CHƯƠNG 1 TÌM HIỂU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG 1.1. Chức năng, phạm vi hoạt động và ngành nghề kinh doanh của ngân hàng TMCP Tiên Phong 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Tiên Phong 1.1.1.1. Quá trình hình thành của TPBank Tên gọi: Ngân hàng TMCP Tiên Phong Tên Tiếng Anh: Tien Phong Commercial Joint Stock Bank Tên viết tắt: TPBank Mã số thuế: 0102744865 Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Đỗ Minh Phú Trụ sở chính: 57 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Thành lập: 05052008 Điện thoại: (8424) 37 683 683 Fax: (8424) 37 688 979 Website: https:tpb.vn Vốn điều lệ: 5.842.105.000.000 đồng (Năm ngàn tám trăm bốn mươi hai tỷ một trăm không năm triệu đồng)
Trang 1CHƯƠNG 1 TÌM HIỂU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG
1.1 Chức năng, phạm vi hoạt động và ngành nghề kinh doanh của ngân hàng TMCP Tiên Phong
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Tiên Phong
1.1.1.1 Quá trình hình thành của TPBank
Tên gọi: Ngân hàng TMCP Tiên Phong
Tên Tiếng Anh: Tien Phong Commercial Joint Stock Bank
Tên viết tắt: TPBank
Mã số thuế: 0102744865
Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Đỗ Minh Phú
Trụ sở chính: 57 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
1.1.1.2 Quá trình phát triển của TPBank
- Tháng 5/2008: TPBank nhận giấy phép thành lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,TPBank đã hoàn tất việc triển khai hệ thống ngân hàng lõi Flexcube
- Tháng 6/2008: TPBank chính thức hoạt động TPBank đã ký kết hợp tác chiến lượctoàn diện với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và khung hợp tácchung với Ngân hàng Citi Group
- Tháng 8/2008: TPBank gia nhập liên minh mạng thanh toán lớn nhất Việt Nam
Trang 2- Tháng 9/2008: TPBank chính thức đăng ký với UBCK hoạt động dưới hình thứcCông ty đại chúng.
- Tháng 10/2008: TPBank khai trương TPBank - Chi nhánh Tp HCM và ra mắt dịch
vụ Internet Banking dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp
- Tháng 12/2008: TPBank nhận chứng chỉ ISO 9001:2000 cho toàn bộ hoạt động, sảnphẩm, dịch vụ của TPBank
- Năm 2009: Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất của TPBank được tổ chức tại tháng3/2009 định hướng phát triển trong năm 2009 và các năm tiếp theo
- Năm 2010: TPBank tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai vào tháng 3/2010.TPBank chính thức được kết nối liên thông với hệ thống 1.100 máy ATM của Ngânhàng Đông Á (thuộc liên minh thẻ VNBC)
- Năm 2011: Tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường vào tháng 8/2011 và Đại hộiđồng cổ đông lần thứ ba vào tháng 4/2011 Khai trương quỹ tiết kiệm
- Năm 2012: Tổ chức Đại hội đồng Cổ đông vào tháng 4/2012 và khai trương cácPhòng giao dịch Lê Ngọc Hân, Phú Xuyên, Đinh Tiên Hoàng
- Năm 2013: Ra mắt giải pháp công nghệ eCounter - eGold và Thẻ tiêu dùng Đa tiệních - các giải pháp công nghệ thông minh lần đầu tiên tại Việt Nam
- Năm 2014: TPBank trở thành Ngân hàng đầu tiên trên cả nước ra mắt phiên bảneBank trên nền công nghệ HTML5 có tính năng nhất thể hóa cả hai phiên bản MobileBanking và Internet Banking vào tháng 9/2014
- Năm 2015: Trong năm này, TPBank đẩy mạnh việc khai trương ở nhiều địa điểm trêncác địa bàn trên toàn quốc
- Năm 2016: TPBank ra mắt phiên bản Ebank v.7.0 – tự do cá nhân hóa & Ebank Biz –HTML5 cho doanh nghiệp vào tháng 6/2016 và ra mắt thẻ tín dụng TPBank WorldMasterCard vào tháng 8/2016
- Năm 2017: TPBank chính thức ra mắt hệ thống điểm giao dịch tự động 24/7
Trang 3nghiệp; ứng dụng thanh toán bằng mã QR- TPBank QuickPay; ra mắt trợ lý ảo T'aiophục vụ khách hàng nhờ ứng dụng trí thông minh nhân tạo.
1.1.2 Phạm vi hoạt động
Hoạt động khắp cả nước
Mạng lưới ngân hàng TPBank bao gồm: 1 hội sở chính, 1 văn phòng đại diện,
64 điểm giao dịch (30 chi nhánh, 34 phòng giao dịch), 116 ATM cùng với 48 điểm giaodịch tự động LiveBank
1.1.3 Ngành nghề kinh doanh của TPBank
Loại hình kinh doanh: Tài chính
Các ngành nghề kinh doanh chính của Ngân hàng bao gồm:
- Hoạt động trung gian tiền tệ khác, mã ngành K6419 (chính)
- Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh G4773
- Bán buôn kim loại và quặng kim loại, mã ngành G4662
Bảng 1.1 Danh mục sản phẩm của TPBank
Cá nhân
Các sản phẩm thẻTài khoản
Tiết kiệmCác sản phẩm cho vayChuyển và nhận tiền
Doanh nghiệp
Dịch vụ cho vay và tài trợ thương mạiDịch vụ thanh toán trong nước
Dịch vụ bảo lãnhThanh toán quốc tếDịch vụ quản lý tiền gửiDịch vụ ngoại hốiDịch vụ thẻ doanh nghiệpNgân hàng điện tử eBank cá nhân
eBank doanh nghiệpNgân hàng số Điểm giao dịch tự động 24/7 (LiveBank)
(Nguồn: TPBank)
Trang 41.2 Tổ chức bộ máy quản trị hiện nay của TPBank 1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản trị của TPBank
Trang 5(Nguồn: Phòng quản trị nhân sự TPBank)
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)
Đại hội đồng Cổ đông
(AGM)Ban kiểm soát
Trung tâm kiểm
soát Nội bộ
Ủy ban điều hành (EXCO)Ban điều hành (BOM)
Hội đồng quản trị (BOD)
Ủy ban quản lý tài sản Nợ -
Có (ALCO)
Ủy bạn Quản trị Rủi ro
(ARCO)
Ủy ban Nhân sự (NORCO)
Ủy ban tín dụng (CRCO)
Ủy ban đầu tư (INCO)
Khối
CN TT
Trung tâm truyền thông, QLTH và Marketing
Khối tài chính
Khối
QT rủi ro
Khối tín dụng
Khối pháp chế
GS
và xử
lý nợ
Khối ngân hàng
cá nhân
Khối ngân hàng doanh nghiệp
Khối bán trực tiếp
Khối nguồn vốn và thị trường tài chính
Khổi đầu tư
và KHDN lớn
Khối kinh doanhKhối hỗ trợ quản trị
Khối hỗ trợ vận hành
Các chi nhánh/ Trung tâm kinh doanh/ Đơn vị kinh doanh
Trang 61.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong TPBank
1.2.2.1 Chức năng nhiệm vụ của ban lãnh đạo TPBank
a Đại hội đồng cổ đông (AGM)
- Gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất củangân hàng
- Thông qua định hướng phát triển của Ngân hàng
- Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý điều hành của Ngân hàng Quyếtđịnh mức thù lao, thưởng và các lợi ích khác đối với thành viên Quyết định đầu tư,mua, bán tài sản của Ngân hàng có giá trị từ 20% trở lên so với Vốn Điều lệ của Ngânhàng ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất Quyết định việc chia,tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể hoặc yêu cầu Tòa án
mở thủ tục phá sản Ngân hàng…
- Các quyền hạn và nhiệm vụ khác theo quy định tại Điều lệ này và quy địnhpháp luật có liên quan
b Hội đồng quản trị (BOD)
- Chịu trách nhiệm triển khai việc thành lập, khai trương hoạt động của Ngânhàng sau cuộc họp ĐHĐCĐ đầu tiên
- Quyết định việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp.Quyết định đầu tư, giao dịch mua, bán tài sản của Ngân hàng từ 10% trở lên so vớiVốn Điều lệ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất, trừ các khoản đầu
tư, giao dịch mua, bán tài sản của Ngân hàng Quyết định các khoản cấp tín dụng theoquy định trừ các giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ Kiểm tra, giámsát, chỉ đạo TGĐ thực hiện nhiệm vụ được phân công; đánh giá hằng năm về hiệu quảlàm việc của TGĐ Quyết định chính sách quản lý rủi ro và giám sát việc thực thi cácbiện pháp phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng Xem xét, phê duyệt báo cáo thườngniên…
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Điều lệ, ủy quyền của
Trang 7ĐHĐCĐ, quy định nội bộ của Ngân hàng và quy định của pháp luật.
c Ban kiểm soát
- Giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều lệ này trong việc quảntrị, điều hành Ngân hàng
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, đình chỉ và quyết định mức lương, lợi ích khácđối với các chức danh thuộc bộ phận kiểm toán nội bộ;
- Thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ; có quyền sử dụng tư vấn độc lập và quyềnđược tiếp cận, cung cấp đủ, chính xác, kịp thời các thông tin, tài liệu liên quan đến hoạtđộng quản lý, điều hành Ngân hàng để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao
- Kiểm tra sổ kế toán, các tài liệu khác và công việc quản lý, điều hành hoạt độngcủa Ngân hàng
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định pháp luật
- Trung tâm kiểm soát nội bộ: là tập hợp bao gồm các chính sách, quy trình, quy
định nội bộ, các thông lệ, cơ cấu tổ chức của ngân hàng, được thiết lập và được tổ chứcthực hiện nhằm đạt được các mục tiêu của ngân hàng và đảm bảo phòng ngừa, pháthiện và xử lý kịp thời các rủi ro xảy ra
d Ủy ban điều hành (EXCO)
- Ủy ban nhân sự (NORCO): Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành
viên về quy mô và cơ cấu tổ chức và chiến lược phát triển của tổ chức tín dụng phingân hàng; xử lý các vấn đề về nhân sự phát sinh; Ban hành các quy định nội bộ của tổchức tín dụng phi ngân hàng về chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, quy chế tuyểnchọn nhân sự, đào tạo và các chính sách đãi ngộ khác đối với người điều hành, cán bộ,nhân viên của tổ chức
- Ủy ban quản trị rủi ro (ARCO): là cơ quan tham mưu cho Hội đồng quản trị về
các vấn đề liên quan đến quản lý rủi ro tại TP Bank; giám sát hoạt động của Ban điềuhành trong quản lý rủi ro tín dụng, thị trường, thanh khoản, vận hành và các rủi ro khác
Trang 8ảnh hưởng đến hoạt động của TP Bank, đảm bảo ngân hàng có một khung chương trình
và quy trình quản lý rủi ro hoạt động hiệu quả
- Ủy ban quản lý tài sản nợ - có (ALCO) chịu trách nhiệm điều phối chiến lược
vay và cho vay của ngân hàng và mua lại các quỹ nhằm đáp ứng mục tiêu lợi nhuận khilãi suất thay đổi Giám sát hành động của cục dự trữ có thể tác động đến lãi suất cácquỹ
- Ủy ban tín dụng (CRCO) có các nhiệm vụ sau: (1) Tham mưu cho Hội đồng
quản trị các vấn đề về xây dựng chiến lược, định hướng phát triển tín dụng; (2) Phêduyệt quy chế, quy định, quy trình liên quan đến việc cấp tín dụng, hệ thống xếp hạngtín dụng nội bộ, chính sách tín dụng, sản phẩm tín dụng, tổ chức các cấp phê duyệt tíndụng; (3) Phê duyệt các khoản cấp tín dụng lớn, rủi ro và các khoản cấp tín dụng theo
ủy quyền của Hội đồng quản trị
- Ủy ban đầu tư (INCO): là cơ quan giúp việc cho Hội đồng quản trị, chịu trách
nhiệm thẩm định các dự án đầu tư dưới hình thức góp vốn mua cổ phần
e Ban điều hành (BOM)
- Dự thảo kế hoạch thực hiện các hoạt động của ngân hàng
- Điều phối các thành viên để tổ chức thực hiện chiến lược, các hoạt động
- Phát triển mạng lưới bền vững
- Thúc đẩy và huy động nguồn lực tài trợ cho mạng lưới, cộng đồng
- Xem xét kết nạp và hủy bỏ tư cách thành viên
- Dự thảo/cập nhật qui chế
- Giám sát việc quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ thông qua mạng lưới của các tổchức thành viên
1.2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của ban chức năng TPBank
a Hội sở phía Nam
Bao gốm các phòng ban và chức năng tương tự ngoài Bắc
Trang 9b Khối hỗ trợ vận hành
- Khối vận hành
- Khối quản trị nguồn nhân lực: Phân tích năng suất lao động, các chỉ tiêu đo
lường kết quả công việc của các cán bộ nhân viên làm cơ sở tư vấn cho lãnh đạo về cácgiải pháp tăng năng suất lao động; Tiếp nhận hồ sơ nhân sự, nhập, lưu trữ, tổng hợp vàcung cấp các thông tin nhân sự trên toàn hệ thống; Tham mưu về bố trí vị trí công việctoàn hệ thống; Tư vấn cho khách hàng nội bộ, có khả năng phân tích và tổng hợp cácthông tin nhân sự phục vụ yêu cầu quản trị của các cấp lãnh đạo
- Khối công nghệ thông tin: Chuyên viên hệ thống mạng, chuyên viên ngân hàng
điện tử, chuyên viên hỗ trợ bảo mật: Tham gia các cuộc triển khai về giải pháp, phầnmềm dịch vụ gia tăng và thanh toán; Lập kế hoạch phát triển và tối ưu hệ thống mạng;Đảm bảo an toàn và an ninh hệ thống…
- Trung tâm truyền thông, quản lý thực hiện và marketing: Thực hiện công tác
quảng bá thương hiệu ngân hàng để đưa những dịch vụ của ngân hàng đến tay kháchhàng,… Quản lý quá trình thực hiện công tác xây dựng và giữ gìn thương hiệu,…
b Khối hỗ trợ quản trị
- Khối tài chính: chuyên viên kế toán tài chính,…
- Khối quản trị rủi ro: Mảng rủi ro thị trường, mảng rủi ro tín dụng,…: Bao quát
toàn bộ tình hình rủi ro trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng; Thu thập, phântích số liệu tín dụng, nhận xét đánh giá tình hình rủi ro của danh mục tín dụng trên toàn
hệ thống,…
- Khối tín dụng: chuyên viên thẻ tín dụng tiêu dùng, chuyên viên tín dụng bán lẻ,
chuyên viên thẩm định tín dụng, chuyên viên phân tích dữ liệu tín dụng cá nhân,…
- Khối pháp chế, giám sát và xử lý nợ: nhân viên quản lý thu hồ nợ vay, chuyên
viên xử lý nợ, chuyên viên pháp chế và kiểm soát tuân thủ,…
c Khối kinh doanh
Trang 10- Khối ngân hàng cá nhân: chuyên viên khách hàng cá nhân (Chuyên viên bán sản
phẩm tín dụng tiêu dùng), chuyên viên (nhân viên) dịch vụ khách hàng,…
- Khối ngân hàng doanh nghiệp: chuyên viên khách hàng doanh nghiệp,…
- Khối bán trực tiếp: chuyên viên kinh doanh và phát triển thị trường, chuyên
viên kinh doanh,…
- Khối nguồn vốn và thị trường tài chính: chuyên viên quản lý tiền tệ và tài trợ
thương mại,…
- Khối đầu tư và khách hàng doanh nghiệp lớn: Xây dựng chiến lược khách
hàng doanh nghiệp lớn, cơ cấu, mô hình họat động, chính sách; Phối hợp với Phòngquản trị sản phẩm xây dựng các gói sản phẩm phù hợp và các giải pháp cho khách hànglớn; Phối hợp với các đơn vị thực hiện bán với khách hàng doanh nghiệp lớn; Chămsóc các khách hàng hiện tại và bán chéo các sản phẩm tín dụng và phi tín dụng; Thựchiện các chương trình nhằm đẩy mạnh hoạt động khách hàng doanh nghiệp lớn; Tìmkiếm và tiếp cận các dự án trung dài hạn
d Các chi nhánh/ Trung tâm kinh doanh/ Đơn vị kinh doanh.
Trực tiếp tìm kiếm và làm việc với khách hàng Nơi khách hàng thực hiện cácgiao dịch và thủ tục liên quan đến ngân hàng…
1.2.3 Hoạt động phối hợp công tác giữa các bộ phận
Các bộ phận thực hiện công tác hỗ trợ liên tục lẫn nhau, là mối quan hệ trựctiếp, có tính phối hợp, liên kết để thực hiện các nhiệm vụ có liên quan vì mục tiêuchung của ngân hàng Bộ phận điều hành xem xét ban hành các chính sách, quyết định
Bộ phận quản lý chỉ đạo các bộ phận trực tiếp thực hiện, trực tiếp gặp gỡ và làm việcvới khách hàng Từ đó những thông tin cũng như ý kiến của khách hàng được phản ánhngược lại cho các nhà quản trị để nâng cao chất lượng phục vụ cũng như chất lượngcác sản phẩm do ngân hàng cung cấp
Trang 11Đặc biệt ở bộ phận trực tiếp làm việc với khách hàng cần được đào tạo vì đâycũng là bộ mặt đại diện cho ngân hàng, thể hiện sự chuyên nghiệp cơ bản mà ngânhàng có được từ những nhân viên cấp thấp đến những quản lý cấp cao.
Mọi hoạt động của cấp dưới đều nằm trong sự giám sát và kiểm tra của cấp trên
1.3 Nghiên cứu môi trường kinh doanh của TPBank
1.3.3 Môi trường vĩ mô
1.3.3.1 Yếu tố kinh tế
Lãi suất ngân hàng, các giai đoạn của chu kỳ kinh tế, chính sách tài chính - tiền
tệ, của tỷ giá hối đoái, mức độ lạm phát,… đều có ảnh hưởng vô cùng lớn đến kinhdoanh của ngân hàng Ngân hàng cần xác định các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng lớnnhất đối với mình, vì nó có liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanhnghiệp
1.3.3.2 Yếu tố chính trị pháp luật
Có ảnh hưởng ngày càng to lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, nó baogồm: hệ thống các quan điểm chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành,các xu hướng ngoại giao của chính phủ, những diễn biến chính trị trong nước, khuchung của xã hội,…
1.3.3.3 Yếu tố văn hóa – xã hội
Bao gồm những chuẩn mực và giá trị được chấp nhận và tôn trọng bởi một nềnvăn hóa cụ thể Sự tác động của các yếu tố văn hóa – xã hội thường có tính dài hạn vàtinh tế hơn so với các yếu tố khác, nhiều lúc khó mà nhận biết được Các yếu tố chủyếu: quan niệm về thẩm mỹ, đạo đức, lối sống, nghề nghiệp, phong tục, tập quán,truyền thống, những quan tâm ưu tiên của xã hội, trình độ nhận thức, học vấn (TP Banklựa chọn màu logo nổi bật; tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ để làm việc,…)
1.3.3.4 Yếu tố tự nhiên
Bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông, biển, các
Trang 12môi trường nước, không khí,… Đây là yếu tố quan trọng để hình thành lợi thế cạnhtranh của các sản phẩm ở ngân hàng TP Bank dựa vào đó để chọn những địa điểm đặtchi nhánh tại các trung tâm thành phố, các cung đường lớn của thành phố, các khucông nghiệp để thu hút được các khách hàng cá nhân cũng như khách hàng doanhnghiệp.
1.3.3.5 Yếu tố công nghệ
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu manh nha từ năm 2000 và được xâydựng dựa trên cuộc cách mạng số, đặc trưng bởi mạng Internet ngày càng phổ biến vàkết nối Internet di động, bởi các cảm biến nhỏ, mạnh hơn với giá thành rẻ hơn, bởi điệntoán đám mây, phân tích dữ liệu lớn… giúp tự động hóa hơn nữa quá trình sản xuất
Chúng ta được thừa hưởng rất nhiều từ các thành tựu công nghệ mới của thếgiới như sự phổ biến của internet băng rộng, sự bùng nổ điện thoại thông minh, mạng
xã hội ngày càng phát triển, trí thông minh nhân tạo (AI), thực tại ảo (VR), internet vạnvật (IoT)…, vấn đề là ứng dụng thế nào để tận dụng được cơ hội mà những tiến bộkhoa học công nghệ đó mang lại
Hiện tại, TPBank đã có được một số thành tựu như ngân hàng số eBank, ngânhàng tự động LiveBank và một số sản phẩm, dịch vụ mang tính công nghệ cao và khácbiệt so với thị trường…
Bên cạnh đó, TPBank cũng có bộ phận riêng chuyên về nghiên cứu phát triển,ứng dụng công nghệ mới nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ tốt hơn, tăng khả năngcạnh tranh cũng như tạo ra hiệu quả tốt hơn Vẫn biết ngân hàng là nghề kinh doanh rủi
ro, thế nên với định hướng phát triển chuyên nghiệp và bền vững, TPBank luôn cẩntrọng trong từng bước phát triển, nhưng cũng luôn quyết đoán trong việc lựa chọn, ứngdụng những công nghệ mới để phát triển bứt phá hơn
1.3.4 Môi trường ngành
1.3.4.1 Đối thủ cạnh tranh
Techcombank - một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn tại Việt
Trang 13du lịch, sức khỏe và làm đẹp đến mua sắm shopping online Đặc biệt, Techcombank làđơn vị dẫn đầu trong việc xác lập xu hướng mua sắm online tiện lợi khi việc thanh toánqua Internet banking và mobile app đều miễn phí mang lại tiện ích tối đa cho kháchhàng
VPBank cũng không ngoại lệ, nắm bắt xu hướng tiêu dung online, VPBank đãđưa đến cho các chủ thẻ tín dụng nhiều ưu đãi hấp dẫn như giảm đến 50% các sảnphẩm và dịch vụ online “nóng” nhất trên thị trường
HDBank thường xuyên triển khai nhiều chương trình ưu đãi đặc biệt, mang lạicho khách hàng những trải nghiệm tiện ích và lý thú Những phần quà mang những ýnghĩa vật chất và tinh thần quý giá, có ý nghĩa kết nối mạnh mẽ mối quan hệ thân tìnhgiữa khách hàng và ngân hàng uy tín mà mình đã tin chọn
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, TPBank cần có sự thay đổi
về định hướng phát triển và liên tục cập nhật những xu hướng mới của thị trường đểđưa ra các loại dịch vụ ngân hàng phù hợp và ấn tượng
1.3.4.2 Khách hàng
TPBank được đầu tư bởi 05 cổ đông lớn trong lĩnh vực Tài chính, Công nghệthông tin, và Dịch vụ viễn thông là Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji, Công ty cổ phầnFPT, Công ty thông tin di động VMS (MobiFone), Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểmQuốc gia Việt Nam (Vinare) và Tập đoàn tài chính SBI Ven Holding Pte.Ltd Singapore
TPBank có những đối tác tầm cỡ cả trong và ngoài nước, giúp ngân hàng pháttriển đồng bộ cả về hệ thống hạ tầng cho đến tích hợp các hệ thống ứng dụng để sẵnsàng cho việc phát triển các sản phẩm công nghệ mới
Khách hàng của TPBank: Kênh mua sắm trực tuyến Lazada, Mobifone,…
1.3.4.3 Nhà cung cấp
TPBank cần phải quan hệ với các tổ chức cung cấp các nguồn hàng khác nhaunhư: Vật tư, thiết bị, lao động, tài chính,…để phục vụ cơ sở hạ tầng được đảm bảo, tạomôi trường giao dịch chuyên nghiệp hơn Máy móc hiện đại được nhập từ các thương
Trang 14hiệu uy tín sẽ hỗ trợ hệ thống chạy mượt và nhanh hơn, giá cả cũng được đảm bảokhông bị nâng giá hay ép giá cao.
1.3.4.4 Đối thủ tiềm ẩn mới
Hàng loạt các ngân hàng Maritimebank, Sacombank, Vietcombank, VIB,Agribank,…cũng không bỏ qua cơ hội để ngày càng phát triển, chiếm được vị thế trênthị trường ngân hàng Vì vậy TPBank cần có những chiến lược mới để nắm bắt cơ hội
để phát triển, tạo lợi thế riêng cho thương hiệu của mình, đặc biệt là tạo được vị thếvững chắc trong lòng khách hàng
1.3.4.5 Sản phẩm thay thế
Thị trường hiện nay có rất nhiều ngân hàng với những gói tiện ích vô cùng hấpdẫn để thu hút khách hàng: Thẻ ATM miễn phí thường niên, thanh toán không cần thẻ,thanh toán qua điện thoại,… Để có thể cạnh tranh, TPBank cần liên tục nâng cấp hệthống để đưa ra những loại hình dịch vụ, sản phẩm mới để không bị thụt lùi so với cácđối thủ cạnh tranh
Theo thống kê hiện nay, khoảng trên 70% mọi người đều sử dụng thẻ ATM, từtrường học đến các doanh nghiệp đều sử dụng thẻ ngân hàng là 1 trong những hìnhthức thanh toán tiền vô cùng tiện ích Để đáp ứng nhu cầu đó TPBank đã cung cấp chokhách hàng loạt thẻ ATM miễn phí rút tiền lại các cây ATM của 21 ngân hàng trongnước và phát hành thẻ VISA để thuận tiện khi sử dụng ở nước ngoài…
1.3.5 Khái quát môi trường nội bộ
1.3.5.1 Yếu tố Marketing
Chức năng của bộ phận Marketing bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch, thựchiện và kiểm tra việc thực hiện các chương trình đã đặt ra, duy trì các mối quan hệ vàtrao đổi với khách hàng theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi
TPBank có kế hoạch thực hiện các chiến dịch tri ân khách hàng và quà tặng chokhách hàng thân thiết để từ đó gắn kết mỗi quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng Đặcbiệt khách hàng sử dụng các dịch vụ của TPBank liên tục được hưởng các gói khuyến
Trang 15mãi và quà tặng giá trị Bộ phận Marketing của TPBank liên tục đưa ra các chiến lượcđưa thương hiệu đến gần hơn với khách hàng: Sử dụng các logo trên phương tiện đi lạinhư taxi, xe bus,…; Có các xe di động di chuyển đến những khu vực công cộng đểhướng dẫn sử dụng các dịch vụ của TPBank miễn phí và quảng bá thương hiệuTPBank,…
1.3.5.2 Các yếu tố của nguồn nhân lực
Con người là yếu tố cốt lõi của mọi hoạt động Vì thế TPBank rất đề cao việctuyển dụng lao động Ngoài trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của nhân sự, TPBank
vô cùng quan tâm đến tư cách đạo đức của cán bộ nhân viên, các chính sách nhân sựcủa doanh nghiệp,… TPBank liên tục tuyển dụng và đào tạo nhân viên một cách bàibản để nâng cao trình độ và tư cách làm việc
1.3.5.3 Yếu tố nghiên cứu phát triển (R&D)
Nỗ lực nghiên cứu phát triển có thế giúp TPBank giữ vai trò vị trí đầu trongngành hoặc ngược lại, làm cho TPBank tụt hậu so với các ngân hàng đầu ngành.TPBank là ngân hàng tư nhân nên có hướng phát triển mạnh vượt trội so với các ngânhàng nhà nước Các thủ tục của TPBank được thực hiện 1 cách nhanh chóng, đơn giảnrất tiết kiệm thời gian cho khách hàng Tuy nhiên, việc phát triển nhiều loại hình dịch
vụ mới ngoài việc đem đến những sản phẩm dịch vụ hữu ích với khách hàng thìTPBank rất dễ rơi vào tình trạng sản phẩm dịch vụ khó được khách hàng đón nhận vàngay lập tức sử dụng
1.3.5.4 Các yếu tố tài chính kế toán
Bao gồm việc lập kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính và tínhhình tài chính của ngân hàng TPBank có các đội ngũ kế toán và báo cáo tài chínhchuyên nghiệp, làm các báo cáo rất chi tiết, hỗ trợ các ban quản lý trong việc ra quyếtđịnh và xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng bền vững
1.4 Đánh giá thành tích kinh doanh của TPBank
1.4.1 Kết quả kinh doanh của TPBank qua 3 năm gần đây
Trang 16Bảng 1.2 Kết quả kinh doanh của ngân hàng từ năm 2015 – 2017
Tổng doanh thu Triệu đồng 1.555.223 2.308.865 3.609.726Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 562.160 565.211 963.609
(Nguồn: TPBank)
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Doanh thu của TPBank năm 2016 tăng 753.642 triệu đồng so với năm 2015.Năm 2017 doanh thu tăng vượt trội so với 2016 là 1.300.861 triệu đồng Sự biến độngkhông ngừng này là do các nguyên nhân:
- Trong giai đoạn này Tpbank đã đề ra các định hướng chiến lược nhắm giảm tối
đa các chi phí cho các sản phẩm dịch vụ mà không hề ảnh hưởng đến chất lượng dịch
vụ cung cấp Đây là điều đáng để lưu tâm và phát huy không ngừng nếu như TPBankmuốn đạt được thành công
- TPBank đã mở rộng được thị trường ở nhiều khu vực hơn, hệ thống kháchhàng cũng được mở rộng từ cá nhân đến các tổ chức lớn Qua đó thấy được sự nỗ lựckhông ngừng đổi mới và phấn đấu vươn lên của ngân hàng, đặc biệt là những conngười luôn hết mình vì công việc, đoàn kết, đồng lòng tất cả vì mục tiêu chung là sựhưng thịnh của TPBank
Trang 17- TPBank đã cho ra mắt rất nhiệu loại sản phẩm dịch vụ hữu ích và mới mẻ đếnkhách hàng Từ đó đáp ứng được hầu hết nhu cầu của thị trường và đem lại nguồn lợi
to lớn cho ngân hàng
1.4.2 Ý nghĩa của thành tích kinh doanh của TPBank
1.4.2.1 Đối với xã hội
- Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đã thực sự mang tới khách hàngnhững dịch vụ ngân hàng có thể nói nằm trong tốp những dịch vụ tốt nhất cả nước hiệnnay
- TPBank đã luôn hướng tới lợi ích của khách hàng khi bỏ qua rất nhiều loại phídịch vụ khi sử dụng Khách hàng luôn được phục vụ nhanh gọn, chu đáo và tiết kiệm.Khách hàng được trải nghiệm vô số những ứng dụng tiện ích mới mẻ của TPBank
- TPBank còn có những đợt hỗ trợ vùng sâu vùng xa và những hoàn cảnh khókhăn, gắn kết cộng đồng và xây dựng một cuộc sống hiện đại, tân tiến nhưng vẫn đầy
ắp tình yêu thương
1.4.2.2 Đối với chủ sở hữu
- TPBank đang trên đà phát triển mạnh nhờ có sự đầu tư và hỗ trợ của rất nhiềutập đoàn lớn và có doanh thu ngày một tăng cao Cùng với đó là sự đầu tư về cơ sở vậtchất và đào tạo con người để có thể phát triển bền vững, phù hợp với thị trường và gắnkết với xã hội
1.4.2.3 Đối với người lao động
- Con người là nhân tố vô cùng quan trọng tạo nên sự phát triển và hưng thịnhcủa TPBank Thông qua các chính sách đã ngộ vô cùng lớn của mình, TPBank đã tạocho người lao động một công việc ý nghĩa, một môi trường làm việc đầy cảm hứng đểthỏa sức sáng tạo và lao động, hơn hết là nguồn thu nhập hấp dẫn giữ chân người laođộng gắn bó với công việc lâu dài,…
Trang 18CHƯƠNG 2 QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 2.1 Quản trị vốn cố định
2.1.1 Quy mô phân loại và kết cấu tài sản cố định của ngân hàng đến ngày 31/12 các năm
Trang 19Bảng 2.1 Quy mô và cơ cấu tài sản ngân hàng
Chỉ tiêu
Năm 2015 (Triệu đồng)
Năm 2016 (Triệu đồng)
Năm 2017 (Triệu đồng)
Năm 2016/2015 Năm 2017/2016 Tuyệt đối
(Triệu đồng)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (Triệu đồng)
Tương đối (%)
I Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 621.500 815.148 1.176.978 193.648 31 361.830 44
II Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà
III Tiền gửi tại và cho vay các
Trang 202 Dự phòng rủi ro hoạt động mua nợ - (5.275) (4.551) - - 724 -14
VII Chứng khoán đầu tư 21.578.948 29.882.518 25.465.002 8.303.570 38 -4.417.516 -15
1 Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để
b Khấu hao tài sản cố định (108.838) (138.867) (181.020) -30.029 28 -42.153 30
IX Tài sản Có khác 4.380.012 2.852.686 8.944.035 -1.527.326 -35 6.091.349 214
1 Các khoản phải thu 3.680.395 1.239.632 6.469.536 -2.440.763 -66 5.229.904 422
2 Các khoản lãi, phí phải thu 864.882 1.310.216 1.271.770 445.334 51 -38.446 -3
Trang 21Bảng 2.2 Tỷ trọng các chỉ tiêu trong tổng tài sản
ST
Giá trị (Trđ)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (Trđ)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (Trđ)
Tỷ trọng (%)
2 Tiền gửi tại NH Nhà nước Việt Nam 1.227.426 1,61 1.362.317 1,288 2.364.130 1,905
3 Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác 20.290.118 26,62 23.784.661 22,485 22.589.779 18,2
4 Các công cụ tài chính phát sinh và các tài
Trang 22Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Tổng tài sản của TPBank tăng đều qua các năm, năm 2016 tăng thêm 29.561.175 triệu
đồng so với năm 2015, tương ứng với 39% Năm 2017 so với năm 2016 tăng thêm18.336.738 triệu đồng, tương ứng với 17% Nguyên nhân chi tiết là do:
- Tiền mặt, vàng bạc đá quý: Giá trị tiền mặt, vàng bạc, đá quý năm 2016 tăng 193.648
triệu đồng, tương ứng với 31% so với năm 2015, tuy nhiên tỷ trọng lại giảm đi 0,044%.Đến năm 2017, tỷ trọng của tiền mặt, vàng bạc, đá quý tăng thêm 0,177% so với 2016,tương ứng với 361.830 triệu đồng và 44% Nguyên nhân tiền mặt tăng là do ngân hàngcần có một lượng tiền mặt để giải quyết những giao dịch hoặc sự cố xảy ra trong ngày và
sự cố không lường trước được nên có thể sẽ cần một lượng tiền mặt lớn, TPBank không
để xảy ra trường hợp không có tiền để xử lý nên lượng tiền mặt mới nhiều như vậy
- Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Năm 2016 tăng 134.891 triệu đồng,
tương ứng 11% so với năm 2015, tuy nhiên giảm tỷ trọng xuống còn 1,288%, giảm0,322% Đến năm 2017 tỷ trọng của tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng thêm0,617% đạt 1,905%, tương ứng tăng 1.001.813 triệu đồng và 74% Để thực hiện các giaodịch hỗ trợ khách hàng qua thẻ nên TPBank luôn có lượng tiền gửi trong Ngân hàng Nhànước để đảm bảo hỗ trợ khi khách hàng có nhu cầu hoặc rủi ro xảy ra
- Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác: Năm 2016 tăng so với 2015 là 3.494.543
triệu đồng, tương ứng với 17% Tuy nhiên năm 2017 lại giảm xuống so với năm 2016 là1.194.882 triệu đồng, tương ứng với 5% Kéo theo đó là tỷ trọng trong tổng tài sản giảmxuống rõ rệt năm 2017 chỉ còn 18,2% Do ngân hàng đã giảm các khoản vay cho cácTCTD mà chuyển sang hình thức vay cá nhân là chính và vay dưới hình thức doanhnghiệp Đây là dấu hiệu khá tốt vì hình thức cho vay cá nhân mang lại cho TPBank nguồnlợi lớn do nhu cầu hiện tại cần đến vốn của người dân rất cao, dựa trên đó TPBank cho ramắt rất nhiều loại hình dịch vụ vay tín dụng hấp dẫn với khách hàng
Trang 23Bảng 2.3 Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác của TPBank tính đến ngày 31/12
năm 2015 – 2017
Chỉ tiêu
Giá trị (Triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (Triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (Triệu đồng)
Tỷ trọn g (%) Tiền gửi tại và
-(Nguồn:Trích báo cáo tài chính, phòng tài chính kế toán TPBank)
Ta thấy tiền gửi tại các TCTD khác năm 2016 tăng so với 2015 là 1.428.181 triệuđồng, tương ứng với 8%, tuy nhiên tỷ trọng lại giảm 7%, xuống còn 81% Năm 2017,tăng 2.952.390 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng 15%, tăng tỷ trọng chiếm lên 98%
Cho vay các TCTD khác năm 2016 đã tăng so với 2015 là 2.066.362 triệu đồng,tương ứng tăng 83% Đến năm 2017 giảm còn 400.000 triệu đồng, giảm 4.147,272 triệuđồng, tương ứng giảm 91%, giảm tỷ trọng xuống chỉ chiếm còn 2% Nguyên nhân dongân hàng chuyển qua nâng cấp và mở rộng các gói vay cá nhân, vay doanh nghiệp chứkhông liên kết với các tổ chức tín dụng để hoạt động nữa Việc kinh doanh độc lập nàygiúp TPBank có khả năng phát triển hơn và tự chủ hơn trong lĩnh vực tài chính
Trang 24- Các công cụ tài chính phát sinh và các tài sản tài chính khác: Năm 2016 so với năm
2015 tăng 17.999 triệu đồng, tương ứng 161%, tăng tỷ trọng lên 0,028% Đến năm 2017thì ngân hàng đã không còn các phát sinh tài chính khác không rõ ràng nữa
- Cho vay khách hàng: Năm 2016 so với năm 2015 tăng 18.255.962 triệu đồng, tương
ứng 65%, chiếm tỷ trọng 43,707% Năm 2017 so với năm 2016 tăng thêm 16.514.371triệu đồng, tương ứng với 36%, chiếm tỷ trọng 50,555%
+ Cho vay khách hàng năm 2016 tăng so với 2015 là 18.402.655 triệu đồng, tươngứng với 65% Đến năm 2017, giá trị lại tăng thêm so với 2016 là 16.779.666 triệu đồng,tương ứng 36% TPBank sẵn sàng mở thêm khoản vay vì đã lường trước được những rủi
ro xảy ra, cùng với đó là tạo điều kiện để khách hàng có nhu cầu được vay tiền nhanh hơnvới lãi suất thấp hơn Nhờ đó TPBank thu hút được lượng khách hàng có nhu cầu vay vốnrất cao, mang lại nguồn thu không hề nhỏ Đây là nguyên nhân mà chỉ tiêu cho vay kháchhàng ngày càng tăng, thậm chí trong năm 2018, con số này còn tăng cao hơn nữa
+ Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng năm 2016 giảm 146.693 triệu đồng so với
2015, tương ứng 56% Năm 2017 tiếp tục giảm so với 2016 là 265.295 triệu đồng, tươngứng 65% Do TPBank đã có sự hỗ trợ của bên bảo hiểm khoản vay, nghĩa là khi kháchhàng thực hiện làm hợp đồng vay, khách hàng sẽ phải chịu khoản phí bảo hiểm chiếm 5%trên tổng khoản tiền vay Nhờ đó mà những khoản nợ không đòi được hoặc khi khoản vayxảy ra sự cố sẽ có bên bảo hiểm đứng ra chi trả, ngân hàng sẽ không bị thiệt hại nhiều,giảm rủi ro khi cho vay
- Hoạt động mua nợ: Năm 2017 giảm so với năm 2016 là 97.476 triệu đồng, tương ứng
với 14%, giảm tỷ trọng xuống còn 0,467% Nguyên nhân do mua nợ và dự phòng đềugiảm
- Chứng khoán đầu tư: Năm 2016 so với năm 2015 tăng 8.303.570 triệu đồng, tương
ứng với 38% Đến năm 2017 giảm 4.417.516 triệu đồng, tương ứng giảm 15%, khiến tỷtrọng giảm xuống chỉ còn 20,517% Nguyên nhân cụ thể là do:
Trang 25Bảng 2.4 Chứng khoán đầu tư của TPBank tính đến 31/12 năm 2015 – 2017
Chỉ tiêu
Giá trị (Triệu đồng)
Tỷ trọn g (%)
Giá trị (Triệu đồng)
Tỷ trọn g (%)
Giá trị (Triệu đồng)
Tỷ trọn g (%) Chứng khoán
(Nguồn:Trích bảng báo cáo tài chính, phòng tài chính kế toán TPBank)
Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán năm 2016 tăng 8.010.173 triệu đồng, tươngứng 38% Năm 2017 giảm 4.237.746 triệu đồng, tương ứng 15%, tỷ trọng giảm còn97,9%
Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn năm 2016 tăng 415.506 triệu đồng,tương ứng 69% Đến năm 2017 giảm 25.451 triệu đồng, tương ứng giảm 2%
Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư năm 2016 tăng so với 2015 là 122.109triệu đồng, tương ứng 64% Năm 2017 tăng so với 2016 là 154.319 triệu đồng, tương ứng49%, tăng tỷ trọng lên 1,8%
Trang 26- Tài sản cố định: Năm 2016 so với năm 2015 tăng 10.358 triệu đồng, tương ứng với 8%.
Năm 2017 so với 2016 tăng 106.398 triệu đồng, tương ứng 74%
+ Tài sản cố định hữu hình: Năm 2015, giá trị tài sản cố định hữu hình là 99.684
triệu đồng Năm 2016 so với 2015 đã tăng thêm 702 triệu đồng, đạt 100.386 triệu đồng
Do TPBank đã mua mở rộng thêm các chi nhánh, hệ thống máy móc hỗ trợ giao dịch chongân hàng Năm 2017 tăng lên đến 174.892 triệu đồng, tăng thêm 74.506 triệu đồng.Nguyên nhân do năm 2017 đánh dấu sự xuất hiện của hàng loạt LiveBank nên khiến tàisản của ngân hàng tăng thêm rất nhiều, nhờ có đó mà doanh thu cũng tăng thêm Khấuhao TSCĐ hữu hình cũng tăng theo các năm do lượng người sử dụng tăng lên và các thiết
bị phải hoạt động nhiều hơn Cụ thể năm 2015 là 108.838 triệu đồng, đến năm 2016 tăng30.029 triệu đồng đạt 138.867 triệu đồng Năm 2017 khấu hao là 181.020 triệu đồng, tăng42.153 triệu đồng so với 2016
+ Tài sản cố định vô hình: Năm 2015, giá trị TSCĐ vô hình là 81.705 triệu đồng,
khấu hao 47.373 triệu đồng, đến năm 2016 tăng giá trị lên 162.708 triệu đồng, khấu hao là59.959 triệu đồng Năm 2017 giá trị TSCĐ vô hình đạt 162.708 triệu đồng, khấu hao là86.828 triệu đồng Như vậy giá trị tài sản và khấu hao đều tăng theo các năm Nguyênnhân do ngân hàng đã chi tiền đầu tư nâng cấp hệ thống và mạng lưới giao dịch để thu hútkhách hàng, từ đó lượng khách nhiều lên khiến cho các dịch vụ phải làm việc nhiều hơnlàm tăng khấu hao
Trang 27- Tài sản Có khác:
Bảng 2.5 Tài sản Có khác của TPBank những năm 2015 - 2017
Chỉ tiêu
Năm 2015 (Triệu đồng)
Năm 2016 (Triệu đồng)
Năm 2017 (Triệu đồng)
Năm 2016/2015 Năm 2017/2016 Tuyệt đối
(Triệu đồng)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (Triệu đồng)
Tương đối (%)
IX Tài sản Có khác 4.380.012 2.852.686 8.944.035 -1.527.326 -35 6.091.349 214
1 Các khoản phải thu 3.680.395 1.239.632 6.469.536 -2.440.763 -66 5.229.904 422
2 Các khoản lãi, phí phải thu 864.882 1.310.216 1.271.770 445.334 51 -38.446 -3
Trang 28Năm 2016 so với 2015 Tài sản Có khác giảm 1.527.326 triệu đồng, tương ứng với35% Năm 2017 so với 2016 tăng 6.091.349 triệu đồng, tương ứng 214%, đẩy tỷ trọngchiếm trên tổng tài sản lên đến 7,206% Cụ thể các chỉ tiêu thay đổi:
+ Các khoản phải thu: Năm 2016 so với năm 2015 đã giảm khá nhiều là 2.440.763
triệu đồng, tương ứng giảm tới 66% Năm 2017 đã tăng trở lại thêm 5.229.904, tương ứngvới 422%
+ Các khoản lãi, phí phải thu: Năm 2016 tăng 445.334 triệu đồng, tương ứng tăng
51% so với 2015 Tuy nhiên đến 2017, con số đã giảm 38.446 triệu đồng, giảm 3% Sựchênh lệch này là do TPBank đã giảm lượng cho vay chuyển qua đầu tư khá nhiều nênkhoản lãi và phí phải thu giảm
+ Tài sản Có khác: Dựa vào bảng trên ta thấy được lượng tài sản này tăng đều qua
các năm Năm 2016, tăng thêm 457.021 triệu đồng, tương ứng tăng 62% Đến năm 2017,giá trị tăng thêm chỉ còn 48.302 triệu đồng, tương ứng với 4%
+ Dự phòng rủi ro các tài sản Có nội bảng khác: Khoản chi phí bỏ ra cho dự
phòng rủi ra đã giảm xuống đáng kể, đặc biệt, năm 2017 giảm xuống còn 37.100 triệuđồng, giảm 851.589 triệu đồng, tương ứng với 96% so với năm 2016 Chỉ tiêu này giảmmạnh như vậy là do ngân hàng đã kiểm soát được hầu hết các rủi ro tránh xảy ra và cónhững phương pháp xử lý nếu xảy ra
2.1.2 Phương pháp khấu hao, lập kế hoạch khấu hao TSCĐ và quản lý quỹ khấu hao TSCĐ
- Phương pháp khấu hao: Phương pháp đường thẳng
Theo phương pháp này TPBank thực hiện các bước sau:
Bước 1: Xác định Nguyên giá bao gồm: Số dư đầu năm, mua trong năm, tăng
khác, thanh lý nhượng bán, giảm khác và số dư cuối năm của máy móc thiết bị, phươngtiện vận tải, thiết bị văn phòng, TSCĐ hữu hình khác và TSCĐ vô hình
Bước 2: Xác định giá trị khấu hao lũy kế của máy móc thiết bị, phương tiện vận
tải, thiết bị văn phòng, TSCĐ hữu hình khác và TSCĐ vô hình gồm: Số dư đầu năm, khấu