1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

truyền thuyết quán tiên dưới góc nhìn phân tâm học

10 531 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 61 KB

Nội dung

Lý thuyết chung Trước khi đi vào tác phẩm “Truyền thuyết quán Tiên” của nhà văn Xuân Thiều từ góc nhìn tham chiếu phân tâm học, ta điểm qua một số khái niệm và các phức cảm trong phân tâ

Trang 1

TRUYỀN THUYẾT QUÁN TIÊN CỦA XUÂN THIỀU NHÌN

TỪ GÓC ĐỘ PHÂN TÂM HỌC

Phân tâm học là khoa học phân tích tâm lý chiều sâu của con người trong tính bản chất của nó với hoàn cảnh và đặc biệt là vô thức và tình dục Là ông tổ của phân tâm học – Freud đã tạo nên bước tiến mới tronh ngành phân tích tâm

lí con người Ngày nay phân tâm học đã ảnh hưởng sâu rộng đến tư tưởng của con người hiện đại, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó, có văn học nghệ thuật

Nhiều nhà văn trẻ hiện đại đã vận dụng lí thuyết phân tâm học vào sáng tác các tác phẩm văn học và coi đó là một thủ pháp nghệ thuật độc đáo Họ đã

sử dụng các lý thuyết một cách nhuần nhuyễn, đa dạng, có biến hóa, tích hợp và sáng tạo trên cơ sở nền tảng của lý thuyết Phân tâm học để đem lại hiệu quả nghệ thuật mới mẻ cho tác phẩm

Đối với văn học, từ hệ qui chiếu phân tâm học qua cách xây dựng tính cách và hình tượng trong tác phẩm văn học ta nhận thấy nhiều điều mới lạ Ta

có thể ít nhiều biết rằng nhà văn đã tự giác hoặc không tự giác đề cập đến vấn

đề sâu kín nhất của con người Qua cách viết của nhà văn, các hình tượng, chi tiết tác phẩm ta phần nào lí giải những câu hỏi mà trước đây ta không có câu trả

lời hoặc chỉ trả lời một cách cảm tính Vì vậy tôi đã phân tích tác phẩm “ của

Nguyễn Bản nhìn từ góc độ phân tâm học”

1 Lý thuyết chung

Trước khi đi vào tác phẩm “Truyền thuyết quán Tiên” của nhà văn Xuân

Thiều từ góc nhìn tham chiếu phân tâm học, ta điểm qua một số khái niệm và các phức cảm trong phân tâm học

Trang 2

1.1 Khái niệm “Tâm thần bộ”

Khái niệm Tâm thần bộ có ba topiques hoạt động và chi phối lẫn nhau.

Ba topiques đó là: cái siêu ngã mà trung tâm là tiềm thức, cái tôi mà trung tâm của nó là ý thức, cái đó mà trung tâm của nó là vô thức (được xem là bản năng

tính dục)

Cái đó tức là cái khát dục, mang bản chất ích kỉ, trẻ con; topique này bị

chi phối bởi nguyên tắc khoái lạc, không thể trì hoãn bởi những ham muốn tức thời

Cái tôi là bộ phận có tổ chức của nhân cách, là người hòa giải cái đó và

cái siêu tôi Cái tôi tìm kiếm những giải pháp thỏa hiệp để dẹp yên xung đột giữa cái đó và cái siêu tôi

Cái siêu ngã là siêu thức, nó vượt lên trên bản năng tình dục và ý thức tự

ngã để duy trì truyền thống và các lý tưởng đạo đức xã hội Nó vừa kiềm chế sự thôi thúc của “khát vọng dục tính”, mặt khác thúc giục ý thức bảo trì đạo đức cá nhân và xã hội

Trong cuộc sống hằng ngày thì cái siêu ngã chi phối mọi hoạt động, còn giữa cái tôi và cái đó luôn xảy ra những xung dột mâu thuẫn Và chính những

mâu thuẫn đó đã dẫn đến ba hệ quả lớn Hệ quả thứ nhất, nếu ý thức thắng vô thức thì con người bình thường, sẽ có những hành vi chuẩn mực đi đúng với đạo đức xã hội Hệ quả thứ hai, nếu vô thức thắng ý thức thì bản năng tính dục

sẽ trỗi dậy, lấn áp ý thức của con người và dẫn đến những đòi hỏi xác thịt có khi dẫn đến sự suy đồi tính dục Hệ quả thứ ba là khi ý thức và vô thức tạm thời hòa hoãn, cọ xát dằng co nhau thì dẫn đến tình trạng rối loạn tâm lí, bất bình thường

1.2 Các phức cảm liên quan

Trang 3

Sau khái niệm tâm thần bộ còn có những phức cảm cần làm rõ là: khái niệm mặc cảm tính dục ấu thơ, khái niệm mặc cảm hoạn và khái niệm mặc cảm

Oedipe

Mặc cảm tính dục ấu thơ là vấn đề rất quan trọng đối với lí thuyết của

phân tâm học Freud cho rằng con người mang động cơ tính dục từ lúc mới sinh

ra Nó quy định cư xử của con người cho đến già

Liên quan chặt chẽ đến mặc cảm tính dục ấu thơ là khái niệm mặc cảm

Oedipe Ông cho rằng mỗi con người là một Oedipe Chuyện Oedipe làm vua

trong thần thoại Hi Lạp kể rằng vua Oedipe bị số phận giết cha, lấy mẹ, sau đó ,

tự trừng phạt mình bằng cách chọc mù đôi mắt, đi lang thang Freud muốn nhấn mạnh đến motip giết cha, lấy mẹ của Oedipe và cho rằng mỗi nhân cách đều có ham muốn Oedipe và run sợ trước các ham muốn đó Mặc cảm này có ở người lớn chẳng qua là lặp lại mặc cảm ở một đứa trẻ Ban đầu là quá trình tự thỏa mãn, sau đó nó bỏ quá trình tự thỏa mãn và thay đối tượng từ thân thể mình bằng một đối tượng bên ngoài Khi đó đứa bé sẽ đồng nhất những đối tượng khác trong hình ảnh người mẹ Đó là bé trai, còn bé gái sẽ đồng nhất đối tượng khác bằng hình ảnh của người cha Ngoài ra mặc cảm Oedipe còn là tình cảm của em trai dành cho chị gái, tình cảm của em gái dành cho anh trai và ngược lại Mặc cảm Oedipe có vị trí quan trọng trong lí thuyết phân tâm học, nó ảnh hưởng sâu rộng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật

Mặc cảm Oedipe liên quan chặt chẽ với một mặc cảm khác là mặc cảm hoạn, một phản ứng đối với sự bó buộc do người cha đưa ra để ngăn cản những

biểu hiện tính dục của đứa con trai Tuy nhiên ta cũng cần phải xem xét các trường hợp khác trong đời sống xã hội Vì khi nhắc đến hoạn, nó gợi cho ta sự mất mát, tổn thương, xâm phạm đến tính toàn thể của cơ thể con người vì vậy

Trang 4

những trường hợp như: mất mát, khuyết lõm, chấn thương tinh thần, tai nạn

cũng được coi là mặc cảm hoạn.

Đây là những lý thuyết chung nhất của bộ môn phân tâm học mà ta cần phải nắm rõ Chỉ có nắm rõ được các lý thuyết này thì ta mới có thể đi vào làm

rõ từng tác phẩm văn học cụ thể

2.Tác phẩm “Truyền thuyết quán Tiên” của Xuân Thiều nhìn từ góc

độ phân tâm học

Phân tâm học đã mở rộng và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác và nó đã

đi vào văn học như một hệ quả tât yếu Các nhà văn hiện đại Việt Nam đã tiếp thu vận dụng các khái niệm và các phức cảm để viết nên tác phẩm của mình Đây là hiện tượng văn học đặc sắc với các nhà văn tiêu biểu như: Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bản, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tư, Y Ban, Đỗ Hoàng Diệu vv

Xuân Thiều là một hiện tượng văn học đặc sắc trên diễn đàn văn học đương đại Các sáng tác của Xuân Thiều khi ta phân tích ta nhận thấy một điều

đó là các sáng tác có nhuốm màu của phân tâm học ta không thể khẳng định rằng các sáng tác của ông có ý thức sử dụng phân tâm học nhưng ta có thể chắc rằng các yếu tố của phân tâm học đã làm cho sáng tác của ông nổi bật hơn Và

tác phẩm mang lại nhiều dấu ấn nhất là tác phẩm “Truyền thuyết quán Tiên”.

Tuyền thuyết quán Tiên là câu truyện kể về ba cô gái là Mùi, Phượng, Tuyết Lan được đội trưởng Lâm cử lên một hang động để cử một cái quán cải thiện bữa ăn cho đồng đội Ông Lâm là người kỉ cương nhưng sơ sài, vô tâm về lĩnh vực của tình cảm Và cũng chính vậy mà ông đã gây ra bi kịch cho đồng đội Sau khi thành lập thì quán hoạt động rất tốt và cũng nảy sinh khá nhiều vấn

đầ Đầu tiên là căn bệnh hysterie và mối quan hệ của Tuyết Lan và anh cu

Hon.Sau đó chính là vấn đề của Mùi và một chú khỉ - mang biệt danh dũng sĩ

Trang 5

thắt nơ trắng Cũng chính trong câu chuyện này ta thấy được những bi kịch của

con người đặc biệt là người phụ nữ

Tác phẩm được nhà văn Xuân Thiều phản ánh những bi kịch tâm lý của con người trong chiến tranh do những quan niệm giản đơn và ấu trĩ của nội bộ chúng ta gây ra dẫn đến nhiều đau xót có tính bản thể cho từng cá nhân con người Truyện ngắn khai thác yếu tố phân tâm học ở trạng thái dồn nén dẫn đến căn bệnh hysterie của nhân vật Tuyết Lan Căn bệnh này do ý thức và vô thức

có sự giằng co, hòa hoãn, thông đồng với nhau Đó là trạng thái căng thẳng, ức chế, đè nén dẫn đến triệu chững của bệnh thần kinh – dân gian gọi là bệnh

“thèm trai” Tuyết Lan cũng năm bảy ngày lại lên cơn, đồng đội phải dõ dành xoa bóp thường bị xua đuổi, có lúc Tuyết Lan còn ôm bạn ra cấu xé Sau một khoảng thời gian tiếp xúc với anh cu Hon thì căn bệnh đó đã giảm dần Căn bệnh thuyên giảm là do Tuyết Lan đã quan hệ với anh cu Hon

Và cũng từ đây cô có mang, cô khát khao được làm mẹ, mông muốn được sinh đứa trẻ ra nhưng số phận không mỉm cười với chị do sự ấu trĩ của quan niệm một thời Quan niệm ấu trĩ đó xuất phất từ chính trong nội bộ của ta, đó là chính ủy, là ông Lâm Khi nghe chuyện của Tuyết Lan ông Lâm đã phản ứng rất

mạnh, đôi mắt ông đỏ ngàu, tấm lưnng gù xuống như lưng gấu và “ ông gọi cu

Hon là thằng ôn dich, gọi Tuyết Lan là con đĩ rạc” Cuối cùng ông đã lấy lập

trường cách mạng, suy nghĩ, ý chí của mình ra để đưa cu Hon đến chạm 41, còn Tuyết Lan ông bắt phải nạo thai và đưa đến lấp bom ở ngầm Tà Khống Khi đưa

ra quyết định này chính ông Lâm cũng nhận biết có một thói xấu khác đang hình thành mà chính bản thân ông không có cách ngăn nó lại vì nó đã thấm vào trong máu của từng con người

Căn bệnh hysterie của Tuyết Lan chính là do sự uẩn ức của bản năng, cô

đã phải tự kìm hãm ham muốn của bản thân để thực hiện nghĩa vụ của bản thân,

Trang 6

cô không cho phép mình phạm sai lầm, cô đã cooe để quên nó đi nhưng trong sâu thẳm cói lòng cô khát khao được đụng chạm với đàn ông và lên đến đỉnh điểm chính là căn bệnh hysterie Lí do ở đây chính là do sự trống vắng đàn ông quá lâu nên cô đã phải đau khổ, ép xác, giấu sâu trong đáy lòng mình Cô đã

dồn tình cảm của mình vào anh cu Hon – một con người “cù lần” và phải chấp

nhận bi kịch Cô đã phải từ bỏ đứa con chưa thành hình của mình, trái tim của

cô như nát vụn mà cô không thể oán trách ai mà chỉ giám oán trách số phận

Nạn nhân tiếp theo của quan niệm ấu trĩ này chính là nhân vật Phượng Phượng có một tình yêu thật đẹp, lung linh với Quỳnh Thế nhưng tình yêu đó không được mọi người ủng hộ mà luôn canh chừng, ngăn cản Và người đại diện tiêu biểu chính là Mùi Chị lo sợ tình yêu của Phượng và Quỳnh đi quá đà nên chị luôn phải để mắt tới đôi trẻ Cũng có lúc chị tuột mất chúng nhưng cũng

kịp thời ngăn cản “Có thể do Mùi độ lượng và dễ dãi nên cô cậu đan rì rầm trò

chuyện trước cửa hàng, nhoàng một cái, đã thấy mất hút cả đôi Mùi lo lắng và

im lặng đi tìm Ra đến ngoài suối thì quả nhiên thấy đôi tình nhân đang ôm hôn nhau trong một tư thế có phần lả lơi Bất giác Mùi khẽ thở dài rồi cất tiếng gọi Phượng Lần ấy, Mùi đã nhắc nhở Phượng, rằng làm thân con gái phải biết giữ gìn, Phượng chỉ đỏ mặt, không nói gì” Không phải ngẫu nhiên mà Mùi lại lo

lắng cho tình yêu của Quỳnh và Phượng, thực chất sự lo lắng này là do cái quan

niệm ấu trĩ kia và một phần do“tấm gương của Tuyết Lan đã tầy liếp, Mùi càng

phải để mắt đến Phượng Nó mà có làm sao thì chính Mùi cũng không dám nhìn mặt ai nữa.” Và rồi sau này chị cũng đã phải hối hận vì cái chết của Quỳnh Chị

từ giày vò mình khi thấy Phượng đau khổ và cũng tự thấy bản thân mình làm lên

bi kịch cho đồng đội

Và rồi chính Mùi cũng là nạn nhân của một thời, chị là người tiếp tay cho quan niệm kia và chính bản thân chị cũng phải chịu biết bao nhiêu bi kịch,

Trang 7

chị giày vò bản thân vì những điều mình gây ra cho đồng đội và cũng đau đớn khi chính chị lại lặp lại nỗi đau của đồng đội Chị là người phụ trách quán Tiên, chị đã rất giứ gìn bản thân, luôn luôn tuân thủ những nguyên tắc mà chính ủy, thủ trưởng đưa ra Chị không chỉ biết giữ gìn cho bản thân mà luôn nhắc nhở chị em của quán cũng phải biết giữ mình, phải thận trọng trước những cám dỗ tình cảm Tuy chị giữ mình, thận trọng trong hành động nhưng

đôi lúc chị cũng nhớ về quê hương “Ngắm nhìn quang cảnh yên tĩnh bên

dòng suối Nậm Bu, Mùi thẫn thờ mất một lúc như còn lưu luyến điều gì rồi mới xắn quần lội xuống suối đánh răng rửa mặt Nước trong leo lẻo soi rõ những viên đá cuội màu trắng và đàn cá niên bơi tung tăng Dòng nước mát lịm vuốt ve trên bắp chân trần, và khi cúi xuống đãi mớ đỗ xanh, Mùi bỗng nhớ cái bến sông La ở quê mình” Và chị cũng nhớ về người chồng mới cưới.

Và chị càng nhớ hơn khi chị bắt gặp hành động của chú khỉ - dũng sĩ thắt nơ

trắng có hành động “nó lim dim cặp mắt, hai tay vòng trước ngực, khuỷu tay tựa vào một cành ngang, mồm giẩu ra, môi chu như người ta hôn gió.”,

những hành động đó nó làm cho chị càng nhớ da diết và cũng chính chỗ đó đã

làm cho bản thân chị chạnh lòng bởi vì chị“là gái có chồng, dù chỉ ở với

chồng được đúng năm hôm trước lúc anh đi B Mùi đã hiểu thế nào là đàn ông Hai năm đã trôi qua, cái cảm giác rạo rực trong vòng tay chồng, mỗi lần nhớ lại dậy lên trong lòng Mùi một nỗi khao khát và bao giờ Mùi cũng cố xua

đi bằng nhiều cách, mà cách tốt nhất là công việc nặng nhọc”.

Và cũng từ đây Mùi đã không thể bình yên được nữa, chị hoảng sợ nên

đã nhờ người bắn chết chú khỉ Dũng sĩ thắt nơ trắng đã chết dưới tay của Trần Văn Thiệt, cũng là lúc chị bắt đầu đấu tranh giữa ý thức và vô thức để rồi đến một đêm chị khóc rũ rượi trong đêm, không có cách gì để tự dỗ dành mình, chị không thể kìm hãm được cơn ức chế của bản thân mình, chị đành phải phân

Trang 8

thân trong trạng thái vừa muốn được thỏa mãn sinh lý vừa dị ứng trước vòng tay chân thành của đồng đội khi chính chị là người yêu cầu anh ấy ôm và hôn mình Trước hành động đó ta nhận thấy nhân vật Mùi đang giằng co trong tâm tưởng, bản thân chị mong muốn được yêu thương, khát khao được ân ái, mong muốn được gần gũi với đàn ông nhưng chị lại bị ý thức ngăn lại, ý thức không cho phép chị đi trái lại với quy luật, làm sai những nguyên tắc mà trước giờ được coi là chuẩn mực

Và cũng qua đây ta thấy rằng con người dường như dần cách xa nhau, vì cái quan niệm quái ác kia mà trái tim nồng ấm của con người không thể thổn thức khi nhận thấy mạch đập của tình yêu, chính họ đang dần từ bỏ hạnh phúc của chính mình

Qua nhân vật dũng sĩ thắt nơ trắng Xuân Thiều dường như cho chúng ta

thấy rằng con người trong hoàn cảnh này họ không thể tinh tế, nhạy bén bằng một con vật Con người chỉ biết bắn, giết không hề quan tâm đến cảm nhận của những người xung quanh Chú khỉ đã có tình cảm với Mùi ngay từ khi Mùi đặt chân đến sơn cốc này, nó tìm đủ mọi cách để bày tỏ tình cảm với chị nhưng lại nhận lại một cái kết đau đớn Tuy đau đớn và nhận được cái kết đó chính từ tay

chị Mùi nhung nó cúng không hề oán giận chị mà “Đôi mắt đồng thau đang

khép hờ lại vì đau đớn chợt bừng mở, và dường như khi nhận ra dáng quen, nó nhìn Mùi trân trân Một cái nhìn thật lạ lùng, dịu dàng, lưu luyến, nuối tiếc ”,

sau đó “từ đôi mắt đồng thau hai dòng nước mắt trào ra khiến Mùi hốt hoảng

đứng dậy quay mặt đi.”

Vì những hoản cảnh chiến tranh ác liệt mà con người trong thời chiến phải chịu hàng loạt những đau thương, đó là hiểm nguy luôn thường trực, là những mối tình dang dở, sự chia lìa của hạnh phúc, là tình cảm bị đè nén, bị ngăn cản và không được tôn trọng Trong hoàn cảnh đất nước đang gồng mình

Trang 9

lên chống trọi với những cuộc xâm lược thì con người trong hoàn cảnh này phải dẹp bỏ cái cá nhân mà nếu có cá nhân thì phải hòa với cái cộng đồng Cái quan niệm này đã kéo dài trong suốt một thời gian dài và nó đã là bi kịch cho bao nhiêu con người, bao nhiêu thế hệ mà tiêu biểu chính là ba cô gái của quán Tiên Bi kịch của họ chính là đại diện cho bi kịch của một lớp người mà đặc biệt là số phận đau thương của người phụ nữ Tất cả hạnh phúc của họ đã bị kìm nén, ngay cả cái khát vọng làm mẹ – khát vọng chính đáng nhất của người phụ nữ cũng bị tước bỏ Trái tim, tâm hồn của con người dần chai sạn mà chính bản thân họ cũng không thể nhận ra chính mình

Xuân Thiều khắc họa thành công tâm lý con người trong thời chiến, ông

đã tìm ra nguyên nhân của tấm bi kịch kéo dài hàng chục năm Cái quan niệm

ấu trĩ, bài trừ cá nhân đã bị Xuân Thiều vạch trần , mổ xẻ, phân tích để tìm ra cách giải quyết Và cúng nhờ các yếu tố phân tâm học tác phẩm đã tạo nên các nhân vật một cách chân thật, giống như chính cuộc sống ngời hiện thực và chính bản thân người đọc cũng nhận thấy các mặt trái của chiến tranh Khi đọc tác phẩm ta phần nào cảm thông cho những con người đã phải chịu biết bao đau thương để giành chiến thắng cho toàn dân tộc

3.Kết luận

Qua tham chiếu phân tâm học ta đã phần nào lí giải được những vấn đề

trong Truyền thuyết quán Tiên của nhà văn Xuân Thiều Qua đây ta còn nhận

thấy nhà văn rất có ý thức khi sử dụng nhiều những thuyết, khuynh hướng khác nhau để thể hiện cuộc sống và con người bằng hình tượng, góp phần cắt nghĩa

và lí giải những vấn đề xảy ra trong cuộc sống dù là quá khứ hay hôm nay, nhà văn đã đi sâu khám phá các trạng thái tinh thần thầm kín của nhân vật từ đó đề cập đến ngọn nguồn của nguyên nhân, tìm ra cách giải quyết vấn đề và đưa ra giá trị cuộc sống và giá trị con người Con người không còn là những con

Trang 10

người xa lạ trong thời buổi kinh tế thị trường, họ không còn coi bất ngờ may rủi

như là định mệnh mà là những con người “đầy những vết dập xóa trên thân thể

và trong tâm hồn” do chính họ gây ra Nhờ vận dụng phân tâm học mà nhân

vật trong tác phẩm có chiều sâu và làm cho truyện ngắn Truyền thuyết quán

Tiên có phần hiện đại hơn những truyện ngắn cùng chủ đề trước đó.

Ngày đăng: 10/01/2019, 20:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w