Trong cuộc sống, con người một mặt phải nhận thức được sự dồn nén những thèm muốn trong mình, mặt khác, phải biết điều chỉnh sự diễn biến của các quá trình tâm lí cho phù hợp với yêu cầu
Trang 1MỞ ĐẦU
Phân tâm học là khoa học (nghiên cứu) phân tích tâm lý chiều sâu của con người trong tính bản chất của nó với hoàn cảnh và đặc biệt là vô thức và tình dục Phân tâm học ra đời đánh dấu một bước ngoặt quan trong trong việc nhận thức những vấn đề vi diệu nhất của của tâm sinh lý con người Nó trở thành khoa học phân tích tâm lý chiều sâu của mọi hành vi trong đời sống ý thức và vô thức của mỗi cá thể người
Phân tâm học đã trở thành vấn đề toàn cầu, có ảnh hưởng tích cực trong nhiều lĩnh vực khoa học, trong đó có lĩnh vực sáng tạo và tiếp nhận văn học Từ hệ qui chiếu phân tâm học qua cách xây dựng tính cách và hình tượng trong tác phẩm văn học ta thấy các nhà văn đã tự giác hoặc không tự giác, ít hay nhiều, có đề cập đến vấn đề tâm sinh lý con người một cách đa dạng và sáng tạo nhằm minh chứng cho lý thuyết phân tâm học
Dưới lý thuyết của phân tâm học, tiểu luận đi vào phân tích truyện ngắn
“Đùa của tạo hóa” (Phạm Hoa) có vận dụng những khái niệm, phức cảm của phân
tâm học trong việc miêu tả và lý giải tính cách của phân tâm học
Trang 2NỘI DUNG
1 Những khái niệm cơ bản của phân tâm học
1.1 Khái niệm phân tâm học
Phương pháp chữa bệnh tâm thần và học thuyết tâm lí đề cao vai trò của cái
vô thức trong đời sống con người, do bác sĩ người Áo Froiđơ X (S Freud) đưa ra cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20 Về sau, phân tâm học trở thành cơ sở của chủ nghĩa Frơt (Freudism; gọi theo cách phiên tiếng Pháp tên bác sĩ Froiđơ) - một trào lưu tư tưởng có ảnh hưởng lớn ở Hoa Kì và nhiều nước Tây Âu - được áp dụng phổ biến trong các lĩnh vực đời sống và văn hoá loài người; được xem là môn triết học -nhân học
Froiđơ cho rằng, hệ thống vô thức trong con người thể hiện những xung năng, dục vọng, bản năng sống Nội dung chính của chúng là những thèm muốn tình dục mãnh liệt nhưng lại bị ý thức xã hội (biểu hiện bởi những cấm đoán của xã hội) kiềm chế Vì vậy, con người thường xuyên xuất hiện lo âu, ức chế và các trạng thái loạn tâm thần Có khi chúng được thoả mãn giả vờ thông qua các hình thức mộng mị, nói nhịu, viết nhầm, vv hoặc được thăng hoa dưới các hình thức sáng tác văn học nghệ thuật Họ chỉ lấy lại được thăng bằng và thoát khỏi các trạng thái bệnh lí một khi có sự can thiệp của các bác sĩ (dùng phương pháp liên tưởng tự do xác định nguyên nhân)
Căn cứ chủ yếu của thuyết phân tâm học là hệ thống lí luận về kết cấu tâm lí của con người mà theo đó, tính cách con người được chia thành ba bộ phận: “bản ngã”, “tự ngã” và “siêu ngã” Theo phân tâm học, đời sống tinh thần của con người luôn bị chấn động bởi các xung đột, vì vậy cần phải có những cơ chế bảo vệ để con người thích nghi với thế giới bên ngoài Trong cuộc sống, con người một mặt phải nhận thức được sự dồn nén những thèm muốn trong mình, mặt khác, phải biết điều chỉnh sự diễn biến của các quá trình tâm lí cho phù hợp với yêu cầu của những người xung quanh, tránh những biến động xảy ra do không thể đáp ứng trực tiếp và kịp thời những ham muốn vô thức Lí luận cơ bản của phân tâm học có những cống hiến nhất định cho việc nghiên cứu quá trình tâm lí và chữa trị các trạng thái loạn tâm thần của con người, đặc biệt là phương pháp liên tưởng, cách giải thích các giấc mộng Nhưng khi giải thích các hiện tượng xã hội và lịch sử văn hoá, phân
Trang 3tâm học có những sai lầm nghiêm trọng bởi đó là quan điểm của quyết định luận sinh vật, đi ngược lại quan điểm lịch sử
1.2 Bản năng
S.Freud cho rằng con người được sinh ra với những bản năng thuộc về vô thức Nó bao gồm các bản năng sống và bản năng chết
- Bản năng sống: là sự đói khát, tình dục
- Bản năng chết: là những bản năng hướng tới sự phá bỏ, tiêu diệt cuộc sống Những hành vi gây thương tích, tự hủy hoại bản than ở con người Những hành vi hung tính, sự nóng giận cũng là bản năng chết của con người
1.3 Các cơ chế tự vệ.
- Sự dồn nén: kiềm chế những lo lắng lại, che giấu không để lộ ra ngoài
- Sự phóng chiếu: chuyển những cảm xúc của mình lên người khác.(tâm sự)
- Sự chối bỏ: từ chối, ví dụ không chấp nhận những lo lắng sợ hãi đang tồn tại trong bản thân
- Sự thoái bộ: thoái lui về giai đoạn trước, có những hành vi thuộc lứa tuổi trước
đó ( hiện tượng trẻ con hóa)
- Sự tạo lập hành động (phản ứng): chuyển những cảm xúc ví dụ lo âu thành hành động ( Lo về kết quả học tập – học bài)
- Sự phá bỏ: chuyển những cảm xúc lo âu thành sự hung dữ ( Lo về kết quả học tập – đi uống rượu)
- Sự thăng hoa: chuyển lo âu, sợ hãi thành các sản phẩm có ích cho xã hội ( Ví dụ: nhà thơ Xuân Diệu chuyển cảm xúc thất tình thành thơ)
- Sự mơ mộng: thỏa mãn những mong muốn trong giấc mơ
1.4 Tính dục ấu thơ
S Freud cho rằng tâm lý con người phát triển qua các giai đoạn khác nhau sau đây:
- Giai đoạn môi miệng (oral stage): từ khi sinh ra cho đến 1.5 tuổi Sự thỏa mãn được thự hiện qua ăn uống, mút, bú mẹ Nếu đứa trẻ trong thời kỳ này không được thoản mãn nhu cầu này, thì nó sẽ có những cảm giác tiêu cực như tự ti, lo âu
về sự an toàn vào những giai đoạn sau của cuộc đời
Trang 4- Giai đoạn hậu môn (anal stage): từ 1.5 – 3 tuổi Sự thỏa mãn được thực hiện qua sự đi đại tiện, tiểu tiện Thời kỳ này trẻ bắt đầu học cách kiểm soát cơ thể
và môi trường xung quanh qua việc hướng dẫn của cha mẹ, việc quy định vệ sinh
và các hoạt động giáo dục khác
- Giai đoạn dương vật (phallic stage): từ 3 – 5 tuổi Trong giai đoạn này có 3 mặt phát triển chính: hứng thú tình dục, phát triển của siêu tôi, mở rộng phạm vi quá trình bảo vệ cái tôi
- Giai đoạn tiểm ẩn (latance stage): từ 5 tuổi trở lên đến tuổi vị thành niên Khi này trẻ học cách thăng hoa tình yêu đối với bố mẹ, nó được thể hiện bằng sự tôn kính
- Giai đoạn cơ quan sinh dục ngoài (genital stage): là giai đoạn tuổi thanh niên và sang tuổi trưởng thành, khi này cá nhân đã có thể nhận thức và ý thức hành
vi ở người lớn
2 Cấu trúc nhân cách
S Freud cho rằng cấu trúc của nhân cách gồm có 3 cấu thành, đó là cái Nó (Id), cái tôi (Ego) và cái siêu tôi (Super Ego) Các cấu trúc này được hình thành và phát triển dần tới khi con người được 5 tuổi
- Cái ấy (id): Hệ thống này bao gồm các bản năng vô thức và thúc đẩy con người thỏa mãn những mong muốn mà không tính tới các nguyên tắc và các quy định của
xã hội
- Cái tôi (ego): được hoạt động, điều chỉnh (kiểm soát) bởi thực tiễn thế giới xung quanh
- Cái siêu tôi (superego): bao gồm ý thức và đạo đức
Cả ba cấu thành trên được tập hợp trong một con người và chúng quy định ảnh hưởng lẫn nhau Cái ấy hoạt động theo nguyên tắc thỏa mãn Cái tôi hoạt động theo nguyên tắc thực tiễn và cái siêu tôi hoạt động theo nguyên tắc kiểm duyệt Sự mâu thuẫn tồn tại giữa cái ấy và cái siêu tôi dễ làm con người rơi vào tình trạng căng thẳng Để giúp cho con người có thể thoát khỏi tình trạng này, S.Freud cho rằng cần có những cơ chế tự vệ để bảo đảm tạo ra sự cân bằng trong tâm lý của con người
Trang 52.1 Cái ấy
Trong các yếu tố của nhân cách, "cái ấy" là yếu tố duy nhất có mặt từ lúc mới sinh ra; nó không được tổ chức, và hoàn toàn vô thức "Cái ấy" bao gồm các thôi thúc do bản năng vốn dẫn đến ứng xử sơ khai đối với cái đói, cái khát, tình dục và các xung động căn bản "Cái ấy" có tính trẻ con, ích kỷ, phi đạo đức, phi logic, và không mang ý niệm thời gian Là nguồn gốc của mọi năng lực tâm linh,
"cái ấy" được xem như một yếu tố chính của nhân cách và là bể chứa những libido hay "thôi thúc bản năng để tạo ra" "Cái ấy" được lèo lái bởi nguyên tắc về vui thú nghĩa là cố tránh sự đau đớn, phiền não và cố tìm sự thỏa mãn tức thì cho mọi ao ước, thèm muốn và nhu cầu Các nhu cầu ấy nếu không được làm vừa lòng sẽ mang đến kết quả một trạng thái lo âu hay căng thẳng Ví dụ, cảm giác đói hay khát sẽ gây ra một cố gắng tức thì để có ăn hay uống; như các trẻ sơ sinh nếu bị đói
sẽ khóc thét cho đến khi được cho bú Tâm trí của trẻ sơ sinh có thể xem như hoàn toàn được điều khiển bởi "cái ấy" trong ý nghĩa nó là một khối lớn những thôi thúc
và xung động do bản năng Tuy nhiên, việc làm thỏa mãn tức thì các nhu cầu bản năng không luôn luôn thực tế và thậm chí không thể thực hiện Nếu được điều khiển hoàn toàn bởi nguyên tắc về vui thú, ta có lẽ giựt những thứ ta muốn từ tay người khác để thỏa mãn ao ước của mình Nhưng làm như thế sẽ gây loạn và không được xã hội chấp nhận Theo Freud, nếu không được thỏa mãn với nguyên tắc về vui thú, "cái ấy" sẽ cố gắng giải quyết qua diễn trình sơ cấp vốn tạo ra một hình ảnh tâm trí về sự vật mong muốn để thay thế cho sự thôi thúc và làm mờ đi sự
lo âu hay căng thẳng Cái ấy chính là biểu hiện của cái di truyền, có xu hướng thỏa mãn những nhu cầu bẩm sinh cá nhân Cái đó chứa đựng những bản năng như: ăn uống, tự vệ, tình dục…trong đó bản năng tình dục giữ vai trò quyết định toàn bộ đời sống tâm lý con người, cái nó hoạt động theo nguyên tắc thỏa mãn Cái ấy và cái vô thức được ẩn dấu sâu bên trong bộ máy tâm thần cắt nghĩa cho đa số hành vi con người
2.2 Cái tôi
Cái Tôi là cái trung gian giữa cái ấy và cái bên ngoài Về mặt nguồn gốc, cái tôi được xem là một phần của cái nó nhưng đã bị tách khỏi cái nó để tiếp xúc với cái bên ngoài Cái tôi con người thường ngày, con người có ý thức Cái tôi có nhiệm vụ kiểm soát những vận động theo ý mình, đảm bảo sự tồn tại Khi cái tôi chống lại nó bằng cách giành quyền làm chủ nhưng đòi hỏi xung lực và quyết định
Trang 6việc thỏa mãn hay chưa thỏa mãn những đòi hỏi của xung lực Công việc cảu cái tôi là làm cho ước muốn của cái nó phù hợp với cái thực tại tương ứng với môi trường vật lý Cái tôi bị chi phối bởi nguyên lý thực tế (hoạt động theo nguyên tắc thực tại) vì nó làm thỏa mãn nhu cầu nào đó một cách thực sự chứ không phải là tưởng tượng."Cái tôi" là một yếu tố được tổ chức của nhân cách và làm công việc đương đầu với hiện thực để thỏa mãn "cái ấy" trong đường dài Theo Freud, cái tôi phát triển từ "cái ấy" và cam đoan rằng các xung động của "cái ấy" có thể được biểu lộ theo cách được chấp nhận trong thế giới thực Nó gồm có các chức năng về nhận thức, tri thức, hành động, và tự vệ tâm lý Cái tôi vận hành trong cả ba phần:
ý thức, tiền thức và vô thức Ý thức nằm trong cái tôi, nhưng không phải mọi vận hành của cái tôi đều có ý thức Cái tôi hoạt động dựa trên nguyên tắc về hiện thực, nghĩa là cố tìm sự thỏa mãn những ước muốn của "cái ấy" một cách thực tế và thích hợp với xã hội Trước khi quyết định làm hay bỏ một hành động, nguyên tắc
về hiện thực giúp ta cân nhắc giữa điều lợi và cái giá phải trả từ hành động ấy Trong nhiều trường hợp, những xung động của "cái ấy" có thể được làm vừa lòng qua diễn trình thỏa mãn trễ, nghĩa là sau cùng cái tôi rồi sẽ cho phép ứng xử ấy, nhưng chỉ trong thời gian và tình huống thích hợp Sự căng thẳng giữa "cái ấy" và cái tôi do những thôi thúc vô thức không được thỏa mãn (vì bị cái tôi ngăn chận) cũng được cái tôi xả bớt qua diễn trình thứ cấp, trong đó cái tôi cố gắng tìm ra một
sự vật trong thế giới thực vốn ăn khớp với hình ảnh tâm trí được tạo ra bởi diễn trình sơ cấp của "cái ấy"
Không giống như cái ấy, cái tôi không có sẵn vào lúc sinh ra, nhưng nó sẽ dần dần hình thành và phát triển khi đứa trẻ tương tác với mội trường sống Chức năng của cái Tôi là thực hiện việc kiểm soát bản thân và hiểu biết thế giới bên ngoài Biểu hiện như: Trong giai đoạn đầu đời, đứa trẻ không thể phân biệt được các sự vật, và đó là lý do chủ yếu khiến đứa bé con đang đói bụng có thể cho vào miệng tất cả những gì mà nó có được trong tay Đứa trẻ khi đó vẫn không có được những cảm nhận về thế giới thực tại ở bên ngoài, và rồi trẻ sẽ phải học cách phân biệt giữa thực tế khách quan và những hình ảnh bên trong tâm trí của nó Cũng qua quá trình đó, đứa trẻ sớm nhận ra rằng việc tạo nên những hình ảnh trong tâm trí không hề giúp thỏa mãn được những nhu cầu của nó, và hệ quả là trẻ bắt đầu phân biệt được giữa bản thân nó và thế giới bên ngoài, bắt đầu học cách tìm kiếm những
sự vật bên ngoài để phù hợp với những hình ảnh bên trong tâm trí của nó Quá trình này tạo điều kiện cho cái tôi tách biệt ra khỏi cái ấy và được xem là quá trình
Trang 7đồng nhất hóa Đây là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong lý thuyết phân tâm
2.3 Cái siêu tôi
Yếu tố chót được phát triển của nhân cách là "cái siêu tôi" vốn được tổ chức
để chứa đựng các tiêu chuẩn và khuôn mẫu được nhập tâm về đạo đức mà ta lãnh hội từ bậc cha mẹ và xã hội, nghĩa là tri giác của ta về tội lỗi, về điều cấm kỵ, về đúng và sai Cái siêu tôi cung cấp những hướng dẫn để phán đoán, và vận hành chủ yếu trong vô thức nhưng một phần cũng thuộc về ý thức Theo Freud, cái siêu tôi bắt đầu xuất hiện khi trẻ em được khoảng năm tuổi và gồm có hai nhóm: Khuôn mẫu siêu tôi: gồm có những quy tắc và tiêu chuẩn cho các ứng xử tốt vốn gồm những ứng xử được cho phép bởi xã hội và bậc cha mẹ Tuân theo các quy tắc này
sẽ mang đến cảm giác tự hào, giá trị và thành đạt Lương tâm: gồm có thông tin về những việc được bậc cha mẹ và xã hội xem là xấu xa Những ứng xử ấy thường bị chỉ trích hay cấm đoán và dẫn đến những hậu quả xấu, sự trừng phạt hay cảm giác
có tội và hối hận Có sự đối nghịch ở đây: cái siêu tôi cố sức làm cho hành động mang tính thích hợp với xã hội, trong khi "cái ấy" chỉ muốn được thỏa mãn tức thì Cái siêu tôi vận hành để hoàn thiện và văn minh hóa các ứng xử của con người, để cầm chân mọi thôi thúc khó được chấp nhận của "cái ấy", và khiến cho cái tôi hành động dựa vào các tiêu chuẩn đạo đức thay vì dựa vào nguyên tắc về hiện thực Cái siêu tôi có mặt trong cả ba phần: ý thức, tiềm thức và vô thức
Cái siêu tôi là lực lượng đối lập với cái tôi ngăn cản cái tôi trong quá trình phát triển, kìm hãm sự thỏa mãn của cái tôi, đó là “cái Tôi lý tưởng” không bao giờ vươn tới được và hoạt động theo nguyên tắc kiểm duyệt chèn ép Cái siêu tôi là một dạng thức kiểm soát từ bên trong của mỗi cá nhân Theo quan điểm của Freud, cái Siêu Tôi được tạo nên bởi hai thành phần, đó là lương tâm và cái Tôi lý tưởng Lương tâm thể hiện những điều mà một con người tin rằng mình không nên làm; còn cái Tôi lý tưởng thì thể hiện những điều mà một con người muốn thực hiện
Ví dụ: Khi trẻ thực hiện một hành vi phù hợp mà không có ai khác ở tại chỗ để chứng kiến, khi ấy có sự hiện diện của cái siêu tôi Tiến trình đồng nhất hóa cũng quan trọng trong sự phát triển của cái siêu tôi Những đối tượng đầu tiên trong thế giới bên ngoài giúp thỏa mãn các nhu cầu của đứa trẻ chính là cha mẹ của nó Ngay từ giai đoạn phát triển đầu đời, trẻ cũng nhận ra rằng ngay cả những con
Trang 8người quan trọng đó cũng có lúc không chấp nhận những biểu hiện từ các xung năng của nó Cha mẹ hành xử như những người gìn giữ kỹ cương, thông qua các quá trình thưởng và phạt với nhiều mức độ khác nhau khiến đứa trẻ dần nhận ra được những hành vi nào của nó là được chấp nhận và những hành vi nào là không chấp nhận được Khi quá trình này tiếp diễn suốt thời thơ ấu, trẻ không những nhận được các giá trị và tập quán của cha mẹ, mà nó còn thống nhập những giá trị, truyền thống và tập quán mà xã hội chấp nhận
2.4 Mối quan hệ giữa các thành tố.
Toàn bộ cuộc sống con người là sự mâu thuẫn liên tục giữa 3 khối đó, khối này chèn ép khối kia Nhưng nổi bật nhất là cái đó và cái siêu tôi(bản năng chèn ép, muốn khống chế ý thức, ngược lại ý thức muốn chèn ép, khống chế vô thức) S.Freud cho rằng sở dĩ dục vọng bị đè nén là do tiêu chuẩn xã hội không cho phép
nó được thỏa mãn, nhiều khi bản năng dục vọng bị hạn chế Tuy nhiên nó không tự động mất đi mà vẫn tiếp tục hoạt động để cố tìm sự thỏa mãn Theo đó thì mọi hành vi của con người do bản năng dục vọng tri phối và điều hành Ví dụ: xu hướng của bản năng tình dục đã có ở trẻ con ngay từ lúc mới lọt lòng , cho nên con trai thì thích mẹ hơn ghen bố hơn còn con gái thì ngược lại Những ham muốn đó
có tính chất tự nhiên, di truyền trong tâm lý con người
Với nhiều lực cạnh tranh nhau, rất dễ cho ta nhận thấy sự xung đột sinh ra giữa "cái ấy", cái tôi, cái siêu tôi và hiện thực Freud cho rằng cái tôi là trung gian giữa các lực kia, tạo ra sự cân bằng giữa "cái ấy" và hiện thực (cái tôi không có tính đạo đức ở cấp độ này) trong khi làm vừa lòng cái siêu tôi (đạo đức) Mục đích của cái tôi là tạo an toàn cho con người chủ thể và cho phép một số ước muốn của
"cái ấy" được biểu lộ, nhưng chỉ khi các hậu quả xấu của hành động là không đáng
kể Có thể xem cái tôi như một đầy tớ của ba người chủ khó tính Nó phải làm hết khả năng để phụ vụ cả ba, vì vậy luôn luôn cảm thấy bị vây quanh bởi sự nguy hiểm do tạo ra bất mãn của các người chủ Tuy nhiên, dường như cái tôi trung thành với "cái ấy" hơn, có khuynh hướng bỏ qua các chi tiết nhỏ của hiện thực để giảm thiểu xung đột trong khi giả vờ vẫn tôn trọng hiện thực Nhưng cái siêu tôi đang liên tục theo dõi mọi động thái của cái tôi, khuyến khích cái tôi tránh làm bậy
và trừng phạt về việc làm bậy bằng cảm giác có tội, lo âu và tự ti Để vượt qua sự xung đột này, cái tôi phải dùng đến các cơ chế phòng vệ tâm lý Thuật ngữ "sức mạnh của cái tôi" được dùng để chỉ khả năng của cái tôi trong việc đương đầu hiệu
Trang 9quả với các đòi hỏi của các lực kia Những người với sức mạnh của cái tôi đúng mức sẽ có khả năng điều hòa các lực với nhau, duy trì cảm xúc ổn định, và chịu nổi các áp lực bên trong lẫn bên ngoài Những người kém sức mạnh của cái tôi sẽ cảm thấy bị xâu xé, giành giựt giữa các lực cạnh tranh; còn những người mạnh quá có thể trở nên cứng cỏi và bất khuất Theo Freud, bí quyết để dẫn đến một nhân cách lành mạnh là sự cân bằng giữa "cái ấy", cái tôi và cái siêu tôi Trong nhãn quan của Phân tâm học thì nhà sáng tạo trượt đi trong những trò chơi, huyễn tưởng và những giấc mơ không biên giới Người sáng tạo lao vào địa hạt của mình như những đứa trẻ lao vào cuộc chơi của chúng, ở đó những luật lệ riêng được thiết lập, kiến thiết nên một thế giới của cái khác kết hợp với sự tri nhận của họ về thế giới khách quan Cứ thế người sáng tạo thụ hưởng những lạc thú của mình khi thế giới khác biệt không ngừng được tạo sinh Có những ước muốn ở đời sống trần trụi không được thỏa mãn đã sinh ra những huyễn tưởng, những mộng
mơ và từ đó sinh ra những giấc mơ ban ngày Phân tâm học cho đó là giấc mơ khi tỉnh, người tỉnh mộng mơ và hoang tưởng để tác phẩm được sinh ra Tác phẩm văn chương ra đời trong tính huyễn tưởng, trong sự chấp chới giữa vô thức, tiềm thức
và ý thức, trong sự đấu tranh giữa những ức chế bị kìm nén và sự khát khao giải phóng những ẩn ức bị kìm nén Những điều đó đã tạo nên suối nguồn sáng tạo, khiến cho người sáng tạo có thể cam chịu những vết thương ở đời để được mộng
mơ, để được sáng tạo Phân tâm học đã thực sự làm nền tảng để khai sinh ra nhiều trào lưu nghệ thuật từ khi mới ra đời cho đến nay Phân tâm học đã khai mở ra nhiều chiều hướng diễn giải đối với các tác phẩm văn học, mở ra nhiều chiều hướng để đi vào thế giới bên trong của người sáng tạo, một thế giới rộng lớn, không rõ hình thù và biên giới, một thế giới chứa nhiều ẩn ức, thế giới của sự chênh chao giữa ý thức và vô thức, giữa mơ và tỉnh Trước những hiện tượng văn học đương đại mang tính gây hấn với các phương pháp phê bình truyền thống
3 Truyện ngắn Đùa của tạo hóa của Phạm Hoa từ góc nhìn tham chiếu Phân
tâm học.
3.1 Mặc cảm Oedipe
Trò đùa của tạo hóa (Phạm Hoa) là truyện ngắn xuất sắc về kiểu mặc cảm
Oedipe Mặc cảm Oedipe thể hiện ở việc bà Thuận vì quá thương con trai làm nảy sinh sự ganh ghét với con dâu Bà Thuận vợ đại tá Lý liệt sĩ nổi tiếng xinh đẹp và gia giáo Ông Lý hi sinh, bà ở vậy thủ tiết nuôi con- thằng Tuấn ăn học nên người
Trang 10Tình thương của bà dành hết cho thằng Tuấn, bà xem Tuấn như bấu vật của riêng mình, chính vì lẽ đó mà bà nảy sinh lòng ghen ghét đến nỗi oán hận Loan-cô gái làng Đông mà bà dày công kén chọn cho Tuấn Bà đã mơ hồ nhận thấy việc mất thằng Tuấn từ khi chúng yêu nhau Đi đâu về là nó nhào xuống làng Đông Bà không còn được vuốt má, vuốt đầu con Và thằng Tuấn cũng không có bụng dạ nào nhổ tóc sâu cho mẹ Nó cũng không có thì giờ để nói chuyện hoặc nhìn thẳng vào mắt mẹ âu yếm, tươi cười lấy một lần Nỗi oán hận của bà Thuận càng ngùn ngụt hơn khi Loan chính thức bước về làm dâu nhà bà Bà đã thực sự mất thằng Tuấn ,
nó đã vụt khỏi tầm tay của bà Chúng cứ quấn lấy nhau, bất luận là ngày hay đêm, không thèm đếm xỉa đến bà Nhưng cái điều tai hại nhất là bà lo sợ con Loan sẽ làm thằng Tuấn kiệt sức, thậm chí nó sẽ giết chết con bà bởi những đòi hỏi ham muốn xác thịt của “ lỗ thủng không đáy” đó là không giới hạn Sau đêm tân hôn cả
ba đều …xác xơ Tuấn, Loan xác xơ vì cả đêm vật lộn, cấu xé đầy mê đắm Còn bà Thuận xác xơ vì cả đêm không ngủ mường tượng ra cái cảnh Tuấn đang vắt kiệt sức mình cho Loan Lòng ghen tỵ trỗi dậy trong con người bản năng của bà Những suy nghĩ bệnh hoạn đã bào mòn thân thể bà Thuận, cướp đi vẻ ngoài đạo mạo tươi tỉnh và xinh đẹp của người phụ nữ một thời được ca ngợi, bà trở nên gầy guộc đen đuổi, đôi mắt trở nên ma quái nó cứ sáng rực lên đêm đêm Đôi mắt của lòng hận thù, của sự đố kị ghen ghét, tận cùng của giới hạn chịu đựng, bà Thuận đánh mất ý thức, để cho cái vô thức (libido) chi phối hành động: bà đuổi Tuấn, Loan ra khỏi nhà, Tuấn van xin bà tha thứ, nhưng không xong: hoặc là Tuấn, hoặc
là xéo tất cả Họ đành phải ra đi trong đêm thăm thẳm Họ ở giữa thiên nhiên nhân hậu ấm áp, nhưng sao thiếu vắng tình thương của con người! Bà Thuận kết cục cũng là một bi kịch- bi kịch tuy không phải dai dẳng và không phải là tất cả, nhưng
là bi kịch khắc nghiệt do “trò đùa của tạo hóa’ trong nghịch cảnh trớ trêu mà bà phải trải qua
3.2 Bản năng tính dục
Khát khao luyến ái là một nhu cầu không thể thiếu của con người Khát khao ấy càng mãnh liệt hơn một khi con người dồn nén nó trong một thời gian dài Bà Thuận góa chồng từ rất lâu, người ta vẫn khen bà trong sạch thủ tiết với chồng Nhưng để có được điều này thật không dễ dàng gì, bà Thuận đã vật vã ôm gốc cột khóc lóc đi qua dòng sông dục tình cuồn cuộn của tuổi tái xuân rực rỡ