1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Sông Đà 207.docx

103 315 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 176,78 KB

Nội dung

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Sông Đà 207

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trải qua hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế đất nước đã có nhiều biến độngphức tạp và đạt được không ít những thành tựu phát triển to lớn Bên cạnh đó thìđời sống xã hội của nhân dân cũng đã có những bước cải tiến rõ rệt, thể hiện ởchỗ người dân Việt Nam không chỉ có cuộc sống no đủ mà họ ngày càng hướngtới thỏa mãn những nhu cầu riêng của cá nhân mình, vì thế mà thị hiếu tiêu dùngcủa họ ngày càng cao Nền sản xuất xã hội phải luôn luôn nâng cao để pháttriển, cải tiến không ngừng, tạo ra nhiều sản phẩm mới với chất lượng cao nhất,và mẫu mã phù hợp với thời đại mới Trong thời điểm hiện tại, tình trạng giá cảcác loại hàng hóa trong nước tăng rất mạnh, đa số các loại mặt hàng đều có mứcgiá tăng lên gấp đôi dẫn đến việc không những người tiêu dùng gặp rất nhiềukhó khăn trong đời sống mà các doanh nghiệp cũng gặp trở ngại trong hoạt độngsản xuất kinh doanh của mình Nguyên nhân để dẫn đến việc giá cả tăng độtbiến là mức lạm phát tiền tệ quá cao Chính vì vậy các doanh nghiệp sản xuấtvới vai trò là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất luôn phấn đấu tìm mọi biệnpháp để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm để giácả các loại hàng hóa phù hợp với mức tiêu dùng của người tiêu dùng Để thựchiện tốt mục tiêu đó các doanh nghiệp sản xuất phải luôn chú ý tới công tác kếtoán nói chung và cụ thể là công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sảnphẩm Tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa quantrọng đối với sự phát triển, tích lũy của doanh nghiệp và góp phần cải thiện từngbước đời sống của người lao động

Trong những năm gần đây, ngành xây dựng đã có nhiều đóng góp vớiviệc tham gia thi công xây dựng các công trình nhà ở, các khu công nghiệp, cáccông trình kỹ thuật, xây dựng hạ tầng cơ sở cho đất nước Có thể nói xây dựngcơ bản đã tạo ra nhiều công trình kiến trúc, trang bị tài sản cố định, góp phầnxây dựng cơ bản cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực sản xuất cho nền kinh tế.

Trang 2

Nhưng cùng với các loại hàng hóa khác, thì giá cả các loại nguyên vật liệu trongxây dựng cũng đã có sự gia tăng rõ rệt, mà chi phí nguyên vật liệu lại chiếm tỷtrọng rất lớn trong tổng chi phí thi công các công trình, chưa kể đến chi phí phảitrả cho công nhân trực tiếp, chi phí thuê máy cũng tăng do vậy mà giá thànhcông trình xây dựng sẽ ngày càng tăng cao cũng đồng nghĩa với việc sẽ khókhăn hơn cho các nhà đầu tư cũng như các chủ thầu hoàn thiện công trình củamình Mà sản phẩm xây lắp hoàn thành cần đặt tiêu chuẩn chất lượng lên làmmục tiêu chính Vì vậy mà công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm xây lắp cần có được sự quan tâm hàng đầu, nó đã giữ một vai trò đặcbiệt quan trọng trong công tác kế toán nói chung Căn cứ vào những chi phí bỏra và kết quả của quá trình sản xuất, tình hình thực hiện định mức tiêu hao vậttư, lao động, tình hình thực hiện giá thành, từ đó có biện pháp giám sát, kiểm trakhoản mục chi phí bất hợp lý, thúc đẩy giám sát chi phí đến mức thấp nhất trêncơ sở hạ giá thành sản phẩm.

Nhận thức được vai trò quan trọng của kế toán chi phí và tính giá thànhsản phẩm, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Sông Đà 207 em đã đi

sâu nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm tại Công ty cổ phần Sông Đà 207“ Khóa luận của em bao gồm

những nội dung chính sau :

Chương 1 : Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm trong các doanh nghiệp.

Chương 2 : Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại Công ty CP Sông Đà 207.

Chương 3 : Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại Công ty CP Sông Đà 207.

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang đã tận tìnhhướng dẫn để em có thể hoàn thiện phần khóa luận của mình.

Trang 3

1.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất 1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanhnghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm vàdịch vụ Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn – chuyển dịch giá trị của cácyếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ ).

1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất

Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh là việc sắp xếp chi phí sản xuất kinhdoanh vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định.Phân loại chi phí sản xuất sẽ thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán kế toántrong mỗi doanh nghiệp vì chi phí sản xuất có rất nhiều loại, nhiều khoản khácnhau về nội dung, tính chất, công dụng…Xuất phát từ các mục đích và yêu cầukhác nhau của quản lý, chi phí sản xuất được phân loại theo nhiều cách thứckhác nhau như sau :

* Phân loại theo yếu tố chi phí :

Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế banđầu đồng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh

Trang 4

của chi phí thì chi phí được phân loại theo yếu tố Thực chất chỉ có 3 yếu tố chiphí là chi phí về sức lao động, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về tư liệulao động Tùy theo yêu cầu và trình độ quản lý của mỗi nước, mỗi thời kỳ màchi phí có thể phân loại chi tiết hơn Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toànbộ chi phí được chia làm 7 yếu tố sau :

- Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu : bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vậtliệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ…sử dụng vào sảnxuất kinh doanh ( không bao gồm giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho vàphế liệu thu hồi ).

- Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinhdoanh trong kỳ ( trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi ).

- Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương : phản ánh tổng sốtiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho toàn bộ người lao động.- Yếu tố chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn :phản ánh số quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn trích theotỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho người laođộng tính vào chi phí.

- Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định : phản ánh tổng số khấu hao tàisản cố định phải trích trong kỳ của tất cả tài sản cố định sử dụng cho hoạt độngsản xuất kinh doanh trong kỳ.

- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài : phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ muangoài dùng vào sản xuất kinh doanh.

- Yếu tố chi phí khác bằng tiền : phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiềnchưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanhtrong kỳ.

* Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm :

Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiệncho việc tính giá thành sản phẩm, chi phí được chia làm 5 khoản mục sau:

Trang 5

- Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp : phản ánh toàn bộ chi phí về nguyênvật liệu chính, phụ, nhiên liệu…tham gia trực tiếp vào việc sản xuất chế tạo sảnphẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.

- Chi phí nhân công trực tiếp : gồm tiền lương, phụ cấp lương phải trả chocông nhân trực tiếp sản xuất hay thực hiện các dịch vụ và các khoản trích chocác quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệvới tiền lương công nhân trực tiếp phát sinh tính vào chi phí.

- Chi phí sản xuất chung : là những chi phí phát sinh trong phạm vi phânxưởng sản xuất ( trừ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí vật liệu ).

- Chi phí bán hàng : là những chi phí phát sinh liên quan đến tiêu thụ sảnphẩm, hàng hóa, dịch vụ trong doanh nghiệp.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp : là những chi phí phát sinh liên quan đếnquản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong phạm vi doanh nghiệp.

Ba khoản mục đầu tạo nên chỉ tiêu giá thành sản xuất ( còn gọi là giáthành công xưởng ), còn toàn bộ 5 khoản mục trên cấu thành chỉ tiêu giá thànhtoàn bộ ( còn gọi là giá thành tiêu thụ ) của sản phẩm, dịch vụ.

* Phân loại chi phí theo chức năng trong sản xuất kinh doanh :

Căn cứ vào chức năng hoạt động trong quá trình kinh doanh và chi phíliên quan đến việc thực hiện các chức năng hoạt động mà toàn bộ chi phí đượcchia làm 3 loại :

- Chi phí thực hiện chức năng sản xuất : gồm những chi phí phát sinh liênquan đến việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ trong phạm viphân xưởng.

- Chi phí thực hiện chức năng tiêu thụ : gồm tất cả những chi phí phát sinhliên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ…

- Chi phí thực hiện chức năng quản lý : gồm các chi phí quản lý kinhdoanh, hành chính và những chi phí chung phát sinh liên quan đến hoạt độngcủa doanh nghiệp.

Trang 6

* Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển chi phí :

Theo cách thức này toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thànhchi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.

Chi phí sản phẩm là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sảnxuất ra hoặc được mua.

Chi phí thời kỳ là những chi phí làm giảm lợi tức trong một thời kỳ nàođó, nó không phải là một phần giá trị sản phẩm được sản xuất hoặc được muanên được xem là các phí tổn cần được khấu trừ ra từ lợi tức của thời kỳ màchúng phát sinh.

* Phân loại theo quan hệ của chi phí với khối lượng, công việc, sản phẩmhoàn thành :

Theo cách này chi phí được chia thành biến phí và định phí, để thuận lợicho việc lập kế hoạch và điều tra chi phí, đồng thời làm căn cứ để đề ra cácquyết định kinh doanh.

- Biến phí ( còn gọi là chi phí khả biến, chi phí thay đổi hay chi phí khôngcố định ) : là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối lượng côngviệc hoàn thành, ví dụ như chi phí về nguyên liệu, nhân công trực tiếp…các chiphí này nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì lại có tính cố định.

- Định phí ( còn gọi là chi phí bất biến, chi phí không thay đổi hay chi phícố định ) : là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lượng công việchoàn thành, ví dụ như chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mặt bằng,phương tiện kinh doanh… các chi phí này nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thìlại biến đổi nếu số lượng sản phẩm thay đổi.

Ngoài các cách phân loại chi phí nói trên còn có các cách phân loại chiphí như sau :

- Phân theo quan hệ với quá trình sản xuất : chia thành chi phí trực tiếp

và chi phí gián tiếp Chi phí trực tiếp là những chi phí có quan hệ trực tiếp tớiquá trình sản xuất Còn chi phí gián tiếp là những chi phí chung, không phânđịnh được cho từng đối tượng nên cần phân bổ.

Trang 7

- Phân theo khả năng kiểm soát : có chi phí kiểm soát được và chi phí

không kiểm soát được Hai loại chi phí này là những chi phí tùy thuộc vào cấpquản lý có đủ thẩm quyền ra quyết định về chi phí đó hay không Thông thườngở những cấp quản lý thấp do thẩm quyền có hạn nên mới có các chi phí khôngkiểm soát được phát sinh.

Bên cạnh các cách phân loại nói trên trong quản ký kinh tế người ta cònsử dụng một số thuật ngữ khác như chi phí khác biệt, chi phí cơ hội…

1.2 Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm1.2.1 Khái niệm

Gía thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về laođộng sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm,dịch vụ đã hoàn thành.

Như vậy giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếphoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuấtở doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí đã phát sinh trong kỳ kinhdoanh của doanh nghiệp Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phảnánh được giá trị thực tế của các tư liệu sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêukhác có liên quan.

1.2.2 Phân loại giá thành

Gía thành sản phẩm trong đơn vị được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiềuphạm vi tính toán khác nhau chính vì vậy mà giá thành cũng được phân loại theocác tiêu chí khác nhau, một mặt để đáp ứng nhu cầu của quản lý, hạch toán và kếhoạch hóa giá thành, mặt khác để tính toán giá thành một cách hợp lý và chínhxác.

Xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu giá thành được chia thành 3 loại:

- Gía thành kế hoạch : là chỉ tiêu giá thành được xác định trước khi bướcvào sản xuất kinh doanh, dựa trên giá thành thực tế kỳ trước và các định mức,các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.

Trang 8

- Gía thành định mức : đây cũng là một loại giá thành được xác định trướckhi bắt đầu sản xuất sản phẩm Nhưng nó lại được xây dựng trên cơ sở các địnhmức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch ( thườnglà ngày đầu tháng ) nên giá thành định mức luôn thay đổi theo sự biến đổi củacác chi phí định mức đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm.

- Gía thành thực tế : là chỉ tiêu giá thành được xác định sau khi kết thúcquá trình sản xuất sản phẩm, dựa trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trìnhsản xuất sản phẩm.

Xét theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành được chia thành 2 loại sau :

- Gía thành sản xuất : là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liênquan đến việc sản xuất sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất ( chi phínguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung ).- Gía thành tiêu thụ (hay còn gọi là giá thành toàn bộ ) : là chỉ tiêu phảnánh tất cả các khoản chi phí liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm (gồm chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp).Gía thành toàn bộ

của sản phẩm =

Gía thành sản xuất sản phẩm

+ Chi phí tiêu thụsản phẩm + Chi phí quản lýdoanh nghiệpTuy nhiên theo thực tế thì cách phân chia giá thành này hầu như khôngđược sử dụng nữa, do không còn phù hợp với tình tình kinh tế của đất nước cũngnhư yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Hai yếu tố chi phí SX và giá thành SP có mối quan hệ mật thiết với nhau,bổ sung cho nhau Chi phí biểu hiện mặt hao phí còn giá thành biều hiện mặt kếtquả của quá trình sản xuất Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp đềubao gồm các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp xâylắp đã bỏ ra trong quá trình thi công Cụ thể mối quan hệ giữa chi phí và giáthành được thể hiện qua công thức sau :

Tổng giá thành = Chi phí sx dở + Chi phí sx phát - Chi phí sx dở

Trang 9

sx sản phẩm dang đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ

Chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất là cơ sở để kế toán tập hợp vàxác định được giá thành sản phẩm hoàn thành, ngược lại dựa vào chỉ tiêu giáthành sản phẩm doanh nghiệp có thể có những tính toán để làm giảm chi phí sảnxuất, hạ giá thành sản phẩm trong những kỳ kinh doanh tiếp theo

1.3 Kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp

Khi phát sinh trước hết chi phí sản xuất được biểu hiện theo yếu tố chi phírồi mới được biểu hiện thành các khoản mục giá thành sản phẩm Việc kế toánchi phí sản xuất phải luôn được tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học thìmới có thể tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời Và tùy theophương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp mà nội dung,cách thức kế toán chi phí sản xuất có những điểm khác biệt nhất định Thôngthường có hai phương pháp kế toán chi phí sản xuất như sau :

1.3.1 Đặc điểm kế toán chi phí SX theo phương pháp kê khai thường xuyên1.3.1.1 Kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính,vật liệu phụ, nhiên liệu…được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm.Đối với những vật liệu được xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượngtập hợp chi phí riêng biệt như phân xưởng, bộ phận sản xuất… thì sẽ được hạchtoán trực tiếp cho đối tượng đó Còn với những vật liệu xuất dùng có liên quanđến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không tổ chức hạch toán riêng thì phải phânbổ chi phí cho từng đối tượng đó theo công thức sau :

Chi phí vật liệu phân bổ = Tổng tiêu thức phân bổ * Tỷ lệ ( hay hệ số )

Trang 10

cho từng đối tượng của từng đối tượng phân bổ

Sơ đồ 1 : Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

( theo phương pháp kê khai thường xuyên )TK 621

nguyên vật liệu trực tiếp

1.3.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho côngnhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ như tiềnlương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp lương Ngoài ra chi phí này còn bao

Trang 11

gồm các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phícông đoàn do chủ lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷlệ nhất định.

Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, Kế toán sử dụng TK 622 “ Chiphí nhân công trực tiếp “ Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được chitiết theo từng đối tượng kế toán chi phí và hạch toán theo sơ đồ sau :

Sơ đồ 2 : Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

( theo phương pháp kê khai thường xuyên )TK 622

công nhân sản xuất thực tếphát sinh

1.3.1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sảnphẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp Đây lànhưng chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất củadoanh nghiệp.

Để theo dõi chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng tài khoản 627 “ Chiphí sản xuất chung “ TK này cuối kỳ cũng không có số dư và được chi tiếtthành các tài khoản cấp hai sau :

Trang 12

TK 6271 “ Chi phí nhân viên phân xưởng “TK 6272 “ Chi phí vật liệu “

TK 6273 “ Chi phí dụng cụ sản xuất “

TK 6274 “ Chi phí khấu hao tài sản cố định “TK 6277 “ Chi phí dịch vụ mua ngoài “TK 6278 “ Chi phí bằng tiền khác “

Ngoài ra tùy theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp trong từngngành cụ thể mà TK 627 có thể được mở chi tiết thêm một số tài khoản cấp haiđể phản ánh một số nội dung hoặc yếu tố chi phí cần chi tiết theo đặc thù củadoanh nghiệp hay của ngành.

Kế toán chi phí sản xuất chung được theo dõi theo sơ đồ sau :

Trang 13

Sơ đồ 3 : Kế toán chi phí sản xuất chung

( theo phương pháp kê khai thường xuyên )TK 627

TK 334,338

111,112,152,…Chi phí nhân viên quản lý Các khoản thu hồi ghi

TK 152, 153

TK 154Chi phí vật liệu, công cụ,

dụng cụ sx ( loại phân bổ 1 lần ) Phân bổ ( hoặc kết chuyển ) chi phí SXC vào giá thànhTK 214

cố định vào giá vốnPhân bổ hay trích trước chi phí

theo dự toánTK 331,111,112,

Các chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền

phát sinh

Trang 14

1.3.1.4 Tổng hợp chi phí sản xuất

Để tổng hợp chi phí sản xuất kế toán dùng TK 154 “ Chi phí sản xuất kinhdoanh dở dang “ TK này được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng nơiphát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, từng nhóm sản phẩm,…Cuối kỳ kinhdoanh, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất theo từng đối tượng theo sơđồ sau :

Sơ đồ 4 : Tổng hợp chi phí sản xuất

( theo phương pháp kê khai thường xuyên )TK 154

Nhập kho Tổng

Sản xuất

TK 632Tiêu thụ thẳng

Trang 15

1.3.2 Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Đối với phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán cũng sử dụng các tàikhoản 621, TK 622, TK 627 để theo dõi các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chiphí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ sản xuất.

Các chi phí này cuối kỳ sẽ được tổng hợp thông qua TK 631 “ Gía thànhsản xuất “ ( TK này cuối kỳ không có số dư ).

Đối với Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán theo dõi giá trị vật liệutăng giảm trong kỳ qua tài khoản 6111 “ Mua nguyên, vật liệu “ mà không sửdụng TK 152 “ Nguyên liệu, vật liệu “ Nhưng đến cuối kỳ kế toán phải xác địnhgiá trị nguyên vật liệu chưa dùng và định khoản như sau :

Nợ TK 621 : giá trị vật liệu chưa dùng cuối kỳCó TK 151, 152 :

Đầu kỳ hạch toán tiếp theo, kế toán phải tập hợp số nguyên vật liệu chưaxuất dùng trong kho vào TK 6111 như sau :

Nợ TK 6111 : Kết chuyển giá trị NVL chưa dùng đầu kỳCó TK 151, 152 :

Trang 16

Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ đượchạch toán theo sơ đồ sau :

Sơ đồ 5 : Tổng hợp chi phí sản xuất

( theo phương pháp kiểm kê định kỳ )

Kết chuyển giá trị sản phẩm,Dịch vụ dở dang đầu kỳTK 631

Kết chuyển chi phí Gía trị sản phẩm, dịch vụNVLTT vào cuối kỳ dở dang cuối kỳTK 622

TK 632Kết chuyển chi phí

NCTT vào cuối kỳ Tổng giá thành sản xuất củasản phẩm, dịch vụ hoàn thành

tiêu thụ trực tiếp Kết chuyển chi phí

SXC vào cuối kỳ

1.4 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp

Tính giá thành sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định hiệu quảsản xuất kinh doanh cũng như việc trình bày và cung cấp thông tin trên sổ kếtoán và các báo cáo tài chính của đơn vị Về cơ bản khi tính giá thành kế toánphải đảm bảo một số nguyên tắc chủ yếu sau :

- Xác định đối tượng tính giá phù hợp : Đối tượng tính giá thành có thể làtừng loại vật tư, sản phẩm, hàng hóa,… Đối tượng tính giá không ổn định mà có

Trang 17

thể mở rộng hoặc thu hẹp tùy vào đặc điểm của từng loại sản phẩm, hàng hóa vàđặc điểm tổ chức sản xuất hay yêu cầu quản lý của đơn vị

- Phân loại chi phí hợp lý : Để có thể tính chính xác được giá thành sảnphẩm thì kế toán phải thực hiện phân loại chi phí một cách hợp lý, khoa học.Việc phân loại chi phí được tiến hành theo nhiều cách khác nhau, có thể phânloại theo lĩnh vực hay chức năng của chi phí

Tùy theo đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cũng như yêucầu và trình độ của công tác quản lý, công tác kế toán của từng doanh nghiệp,từng loại hình sản xuất cụ thể, kế toán có thể sử dụng một trong các phươngpháp tính giá thành sau :

1.4.1 Phương pháp giản đơn ( Phương pháp trực tiếp )

- Điều kiện áp dụng : sử dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuấtgiản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuấtngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác ( quặng, than gỗ,…).

- Đối tượng tập hợp chi phí : sản phẩm, phân xưởng,…- Đối tượng tính giá thành : thành phẩm.

- Kỳ tính giá thành : tháng, quý, năm,…- Phương pháp tính :

Tổng giá thànhsản phẩm hoàn thành

= Gía trị sản phẩmdở dang đầu kỳ + Tổng chi phí sản xuấtphát sinh trong kỳ - Gía trị sản phẩmdở dang cuối kỳ

Gía thực tế đơn vị

Tổng giá thành sản phẩm hoàn thànhSố lượng sản phẩm hoàn thành

Trang 18

1.4.2 Phương pháp hệ số

- Điều kiện áp dụng : Sử dụng tại những doanh nghiệp mà trong cùng một quátrình sản xuất, cùng sử dụng một thứ nguyên vật liệu và một lượng lao động, kếtquả lại có nhiều loại sản phẩm.

- Loại hình sản xuất : Hóa chất, hóa dầu, nuôi ong, bò sữa,…- Đối tượng tập hợp chi phí : Nhóm sản phẩm, phân xưởng,…- Đối tượng tính giá thành : từng loại sản phẩm.

- Kỳ tính giá thành : tháng, quý, năm,…- Phương pháp tính :

+ Xác định hệ số quy đổi ( hệ số tính giá thành cho mỗi loại sản phẩm).+ Xác định tổng số thành phẩm quy đổi :

Q0 = ∑( qi.hi )

Trong đó : Q0 : Tổng số sản phẩm gốc quy đổi qi : Số lượng sản phẩm i.

hi : Hệ số quy đổi của sản phẩm i.

+ Xác định tổng giá thành thực tế nhóm sản phẩm ( Z ) từng khoản mục chi phíbằng phương pháp giản đơn.

+ Xác định giá thành thực tế sản phẩm gốc và giá thành sản phẩm từng loại :

- Loại hình sản xuất : ống nước, quần áo,…

- Đối tượng tập hợp chi phí : Nhóm sản phẩm, phân xưởng,…

Q0

Trang 19

- Đối tượng tính giá thành : Thành phẩm ( từng quy cách ).- Kỳ tính giá thành : Tháng, quý, năm,…

( T : Tỷ lệ giữa chi phí thực tế so với chi phí kế hoạch )+ Xác định tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm :

Zi = Ziđm.T

+ Xác định giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại.

1.4.4 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ

- Điều kiện áp dụng : dùng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quy trìnhcông nghệ sản xuất, kết quả sản xuất có cả sản phẩm chính và sản phậm phụ.- Loại hình sản xuất : ví dụ như sản xuất đường có sản phẩm chính là đường vàsản phẩm phụ là mật đường,…

- Đối tượng tập hợp chi phí : Toàn bộ quy trình công nghệ.- Đối tượng tính giá thành : Sản phẩm chính.

- Kỳ tính giá thành : Tháng, quý, năm,…- Phương pháp tính :

Zđm

Trang 20

+ Xác định tổng giá thành thực tế sản phẩm chính và phụ bằng phương phápgiản đơn.

+ Xác định giá trị sản phẩm phụ là giá định mức, giá nguyên liệu ban đầu, giábán,…

* Nếu giá trị sản phẩm phụ lớn : phải tính giá trị sản phẩm phụ từng khoản mụcchi phí để loại trừ.

+ Xác định giá thành đơn vị sản phẩm chính – từng khoản mục chi phí.

1.4.5 Phương pháp phân bước

- Điều kiện áp dụng : Sản xuất sản phẩm qua nhiều giai đoạn chế biến liên tiếp.- Loại hình sản xuất : Dệt vải,…

- Đối tượng tập hợp chi phí : Từng giai đoạn sản xuất.

Trang 21

- Đối tượng tính giá thành : Thành phẩm hoặc bán thành phẩm ở tuàng giai đoạnsản xuất.

- Kỳ tính giá thành : Tháng, quý, năm,…- Phương pháp tính : có hai cách tính

Czi : Chi phí sản xuất của giai đoạn i trong giá thành sản phẩm.

Dđki : Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ của g/đ i ở các g/đ khác.Ci : Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của giai đoạn i.

Stp : Số lượng thành phẩm của giai đoạn cuối.

Sbcki : Số lượng bán thành phẩm cuối kỳ của giai đoạn i ở các g/đ khác.Scki : Số lượng bán thành phẩm dở dang cuối kỳ của giai đoạn i.

Ti : Tỷ lệ hoàn thành của bán thành phẩm dở dang cuối kỳ của giai đoạn i.+ Xác định tổng giá thành sản phẩm : Z = ∑Czi

+ Xác định giá thành đơn vị sản phẩm.

Cách 2 : Có tính giá thành bán thành phẩm – Kết chuyển chi phí tuần tự :

+ Xác định giá thành bán thành phẩm của giai đoạn 1 trong chi phí sản xuất dởdang cuối kỳ của giai đoạn 2 – từng khoản mục chi phí :

Sb2 + Sb1,2ck

Trang 22

- Loại hình sản xuất : in, đóng tàu, quảng cáo,…

- Đối tượng tập hợp chi phí : Từng đơn dặt hàng, phân xưởng,…- Đối tượng tính giá thành : từng loại sản phẩm, chi tiết sản phẩm,…

- Kỳ tính giá thành : Đơn đặt hàng hoàn thành, thời điểm lập báo cáo tài chính.- Phương pháp tính : Tương tự phương pháp giản đơn.

1.4.7 Phương pháp định mức

- Đối tượng áp dụng : áp dụng trong những doanh nghiệp đã xác lập các địnhmức về chi phí vật liệu, nhân công cũng như có dự toán về chi phí phục vụ vàquản lý sản xuất cho từng loại sản phẩm được sản xuất ra.

- Đối tượng hạch toán : Từng loại sản phẩm, từng phân xưởng hoặc từng giaiđoạn sản xuất.

- Đối tượng tính giá thành : sản phẩm hoàn chỉnh.- Công thức tính :

Gía thành

thực tế

= Gía thànhđịnh mức

Chênh lệch do thay đổi định mức

Chênh lệch thực hiệnso với định mức

Trang 23

1.5 Hình thức ghi sổ kế toán chi phí SX trong các doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất,kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của kế toán để có thể lựa chọnmột hình thức ghi sổ phù hợp trong 4 hình thức ghi sổ kế toán sau :

1.5.1 Ghi sổ theo hình thức Kế toán Nhật ký – Sổ cái

Theo hình thức này tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trongkỳ kế toán sẽ được ghi chép theo trình tự thời gian và theo hệ thống trên cùngmột sổ kế toán tổng hợp.

Hệ thống sổ sử dụng trong hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái bao gồm :Sổ kế toán tổng hợp Nhật ký – Sổ Cái và các Sổ kế toán chi tiết ( Sổ chi tiết vậtliệu, dụng cụ, Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người nhận,…).

1.5.2 Ghi sổ theo hình thức Kế toán Nhật ký chung

Theo hình thức này tất cả các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh trongkỳ đều được hạch toán vào sổ Nhật ký ( Nhật ký chung, Nhật ký chuyên dùng )theo trình tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản, sau đó lấy số liệu ở sổNhật ký để ghi vào sổ Cái.

Hệ thống sổ sử dụng trong hình thức Kế toán Nhật ký chung bao gồm : SổNhật ký chung, Sổ Nhật ký chi tiền, Nhật ký thu tiền, Nhật ký bán hàng, Nhật kýmua hàng, Sổ Cái và sổ Chi tiết các tài khoản,…

1.5.3 Ghi sổ theo hình thức Kế toán Chứng từ ghi sổ

Theo hình thức này thì các chứng từ ghi sổ sẽ được kế toán lập trên cơ sởcác chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng nội dung kinh tế đượcđánh số liên tục trong từng tháng hoặc cả năm, đính kèm đầy đủ chứng từ gốc vàđược kế toán trưởng duyệt trước khi sử dụng để ghi sổ, chứng từ sử dụng phảiđược thống nhất lập cho bên Nợ ( hoặc bên Có ) của các tài khoản.

Hệ thống sổ được sử dụng theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ baogồm: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, các sổ cái, và sổ kế toán chi tiết các tài khoản,…

Trang 24

1.5.4 Ghi sổ theo hình thức Kế toán Nhật ký - chứng từ

Hình thức này là sự kết hợp chặt chẽ việc ghi sổ kế toán theo trình tự thờigian và ghi theo hệ thống đối với những nghiệp vụ kinh tế tài chính cùng loạivào các Nhật ký chứng từ Cuối tháng tổng hợp số liệu trên các Nhật ký chứngtừ để ghi vào các sổ cái Nhật ký chứng từ được thống nhất lập theo bên Có củacác tài khoản.

Hệ thống sổ sử dụng theo hình thức này bao gồm : Sổ Nhật ký chứng từ,các Bảng kê, sổ Cái, sổ kế toán chi tiết các tài khoản,…

Trang 25

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SX VÀ TÍNH GIÁ THÀNHSẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP SÔNG ĐÀ 207

2.1 Tổng quan về công ty Cổ phần Sông Đà 207

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Sông Đà 207:

Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 207

Tên giao dịch quốc tế : SONG DA 207 JOINT STOCK COMPANYTên viết tắt : SONG DA 207 J.S.C

Địa chỉ : Tòa nhà Sông Đà, 162A Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội.Điện thoại : 04.5585.985

Fax : 04.5586.918

Công ty Cổ phần Sông Đà 207 tiền thân là Xí nghiệp Sông Đà 207 – Chinhánh Công ty Cổ phần Sông Đà 2 được thành lập theo quyết định số 14/TCT –TCDT ngày 04 tháng 8 năm 2003 của Tổng Giám Đốc Tổng Công ty Sông Đà.Xí nghiệp Sông Đà 207 được chuyển thành Công ty Cổ phần Sông Đà 207 theoquyết định số 04 CT/HDQT ngày 29/12/2006 của Chủ tịch Hội đồng quản trịCông ty Cổ phần Sông Đà 2 về việc thành lập Công ty Cổ phần Sông Đà 207 vàhoạt động theo giấy chứng nhận kinh doanh số 0103015669 ngày 29/10/2007 doSở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp

Công ty hoạt động với nhiệm vụ chủ yếu là thi công xây lắp các côngtrình dân dụng, công nghiệp, triển khai thực hiện các Dự án do Công ty Sudico(Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà ) vàTổng công ty Sông Đà làm chủ đầu tư.

Vốn điều lệ của Công ty là : 30.000.000.000 đồng.

Qua quá trình trưởng thành và phát triển đơn vị cũng đã tích lũy đượcnhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức, điều hành theo phương pháp quản lý

Trang 26

hiện đại và hiệu quả Hiện tại Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên vàokhoảng 200 người, với những kỹ sư có trình độ chuyên môn cao và gần 1000công nhân viên lành nghề, giàu kinh nghiệm

Ban lãnh đạo Công ty luôn chú trọng đầu tư học tập, chuyển giao ứngdụng khoa học công nghệ mới trong xây dựng, đảm bảo các công trình Dự án doCông ty tham gia thi công đều đảm bảo theo đúng tiến độ, đạt chuẩn chất lượng,mỹ thuật và an toàn lao động.

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh của Công ty

Công ty hoạt động với đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độclập có bộ máy kế toán riêng, được phép mở tài khoản tại ngân hàng, có mã sốthuế riêng Công ty có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện triển khai thicông xây dựng các dự án, các công trình xây dựng, hoặc cũng có thể tham giađấu thầu các công trình

Công ty hoạt động với các ngành nghề kinh doanh chủ yếu sau :

- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng và xây dựng hạ tầng đô thị.- Xây dựng công trình giao thông : đường bộ, sân bay, bến cảng…

- Xây dựng công trình thủy lợi : đê đập, hồ chứa nước, hệ thống tưới tiêu…- Cho thuê máy móc thiết bị trong lĩnh vực xây dựng.

- Trang trí nội, ngoại thất công trình.

- Sản xuất, khai thác, kinh doanh vật liệu xây dựng.- Xuất – Nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.- Kinh doanh vận chuyển hành khách và vận tải đường bộ.

- Lập và thực hiện các dự án xây dựng nhà ở, khu đô thị, khu công nghiệp.- Tư vấn, lập hồ sơ dự thầu, đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng.

- Tư vấn quản lý và điều hành các dự án đầu tư xây dựng.

- Dịch vụ đấu giá, quảng cáo, quản lý và tư vấn bất động sản ( không bao gồmhoạt động tư vấn về giá đất ).

- Quản lý khu đô thị, khu nhà ở, văn phòng, khu công nghiệp, khu dân cư, bãi đỗxe.

Trang 27

- Dịch vụ ủy thác đầu tư.

- Tư vấn đầu tư ( không bao gồm dịch vụ tư vấn pháp luật, tư vấn tài chính.

2.1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Công ty Cổ phần Sông Đà 207 là một công ty cổ phần trong đó các cổđông cùng nhau góp vốn để cho công ty tồn tại và hoạt động Các cổ đông sánglập Công ty bao gồm :

1 Công ty Cổ phần Sông Đà 2 – Đại diện là ông Hồ Văn Dũng – nắm giữ900.000 cổ phần – chiếm 56.6 % số cổ phần.

2 Công ty Cổ phần Địa ốc và Xây dựng SSG – Đại diện là ông Trần Đức Tâm –nắm giữ 450.000 cổ phần – chiếm 28.3% số cổ phần.

3 Công ty TNHH FPM – Đại diện là bà Trần Thị Kim Thanh – nắm giữ150.000 cổ phần – chiếm 9.4% số cổ phần.

4 Ông Phạm Ngọc Dũng – Ba Đình, Hà Nội – nắm giữ 50.000 cổ phần – chiếm3.1% số cổ phần.

5 Ông Trần Việt Sơn – Tỉnh Yên Bái – nắm giữ 40.000 cổ phần – chiếm 2.6%số cổ phần.

Bộ máy quản lý của Công ty được phân bố theo sơ đồ sau :

Trang 28

Tổng giám đốcHội đồng quản trị

Các phó tổng giám đốc

Ban kiểm soát

Sơ đồ 6 : Bộ máy quản lý của Công ty

Chức năng, nhiệm vụ của các cấp quản lý :

Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tấtcả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổđông

Phòngquảnlý kỹthuật

Phòngkinh tế

Các độithi công

Trang 29

quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty định ĐHĐCĐthông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chínhcho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị,thành viên Ban kiểm soát của Công ty

Hội đồng quản trị

Là cơ quan cao nhất của Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra có toànquyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ củaCông ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Gồm 5 thành viêncó số cổ phiếu cao nhất mỗi nhiệm kỳ tối đa của từng thành viên là 05 năm Chủtịch Hội đồng quản trị do HĐQT bầu ra.

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với Hội đồngquản trị và Ban Tổng giám đốc, Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra và thay mặtĐHĐCĐ giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, báo cáotrực tiếp ĐHĐCĐ Ban kiểm soát của Công ty có 03 thành viên

Ban giám đốc

Ban Tổng giám đốc của CTCP Tư vấn Sông Đà gồm có 06 thành viên,trong đó có Tổng giám đốc và 05 Phó Tổng giám đốc Tổng giám đốc là ngườiđiều hành và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty theo Nghị quyết của ĐHĐCĐ, quyết định của HĐQT, Điều lệ công ty.Bao gồm:

Tổng giám đốc Công ty: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc miễn

nhiệm, là người điều hành toàn diện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty Ngoài trách nhiệm chung Tổng giám đốc công ty còn trực tiếp điềuhành các lĩnh vực sau: Xây dựng các chiến lược định hướng, kế hoạch pháttriển của Công ty; Công tác tổ chức nhân sự và đào tạo; Công tác tài chính;Công tác đầu tư phát triển đổi mới doanh nghiệp; Công tác thi đua khen thưởngkỷ luật; Công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ.

Trang 30

Phó Tổng giám đốc Kinh tế: Giúp Giám đốc Công ty trong các lĩnh

vực quản lý các hợp đồng kinh tế; Công tác Kinh tế - Kế hoạch và hạch toánkinh doanh; Công tác định mức đơn giá nội bộ, quản lý chi phí giá thành; Côngtác thanh toán và thu hồi vốn; Công tác tiếp thị đấu thầu; Công tác phân cấpquản lý đối với các đơn vị trực thuộc Công ty.

bộ công tác kỹ thuật, chất lượng của sản phần tư vấn, thiết kế trong toànCông ty; Chỉ đạo lập các dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi và tiền khả thi cáccông trình, công tác thẩm định dự án; Công tác nghiên cứu ứng dụng khoa họccông nghệ và sáng kiến cải tiến kỹ thuật; Nghiên cứu ứng dụng công nghệthông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh

đấu thầu trong toàn Công ty, phụ trách việc giám sát thi công và an toàn laođộng toàn bộ các công trình do Công ty đảm nhận.

Các phòng ban của Công ty :

* Phòng quản lý kỹ thuật :

Là phòng quản lý chức năng giúp việc cho Tổng giám đốc Công ty vềcông tác quản lý kỹ thuật, chất lượng, tiến độ công trình xây dựng; thẩm địnhphê duyệt thiết kế và tổng dự toán; công tác đấu thầu dự án; công tác bảo hộan toàn lao động; công tác quản lý cơ giới; công tác sáng kiến cải tiến, ứngdụng công nghệ vật liệu mới, ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO và cácnhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao.

* Phòng Kinh tế kế hoạch :

Là phòng chức năng tham mưu giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốcCông ty trong các lĩnh vực chủ yếu sau : Công tác kế hoạch và báo cáo thống kê;Công tác kinh tế; Công tác hợp đồng kinh tế, quản lý và thực hiện đấu thầu,quản lý dự án đầu tư.

Trang 31

* Phòng Tài chính Kế toán :

Giúp tổ chức hệ thống sổ sách - chứng từ kế toán, Tổ chức lưu trữ hồ sơvề tài sản, lưu trữ sổ kế toán, báo cáo kế toán và chứng từ kế toán một cách khoahọc, phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty Về công tác tài chính, phòng cónhiệm vụ lập và báo cáo tình hình tài chính của công ty một cách kịp thời, tìmhiểu về giám sát tình hình tài sản, sự luân chuyển nguồn vốn chính xác và hiệuquả nhất Một chức năng quan trọng nữa của phòng đó là tìm hiểu về tình hìnhtín dụng, đàm phán dự thảo các hợp đồng tín dụng và hoàn thiện công tác phântích hoạt dộng kinh tế trong đơn vị, thường xuyên tổ chức các công tác phân tíchhoạt động tìm ra những điểm mạnh điểm yếu của công ty nhằm định hướng chosự phát triển của công ty.

* Phòng Tổ chức – Hành chính :

Là phòng chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốcCông ty điều hành các công việc như : Công tác tổ chức cán bộ, công tác tiềnlương, đào tạo cán bộ, tuyển dụng, quản lý và sử dụng lao động; Công tác giảiquyết các chế độ, chính sách đối với người lao động; Công tác bảo vệ nội bộ, anninh cơ quan…

2.2 Tổ chức công tác kế toán của Công ty2.2.1 Khái quát bộ máy kế toán của Công ty

Công ty áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung, trong đóPhòng Kế toán trung tâm chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ công tác kế toán,công tác tài chính và công tác thống kê trong toàn doanh nghiệp Theo hình thứcnày thì các đơn vị kế toán phụ thuộc đều thực hiện việc thu nhận, phân loại vàchuyển chứng từ, báo cáo nghiệp vụ cho phòng kế toán để xử lý và tổng hợpthông tin.

Trang 32

Kế toán trưởng

Kế toán thuế, Thu

vốn và công nợ,

Đầu tư

Kế toán tổng hợp,

Công nợ nội bộ, Kế

toán tiền lương

Kế toán ngân hàng, Tiền mặt

Thủ quỹ, Kế toán công cụ dụng cụ,

TSCĐPhó kế toán

Sơ đồ 7 : Bộ máy kế toán của Công ty :

Ghi chú : quan hệ chỉ đạo

Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán :

Kế toán trưởng có trách nhiệm giúp Giám đốc Công ty tổ chức và chỉ đạothực hiện toàn bộ công tác : Tài chính – Tín dụng, Kế toán – Thống kê, Cácthông tin kinh tế nội bộ trong Công ty Tổ chức bộ máy kế toán hợp lý, phù hợpvới nhiệm vụ, đặc điểm tổ chức sản xuất của đơn vị và năng lực của từng cán bộkế toán trong Công ty Chịu trách nhiệm về nhân sự làm công tác Tài chính kếtoán trong toàn Công ty Phổ biến hướng dẫn và thực hiện kiểm tra việc thựchiện các chế độ, chính sách quy định của Nhà nước, của Tổng Công ty về kinhtế, tài chính kế toán, tín dụng và các chế độ đối với người lao động Chủ trì soạn

Trang 33

thảo các quy định về quản lý kinh tế tài chính, Kế toán trong Công ty và tổ chức,kiểm tra việc thực hiện…

Phó kế toán trưởng có nhiệm vụ phụ trách công tác hạch toán kế toán tạiCông ty và các đơn vị trực thuộc và công tác lập luân chuyển chứng từ ghi sổ vàlập báo cáo toàn Công ty, lập báo cáo nhanh và định kỳ cơ quan công ty và toàncông ty phục vụ các cơ quan chức năng và theo yêu cầu quản lý Phụ trách côngtác Thuế và các khoản nộp Ngân sách Nhà nước, công tác kiểm kê vật tư, tàisản, tiền vốn Tổ chức việc lập kế hoạch tài chính, tín dụng hàng quý, năm vàbáo cáo thực hiện kế hoạch và lập báo cáo thu vốn và công nợ Kết hợp với cácphòng lập và giao kế hoạch giá thành, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch giáthành theo từng công trình Và chỉ đạo công tác quyết toán các hợp đồng giaokhoán…

Là người chịu trách nhiệm lập toàn bộ các báo cáo nhanh và báo cáo địnhkỳ theo nhiệm vụ được giao Theo dõi quyết toán các khoản chi phí vật tư, tiềnlương, chi phí quản lý… và đề xuất với Kế toán trưởng Công ty các khoản chiphí không hợp lệ hoặc vượt dự toán, các quy định, mức khoán để có phương ánxử lý Kế toán doanh thu và các khoản nộp ngân sách Thực hiện việc kê khaiquyết toán thuế đầy đủ Theo dõi việc trích lập và sử dụng các quỹ Doanhnghiệp của toàn Công ty Kế toán thu vốn và thu hồi công nợ Lập báo cáo đầutư tổng hợp của các dự án theo từng thời điểm định kỳ hay đột xuất, phân tíchhiệu quả đầu tư của các dự án theo từng giai đoạn đầu tư…

toán tiền lương :

Là người trực tiếp tổng hợp báo cáo toàn Công ty tháng, quý, năm Lậptoàn bộ các báo cáo nhanh và báo cáo nhiệm kỳ theo nhiệm vụ được giao Hàngngày yêu cầu kế toán chi tiết các bộ phận giao chứng từ để làm cơ sở ghi sổNhật ký chung Kiểm tra toàn bộ chứng từ, số liệu đảm bảo tính hợp pháp, hợp

Trang 34

lý, hợp lệ trước khi nhập chứng từ, nếu phát hiện trường hợp chưa rõ, chưa đúngphải báo cáo ngay lãnh đạo phòng để xử lý Chịu trách nhiệm trước Kế toántrưởng Công ty về toàn bộ chứng từ đã ghi sổ kế toán, bảo quản, lưu trữ chứngtừ kế toán, sổ sách kế toán Đối chiếu công nợ và các khoản phát sinh liên quanđến bộ phận phía Nam và các đơn vị trực thuộc.

Là người lập kế hoạch tín dụng, tổng hợp nhu cầu vốn lưu động từng tuần,lập kế hoạch trả nợ khách hàng, ngân hàng Theo dõi công nợ phải trả kháchhàng, hợp đồng kinh tế với khách hàng Chủ động đề xuất các biện pháp để đảmbảo thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng kinh tế Thực hiện cácnghiệp vụ vay, trả tiền Ngân hàng, bảo lãnh ngân hàng Quản lý và mở sổ theodõi phát sinh tiền gửi, tiền vay, các khế ước vay và lập các báo cáo về ngânhàng Kiểm tra các khoản tính lãi tiền vay, tiền gửi, các khoản phí trả ngân hàng.

Là người theo dõi sự biến động, tình hình hoạt động của TSCĐ, sửa chữaTSCĐ, khấu hao TSCĐ của toàn Công ty Trực tiếp làm việc với các phòngnghiệp vụ Công ty về việc điều động, chuyển giao, nhượng bán thanh lý TSCĐ,lập các quyết định hướng dẫn hạch toán tăng giảm TSCĐ Mở sổ theo dõi côngcụ dụng cụ từ khi xuất dùng cho đến khi thanh lý, báo hỏng, lập bảng phân bổchi phí trả trước Thủ quỹ có trách nhiệm đảm bảo an toàn kho quỹ, cấp pháttiền đúng quy định Thực hiện công tác chấm công đi làm của CBCNV trongphòng Mở sổ ghi chép các cuộc họp phòng và các nhiệm vụ phòng phải đảmnhiệm Lưu trữ công văn, hợp đồng của phòng Kết hợp cùng phòng Tổ chứchành chính thanh quyết toán với cơ quan BHXH

2.2.2 Đặc điểm hệ thống vận dụng chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán được sử dụng để thu thập các thông tin ban đầu về cácnghiệp vụ kinh tế - tài chính, chúng được ghi chép theo trình tự thời gian Vì vậychứng từ kế toán là một căn cứ quan trọng của việc ghi sổ kế toán và kiểm tra kếtoán

Trang 35

Công ty Cổ phần Sông Đà 207 sử dụng các loại chứng từ kế toán sau : - Chứng từ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng : Phiếu thu, phiếu chi, uỷ nhiệmchi, séc, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, giấy báo nợ, giấy báo có, giấy đềnghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng ( biên bản kiểm kê quỹ, khế ước chovay)

- Chứng từ theo dõi vật tư : Phiếu đề nghị xuất vật tư, phiếu xuất kho,phiếu nhập kho, phiếu đề nghị mua vật tư, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, thẻkho, biên bản kiểm nghiệm, biên bản kiểm kê vật tư hàng hoá

- Chứng từ theo dõi tiền lương : Bảng chấm công, phiếu hưởng BHXH,bảng thanh toán tiền lương.

- Chứng từ về bán hàng : Hoá đơn GTGT, yêu cầu giao hàng, hợp đồngbán hàng.

- Chứng từ tài sản cố định : Thẻ tài sản cố định, Biên bản bàn giao tài sảncố định, biên bản thanh lý tài sản cố định, biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữalớn hoàn thành, bảng tính khấu hao TSCĐ.

Với mỗi loại chứng từ có một chương trình luân chuyển riêng, có thể làliên tiếp, song song hoặc vừa liên tiếp vừa song song phù hợp với yêu cầu quảnlý thông tin đối với từng loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Ngoài ra để quản lý chặt hơn công ty còn sử dụng một số chứng từ khácnhư : Giấy uỷ quyền, bảng kê thanh toán, giấy xin khất nợ…

2.2.3 Đặc điểm tổ chức hệ thống tài khoản và các chính sách kế toán tạiCông ty

Công ty tổ chức sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.

Phương pháp đánh giá hàng tồn kho tại Công ty được áp dụng theonguyên tắc hàng tồn kho được tính theo giá gốc, nếu giá trị thuần có thể thựchiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai thường xuyên, cuối

Trang 36

kỳ giá trị nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm đều tính theo phương pháp bìnhquân gia quyền.

Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, theo phương phápnày thuế GTGT phải nộp được tính dựa trên cơ sở thuế GTGT đầu ra khấu trừ đithuế GTGT đầu vào :

Thuế GTTGphải nộp

= Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào

Thuế GTGTđầu ra

2.2.4 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán

Sổ kế toán là một phương tiện vật chất cơ bản cần thiết để người làm kếtoán ghi chép, phản ánh một cách có hệ thống các thông tin kế toán theo thờigian, theo đối tượng.

Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp baogồm nhiều khối lượng công việc phức tạp vì vậy đơn vị hạch toán cần thiết phảisự dụng nhiều loại sổ sách khác nhau về kết cấu, nội dung, phương pháp ghichép… tạo thành hệ thống sổ kế toán.

Hiện nay Công ty đã đưa công nghệ thông tin vào việc thực hiện công táckế toán Công ty áp dụng phần mềm kế toán với tên gọi “ SYSTEM SONG DAACCOUTING – SAS “ Hàng ngày khi có nghiệp vụ phát sinh, kế toán căn cứ

Trang 37

vào các chứng từ gốc để tập hợp và phân loại sau đó nhập các số liệu vào máytính Chương trình kế toán máy sẽ tự động ghi Sổ Nhật ký chung, Sổ Cái TK vàlên Bảng cân đối các TK Cuối quý kế toán in các loại sổ, báo cáo đã được thựchiện trên máy và tiến hành kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc sao cho các sốliệu khớp đúng và chính xác.

Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm xây lắp bao gồm :

- Hệ thống sổ chi tiết.- Hệ thống sổ tổng hợp.

* Hệ thống sổ chi tiết

Xây dựng hệ thống sổ chi tiết cho các loại chi phí sản xuất và phục vụ choviệc tính giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm các sổ chi tiết cho cấc tài khoản :- TK 621 _ Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp.

- TK 622_ Chi phí nhân công trực tiếp.- TK 623_ Chi phí sử dụng máy thi công.- TK 627_ Chi phí sản xuất chung.

- TK 154_ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.- TK 632_ Gía thành sản phẩm.

Các sổ này được tập hợp chi tiết theo từng đối tượng hạch toán ( côngtrình, hạng mục công trình…).

Ngoài ra đơn vị có thể mở các loại sổ chi tiết khác cho phù hợp với yêucầu quản lý và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất SP xây lắp tại đơn vị.

* Hệ thống sổ tổng hợp

Căn cứ vào hình thức tổ chức sổ tại đơn vị mình doanh nghiệp tổ chức vàghi chép trên hệ thống sổ tổng hợp ( cùng với hệ thống sổ chi tiết ) hình thànhnên mối liên hệ ghi chép trên hệ thống sổ đã chọn để hạch toán chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm xây lắp một cách có hiệu quả nhất.

Trang 38

Nhật ký chung

Nhật ký đặc biệt

Thẻ tính giá thành sản phẩm

Sổ cái các TK 621, 622, 623, 627, 154

Bảng cân đối phát sinh

Công ty tổ chức sổ kế toán theo hình thức sổ “ Nhật ký chung “ ngoài cácsổ tổng hợp mở cho các phần hành khác nhau, để tổ chức hạch toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp đơn vị cần mở các sổ tổng hợp sau :

- Sổ Nhật ký chung.

- Sổ cái các TK 621, 622, 623, 627.- Sổ cái các TK 154, 632, 911.

Sổ chi tiết các TK621, 622, 623, 627,

Báo cáo tài chính

Trang 39

Đối với các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến thu tiền, chi tiền, mua hàng,bán hàng, căn cứ vào các chứng từ gốc , kế toán ghi nghiệp vụ phát sinh vàoNhật ký đặc biệt Cuối tháng,kế toán tiến hành ghi vào sổ cái tài khoản liênquan, sau khi đă loại trừ số trùng lặp do một số nghiệp vụ được ghi đồng thờivào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (Nếu có).

Đối với các chứng từ thu chi tiền mặt, hàng ngày Thủ quỹ ghi vào sổquỹ, sổ này được đối chiếu với Sổ cái tài khoản tiền mặt ở cuối tháng.

Cuối tháng căn cứ vào sổ cái các tài khoản để ghi vào Bảng cân đối sốphát sinh, cuối quý từ Bảng cân đối số phát sinh, Bảng tồng hợp chi tiết, kế toánghi vào Hệ thống báo cáo kế toán.

Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng phát sinh Có trên Bảng cânđối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng phát sinh Có trên sổNhật ký chung (Hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đãloại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.

2.2.5 Đặc điểm Báo cáo kế toán mà doanh nghiệp sử dụng

Hiện nay Công ty đang sử dụng một số báo cáo kế toán do Nhà nước quiđịnh bao gồm :

+ Bảng cân đối kế toán - BM 01

+ Báo cáo kết quả kinh doanh - BM 02

Trang 40

Hàng quý công ty lập hai báo cáo này và cuối năm lập thêm Thuyết minhbáo cáo tài chính – BM 09, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ – BM 03 Các báo cáonày có giá trị khi có chữ kí đầy đủ của Giám đốc và Kế toán trưởng.

Ngoài ra Công ty còn sử dụng một số loại báo cáo nộp cho cơ quan thuế,cơ quan chủ quản, cơ quan quản lí vốn như : Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơntài chính, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, tờ khai thuế GTGT.

2.3 Thực tế Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công tyCP Sông Đà 207

Công ty Cổ phần Sông Đà 207 là một đơn vị xây dựng cơ bản nên sảnphẩm của Công ty cũng là những công trình xây dựng có quy mô lớn, kết cấuphức tạp và mang tính sản xuất đơn chiếc Các sản phẩm xây lắp có thời gian sửdụng lâu dài, thỏa mãn những yêu cầu khác nhau về kinh tế, thẩm mỹ kiến trúc,văn hóa và thời đại

2.3.1 Đặc điểm về chi phí SX và tính giá thành SP tại Công ty cổ phần SôngĐà 207

Chi phí sản xuất xây lắp là biểu hiện bằng tiền sự hao phí các nguồn lựcsử dụng cho hoạt động xây lắp và có liên quan đến hoạt động xây lắp Để thuậntiện cho việc quản lý và hạch toán chi phí xây lắp, công ty phân loại chi phí theocông dụng của các yếu tố, cụ thể có 4 loại chi phí sau :

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( TK 621 ) : gồm giá trị của các vật liệuchính, vật liệu phụ, vật kết cấu, giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc,…cần thiếtđể tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp TK 621 được công ty tổ chứcmở chi tiết tài khoản theo từng công trình, hạng mục công trình.

TK 62101, 62201: Công trình nhà máy xi măng Hòa Phát.TK 62102, 62202: Công trình Bến nhập xuất kè bờ.

TK 62103, 62203: Công trình Sài Gòn Pearl.…

- Chi phí nhân công trực tiếp ( TK 622 ) : gồm các khoản chi tiền lươngchính, lương phụ, phụ cấp lương của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp Chi

Ngày đăng: 19/10/2012, 16:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1 : Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Sông Đà 207.docx
Sơ đồ 1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Trang 10)
Sơ đồ 2 : Kế toán chi phí nhân công trực tiếp - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Sông Đà 207.docx
Sơ đồ 2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (Trang 11)
Sơ đồ 3 : Kế toán chi phí sản xuất chung - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Sông Đà 207.docx
Sơ đồ 3 Kế toán chi phí sản xuất chung (Trang 13)
Sơ đồ 4 : Tổng hợp chi phí sản xuất - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Sông Đà 207.docx
Sơ đồ 4 Tổng hợp chi phí sản xuất (Trang 14)
Sơ đồ 5 : Tổng hợp chi phí sản xuất - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Sông Đà 207.docx
Sơ đồ 5 Tổng hợp chi phí sản xuất (Trang 16)
Sơ đồ 8 : Trình tự hạch toán Chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Sông Đà 207.docx
Sơ đồ 8 Trình tự hạch toán Chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp (Trang 37)
BẢNG CHẤM CÔNG - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Sông Đà 207.docx
BẢNG CHẤM CÔNG (Trang 55)
Bảng ngang – Sổ cái TK 627 - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Sông Đà 207.docx
Bảng ngang – Sổ cái TK 627 (Trang 63)
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN CÓ TÍNH CHẤT LƯƠNG - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Sông Đà 207.docx
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN CÓ TÍNH CHẤT LƯƠNG (Trang 93)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w