1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

DÂN SỰ 1 BUỔI THẢO LUẬN 5

2 1K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 29,5 KB

Nội dung

Phần thứ hai: Nghĩa vụ tài sản của người để lại tài sản Câu 1: Theo BLDS, nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ được đương nhiên chấm dứt và những nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ không đương nhiên chấm dứt? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. Theo BLDS, nghĩa vụ của người quá cố sẽ được đương nhiên chấm dứt: Căn cứ Khoản 8 Điều 372 BLDS 2015 quy định về Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ “8. Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;” Theo BLDS, nghĩa vụ của người quá cố sẽ không bị đương nhiên chấm dứt. Căn cứ Điều 615 BLDS 2015 quy định về Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại: “1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản

Trang 1

Phần thứ hai: Nghĩa vụ tài sản của người để lại tài sản

Câu 1: Theo BLDS, nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ được đương nhiên chấm

dứt và những nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ không đương nhiên chấm dứt? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

- Theo BLDS, nghĩa vụ của người quá cố sẽ được đương nhiên chấm dứt: Căn cứ Khoản 8 Điều 372 BLDS 2015 quy định về Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ

“8 Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;”

- Theo BLDS, nghĩa vụ của người quá cố sẽ không bị đương nhiên chấm dứt.

Căn cứ Điều 615 BLDS 2015 quy định về Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết

để lại:

“1 Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2 Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm

vi di sản do người chết để lại.

3 Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản

do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4 Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”

Câu 2: Theo BLDS, ai là người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người quá cố? Nêu cơ sở pháp lý

khi trả lời

- Căn cứ Điều 615 BLDS 2015 quy định về Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

“1 Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2 Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm

vi di sản do người chết để lại.

3 Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản

do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4 Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”

Câu 3: Nghĩa vụ của bà Loan đối với Ngân hàng có là nghĩa vụ về tài sản không? Vì sao?

- Nghĩa vụ của bà Loan đối với Ngân hàng là nghĩa vụ về tài sản Vì nghĩa vụ của bà Loan đối với Ngân hàng không phải là nghĩa vụ đối với nhân thân tức là những nghĩa vụ do chính bản thân thực hiện không thể chuyển giao, nên đây là nghĩa vụ tài sản Cũng như bà Loan vay Ngân hàng 100 triệu đồng thì có nghĩa vụ đảm bảo được quyền lợi của Ngân hàng đối với số tiền cho vay, quyền hữu lợi từ chiếc

xe của mình thì phải có nghĩa vụ đền bù thiệt hại khi chiếc xe đó gây tai nạn,

Câu 4: Nếu Ngân hàng yêu cầu được thanh toán, ai là người phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ trên của bà

Loan? Vì sao?

Trang 2

- Nếu Ngân hàng yêu cầu được thanh toán thì những thừa kế của bà Loan phải có nghĩa vụ trả nợ Vì

căn cứ Khoản 1 Điều 615 quy định: “1 Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ

tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Câu 5: Trong Quyết định số 26, ai là người có công chăm sóc, nuôi dưỡng người quá cố khi họ còn

sống?

- Trong Quyết định số 26, Toà án xác định ông Vân có công chăm sóc cha mẹ và quản lí di sản, ông Vi

có công lớn trong việc nuôi dưỡng cha mẹ_ là người gửi tiền cho cha mẹ để không phải bán nhà

Câu 6: Trong Quyết định trên, theo Toà giám đốc thẩm, công sức chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ của

ông Vân , ông Vi được xử lý thế nào?

- Trong Quyết định trên, theo Toà giám đốc thẩm, ông Vân và ông Vy có công sức chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ nhưng không xác định rõ công sức và quản lý di sản của ông Vân, ông Vy là bao nhiêu, ông Vi được hưởng bao nhiêuđể đối trừ, số tiền còn lại mới được chia cho các đồng thừa kế

Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Toà giám đốc thẩm (trong mối quan hệ với các

quy định về nghĩa vụ của người quá cố)

- Hướng xử lý trên của Toà giám đốc thẩm (trong mối quan hệ với các quy định về nghĩa vụ của người quá cố) là thoã đáng Vì:

+Trên đất tranh chấp có hai căn nhà hai tầng và một ngôi nhà trần làm công trình phụ, các đương sự không thống nhất được các phần diện tích thuộc về nhà nào là của ai nhưng Toà án các cấp lại xác định hai ngôi hai tầng là của cụ Phúc, cụ Thịnh là chưa có căn cứ vững chắc, có thể vi phạm, ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác

+ Công sức chăm sóc cha mẹ, quản lý của ông Vân và việc nuôi dưỡng cha mẹ của ông Vi cũng không được Toà án các cấp xác định rõ để đối trừ, số tiền còn lại mới được chia cho các đồng thừa kế

=> Như vậy là chưa thoã đáng, hợp tình, hợp lý

Nên: Toà giám đốc thẩm đã huỷ bản án phúc thẩm và sơ thẩm, yêu cầu xem xét lại là đúng căn cứ pháp luật, thoã đáng

Ngày đăng: 07/12/2018, 13:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w