột tác phẩm hay một hiện tượng văn học đã phân loại các phương pháp ra thànhnhiều nhóm Ở đây, chúng ta có thể kể ra một số phương pháp được sủ dụng trongnghiên cứu văn học như phương pháp chứng thực, phương pháp hình thức, phươngpháp hiện tượng học, phương pháp cấu trúc (phương pháp cấu trúc; phương pháp hậucấu trúc), phương pháp trực giác, phương pháp tâm lý học (tâm lý học sáng tác; tâm

lý học tiếp nhận), phương pháp giải thích (chú giải học), phương pháp xã hội học (xãhội học sáng tác; xã hội học tiếp nhận), phương pháp tiểu sử, phương pháp so sánh,phương pháp mỹ học, phương pháp loại hình, phương pháp hệ thống…

Tâm lý học như chúng ta đã biết từ lâu đã cung cấp phương pháp cho nhiềungành khoa học khác nhau, trong đó có nghiên cứu văn học Nghiên cứu văn họcbằng phương pháp tâm lý đã trở thành một trong những thao tác phổ biến của cácnhà nghiên cứu và phê bình văn học Cùng là thao tác tâm lý học, xét từ đối tượngnghiên cứu, chúng ta lại thấy có hai lĩnh vực áp dụng khác nhau, đó là tâm lý họcsáng tác và tâm lý học tiếp nhận Nhưng tâm lý học sáng tác là một lĩnh vực khoa họcrộng lớn, có thể có nhiều phương pháp khác nhau Ở đây, chúng tôi đi sâu vào mộtphương pháp cụ thể

Từ đầu thế kỷ XX, vào năm 1900, bác sĩ tâm thần người Áo Sigmund Freud đã

cho xuất bản công trình Lý giải giấc mơ, người khai sinh ra một phương pháp tâm lý

Trang 2

mới: một liệu pháp tâm lý – tâm thần được gọi là phương pháp tâm phân học, hay còn được gọi là phân tâm học Sau đó được áp dụng vào nghiên cứu văn học và có

ảnh hưởng mạnh mẽ trong suốt thế kỷ XX và cho đến ngày nay

Trên cơ sở những hiểu biết nhất định về nghiên cứu văn học, phân tâm học, bàitiểu luận này chỉ xin bước đầu tìm hiểu vấn đề nghiên cứu văn học theo hướng phântâm học, từ hệ thống lý thuyết, chúng tôi sẽ vận dụng vào nghiên cứu một tác phẩm

cụ thể là truyện ngắn Đùa của tạo hóa của Phạm Hoa.

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, bài tiểu luậngồm hai mục chính:

1 Phân tâm học và lý luận về văn học nghệ thuật

2 Nghiên cứu truyện ngắn Đùa của tạo hóa theo hướng phân tâm học

Trang 3

NỘI DUNG

1 Phân tâm học và lý luận về văn học nghệ thuật

Trước khi đi vào phân tích một truyện ngắn Việt Nam tiêu biểu là Đùa của tạo hóa từ góc nhìn tham chiếu phân tâm học, chúng tôi xin điểm qua một số khái niệm

và phức cảm bản chất của phân tâm học, chủ yếu là của S.Freud- ông tổ của phân tâmhọc, đã quan niệm và lý giải, làm cái nhìn tham chiếu từ phân tâm học để phân tíchtác phẩm

1.1 Từ hệ thống lý luận trong phân tâm học…

1.1.1 Tâm thần bộ (psychisme) và các khái niệm liên quan

Theo ý kiến của PGS.TS Hồ Thế Hà thì Phân tâm học là khoa học (nghiên

cứu) phân tích tâm lý chiều sâu của con người trong tính bản chất của nó với hoàn

cảnh và đặc biệt là vô thức và tình dục Con người là đối tượng mà Phân tâm học

hướng đến nghiên cứu với những gì đặc biệt nhất trong chiều sâu tâm lí

Trong cấu tạo của con người Freud cho rằng, trong tâm thần bộ, có 3 topiqueshoạt động và chi phối nhau đối với từng trạng thái tâm sinh lý của con người Ba

topiques đó là: cái siêu ngã (le surmoi) mà trung tâm của nó là tiềm thức (subconscience) được xem là bộ phận có tổ chức đặc biệt, cái tôi (le moi) mà trung tâm của nó là ý thức (conscience) và cái đó (le ca) mà trung tâm của nó là vô thức

(inconscience)

Cái đó (le ca) tức cái khát dục, mang bản chất ích kỉ, trẻ con Topiques này bị

chi phối bởi nguyên tắc khoái lạc, không thể trì hoãn những ham muốn tức thời Như

đã nói, trung tâm của cái đó là vô thức Theo Freud nghiên cứu sáng tạo nghệ thuật

gắn với vô thức nắm được hạt nhân cái vô thức, trước hết, nó cho chúng ta hình ảnh đúng về bản chất hoạt động sáng tạo của người nghệ sĩ Freud chính là nhà tư tưởng

tiên phong trong việc khai phá những miền sâu của cảm xúc con người Freud đã nhậnthấy ảnh hưởng của tính dục ở hầu hết mọi nơi, vì ông quan niệm tính dục không chỉ

bao hàm sự giao hợp, mà còn là tình yêu Thứ tình yêu đó, theo ông, là thứ tình yêu mãnh liệt, một thứ tình yêu đủ sức hấp dẫn tới mức, khi cần, người ta có thể hy sinh

cả cuộc sống của chính mình Và do vậy, nó phải là một cái gì mãnh liệt hơn tình yêu

Trang 4

thông thường cả về số lượng và chất lượng Freud còn cho rằng, bản năng tính dục

(sex instinct) là nguồn gốc của mọi công trình mang tính sáng tạo nhất; nó được hiểu

là cái được cấu thành từ các thành tố luôn biến thiên theo những chiều kích khác nhau(như nguồn gốc, mục đích và đối tượng)

Khái niệm tính dục bao hàm cả hai mặt sinh lí và tâm lí của con người Sự thỏamãn về sinh lí, nhìn một cách nghiêm túc, nhân bản và khoa học có khả năng điềuhòa tâm lí của con người Do trong quá trình sống có những chấn động nào đó gâythương tổn để lại trong bộ não, trong tiềm thức con người một dạng bệnh lí mà cácnhà tâm lí học theo trường phái của Freud gọi là ẩn ức tình dục Chính nó là mộttrong những nguyên nhân phổ biến dẫn con người đến tình trạng kẻ giết người hàngloạt, những tên biến thái, cuồng dâm…

Nếu ở lĩnh vực sáng tác, các nhà văn ứng dụng một số phạm trù của học thuyếtFreud nhưng tập trung nhất là mặc cảm Oedipe và tính dục thì ở lý luận - phê bình,các nhà nghiên cứu ứng dụng hầu hết các phạm trù trong phân tâm học để phê bìnhcác hiện tượng văn học cũng như giải mã tâm lý sáng tạo của nhà văn như vấn đề vôthức, tính dục, ám ảnh tuổi thơ, vấn đề dự phóng trong sáng tạo…

Một trong những vấn đề mấu chốt của học thuyết Freud là ông đã chứng minhquá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ không chỉ có ở ý thức, tiềm thức mà

có ngay trong vô thức Vì vậy, phân tâm học rất đề cao yếu tố vô thức trong sáng tạonghệ thuật Không chỉ có vô thức cá thể như phát kiến của Freud mà sau này Jungcòn nói đến cả vô thức tập thể Như vậy, vô thức có vai trò rất quan trọng trong sángtạo của người nghệ sĩ Đây cũng là điều các nhà phê bình văn học quan tâm khinghiên cứu quá trình sáng tạo của nhà văn Uyên Thao cho rằng tác phẩm văn chương

chính là sản phẩm được sáng tạo trong vô thức của nhà văn Bởi lẽ không có gì bảo đảm trăm phần trăm rằng ngoài cái ý thức mà tác giả đem đến cho một tác phẩm, tác phẩm đó lại không thể phản ảnh một điều gì khác Freud gọi điều đó có thể có này là sản phẩm của một ý thức chưa được nhận biết bởi chính người mang ý thức Nguyễn Thị Hoàng khi nói về quá trình sáng tác của mình có tâm sự: Đã ngồi lại viết ý tưởng khi nhập vào xác hồn mình, ngồi như một người bị đồng nhập, không còn hay biết

Trang 5

trong vô thức, vì nhà văn luôn chứa đựng trong mình những ẩn ức của tiềm thức vàgiấc mơ mà theo phân tâm học, đây chính là những dự phóng tạo nên sự thăng hoatrong sáng tạo của người nghệ sĩ.

Không chỉ vận dụng những khái niệm vô thức, tiềm thức, dự phóng để lý giảiquá trình sáng tạo của người nghệ sĩ, các nhà phê bình còn vận dụng phạm trù tínhdục trong học thuyết phân tâm để lý giải tâm lý sáng tạo của nhà văn Bởi lẽ vô thức

có liên quan đến nội dung tính dục Và đây là hai phạm trù cơ bản trong học thuyếtcủa Freud Vì theo ông, bản năng tính dục là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo, đặc biệt

là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật Tuy nhiên hiểu vấn đề này như thế nào còn phụthụộc quan niệm của người nghiên cứu Nhưng không thể phủ nhận vấn đề tính dụctrong đời sống con người cũng như sự tác động của nó đến sáng tạo nghệ thuật, vì đó

là một hoạt động thuộc bản năng sinh tồn của mọi giống loài mà con người không thể

là loại biệt

Cái tôi (le moi) bộ phận có tổ chức của nhân cách, là người hòa giải cái đó và

cái siêu tôi Có thể nói, cái tôi là năng lực “biết thế và biết thời” để hành xử cho đẹp

đẽ Còn Cái siêu ngã (le surmoi) được Freud coi như là ý thức lý luận (cái siêu ngã,

theo B.This, là đại biểu nội tâm hóa của những sức mạnh trấn áp mà cá nhân gặptrong những năm đầu tiên của đời sống Đó là một điều có ích nhưng là một thẩmphán khắc nghiệt, hạn chế mọi ham muốn Cái siêu ngã nghĩa là nhập tâm những quychuẩn xã hội và học hỏi các mô thức, quan niệm từ cha mẹ về cái gì là tốt – xấu, hành

xử thế nào là đúng – sai

Trong cuộc sống hằng ngày, giữa cái đó và cái tôi có sự va chạm, quan hệ và

đấu tranh với nhau thường xuyên Và kết quả của sự va chạm, quan hệ và đấu tranh

đó sẽ cho ba hệ quả đáng chú ý trong hoạt động tình cảm và sinh lý của con người

Hệ quả thứ nhất, nếu ý thức thắng vô thức thì con người sẽ bình thường, làm chủ và điều tiết được các hoạt động của mình Hệ quả thứ hai, nếu vô thức thắng ý thức thì khả năng tính dục (libido) sẽ trỗi dậy, chi phối, lấn áp các hoạt động ý thức

của con người, khi đó, sự đòi hỏi xác thịt, đòi hỏi thỏa mãn tính dục, tạo nên những

xung năng mãnh liệt, có khi dẫn đến sự suy đồi tính dục Hệ quả thứ ba, nếu giữa ý thức và vô thức tạm thời cọ xát, hòa hoãn, dằn co nhau thì sẽ dẫn đến tình trạng rối

Trang 6

loạn sinh lý, bất bình thường Điều này được Freud lý giải rằng sớm muộn gì cũng sẽdẫn đến triệu chứng của bệnh tâm thần mà tiêu biểu nhất là bệnh hysterie, dẫn đếnnhững hành vi lệch chuẩn và những trạng thái sinh lý bất bình thường do sự ức chếtâm sinh lý gây ra Nếu kéo dài trạng thái ức chế (refoulement) thì có thể gây ra hậuquả xấu về hành vi tính dục khó lường được.

1.1.2 Các phức cảm trong học thuyết của Freud

Freud cũng thừa nhận rằng phân tâm học là lý thuyết về vô thức qua hàng loạtkhái niệm: mặc cảm tính dục ấu thơ, mặc cảm Oedipe, mặc cảm hoạn

Mặc cảm tính dục ấu thơ (complexe de sexualité enfantile) được xem là vấn

đề rất quan trọng đối với lý thuyết của phân tâm học Ông cho rằng con người mangđộng cơ tính dục từ lúc mới sinh ra Nó quy định cư xử của con người cho đến lúcgià

Liên quan chặt chẽ với tính dục ấu thơ là khái niệm mặc cảm Oedipe Với tên gọi Mặc cảm Oedipe (complexe d’Oedipe), Freud cho rằng mỗi người là một

Œdipe) Đó là biện pháp đồng nhất hóa thần thoại nhằm làm nổi bật cái vô thức trongđời sống cá nhân Hình tượng Oedipe không chỉ có hiện tượng loạn luân mà còn baohàm việc con người muốn khám phá những bí ẩn trong cuộc sống, làm chủ bản thân.Freud muốn nhấn mạnh cái mô tiếp giết mẹ lấy cha của Oedipe và cho rằng mỗi cá

nhân đều có những ham muốn như Oedipe và run sợ trước những ham muốn ấy Mặc

cảm này có ở người lớn chẳng qua là lặp lại mặc cảm đó ở đứa trẻ Mặc cảm Oedipe

có vị trí quan trọng trong lý thuyết Freud, có ảnh hưởng sâu rộng trong nhiều lĩnhvực văn học nghệ thuật

Mặc cảm Oedipe liên quan chặt chẽ đến một mặc cảm khác là mặc cảm hoạn Mặc cảm hoạn (complexe de castration) nghĩa là phản ứng đối với những bó buộc do

người cha đưa ra để ngăn cản những biểu hiện tính dục của đứa con trai Đây lànhững khái niệm chủ yếu nhất của phân tâm học với tính cách là lý thuyết về vô thức

1.2 … đến lý luận về văn học nghệ thuật

Trang 7

Trong lĩnh vực lý giải hiện tượng văn học và nghệ thuật, Freud cũng có mộtmối quan tâm đặc biệt Theo ông, ở đây xuất hiện cái vô thức trong sự va chạm vớicái ý thức, mơ mộng có quan hệ thân thiết với huyền thoại, với văn học và nghệ thuật.

Từ đó Freud sử dụng phương pháp lý giải giấc mơ để lý giải tác phẩm văn học Cũngnhư việc lý giải giấc mơ, trong lý giải văn học, việc khám phá ra điều bí ẩn, theoFreud, cần phải tiến tới tìm ra ý nghĩa của nó, tiến tới cái nội dung cội nguồn đíchthực đã được ghi nhận từ thời thơ ấu và giờ đây đang bị bóp méo trong văn bản vănhọc

Ở Việt Nam vào thời kì thuộc Pháp, phân tâm học đã bước đầu đi vào văn học

mà tiêu biểu là các sáng tác của Vũ Trọng Phụng như Số đỏ, Làm đĩ, Giông tố Riêng

ở lĩnh vực phê bình văn học, từ năm 1936 đã có một số tác phẩm ứng dụng phân tâm

học vào nghiên cứu văn học như Cái ám ảnh của Hồ Xuân Hương của Trương Tửu đăng trên báo Tiến Hóa số 1, Hồ Xuân Hương: tác phẩm, thân thế và văn tài của Nguyễn Văn Hanh Đến năm 1940, trong Kinh thi Việt Nam Trương Tửu lại vận

dụng học thuyết Freud để phân tích mảng ca dao dâm và tục và thơ Hồ XuânHương Năm 1942, với bút danh Nguyễn Bách Khoa, ông lại tiếp tục ứng dụng phân

tâm học để phê bình Truyện Kiều khi viết tác phẩm Văn chương Truyện Kiều Sau

1954, do hoàn cảnh lịch sử, ở miền Bắc phân tâm học không được chú trọng nghiêncứu như một khuynh hướng phê bình độc lập mà được kết hợp nghiên cứu với phêbình xã hội học Khuynh hướng phê bình này được thể hiện ở một số tác phẩm

như Hồ Xuân Hương bà chúa thơ nôm (1958) của Xuân Diệu; phần viết về thơ Hồ Xuân Hương trong Sơ khảo lịch sử văn học Việt Nam (1959) của Văn Tân; Người

cổ Nguyệt, chuyện Xuân Hương (1962) của Nguyễn Đức Bính Còn ở miền Nam

với tính chất của một xã hội tiêu thụ, với ảnh hưởng lối sống tự do theo kiểu văn hóa

Âu Mỹ, phân tâm học cũng như các học thuyết khác của phương Tây cũng có điềukiện phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực đời sống trong đó có phêbình văn học

Không dừng lại ở đó với quan niệm Phân tâm học là phương pháp kinh nghiệm có mục đích phát hiện những ham muốn vô thức được che dấu đằng sau những hành vi có vẻ hợp ý, phải đạo của mỗi cá nhân (Phạm Văn Sĩ) thì các nhà văn

Trang 8

hoặc ít hoặc nhiều qua các giai đoạn đã có ý thức vận dụng những yếu tố, nội dungtích cực của phân tâm học vào trong sáng tác của mình ngày càng đa dạng, phong phú

và có sáng tạo tích cực Nhắc Hoàng Diệu là phải nhắc đến tác phẩm Bóng đè, Xuân Thiều có Đùa của tạo hóa, Y Ban ghi dấu ấn với I am đàn bà, Nguyễn Quang Thiều

có Vũ điệu của cái bô, Phạm Thị Hoài với Năm ngày, Bảy nổi ba chìm, Người đón mộng giỏi nhất thế gian hay Đùa của tạo hóa của Phạm Hoa… Trong Cánh đồng bất tận, những yếu tố, biểu hiện của phân tâm học cũng được thể hiện rõ qua ngòi bút

của nhà văn Nam Bộ Nguyễn Ngọc Tư…

Có thể thấy ở thế giới và Việt Nam, dù dư luận như thế nào, kẻ khen hay ngườibái phục hết lời, người chê và đòi “tống giam” nó thì cũng phải thừa nhận một điềurằng chủ nghĩa Freud đã có ảnh hưởng sâu rộng đến tư tưởng con người hiện đại, baogồm cả nhiều lĩnh vực, trong đó có văn học nghệ thuật

2 Nghiên cứu truyện ngắn Đùa của tạo hóa theo hướng phân tâm học

Có rất nhiều phương pháp luận nghiên cứu văn học, chúng ta ít nhiều ở đây đãbiết và được tiếp cận với hướng nghiên cứu so sánh, tiếp nhận và thi pháp học…Phân tâm học được xem là một khoa học mới mẻ vì thế nghiên cứu văn học theohướng phân tâm học là một hướng nghiên cứu cứu lý thú, hấp dẫn giới phê bình vănhọc cũng như những người đam mê văn chương, muốn đi đến những giá trị bất ngờcủa tác phẩm văn học Sau đây, chúng tôi đi vào phân tích truyện ngắn Đùa của tạo hóa của Phạm Hoa, một truyện ngắn hiện đại xuất sắc, có liên quan và vận dụng

những khái niệm, những phức cảm trong miêu tả và lý giải tính cách nhân vật

Trong Cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ năm 1991, bên cạnh truyện ngắn

Vũ điệu cái bô của Nguyễn Quang Thân được trao giải nhì, cùng với Nhân sứ của Hòa Vang thì truyện ngắn Đùa của tạo hóa của Phạm Hoa là một trong 9 sáng tác

vinh dự được giải ba Bước chân vào câu chuyện, chúng ta như tìm thấy một phầnnào đó góc nhỏ bé con người mình ở từng nhân vật với từng cử chỉ, từng lời nói

2.1 Bản năng tính dục

Qua dấu ấn phân tâm học với những phức cảm và phức điệu của tâm hồn mỗinhân vật, Phạm Hoa muốn đặt vấn đề và trình bày những trạng thái tình cảm cụ thể

Trang 9

của mỗi người từ yêu thương, giận hờn hay đau đớn, từ khao khát cho đến thoả mãn,khoái cảm (tình yêu, tình dục), hay từ những giấc mơ vô thức cho đến những độngthái có tính bản ngã, bản năng của họ một cách chân thật và kỳ diệu nhất.

Như đã nói ở trên, bản năng tính dục là bản năng vốn có của con người Ởnhững người khác nhau nó sẽ biểu hiện không giống nhau, trong câu chuyện nàycũng vậy Ở cặp đôi Tuấn và Loan là những thăng hoa của xúc cảm, của bản năngđược giải phóng

Tuấn và Loan là đôi trai tài gái sắc ở làng Tuấn một chàng trai đẹp như cái mầm cây, có tri thức và có một gia thế tốt Loan là cô gái làng Đông - một ngôi làng nổi tiếng với những cô gái xinh đẹp, đẫy đà, hấp dẫn một cách gợi tình Không những thế, cô còn là cô gái đẹp nhất làng với hình hài cân đối, trắng trẻo (…), đôi mắt xanh nhìn mãi không tới đáy Vì thế, khi lần đầu nhìn thấy gương mặt trái xoan, mái tóc mềm bay loã xoã, vẻ đẹp trẻ trung và hoàn hảo của cô, Tuấn không thể nào bình thường được Họ bị “hút” nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên Và bản thân Loan cũng vậy bởi sau này khi thuộc về nhau Loan nói: em yêu anh ngay từ lần gặp đầu tiên Phải chăng chính cô cũng bị hấp dẫn bởi nguời “hanh niên đẹp trai, cao lớn này?

Hai người đã “chết” vì nhau từ phút đầu tiên Nó bốc cháy tự nhiên và được thừanhận từ phút đầu Tình yêu của họ là “tình yêu sét đánh”, yếu tố kích thích tình cảmcủa họ có thể nói đó là những xung năng tình dục Bởi họ tìm thấy ở bạn tình hìnhảnh rõ ràng của vô thức, những khát khao mà họ bấy lâu tìm kiếm Đó là nhu cầu

thỏa mãn libido - nguyên tắc khoái lạc Và cũng chính bản năng đó, nguyên tắc khoái

lạc đó mà họ vùi người vào nhau mãi Khi ở bên Loan, Tuấn đã hôn lên mặt, lên tóc, vào gáy, vào ngực mà vẫn thấy khao khát chưa thỏa Những nụ hôn ấy cứ kéo dài,

thăng hoa cùng với xúc cảm tình yêu, và bản năng nhục dục được giải phóng trongnhững môi hôn nồng nàn Xung quanh họ là một màu hạnh phúc khi tình dục và tình

yêu hòa hợp Dù đôi lần bằng lí trí, Loan cốc vào đầu giễu cợt, cảnh cáo khi Tuấn muốn đi sâu vào nhưng Anh vẫn như con thú say máu đến ngơ ngác Tác giả miêu tả

tình yêu đôi trẻ, với những cung bậc khác nhau: có sự say đắm, đê mê, có khao khátcháy bỏng, có sự chinh phục nhưng cũng lắm lúc đầy bỡ ngỡ khi lần đầu bước vàochốn yêu với những hấp dẫn nhau về giới tính đầy bất ngờ như “người lạ từng quen”

Trang 10

Và rồi đêm tân hôn là đêm mà bất kì đôi trẻ nào khi yêu nhau cũng mong đợi Bởi đó

là lúc mọi thứ đã được “hợp thức hóa”, những bản năng dục tính vốn bị kìm nén vìnhững văn hóa, những định kiến, luật lệ, những tư tưởng truyền thống nay được “tháocủi sổ lồng” Không cần phải nói đôi vợ chồng mới cưới đã vội vã trút bỏ chiếc áocủa những ràng buộc, định kiến để rồi họ quấn lấy nhau khi cửa buồng đóng kín saulưng Những cảnh ái ân nồng nhiệt của đôi vợ chồng trẻ đến với ta qua sự tưởngtượng của bà Thuận Ở sự hình dung đó có pha lẫn sự giận dữ, ghen ghét, đố kị củangười mẹ đối với con dâu nhưng phải chăng đó cũng phản ánh thực chất những gì tựnhiên, vốn có của những đôi vợ chồng mới cưới Nhất là với những thanh niên từ vẻ

ngoài đến bên trong đều toát lên chất libido như Loan và Tuấn: Chúng xoắn lấy nhau, chúng vật lộn, cấu xé Những âm thanh không kém phần kích động Tiếng vật mình, tiếng hổn hển Tiếng quật chân thình thịch Tiếng thở dài khác thường Và hai người

cứ “dính” vào nhau đến mức kiệt sức nhưng họ cảm thấy hạnh phúc, vì như ta đã nói

họ tìm thấy sự hòa hợp giữa tình dục và tình yêu Họ tìm thấy ở nhau - bất cứ nơi đâu

- một sự hấp dẫn cuồng say ở bạn tình Để rồi lúc nào họ cũng quấn lấy nhau, vồ vập, cấu véo Tình cảm, cảm xúc của họ hài hòa, thăng hoa toàn vẹn Khi không có gì

ràng buộc họ, chi phối họ, họ đến với nhau bằng sự toàn tâm, toàn ý, bản năng và tựnhiên Nhà văn đã khai phá những cung bậc tình yêu của đôi lứa qua cái nhìn nghiêng

về bản năng nhục dục Nhưng không vì thế mà nó thiếu đi sự tinh tế Nó không dungtục Trái lại, đó là sự khám phá những xung năng rất thật của tình yêu, đặc biệt với

những người hấp dẫn một cách gợi tình như Loan hay đẹp trai, cao lớn thu hút ngay

từ cái nhìn đầu tiên như Tuấn Ham muốn tình dục là sự biểu lộ của nhu cầu mongmuốn yêu thương và thể xác hợp nhất Đó là những ham muốn rât tự nhiên, rất “conngười” được nhà văn chuyển tải qua tình yêu của Loan và Tuấn

Bản năng tính dục là bản năng vốn có của con người Dù ở con người đó ýthức cao hơn, thì ở trong con người họ vẫn tồn tại cái vô thức, cái bản năng tính dục

Ở những người khác nhau, bản năng tính dục sẽ biểu hiện không giống nhau, trong

tác phẩm Đùa với tạo hóa này cũng này cũng vậy Nếu như ở cặp đôi Tuấn và Loan

là những thăng hoa của xúc cảm, của bản năng Libido được giải phóng, thăng hoa

Trang 11

thì ở bà Thuận- mẹ của Tuấn lại là ngược lại Ở bà, tồn tại những ẩn ức, ức chế khibản năng tự nhiên nhất của con người không được thỏa mãn.

Ông Lý mất, bà Thuận ở vậy nuôi con Khoảng thời gian lâu ngày không đượcgần gũi với đàn ông khiến bà Thuận nhớ quay quắt cái mùi da thịt của họ Bước vàotuổi hồi xuân thì nỗi khắc khoải ấy càng cháy bỏng tưởng chừng không kìm nén

được Bà thường mơ về thân thể của chồng bà vẫn thường mơ ông Lý về Bà lại ôm chầm lấy ông bằng cảm giác da thịt thật sự Cả khối người, hai vòng tay, đùi ngực va chạm, xoắn xiết lấy nhau Bà tận hưởng cái tuyệt diệu của tạo hoá: cứng và mềm, rắn và nhũn, tung và hứng, trên và dưới, tấn công và bị động Nhiều lúc người đàn

bà hổn hển, mồ hôi đầm đìa với cuộc tình mà tạo hoá nào đã buông tha! Đó là ban

đêm, là lúc chế ngự của vô thức, của sự cô đơn và khát khao bản năng trong conngười bà Còn ban ngày, bà đã khéo léo che dấu cái ẩn ức ấy đi Đố ai thấy được ánhmắt lẳng lơ, đa tình hay một câu đùa sàm sỡ nào Đó là một phụ nữ đoan chính, chuẩnmực, nghiêm trang Thế nhưng rồi lại đến đêm, những ẩn ức trong bà lại bùng cháy

Đã có lúc bà để vô thức lấn áp ý thức Trong vô thức, đôi chân bà đã tìm đến người

đàn ông không có vợ nhưng đã ăn nằm với khối đứa con gái dễ dàng, đĩ thõa trong làng, lão Hoành, thợ đấu, một người đàn ông mà – Cái khoản kia hẳn vung vãi cho khắp thiên hạ Dù là trong bà đang nghĩ đến lão Hoành nhưng với một người được

tiếng đức hạnh như bà Thuận thì phần ý thức trong bà cũng mạnh mẽ không kémphần bản năng đang trỗi dậy Bà đến nhà lão trong đêm trăng và bản thân bà cũng biếtcái gì đã đưa đường dẫn lối bà, nhưng bà vẫn có cái lí do của ý thức hay nói cách

khác là một sự biện hộ “hợp lí” cho vô thức: Có lẽ phải nhờ lão này sửa lại chỗ góc nhà bị dột! Nhưng sao lại đi đêm hôm? Ban ngày gặp hắn làm sao được? Vâng đã

bắt đầu có sự đấu tranh nhưng không căng thẳng bởi lúc này vô thức vẫn nằm trongvòng kiểm soát hạn hẹp của ý thức dù chính ý thức bị sự điều khiển của vô thức cụ

thể là libido nhưng bà vẫn tìm ra cái lí do để “đàng hoàng” Cuộc đối đầu ấy lên đến

cao trào khi bản năng nhục dục con người vươn cao, muốn bứt ra khỏi lớp áo chậtchẹp kìm hãm của tiềm thức và ý thức, ý thức bắt đầu bất lực trước sự trỗi dậy mạnh

mẽ của những bản năng rất tự nhiên của con người Đó là khi lão Hoành đến sửa nhà;

Cái mùi ấy- mùi con đực chính cống lại phảng phất ngay sát bên cạnh, không thơm

Trang 12

tho, quyến rũ nhưng đó là mùi đặc trưng, “giết chết” người tình của phái mạnh Cáimùi ấy có lẽ chỉ được nhận ra bởi phái yếu, và đặc biệt nhạy cảm, hấp dẫn với nhữngngười phụ nữ từng trải mà lại đang trong hoàn cảnh “éo le” như bà Thuận Phải chăngcái phần bà đã giấu kín bấy lâu vì “lương tâm không cho phép” đã trỗi dậy cùng vớithời khắc hồi xuân- cái thời điểm quan trọng thứ hai trong cuộc đời người phụ nữ?

Vâng, nó đã đứng dậy thật rồi Trái tim bà như bị lục dậy, được khởi động Thân thể

bà nóng dần lên Bà cầm lấy tay lão tự nhiên đến vô ý thức (…) Vai bà chạm phải lão Sự đụng chạm ít ỏi khiến bà thở dốc (…) Vú bà chợt quệt vào cùi tay lão Hoành Cái cùi tay rắn như sắt ấy tạo một sự dễ chịu (…) Tim bà đập mạnh, hơi thở ngợp trong lồng ngực Hàng loạt những động từ diễn tả sự tăng tiến của cảm xúc, của đê

mê khi bà tiếp xúc với “con đực chính cống” trong không gian hẹp của căn nhà, rồi

của “gian trong” Sự “đụng chạm” tưởng như vô tình mà hữu ý ấy đã đẩy chất libodo

của bà lên đến cao trào, bà muốn buông thả theo dòng nước để đươc xoa dịu, được tận hưởng cái tuyệt diệu của tạo hóa: cứng và mềm, rắn và nhũn, tung và hứng, trên

và dưới, tấn công và bị động Trớ trêu thay, tạo hóa đã vội cướp đi cái quyền tận

hưởng món quà ấy của bà Thuận từ rất sớm, để rồi đặt bà trong cái hoàn cảnh “tréongeo” như đùa cợt Và cái thời điểm ở cạnh ông Hoành, bà đã muốn buông trôi, đểxuôi theo dòng nước của những gì tự nhiên, bình dị nhất, để làn nước kia thấm vàotừng mạch máu, thớ thịt tưới mát, vỗ về bà trong những năm tháng cằn khô, lẻ bóng;

Tưởng chừng như tất cả đã sẵn sàng thì cái cầm tay của lão Hoành khi ngửi thấy Mùi con mồi chín nẫu đã động vào cái ý thức vốn dĩ đang im lìm trước bản năng bên trong của bà Thuận, khiến nó tỉnh như sáo: ấy chết…đừng có vớ vẩn Như vậy, bà đã đi

ngược lai với dòng nước, với những khao khát chính đáng của mình vì chữ “đức

hạnh” Để rồi đêm đó, không kìm được, bà Thuận ôm gốc cột khóc lóc vật vã Bà đã

đi qua cái tuổi tái xuân “rực rỡ, cháy đỏ” không một điều tiếng và bà tự hào về điều

đó nhưng tận sâu trong lòng bà có thật sự cảm thấy hạnh phúc? Đó có phải là conngười thật, con người tự nhiên của bà không? Sự hạnh phúc ấy có phải toàn vẹnkhông? Đó là điều mà Phạm Hoa muốn đề cập khi nói đến những ẩn ức tình dục nơi

bà Thuận

Trang 13

Vấn đề tính dục, bản năng tình dục bắt đầu xuất hiện nhiều trong văn học hiệnđại Việt Nam sau 1975 Và đến giai đoạn hiện này nó khá là phổ biến trong cả vănxuôi lẫn tác phẩm trữ tình Nhưng đó không phải là những hình ảnh “đồi trụy”, dungtục, tầm thường, thô thiển mà là những gì rất tự nhiên, rất “con người” Điều đóchứng tỏ các nhà văn đã đi sâu khám phá con người ở một miền khác, một thế giớisâu thẳm mà chính bản thân con người không ngờ đến: cái vô thức mà trung tâm của

nó là libido Dưới cái nhìn phân tâm học thì tâm lí nhân vật dần được sáng tỏ vớinhững ẩn giấu tưởng chừng vô nghĩa nhưng nó lại chi phối suy nghĩ hành động conngười Nó tác động đến tâm trạng, trạng thái tình cảm của con người Và tác giả

truyện ngắn Đùa của tạo hóa cũng đã khá thành công khi khám phá miền sâu thẳm

của con người Nhà văn đã nhắc đến bản năng nhục dục rất nhẹ nhàng nhưng đầykhắc khoải, sâu lắng Để rồi từ đó khám phá sâu hơn bản chất con người Đó là cáinhìn đầy chất nhân văn và nhân bản của tác giả

2.2 Mặc cảm Ơđip

Đùa của tạo hóa của Phạm Hoa là truyện ngắn xuất sắc về kiểu mặc cảm Ơđíp qua hình tượng người mẹ quá yêu con đến “bệnh hoạn” mà ganh ghét với con

dâu của mình Và quá trình ghen tuông ấy dẫn đến xung đột không thể điều hòa, khi

bà muốn thằng Tuấn – con trai bà phải vĩnh viễn ở trong vòng tay bà như bà đã từngyêu thương, chiều chuộng nó từ thuở lọt lòng đến ngày khôn lớn, học hành thànhdanh Bà Thuận dồn tất cả tình yêu cho con trai Và giờ đây, bà cố công tìm cho nómột người vợ xứng đáng, ít ra là phải đẹp và có đủ các tiêu chuẩn về hình thức và nộidung mà bà yêu cầu Nhưng trớ trêu thay, sau đám cưới linh đình của con trai, lại làchuỗi ngày bà ốm dần, ốm mòn vì cái “lỗ thủng không đáy” của con dâu bà đang làmcho thằng Tuấn hao kiệt Cả bà cũng hao kiệt Lần đầu tiên bà Thuận cáu với Tuấn

Con phải sống cho điều hòa đứng đắn Dạo này mẹ có vẻ thấy con buông thả! Bà Thuận gay gắt cảnh cáo Tuấn Yêu con, bà lo cho nó, thật sự Thân thể thằng bé hao

đi đến một nửa bà xót xa chăm sóc Tuấn Có đêm bà còn lặng lẽ ngồi bên đứa con trai, dùng khăn thấm từng giọt mồ hôi cho nó Chợt bà nhận ra một điều: sự hấp dẫn chết người của con Loan làm hao kiệt Tuấn chưa ai? Bà cảm thấy như đang mất dần

Tuấn và chính đứa con dâu hoàn hảo bà đã tìm kiếm, lựa chọn, ngắm nghía và xem

Trang 14

xét kỹ như ông nông dân tính toán trước khi mua một con giống đã gây ra sự mất mátnày Bà đau đớn, buốt nhói khi Tuấn đi đâu về là nhào xuống làng Đông, bà khôngcòn được vuốt má, vuốt đầu con Và thằng Tuấn cũng không có bụng dạ nào nhổ tócsâu cho mẹ Nó cũng không còn thì giờ để nói chuyện hoặc nhìn thẳng vào mắt mẹ âu

yếm, tươi cười lấy một lần Để rồi đêm đêm bà phải nghe những âm thanh không

kém phần kích động, tiếng vật mình, tiếng hổn hển, tiếng quật chân thình thịch, tiếngthở dài khác thường Thế là “đùa của tạo hóa” lại diễn ra Cuộc chiến giữa mẹ chồng

và nàng dâu, cuộc đùa dai của tạo hóa, cuộc đấu vĩ đại Lúc vờ vịt, giả dối, lúc bùng

nổ như bom, như đạn bắn Cuộc giành giật ấy muôn năm không có thắng và không cóbại Đó là nỗi đau thương và ghen tỵ trỗi dậy trong con người bản năng của người

mẹ Rồi đến ngày việc gì đến sẽ đến Bà đã xua đuổi Tuấn và con dâu ra khỏi nhà,

không có cách chi để hàn gắn, dù Tuấn van xin bà tha thứ Nhưng không xong một là thằng Tuấn, hai là xéo tất cả Họ đành phải ra đi trong đêm đen thăm thẳm Họ ở

giữa thiên nhiên nhân hậu ấm áp, nhưng sao thiếu vắng tình thương của con người!

Bà Thuận, kết cục cũng là một bi kịch – bi kịch tuy không phải dai dẳng và khôngphải là tất cả, nhưng là bi kịch khắc nghiệt do “trò đùa của tạo hóa” trong nghịchcảnh trớ trêu mà bà phải trải qua

2.3 Từ giấc mơ vô thức đến tình yêu nhục cảm

Sự trắc nghiệm tâm lý người qua các phạm trù ý thức và vô thức được các nhàvăn làm sáng rõ qua cách lý giải và cắt nghĩa bằng tiếng nói nghệ thuật Và hình nhưgiữa ý thức và vô thức, có một sức mạnh quyền năng bản thể, làm cho con người luônđứng giữa lằn ranh của chúng, dẫn đến sự phân thân chính họ một cách bất ngờ Tìnhyêu và khát vọng hiến dâng, có khi chỉ là để thoả mãn những dục vọng vô thức đãkhiến cho các nhân vật trong truyện ngắn hiện đại khá đa dạng và phức tạp

Bà Thuận mất chồng từ thuở thanh xuân Chồng bà là sĩ quan quân đội hi sinhtrong kháng chiến chống Pháp Bà đẹp và thủ tiết ở vậy nuôi con Bà tự hào về nết na,đức hạnh của mình, nhưng tự trong sâu thẳm cõi lòng, bà khát khao ân ái Ở cái tuổihồi xuân, bà đã không dấu nổi sự thao thức, thèm mùi da thịt đàn ông Sự chín lạitrong tâm sinh lý của một người đàn bà kéo dài sự trống vắng quá lâu đã làm bà đau

Trang 15

mơ ông Lý – chồng bà về: Bà lại ôm chầm lấy ông bằng cảm giác da thịt thật sự Cả khối người, hai vòng tay, đùi ngực va chạm, xoắn xiết lấy nhau Bà tận hưởng cái tuyệt diệu của tạo hóa: cứng và mềm, rắn và nhũn, tung và hứng, trên và dưới, tấn công và bị động Nhiều lúc người đàn bà hổn hển, mồ hôi đầm đìa với cuộc tình mà tạo hóa nào đã buông tha! Có sự tính toán nào cân đong nổi được sự mất mát này chăng? Và bao giờ cũng vậy, tưởng đến tột đỉnh sự mãn nguyện, số phận lại thức tỉnh bà Có lẽ phải nữa phút gì đó, bà Thuận mới ngơ ngác nhận ra mình vừa qua giấc ngủ Bà giật thót tim khi thấy bóng người đàn ông đang lù lù tiến tới Những bốn người Thì ra họ có mặt trong nhà từ lúc nào đó Bốn bóng đen im lặng từ từ tiến lại Đồ đểu! Đồ ăn cắp! A…! Bà kêu lên khiếp đảm Nhưng ngay lúc đó, bà biết mình nhầm Không có ai khác ngoài bà Bốn cây cột nhà lặng lẽ, vô tri vô giác được rọi qua ánh trăng xanh lét rõ mồn một Đó là những giấc mơ vô thức nhưng thể hiện khát

vọng được yêu thương của người đàn bà đẹp đang ở độ tuổi hồi xuân

Thông thường, trong thực tế những ước mơ của con người – nhất là về dục tínhnếu không thực hiên được sẽ dẫn đến rối loạn, ức chế, khi ấy trạng thái lưỡng phângiữa ý thức và vô thức càng đẩy nhân vật đến những hành vi không bình thường.Khát vọng bản năng của người đàn bà trỗi dậy mãnh liệt trong bà khi lão Hoành đến

sửa nhà cho bà Bà Thuận vẻ mặt lạnh tanh kẻ cả Bà mở cửa cho gã đàn ông vào nhà Bà đang cố chống lại chính mình Nhưng cái mùi ấy – mùi con đực chính cống lại phảng phất ngay sát bên cạnh Trái tim bà như bi lục dậy, được khởi động Thân thể bà nóng dần lên Bà cầm lấy tay lão tự nhiên đến vô thức Chỗ này này Rồi bà kéo gã vào sâu nữa gian trong Nơi tối tăm và sực mùi ẩm mốc, mùi gỗ mọc Vai bà chạm phải lão Sự đụng chạm ít ỏi ấy khiến bà thở dốc! Cái mùi đàn ông đậm một cách gay gắt Vú bà chợt quệt vào tay lão Hoành Cái cùi tay rắn như sắt ấy tạo một

sự dễ chịu Bà muốn buông thả theo dòng nước Tạo hóa vẫn không tha, vẫn dử mồi vờn bà, giễu cợt và hành hạ con người Tim bà đập mạnh Hơi thở ngợp trong lòng ngực Đúng là tạo hóa thích đùa cợt với bà, với người đàn có khát vọng nhục cảm mãnh liệt để rồi cho bà rơi vào bi kịch đau đớn Chính đêm đó không kìm được, bà Thuận ôm gốc cột khóc lóc vật vã Chính nó tiễn đưa bà êm đẹp không tai tiếng gì qua tuổi tái xuân rực rỡ, cháy đỏ.

Ngày đăng: 23/05/2018, 15:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w