Có nhiều mô hình lí thuyết khác nhau giảithích cơ chế tâm lí của việc học tập, trong đó có 3 nhóm lí thuyết hay được nhắcđến và sử dụng trong quá trình dạy học, đó là: Thuyết hành vi, th
Trang 1PHẦN NỘI DUNG
Ngày làm bài: 09/11/2018
NHIỆM VỤ 1 Câu 1 So sánh các lý thuyết học tập.
Câu 2 Phân tích những khả năng ứng dụng các lý thuyết học tập trong dạy học bộ môn.
Câu 3 Trình bày một ví dụ về dạy học bộ môn trong đó thể hiện sự vận dụng một hay các lí thuyết học tập?
Bài thực hiện Câu 1 So sánh các lý thuyết học tập.
Các lí thuyết học tập với tư cách là đối tượng nghiên cứu của tâm lí học dạyhọc là những mô hình lí thuyết nhằm mô tả và giải thích cơ chế tâm lí của việchọc tập Các lí thuyết học tập đặt cơ sở lí thuyết cho việc tổ chức quá trình dạyhọc và cải tiến phương pháp dạy học Có nhiều mô hình lí thuyết khác nhau giảithích cơ chế tâm lí của việc học tập, trong đó có 3 nhóm lí thuyết hay được nhắcđến và sử dụng trong quá trình dạy học, đó là: Thuyết hành vi, thuyết nhận thức
và thuyết kiến tạo Nhiệm vụ của chúng ta là chỉ ra những quan điểm cơ bản củacác lý thuyêt này, trên cơ sở đó rút ra những nhận xét, so sánh những ưu điểm vàhạn chế của các thuyết trên
Thuyết nhận thức (thuyết tri nhận) ra đời trong nửa đầu
thế kỉ XX và phát triển mạnh trong nửa cuối thế kỉ này với
Trang 2những đại biểu lớn như Piagie – nhà tâm lý học người Áo hayVưgotski, Leontev – các nhà tâm lý học Liên Xô
Lý thuyết kiến tạo được phát triển từ khoảng những năm
60 của thế kỉ XX, được đặc biệt chú ý từ cuối thế kỉ này Piagie,Vưgotski được coi là người đại diện tiên phong cho thuyết nàybởi người ta cho rằng thuyaats kiến tạo là bước phát triển tiếptheo của thuyết nhận thức
Trang 3Các tiêu
chí đánh
Các
- Có nhiều mô hình khác nhau của
thuyết hành vi, chẳng hạn một số quan
niệm của thuyết hành vi:
+ Các lí thuyết hành vi giới hạn việc
nghiên cứu cơ chế học tập qua các
hành vi bên ngoài có thể quan sát
khách quan bằng thực nghiệm
+ Thuyết hành vi không quan tâm đến
các quá trình tâm lí chủ quan bên trong
của người học như tri giác, cảm giác,
tư duy, ý thức, vì cho rằng những yếu
tố này không thể quan sát khách quan
được Bộ não được coi như là một
“hộp đen” không quan sát được
+ Thuyết hành vi cổ điển (Watson):
quan niệm học tập là tác động qua lại
giữa kích thích và phản ứng (S - R)
- Khác với thuyết hành vi, thuyết nhậnthức nhấn mạnh ý nghĩa của các cấutrúc nhận thức đối với sự học tập
Quan niệm cơ bản của thuyết nhậnthức là:
+ Các lí thuyết nhận thức nghiên cứuquá trình nhận thức bên trong với tưcách là một quá trình xử lí thông tin
+ Quá trình nhận thức là quá trình cócấu trúc và có ảnh hưởng quyết địnhđến hành vi Con người tiếp thu cácthông tin bên ngoài, xử lí và đánh giáchúng, từ đó quyết định các hành viứng xử
+ Trung tâm của lí thuyết nhận thức làcác hoạt động trí tuệ: xác định, phântích, hệ thống hóa các sự kiện, các
- Có thể tóm tắt những quanniệm chính của thuyết kiến tạonhư sau:
+ Không có tri thức kháchquan tuyệt đối
+ Nhấn mạnh vai trò chủ thểcủa nhận thức
+ Cần tổ chức tương tác giữangười học và đối tượng họctập
+ Học để khám phá, giải thíchcấu trúc tri thức
-> Trong thuyết kiến tạo, vaitrò của chủ thể nhận thứcđược đặt lên vị trí hàng đầu.Mỗi người học là một quátrình kiến tạo tích cực, phản
Trang 4+ Thuyết hành vi Skiner: khác với
thuyết hành vi cổ điển, Skiner không
chỉ quan tâm đến mối quan hệ giữa
Những hệ quả của hành vi này có vai
trò quan trọng trong việc điều chỉnh
hành vi học tập của học sinh
-> Học tập là một quá trình đơn giản
mà trong đó những mối liên hệ phức
tạp sẽ được làm cho dễ hiểu bằng các
hiện tượng, nhớ lại những kiến thức
đã học, giải quyết các vấn đề và pháttriển, hình thành các ý tưởng mới
+ Cấu trúc nhận thức của con ngườikhông phải là bẩm sinh mà hình thànhqua kinh nghiệm
+ Mỗi người có cấu trúc nhận thứcriêng Vì vậy muốn có sự thay đổi tácđộng phù hợp nhằm thay đổi nhậnthức của người đó
+ Con người có thể tự điều chỉnh quátrình nhận thức: tự đặt mục đích, xâydựng kế hoạch và thực hiện
-> Theo lý thuyết nhận thức, hành vicủa con người như là sự hiểu biết củatrí óc, người học được truyền thụ khảnăng trừu tượng hóa và năng lực giảiquyết vấn đề
ánh thế giới theo kinh nghiệmriêng của mình dưới sự ảnhhưởng của tri thức đã có vàtình huống cụ thể
Trang 5- Các lí thuyết học tập với tư cách là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học dạy học.
- Các thuyết đều đề cập đến các yêu tố: người học, tri thức, giáo viên, phương pháp tác động,
- Đều nói đến sự tương tác giữa người học và giáo viên
- Đều nói đến vai trò của việc học tập theo nhóm
- Các lí thuyết nhằm mô tả, giải thích cơ chế của việc học tập, việc tổ chức quá trình dạy học và cải tiến phươngpháp học tập
-> Mục đích cuối cùng của tất cả các thuyết đều nhằm giúp người học tăng cường tự trải nghiệm để tiếp thu trithức và có thể tự xây dựng tri thức cho mình, từ đó hình thành nên các phẩm chất nhân cách của con người phùhợp với yêu cầu của thời đại
+ Dạy học được định hướng theo các
hành vi đặc trưng có thể quan sát
được
+ Các quá trình học tập phức tạp được
+ Không chỉ kết quả học tập (sảnphẩm) mà quá trình học tập và quátrình tư duy cũng là điều quantrọng
+ Không có kiến thức kháchquan tuyệt đối
+ Về mặt nội dung dạy học phảiđịnh hướng theo những lĩnh vực
Trang 6điểm
khác
nhau
chia thành một chuỗi các bước học tập
đơn giản, trong đó bao gồm các hành
vi cụ thể
+ Giáo viên hỗ trợ và khuyến khích
hành vi đúng đắn của người học
+ Giáo viên thường xuyên điều chỉnh
và giám sát quá trình học tập để kiểm
soát sự tiến bộ trong học tập và điều
chỉnh những sai lầm kịp thời
+ Nhiệm vụ của người dạy là tạo ramôi trường học tập thuận lợi,thường xuyên khuyến khích cácquá trình tư duy
+ Các quá trình tư duy không thựchiện thông qua các vấn đề nhỏ, đưa
ra một cách tuyến tính mà thôngqua việc đưa ra các nội dung phứchợp
+ Các phương pháp học tập có vaitrò quan trọng
+ Việc học tập thực hiện trongnhóm có vai trò quan trọng, giúptăng cường những khả năng về mặt
xã hội
+ Cần có sự cân bằng giữa nhữngnội dung do giáo viên truyền đạt vànhững nhiệm vụ tự lực của ngườihọc
và vấn đề phức hợp, gần vớicuộc sống và nghề nghiệp vàđược khảo sát cụ thể
+ Việc học tập chỉ có thể đượcthực hiện trong một quá trìnhtích cực
+ Học tập trong nhóm có ý nghĩaquan trọng
+ Học qua sai lầm là điều rất có
ý nghĩa
+ Các lĩnh vực học tập cần địnhhướng vào hứng thú của ngườihọc
+ Sự học tập, hợp tác đòi hỏikhuyến khích phát triển khôngchỉ có lí trí mà cả về mặt tìnhcảm, giao tiếp
+ Mục đích học tập là xây dựngkiến thức của bản thân
Trang 7giá
chung
+ Ưu điểm: Thuyết hành vi có khả
năng ứng dụng cao trong LLDHHĐ
là quá trình chủ động bên trong của
chủ thể nhận thức; Việc chia quá trình
dạy học khám phá; làm việc nhóm
+ Hạn chế: Việc dạy học nhằm
phát triển tư duy, giải quyết vấn đề,dạy học khám phá đòi hỏi nhiềuthời gian, sự chuẩn bị và năng lựccủa giáo viên Cấu trúc quá trình tưduy không quan sát trực tiếp đượcnên chỉ mang tính giả thuyết
+ Ưu điểm: Thuyết kiến tạo
được thừa nhận và ứng dụngrộng rãi trong học tập, đặ biệt làtrong học tập tự điều khiển, họctheo tình huống, học nhóm, họctương tác…
+ Hạn chế: Quan điểm cực đoan
trong thuyết kiến tạo phủ nhận
sự tồn tại của tri thức kháchquan; việc đưa các kỹ năng cơbản vào các đề tài phức tạp màkhông có luyện tập cơ bản có thểhạn chế hiệu quả học tập; việcnhấn mạnh vai trò của học nhómquá mức cũng cần xem xét, vìvai trò, năng lực học tập của các
cá nhân luôn đóng vị trí quantrọng
+ Dạy học lí thuyết kiến tạo đòi
Trang 8hỏi thời gian lớn.
Kết luận
Các lý thuyết học tập của tâm lý học dạy học tìm cách giải thích cơ chế của việc học tập, làm cơ sở để tổchức và thực hiện tối ưu quá trình học tập của người học Có nhiều mô hình lý thuyết khác nhau, trong đó có banhóm chính là thuyết hành vi, thuyết nhận thức và thuyết kiến tạo Mỗi lý thuyết học tập có những ưu điểm vànhững hạn chế riêng như đã trình bày ở trên và cho đến nay chưa có một lý thuyết học tập nào mang tính tổngquát và hoàn thiện Do vậy, khi vận dụng cần phải phối hợp các lý thuyết một cách thích hợp
Trang 9Câu 2 Những khả năng vận dụng các lý thuyết học tập trong dạy học bộ môn
Nhằm mô hình hóa và giải thích cụ thể các cơ chế tâm lí của việc học tập,khoa học nghiên cứu về tâm lí dạy học đã ra đời, trong đó các lí thuyết học tậpđược đi sâu phân tích như một đối tượng nghiên cứu cơ bản nhất Thông quaviệc vận dụng các lý thuyết học tập trong dạy học bộ môn sẽ giúp người dạy cóđược phương pháp dạy học tốt nhất nhằm đạt được mục đích học tập ở mức tối
đa, vừa tạo được sự hứng thú cho người dạy – người hoc
* Thuyết hành vi:
- Thuyết hành vi cho rằng học tập là một quá trình đơn giản mà trong đónhững mối liên hệ phức tạp sẽ được làm cho dễ hiểu và rõ ràng thông qua cácbước học tập nhỏ được sắp xếp một cách hợp lý Thông qua những kích thích vềnội dung, phương pháp dạy học, người học có những phản ứng tạo ra nhữnghành vi học tập và qua đó thay đổi hành vi của mình
- Giáo viên hỗ trợ và khuyến khích hành vi đúng đắn của người học, tức
là sắp xếp giảng dạy sao cho người học đạt được hành vi mong muốn mà sẽđược đáp lại trực tiếp ( khen thưởng và công nhận)
- Giáo viên thường xuyên điều chỉnh và giám sát quá trình học tập đểkiểm soát tiến bộ học tập và điều chỉnh ngay lập tức những sai lầm
- Thuyết hành vi được ứng dụng đặc biệt:
+ Trong dạy học chương trình hoá
+ Trong dạy học được hỗ trợ bằng máy vi tính
+ Trong dạy học thông báo tri thức và huấn luyện thao tác
Chẳng hạn, trong dạy học bộ môn tiếng Anh, áp dụng thuyết hành vi bằnghình thức tổ chức các phòng luyện nghe có thể nâng cao chất lượng giảng dạy
GV quan sát đầu rakhen hay khiển
GV đưa thông
Trang 10Hay trong dạy học bộ môn Ngữ văn cũng có thể vận dụng thuyết hành vikhi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm các văn bản, tác phẩm văn học Đọc diễncảm văn bản Văn học cũng là một trong những phương pháp có ích để giúp họcsinh hiểu sâu sắc hơn về nội dung và nghệ thuật của văn bản đó
*Thuyết nhận thức
- Theo thuyết nhận thức, mục đích của dạy học là tạo những khả năng đểngười học hiểu thế giới thực Vì vậy để đạt được các mục tiêu học tập, khôngchỉ kết quả học tập mà quá trình học tập và quá trình tư duy cũng là điều quantrọng Nhiệm vụ của người dạy là tạo ra môi trường học tập thuận lợi, thườngxuyên khuyến khích các quá trình tư duy, học sinh cần được tạo cơ hội hànhđộng và tư duy tích cực Các quá trình tư duy không thực hiện thông qua các vấn
đề nhỏ, đưa ra một cách tuyến tính mà thông qua việc đưa ra các nội dung họctập phức hợp Thuyết nhận thức cũng cho rằng, các phương pháp học tập có vaitrò quan trọng Việc học tập thực hiện trong nhóm có vai trò quan trọng, giúptăng cường những khả năng về mặt xã hội Đồng thời cần có sự kết hợp giữanhững nội dung do giáo viên truyền đạt và những nhiệm vụ tự lực chiếm lĩnh vàvận dụng tri thức của học sinh
- Thuyết nhận thức được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi trong dạy học,đặc biệt:
+ Dạy học giải quyết vấn đề
+ Dạy học định hướng hành động
+ Dạy học khám phá và dạy học theo nhóm
*Thuyết kiến tạo
Kết quả đầu raThông tin đầu vào Học sinh
(Quá trình nhận thức: Phân Tổng hợp,khái quát hóa…)
Trang 11tích Theo thuyết kiến tạo, không có kiến thức khách quan tuyệt đối Kiếnthức là một quá trình và sản phẩm được kiến tạo theo từng cá nhân Về mặt nộidung, dạy học phải định hướng theo những lĩnh vực và vấn đề phức hợp, gần vớicuộc sống và nghề nghiệp, được khảo sát một cách tổng thể Việc học tập chỉ cóthể được thực hiện trong một quá trình tích cực vì chỉ từ những kinh nghiệm vàkiến thức mới của bản thân thì mới có thể thay đổi và cá nhân hoá những kiếnthức và khả năng đã có Học tập trong nhóm có ý nghĩa quan trọng, góp phầncho người học tự điều chỉnh sự học tập của bản thân mình.
- Trong dạy học hiện nay, thuyết kiến tạo thách thức một cách cơ bản tưduy truyền thống về dạy học Không phải người dạy mà là người học trong sựtương tác với các nội dung học tập sẽ nằm trong tâm điểm của quá trình dạy học.Nhiều quan điểm dạy học mới bắt nguồn từ thuyết kiến tạo như:
Trang 12Như vậy, các lý thuyết học tập trong dạy học bộ môn được vận dụng mộtcách linh hoạt, phối hợp một cách thích hợp sẽ đem lại những hiệu quả nhất địnhtrong quá trình dạy học.
Câu 3 Ví dụ về dạy học bộ môn trong đó thể hiện sự vận dụng một hay các lí thuyết học tập.
Áp dụng vào bài dạy cụ thể của học phần: Đại cương về phương pháp dạy học
và đánh giá ở THCS
Chương 3: Phương pháp và phương tiện dạy học ở THCS
Tiết 4: Nhóm phương pháp dạy học trực quan
Trang 13Mục đích Nội dung Phương pháp Lập luận về lý thuyết học
sự ghi nhớ trở nênbền vững và chínhxác
1 Phương pháp vấn đáp Đặt câu hỏi:
là gì?
2 Phương pháp thuyếttrình
Giới thiệu và phân tíchkhái niệm “Nhóm phươngpháp dạy học trực quan”
- Khi dạy về định nghĩa “Nhómphương pháp dạy học trựcquan”, GV sử dụng phương phápvấn đáp với hệ thống các câuhỏi:
Trực quan là gì?
Phương pháp dạy học là gì?
Từ 2 câu hỏi trên, theo các
em, nhóm phương phápdạy học trực quan là gì?Thông qua hệ thống các câu hỏiđược GV đặt ra, SV nhận thứccâu hỏi, suy nghĩ, phân tích vàkhái quát định nghĩa “Nhómphương pháp dạy học trựcquan”
=> Vận dụng thuyết nhận thức
- Khi giới thiệu và phân tích kháiniệm “Nhóm phương pháp dạyhọc trực quan” GV sử dụngphương pháp thuyết trình đểtrình bày, mô tả và làm rõ địnhnghĩa
=> Vận dụng thuyết hành vi
Trang 142.2 Phương phápminh họa
2.3 Phương phápbiểu diễn thínghiệm
1 Phương pháp thảoluận nhóm
- GV cung cấp các 9 bứcảnh về các tiết dạy vàhọc có sử dụng 3 phươngpháp trong nhóm phươngpháp dạy học trực quan
- GV yêu cầu SV thảoluận theo nhóm và sắpxếp các bức ảnh có néttương đồng về phươngtiện trực quan vào mộtnhóm và tự gọi tênphương pháp dạy họctheo các nhóm đó
- Các nhóm trình bày, GVnhận xét, tổng kết 3phương pháp trong nhómphương pháp dạy họctrực quan
2 Phương pháp sử dụngsách giáo khoa và tài liệu
- Khi dạy về phân loại cácphương pháp trong nhómphương pháp dạy học trực quan,
GV tiến hành cho SV thảo luậnnhóm bằng cách cung cấp các 9bức ảnh về các tiết dạy và học
có sử dụng 3 phương pháp trongnhóm phương pháp dạy học trựcquan, yêu cầu SV thảo luận theonhóm và sắp xếp các bức ảnh
có nét tương đồng về phươngtiện trực quan vào một nhóm và
tự gọi tên phương pháp dạy họctheo các nhóm đó
Thông qua nhiệm vụ thảo luậnnày, SV tự
quan sát các bức tranh, phântích, xử lý cấu trúc các thông tin
để tự gọi tên phương pháp dạyhọc => Vận dụng thuyết kiếntạo
- GV giao nhiệm vụ cho SV vềnhà tự nghiên cứu thông qua
Trang 15 Định nghĩa vềphương pháp
Khâu chuẩn bị
Các bước tiến hành
sách giáo khoa và các tài lệuhọc tập về 3 phương pháp trongnhóm phương pháp dạy học trựcquan theo các tiêu chí được GVđưa ra
Thông qua nhiệm vụ này, họcsinh có sự tiếp thu, xử lý cácthông tin trong sách giáo trình,tài liệu; phân tích và tổng hợpthông tin để giải quyết nhiệm vụhọc tập
=> Vận dụng thuyết nhận thức
3 Ưu điểm, hạnchế của nhómphương pháp dạyhọc trực quan
- Ưu điểm:
Nếu được sử dụngkhéo léo sẽ:
+ Tạo nên nguồntri thức phong phú,sống động
+ Kích thích tínhtích cực nhận thứccủa HS
+ Giúp HS huy
Phương pháp thảo luậnnhóm
- GV tiến hành cho cácnhóm thảo luận theo cáctiêu chí sau:
+ Ưu điểm, hạn chế củanhóm phương pháp dạyhọc trực quan
+ Những yêu cầu, lưu ýkhi sử dụng nhómphương pháp dạy họctrực quan
- Các nhóm trình bày kếtquả thảo luận trên giấy
- Thông qua việc thảo luậnnhóm về ưu điểm, hạn chế vànhững yêu cầu khi sử dụngnhóm phương pháp dạy học trựcquan theo các tiêu chí của GVđưa ra, SV tham gia thảo luậncùng nhóm, xử lý thông tin,phân tích, đánh giá và lựa chọnnhững nội dung thích hợp đểtrình bày trên giấy A0 => Vậndụng thuyết nhận thức
Trang 16động sự tham gia
của nhiều giác
quan: tạo điều kiện
triển năng lực tư
duy trừu tượng của
- Các nhóm đánh giáphần trình bày của mình
Trang 17của tiết học.
- Xác định mụcđích, yêu cầu,nhiệm vụ quansát; hướng dẫnhọc sinh quansát, nhận xét vàrút ra kết luận
- Đảm bảo chomọi học sinh đềuquan sát đượcnhằm phát triểnnăng lực quansát của học sinh
- Trình bày cácphương tiện cầnkết hợp với lờinói
- Đảm bảo yêucầu về thẩm mĩ,
vệ sinh và antoàn Sử dụng
đúng lúc đúngchỗ, khi sử dụngxong nên cấtngay
Trang 18Tổng kết Phương pháp thuyết
trình tổng kết
Cuối tiết học, GV sử dụngphương pháp thuyết trình tổngkết để trình bày, hệ thống hóalại kiến thức, nhấn mạnh nhữngvấn đề quan trọng của tiết họccho SV
=> Vận dụng thuyết hành vi
Trang 20Ngày làm bài 16/11/2018
NHIỆM VỤ 2 Câu 1 Phân tích cơ sở đổi mới dạy học theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực, trong đó cần:
- Lập luận vì sao cần chuyển từ dạy học định hướng nội dung sang dạy học địnhhướng phát triển năng lực
- Phân tích khái niệm và cấu trúc của khái niệm năng lực
- Chỉ ra những đặc điểm của mục tiêu, nội dung, phương pháp và đánh giá theoquan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực
Câu 2 Đề xuất một số biện pháp đổi mới dạy học môn học theo định hướng phát triển năng lực.
Câu 3 Trình bày một ví dụ về đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực, trong đó thể hiện sự vận dụng một hay một số biện pháp đã nêu ở câu 2
Bài thực hiện:
Câu 1 Phân tích cơ sở đổi mới dạy học theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực
Khi nói về thực trạng của giáo dục Việt Nam, ta vẫn thường nhận định đó
là nền giáo dục mang tính “hàn lâm, kinh viện”, một nền giáo dục định hướngvào việc truyền thụ một hệ thống tri thức được quy định sẵn dựa trên cơ sở cácmôn khoa học chuyên ngành, nhưng ít chú ý đến việc rèn luyện tính tích cựcnhận thức, tính độc lập, sáng tạo cũng như khả năng vận dụng những tri thức đótrong thực tiễn Do đó, để đổi mới giáo dục, cần vận dụng chương trình dạy họcđịnh hướng kết quả đầu ra và phát triển năng lực cho người học Cơ sở đổi mớidạy học theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực được thể hiện ởcác luận điểm sau:
1.1 Cần thiết chuyển từ dạy học định hướng nội dung sang dạy học định hướng phát triển năng lực
Trang 21Thực trạng của giáo dục Việt Nam là nền giáo dục còn mang tính “hànlâm, kinh viện” Phương pháp dạy học chủ yếu dựa trên quan điểm giáo viên làtrung tâm, trong đó người thầy đóng vai trò chính trong việc truyền thụ tri thứccho học sinh Phương pháp dạy học chủ yếu là các phương pháp thông báo trithức, học sinh tiếp thu tri thức một cách thụ động Các phương pháp phát huytính tích cực nhận thức của học sinh cũng như việc rèn luyện phương pháp tựhọc ít được coi trọng Đặc điểm cơ bản của chương trình giáo dục định hướngnội dung là chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các mônhọc đã được quy định trong chương trình dạy học
Tuy nhiên, chương trình giáo dục định hướng nội dung không còn thíchhợp và không đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện đại Ngày nay tri thức thayđổi và bị lạc hậu nhanh chóng, việc quy định cứng nhắc những nội dung chi tiếttrong chương trình dạy học dẫn đến tình trạng nội dung chương trình dạy họcnhanh bị lạc hậu so với tri thức hiện đại Ngoài ra những tri thức tiếp thu trongnhà trường cũng nhanh bị lạc hậu Vì thế việc rèn luyện phương pháp học tậpngày càng có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị cho con người có khả nănghọc tập suốt đời Ngoài ra, chương trình dạy học định hướng nội dung dẫn đến
xu hướng việc kiểm tra đánh giá chủ yếu dựa trên việc kiểm tra tái hiện tri thức
mà ít định hướng vào khả năng vận dụng tri thức trong các tình huống thực tiễn
Do phương pháp dạy học mang tính thụ động và ít chú ý đến khả năng ứng dụngnên sản phẩm giáo dục là những con người mang tính thụ động, hạn chế khảnăng sáng tạo và năng động Chương trình giáo dục này không đáp ứng đượcyêu cầu ngày càng cao của xã hội và thị trường lao động đối với người lao động
và năng lực hành động, khả năng sáng tạo và tính năng động
Các vấn đề nêu trên là những vấn đề lớn cần khắc phục của giáo dục trongbối cảnh tăng cường hội nhập quốc tế Sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Namtrong bối cảnh hội nhập quốc tế với những ảnh hưởng của xã hội tri thức và toàncầu hóa tạo ra những cơ hội nhưng đồng thời đặt ra những yêu cầu đổi mới đối
Trang 22với giáo dục trong việc đào tạo đội ngũ lao động Để đổi mới giáo dục, khắcphục tình trạng này, bên cạnh việc căn cứ vào những yêu cầu đổi mới của sựphát triển kinh tế - xã hội cũng như những quan điểm định hướng mang tínhđường lối, cần dựa trên những cơ sở lý thuyết khoa học giáo dục, trong đó cóviệc áp dụng những quan điểm đổi mới về chương trình dạy học Một trongnhững chương trình giáo dục có thể thay thế cho giáo dục “hàn lâm, kinh viện”hiện nay là giáo dục định hướng phát triển năng lực.
Chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực là tên gọi khác haymột mô hình cụ thể hóa của chương trình định hướng kết quả đầu ra, một công
cụ để thực hiện giáo dục định hướng năng lực hành động Trong chương trìnhdạy học định hướng phát triển năng lực, mục tiêu dạy học của môn học được mô
tả thông qua các nhóm năng lực
Sau đây là bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình địnhhướng nội dung và chương trình định hướng phát triển năng lực:
- Kết quả học tập cần đạt được mô
tả chi tiết và có thể quan sát, đánhgiá được; thể hiện được mức độtiến bộ của HS một cách liên tục
Nội dung
giáo dục
- Việc lựa chọn nội dung dựavào các khoa học chuyên môn,không gắn với các tình huốngthực tiễn Nội dung được quyđịnh chi tiết trong chươngtrình
- Lựa chọn những nội dung nhằmđạt được kết quả đầu ra đã quyđịnh, gắn với các tình huống thựctiễn Chương trình chỉ quy địnhnhững nội dung chính, không quyđịnh chi tiết
Trang 23học quá trình dạy học HS tiếp thu
thụ động những tri thức đượcquy định sẵn
lĩnh hội tri thức Chú trọng sự pháttriển khả năng giải quyết vấn đề,khả năng giao tiếp,…
- Chú trọng sử dụng các quan điểm,phương pháp và kỹ thuật dạy họctích cực; các phương pháp dạy họcthí nghiệm, thực hành
- Tiêu chí đánh giá dựa vào nănglực đầu ra, có tính đến sự tiến bộtrong quá trình học tập, chú trọngkhả năng vận dụng trong các tìnhhuống thực tiễn
1.2 Phân tích khái niệm và cấu trúc của khái niệm năng lực
* Khái niệm năng lực:
Khái niệm năng lực ( competency) có nguồn gốc La tinh “competentia”.Năng lực được hiểu như sự thành thạo, khả năng thực hiện của cá nhân đối vớimột công việc Năng lực bao gồm các kiến thức, kĩ năng cũng như quan điểm vàthái độ mà một cá nhân có thể hành động và thành công trong các tình huốngmới
Theo từ điển Tâm lý học ( Vũ Dũng, 2000) thì “Năng lực là tập hợp cáctính chất hay phẩm chất của tâm lý cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong,tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định
Theo John Erpenbeck thì “Năng lực được tri thức làm cơ sở, được sửdụng như khả năng, được quy định bởi giá trị, được tăng cường qua kinh nghiệm
và được hiện thực hóa qua chủ định”
Trang 24Weinert ( 2001) định nghĩa: “ Năng lực là những khả năng và những kĩ
xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định
cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải
quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh
hoạt”
Như vậy, năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của
nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động
và trách nhiệm Khái niệm năng lực gắn với khả năng hành động Năng lực hành
động là một loại năng lực nhưng khi nói đến phát triển năng lực người ta cũng
hiểu đồng thời là phát triển năng lực hành động
Trong bài tiểu luận này chúng tôi sử dụng khái niệm năng lực của tác giả
Meier và Nguyễn Văn Cường: “Năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm
và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ vấn đề trong những tình
huống khác nhau thuộc những lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ
sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động”
* Cấu trúc năng lực hành động
Có nhiều loại năng lực khác nhau, do đó việc mô tả cấu trúc và các thành
phần năng lực cũng khác nhau Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô
tả là sự kết hợp của bốn năng lực thành phần: Năng lực cá thể, năng lực chuyên
môn, năng lực phương pháp và năng lực xã hội
Trang 25- Năng lực chuyên môn: là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môncũng như đánh giá kết quả một cách độc lập có phương pháp vả chính xác vềmặt chuyên môn Bao gồm khả năng tư duy logic, phân tích tổng hợp và trừutượng, khả năng nhận biết các mối quan hệ hệ thống và quá trình.
- Năng lực phương pháp: là khả năng hành động có kế hoạch định hướngmục đích cho việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề Trung tâm của năng lựcphương pháp là những phương thức nhận thức, xử lý, đánh giá, truyền thụ vàgiới thiệu
- Năng lực xã hội: là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống
xã hội trong những nhiệm vụ khác nhau với sự phối hợp chặt chẽ và nhữngthành viên khác Trọng tâm là ý thức được trách nhiệm của bản thân cũng nhưngười khác, tự chịu trách nhiệm tự tổ chức Có khả năng thực hiện các hànhđộng xã hội, khả năng công tác và giải quyết xung đột
- Năng lực cá thể : là khả năng xác định, suy nghĩ đánh giá được những cơhội phát triển cũng như những giới hạn của mình, phát triển được năng khiếu cánhân cũng như xây dựng được kế hoạch cho cuộc sống riêng và hiện thực hóa kếhoạch đó; những quan điểm chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các hành
vi ứng xử
Mô hình cấu trúc năng lực trên đây có thể cụ thể hóa trong từng lĩnh vựcchuyên môn, nghề nghiệp khác nhau Mặt khác trong mỗi lĩnh vực nghề nghiệpngười ta cũng mô tả các loại năng lực khác nhau Ví dụ như năng lực của giáoviên bao gồm những nhóm cơ bản sau: Năng lực dạy học, năng lực giáo dục,năng lực đánh giá, chẩn đoán và tư vấn; năng lực phát triển nghề nghiệp và pháttriển trường học
Như vậy, mô hình bốn thành phần năng lực trên phù hợp với bốn trụ cốt giáodục theo UNESCO:
Trang 26Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng pháttriển năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn baogồm tri thức, kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp,năng lực xã hội và năng lực cá thể Những năng lực này không tách rời nhau mà
có mối quan hệ chặt chẽ Năng lực hành động được hình thành trên cơ sở có sựkết hợp các năng lực này
1.3 Đặc điểm của mục tiêu, nội dung, phương pháp và đánh giá theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực
Trang 27Mục tiêu Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát đánh giá được, thể hiện được mức độ
tiến bộ của học sinh một cách liên tục
Học giao tiếp – xã hội Học tự trải nghiệm –
đánh giá
Các tri thức chuyên môn(khái niệm, phạm trù, quyluật, mối quan hệ ) Các kĩ năng chuyênmôn
Ứng dụng đánh giáchuyên môn
Lập kế hoạch họctập, kế hoạch làm việc
Các phương phápnhận thức chung: thuthập, xử lý, đánh giá,trình bày thông tin
Các phương phápchuyên môn
Làm việc trong nhóm
Tạo điều kiện cho sựhiểu biết về phươngdiện xã hội
Học cách ứng xử, tinhthần trách nhiệm, khảnăng giải quyết xung
đột
Tự đánh giá điểmmạnh, điểm yếu
Xây dựng kế hoạchphát triển cá nhân Đánh gia, hình thànhcác chuẩn mực giá trịđạo đức văn hóa, lòng
tự trọng
Trang 28Năng lực chuyên môn
Năng lực phương pháp Năng lực
Đánh giá
Tiêu chí đánh giá dựa vào kết quả đầu ra có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng trongkhả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong các tình huống thực tiễn khác nhau Hiện nay có hai thang đánhgiá khác nhau cơ bản:
+ Thang đánh giá của Bloom (1956) bao gồm 6 cấp độ: Biết – Hiểu – Vận dụng – Phân tích – Tổng hợp –Đánh giá
+ Thang đánh giá các cấp độ tư duy (Thinking levels) bao gồm các cấp độ: Nhận thức – Thông hiểu –Vận dụng
Trang 29Kết luận
Chương trình định hướng kết quả đầu ra, định hướng phát triển là chương
trình nhằm khắc phục những nhược điểm của giáo dục định hướng nội dung,
“hàn lâm, kinh viện” Chương trình này nhằm đạt được mục tiêu phát triển nhâncách toàn diện, phát triển năng lực cho học sinh, trong đó cần có những nộidung, phương pháp dạy học và đánh giá phù hợp
Câu 2 Đề xuất một số biện pháp đổi mới dạy học môn học theo định hướng phát triển năng lực
Một số biện pháp đổi mới dạy học môn học theo định hướng phát triển năng lực :
2.1 Đổi mới việc thiết kế và chuẩn bị bài học
- Trong thiết kế bài dạy học cần xác định các mục tiêu dạy học về kiếnthức, kĩ năng một cách rõ ràng, có thể đạt được và có thể kiểm tra đánh giáđược
- Trong việc xác định nội dung dạy học không chỉ chú ý đến các kiến thức
kỹ năng chuyên môn mà cần chú ý những nội dung có thể phát triển các nănglực chung khác như năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể
- Việc xác định PPDH cần được lập luận trên cơ sở mối quan hệ giữa cácyếu tố của quá trình dạy học, đặc biệt là mối quan hệ mục đích - nội dung –PPDH Trong việc thiết kế PPDH cần bắt đầu từ bình diện vĩ mô: xác định cácquan điểm, hình thức tổ chức dạy học phù hợp Từ đó xác định các PPDH cụ thể
và thiết kế hoạt động của giáo viên và học sinh theo trình tự các tình huống dạyhọc nhỏ ở bình diện vi mô
- Có thể sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm trình diễnPowerPoint cũng là một phương hướng cải tiến việc thiết kế bài dạy học cũngnhư hoạt động dạy học
Trang 30Tóm lại, khi thiết kế bài học cần có sự đổi mới, chuyển trọng tâm từ thiết kế
các hoạt động của thầy giáo sang thiết kế các hoạt động tự học của học sinh,
tăng cường tổ chức các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm bằng các nhiệm vụ
học tập cụ thể
Có thể phân biệt cách thiết kế bài học mới nhằm giúp học sinh phát huy
tính tích cực chủ động, tự học trên lớp với thiết kế bài học theo kiểu truyền
thống ở những đặc điểm sau đây:
- Xác định mục tiêu dạy, mục tiêu học
- Chú trọng truyền đạt tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức,phẩm chất tư duy, rèn luyện kỹ năng,phương pháp tự học của học sinh
2.2 Đổi mới phương pháp dạy học.
Trong đổi mới phương pháp dạy học cần:
2.2.1 Cải tiến các PPDH truyền thống
- Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại,
luyện tập luôn là những phương pháp quan trọng trong dạy học; đổi mới PPDH
không có nghĩa là loại bỏ các PPDH truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu
bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng
Trang 31- Để nâng cao hiệu quả của các PPDH truyền thống, người giáo viên cầnnắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trongviệc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, chẳng hạn như các kĩ thuật: mởbài, trình bày, giải thích trong khi thuyết trình, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lýcác câu hỏi trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập.
- Tuy nhiên các PPDH truyền thống có những hạn chế riêng, do vậy cầnkết hợp các PPDH mới, đặc biệt là những phương pháp và kỹ thuật dạy học pháthuy tính tích cực và sáng tạo của học sinh Chẳng hạn có thể tăng cường tínhtích cực nhận thức của học sinh trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểmdạy học giải quyết vấn đề
2.2.2 Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học
- Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu điểm, nhược điểm
và giới hạn sử dụng riêng Do đó việc phối hợp đa dạng các phương pháp vàhình thức dạy học trong quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để pháthuy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học Dạy học toàn lớp, dạy họcnhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể là những hình thức xã hội của dạy học cầnkết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng Cần khắc phụctình trạng độc tôn của dạy học toàn lớp và sự lạm dụng phương pháp thuyếttrình
- Hiện nay, nhiều giáo viên đã cải tiến bài lên lớp theo hướng kết hợpthuyết trình của giáo viên với hình thức làm việc nhóm, góp phần tích cực hoáhoạt động nhận thức của học sinh
- Hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc giảiquyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài thuyết trình mà còn có nhữnghình thức làm việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếmmột hoặc nhiều tiết học, sử dụng những phương pháp chuyên biệt như phươngpháp đóng vai, nghiên cứu trường hợp, dự án
Trang 32- Trong quá trình chuẩn bị giáo án dạy học, giáo viên cần dự kiến các
phương pháp dạy học được kết hợp, ví dụ như:
1 Diễn giảng
nêu vấn đề
- Tạo ra tình huống có vấn đề
- Giáo viên và học sinh cùng giải quyết vấn đề bằng cách:
+ Đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ và trả lời
+ Thuyết trình+ Đặt vấn đề để học sinh trao đổi, thảo luận, tìm cách giải quyết vấnđề
2 Nghiên
cứu tài liệu
- Lựa chọn tài liệu
- Học sinh báo cáo một vấn đề đã được chuẩn bị trước
- Cả lớp nghe, trao đổi, thảo luận
- Giáo viên tổng kết
7 Xemina - Cả lớp chuẩn bị
- 1 - 2 học sinh báo cáo
- Cả lớp thảo luận
Trang 33- Giáo viên tổng kết
Trang 342.2.3 Sử dụng các kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo
- Kĩ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của PPDH, là những cáchthức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏnhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học
- Có những kĩ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từngPPDH, như kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại, kĩ thuật “khăn trải bàn”, “Kĩthuật sơ đồ tư duy” , kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật sơ đồ KWL, kĩ thuật “bể cá”,
kĩ thuật “ổ bi”, kĩ thuật “tia chớp” là những kĩ thuật dạy học tích cực trong dạyhọc phát huy được tính tích cực và sáng tạo của học sinh
+ Kĩ thuật “khăn trải bàn”: Giáo viên chia nhóm học sinh, mỗi người ngồivào một vị trí và tập trung vào câu hỏi ( hoặc chủ đề), sau đó viết vào ô mang sốcủa mình câu trả lời hoặc ý kiến của mình về chủ đề Mỗi cá nhân khi đó làmviệc độc lập Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên sẽ chia sẻ, thảoluận và thống nhất các câu trả lời Nhóm viết những ý kiến chung của cả nhómvào ô giữa tấm khăn trải bàn ( giấy A0)
+ Kĩ thuật sơ đồ KWL( Know What Learn): Học sinh bắt đầu bằng việcđộng não tất cả những gì các em biết về chủ đề bài học Thông tin này sẽ đượcghi nhận vào cột K của biểu đồ Sau đó học sinh nêu lên danh sách các câu hỏi
về những điều các em muốn biết thêm về chủ đề này Những câu hỏi đó sẽ đượcghi nhận vào cột W của biểu đồ Trong quá trình giáo viên hướng dẫn học sinhtìm hiểu xong nội dung bài học, học sinh sẽ tự trả lời các câu hỏi đó ở cột W vànhững thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột L
+ Kĩ thuật “bể cá”: là kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó mộtnhóm học sinh ngồi trước lớp hoặc giữa lớp và thảo luận với nhau còn nhữnghọc sinh khác trong lớp theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảoluận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những học sinh thảo luận
2.2.4 Tăng cường các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn
Trang 35- Các PPDH đặc thù bộ môn được xây dựng trên cơ sở lý luận dạy học bộmôn.
- Các PPDH trong dạy học kỹ thuật như trình diễn vật phẩm kỹ thuật, làmmẫu thao tác, phân tích sản phẩm kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, lắp ráp mô hình,các dự án trong dạy học kỹ thuật
2.2.5 Bồi dưỡng phương pháp học tập cho học sinh
- Phương pháp học tập một cách tự lực có vai trò quan trọng trong việctích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh
- Giáo viên với nhiều hình thức khác nhau cần luyện tập cho học sinh cácphương pháp học tập chung và các phương pháp học tập trong bộ môn nhưphương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc,phương pháp làm việc nhóm
2.3 Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin trong dạy học
- Sử dụng phương tiện dạy học nhằm tăng cường tính trực quan và thínghiệm, thực hành trong dạy học
- Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa làphương tiện dạy học trong dạy học hiện đại Đây là xu thế phát triển tất yếu củanền giáo dục hiện đại Đa phương tiện và công nghệ thông tin có nhiều khả năngứng dụng trong dạy học Có thể sử dụng đa phương tiện như một phương tiệntrình diễn và tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các phươngpháp dạy học sử dụng mạng điện tử ( E-Learning)
- Sử dụng máy tính để dạy học là một trong những hướng thay đổi PPDHtrong nhà trường chúng ta hiện nay, trong đó việc giảng bằng các trang trìnhchiếu PowerPoint được nhiều giáo viên thực hiện Song cần chọn tiết học saocho nếu đưa nó lên trang trình chiếu PowerPoint thì sẽ tận dụng được tối đa ưuviệt của máy tính về việc cung cấp thông tin cho người học, về tính hẫp dẫn củabài giảng
Trang 362.4 Cải tiến việc kiểm tra đánh giá
- Cần bồi dưỡng cho học sinh những kĩ thuật thông tin phản hồi nhằm tạo
điều kiện cho học sinh tham gia đánh giá và cải tiến quá trình dạy học
- Trong đánh giá thành tích học tập của học sinh không chỉ đánh giá kết
quả mà chú ý cả quá trình học tập Đánh giá thành tích học tập theo quan điểm
phát triển năng lực không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng
khả năng vận dung tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp
- Cần sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá
khác nhau Kết hợp giữa kiểm tra miệng, kiểm tra viết và bài tập thực hành Kết
hợp giữa trắc nghiệm tự luận và trách nghiệm khách quan
- Ngoài ra cần đa dạng hoá các hình thức đánh giá như: viết bài thu hoạch,
làm bài tập lớn, viết tiểu luận
- Đổi mới khâu chấm bài, chữa bài, đánh giá kết quả học tập
STT Kiểm tra, đánh giá kiểu truyền thống Kiểm tra, đánh giá theo hướng đổi mới
2 - Đánh giá kết quả học tập theo các tiêu
chí: kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo
- Đánh giá kết quả học tập theo các tiêuchí: Độc lập, sáng tạo
3
- Thầy giữ vị trí độc tôn trong đánh giá - Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự
đánh giá và đánh giá lẫn nhau của họcsinh
Câu 3 Ví dụ về đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực
trong đó thể hiện sự vận dụng một hay một số biện pháp đã nêu ở câu 2.
Áp dụng vào bài dạy cụ thể của môn: Giáo dục học đại cương
Trang 37Tiết …./ Chủ đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành
và phát triển nhân cách
( 2 yếu tố đầu tiên: vai trò của di truyền bẩm sinh và vai trò của môi trường)
Mục tiêu:
1 Năng lực chuyên môn
- Chứng minh được vai trò tiền đề vật chất của yếu tố di truyền bẩm sinhvới sự hình thành và phát triển nhân cách
- Chứng minh được yếu tố môi trường có vai trò là điều kiện của sự hìnhthành và phát triển nhân cách
- Đánh giá được tác động của các yếu tố: bẩm sinh di truyền và môitrường trong giáo dục học sinh
4 Năng lực phương pháp
- Học sinh có phương thức tư duy, phân tích, đánh giá đượcvai trò của giáo dục và những yếu tố khác đối với sự hình thành
và phát triển nhân cách
Trang 39Nội dung Phương pháp Lập luận về phương diện
phát triển năng lực
1 Vai trò của yếu tố di truyền bẩm
sinh
a Khái niệm di truyền
Di truyền là sự tái tạo lại ở trẻ em
những thuộc tính sinh học có từ cha
mẹ Ví dụ như cấu trúc giải phẫu
-sinh lí, những đặc điếm cơ thể như
màu mắt, màu da, màu tóc, các đặc
điểm của hệ thần kinh và các tư chất
của con người v.v Một số thuộc
tính di truyền có ngay từ khi mới
sinh gọi là những thuộc tính bẩm
sinh Các thuộc tính di truyền được
ghi trong mã di truyền
b Vai trò của di truyền trong sự
phát triển nhân cách
Di truyền chỉ là tiền đề vật chất cho
Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề
- GV nêu vấn đề: Trong kho tàng cadao, tục ngữ của ông cha ta có một
số câu ca dao tục ngữ sau: “ Chanào con nấy”, “Con nhà tông khônggiống lông cũng giống cánh”
Vậy một đứa trẻ có bố là một tùnhân thì đứa con sau này cũng sẽ trởthành tù nhân không? Hoặc một giađình có bố là thiên tài toán học thìđứa con sau này cũng sẽ trở thànhmột thiên tài toán học không? Vậyyếu tố di truyền đóng vai trò gìtrong sự hình thành và phát triểnnhân cách?
- GV giúp SV tự trả lời vấn đề nêu
- Bằng việc trả lời những câuhỏi :
1 Lấy ví dụ trong thực tế chứngminh rằng “Cha nào con nấy”, “Connhà tông không giống lông cũnggiống cánh”
2 Một đứa trẻ có bố là tù nhân thìđứa con sau này cúng sẽ trở thành tùnhân không? Lý giải tại sao có/không?
3 Một gia đình có bố là thiên tàitoán học thì đứa con sau này cũng
sẽ trở thành một thiên tài toán họckhông? Lý giải vì sao có/ không?
4 Vậy yếu tố di truyền bẩm sinh giữvai trò gì trong sự hình thành và