1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của công ty cổ phần thương mại và xây lắp AN PHÚ

67 757 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

Nội dung của đề tài được chia thành 3 chương chính: Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Chương II: Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Thương Mại và xây lắp An Phú. Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ Phần Thương Mại và Xây Lắp An phú

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Sự ra đời và phát triển của ngành kế toán đi liền với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất, kinh doanh Khi nền sản xuất, kinh doanh xã hội càng phát triển thì công tác kế toán càng trở nên quan trọng và trở thành một công cụ đắc lực, không thể thiếu trong quản lý kinh tế của nhà nước và của các doanh nghiệp.Một doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả đều phải nắm bắt được các thông tin về “chi phí đầu vào” và “kết quả đầu ra” một cách kịp thời và chính xác để có thể đưa ra một quyết định đúng đắn cho hoạt động của doanh nghiệp mình, các doanh nghiệp luôn mong muốn tối ưu hóa hiệu quả các nguồn lực, vận dụng tối đa các chính sách, biện pháp kinh tế để thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhằm giảm thiểu chi phí và hướng tới mục đích “kết quả đầu ra” càng cao, càng tốt, hay để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, điều này phụ thuộc rất nhiều vào công tác tổ chức kiểm soát các khoản chi phí, doanh thu và tính toán kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp Vì thế, để tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả, bất kì doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm tới các yếu tố chi phí, doanh thu, kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của mình Trong tình hình hiện nay, sự tồn tại của một doanh nghiệp chịu tác động của rất nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan, đòi hỏi công tác kế toán phải có sự điều chỉnh thường xuyên, phù hợp với các yêu cầu đặt ra nhưng phải mang tính chính xác và kịp thời, vì thế các doanh nghiệp luôn đặt vấn đề hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh như là một nhiệm vụ thiết thực nhất, có tính chất xuyên suốt trong tất cả các khâu hoạt động của doanh nghiệp Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán bán hàng và xác đinh kết quả hoạt động kinh doanh, vận dụng lý luận đã được học kết hợp với thực tế thu nhận được từ công tác kế toán tại công ty cổ phần TM Và

Xây Lắp An phú, tôi đã chọn đề tài ''Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh

doanh'' để nghiên cứu và viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Nội dung của đề tài được chia thành 3 chương chính:

Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Chương II: Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh

doanh tại Công ty cổ phần Thương Mại và xây lắp An Phú

Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và

xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ Phần Thương Mại và Xây Lắp An phú

Sinh viên thực hiện Mai Thị Thanh Vân

Trang 2

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

1.1 Cơ sở lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định KQKD

1.1.1 Một số khái niệm liên quan

1.1.1.1 Khái niệm về kế toán bán hàng

Bán hàng là khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp Đây là quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá người mua và doanh nghiệp thu tiền về hoặc được quyền thu tiền

Xét về góc độ kinh tế : Bán hàng là quá trình hàng hoá của doanhnghiẹp đựoc chuyển từ hình thái vật chất (hàng) sang hình thái tiền tệ (tiền)

Quá trình bán hàng ở các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng có những đặc điểm chính sau đây:

- Có sự trao đổi thoả thuận giữa người mua và người bán, nguời bánđống ý bán, người mua đồng ý mua, họ trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền

- Có sự thay đổi quyền sở hữu về hàng hoá: người bán mất quyền sở hữu, người mua có quyền sở hữu về hàng hoá đã mua bán Trong quá trình tiêu thụ hàng hóa, các doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng một khối lượng hàng hoá và nhận lại của khách hàng một khoản gọi là doanh thu bán hàng Số doanh thu này là cơ sở

để doanh nghiệp xác định kết quả kinh doanh của mình

1.1.1.2 Khái niệm về xác định kết quả bán hàng

Xác định kết quả bán hàng là việc so sánh giữa chi phí kinh doanh đãbỏ ra và thu nhập kinh doanh đã thu về trong kỳ Nếu thu nhập lớn hơn chi phí thi kết quả bán hàng là lãi, thu nhập nhỏ hơn chi phí thì kết quả bán hàng là lỗ Viêc xác định kết quả bán hàng thường được tiến hành vào cuối kỳ kinh doanh thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm, tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp

1.1.1.3 Mối quan hệ về bán hàng và xác định kết quả bán hàng

Bán hàng là khâu cuối cùng của trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp còn xác định kết quả kinh doanh là căn cứ quan trọng để đơn vị quyết định tiêu thụ hàng hoá nữa hay không Do đó có thể nói giữa bán hàng và xác định kết quả kinh doanh có mối quan hệ mật thiết Kết quả bán hàng là mục đích cuối cùng của doanh nghiệp còn bán hàng là phương tiện trực tiếp để đạt được mục đích đó

1.1.2 Phân loại và đánh giá thành phẩm, hàng hóa

1.1.2.1 Phân loại thành phẩm

Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp cũng như

để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán thành phẩm

Trang 3

1.1.2.2 Đánh giá thành phẩm

Theo chuẩn mực số 02: hàg tồn kho, ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 Bộ trưởng Bộ tài chính thì giá trị thành phẩm được tính theo giá gốc Theo nguyên tắc giá gốc thì thành phẩm được đánh giá theo giá thành sản phẩm thực tế, tùy theo sự vận động của thành phẩm mà ta đánh giá cho phù hợp

Giá gốc thành phẩm bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được thành phẩm ở địa điểm và trạng thái hiện tại Phương pháp đánh giá thành phẩm:

+ Đối với thành phẩm nhập kho: Thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất hoàn thành nhập kho được phản ánh theo giá thành sản xuất thực tế (Zsxtt) bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung + Thành phẩm do thuê ngoài gia công hoàn thành nhập kho được tính theo giá thực tế gia công, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí thuê ngoài gia công và chi phí liên quan trực tiếp khác (chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong gia công…)

Giá trị thành phẩm xuất kho có thể được tính theo 1 trong các phương pháp sau:

a Phương pháp nhập trước- xuất trước

Phương pháp này dựa trên giả thuyết là hàng hoá nhập trước thì sẽ được xuất trước Do đó, giá trị hàng hóa xuất kho được tính hết theo giá nhập kho lần trước rồi mới tính tiếp giá nhập kho lần sau Như vậy giá trị hàng hóa tồn sẽ được phản ánh với giá trị hiện tại vì được tính giá của những lần nhập kho mới nhất

Ưu điểm của phương pháp này sẽ cho kết quả tính toán tương đối hợp lý Tuy vậy có hạn chế là khối lượng tính toán nhiều và khi giá cả biến động thì khả năng bảo tồn vốn thấp

b Phương pháp nhập sau- xuất trước

Phương pháp này dựa trên giả thuyết là hàng hoá nào nhập kho sau nhất sẽ được xuất ra sử dụng trước Do đó , giá trị hàng hoá xuất kho được tínhhết theo giá nhập kho mới nhất, rồi tính tiếp theo giá nhập kho kế tiếp sau đó Như vậy giá trị hàng hoá tồn kho sẽ được tính theo giá tồn kho cũ nhất

Phương pháp này chỉ có thể áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp theo dõi được đơn giá thực tế từng lần nhập

c Phương pháp bình quân gia quyền

Là phương pháp căn cứ vào giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị hàngnhập trong kỳ để tính giá binh quân của 1 đơn vị hàng hoá Sau đó tính giá trịhàng hoá xuất kho bằng cách lấy số lượng hàng hoá xuất kho nhân với giáđơn vị bình quân

Trang 4

Nếu giá đơn vị bình quân chỉ được tính một lần lúc cuối tháng thì gọi là bình quân gia quyền lúc cuối tháng

Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, nhưng có nhược điểm

là công việc sẽ dồn vào cuối tháng, ảnh hưởng tới công tác kế toán và không phản ánh kịp thời tình hình biến động của thành phẩm

d Phương pháp giá trị thực tế đích danh

Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp quản lýhàng hoá theo từng lô hàng nhập Hàng xuất kho thuộc lô hàng nào thì lấy đơngiá của lô hàng đó để tính Phương pháp này thường sử dụng với những loại hàng có giá trị cao, thường xuyên cải tiến mẫu mã chất lượng

Ưu điểm của phương pháp này là dễ áp dụng với kế toán thủ công, chi phí bỏ

ra phù hợp với doanh thu, tính trị giá xuất kho tương đối chính xác Phù hợp với các doanh nghiệp có trị giá hàng tồn kho lớn, đơn giá cao, hàng tồn kho mang tính đơn chiếc có thể theo dõi từng loại

1.1.3 Các phương thức bán hàng

Phương thức bán hàng là cách thức doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho khách hàng và thu được tiền hoặc quyền thu tiền về số lượng hàng hoá tiêu thụ Hoạt động mua bán hàng hoá của các doanh nghiệp thương mại có thể thực hiện qua hai phương thức: bán buôn và bán lẻ Trong đó, bán buôn là bán hàng cho các đơn vị sản xuất kinh doanh để tiếp tục quá trình lưu chuyểnhàng hoá còn bán lẻ

là bán hàng cho người tiêu dùng, chấm dứt quá trình lưuchuyển hàng hoá Hàng hoá bán buôn và bán lẻ có thể thực hiện theo nhiều phương thức khác nhau

1.1.3.1 Đối với bán buôn

Có 2 phương thức bán hàng là bán hàng qua kho và bán hàng vận chuyển thẳng

a Phương thức bán hàng qua kho

Theo phương thức này, hàng hoá mua về được nhập kho rồi từ kho xuất bán

ra Phương thức bán hàng qua kho có hai hình thức giao nhận

Hình thức nhận hàng :

Theo hình thức này bên mua sẽ nhận hàng tạikho bên bán hoặc đến một địa

điểm do hai bên thoả thuận theo hợp đồng, nhưng thường là do bên bán quy định

Hình thức chuyển hàng :

Theo hình thức này, bên bán sẽ chuyển hàng hoá đến kho của bên mua hoặc đến một địa điểm do bên mua quy định để giao hàng

b Phương thức bán hàng vận chuyển thẳng

Trang 5

Theo phương thức này,hàng hoá sẽ được chuyển thẳng từ đơn vị cungcấp đến đơn vị mua hàng không qua kho của đơn vị trung gian Phương thức bán hàng vận chuyển thẳng có hai hình thức thanh toán Vận chuyển có tham gia thanh toán : Theo hình thức này, hàng hoá được vận chuyên thẳng về mặt thanh toán, đơn vị trung gian vẫn làm nhiệm vụ thanh toán tiền hàng với đơn vị cung cấp và thu tiền của đơn

vị mua Vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán: Theo hình thức này hàng hoá được vận chuyển thẳng, về thanh toán, đơn vị trung gian không làm nhiệm vụ thanh toán tiền với đơn vị cung cấp, thu tiền của đơn vị mua Tuỳ hợp đồng, đơn vị trung gian được hưởng một số phí nhất định ở bên mua hoặc bên cung cấp

1.1.3.2 Đối với bán lẻ

Có 3 phương thức bán hàng là: Bán hàng thu tiền tập trung, bán hàng không thu tiền tập trung và bán hàng tự động

a Phương thức bán hàng thu tiền tập trung

Theo phương thức này, nhân viên bán hàng chỉ phụ trách việc giao hàng còn việc thu tiền có người chuyên trách làm công việc này Trình tự được tiến hành như sau: khách hàng xem xong hàng hoá và đồng ý mua, người bán viết “ hóa đơn bán lẻ” giao cho khách hàng đưa đến chỗ thu tiền thì đóng dấu “ đã thu tiền” khách hàng mang hoá đơn đó đến nhận hàng Cuối ngày, người thu tiền tổng hợp số tiền đã thu

để xác định doanh số bán Định kỳ kiểm kê hàng hoá tại quầy, tính toán lượng hàng

đã bán ra để xác định tình hình bán hàng thừa thiếu tại quầy

b Phương thức bán hàng không thu tiền tập trung

Theo phương thức này, nhân viên bán hàng vừa làm nhiệm vụ giaohàng, vừa làm nhiệm vụ thu tiền Do đó, trong một của hàng bán lẻ việc thu tiền bán hàng phân tán ở nhiều đIúm Hàng ngày hoặc định kỳ tiến hành kiểm kê hàng hoá còn lại

để tính lượng bán ra, lập báo cáo bán hàng, đối chiếu doanh số bán theo báo cáo bán hàng với số tiền thực nộp để xác định thừa thiếu tiền bán hàng

c Phương thức bán hàng tự động

Theo phương thức này, người mua tự chọn hàng hoá sau đó mang đến bộ phận thu ngân kiểm hàng, tính tiền, lập hoá đơn bán hàng và thu tiền Cuối ngày nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ Định kỳ kiểm kê, xác định thừa , thiếu tiền bán hàng

1.1.4 Các phương thức thanh toán

1.1.4.1 Thanh toán ngay bằng tiền mặt

Hàng hoá của công ty sau khi giaocho khách hàng, khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt

1.1.4.2 Thanh toán không dùng tiền mặt

Trang 6

Theo phương thức này, hàng hoá của công ty sau khi giao cho khách hàng, khách hàng có thể thanh toán bằng séc hoặc chuyển khoản

1.1.5 Ý nghĩa của quá trình tiêu thụ

Tiêu thụ thành phẩm và hàng hóa là thực hiện mục đích của sản xuất và tiêu

dùng, đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dung

Tiêu thụ thành phẩm và hàng hóa là giai đoạn tái sản xuất, tạo điều kiện thu hồi vốn, bù đắp chi phí, thực hiện các nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước như nộp

thuế, đầu tư phát triển tiếp, nâng cao đời sống của người lao động

1.1.6 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

Trong doanh nghiệp, kế toán là công cụ quan trọng để quản lý sản xuất và tiêu thụ Thông qua số liệu của kế toán nói chung, kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm nói riêng sẽ giúp cho giám đốc doanh nghiệp và các cơ quan cấp trên đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch của doanh nghiệp về sản xuất, giá thành, tiêu thụ lợi nhuận Từ đó phát hiện được những thiếu sót ở từng khâu lập cũng như thực hiện kế hoạch, có được các biện phát đảm bảo duy trì sự cân đối thường xuyên giữa các yếu tố đầu vào sản xuất đầu ra

Tổ chức theo dõi, phản ánh chính xác, đầy đủ kịp thời và giám đốc chặt chẽ về tình hình hiện có và sự biến động của từng loại sản phẩm hàng hoá trên các mặt hiện vật cũng như giá trị

Theo dõi, phản ánh và giám đốc chặt chẽ quá trình tiêu thụ, ghi chép đầy đủ, kịp thời các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, doanh nghiệp bán hàng cũng như chi phí và thu nhập hoạt động khác

Xác định chính xác kết quả của từng loại hoạt động trong doanh nghiệp, phản ánh, giám đốc tình hình phân phối kết quả, đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nước

Cung cấp những thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan Định kỳ tiến hành phân tích kinh tế đối với hoạt động bán hàng, thu nhập và phân phối kết quả

Nhiệm vụ kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả phải luôn gắn liền với nhau, thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ là tiền đề cho nhiệm vụ kia thực hiện và ngược lại

Kế toán tiêu thụ thành phẩm và hàng hóa là rất quan trọng bởi thế người làm

kế toán đặc biệt lưu ý đến công tác này thì mới có thể đem lại hiệu quả trong việc đưa những sản phẩm của Doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng

1.1.7 Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh

Trang 7

1.1.7.1 Kế toán doanh thu bán hàng

a Khái niệm doanh thu bán hàng

Là toàn bộ số tiền sẽ thu được từ các hoạt động giao dịch từ các hoạt động giao dịch như bán sản phẩm hàng hoá cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có)

b Điều kiện ghi nhận doanh thu

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền

sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua

- Doanh nghiệp không nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

c Nguyên tắc hoạch toán doanh thu bán hàng

- Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, khi viết hoá đơn bán hàng phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, các khoản phụ thu, thuế GTGT phải nộp và tổng giá thanh toán Doanh thu bán hàng được phản ánh theo số tiền bán hàng chưa có thuế GTGT

- Đối với hàng hoá chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thìdoanh thu được phản ánh trên tổng giá thanh toán

- Đối với hàng hoá thuôc diện chiu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu thì doanh thu tính trên tổng giá mua bán

Doanh thu bán hàng (kể cả doanh thu nội bộ) phải được theo dõi chi tiết theo từng loại sản phẩm nhằm xác định chính xác, đầy đủ kết quả kinh doanh của từng mặt hàng khác nhau Trong đó doanh thu nội bộ là doanh thu của những sản phẩm hàng hoá cung cấp lẫn nhau giữa các đơn vị trực thuộctrong cùng môt hệ thống tổ chức (cùng tổng công ty ít nhất là 3 cấp: Tổng công ty-Công ty-Xí nghiệp) như : Giá trị các loại sản phẩm, hàng hóa được dùng để trả lương cho cán bộ công nhân viên, giá trị các sản phẩm đem biếu, tặng hoặc tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp

d Doanh thu và TK sử dụng

- TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”:

Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu tiêu thụ sản phẩm hànghoá,dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ

Kết cấu tài khoản:

Bên nợ:

Phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu trong kỳ theo quy định:

Trang 8

 Chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ

 Trị giá hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối lỳ

 Giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ

 Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế chịu thuế thuế xuất khẩu

 Thuế GTGT (đối với các cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp)

Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh

Bên có:

 Doanh thu bán sản phẩm,hàng hoá,dich vụ thực hiện trong kỳ

 Các khoản doanh thu trợ cấp trợ giá, phụ thu mà doanh nghiệp được hưởng

TK 511 không có số dư và được chi tiết thành 4 tài khoản cấp 2:

 TK 5111 “Doanh thu bán hàng hoá”

 TK 5112 “Doanh thu bán các sản phẩm”

 TK 5113 “Doanh thu cung cấp dich vụ”

 TK 5114 “Doanh thu trợ cấp ,trợ giá”

- TK 512 “Doanh thu nội bộ”:

TK này phản ánh doanh thu của số sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp hoạch toán ngành Ngoài ra, TK này còn sử dụng để theo dõi một số nội dung được coi là tiêu thụ khác như sử dụng sản phẩm hàng hóa để biếu tặng quảng cáo, chào hàng…Hoặc để trả lương cho người lao động bằng sản phẩm, hàng hoá

Nội dung TK 512 tương tự như tài khoản 511 và được chi tiết thành 3 TK cấp 2:

 TK 5121 “Doanh thu bán hàng”

 TK 5122 “Doanh thu bán thành phẩm”

 TK 5123 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”

1.1.7.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu theo quy định bao gồm : Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại

a Khái niệm

Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua với số lượng lớn

Trang 9

Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu

Giá trị hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ

bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán

b Nguyên tắc hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu

- Các khoản giảm trừ doanh thu phải được hạch toán riêng : trong đó các khoản : Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán đươc xác định như sau:

- Doanh nghiệp phải có quy chế quản lý và công bố công khai các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán

- Các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán cho số hàng bán

ra trong kỳ phải đảm bảo doanh nghiệp kinh doanh có lãi, phải ghi rõ trong hợp đồng kinh tế và hoá đơn bán hàng

c Các khoản giảm trừ doanh thu và TK sử dụng

- TK 521 “Chiết khấu thương mại”:

TK này dùng để phản ánh các khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua với lượng lớn

Kết cấu tài khoản 521

Bên nợ : Các khoản chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ

Bên có : Kết chuyển toàn bộ khoản chiết khấu thương mại sang TK 511

TK 521 không có số dư

- TK 531 “Hàng bán bị trả lại”:

TK này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm hàng hoá đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân (kém phẩm chất, quy cách…”được doanh nghiệp chấp nhận

Kết cấu tài khoản:

Bên nợ : Trị giá của hàng bán bị trả lại đã trả tiền cho người mua hoặc tính trừ vào nợ phải thu của khách hàng về số sản phẩm hàng hoá bán ra

Bên có: Kểt chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại vào bên nợ của TK511 hoặc

Trang 10

Bên nợ: Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận cho người mua hàng TK

33311

Bên có: Kết chuyển toàn bộ khoản giảm giá hàng bán sang TK 511

TK 532 không có số dư Thuế GTGT theo thanh toán (cả thuế)

Sơ đồ 1: Hạch toán TK 532

TK 111,112,131 TK 532 TK 511, 512 (1)Giảm giá hàng bán

Cuối kỳ kết chuyển

TK 3331 tổng số hàng giảm giá Thuế GTGT của hàng ps trong kỳ sang DT

giảm giá (nếu có)

Trang 11

Để hạch toán giá vốn hàng hóa kế toán sử dụng TK 632 tài khoản này dùng

để theo dõi giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ

Trị giá vốn Trị giá Chi phí thu mua

hàng suất = mua hàng + phân bổ cho bán xuất hàng đã bán

Chi phí thu mua Chi phí thu mua Chi phi thu mua Chi phí thu mua

phân bổ cho = hàng tồn đầu + phát sinh + phân bổ cho hàng hàng đã bán kỳ trong kỳ hóa tồn cuối kỳ

Trị giá thu mua của Chi phí thu mua

Chi phí thu mua hàng tồn đầu kỳ + phân bổ phát sinh Trị giá

phân bổ cho trong kỳ mua hàng

hàng = x tồn cuối

đã bán Trị giá mua Trị giá mua hàng kỳ

hàng tồn đầu + nhập trong kỳ

kỳ

Trang 12

Sơ đồ 2: Hạch toán giá vốn hàng bán (Pp kê khai thường xuyên)

TK 156, 136 TK 157 TK 632 TK 531

Xuất kho hàng trị giá vốn hàng Trị giá vốn hàng

bán gửi đi bán gửi đc xđ tiêu thụ bán bị trả lại

Trị giá vốn hàng hóa xuất bán

Phân bổ chi phí thu mua cho hàng hóa bán ra

Sơ đồ 3: Hạch toán giá vốn hàng bán (pp kiểm kê định kỳ)

Trang 13

cuối kỳ k/c hàng hóa còn lại (chưa tiêu thụ)

TK 156,157

TK 611 TK 632 TK 911

Đầu kỳ kết chuyển hàng k/c giá vốn

hóa tồn kho hàng bán giá vốn xác định

kết quả kinh doanh

- Phân loại chi phí bán hàng theo nội dung chi phí gồm: Chi phí nhân viên, chi phí vật liệu bao bì, chi phí dụng cụ đồ dùng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bảo hành, chi phí mua ngoài, chi phí bằng tiền khác

- Phân bổ chi phí bán hàng cho hàng hóa bán ra trong kỳ:

CPBH phân bổ CPBH CPBH hàng CPBH phân bổ

cho hàng hóa = còn lại đầu + phát sinh - số hàng còn lại

bán trong kỳ kỳ trong kỳ cuối kỳ

CPBH còn lại CPBH phát sinh Trị giá

CPBH phân bổ đầu kỳ + trong kỳ hàng hóa cho số hàng hóa = x còn lại

còn lại cuối kỳ Trị giá hàng hóa + Trị giá hàng hóa cuối kỳ

Trang 14

b Hạch toán chi phí bán hàng

Để hoach toán CPBH kế toán sử dụng TK 641 “Chi phí bán hàng” Tài khoản này phản ánh các chi phí liên quan và phục vụ cho quá trình tiêu thụ theo nội dung gắn liền với đặc điểm tiêu thụ các loại hình sản phẩm

Kết cấu tài khoản:

Bên nợ : Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ

Bên có:

 Các khoản giảm chi phí bán hàng

 Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911

TK 641 không có số dư và được chi tiết thành 7 TK

 TK 6411 “Chi phí nhân viên bán hàng”

 TK 6412 “ Chi phí vận chuyển bao bì”

Trang 15

Tiền lương và các Ghi giảm chi phí bán hàng

khoản trích lương

TK 152, 153 TK 142 TK 911

K/c Chờ k/c để xác định CPBH k/c kết quả KD

Thuế GTGT đầu vào không

được khấu trừ nếu tính vào CPBH

Trang 16

1.1.7.5 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

a Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp là một bộ phận của chi phí thời kỳ,chi phí quản

lý doanh nghiệp biểu hiện bằng tiền các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra phục vụcho tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong kỳ hoạch toán

- Phân loại chi phí quản lý doanh nghiệp theo nội dung chi phí gồm: Chi phí nhân viên, chi phí vật liệu bao bì, chi phí dụng cụ đồ dùng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bảo hành, chi phí mua ngoài, chi phí bằng tiền khác

- Phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN)

b Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Để hoạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp kế toán sử dụng TK 642“Chi phí quản lý doanh nghiệp” TK này dùng để phản ánh những chi phí màdoanh nghiệp

đã bỏ ra cho hoạt động chung của toàn doanh nghiệp trong kỳ hoạch toán

Kết cấu tài khoản:

Bên nợ : Tập hợp CPQLDN thực tế phát sinh trong kỳ

Bên có : Các khoản làm giảm chi phí quản lý DN trong kỳ

Kết chuyển CPQLDN vào TK 911 hoặc TK 1422

TK 642 không có số dư và được chi tiết thành 8 tài khoản cấp 2:

 TK 6421 Chi phí nhân viên quản lý

 TK 6422 Chi phí vật liệu quản lý

DN

Trang 17

Sơ đồ 5: Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Trang 18

Bên Có:

- Số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã ghi nhận trong năm;

- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phảinộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại;

- Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành vào bên Nợ Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”

Tài khoản 8211 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” không có số

dư cuối kỳ

1.1.7.7 Kế toán xác định kết quả kinh doanh

Để hoach toán kết quả kinh doanh kế toán sử dụng TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” TK này dùng để tính toán, xác định kết quả các hoạt động kinh doanh chính phụ, các hoạt động khác

- Doanh thu thuần của sản phẩm hàng hoá dịch vụ đã ghi nhận tiêu thụ trong kỳ

- Thu nhập hoạt động tài chính và hoạt động khác

- Số lỗ của các hoạt động kinh doanh trong kỳ

TK 911 không có số dư

Sơ đồ hoạch toán tổng hợp nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả bán hàng

trong các doanh nghiệp thương mại

Trang 19

Sơ đồ 6: Hạch toán kết quả bán hàng

Trang 20

Chương II: Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Thương Mại và xây lắp An Phú

2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ Phần Thương Mại và Xây Lắp

An Phú

2.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty, lịch sử hình thành và phát triển

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Thương mại và Xây lắp An Phú

Tên giao dịch: AN PHU CONSTRUCTION AND TRADE JOINT

STOCKCOMPANY

Tên viết tắt : ANPHU JSC

Địa chỉ: Số 53 – Tuệ Tĩnh – Khối Yên Hoà – Phường Hà Huy Tập – Thành

Phố Vinh – Tỉnh Nghệ An

Giấy phép đăng ký kinh doanh số : 2703000106 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An cấp ngày 20 tháng 07 năm 2001

Mã số thuế : 2900548000

Điện thoại : 0383 524 524 Fax : 0383 522 358

Công ty Cổ phần Thương mại và Xây lắp An Phú, tiền thân là Công ty Cổ phần Thương mại Xây lắp Xuất nhập khẩu Miền Trung được thành lập ngày 20 tháng 07 năm 2001 theo quyết định số: 2703000106 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Nghệ An cấp, do Ông Nguyễn Văn Hùng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty, trụ sở được đặt tại số 47 Nguyễn Văn Cừ - Thành Phố Vinh – Nghệ An

Năm 2003, Hội đồng quản trị đã tổ chức họp và quyết định chuyển trụ sở chính về số 53, đường Tuệ Tĩnh, khối Yên Hoà, Phường Hà Huy Tập, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An với khuôn viên rộng gần 3.000m2 Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của thị trường đòi hỏi Công ty phải đa dạng hoá nghành nghề kinh doanh, phải tìm được sản phẩm chủ lực cho riêng mình và là sản phẩm chính thức đầu tiên mang thương hiệu của Công ty Trước những thông tin về thị trường thực phẩm, đồ uống nước giải khát, đặc biệt theo kết quả khảo sát thị trường của nhóm tư vấn, Hội đồng quản trị Công ty đã có hướng đi mới,tạo nên bước đột phá trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đó là: quyết định đầu tư xây dựng : Phân xưởng sản xuất Nước và Đá tinh khiết mang thương hiệu An Phú Phân xưởng được khởi công xây dựng vào ngày 02 tháng 04 năm 2004, chỉ trong 13 tháng Công ty đã hoàn thành xong xây dựng cơ bản và lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống dây chuyền tiên tiến hiện đại của Mỹ Đến ngày 17 tháng 5 năm 2005 Phân xưởng chính thức di vào hoạt động và cho ra sản phẩm đầu tiên, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương

Trang 21

Công ty đã được UBND Tỉnh Nghệ An tặng bằng khen, UBND thành Phố Vinh tặng giấy khen và nhiều giấy khen của các tổ chức Đoàn, Đội, thường xuyên được bình chọn là Doanh nghiệp trẻ tiêu biểu, xuất sắc Đặc biệt vinh dự năm 2006 Công ty được vinh dự đón giải thưởng “SAO VÀNG ĐẤT VIỆT” dành cho nhóm sản phẩm tiêu biểu Năm 2007, doanh nghiệp tiếp tục được đón nhận giải thưởng

"SAO VÀNG BẮC TRUNG BỘ"

Tuy mới thành lập chưa lâu nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn tăng trưởng lợi nhụân năm nay cao hơn năm trước Sau đây là bảng tổng hợp một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2011, 2012

Đơn vị tính : Triệu đồng

bình quân (%)

2.1.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

2.1.1.1 Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ

Đại hội đồng cổ đông

Trang 22

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

+ Chủ tịch Hội đồng quản trị Kiêm Giám đốc Công ty:

Là người đứng đầu chịu trách nhiệm trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Cổ đông về việc thực hiện phương án kinh doanh cho từng thời kỳ, có chức năng điều hành và quản lý toàn bộ trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là người nhân danh Công ty quyết định

mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty

+ Đại hội đồng cổ đông:

Là cơ quan cao nhất của Công ty quyết định các vấm đề liên quan đến chiến lược phát triển dài hạn của Công ty Các vấn đề thuộc Đại hội đồng cổ đông quyết định thường là biểu quyết Nghị quyết được thông qua nếu có trên 51% số phiếu

tham gia họp Đại hội đồng cổ đông chấp thuận

+ Phó Giám đốc:

Là người trung gian đại diện cho Ban Giám đốc điều hành hoạt động của các phòng ban, các cơ sở sản xuất, dịch vụ của Công ty Là cánh tay phải giúp Giám

Chủ Tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty

Phòng điều phối

Phòng tổ chức hành chính

Phòng kế toán

Phòng

kinh

doanh

Phó Giám đốc Công ty

Bar cafee vạn tuế

Dịch vụ vệ sinh công nghiệp

Phân xưởng sx

nước và đá tinh

khiết An Phú

Trang 23

đốc điều hành sản xuất, đôn đốc chỉ đạo tất cả các phòng ban, phân xưởng sản xuất của Công ty

+ Phòng Kinh doanh:

Là phòng có nhiệm vụ tìm đối tác kinh doanh, quảng cáo và giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng Tìm hiểu thị trường, chuẩn bị nguồn hàng, lập kế hoạch kinh doanh và trình các phương án kinh doanh theo từng giai đoạn, từng phân khúc thị trường

+ Phòng Kế toán tài vụ:

Có nhiệm vụ ghi chép, tính toán dưới hình thức giá trị và hiện vật các nghiệp

vụ kinh tế phát sinh, đảm bảo ghi chép kịp thời và đầy đủ đúng chế độ kế toán được

Bộ Tài Chính ban hành Đảm nhiệm hạch toán kế toán các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cho Ban Giám đốc và các cơ quan chức năng theo quy định Tham mưu cho Ban Giám đốc các chế độ chính sách mới của thuế để kịp thời cập nhật và thực hiện

+ Phòng tổ chức hành chính:

Trợ giúp cho Giám đốc trong công tác đối nội, đối ngoại của Công ty Có trách nhiệm tổ chức các cuộc họp, lưu trữ và ban hành các văn bản liên quan tới Công ty Chịu trách nhiệm về nhân sự của Công ty từ khâu tuyển dụng đến việc sắp xếp lao động và công tác khen thưởng, kỷ luật

+ Phân xưởng sản xuất Nước và đá tinh khiết:

Chuyên sản xuất các loại nước tinh khiết và đá tinh khiết phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của mọi người dân, đảm bảo chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cao

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, nghành nghề kinh doanh

2.1.3.1 Chức năng

Công ty là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, tự chủ về mặt tài chính và vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Công ty luôn phấn đấu sản xuất đáp ứng đủ và đúng với nhu cầu của người tiêu dùng, luôn lấy chữ tín làm đầu Công ty không ngừng năng cao chất lượng sản phẩm, tăng sự cạnh tranh trên thị thị

Trang 24

trường.Chức năng chủ yếu của Công ty là sản xuất nước và đá tinh khiết, cung cấp các dịch vụ giải trí, kinh doanh nhà hàng, khách sạn

2.1.3.2 Nhiệm vụ

- Tổ chức tốt công tác sản xuất sản phẩm phục vụ nhu cầu Nước và đá tinh khiết của người tiêu dùng

- Tổ chức tốt công tác phân phối, tiêu thụ sản phẩm

- Tổ chức tốt công tác bảo quản sản phẩm, hàng hoá, đảm bảo lưu thông sản phẩm thường xuyên, liên tục và ổn định trên thị trường

- Quản lý khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo đầu tư mở rộng sản xuất

- Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà Nước, tuân thủ chính sách quản lý kinh tế Nhà nước

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với người lao động

2.1.3.3 Ngành nghề kinh doanh

- Dịch vụ thể thao, giải trí;

- Sản xuất Nước, đá tinh khiết;

- Đại lý nhận lệnh chứng khoán, Đại lý mua bán hàng hoá;

- Kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn, xây dựng công trình giao thông, dân dụng;

- Dịch vụ vệ sinh công nghiệp

2.1.4 Đặc điểm sản xuất kinh doanh , quy trình công nghệ

2.1.4.1 Tổ chức sản xuất kinh doanh

Với diện tích khoảng 3.000 m2 cho nơi làm việc, các phòng ban và phân xưởng sản xuất nước và đá tinh khiết.Công ty có 1 phân xưởng trong phân xưởng chia làm

2 tổ có nhiệm vụ sản xuất khác nhau nhưng khi cần thiết lại hỗ trợ cho nhau để sản xuất kịp thời đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Do nhu cầu của người tiêu dùng về

độ an toàn của thực phẩm ngày càng cao nên để phục vụ cho tất cả mọi đối tượng Công ty tổ chức sản xuất Nước và đá tinh khiết với các kích cỡ khác nhau như: đá

mi, đá trung, nước đóng chai 330ml, nước đóng chai 500ml, nước đóng chai 1.500ml, nước bình 21 lít Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ ngày càng

nhiều chủ yếu phục vụ cho người dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh

Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty cổ phần Thương mại và Xây lắp An Phú được tổ chức tập trung và tương đối đơn giản theo sơ đồ sau:

Trang 25

Kênh Phân phối được thể hiện qua sơ đồ sau:

SƠ ĐỒ KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM:

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI

VÀ XÂY LẮP AN PHÚ

Trang 26

2.1.4.2 Quy trình công nghệ

Sản phẩm Nước và đá tinh khiết được sản xuất bởi một dây chuyền hiện đại nhất Miền Trung với hơn 80% máy móc thiết bị được nhập khẩu từ Mỹ, đây là một dây chuyền rất ưu việt trong giai đoạn hiện nay, nó được đồng bộ hóa và tự động hóa gần như 100% Lấy nước ở độ sâu 150m được điều khiển bảng máy và các van

tự động đóng mở qua 29 công đoạn.Toàn bộ dây chuyền được tự động hóa hoàn toàn.Công nhân chỉ làm việc ở khâu cuối cùng là kiểm tra và nhập sản phẩm vào kho

QUY TRÌNH SẢN XUẤT ĐÁ TINH KHIẾT

Bồn chứa

Keo tô (4)

Bơm dầu Inox (7)

Bể lắng (6)

Bể lọc thô (4)

Bơm định lƣợng (3)

Bơm giếng (2)

Trang 27

2.1.5 Đánh giá khái quát tình hình tài chính

- Bảng 1.1: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty trong năm 2012-2013

số

Thuyết minh Số cuối năm (3) Số đầu năm

Đèn tiệt trùng (canad a) (21)

Thùng muối (dung tái sinh) (10) Bơm

dầu Inox (ý) (19)

Bồn chứa bằng Inox (13)

Bộ lọc 10a (sợi lọc polymer) (12)

Khử mùi độc tố (than hoạt tính) (11)

Hệ thống làm mềm (9)

Bộ lọc tạp chất 20a (8)

Bể chứa

súc rửa

(22)

Bể ngâm clo (23)

Giặt bì

1 bằng nước (24)

Giặt

bì 2 bằng nước tiệt trùng (25)

Làm lạnh (26)

Kiểm tra (27)

Thành phẩm (29)

Lọc RO (thẩm thấu ngược) màng lọc 4040F USA (16)

Bồn chứa bằng Inox

3000 lít (17)

Đóng bì (28)

Trang 28

2.Trả trước cho người bán 132 1.889.969.006 2.528.198.984

3.Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 1.400.532.000 1.325.678.472

4.Phải thu theo tiến độ kế

Tổng nguồn vốn và tổng tài sản năm 2013 là 42.786.652.646 đồng tương ứng tăng 1.981.329.417 đồng (tương đương với 4,93%) so với cuối năm 2012

Trang 29

2.1.5.2 Phân tích tình hình nguồn vốn

Ta thấy rằng tổng nguồn vốn năm 2013 so với năm 2012 tăng 2.581.329.417 đồng tương ứng với tăng 6,42% Cụ thể như sau:

+ Đối với NỢ PHẢI TRẢ tăng 508.586.446 đồng tương ứng tăng 2%

+ Đối với VỐN CHỦ SỞ HỮU tăng 2.072.742 đồng tương ứng tăng 13,97%

2.1.6 Tổ chức công tác kế toán tại công ty CP thương mại và xây lắp An Phú

2.1.6.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

a Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, vì toàn bộ các công việc kế toán đều được thực hiện tập trung tại phòng kế toán Phòng kế toán chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, công tác tài chính và công tác thống kê trong toàn Công ty Phòng kế toán Công ty có 6 người Mô hình

tổ chức bộ máy kế toán được thể hiện ở sơ đồ sau:

KẾ TOÁN TRƯỞNG KIÊM KẾ TOÁN TỔNG HỢP

KẾ TOÁN VỐN

BẰNG TIÊN,

THANH TOÁN

KT TẬP HỢP CHI PHÍ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, KT THÀNH

PHẨM

KẾ TOÁN TSCĐ

Trang 30

b Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận kế toán

Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Là người giúp việc cho Giám đốc có

nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp, hướng dẫn nghiệp vụ cho từng phần hành theo đúng chế

độ kinh tế tài chính như: chế độ chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, chế

độ sổ kế toán, chính sách thuế , đôn đốc kiểm tra các phần việc của từng phần hành kế toán,giám sát và ký duyệt các chứng từ kinh tế phát sinh, kiểm tra đối chiếu

số liệu giữa các phần hành liên quan, lập báo cáo tài chính và báo cáo một cách kịp thời cho Giám đốc và các cơ quan quản lý cấp trên đúng chế độ chính sách kế toán.Tổ chức kiểm tra kế toán Phân tích các hoạt động kinh tế tài chính của Công

ty nhằm đánh giá đúng tình hình, kết quả, hiệu quả kế hoạch kinh doanh của doanh

nghiệp

Kế toán vốn bằng tiền, thanh toán : Cập nhật các chứng từ liên quan đến tiền

mặt và tiền ngân hàng, ghi chép phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các tài khoản vốn bằng tiền, các khoản công nợ Ghi chép kế toán chi tiết và tổng hợp các khoản vốn bằng tiền, các khoản công nợ Thực hiện các công việc giao dịch với ngân hàng Thực hiện các công việc do kế toán trưởng giao nhiệm vụ

Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm và thành phẩm: Tổ

chức ghi kế toán chi tiết và ghi tổng hợp các chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến sản xuất sản phẩm trong kỳ và tính giá thành sản xuất của sản phẩm, đánh giá giá trị sản phẩm dỡ dang cuối kỳ Thống kê các chỉ tiêu liên quan đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Ghi chép kế toán chi tiết và tổng hợp thành phẩm tồn

kho

Kế toán tài sản cố định ( TSCĐ): Chi chép kế toán tổng hợp và chi tiết

TSCĐ, công cụ dụng cụ tồn kho.Tính khấu hao TSCĐ, phân bổ công cụ, dụng cụ.Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ đang sử dụng, báo cáo tăng giảm TSCĐ

Kế toán tiêu thụ và thuế : Ghi chép phản ánh doanh thu bán hàng và các

khoản giảm trừ doanh thu , ghi chép phản ánh thuế ở khâu tiêu thụ, tính toán và ghi chép kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp trị giá vốn hàng xuất bán Ghi chép kế toán tổng hợp và chi tiết bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng trong

kỳ để xác định kết quả kinh doanh Lập các báo cáo về doanh thu, chi phí Ghi chép phản ánh, theo dõi các loại thuế phát sinh trong kỳ Ghi chép kế toán tổng hợp, chi

KẾ TOÁN TIÊU

Trang 31

tiết các loại thuế phát sinh Hàng tháng làm báo cáo thuế Theo dõi tình hình nộp thuế

Thủ quỹ : Theo dõi tình hình thu chi tiền và tiền mặt tồn quỹ, ghi vào sổ quỹ

c Các chính sách kế toán áp dụng của công ty

* Đặc điểm chung về công tác kế toán tại Công ty:

- Chế độ, chuẩn mực kế toán đơn vị đang áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài Chính ban hành và các văn bản sữa đổi,

bổ sung và hướng dẫn thực hiện kèm theo

- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01kết thúc ngày 31/12

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán : Việt Nam đồng (VNĐ)

- Phương pháp tính thuế GTGT : Công ty tính thuế GTGT theo Phương pháp khấu trừ thuế

- Phương pháp đánh giá hàng tồn kho và hạch toán hàng tồn kho:

+ Phương pháp đánh giá hàng tồn kho: được đánh giá và ghi chép theo nguyên tắc giá gốc

+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên

+ Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền

- Phương pháp đánh giá TSCĐ và khấu hao TSCĐ: TSCĐ được phản ánh theo nguyên giá và giá trị hao mòn luỹ kế

+ Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: theo nguyên giá

+ Phương pháp khấu hao TSCĐ: TSCĐ được khấu theo phương pháp đường thẳng, tỷ lệ khấu hao phù hợp với chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo Quyết định số 26/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính

- Hình thức ghi sổ: Công ty thực hiện báo cáo kế toán theo hình thức Nhật ký

Trang 32

Ghi chú :

Ghi hàng ngày; Ghi cuối tháng

Đối chiếu, kiểm tra

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra ghi vào Sổ Nhật ký chung, ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết nếu sử dụng sổ nhật ký đặc biệt thì ghi vào sổ nhật ký đặc biệt sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối phát sinh Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết để lập Báo Cáo tài chính

d Giới thiệu chung về phần mềm kế toán:

Công ty sử dụng kế toán máy vào công tác kế toán, phần mềm kế toán Công ty đang áp dụng là phần mềm FAST ACCOUNTING của Công ty Phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST

Fast Accounting là phần mềm kế toán dành cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ

Fast Accounting được phát triển và liên tục hoàn thiện từ năm 1997, hiện có hơn 8.500 khách hàng và đạt nhiều giải thưởng khác nhau như BIT CUP, Sản phẩm được nhiều người sử dụng, CUP CNTT…

Giao diện phần mềm FAST ACCOUNTING

SỔ CÁI

Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối số phát

sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trang 33

Phần mềm kế toán Fast Accounting có 16 phân hệ:

+ Hệ thống

+ Kế toán tổng hợp

+ Kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay

+ Kế toán bán hàng và công nợ phải thu

+ Kế toán mua hàng và công nợ phải trả

+ Kế toán hàng tồn kho

+ Kế toán TSCĐ

+ Kế toán CCLĐ

+ Báo cáo chi phí theo khoản mục

+ Kế toán giá thành dự án, công trình xây lắp

+ Kế toán giá thành sản phẩm sản xuất liên tục

+ Kế toán giá thành sản phẩm sản xuất theo đơn hàng

+ Báo cáo thuế

+ Báo cáo quản trị các trường do người dùng tự định nghĩa

+ Quản lý hóa đơn

+ Thuế thu nhập cá nhân

Quy trình áp dụng phần mềm được thể hiện theo sơ đồ sau:

SỔ KẾ TOÁN

SỔ CHI TIẾT

SỔ TỔNG HỢP

Ngày đăng: 20/12/2014, 14:49

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w