Những tồn tại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện Kế toán Tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội (Trang 56)

Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, công tác kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ sản phẩm nói riêng tại Công ty cổ phẩn Cồn Rượu Hà Nội còn có những mặt hạn chế sau:

* Về hệ thống tài khoản

Hệ thống tài khoản kế toán của Công ty hiện nay vẫn sử dụng theo quyết định cũ. Do vậy hiện nay Công ty vẫn chưa tiến hành hạch toán một số nghiệp vụ theo quy định mới và vẫn chưa đưa vào sử dụng một số tài khoản mới.

Trong các tài khoản mà Công ty sử dụng không có tài khoản 156- Hang hóa. Đối với một số mặt hàng Công ty nhập về cho vào kho nhưng Công ty vẫn cho vào tài khoản 155- Thành phẩm, điều này là không đúng chế độ hiện hành và gây nhầm lẫn trong quá trình hạch toán.

* Về tổ chức hệ thống kế toán

Để giảm bớt công tác kế toán hiện nay các phòng đều được trang bị máy tính khá đầy đủ nhưng công tác kế toán về cơ bản vẫn mang tính chất thủ công. Vì thế công tác kế toán tốn nhiều công sức của con người mà độ chính xác lai không cao.

Công ty đang áp dụng trình tự ghi sổ theo hình thức “Nhật ký chứng từ”. Nhược điểm của hình thức này là mẫu sổ các kiểu bàn cờ không thuận tiện cho việc xử lý thông tin trên máy vi tính.

* Về xác định giá vốn hàng bán

Công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để xác định giá vốn hàng bán. Trong đó sử dụng giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước, cách tính này cho phép giảm nhẹ khối lượng tính toán của kế toán nhưng độ chính xác của công việc tính giá phụ thuộc vào tình hình biến động của giá cả hàng hóa. Nếu giá cả thị trường hàng hóa có sự biến động lớn thì sẽ ảnh hưởng lớn tới độ chính xác của việc tính giá này, có những trường hợp khiến cho giá trị hàng hóa tồn kho bị âm.

* Một số vấn đề khác

Việc hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được chi tiết tưng khoản chi phí phát sinh, từ đó có thể đối chiếu dễ dàng giữa các kỳ và có biện pháp sử dụng chi phí hợp lý. Tuy nhiên, nhiều khoản mục chi phí chung như tiền điện, nước, tiền điện thoại, công tác phí nhân viên kế toán vẫn để xảy ra tình trạng hạch toán trùng giữa 2 loại chi phí này. Công ty nên phân bổ rã ràng 2 loại chi phí nêu trên để xác định đúng lợi nhuận.

Việc trả lương cho công nhân sản xuất và nhân viên làm việc thêm vào những ngày nghỉ, ngày lễ hoặc làm thêm giờ vào ngày thường: hiện nay Công ty vẫn trả lương cho người làm vào những ngày này như những ngày thường. như vậy là không đúng chế độ, chưa đảm bảo công bằng cho công

nhân và chưa khuyến khích được nhân viên hăng hái làm việc, nâng cao hiệu quả lao động.

3.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phẩn Cồn Rượu Hà Nội

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tiêu thụ nói riêng tại Công ty cổ phần Cồn Rườu Hà Nội, em nhận thấy bên cạnh những kết quả đã đạt được thì kế toán tiêu thụ tại Công ty vẫn còn một số nhược điểm nhất định. Sau đây em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến riêng của mình với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội.

3.2.1 Kiến nghị về hệ thống tài khoản kế toán

Do Công ty vẫn sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định cũ, Công ty cần tiến hành nghiên cứu áp dụng danh mục các tài khoản mới theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 20/3/2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, nhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu quản lý và trình độ kế toán trong tình hình hiện nay. Mỗi tài khoản kế toán phản ánh một đối tượng kế toán, các tài khoản chi tiết (cấp 2, cấp 3) có thể tổ chức theo đặc điểm của Công ty.

Công ty nên đưa tài khoản 156- Hàng hoá vào sử dụng. Những mặt hàng nào Công ty mua về nhập kho để đem bán thì hạch toán vào tài khoản này. Tài khoản Hàng hoá có kết cấu như sau:

TK 156: Hàng hóa

Bên Nợ: trị giá mua của hàng hóa theo hóa đơn mua hàng (bao gồm các loại thuế không được hoàn lại); chi phí thu mua hàng hóa

Bên Có: trị giá hàng hóa xuất kho để đem bán, giao đại lý hoặc để sử dụng cho sản xuất kinh doanh; các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua được hưởng….

Số dư bên Nợ: trị giá mua vào của hàng hóatồn kho; chi phí thu mua hàng hóa tồn kho.

TK 156 có thể mở chi tiết cho từng loại hàng, mở chi tiết theo 2 tài khoản cấp 2:

TK 1561: Giá mua hàng hóa

TK 1562: Chi phí thu mua hàng hóa

3.2.2 Kiến nghị về hệ thống sổ kế toán

Do đã được trang bị máy tính Công ty nên có những chuyển đổi phù hợp để ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán. Vì vậy Công ty nên xem xét chuyển đổi hình thức ghi sổ kế toán sang hình thức “Nhật ký chung” vì đây cũng là hình thức ghi sổ cho phép quản lý các nghiệp vụ kinh tế khá chặt chẽ và đặc biệt là nó thuận tiện ch việc xử lý thông tin trên máy vi tính.

Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong hình thức “Nhật ký chung” gồm: - Các sổ nhật ký chuyên dùng.

- Sổ Nhật ký chung.

- Các sổ cái các Tài khoản. - Các sổ kế toán chi tiết.

Đặc trưng cơ bản cảu hình thức này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung có thể được khái quát theo sơ sồ sau:

Chú thích:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Ghi đối chiếu

Khi áp dụng trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “Nhật ký chung” kế toán tiêu thụ sẽ phải sử dụng các sổ kế toán sau:

- Sổ Nhật ký chung

- Sổ cái các tài khoản 155. 111, 112, 131, 632, 511, 512, 531, 532, 641, 642, 911

- Các sổ và thẻ kế toán chi tiết.

3.2.3 Kiến nghị về cách xác định giá vốn hàng bán

Hiện nay Công ty xác định giá vốn hàng bán theo phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước, phương pháp này tuy có thể giảm nhẹ khối

Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Sổ tổng hợp chi tiết

Sổ cái

Bảng cân đối

lượng tính toán của kế toán nhưng độ chính xác không cao vì nó phụ thuộc vào tình hình biến động giá cả hàng hóa. Theo em Công ty nên chuyển sang áp dụng phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập.

Theo cách tính này, sau mỗi lần nhập, kế toán phải xác định giá bình quân của từng danh điểm hàng hóa theo công thức sau:

Do đó, trị giá mua của từng loại hàng xuất kho là:

Trong đó số lượng từng loại hàng xuất kho ở đây là lượng hàng xuất kho giữa hai lần nhập kế tiếp.

Ưu điểm của cách tính này là cho phép kế toán tính giá hàng hóa xuất kho kịp thời nhưng khối lượng công việc tính toán nhiều và cũng phải tính giá theo từng danh điểm hàng hóa.

3.2.4 Một số kiến nghị khác

* Về việc trả lương cho người lao động làm thêm vào những ngày nghỉ

Những ngày người lao động làm thêm như ngày chủ nhật, lễ tết… họ vẫn không được trả thêm một khoản nào. Như vậy, Công ty đã không thực hiện trả lương theo đúng chế độ hiện hành. Theo chế độ quy định đối với các doanh nghiệp sản xuất: “khi làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn quy định thì mức lương trả thêm được Nhà nước quy định bằng 150% nếu làm thêm vào ngày thường, bằng 200% nếu làm thêm vào ngày nghỉ cuối tuần và bằng 300% nếu làm thêm vào ngày lễ. Nếu doanh nghiệp bố trí làm việc vào ban đêm,

Giá đơn vị bình quân sau mỗi

lần nhập =

Giá trị thực tế tưng loại hàng tồn kho sau mỗi lần nhập

Số lượng thực tế từng loại hàng tồn kho sau mỗi lần nhập

Trị giá mua của từng

ngoài lương hưởng theo thời gian còn phải trả thêm ít nhất 30% theo lương thực tế cho người lao động.”

Vì vậy để khuyến khích người lao động trong công việc cũng như động lực để làm việc hiệu quả hơn Công ty nên xem xét lại cách trả lương cho hợp lý.

* Về phân công và đào tạo cán bộ kế toán

Bộ máy kế toán của Công ty được bố trí theo từng phần hành cụ thể là khá hợp lý. Tuy nhiên để nâng cao trình độ nghiệp vụ của các nhân viên kế toán, vài năm một lần, các kế toán viên nên đổi phần việc của mình cho người khác để mỗi người có tầm nhìn khái quát hơn về kế toán, không những hiểu sâu sắc hơn phần hành mình đang đảm nhận mà còn cả những phần hành khác nữa. Sự thay đổi này sẽ khiến cho việc kế toán được phối hợp nhịp nhàng hơn.

Hàng năm. Công ty cũng nên có chính sách đào tạo để nâng cao trình độ cho các kế toán viên, cụ thể như cấp kinh phí đào tạo lại, thường xuyên cho kế toán tham dự các lớp huấn luyện nâng cao do Bộ Tài chính tổ chức và có những cải tiến để đưa kế toán máy vào ứng dụng rộng rãi làm giảm bớt khối lượng công tác kế toán.

Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để phát huy hết khả năng, tiềm lực của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng mặt khác lại đặt các doanh nghiệp trước những thử thách to lớn đó là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Chính vì vậy vấn đề tiêu thụ có một ý nghĩa sống còn đối với mọi doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra cho bất kỳ công ty nào là làm sao khâu tiêu thụ đạt hiệu quả cao nhất và được theo dõi quản lý một cách chính xác nhất. Do đó việc hoàn thiện quá trình hạch toán tiêu thụ là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tổ chức tốt hoạt động tiêu thụ hàng hóa của mình một cách có hiệu quả hơn đồng thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thêm các công cụ để quản lý tốt hơn hoạt động tiêu thụ nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh của công ty nói chung đảm bảo lấy thu bù chi và có lãi, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước và nâng cao đời sống cho người lao động. Nhận thức được điều này, Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội đã không ngừng phấn đấu hoàn thiện mình để thích ứng với những thay đổi của chế độ, những biến động của nền kinh tế thị trường và ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường.

Xuất phát từ đánh giá những tồn tại cần hoàn thiện trong tổ chức kế toán tiêu thụ hàng hóa ở Công ty, em đã đưa ra một số những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa tổ chức công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa ở Công ty. Tuy nhiên do kinh nghiệm và khả năng còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót. Vì vậy em kinh mong sự góp ý của thầy cô giáo và các cô chú trong Công ty để bài viết của em được hoàn chỉnh.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo- PGS TS Nguyễn Ngoc Quang và các cô chú phòng Kế toán của Công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề của mình.

1. Điều lệ Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội.

2. Báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 của Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội.

3. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 20/3/2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp.

4. Website Bộ tài chính: www.mof.gov.vn

5. Website Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội: www.halico.com.vn

6. Giáo trình kế toán tài chính, chủ biên: PGS.TS Nguyễn Văn Công. ĐH Kinh tế quốc dân.

7. Luật kế toán, số 03/2003/QH ban hành ngày 17/06/2003, có hiệu lực từ ngày 01/01/2004.

8. Luật Doanh nghiệp do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29/11/2005.

9. Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện Kế toán Tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w