Tên sáng kiến: “Hướng dẫn kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận trong làm văn để học sinh thuyết trình diễn đạt ý tưởng, hùng biện văn học ở THPT” Họ và tên người báo cáo: Lê Xuân Dị Đơn vị công tác: Trường THPT Phú Tân Cá nhân, tổ chức phối hợp: (đối với sáng kiến, giải pháp có từ 02 đến 03 thành viên tham gia) I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Sự cần thiết (lý do chọn đề tài) Luyện tập “kĩ năng phát biểu” để trở thành “nghệ thuật nói trước công chúng”, có thể truyền đạt một cách hoàn hảo các ý tưởng của mình đến người nghe, cuốn hút được số đông thính giả, là chìa khóa để thành công trong cuộc sống. Học sinh là chủ nhân tương lai của nước nhà, nên ngay từ lúc các em còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết để vào đời. Có thể thấy, hùng biện là một kỹ năng, phẩm chất cần có để trở thành những nhà lãnh đạo toàn cầu. Trong đó, việc làm chủ ngôn ngữ giúp các em tự tin thể hiện quan điểm, trở thành nhân tố của sự thay đổi. Trong chương trình cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, kiến thức về văn chương và ngữ pháp khá đầy đủ nhưng khi vào đời, số người lĩnh hội đưuọc để sử dụng cho ngôn ngữ của mình thì chẳng có là bao bởi vì họ coi nhẹ phần tập nói cũng như các thao tác lập luận chưa sâu sắc. Trong học đường, ta không có tham vọng đào tạo những nhà hùng biện, nhưng ít ra cũng luyện cho các em học sinh diễn đạt được ý mình một cách gãy gọn và trôi chảy. Việc học văn ngoài yếu tố kiến thức từ sách vở (lí thuyết) để tạo nền cho mối quan hệ xã hội, song việc quan trọng của việc học văn là bồi dưỡng tâm hồn, rèn luyện kĩ năng thêm phong phú và sinh động. Trong nhu cầu xã hội hiện nay, việc vận dụng môn Văn là rất cần thiết. Đôi khi muốn thuyết phục một ai đó về vấn đề lí luận chính trị, khái quát một vấn đề nào đó thì vai trò của môn Văn là rất lớn. Thiết nghĩ một trong những nhu cầu đó có yếu tố cấu thành của kĩ năng sử dụng các thao tác lập luận để thuyết trình hay hùng biện. Trong chương trình Ngữ văn THPT, học sinh được tiếp cận học lí thuyết và thực hành các thao tác lập luận trong làm văn. Ngoài giờ học cơ bản từ sách giáo khoa, bản thân giáo viên và học sinh có thể tiến hành phương pháp dạy – học tích cực bằng việc “Hướng dẫn kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận trong làm văn để học sinh thuyết trình diễn đạt ý tưởng, hùng biện văn học ở THPT “. Qua đó, giáo viên vừa củng cố kiến thức cho các em vừa tạo sân chơi bổ ích giúp các em hoạt bát, mạnh dạn, tự tin phát biểu trước đám đông để tạo tiền đề thành công trong quá trình lập nghiệp.
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phú Tân, ngày 20 tháng 03 năm 2018
BÁO CÁO SÁNG KIẾN (hoặc Đề tài, Đề án, Giải pháp công tác, Cải tiến, Kinh nghiệm,…)
- Tên sáng kiến: “Hướng dẫn kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận trong làm văn để học sinh thuyết trình diễn đạt ý tưởng, hùng biện văn học ở THPT”
- Họ và tên người báo cáo: Lê Xuân Dị
- Đơn vị công tác: Trường THPT Phú Tân
- Cá nhân, tổ chức phối hợp: (đối với sáng kiến, giải pháp có từ 02 đến 03 thành viên tham gia)
I ĐẶT VẤN ĐỀ:
1 Sự cần thiết (lý do chọn đề tài)
Luyện tập “kĩ năng phát biểu” để trở thành “nghệ thuật nói trước công chúng”, có thể truyền đạt một cách hoàn hảo các ý tưởng của mình đến người nghe, cuốn hút được số đông thính giả, là chìa khóa để thành công trong cuộc sống
Học sinh là chủ nhân tương lai của nước nhà, nên ngay từ lúc các em còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết để vào đời Có thể thấy, hùng biện là một kỹ năng, phẩm chất cần có để trở thành những nhà lãnh đạo toàn cầu Trong đó, việc làm chủ ngôn ngữ giúp các em tự tin thể hiện quan điểm, trở thành nhân tố của sự thay đổi
Trong chương trình cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, kiến thức về văn chương
và ngữ pháp khá đầy đủ nhưng khi vào đời, số người lĩnh hội đưuọc để sử dụng cho ngôn ngữ của mình thì chẳng có là bao bởi vì họ coi nhẹ phần tập nói cũng như các thao tác lập luận chưa sâu sắc Trong học đường, ta không có tham vọng đào tạo những nhà hùng biện, nhưng ít ra cũng luyện cho các em học sinh diễn đạt được ý mình một cách gãy gọn và trôi chảy
Việc học văn ngoài yếu tố kiến thức từ sách vở (lí thuyết) để tạo nền cho mối quan hệ xã hội, song việc quan trọng của việc học văn là bồi dưỡng tâm hồn, rèn luyện kĩ năng thêm phong phú và sinh động Trong nhu cầu xã hội hiện nay, việc vận dụng môn Văn là rất cần thiết Đôi khi muốn thuyết phục một ai đó về vấn đề lí luận chính trị, khái quát một vấn đề nào đó thì vai trò của môn Văn là rất lớn Thiết nghĩ một trong những nhu cầu đó có yếu tố cấu thành của kĩ năng
sử dụng các thao tác lập luận để thuyết trình hay hùng biện
Trong chương trình Ngữ văn THPT, học sinh được tiếp cận học lí thuyết và thực hành các thao tác lập luận trong làm văn Ngoài giờ học cơ bản từ sách giáo khoa, bản thân giáo viên và
học sinh có thể tiến hành phương pháp dạy – học tích cực bằng việc “Hướng dẫn kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận trong làm văn để học sinh thuyết trình diễn đạt ý tưởng, hùng biện văn học ở THPT “ Qua đó, giáo viên vừa củng cố kiến thức cho các em vừa tạo sân chơi bổ ích
giúp các em hoạt bát, mạnh dạn, tự tin phát biểu trước đám đông để tạo tiền đề thành công trong quá trình lập nghiệp
2 Mục đích nghiên cứu:
Tôi thực hiện sáng kiến này dựa trên nhu cầu giao tiếp và kĩ năng sử dụng các thao tác lập luận để thuyết trình và hùng biện văn học của học sinh nói riêng và cá nhân, cộng đồng nói chung Những kĩ năng thuyết trình sẽ tạo cơ sở tốt nhằm hướng các em có đủ tự tin và bản lĩnh khi thể hiện, trình bày một ý tưởng, một vấn đề mang tính lí luận để trong khi giao tiếp các em có thể linh hoạt mà vận dụng một cách tốt nhất Qua một thời gian trải nghiệm trong giảng dạy, cũng như vận dụng, tôi nhận thấy đây là vấn đề cấp thiết để những chủ nhân tương lai của nước nhà có thể mạnh dạn- tự tin- bản lĩnh khi trình bày ý nghĩ của mình trước đám đông
3 Phạm vi nghiên cứu
Mẫu 01/BCTTSK
Trang 2Tôi tiến hành khảo sát và hướng dẫn thực hành đối với học sinh của các lớp tôi từng giảng dạy năm học 2015-2016 lớp 10C1, 10C2 và 12C4 và học kì 1 năm học 2017-2018 với lớp 11C2 của trường THPT Phú Tân
II NỘI DUNG SÁNG TIẾN:
1 Cơ sở lí luận:
1.1 Các thao tác lập luận trong làm văn:
1.1.1 Thao tác lập luận giải thích:
– Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề – Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm
– Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó Đặt ra hệ thống câu hỏi
để trả lời
1.1.2 Thao tác lập luận phân tích:
-Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng
– Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định
1.1.3 Thao tác lập luận chứng minh:
– Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng
– Cách chứng minh: Xác định vấn đề chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lô gic, chặt chẽ và hợp lí
1.1.4 Thao tác lập luận so sánh:
– Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác
– Cách so sánh: Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, nêu rõ quan điểm, ý kiến của người viết
1.1.5 Thao tác lập luận bình luận:
– Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề
– Cách bình luận: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận, đề xuất và chứng
tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá là xác đáng.Thể hiện rõ chủ kiến của mình
1.1.6 Thao tác lập luận bác bỏ:
– Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai
– Cách bác bỏ: Nêu ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ, khẳng định ý kiến đúng; nêu từng phần ý kiến sai rồi bác bỏ theo cách cuốn chiếu từng phần
– Ý nhỏ phải nằm hoàn toàn trong phạm vi của ý lớn
– Nếu có thể biểu hiện nội dung của các ý bằng những vòng tròn thì ý lớn và mỗi ý nhỏ được chia ra từ đó là hai vòng tròn lồng vào nhau, không được ở ngoài nhau, cũng không được trùng nhau hoặc cắt nhau
– Mặt khác, các ý nhỏ được chia ra từ một ý lớn, khi hợp lại, phải cho ta một ý niệm tương đối đầy đủ về ý lớn, gần như các số hạng, khi cộng lại phải cho ta tổng số, hay vòng tròn lớn phải được lấp đầy bởi những vòng tròn nhỏ
– Mối quan hệ giữa những ý nhỏ được chia ra từ cùng một ý lớn hơn phải ngang hàng nhau, không trùng lặp nhau
1.2 Tác dụng của việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận:
Viết văn nghị luận là thể hiện sự hiểu biết, nhận thức, khám phá của mình về đối tượng nghị luận nhằm nâng cao trình độ, năng lực, giúp người khác cùng hiểu và tin vào vấn đề Đồng thời người viết cũng thể hiện chính kiến, thái độ, sự đánh giá vấn đề, không ngừng đưa ra những điều chỉnh tích cực nhằm nâng cao sự tiến bộ trong lĩnh vực văn minh tinh thần của văn học Do
đó phải sử dụng kết hợp các thao tác lập luận
+ Hiểu biết, nhận thức giải thích
Trang 3+ Khám phá phân tích
+ Đánh giá bình luận
1.3 Công việc chuẩn bị thuyết trình:
- Giáo viên hướng dẫn
Giáo viên hướng dẫn là người đóng vai trò chủ chốt trong việc tổ chức buổi thuyết trình Cần chuẩn bị:
+ Chọn đề tài
* Nhân ngày 20.10 và 8.3: Vai trò của người phụ nữ trong xã hội xưa và nay
* Nhân ngày 20.11: Hình cảnh người thầy trong văn học dân gian Việt Nam
* Nhân ngày 30.4: Những cuộc phản công lịch sử trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam
* Hãy nói không với ma túy
* Về An toàn giao thông học đường
* Về thuyết trình sách…
+ Chuẩn bị tư liệu liên quan đến đề tài
* Sách, báo, tài liệu, hình ảnh, phiếu tư liệu, bản đồ, mô hình, sơ đồ…
+ Chọn nhóm thuyết trình và thuyết trình viên
GV chọn những em có khả năng đọc, tham khảo, nghiên cứu và soạn thảo bài thuyết trình, lọc ra nhóm hs phát biểu lưu loát để làm thuyết trình viên nhằm biết tập hợp các ý kiến và giải đáp các ý kiến thảo luận sau buổi thuyết trình
- Nhóm/ thuyết trình viên
+ Giai đoạn 1: Tìm hiểu, suy xét và nắm vững đề tài; tham khảo tư liệu
+ Giai đoạn 2: Thống nhất tư liệu, lập dàn bài đại cương và chi tiết, viết bài thuyết trình + Giai đoạn 3: Kế hoạch giới thiệu, hoàn chỉnh hỗ trợ huấn cụ, tập dượt đến khi hoàn chỉnh
1.4 Tiêu chuẩn thuyết trình viên và kĩ năng thuyết trình, hùng biện văn học:
- Chân dung thuyết trình:
+ Diện mạo: Nên chăm sóc diện mạo trước khi lên thuyết trình
+ Trang phục: giản dị, trong sáng, chững chạc
+ Khả năng: Hiểu biết rộng, có kiến thức chuyên môn, phát biểu hấp dẫn, mời gọi khán thính giả suy nghĩ như mình- tích cực
+ Ưu điểm: Tự tin, bình tĩnh, cởi mở, dễ gần gũi, hài hước, dứt khoát
- Kỹ năng thuyết trình:
+ Nhìn, đối diện với khán thính giả: nhìn, nói và đo lường mức tiếp nhận của khán thính giả
+ Tạo thế đứng thoải mái, vững vàng: ngay ngắn, thẳng, thể hiện sự tự tin, có thể dựa vào bàn và tay kia làm cử điệu diễn tả
+ Cử điệu của nét mặt, tay và di chuyển
* Khi muốn nói một ý tưởng có vẻ khó diễn tả, học sinh có thể hơi nghiêng đầu hay khẽ nhíu mày, giọng hơi ngập ngừng
* Khi muốn nhấn mạnh một câu, chữ nào, học sinh hãy dừng lại và nói hạ giọng, chậm rãi một chút
* Học sinh có thể xòe tay về phía khán giả để biểu lộ sự ngạc nhiên cùng với cái lắc đầu hơi ngẩng lên
* Để liệt kê, học sinh hãy xỏe một tay, chụm bốn ngón dài lại và ngón cái bấm lần lượt lên bốn ngón kia
* Để mời gọi, học sinh có thể đưa tay về phía thính giả, mở rộng vòng tay
* Hạn chế việc di chuyển dài và thường xuyên vì khan giả sẽ cảm thấy bất ổn, dể mệt mỏi vì khó theo dõi học sinh
Trang 4+ Tiếng nói: nên khỏe, cố giữ giọng nói ấm, truyền cảm Lời lẽ cần lịch sự, tôn trọng người nghe, đừng kiểu cách
+ Những điều kiện cần thiết giúp cho sự thành công: ngủ ngon trước ngày thuyết trình, tập thể dục nhẹ, chuẩn bị diện mạo, trang phục, ổn định tinh thần, giữ thái độ tự tin…
1.5 Thực hiện buổi thuyết trình:
- Bài trí phòng thuyết trình
- Diễn biến buổi thuyết trình
- Thảo luận sau bài thuyết trình
2 Cơ sở thực tiễn:
2.1 Về phía giáo viên
Đây là yếu tố không nhỏ trong quá trình dạy – học văn, thông qua đây nó thể hiện tầm quan trọng của việc vận dụng các thao tác lập luận khi đề cập nội dung cần diễn đạt Trong tiết giảng dạy, giáo viên phụ trách môn Ngữ văn hay buổi thuyết trình, hùng biện văn học của HS sẽ lôi cuốn, thu hút hơn Tạo một nền tảng tự tin và vững vàng cho HS khi đứng trước đám đông phát biểu hay thuyết phục vấn đề nào đó mang tính lí lẽ và logic
Bên cạnh sự học hỏi bổ trợ kiến thức về kĩ năng thuyết trình của giáo viên thì khả năng hướng dẫn học sinh tiếp cận và yêu thích thực hành thuyết trình là vấn đề không dễ Đòi hỏi nhiều yếu tố Từ đó, giáo viên cũng nên tổ chức những hoạt động phù hợp đối với học sinh để hướng dẫn các em tiếp xúc, hiểu và sử dụng thuần thục những vốn riêng của mình khi trình bày vấn đề nào đó trong cuộc sống, trong nhà trường Hướng dẫn không đơn thuần là đưa ra một lần bằng hính thức lặp lại mà nó mang nghĩa phát hiện và sửa chữa lỗi sai để học sinh khắc phục và hoàn thiện, tự tin hơn
Xét cho cùng đây là phương pháp hỗ trợ học sinh hứng thú, tích cực và mạnh dạn hơn trong giao tiếp của mình
2.2 Về phía học sinh
- Học sinh thường nói về nhiều vấn đề nhưng xét lí ra, ít em nào vững vàng khi đứng trước đám đông để bày tỏ ý kiến mình một cách rõ ràng nhất Vòng vo rồi lôi thôi, tạo cảm giác khó chịu với người nghe, mất thời gian
- Học sinh rụt rè, nhút nhát, sợ đám đông, sợ đưa ra ý kiến… không đủ kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức cuộc sống để chinh phục người nghe
* Nguyên nhân
- Thuyết trình, hùng biện là một mảng trong văn học khó chiếm lĩnh, kén người thực hiện và người dạy Thêm phần biết sử dụng khéo léo, kết hợp giữa các thao tác lập luận trong lập luận lại không dễ dàng với nhiều học sinh
- Trong thời đại khoa học công nghệ như hiện nay, việc thuyết trình rất phổ biến, vì nó thể hiện rõ nét về bản lĩnh của cá nhân khi muốn giới thiệu, thuyết phục với mọi người
- HS ít có thời gian làm những bài nghiên cứu hay thuyết trình, do giờ học chính khóa và đầu
tư học nâng cao đã chiếm hết quỹ thời gian
- Cách nói gãy gọn, thiếu lí lẽ, có khi bửa ngang… của HS sẽ dẫn đến trường hợp hình thành một thói xấu, không điều tiết được tâm lí và trạng thái cân bằng ngôn ngữ trong việc thuyết phục
ai đó tin mình, nghe mình
- Câu văn dùng đơn nghĩa, thiếu sức thuyết phục, thiện cảm của người nói với người nghe
3 Biện pháp cụ thể:
Để tạo cho học sinh có thói quen tự tin và biết thể hiện một bài thuyết trình, hùng biện có kết hợp các thao tác lập luận thì không phải là điều quá khó Điều quan trọng là sự quan tâm đúng mức của thầy cô, gia đình, học sinh bè và môi trường giao tiếp Chúng ta cần có một tấm lòng nhiệt huyết để tạo dựng ở thế hệ trẻ ý thức tự tin, mạnh dạn và làm chủ được kiến thức
Dựa trên kết quả khảo sát về nguyên nhân của tình trạng học sinh hạn chế khả năng vận dụng thành ngữ đáng báo động như hiện nay Kết hợp với vốn kiến thức chuyên ngành, nghiên
Trang 5cứu tài liệu, sau đây là một số phương pháp cụ thể để tạo kĩ năng cho các em yêu thích khi thuyết trình
- Lồng ghép vào tiết dạy: giáo viên là người bắt nhịp cầu cho các em tiếp xúc cách dẫn và
nói chuyện theo hướng đan xen thuyết trình nhóm trong quá trình học văn cũng như giao tiếp hàng ngày với mọi người và khi thuyết trình sự kiện
- Kiểm tra, đánh giá mức độ vận dụng lí thuyết và năng lực thể hiện của học sinh thi hay
trình bày về một vấn đề cụ thể trước tập thể, đám đông
Sau đây là một số bài thuyết trình có kết hợp các thao tác lập luận:
* Bài 1: Trình chiếu BÀI THUYẾT TRÌNH SÁCH 30.4
“ĐẠI TƯỚNG VĂN TIẾN DŨNG – VỊ TƯỚNG KIÊN CƯỜNG MƯU LƯỢC”
(Phát Nhạc) – HS múa minh họa, dựng cảnh HS đọc thơ
“Có những phút làm nên lịch sử
Có cái chết hóa thành bất tử
Có những lời hơn mọi bài ca
Có con người như chân lý sinh ra.”
(Tố Hữu)
Hs mở máy chiếu
( Side 1) Trong công cuộc chiến đấu vì tự do vì độc lập của nước Việt Nam, biết bao anh hùng,
bao thế hệ đã hi sinh và nằm lại rải rác trên những trận địa đau thương, khốc liệt Họ ra đi hay về với lòng đất mẹ? Song có những đồng chí, đồng đội còn sống sót đã không ngừng cảm nhận sự thiêng liêng, sự sống mà mình đang có là do đâu, và sống như thế nào cho xứng đáng với tình yêu của Đảng, của đồng đội và với cách mạng nhân dân
Người học trò xuất sắc của Bác Hồ, người anh hùng, người làm nên lịch sử ấy luôn được
người dân cả nước và đồng đội yêu quý, (side 2) đó là đồng chí Văn Tiến Dũng
Hòa chung không khí cả nước đang chào mừng ngày kỉ niệm chiến dịch Hồ Chí Minh và
đại thắng mùa xuân 1975, tôi xin trân trọng giới thiệu đến học sinh đọc cuốn sách mang tên (side
3) “Đại tướng Văn Tiến Dũng, vị tướng kiên cường mưu lược” của nhiều tác giả hợp thành, do
nhà xuất bản Văn học, xuất bản năm 2014
Cuốn sách “Đại tướng Văn Tiến Dũng, vị tướng kiên cường mưu lược” là một công trình
nghiên cứu, tập hợp dưới dạng hồi kí của nhiều tác giả, do Dương Minh Hào, Lê Quang Vinh và Trần Mạnh Hùng thực hiện Sách có dung lượng 317 trang, gọn nhẹ, in trên khổ giấy 13.5 x 21
cm do nhà xuất bản Văn học ấn hành Bìa sách do Starbook đảm nhiệm và thể hiện gam màu trang trọng, thanh lịch Nổi bật với khung hình đại tướng in viền vàng, phía dưới là nền màu đỏ như gợi nhớ về thời đau thương mà vĩ đại của dân tộc
Đây là cuốn sách được viết dưới dạng Văn – Sử kết hợp Ghi lại quá trình hoạt động sự nghiệp cách mạng và tình cảm của đồng chí đối với gia đình, đồng đội và cao hơn cả là sự trung thành, gắn bó với quê hương, với đất nước, với Đảng cộng sản Đậm chất sử thi bằng những trận chiến được đại tướng chỉ huy Đại tướng đã dành trọn đời mình đi theo con đường mà Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta đã chọn, cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Ông xứng đáng là người học trò xuất sắc của Bác Hồ vĩ đại, là một vị tướng kiệt xuất thời đại Hồ Chí Minh
(Side 4) Cuốn sách có bố cục 05 phần, cụ thể như sau: (mỗi phần bấm 1 lần trình chiếu, mũi tên xuống)
- Phần 1: Cuộc đời và sự nghiệp
- Phần 2: Một chiến sĩ cộng sản kiên cường
- Phần 3: Một vị tướng lỗi lạc
- Phần 4: Một nhà khoa học quân sự tài ba
- Phần 5: Người học sinh, người đồng chí nhân dân
Trang 6(Side 5) Đại tướng Văn Tiến Dũng, còn có bí danh là Lê Hoài, sinh ngày 2 tháng
5 năm 1917 tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội Nhà nghèo, không ruộng đất, mẹ mất sớm, cậu bé họ Văn theo cha ra Hà Nội Sau khi cha đột ngột qua đời năm cậu 15 tuổi, Văn Tiến Dũng đành phải bỏ học, ở nhà trợ giúp cho anh làm nghề thợ may
(Side 6) Sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng, ánh sáng chân lí độc lập tự do được manh nha
từ năm 18 tuổi Và ấn tượng sâu sắc nhất là năm 19 tuổi, đồng chí đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương Từ đây, bước ngoặt cuộc đời của ông thêm khởi sắc dưới sự lãnh đạo của Đảng Trong cuộc chiến chống thực dân Pháp, từ tháng 12/1946, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Cục trưởng Cục Chính trị Quân đội Quốc gia Việt Nam, phó Bí thư Trung ương Quân
ủy, đến năm 1948 ông được phong quân hàm Thiếu tướng Ông đã cùng Đại đoàn 320 trải qua 8 chiến dịch, có hai chiến dịch tạo sự chuyển biến lớn ở Bắc bộ Ông là Tổng Tham mưu trưởng lâu nhất trong lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam từ trước đến nay
(Side 7) Trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc, ông luôn là người trực tiếp
chỉ đạo những mặt trận, những chiến dịch quan trọng mang tính quyết định chiến lược trên chiến trường Sau Chiến dịch Trị Thiên, Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, ông được phong quân hàm Đại tướng (1974) Thừa thắng xông lên, Chiến dịch Hồ Chí Minh (26 – 30/4/1975), ông được cử làm Tư lệnh, cùng lực lượng quân binh chủng và lực lượng vũ trang địa phương, nhân dân đã mở ra trang sử vàng cho dân tộc với đòn quyết chiến, kịp thời, chính xác để kết thúc chiến tranh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
(Side 8) Sau giải phóng, đại tướng cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội
xây dựng củng cố quân đội, bảo vệ quốc phòng an ninh, chống lại thế lực bành chướng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc
(Side 9) Ngày 17/2/2002, đại tướng đã qua đời tại Bệnh viện Trung ương Quân đội – 108,
thọ 85 tuổi Để lại sự tiếc thương vô vàn đối với nhân dân cả nước!
(Side 10) Theo ghi nhận của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt thì Đại tướng Văn Tiến Dũng là
một chiến sĩ kiên cường, một vị tướng lỗi lạc Và với Thiếu tướng Hồ Đệ, đây là một con người tận tình vì Đảng, vì dân, trọn đời cho đất nước Thật vậy, đại tướng đã cống hiến tuổi trẻ, năng lực và cả cuộc đời mình cho công cuộc chung của đất nước Đại tướng đã trở thành Người học trò xuất sắc của Bác Hồ - Đại tá Giang Hà đã nhận định Là tấm gương mẫu mực trong quân đội
để đồng đội noi theo
(Side 11) Bao năm tháng trôi qua, những ai gắn bó với đồng chí Văn Tiến Dũng sẽ có
chung cảm nhận như Trung tướng Nguyễn Sùng Lãm về một danh tướng tài ba, chính trị - quân
sự song toàn
(Side 12) Xông pha trận mạc hùng dũng, mưu trí và tài ba là như thế, còn đối với lĩnh vực
Lịch sử quân sự cũng được Đại tướng quan tâm sâu sắc Việc Tổng kết chiến tranh và viết Lịch
sử quân sự, nhằm phục vụ ngay cho việc xây dựng quân đội nhân dân chính quy, ngày càng hiện đại… và để lại cho thế hệ mai sau một kho vũ khí lý luận sắc bén đặng bảo vệ vững vàng Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa
(Side 13) Dù bận trăm công nghìn việc, song với tâm hồn tinh tế, suy nghĩ sâu sắc, Đại tướng
cũng thả lòng mình với món ăn tinh thần: văn nghệ
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây
Đó là khẩu lệnh hành động để các công binh, bộ đội, vận tải, thanh niên xung phong ào ào
ra trận, chiến đấu anh dũng.
Trong bài viết của Đại tướng, nhà văn Hồ Phương, người đọc có thể tìm hiểu thêm về Một vị tướng yêu văn học và nghệ thuật để cùng suy ngẫm
Trang 7(Side 14) Đối với đồng đội như thế, còn đối với gia đình, Đại tướng là người chồng, người
cha yêu thương vợ con hết mực Người đọc không tránh khỏi xúc động khi đọc những vần thơ của Văn Tiến Huấn, con trai của ông:
1 Con muốn làm thơ để tặng ba
(bấm tiếp mũi tên 4 lần) 2 Người làm rạng rỡ cho cả nhà
3 Cả đời ba – hy sinh vì Đảng
4 Tự hào thay là con của Ba!
Ông là tấm gương sáng ngời về tinh thần học hỏi, ý chí chiến đấu và tinh thần trung thành
vì sự nghiệp của Đảng Cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng là niềm tự hào không chỉ của gia đình, cho gia tộc họ Văn mà còn là niềm tự hào của Quân đội ta, của Đảng ta
Uống nước nhớ nguồn
(Side 15) Trong không khí cả nước háo hức, hăm hở như thế, chúng ta lại tưởng nhớ về
ông và sẽ có hành động thiết thực để chung tay tiếp nối chặng đường vẻ vang mà Đại tướng đã đi
Dù chiến tranh đã đi qua, thế hệ thanh niên chúng ta cần phấn đấu hơn nữa, là thanh niên với sức trẻ, sự dẻo dai, lòng nhiệt huyết để phát triển xã hội, đất nước đang trên đà hội nhập, đổi mới, phát triển Và cần lắm những thế hệ tương lai ý thức được vai trò quan trọng của mình, cần lắm những công dân yêu nước, biết phát huy từ nền tảng kiên cố để lúc nào họ cũng trong tư
thế sẵn sàng: (Side 16) tắt máy chiếu, phát nhạc nền
Đâu cần thanh niên có
Đâu khó có thanh niên (học sinh dựng cảnh, múa Tự nguyện hòa bình, đọc tiếp)
Và còn học sinh thì sao? Những độc giả đã, đang và sẽ tìm hiểu về Đại tướng Văn Tiến Dũng, có cùng chung suy nghĩ như tôi ? Hãy cùng khám phá và hiểu thêm về vị tướng tài ba của dân tộc, từ đó thêm tin, thêm yêu và tự hào về người anh hùng thời đại Hồ Chí Minh này
Qúy độc giả có thể liên hệ thư viện tại địa phương hay thư viện tuyến huyện, tỉnh, thành phố để được phục vụ nguồn sách này
HẾT Bài 2: BÀI THUYẾT TRÌNH SÁCH : TẤM LÒNG CÀ MAU VỚI BÁC HỒ
« Bác sống như trời đất của ta Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ Sữa để em thơ, lụa tặng già”
Nhà thơ Tố Hữu đã thay cho triệu triệu tấm lòng của những người con thân yêu của đất nước Việt Nam ta ghi nhận và trân trọng về Bác Trong suốt cuộc đời vì nước, vì dân, Hồ Chủ tịch luôn nêu tấm gương mẫu mực về đạo đức thực hành của người cộng sản Gương sáng đạo đức Hồ Chí Minh đã quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng, có ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ và hành động của quảng đại quần chúng nhân dân yêu nước, từ đó đưa đến những thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vĩ nhân đã in đậm dấu ấn vào lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại
Dù đã mãi mãi đi xa, nhưng hình ảnh giản dị, tư tưởng và tấm gương đạo đức sáng ngời của Người luôn sống mãi trong trái tim các thế hệ người Việt Nam và bè học sinh quốc tế Chính vì vậy, nhiều năm qua, đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ, họa sỹ, nghệ sỹ trong và ngoài nước bắt nguồn cảm hứng sáng tạo từ hình tượng của Người và hầu hết các tác phẩm viết về Bác đều có sức sống lâu bền cùng năm tháng Và trong lòng của những người con quê Cà Mau cũng xuôi nguồn cùng mạch lòng cảm xúc bao tấm lòng thành kính khi nhớ về Bác – vị cha già dân tộc
Trong buổi thuyết trình sách hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu đến quý vị đại biểu, ban giám khảo cùng đội học sinh về tham gia dự thi “……tên cuộc thi………” quyển sách viết về Bác và quê hương Cà Mau, mang tên: TẤM LÒNG CÀ MAU VỚI BÁC HỒ, tập 2, của tập hợp
Trang 866 tác giả, dung lượng 452 trang, khổ 14x20cm, do NXB Phương Đông ấn hành Dưới sự chỉ đạo của Dương Việt Thắng, Ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy, Trưởng ban tuyên giáo tỉnh ủy Bìa sách
do Thùy Trâm chịu trách nhiệm, với chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh nghiêm trang, thân thương, đáng kính, bên cạnh là cột mốc của Mũi Cà Mau và hình ảnh anh lính cụ Hồ trong tư thế tiến công Nền đỏ, ánh vàng đã tạo nên vẻ thanh lịch và trang trọng cho bìa sách mà các tác giả muốn gửi đến học sinh đọc
Sách có 3 phần chính:
- Phần 1: Niềm kính yêu vô hạn, có 44 câu chuyện của nhiều tác giả
- Phần 2: Theo lời dạy của Người, có 12 câu chuyện
-Phần 3: Đời đời ghi khắc công ơn Bác Hồ, có 31 bài thơ, 6 bài ca cổ
Bài viết Cà Mau mãi mãi khắc sâu niềm kính yêu Bác Hồ của tác giả Dương Việt Thắng`đã ghi nhận lại quá trình nhân dân Cà Mau sớm tiếp thu luồng ánh sáng cách mạng và ở đây nhanh chóng hình thành phong trào quần chúng đấu tranh Từ công cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Đảng bộ và nhân dân Cà Mau trong sự nghiệp cách mạng của mình luôn nung nấu tâm nguyện cháy bỏng là thực hiện thắng lợi di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu Cũng trong bài viết này, tác giả cho ta biết về vùng đất Cà Mau thuở khai hoang, rồi quá trình kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Tình yêu của bác luôn đi theo suốt quá trình chiến đấu của nhân dân Cà Mau Qúy vị có thể tìm và đọc nội dung cụ thể từ trang 15 đến trang
22 Cũng theo nguồn sách trích dẫn, bài viết Tấm lòng Cà Mau với Bác Hồ theo tác giả Phạm Văn Tri cung cấp, vào năm 2001, Ban tuyên giáo tỉnh ủy cùng Hội nhà báo tỉnh Cà Mau xuất bản tập 1, và đã chuyển thể, dựng thành phim tư liệu, được đông đảo học sinh đọc cũng như khán thính giả đón nhận nhiệt tình Thêm lần nữa chứng minh rằng hình tượng của Bác Hồ luôn trở nên gần gũi, giản dị, thiêng liêng Sự trung thành với Đảng, với Bác Hồ và ấm áp hơn là nghi thức thờ cúng Bác tại các đền thờ địa phương như thị trấn Cái Nước, xã Trí Phải, Tân Hưng Tây, Ngọc Hiển Và người đọc vô cùng xúc động qua trang viết của tác giả khi gợi lại kỉ niệm cây vú sữa miền Nam của mẹ Lê Thị Sảnh ở xã Trí Phải, huyện Thới Bình đã nhờ anh chiến sĩ mang ra
Hà Nội tặng Bác Hồ Và Bác đã chăm sóc món quà tinh thần ấy bằng cả tấm lòng hướng về miền Nam thân thương Điều đó đã trở thành huyền thoại cho đến ngày nay Bác từng nói “Miền Nam luôn trong trái tim tôi”, bao trái tim nức nở, nghẹn ngào, tiếc thương vì chưa rước Bác vào Nam
vì ngày giải phóng miền Nam quá chậm Tấm lòng nhân dân Cà Mau với Bác Hồ là nét văn hóa độc đáo rất đẹp Đó là giá trị nhân văn được hình thành trên miền đất cực nam Tổ quốc
Phần hai của sách tập hợp nhiều bài viết và ghi nhận về những việc làm thiết thực để dâng lên
Bác như Sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại của Trần Hữu Vinh, Những trận đánh mừng sinh nhật Bác của Lưu Vinh Huê, và ấn tượng với bài viết của tác giả Phạm Phúc Vinh khi đề cập vấn đề thực tế nhất là Cần vun đắp sự nghiệp trồng người Qúy độc
giả có thể tìm và đọc từ trang 261 đến trang 343
Trong phần ba của quyển sách, phần lớn là thơ ca và những bài ca cổ của những người con xứ biển vùng ven nước mặn quanh năm luôn thành kính dâng lên Bác Hơn 30 bài thơ đều thấm đẫm
tình thương yêu hết mực và lời tri ân sắt son đến vị cha già dân tộc, trong bài thơ Bác ơi, tác gải
Nguyễn Thị Được đã bày tỏ:
Sông núi thời gian có đổi thay Bác ơi! Lời Bác chẳng hề phai Bác đi để lại gương trong sáng Cho con soi rạng cả tương lai.
Và còn nhiều lắm những khúc ca hát mãi ơn Người với ngàn đời con cháu thế hệ nhân dân
Cà Mau ca ngợi đạo đức của Bác Hồ Dù không có được hạnh phúc sống gần gũi với Bác Hồ nhưng nhân dân Cà Mau nguyện suốt cuộc đời học tập theo đạo đức của Bác:
“Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta
Trang 9Ta bỗng lớn ở bên Người một chút”.
Qúy độc giả có thể tìm và đọc nội dung cụ thể từ trang 357 đến 442
Qúy độc giả có thể liên hệ thư viện tại địa phương hay thư viện tuyến huyện, tỉnh, thành phố để được phục vụ nguồn sách này
Với quyển sách TẤM LÒNG CÀ MAU VỚI BÁC HỒ, đơn vị tôi đã lồng ghép vào tiết chào cờ
đầu tuần để tuyên truyền và kể lại những mẩu chuyện về Bác Đặc biệt, trong khu vực trường học, nguồn sách này có tại thư viện, riêng tuyến huyện thì có thư viên huyện Phú Tân đã và đang lưu giữ tài liệu này Rất tiện lợi cho các cán bộ và người dân tìm để đọc
Qua đó, tôi thấy rằng việc phổ biến và tuyên truyền đến học sinh nét đẹp đọc sách cũng như việc tìm hiểu về vị lãnh tụ Hồ Chí Minh là cần thiết nhất Những bài viết của nhiều tác giả đượm tình người dân vùng sông nước cuối cực Nam Tổ Quốc ngày đêm khôn nguôi thương nhớ
về Bác
Đó là nét đẹp về truyền thống uống nước nhớ nguồn mà bao đời của dân tộc ta.
Trong những giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp, GVCN các lớp cũng tổ chức những hoạt động như
kể chuyện Bác Hồ, hay những buổi sáng, có học sinh lên bản tin trường đọc dưới loa để cho tất cả học sinh trong nhà trường đều lắng nghe và suy ngẫm Tạo sự thu hút hơn, đơn vị tôi đã đặt ra những câu hỏi sau đó, khuyến khích học sinh trả lời qua mẩu chuyện vừa kể, kèm theo là món quà lưu niệm Từ đó, các em rất thích nghe kể chuyện hay tìm hiểu về Bác
Và hình thức hấp dẫn không kém đó là cho học sinh viết sự cảm nhận của mình, hay thuyết trình về một chủ đề từ sách nói về Bác Tuyên dương bài viết hay của các em
Trong giờ học môn Lịch sử, việc áp dụng để tuyên truyền về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất thích hợp
Tiết học của học sinh sẽ phong phú và đa dạng hơn khi lồng ghép giữa lí thuyết và thực hành Cho nên, tôi rất mong độc giả hãy tìm đọc và dành một góc tâm tư để trải lòng với vị cha già dân tộc cũng như những quyển sách hay tại thư viện
III TÍNH MỚI, HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG:
1 Tính mới:
Tôi đã từng tham gia thuyết trình khá nhiều lần, và có một điều tôi phải thừa nhận rằng, đến giờ, trước mỗi dịp thuyết trình, tôi vẫn luôn có cảm giác hồi hộp Có thể HS cũng vậy, Các
em cũng có những lo lắng, những bồn chồn và thiếu tự tin khi thuyết trình trước đám đông Điều này rất bình thường, bởi lẽ, phần lớn chúng ta sinh ra không kèm với tài hùng biện tự nhiên
Một trong những kỹ năng mềm đầu tiên giúp tôi tự tin nói trước công chúng đó là tôi xem buổi thuyết trình giống như 1 buổi chia sẻ và trò chuyện với học sinh bè, điều này giúp tôi giảm
đi những áp lực có thể có trong khi thuyết trình Thật vậy, nếu HS có thể học được điều này, các
em sẽ thấy thuyết trình và nói trước đám đông không phải là điều gì đó quá khó khăn
Một trong những bài học lớn nhất mà tôi học được trong những năm vừa qua là để trở thành một giáo viên tự tin phát ngôn trước đám đông, các cuộc thi đó là sự nhiệt tình, chân thành
và nghiêm túc Có rất nhiều cách để cải thiện kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đông của HS Nhưng điều quan trọng là HS cần có tinh thần cầu tiến, khắc phục các nhược điểm của mình Đó mới là yếu tố quan trọng để trở thành một thuyết trình viên bản lĩnh Thuyết trình trước đám đông không phải là điều gì quá khó khăn Hãy bình tĩnh, hít thở thật sâu, nhớ lại quá trình luyện tập thuyết trình của mình, chúng tôi tin bài thuyết trình của học sinh sẽ hiệu quả vô cùng
Học sinh có cơ hội thể hiện năng lực hiểu biết của mình trong quá trình tiếp nhận kiến thức của giáo viên vừa được chứng minh vốn kiến thức ngôn ngữ và kịp thời bổ sung những gì còn thiếu Bên cạnh đó, các em được chủ động trong quá trình học, không gò bó hay hạn chế trong việc khám phá trí thức, nhất là lĩnh vực ngôn ngữ tiếng Việt Từ đó, các em nâng cao vai trò tiếng mẹ đẻ, tôn trọng nét văn hóa tinh thần thông qua lời ăn tiếng nói hàng ngày của mình sao cho thuyết phục người tiếp nhận, linh hoạt, sâu sắc và tinh tế hơn
Trang 10Tính mới còn thể hiện sân khấu hóa học đường các chương trình tuyên truyền lồng ghép những buổi dưới cờ, hoạt động ngoại khóa, học sinh vận dụng linh hoạt sẽ tạo thiện cảm trong lập luận
Qua đây, học sinh sẽ có thời gian tự học, tự hiểu và tự nắm bắt kiến thức theo sự hướng dẫn của giáo viên Tâm lí chung của các em trong giờ thực hành hay trong giờ dạy Văn bao giờ cũng cần sự linh hoạt và phong phú vốn ngôn từ của người thầy Cho nên, yếu tố thầy giỏi trò giỏi sẽ tỉ lệ thuận với nhau khi giáo viên áp dụng sáng tạo trong giờ lên lớp đối với việc sử dụng thành ngữ
2 Tính hiệu quả và khả thi:
Khi tiến hành áp dụng, kết quả mang lại bất ngờ và khả quan hơn mong đợi Đặc biệt, phương pháp tạo hứng thú trong việc học và kết hợp thuyết trình sách, hùng biện văn học được học sinh ủng hộ và hợp tác tích cực
Học sinh lớp 10C1 có khả năng vận dụng lập luận tương đối, còn rụt rè, vì do lần đầu đứng trước tập thể, rụt rè, thiếu tự tin hơn so với 10C2 Lí giải điều này có thể do một số nguyên nhân như sau:
+ Lớp 10C2: nhiều em học khá, chủ động trong quá trình giao tiếp, những giờ giảng trên lớp các em đều hợp tác và có tính luận cao với câu hỏi của giáo viên đưa ra, không đơn thuần
“có”, “không” hay “đúng”, “sai”, nhiều em đã từng tham gia dẫn chương trình ở các cuộc thi huyện, tỉnh nên tự tin hơn
+ Lớp 10C1: các em học trầm, song tư duy rất nhanh nhạy, phần xác định vấn đề hay, nhạy bén Điều này chứng tỏ bản thân các em say mê về phương thức vừa học vừa chơi và tự khám phá bằng chính năng lực của mình
+ Riêng lớp 12C4 thì có 1 số em HS tự tin và làm tốt việc thuyết trình Đó cũng là sự thể hiện cá tính đầy bản lĩnh, nghiêm túc của anh chị cuối cấp Với vốn sống, sự trải nghiệm và ý thwusc, trách nghiệm nghiên cuuwsu tài liệu cũng có kinh nghiệm hơn các em lớp 10
- Không hạn chế việc vận dụng các thao tác lập luận trong giao tiếp, trong thuyết trình, hùng biện văn học Cách thức tạo sự hấp dẫn việc học như thế giáo viên chỉ cần mất chút thời gian hướng dẫn ban đầu và cách thức, HS quen và lần lượt sẽ làm tốt Đến những lần thuyết trình khác, HS sẽ không mất quá nhiều thời gian đổi lại trong thời gian khiêm tốn, học sinh đã tiếp nhận kiến thức mới với tinh thần hồ hỡi và phấn chấn
- Kết quả cụ thể trong quá trình khảo sát và thực hành: sàng lọc theo nhóm HS phân công thuyết trình
Tiêu chí Kết quả
MỨC ĐỘ LẬP LUẬN TRONG THUYẾT TRÌNH
3 Phạm vi áp dụng:
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên cũng nên dùng phương pháp thuyết trình, hùng biện thường xuyên khi muốn HS trình bày theo bài bảng, mang tính giới thiệu một hiện tượng, vấn đề thích hợp;
- Trong tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, cho học sinh tự quản, tự tổ chức và giáo viên chỉ đóng vai trò ban giám khảo; chọn 1 chủ đề để HS làm
- Trong giờ chào cờ theo chủ đề của tháng, sự kiện lịch sử, những ngày kỉ niệm lớn…tạo
cơ hội và dịp tốt để HS thể hiện năng khiếu thuyết trình trước đám đông