1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện Kế toán Tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội

64 770 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 642,5 KB

Nội dung

Hoàn thiện Kế toán Tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội

Trang 1

PHỤ LỤC

LỜI MỞ ĐẦU……… 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI ……… 5

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội ……… 5

1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất của Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội ……… 10

1.2.1 Ngành nghề kinh doanh ……… 10

1.2.2 Vốn kinh doanh ……… 10

1.3- Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội ……… 11

1.4 Tổ chức công tác kế toán của Công ty cổ phần Cồn Rượu ……… 18

1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty ……… 18

1.4.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty ……… 23

1.4.2.1 Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty ……… 23

1.4.2.2 Tổ chức vận dụng chứng từ ……… 24

1.4.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán ………… 25

1.4.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán ……… 25

1.4.2.5 Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán……… 27

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI ……… 29

2.1 Những vấn đề chung về tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần Cồn Rưọu Hà Nội ……… 29

2.1.1 Đặc điểm của sản phẩm kinh doanh và thị trường bán hàng của Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội ……… 29

Trang 2

2.1.2 Kế toán giá vốn hàng bán tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà

Nội……….……… 30

2.2 Hạch toán tiêu thụ tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội 34

2.3 Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm tại Công ty … 37

2.3.1 Các phương thức tiêu thụ tại Công ty cổ phẩn Cồn Rượu Hà Nội ……… … 38

2.3.2 Tài khoản sử dụng kế toán tiêu thụ sản phẩm……… 39

2.3.3 Trình tự hạch toán……… 39

CHƯƠNG III : MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI 54

3.1 Đánh giá thực trạng kế toán tiêu thụ sản phẩm ở Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội ……… 54

3.1.1 Những ưu điểm ……… 54

3.1.2 Những tồn tại ……… 56

3.2 Những kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phẩn Cồn Rượu Hà Nội ……… 58

3.2.1 Kiến nghị về hệ thống tài khoản kế toán ……… 58

3.2.2 Kiến nghị về hệ thống sổ kế toán……… ……… 59

3.2.3 Kiến nghị về cách xác định giá vốn hàng bán………… 61

3.2.4 Một số kiến nghị khác……… 61

KẾT LUẬN ……… 63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 64

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ tập trung quan liêu baocấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Theo đónền kinh tế nước ta đã có sự đổi mới sâu sắc và toàn diện tạo ra nhữngchuyển biến tích cực cho sự tăng trưởng nhưng cũng đặt ra cho các doanhnghiệp một môi trường cạnh tranh khốc liệt, nhiều cơ hội và cũng không ítkhó khăn thử thách

Hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở thành mối quan tâm lớn của cácdoanh nghiệp trong và ngoài nước Các doanh nghiệp này đang chịu sự chiphối của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh và tự chịu trách nhiệm về kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Do đó hoạt động bán hàng tiêuthụ được sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp đó

Kế toán với tư cách là một công cụ quan trọng trong quan lý kinh tếcần phải được thay đổi và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới thì mớiquản lý tốt được nghiệp vụ bán hàng Đây chính là điểm mấu chốt để giảiquyết vấn đề doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không chính là nhờvào sự chính xác, đầy đủ kịp thời của công tác bán hàng tiêu thụ

Qua thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế ở Công ty cổ phần Cồn Rượu

Hà Nội, nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tiêu thụ sảnphẩm, được sự giúp đỡ của các cô chú phòng kế toán và sự chỉ bảo tận tình

của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang và với những kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập tại trường, em đã chọn đề tài “Hoàn

thiện kế toán tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội”.

Chuyên đề gồm có 3 phần:

Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội.

Trang 4

Chương 2: Thực trạng kế toán tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần

Cồn Rượu Hà Nội

Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ sản phẩm

tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội

Trang 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI

***

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội

Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội được chuyển từ Công ty trách nhiệmhữu hạn nhà nước một thành viên Rượu Hà Nội thành công ty cổ phần, trên

cơ sỏ tự nguyện cùng góp vốn của các cổ đông, tổ chức và hoạt động theoLuật Doanh nghiệp do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namkhoá XI thông qua ngày 29/11/2005

Tên chính thức : Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội

Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Liquor Joint Stock Company

Tên viết tắt: HALICO JSC

Trụ sở công ty: Số 94 Lò Đúc- Phường Phạm Đình Hổ

-Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội

Năm 1898, hãng rượu Fontaine của Pháp đã xây dựng nhà máy rượu

Hà Nội tại địa điểm 94 Lò Đúc ngày nay, là một trong 4 nhà máy rượu đượchãng lập nên tại Đông Dương và có quy mô lớn hơn cả

Trước cách mạng tháng 8- 1945 Nhà máy sản xuất ra các loại cồn thôdùng để pha chế rượu trắng và một số rượu màu, rượu thuốc… Như nhãnhiệu Nam Hương Tửu… và tiêu thụ bắt buộc cho những thanh niên đến tuổiđóng thuế đinh ở nông thôn Cùng với hệ thống “Tây Đoan” đi bắt nâm rượu

Trang 6

rất ráo riết Tiêu thụ sản phẩm mang tính độc quyền và bắt buộc, mỗi ngàysản xuất phải dùng từ 40- 50 tấn gạo được chở từ Nam Kỳ ra Sản phẩm cồnthô không được tinh chế, chất lượng mang nhiều độc tố Nhưng mỗi nămcũng sản xuất 4-5 triệu lít cồn thô 90 độ và khoảng 10 triệu lít các loại.

Trong những năm kháng chiến chống Pháp Nhà máy ngừng sản xuấtnơi đây biến thành trại giam những cán bộ Việt Minh, Nhà máy biến thànhnhà tù có trại lính canh gác ngày đêm Về cơ bản thiết bị vẫn được bảo tồntrước ngày giải phóng, số thiết bị quý đã được di chuyển vào Nam

Năm 1954 khi hoà bình lập lại Chính phủ có chủ trương phục hồi Nhàmáy

Năm 1955 đã có một số cán bộ đầu tiên đến Nhà máy để tiến hànhviệc chỉ đạo khôi phục lại Nhà máy Hầu hết là cán bộ chính trị, quân độichuyên ngành từ miền Nam tập kết ra Bắc, số công nhân làm việc cho phép

ở các Nhà máy rượu Hà Nội, Hải Dương, Nam Định cũng được gọi đến làmviệc.Nhà máy thuộc bộ công nghiệp nhẹ

Năm 1956 đã có những sản phẩm đầu tiên

Năm 1957 đã có kế hoạch và chỉ tiêu sản xuất hàng năm Chi bộ Đảngđầu tiên đã được thành lập và lãnh đạo Nhà máy

Năm 1958 Bác Hồ về thăm Nhà máy và chỉ thị cho cán bộ kỹ thuật,công nhân phải chuyển sang dạng nguyên liệu khác, không được dùng gạo vìMiền Nam rất thiếu gạo Một phong trào làm theo lời Bác đã được phátđộng, mọi khó khăn lớn lao đã được khắc phục Sự đoàn kết nhất trí trongtoàn thể Nhà máy dưới sụ lãnh đạo của Đảng đã được thực hiện tốt, Nhàmáy trưởng thành tiến bộ nhanh chóng

Trong những năm 1960- 1963 các chuyên gia Cộng hoà dân chủ Đức,dân chủ Trung Quốc đã sang Nhà máy giúp đỡ kỹ thuật lên men và chưngcất tinh chế cồn Để nâng cao chất lượng sản phẩm chuyên gia Trung Quốc

Trang 7

đã tính toán thiết kế và chỉ đạo việc chế tạo lắp giáp vận hành tháp tinh chếvới công xuất 5 triệu lít cồn tinh chế 1 năm và cho kết quả tốt đẹp.

Năm 1970 Nhà máy được thí điểm cải tiến quản lý Xí nghiệp nhiềuđoàn chuyên viên nhiều hội nghị chuyên đề nhiều cán bộ cao cấp đã về Nhàmáy như đồng chí Lê Thanh Nghị- Lê Văn Hương, các bộ trưởng… Trongthời kì này Nhà máy đã thí điểm nấu và lên men liên tục, nhưng do điều kiệnthiết bị không phù hợp nên phương pháp liên tục đã không thành công nênnăm 1973 lại trở về phương pháp gián đoạn

Năm 1975 Nhà máy có một đoàn cán bộ kỹ thuật đi thực tập ở Liên

Xô về công nghệ và thiết bị rượu bia Khi đoàn trở về có phương án đề xuấtnhập thiết bị tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng của Nhà máy

Được nhà nước duyệt Nhà máy đã nhập đồng bộ hệ thống tinh luyệncồn hiện đại của hãng Sodecia Pháp với công suất 10 triệu lít/năm và hai lòhơi đốt dầu với công xuất 10 tấn hơi giờ/cái, 4 máy dán nhãn Đến năm 1985được lắp đặt và năm 1986 được đưa vào sản xuất

Năm 1991, Nhà máy thực hiện luật thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng chosản phẩm Rượu, Bia Điều này làm cho giá sản phẩm tăng từ 1,5 đến 2 lầnkhiến cho việc tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn, việc sản xuất bị gián đoạn,công nhân phải nghỉ chờ việc

Năm 1992, Nhà máy thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục tìnhtrạng khó khăn như giảm độ rượu để giảm mức thuế, đầu tư 1,2 tỷ đồng đểlắp đặt day chuyền sản xuất phục vụ cho nhu cấu tiêu dùng hàng ngày, tăngcường nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

Năm 1993 để phù hợp với tình hình và xu thế mới trong nền kinh tếthị trường, được sự đồng ý cua Bộ chủ quản (Bộ Công nghiệp nhẹ), vàChính phủ theo quyết định số 443/CN-TCLĐ, Nhà máy rượu Hà Nội được

Trang 8

chuyển thành Công ty Rượu Hà Nội, trực thuộc Tổng công ty rượu bia, nướcgiả khát Việt Nam, số đăng kí kinh doanh 108213 cấp ngày 24/5/1993.

Từ đó, Công ty Rượu Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước hoạtđộng theo phương thức kinh tế độc lập, có tài khoản tại Ngân hàng Ngoạithương và một số ngân hàng khác, được sử dụng con dấu riêng theo quyđịnh của Nhà nước Sản phẩm của Công ty đã chiếm lĩnh được phần lớn thịtrường trong nước và xuất khẩu Công ty có chi nhánh tại Thành phố Hồ ChíMinh và hơn 30 đại lý trên cả nước Tổng mức vốn kinh doanh của Công ty

là 14.596.726.503 VNĐ, trong đó:

-Vốn ngân sách cấp: 9.224.911.731 VNĐ (Vốn cố định: 2.362.508.397;vốn lưu động: 6.862.403.334 VNĐ)

-Vốn tự bổ sung: 5.371.814.772 VNĐ (Vốn cố định: 5.028.637.959VNĐ;vốn lưu động: 343.176.813 VNĐ)

Ngày 9/1/2005 theo Quyết Định số 172/2004/QĐ-BCN do Thứ trưởngNguyễn Xuân Thuý ký, Công ty Rượu Hà Nội chính thức trở thành Công tytrách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Rượu Hà Nội

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nướcmột thành viên Rượu Hà Nội, tên viết tắt: Công ty Rượu Hà Nội

Tên giao dịch quốc tế: HANOI LIQUOR COMPANYLIMITED, tên viết tắt: HALICO

Trụ sở chính đặt tại: số 94 Lò Đúc, quận Hai bà Trưng, Hà Nội.Vốn điều lệ của công ty là: 30.000.000.000 (ba mươi tỷ đồng chẵn).Công ty có khoảng 100 đại lý khắp Hà Nội và cả nước, ngoài ra con xuấtkhẩu sang các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và một số nướcChâu Á khác Số lượng công nhân khoảng 500 người, doanh thu năm 2004 đạt

112 tỷ đồng

Trang 9

Từ ngày 5/12/2006 Công ty Rượu Hà Nội chính thức chuyển đổi sang

mô hình công ty cổ phần ( tên đầy đủ là Công ty cổ phần Cồn Rượu HàNội) Ngay sau khi chuyển đổi hình thức hoạt động, Công ty đã đẩy mạnhhoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư công nghệ sản xuất để nâng cao chấtlượng và sản lượng Trong 3 tháng (tháng 12/2006, tháng 1 và tháng2/2007), Công ty đã cung cấp ra thị trường xấp xỉ 3 triệu lít rượu các loại,trong đó sản phẩm chính là rượu Vodka (dung tích 700ml và 300ml) chiếm80% sản lượng Riêng trong tháng 1/2007 doanh thu của Công ty đạt xấp xỉ

66 tỷ đồng, đây là doanh thu đạt cao nhất từ trước đến nay Năm 2006 Công

ty sản xuất được 10 triệu lít rượu các loại Đầu năm 2007 Công ty đã cónhiều dự án đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sản lượng để đạt 15triệu lít rượu trong năm 2007 Để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm,ngoài thị trường trong nước, Rượu Hà Nội sẽ tăng cường mở rộng hợp tác,đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài

Sản phẩm của Công ty CP Cồn - Rượu Hà Nội đã có mặt ở thị trườngnước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc Nay đã đưa sang Lào vàCampuchia, được khách hàng ưa thích, sản phẩm rượu 7 năm liền đượcngười tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao Vì thế, thời giantới, Công ty sẽ chú trọng và đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mới

BIỂU SỐ 1.1

Các chỉ tiêu tài chính của Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội 2005-2007

Trang 10

1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất của Công ty CP Cồn Rượu

Hà Nội

1.2.1 Ngành nghề kinh doanh

Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội kinh doanh các ngành nghề sau:

- Sản xuất cồn rượu và các loại đồ uống có cồn, không có cồn;

- Kinh doanh, xuất nhập khẩu cồn, rượu và các loại đồ uống có cồn,không có cồn; thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất rượu, cồn vàcác loại mặt hàng tiêu dùng, công nghệ thực phẩm;

- Tư vấn chuyển giao công nghệ, cung cấp thiết bị, dây chuyền sảnxuất rượu, cồn;

- Sản xuất kinh doanh các loại bao bì và các sản phẩm lương thực,thực phẩm ;

- Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa, khách sạn, nhà ở và dịch vụcho thuê nhà ở, văn phòng, cửa hàng;

- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật

Vốn điều lệ của Công ty chia thành 4.850.000 cổ phần, mệnh giá mỗi

cổ phần là 10.000 đồng; trong đó tất cả là cổ phần phổ thông, không có cổphần ưu đãi

Công ty chỉ có thể tăng giảm vốn điều lệ sau khi được Đại hội đồng

cổ đông thông qua và phù hợp với các quy định của pháp luật

Trang 11

- Việc tăng giảm vốn điều lệ có thể được thực hiện thông qua việc:tích luỹ lợi nhuận mà Công ty thu được, các cổ đông đầu tư vốn bổ sung,phát hành thêm cổ phiếu gọi thêm các cổ đông mới;

- Việc giảm vốn điều lệ Công ty được quyết định trên cơ sở vốn cònlại của Công ty nhưng vẫn đảm bảo Công ty hoạt động bình thường

* Vốn vay và các loại vốn khác:

Tuỳ thuộc vào tình hình hoạt động, Công ty có thể huy động các loạivốn khác vào kinh doanh, song phải đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả vàkhông trái với quy định pháp luật hiện hành

1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội

Tháng 7 năm 1993, do sự tác động của nền kinh tế thị trường, Nhàmáy rượu đã chủ động cải tiến bộ máy quản lý, nâng cấp từ nhà máy với cácphân xưởng thành công ty rượu với các thành viên Công ty là một đơn vịhạch toán độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân, là một đơn vị sản xuất kinhdoanh bao gồm cả sản xuất, kinh doanh thương mại, xuất khẩu trực tiếp

Do đã được cổ phần hóa nên hiện nay, quyền quyết định cao nhấttrong Công ty thuộc về Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị Bộ máyquản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến, dưới sự quản lýcủa Giám đốc, các phòng ban, các xí nghiệp có quan hệ ngang nhau thôngqua sự chỉ đạo của trực tiếp của Giám đốc Ban giám đốc gồm 2 người: đứngđầu là Giám đốc, người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm vềkết quả sản xuất kinh doanh và hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước theoluật định; giúp việc cho Giám đốc có một Phó giám đốc phụ trách một sốlĩnh vực công tác theo sự phân công, phân cấp của Giám đốc, chịu tráchnhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công

Trang 12

Sơ đồ 1.3

Mô hình tổ chức bộ máy quản lý Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội

* Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là

cơ quan quyết định cao nhất của công ty Đại hội đồng cổ đông họp ít

Phòng

kế toán tài chính

Phòng

kỹ thuật

CN

Phòng

kỹ thuật

cơ điện

Xí nghiệp tổng hợp Xí nghiệp cồn Xí nghiệp rượu mùi

Đại hội đồng cổ đông

Phòng hành chính

Phòng

kế hoạch tiêu thụ

Trang 13

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhândanh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợicủa công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm Hội đồng quản trị của Công ty có

5 người Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá 5 năm và cóthể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế

* Giám đốc

Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày củaCông ty, là đại diện theo pháp luật của Công ty và chịu trách nhiệm trướcHội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụđược giao Nhiệm kỳ của Giám đốc là 5 năm; có thể được bầu lại với sốnhiệm kỳ không hạn chế

* Ban kiểm soát

Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi mặt hoạtđộng sản xuất kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty Ban kiểm soát

có 3 thành viên, trong đó có ít nhất 1 nhân viên có chuyên môn về kế toán.Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát cùng nhiệm kỳ với thành viên Hội đồng quảntrị và kéo dài thêm 90 ngày để giả quyết các công việc tồn đọng

* Các phòng ban chức năng:

+ Phòng Kế toán tài chính

Có chức năng nhiệm vụ sau:

- Thu thập, xủ lý thông tin số liệu kế toán theo đối tượng và nộidung công việc kế toán, theo nguyên tắc chuẩn mực và chế độ kếtoán;

- Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giảipháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính củaCông ty;

Trang 14

- Kiểm tra giám sát các khoản chi tài chính, các nghĩa vụ nộp thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồnhình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạmpháp luật về tài chính kế toán;

thu Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật

Cơ cấu tổ chức của phòng gồm: 1 kế toán trưởng, 1 phó phòng, 7 kếtoán viên và 1 thủ quỹ

+ Phòng Tổ chức, lao động- tiền lương

Có chức năng nhiệm vụ sau:

- Thực hiện công tác tổ chức, xây dựng phương án về quy hoạch cán

bộ theo chủ trương của Công ty và cấp trên; Thực hiện công tácnhân sự: bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề bạt, đào tạo, tuyển dụng…

- Xây dựng phương án về quản lý lao động, tiền lương, BHXH,BHYT và các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người laođộng

- Thường trực công tác kiểm tra an toàn trong Công ty

Cơ cấu tổ chức bao gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và các nhânviên lao động- tiền lương- bảo hiểm xã hội

+ Phòng Hành chính

Có chức năng nhiệm vụ sau:

- Tổ chức thực hiện công tác nội chính trong Công ty;

- Các chính sách xã hội (thương binh, liệt sỹ, hiếu, hỷ,…); an ninh,trật tự (bảo vệ, quân sự,…); pháp chế (kiện tụng, khiếu nại, tranhchấp,…); y tế;

- Thanh tra thủ trưởng;

- Dịch vụ, tạp vụ (lái xe, nhà ăn, môi trường, lễ tân, khánh tiết,…);

- Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ;

Trang 15

- Quản lý nhà đất, ki ốt, mặt bằng cho thuê để ô tô, thiết bị vănphòng toàn Công ty;

- Thường trực công tác thi đua;

- Quản lý hành chính của hàng giới thiệu sản phẩm, chi nhánh Miền nam

Cơ cấu tổ chức có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 1 nhân viên văn thưlưu trữ; tổ bảo vệ; tổ xe con, xe ca; tổ y tế, tổ môi trường, tạp vụ, bồi dưỡngđộc hại

+ Phòng Kế hoạch tiêu thụ

Có chức năng nhiệm vụ sau:

- Xây dựng kế hoạch tiêu thụ cả ngắn hạn và dài hạn, (tháng, quý,năm); kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với kế hoạch tiêu thụ

và chiến lược phát triển của Công ty; kế hoạch giá thành sản phẩm;tham mưu và đề xuất định giá bán sản phẩm cho từng thời điểm đểbảo toàn vốn và tăng trưởng; kế hoạch tài chính; phục vụ công táctiêu thụ; xúc tiến thương mại, chống hàng giả, hàng nhái,…;

- Xây dựng và quản lý các quy chế bán hàng, hệ thống phân phối,đại lý và các phương thức hoạt động tiếp thị, bán hàng;

- Nghiên cứu và phát triển thị trường trong nước và ngoài nước;triển khau và tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá chokhách hàng trong và ngoài nước; căn cứ vào nhu cầu thị trường đểđiều chỉnh kế hoạch sản xuất cho phù hợp; phối hợp với các đơn vịtrong Công ty, điều độ tác nghiệp để đạt được các mục tiêu kếhoạch đề ra;

- Thống kê tổng hợp các số liệu về sản xuất, kinh doanh; thực hiệncác chế độ báo cáo và lưu trữ theo quy định

Trang 16

Phòng có cơ cấu tổ chức bao gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 1nhân viên thống kê tổng hợp, 1 nhân viên xuất khẩu, 1 nhân viên làmcông tác chống hàng giả, 1 nhân viên bán hàng, tổ tiếp thị bán hàng.

+ Phòng Vật tư:

Có các chức năng nhiệm vụ sau:

- Lập kế hoạch mua vật tư về số lượng và giá trị cho sản xuất trên cơ

- Quản lý các kho thành phẩm, kho vật tư, xe vận tải của Công ty

Cơ cấu tổ chức gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 1 nhân viên cungứng vật tư, 1 nhân viên điều độ phương tiện vận tải và thành phẩm, tổkho, nhân viên lái xe

+ Phòng Kỹ thuất công nghệ

Có các chức năng nhiệm vụ sau:

- Xây dựng, quản lý, giám sát, hướng dẫn việc thực hiện các quytrình công nghệ sản xuất Cồn, Rượu Bao bì,…, định mức kinh tế

kỹ thuật công nghệ;

- Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng: vật tư, nguyên liệu, sản phẩm;

- Nghiên cứu và ứng dụng các đề tài khoa học kỹ thuật, sản phẩmmới vào sản xuất;

- Lưu trữ sản phẩm của Công ty qua các thời kỳ;

- Đào tạo công nhân kỹ thuật công nghệ

Cơ cấu tổ chức gồm có: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, kỹ sư côngnghệ 1 pụ trách mảng công nghệ sản xuất bao bì, kỹ sư công nghệ 2

Trang 17

phụ trách mảng công nghệ sản xuất Rượu mùi, kỹ sư công nghệ 3 phụtrách mảng công nghệ sản xuất Cồn và Rượu lên men, 1 nhân viên kỹthuật công nghệ.

+ Phòng Kỹ thuật cơ điện

Có các chức năng nhiệm vụ sau:

- Quản lý toàn bộ tài sản, máy móc thiết bị, điện nước, môi trườngtrong Công ty;

- Xây dựng, tổ chức và thực hiện kế hoạch sửa chữa thiết bị, nhàxưởng hàng năm, quý, tháng; Xây dựng, kiểm tra, giám sát vàhướng dẫn việc thực hiện định mức kinh tế, kỹ thuật nội quy, quytrình, quy phạm, kỹ thuật an toàn lao động;

- Nghiên cứu, đề xuất, tham gia công tác đầu tư mới;

- Lập và lưu trữ hồ sơ thuộc chức năng nhiệm vụ của phòng theoquy định;

- Lập dự toán, theo dõi, giám sát, thực hiện các hợp đồng kinh tế cógiá trị lớn hơn 10 triệu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sảnxuất;

- Nghiệm thu kỹ thuật từng phần và toàn bộ công trình;

- Đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên ngành mình quản lý

Phòng có cơ cấu tổ chức lao động gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng,

1 kỹ sư Điện, 1 kỹ sư quản lý nước và môi trường, 1 kỹ sư nhiệt- thiết

bị áp lực, 1 kỹ sư xây dựng, 2 kỹ sư cơ khí

+ Phòng KCS

Có chức năng nhiệm vụ sau:

- Quản lý, kiểm tra, giám sát về chất lượng vật tư, hàng hoá, nguyênnhiên liệu, sản phẩm, bán thành phẩm, thiết bị, dụng cụ đo lườngtheo tiêu chuẩn cơ sở và tiêu chuẩn Việt Nam;

Trang 18

- Quản lý công tác sở hữu trí tuệ của Công ty; quản lý mã số, mã vạchcho các sản phẩm Tham gia công tác chống hàng giả, hàng nhái;

- Xây dựng công tác chất lượng theo tiêu chuẩn ISO Đăng ký công

bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo quy định của Nhà nước

- Kiểm tra, xác định chất lượng sản phẩm cho khách hàng đổi hoặctrả lại Công ty;

- Lập và lưu trữ hồ sơ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của Công ty;

- Tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước;

- Tham gia công tác nghiên cứu sản phẩm mới, đề tài ứng dụng khoahọc kỹ thuật, đào tạo công nhân kỹ thuật;

Phòng có cơ cấu tổ chức gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, và 3 kỹ sư

1.4 Tổ chức công tác kế toán của Công ty cổ phần Cồn Rượu

1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung dựatrên mối quan hệ trực tuyến Toàn bộ công tác ghi sổ và xử lý thông tin đềuđược thực hiện ở phòng kế toán Các đơn vị trực thuộc tập hợp chứng từphát sinh sau đó chuyển về phòng Kế toán tài chính của Công ty để xử lýtổng hợp Phòng Kế toán xử lý tất cả giai đoạn hạch toán tại các phần hàng

kế toán Các phần hành kế toán được phân chia rõ ràng cho các kế toán viêntrong phòng Chính vì vậy công tác kế toán dần được chuyên môn hoá, phùhợp với khối lượng trong công việc và yêu cẩu quản lý

Trang 19

SƠ ĐỒ 1.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI

- Kế toán trưởng: là người chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc.

được giám đốc phân công tổ chức quản lý thực hiện công tác kế toán tàichính theo quy định của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnhvực được giao Kế toán trưởng có các nhiệm vụ sau:

+ Chỉ đạo công tác thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toántheo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế

độ kế toán

+ Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tàichính, các nghĩa vụ thu nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý sửdụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa cáchành vi vi phạm pháp luật

KẾ TOÁN TRƯỞNG KIÊM KẾ TOÁN TỔNG HỢP

Kế toán

Kế toán nguyên vật liệu

Kế toán thanh toán

Kế toán chi phí

và tính giá thành

Trang 20

+ Chỉ đạo công tác phân tích thông tin, số liệu kế toán, thammưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết địnhkinh tế tài chính của công ty.

+ Chỉ đạo công tác cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quyđịnh của pháp luật

+ Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán tài chínhtrong Công ty Tham gia công tác kiểm tra xem xét các dự án về đầu

tư, sửa chữa lớn và xây dựng cơ bản, các hợp đồng kinh tế về mặt tàichính và pháp luật cũng như hiệu quả của các dự án, phương án đó

+ Trực tiếp tổ chức điều hành bộ máy kế toán của Công ty theoquy định của Luật kế toán

+ Lập báo cáo tài chính theo chế độ

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc

Kế toán tổng hợp: căm cứ vào số liệu trên sổ sách kế toán để thực hiệnviệc kiểm tra tính cân đối, chính xác trên các bảng kê, sổ chi tiết, sổ tổng hợp

và nhật ký chứng từ kế toán; hướng dẫn và kiểm tra các phần hành kế toán thựchiện đầy đủ chế độ ghi chép, hạch toán đúng nguyên tắc, chuẩn mực và phươngpháp kế toán hiện hành; cung cấp thông tin tổng hợp và thông tin chi tiết cầnthiết thuộc lĩnh vực kế toán phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và điều hànhsản xuất kinh doanh có hiệu quả; cùng các phần hành kế toán hoàn thiện số liệu

để lập báo cáo theo yêu cầu của ngành và cấp trên; tham gia vào công tác phântích đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

- Phó kế toán trưởng: là người giúp kế toán trưởng về một số việc và

chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về công việc được giao; thực hiện 1 phầnhành kế toán được giao; thay mặt kế toán trưởng giả quyết các công việc củaphòng và các công việc theo yêu cầu của Giám đốc, của lãnh đạo ngành khi kế

Trang 21

toán trưởng đi vắng, làm các công việc được kế toán trưởng uỷ quyền, phâncông khi cần thiết; thực hiện các công việc khác khi được phân công.

- Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: tổ chức ghi chép, phản ánh,

tổng hợp một cách đầy đủ, trung thực tình hình hiện có và sự biến động về mặt

số lượng, chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quảlao động; có nhiệm vụ theo dõi và phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT,KPCĐ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty; lập các báo cáo về lao động,tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ

- Kế toán tiêu thụ: làm nhiệm vụ tổng hợp các chứng từ xuất kho bán

hàng, kiểm tra chứng từ, lập định khoản kế toán và ghi vào sổ tổng hợp, theodõi việc nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, kê khai, tính thuế thu nhập hàngtháng, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp; kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên cáckhoản công nợ về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá; kiểm tra giám sát việc thực hiệncác chỉ tiêu kế hoạch về quá trình bán hàng

-Kế toán giá thành: tính toán và phản ánh chính xác đầy đủ, kịp thời tình

hình phát sinh chi phí sản xuất ở các bộ phận sản xuất cũng như trong phạm vitoàn Công ty, gắn liền các loại chi phí sản xuất khác nhau theo từng loại sảnphẩm được sản xuất; tính toán kịp thời chính xác giá thành của từng loại sảnphẩm được sản xuất; kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêuthụ và các dự toán chi phí nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lãng phí, sửdụng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tham gia phân tích tình hình thựchiện kế hoạch giá thành đề xuất biện pháp để tiết kiệm chi phí và hạ thấp giáthành sản phẩm

- Kế toán thanh toán: hàng tháng căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi tiền

mặt, các chứng từ mua chi tiết thanh toán theo từng hoá đơn tương ứng vớitừng đối tượng khách hàng hay người bán Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết đểghi vào các nhật ký chứng từ và bảng kê liên quan

Trang 22

- Kế toán nguyên vật liệu: phản ánh chính xác, đầy đủ kịp thời tình hình

cung cấp vật liệu trên các mặt số lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị và thờigian cung cấp; tính toán và phân bổ chính xác, kịp thời giá trị vật liệu xuấtdùng cho các đối tượng khác nhau; kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện định mứctiêu hao vật liệu, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trường hợp sử dụng vậtliệu sai mục đích gây lãng phí; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện định mức

dự trữ vật liệu, phát hiện kịp thời các loại vật liệu ứ đọng kém phẩm chất chưacần dùng và có biện pháp giải phóng để thu hồi vốn nhanh chóng hạn chế cácthiệt hại cho Công ty; thực hiện kiểm kê vật liệu theo yêu cầu quản lý; lập cácbáo cáo về vật liệu; tham gia phân tích các kế hoạch về thu mua, dự trữ, sửdụng vật liệu

- Kế toán tài sản cố định: ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp

thời số hiện có và tình hình tăng giảm TSCĐ của toàn Công ty cũng như ởtừng bộ phận trên các mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu, giá trị, đồng thờikiểm soát chặt chẽ việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng TSCĐ ở các bộphận khác nhau nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản; phản ánh và kiểmtra chặt chẽ các khoản chi phí sửa chữa lớn TSCĐ; hàng tháng căn cứ váonguyên giá TSCĐ hiện có và tỷ lệ khấu hao do Nhà nước quy định để tiếnhành tính toán khấu hao cho các đối tượng; kiểm soát thường xuyên chặt chẽcác khoản thanh toán công nợ về đầu tư TSCĐ và sửa chữa TSCĐ

- Thủ quỹ: thực hiện việc thu chi tiền mặt theo chứng từ thu- chi khi

đã có đủ điều kiện theo nguyên tắc; hàng ngày kiểm kê tồn quỹ tiền mặt thực

tế và tiến hành đối chiếu với số liệu của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiềnmặt; tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của các khoản thu chi và tồn quỹ;thực hiện kiểm kê tiền mặt theo yêu cầu quản lý, lập báo cáo về thu chi tiềnmặt; thực hiện các công việc khác khi được phân công

Trang 23

- Các nhân viên thống kê ở các xí nghiệp thành viên: làm nhiệm vụ

theo dõi các khoản thu chi về tài chính, sản xuất cũng như bán hàng

1.4.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty

1.4.2.1 Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty

- Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/QĐ- BTC của

- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: để trích khấu hao TSCĐ, Công

ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng theo tiêu thức sản lượng,được áp dụng theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của

Bộ trưởng Bộ tài chính Công ty tự trích khấu hao dựa trên thời gian sử dụng

dự kiến của từng loại TSCĐ mà nhà nước quy định

Trang 24

- Phương pháp tính giá thành sản phẩm: theo phương pháp phân bước

có tính giá thành nửa thành phẩm

- Đơn vị tiền tệ kế toán áp dụng trong ghi chép kế toán là VNĐ.Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác nhau theo tỷ giácông bố của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Các phương chứng từ sử dụng trong khâu xuất vật tư: phiếu yêu cầulĩnh vật tư, phiếu xuất vật tư (mẫu số 02- VT), thẻ kho (mẫu số 06- VT),…

- Hạch toán thanh toán:

Biên bản đối chiếu công nợ, giấy báo Nợ, giấy báo Có, phiếu thu(mẫu số 01- TT), phiếu chi (mẫu số 02- TT), giấy đề nghị thanh toán tiềntạm ứng (mẫu số 04- TT), sổ bảng kê của ngân hàng kém chứng từ gốc,…

Trang 25

thanh toán BHXH (mẫu số 04- LĐTL), bảng thanh toán tiền thưởng (mẫu số05- LĐTL),…

- Hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm:

Phiếu nhập kho thành phẩm (mẫu số 01- VT), hoá đơn bán hàng kiêmphiếu xuất kho (hoá đơn giá trị gia tăng), báo cáo nhập- xuất- tồn kho thànhphẩm, thẻ kho, phiếu thu, giấy báo Có của ngân hàng,…

- Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành phẩm:

Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng phân bổ vật liệu, công cụdụng cụ; bảng kiểm kê bán thành phẩm; bảng tính và phân bổ khấu haoTSCĐ; hoá đơn giá trị gia tăng của vật tư hàng hoá, dịch vụ mua ngoài; cácchứng từ khác phản ánh chi phí bằng tiền khác,…

1.4.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

Công ty sử dụng hệ thống tài khoản áp dụng cho doanh nghiệp sảnxuất do nhà nước ban hành theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày1/11/1995 cua Bộ tài chính, sang niên độ kế toán 2004 Công ty còn căn cứvào thông tư 89/2002/TT- BTC ngày 9/10/2002 để sửa đổi ký hiệu và nộidung một số tài khoản trong quá trình hạch toán

Đến cuối tháng, căn cứ vào các Nhật ký chứng từ và Bảng kê để tổnghợp tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Sổ cái của từng tàikhoản, từ đó ghi vào các báo cáo kế toán liên quan Sổ cái các tài khoảnđược mở riêng cho từng năm và chi tiết cho 12 tháng

Trang 26

Sơ đồ 1.2: Hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký chứng từ

tại Công ty

Ghi chú:

Ghi hàng ngàyGhi cuối thángĐối chiếu, kiểm traCác loại sổ kế toán được sử dụng trong các phần hành chính:

- Hạch toán nguyên vật liệu: Bảng phân bổ vật liệu,công cụ dụng cụ;

Sổ chi tiết vật liệu; Sổ chi tiết thanh toán với người bán; Nhật ký chứng từ số

1 , 2, 3, 4, 5, 6, 7, 10; Sổ cái tài khoản 153, 331,…; Bảng kê số 3; Sổ quỹ tàikhoản 111, 112

- Hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thanh toán vớingười lao động: Bảng phân bổ số 1; Nhật ký chứng từ số 1, 2, 7; Bảng kê số

4, 5, 6; Sổ cái tài khoản 334, 338, 622, 627

Chứng từ gốc và các bảng phân bổ

Nhật ký chứng từ

chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ cái

Báo cáo tài chính

Trang 27

- Hạch toán TSCĐ: Sổ theo dõi tổng hợp tình hình tăng giảm TSCĐ;Bảng tính và phân bổ khấu hao; Bảng kê số 4, 5, 6; Nhật ký chứng từ số 1,

2, 4, 5, 7, 9, 10; Sổ cái tài khoản: 211, 213, 214, 241

- Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm:

Sổ chi phí sản xuất kinh doanh, thẻ tính giá thành sản phẩm; Bảng kê số 4, 5,6; Nhật ký chứng từ số 7; Sổ cái tài khoản 621, 622, 627, 154

- Hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: Sổ chi tiết bán hàng

sổ chi tiết giá vốn hàng bán, sổ chi tiết thanh toán với khách hàng; Bảng kê

số 8, 9, 10; Nhật ký chứng từ số 8; Sổ cái tài khoản 155 111, 112, 131, 632,

511, 512, 531, 532, 641, 642, 911; Sổ quỹ tài khoản 111, 112; Báo cáo xuất- tồn thành phẩm; Báo cáo tổng hợp tiêu thụ

nhập-1.4.2.5 Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán

Công ty sử dụng 3 trong 4 loại báo cáo tài chính bắt buộc theo quyđịnh của Bộ tài chính, đó là:

- Bảng cân đối kế toán (mẫu B01- DN)

- Báo cáo kết quả kinh doanh (mẫu B02- DN)

- Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09- DN)

Hàng quý Công ty còn lập các báo cáo tài chính khác, như:

- Bảng công bố, công khai một số chỉ tiêu tài chính

- Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách

- Báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ

- Báo cáo tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác

- Báo cáo tình hình tiền lương và thu nhập

Khi có yêu cầu của nhà quản trị, các báo cáo quản trị được lập như:Báo cáo chi tiết kết quả kinh doanh; Báo cáo chi phí bán hàng- chi phí quản

lý doanh nghiệp; Báo cáo giá thành; Báo cáo sản lượng; Báo cáo quỹ lương;Báo cáo tăng giảm vốn khấu hao;…

Trang 28

Một số báo cáo kiểm kê được dùng tại Công ty: Báo cáo kiểm kê vốnbằng tiền; Báo cáo kiểm kê nguyên vật liệu và tài sản khác; Báo cáo kiểm kê

số lượng TSCĐ: Báo cáo kiểm kê hàng dự trữ;…

Công ty có nghĩa vụ thực hiện chế độ công bố thông tin theo quy địnhcủa pháp luật Sau khi kết thúc năm tài chính, Công ty phải gửi báo cáo tàichính và báo cáo tình hình hoạt động trong năm theo quy định của pháp luậtlên các cơ quan chức năng có thẩm quyền như: Sở tài chính Hà Nội, Cơquan kiểm toán nhà nước, Cục thuế Hà Nội, Cục thống kê Hà Nội, Tổngcông ty Rượu- Bia- Nước giải khát Hà Nội

Trang 29

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI

Sản phẩm của Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội chủ yếu là cồn tinh chế

và rượu các loại Đây là những sản phẩm luôn có chu lỳ sản xuất dài, liêntục không chịu ảnh hưởng của nhân tố mùa vụ, tuy nhiên vào dịp gần tết sảnphẩm luôn được người tiêu dùng tiêu thụ với số lượng lớn Song trong từngtháng nhu cầu tiêu thụ vẫn rất cao

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế mở đang diễn ra như vũ báotrên toàn thế giới và Việt Nam đã chính thức trở thành viên của tổ chứcWTO, Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội không những sản xuất sản phẩm đểphục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thếgiới và được đánh giá cao

a Thị trường trong nước:

Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội có 1 chi nhánh ở TP Hồ Chí Minh

và hệ thống đại lý phân phối và tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố trong cảnước Công ty có hệ thống kênh phân phối sản phẩm được mở rộng và pháttriển khắp trong cả nước, cụ thể: năm 2005 có 135 đại lý thì năm 2006 đãtăng 224 đại lý, trong đó miền Bắc là 177, miền Trung là 25 và miền Nam là22; năm 2007 Công ty mở rộng tiêu thụ sang các tỉnh miền Trung và miềnNam, Tây Nam Bộ

Trang 30

b Thị trường quốc tế:

Qua gần 30 năm phát triển thị trường quốc tế, sản phẩm của Công ty

đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, nhất là thị trường truyềnthống như các nước khu vực Đông Âu Những năm gần đây sản phẩm củaCông ty đã được các nước Châu Á đón nhận và đánh giá cao như các nướcHàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan Đặc biệt là thị trường đòi hỏi khắt khe vềchất lượng như Nhật Bản, thì sản phẩm của Công ty cũng đã có mặt để đápứng nhu cầu ngày một tăng của người tiêu dùng Nhật Bản Năm 2007 Công

ty còn xuất khẩu sang các thị trường như Lào, Campuchia, các sản phẩm caocấp dự kiến sẽ xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong thời gian tới Với nhữngtiềm năng lớn này, hiện nay Công ty đang phát huy những lợi thế cạnh tranh,đầu tư chiều sâu, tích cực xúc tiến thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu sảnphẩm ra nước ngoài một cách bền vững Những sản phẩm có chất lượng cao,giá cả hợp lý kết hợp với kiểu dáng và bao bì hấp dẫn phù hợp với thị hiếutiêu dùng sẽ là những bí quyết của Công ty để từng bước khẳng định được vịthế thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế

2.1.2 Kế toán giá vốn hàng bán tại Công ty cổ phần Cồn Rượu

Trang 31

Do các nghiệp vụ bán hàng của Công ty diễn ra một cách thườngxuyên liên tục, khối lượng tính toán của kế toán rất nhiều nên Công ty xácđịnh giá vốn hàng bán theo phương pháp bình quân gia quyền.

Theo phương pháp này trị giá vốn của hàng xuất kho được tính theocông thức sau:

Giá vốn hàng xuất kho= Số lượng của từng loại hàng xuất kho x giáđơn vị bình quân

Trong đó giá đơn vị bình quân được xác định bằng cách:

Cách tính này cho phép Công ty giảm nhẹ khối lượng tính toán nhưng

độ chính xác của công việc phụ thuộc vào tình hình biến động giá cả hànghóa

Căn cứ vào phiếu đặt hàng của khách hàng, kế toán sẽ lập hóa đơn giátrị gia tăng và phiếu xuất kho:

* Hóa đơn giá trị gia tăng (Mẫu số 01GTKT-3LL)

Hóa đơn này được lập làm 3 liên Liên 1 lưu ở phòng kế toán, liên 2giao cho khách hàng, liên 3 nội bộ

Khách hàng căn cứ vào hoá đơn nộp tiền cho thủ quỹ, thủ kho sau khikiểm tra tính hợp lý hợp pháp của chứng từ sẽ tiến hành xuất kho theo sốlượng hàng ghi trên hóa đơn, ký xác nhận vào hóa đơn

Ví dụ: Ngày 27/11/2007 xuất hàng cho anh Kiên thuộc Công ty tráchnhiệm hữu hạn Trung Nam Sau khi viết phiếu xuất kho và nhận được sốlượng xuất kho, kế toán lập hoá đơn GTGT

= Giá thực tế từng loại tồn kho cuối kỳ trước (đầu kỳ này)

Số lượng thực tế từng loại hàng tồn kho cuối kỳ trước

Giá đơn vị

bình quân

cuối kỳ trước

Trang 32

Biểu 2.1

* Phiếu xuất kho (Mẫu số 02-VT)

Là chứng từ theo dõi số lượng hàng hoá thành phẩm đã được xuấtkho Phiếu này được lập thành 3 liên: liên 1 lưu tại phòng kinh doanh, liên 2giao cho khách hàng, liên 3 giao cho phòng tài vụ

HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Liên 3: Nội bộ Mẫu số:01GTKT-3LL-01

Ký hiệu: AA/2007T

Số hóa đơn:0000440Ngày 27/112007

Tên khách hàng: Nguyễn Thu Kiên………….Mã số khách hàng: HNTK

Tên đơn vị: Công ty TNHH Trung Nam…… Mã số thuế: 0101864833

Địa chỉ: Số 39 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy-HN Số hợp đồng 8:22/9/2007Địa chỉ giao hàng: Số 39 Trần Quốc Hoàn Hình thức thanh toán TM

Mã hàng Tên hàng hoá Đơn vị Số lượng Đơn

giá Thành tiền RHNC 35c Rượu HN 35%-Can 2 lít

RVKX395075 Rượu Vodka xanh HN

39,5%V-750ml(10K*12chai

chai 120 35000 4200000

Cộng tiền hàng chưa có thuế GTGT 9640000

Cộng tiền hàng có thuế GTGT 10604000Chiết khấu TM

Chiết khấu thanh toán

Số tiền viết bằng chữ: mười triệu sáu trăm không bốn nghìn đồng

Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị

(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên, đóng dấu)

Ngày đăng: 26/01/2013, 10:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Mô hình tổ chức bộ máy quản lý Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội - Hoàn thiện Kế toán Tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội
h ình tổ chức bộ máy quản lý Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội (Trang 12)
Sơ đồ 1.3 - Hoàn thiện Kế toán Tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội
Sơ đồ 1.3 (Trang 12)
Sơ đồ 1.3 - Hoàn thiện Kế toán Tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội
Sơ đồ 1.3 (Trang 12)
SƠ ĐỒ 1.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI - Hoàn thiện Kế toán Tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội
SƠ ĐỒ 1.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI (Trang 19)
SƠ ĐỒ 1.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI - Hoàn thiện Kế toán Tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội
SƠ ĐỒ 1.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI (Trang 19)
Sơ đồ 1.2: Hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký chứng từ tại Công ty - Hoàn thiện Kế toán Tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội
Sơ đồ 1.2 Hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký chứng từ tại Công ty (Trang 26)
Sơ đồ 1.2: Hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký chứng từ tại Công ty - Hoàn thiện Kế toán Tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội
Sơ đồ 1.2 Hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký chứng từ tại Công ty (Trang 26)
Sơ đồ 1.2: Hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký chứng từ tại Công ty - Hoàn thiện Kế toán Tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội
Sơ đồ 1.2 Hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký chứng từ tại Công ty (Trang 26)
Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại theo mẫu Biểu số 2.8. - Hoàn thiện Kế toán Tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội
Bảng t ổng hợp chứng từ gốc cùng loại theo mẫu Biểu số 2.8 (Trang 44)
Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại theo mẫu Biểu số 2.8. - Hoàn thiện Kế toán Tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội
Bảng t ổng hợp chứng từ gốc cùng loại theo mẫu Biểu số 2.8 (Trang 44)
BIỂU 2. 8: BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ GỐC CÙNG LOẠI - Hoàn thiện Kế toán Tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội
2. 8: BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ GỐC CÙNG LOẠI (Trang 45)
Giá vốn của hàng hóa sẽ được phản ánh vào bảng tổng hợp Nhập- Xuất- Tồn, theo mẫu Biểu 2.10. - Hoàn thiện Kế toán Tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội
i á vốn của hàng hóa sẽ được phản ánh vào bảng tổng hợp Nhập- Xuất- Tồn, theo mẫu Biểu 2.10 (Trang 47)
Biểu 2.10 BẢNG KÊ TỔNG HỢP NHẬP- XUẤT- TỒN - Hoàn thiện Kế toán Tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội
i ểu 2.10 BẢNG KÊ TỔNG HỢP NHẬP- XUẤT- TỒN (Trang 49)
Căn cứ vào các sổ cái đã lập cho các tài khoản kế toán lập bảng cân đối phát sinh các tài khoản, lập bảng cân đối kế toán. - Hoàn thiện Kế toán Tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội
n cứ vào các sổ cái đã lập cho các tài khoản kế toán lập bảng cân đối phát sinh các tài khoản, lập bảng cân đối kế toán (Trang 52)
Khi áp dụng trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “Nhật ký chung” kế toán tiêu thụ sẽ phải sử dụng các sổ kế toán sau: - Hoàn thiện Kế toán Tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội
hi áp dụng trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “Nhật ký chung” kế toán tiêu thụ sẽ phải sử dụng các sổ kế toán sau: (Trang 60)
Bảng cân đối - Hoàn thiện Kế toán Tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội
Bảng c ân đối (Trang 60)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w