1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý HOẠT ĐỘNG tổ CHUYÊN môn ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG đáp ỨNG yêu cầu CHƯƠNG TRÌNH GIÁO dục PHỔ THÔNG TỔNG THỂ

66 239 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 64,52 KB

Nội dung

CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý HOẠT ĐỘNG tổ CHUYÊN môn ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG đáp ỨNG yêu cầu CHƯƠNG TRÌNH GIÁO dục PHỔ THÔNG TỔNG THỂ CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý HOẠT ĐỘNG tổ CHUYÊN môn ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG đáp ỨNG yêu cầu CHƯƠNG TRÌNH GIÁO dục PHỔ THÔNG TỔNG THỂ

Trang 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỔNG THỂ

Trang 2

-Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Giáo dục là một hoạt động đặc biệt diễn ra trong nhàtrường, ở đó các nhà lãnh đạo, quản lý luôn phải thể hiệnđược tầm nhìn, tầm bao quát xa và rộng đến tất cả mọi hoạtđộng giáo dục trong nhà trường, đó vừa là khả năng nhưng đócũng là một nghệ thuật mà phải trải qua một thời gian dài mới

có thể hun đúc nên được Giáo dục không còn là trang bị kiếnthức đơn thuần về tri thức của nhân loại mà đòi hỏi sự gắnkết, đồng bộ của cả hội đồng sư phạm cho đến phụ huynh, họcsinh và toàn xã hội, không chỉ đơn thuần là trang bị kiến thứccho người học mà còn phải phát triển toàn diện phẩm chất,nhân cách người học để đáp ứng các yêu cầu ngày càng caonhưng vô cùng thiết thực của xã hội Tất cả những điều đóđều được thể hiện qua tư tưởng của các nhà giáo dục lỗi lạc từKhổng Tử, Aritxtot đến Komensky, Các Mác, Lê Nin,Macarenco,… Các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy được

xu thế chung đó của xã hội vì vậy đều đã có những bướcchuyển mình từ rất sớm, đón đầu xu thế của xã hội để xâydựng và thực hiện con đường giáo dục phù hợp và hiệu quảnhất và đã mang lại những thành quả ý nghĩa cho sự phát triển

Trang 3

của quốc gia họ nói riêng và cho nền giáo dục của cả nhânloại nói chung.

Ở Việt Nam, khi yêu cầu đổi mới giáo dục ngày càngđược xã hội quan tâm thì giáo dục đã có những bước chuyểnmình hết sức mạnh mẽ bởi các nhà nghiên cứu cải cách giáodục lỗi lạc như Đào Duy Anh, Nguyễn Khánh Toàn, NguyễnVăn Huyên, Tạ Quang Bửu,…đã mang lại Từ đó việc nghiêncứu chuyên sâu về lĩnh vực quản lý giáo dục, quản lý hoạtđộng dạy học trong nhà trường đã được thực hiện rất sôi nổi

và có chất lượng với các công trình nghiên cứu của Hà ThếNgữ, Nguyễn Ngọc Quang, Phạm Minh Hạc, Đặng Quốc Bảo,Trần Kiểm,…Từ đó, việc nâng cao trình độ quản lý trong nhàtrường đã thôi thúc các nhà quản lý quan tâm nhiều hơn đếncông tác học tập, bồi dưỡng và nhất là đầu tư vào việc nghiêncứu khoa học quản lý một cách nghiêm túc, sáng tạo để mạnhdạn áp dụng vào thực tiễn công tác quản lý của bản thân, cóthể kể đến một số đề tài luận văn thạc sỹ khoa học nghànhquản lý giáo dục về quản lý hoạt động chuyên môn như:

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường THPT thànhphố Đà Lạt, Lâm Đồng của Lê Văn Hội - 2008;

Trang 4

Một số biện pháp quản lý CM của hiệu trưởng nhằm góp phầnnâng cao kết quả học tập cho các học sinh THPT thị xã Sơn

La của Nguyễn Khai Tâm – 2013;

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn của HT các trường THPTtrên địa bàn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng của Bùi VănHiền - 2014;

Quản lý hoạt động của Tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu pháttriển năng lực dạy học cho giáo viên ở trường THPT NamKhoái Châu, tỉnh Hưng Yên của Nguyễn Thị Khuyên – 2014;

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn của HT các trường THPTtrên địa bàn huyện Cư Giút, Đắc Nông của Nguyễn Ngọc Út -2015;

Mỗi đề tài gắn liền với thực trạng, điều kiện kinh tế xã hội vàmôi trường giáo dục ở các địa phương khác nhau, ở từng thờiđiểm khác nhau, đã phân tích thực trạng hoạt động TCM, mốiquan hệ giữa việc dạy học của GV với TCM và công tác quản

lý của hiệu trưởng với TCM và GV, từ đó đề xuất các biệnpháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TCM của cáctrường phổ thông Tuy vậy, trước yêu cầu đổi mới căn bản,toàn diện nền giáo dục đào tạo nước ta thông qua chương

Trang 5

trình giáo dục phổ thông tổng thể hiện nay thì còn ít đề tàinghiên cứu, nhất là ở huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng vẫnchưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này.

- Một số khái niệm cơ bản

- Quản lý

Trong hoạt động có tổ chức của xã hội loài người luôncần có một sự bảo đảm về quyền và lợi ích của con người đểlấy đó làm mục đích hướng tới sự phát triển hay nói cách khác

để xã hội loài người duy trì được các hoạt động của mình mộtcách nghiêm túc, tuân thủ theo các quy định chung trong mọihoạt động thì cần phải có sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉđạo, để làm được như vậy trước hết phải có sự thống nhất vàphân công cho một người hoặc một bộ phận chịu trách nhiệmquản lý các hoạt động trong các lĩnh vực, trong các hoạt độngkhác nhau của xã hội Từ đó có thể thấy rằng quản lý vànhiệm vụ quản lý là một trong những loại hình lao động quantrọng nhất trong các hoạt động của con người

Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng (NXB Giáo dục – 1998)thuật ngữ quản lý được định nghĩa là "Tổ chức, điều khiểnhoạt động của một đơn vị, cơ quan".[7]

Trang 6

Tác giả Bùi Minh Hiền cho rằng “Quản lý là sự tác động có tổchức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lýnhằm đạt mục tiêu đề ra”.[8]

Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Bản chất hoạt động quản

lý gồm hai quá trình tích hợp vào nhau: quá trình “quản ” gồm

sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái “ổn định”; quá trình

“lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới hệ, đưa hệ vào thế

“phát triển”…, trong “quản” phải có “lý”, trong “lý” phải

“quản” để động thái của hệ cân bằng động: hệ vận động phùhợp, thích ứng và có hiệu quả trong mối tương tác giữa cácnhân tố bên trong (nội lực) với các nhân tố bên ngoài (ngoạilực).[13]

Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc:

“Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng vậndụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉđạo (lãnh đạo) và kiểm tra” [20]

Còn rất nhiều những quan điểm, khái niệm về quản lý đượcxây dựng và phát triển để thực hiện trong các hoạt động củađời sống xã hội, tuy vậy từ những khái niệm tham khảo trêncủa các tác giả có thể khái quát lại: Quản lý là một hoạt động

Trang 7

được hình thành và thực hiện thông qua các chức năng lập kếhoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá củachủ thể quản lý đến đối tượng quản lý một cách chủ động, liêntục, xuyên suốt nhằm đưa tổ chức (cơ quan, đơn vị) đạt đếnmục tiêu đã định đồng thời thúc đẩy để nâng cao hiệu quả, giátrị của tổ chức trong các mối quan hệ xã hội.

Quản lý không những là một khoa học mà còn là một nghệthuật vì vậy nhà quản lý trước hết cần phải được trang bị vàthường xuyên tìm tòi, cập nhật các tri thức cơ bản và nâng cao

về quản lý để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của tổ chứcđang quản lý nói riêng và của xã hội nói chung, đồng thờiphải có sự vận dụng một cách hiệu quả, sáng tạo các nghệthuật quản lý trong bối cảnh thường xuyên thay đổi của xãhội Nhà quản lý cần phải đôi mắt tinh anh để nhìn nhận sựviệc, hiện tượng một cách toàn diện, chặt chẽ trong tổng hòacác mối quan hệ Nhà quản lý cần phải có đôi tai thính nhạy

để luôn luôn lắng nghe các đối tượng mà mình quản lý đểnắm bắt thông tin, tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của họ Nhàquản lý cần phải có cái tâm trong sáng, biết quan tâm, chia sẻ,biết đồng cảm, khích lệ, động viên, biết giúp đỡ và biết đặtmình vào vị trí của đối tượng quản lý để biết họ muốn gì?, cần

Trang 8

gì?, làm thế nào?,… Việc người quản lý mang thái độ háchdịch, cửa quyền, độc đoán, độc tài sẽ trở thành rào cản trongviệc phát triển của tổ chức (cơ quan, đơn vị), những xung đột

sẽ xảy ra, tạo thành những vết nứt xuất hiện và có thể dẫn đến

sự đổ vỡ của tổ chức (cơ quan, đơn vị) Nhà quản lý giỏi sẽ

đưa tổ chức (cơ quan, đơn vị) đi lên một cách bền vững, chắc

chắn, ngược lại nhà quản lý tồi không những đưa tổ chức (cơquan, đơn vị) đi theo chiều ngược lại mà còn có thể làm mấtluôn cả những gì mà trước đây đã đạt được

-Quản lý nhà trường

Nhà trường là một đơn vị hành chính sự nghiệp, nơi tổchức các hoạt động giáo dục và được quản lý bởi các thànhphần, các cơ quan, các cấp quản lý có trách nhiệm và quyềnhạn về mặt pháp lý Khi nhà trường xuất hiện thì hoạt độngdạy học được thực hiện một cách bài bản, quy củ và có hiệuquả hơn bởi khi nhà trường ra đời đồng nghĩa với việc đượcxây dựng, được trang bị cơ sở vật chất phù hợp, đáp ứng yêucầu phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, được trang bị vềnguồn nhân lực có năng lực, phẩm chất sư phạm, tâm huyết,yêu nghề, yêu thương học sinh, có nguồn tài chính để duy trìcác hoạt động giáo dục

Trang 9

Nhà trường thực hiện đồng thời nhiều hoạt động trong đó thựchiện thường xuyên hai nhiệm vụ chính: nhiệm vụ thứ nhất lànhiệm vụ tổ chức các hoạt động giáo dục thông qua hoạt độngdạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh nhằm truyềnthụ những tri thức để học sinh phát triển một cách toàn diện

về trí tuệ, phẩm chất, nhân cách; nhiệm vụ thứ hai là thực hiệncông tác đối nội, đối ngoại nghĩa là bên trong nhà trường phảitạo ra không khí thân thiện, hứng khởi, đoàn kết, trách nhiệm– nơi không còn mang ý nghĩa là nhà trường dạy học thuầntúy mà trở thành một ngôi nhà chung của sự yêu thương, dạy,dỗ,…bên ngoài phải có sự liên kết chặt chẽ với các cơ quan,

tổ chức chính trị, xã hội, phụ huynh học sinh, phải tạo được

sự quan tâm, giúp đỡ và sự tin tưởng tuyệt đối vào sứ mệnhcủa nhà trường

Từ nhiều năm qua các nghiên cứu và đánh giá về hoạt độngquản lý nhà trường đã rất đầy đủ và chặt chẽ, văn bản quyphạm pháp luật như Luật giáo dục 2005 của nước ta đã nêurõ: “Quản lý trường học trước hết là quản lý dạy và học, quản

lý các hoạt động bên trong của nhà trường, đồng thời phải baogồm việc quản lý các quan hệ giữa nhà trường và xã hội bênngoài”[6]

Trang 10

Tác giả Phạm Minh Hạc cũng đã nhận định rằng: “Quản lýnhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trongphạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vậnhành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục,mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ vàtừng học sinh”[22]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường làquản lý hoạt động dạy và học tức là làm sao đưa hoạt động đó

từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mụctiêu giáo dục”[19]

Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý nhà trường thực chất làviệc xác định vị trí của mỗi người trong hệ thống xã hội, làquy định chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ, quan hệ cùng vaitrò xã hội của họ mà trước hết là trong phạm vi nhà trườngvới tư cách là một tổ chức xã hội”.[ 27]

Quản lý nhà trường là một chuỗi các hành động gắn liền cáchoạt động giáo dục với nhau để đạt được mục đích giáo dục

đề ra, dù là ở cấp học nào thì các thành phần quản lý từ trungương (cấp Bộ) đến địa phương (Sở giáo dục, Phòng giáo dục)

và ngay bản thân đơn vị trường học (Ban giám hiệu) đều phải

Trang 11

xác định mối tương quan giữa số lượng và chất lượng đào tạo,nghĩa là hoạt động giáo dục là hoạt động đặc biệt – vừa truyềnthụ kiến thức, tri thức của nhân loại vừa phải giáo dục đạođức cho người học, hoạt động giáo dục trong nhà trườnggiống như một gia đình thu nhỏ trong xã hội – vừa là nơi xâydựng tình cảm yêu thương vừa là nơi trau dồi và phát triển sựhiểu biết để mang lại những giá trị sống mà con người mongmuốn Như vậy, hoạt động quản lý nhà trường có thể chia rathành 2 loại quản lý:

Quản lý bởi các chủ thể quản lý cấp trên: là hoạt động quản lýnhà trường do các cấp quản lý cấp trên như Quốc hội, Chínhphủ, Bộ giáo dục và đào tạo, UBND tỉnh, Sở GDĐT thực hiệnthông qua việc xây dựng các thể chế, luật giáo dục, các thông

tư, nghị định, các chỉ thị, kế hoạch giáo dục phù hợp với từnggiai đoạn phát triển của đất nước

Quản lý bởi đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở: là hoạt động quản

lý do chính chủ thể quản lý tác động trực tiếp đến các đốitượng quản lý trong nhà trường, đó là quản lý về đội ngũ giáoviên, công nhân viên, học sinh, cơ sở vật chất, nội dung,chương trình dạy học, mối quan hệ với các tổ chức chính trị,

Trang 12

xã hội trong và ngoài nhà trường để đạt được các mục tiêugiáo dục đã đề ra.

Ngày nay hoạt động quản lý nhà trường đang được phân cấp

rõ ràng và chủ động hơn cho các cán bộ quản lý cấp cơ sở đểtăng tính chủ động, sáng tạo trong quản lý Sự tự chủ, tự chịutrách nhiệm trong quản lý của CBQL cơ sở tạo điều kiện chonhà trường phát huy được tối đa trách nhiệm, quyền hạn củamình trong việc thực thi hoạt động giáo dục theo nội dung,chương trình, kế hoạch đảm bảo đúng, đủ và có chất lượng

Qua đây có thể thấy rằng, quản lý nhà trường thực chất

là các tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản

lý lên tất cả các hoạt động của nhà trường nhằm đưa hoạtđộng của nhà trường đạt đến các mục tiêu giáo dục đã đề ratheo hướng ổn định và phát triển cả về số lượng và chấtlượng

* Các chức năng quản lý nhà trường:

- Chức năng lập kế hoạch: đây là chức năng cơ bản nhấttrong các chức năng quản lý nhà trường, có ý nghĩa quyếtđịnh đến sự phát triển và tồn tại của nhà trường và mỗi tổ

Trang 13

chức Các loại kế hoạch trong quản lý nhà trường có thể đượcphân loại theo các tiêu chí khác nhau:

Theo cấp kế hoạch có kế hoạch chiến lược phát triển nhàtrường và kế hoạch tác nghiệp (kế hoạch cá nhân của hiệutrưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, kế hoạch tổchuyên môn, kế hoach từng loại công việc hoặc hoạt động cụthể,…)

Theo thời gian thực hiện có kế hoạch dài hạn, kế hoạchtrung hạn, kế hoạch ngắn hạn (năm học, học kì, tháng, tuần,ngày),…

- Chức năng tổ chức: Đây là quá trình hình thành cấutrúc quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận, các đơn vịtrong nhà trường, thực hiện phân công lao động, phân côngnhân sự cho các vị trí, …Việc tuyển dụng, bổ nhiệm, thuyênchuyển, luân chuyển vị trí công tác, sa thải, miễn nhiệm…cán

bộ quản lý nhà trường, giáo viên, nhân viên cũng xuất pháttrực tiếp từ chức năng tổ chức

- Chức năng lãnh đạo/ chỉ đạo:

Trang 14

Nội dung chính của lãnh đạo, chỉ đạo thể hiện ở việc chủthể quản lý nhà trường định ra chủ trương, đường lối, nguyêntắc hoạt động và vận hành các hoạt động của nhà trường Việc

sử dụng các phương pháp quản lý một cách khoa học và hợplý; xây dựng các mối quan hệ hợp tác giữa các bộ phận, cácđơn vị thành viên, các tổ bộ môn, tập thể học sinh; tạo độnglực làm việc cho giáo viên, người học, nhân viên; ra nhữngquyết định quản lý đúng và kịp thời; điều chỉnh các hoạtđộng, đảm bảo các hoạt động của nhà trường vận hành có kếtquả đều thuộc về chức năng quản lý này

- Chức năng kiểm tra/giám sát:

Chức năng này thể hiện các hoạt động kiểm tra/giám sátmột cách chủ động với các công việc của nhà trường nhằmtìm ra, khẳng định những ưu điểm, phát hiện những hạn chế,sai sót, kịp thời thực hiện điều chỉnh cần thiết để hoạt động điđúng hướng, đảm bảo thực hiện mục tiêu quản lý

-Quản lý hoạt động tổ chuyên môn

Trong quản lý nhà trường thì nội dung quản lý hoạt độngdạy học và đổi mới phương pháp dạy học là nội dung cơ bản

Trang 15

và quan trọng nhất nhằm thực hiện được nhiệm vụ cơ bảnnhất của một nhà trường đó là dạy học.

Bộ phận trực tiếp thực hiện hoạt động dạy học bằng cácphương pháp cụ thể để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đưa rachính là tổ chuyên môn trong các nhà trường

* Tổ chuyên môn

Điều 16, Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung

học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định

về tổ chuyên môn như sau:

1 “ Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên

chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm côngtác tư vấn cho học sinh của trường trung học được tổ chứcthành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm môn học hoặcnhóm các hoạt động ở từng cấp học THCS, THPT Mỗi tổchuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lýchỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm trên cơ sởgiới thiệu của tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào đầu nămhọc” [2]

2 Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:

Trang 16

“Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của

tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổviên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và cáchoạt động giáo dục khác của nhà trường;

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham giađánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định củaChuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định kháchiện hành;

Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;

Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên” [2]

3 “Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần và có thể

họp đột xuất theo yêu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêucầu”.[2]

* Chức năng của tổ chuyên môn:

TCM cũng đóng vai trò là một cấp quản lý trong nhàtrường, trong đó TTCM cũng là một nhà quản lý, vì vậy TCMcũng có các chức năng cơ bản giống như quản lý nhà trường:

+ Chức năng lập kế hoạch: TTCM căn cứ vào các kếhoạch chỉ đạo chung của nhà trường, tình hình đội ngũ và

Trang 17

thực tế giảng dạy để xây dựng các kế hoạch hoạt động choTCM, các kế hoạch cá nhân của GV để thực hiện trong nămhọc.

+ Chức năng tổ chức: TTCM tham mưu, phân công côngtác giảng dạy trong TCM một cách hợp lý, xây dựng và thựchiện các lộ trình cho các hoạt động CM và các hoạt động kháctrong TCM đạt được mục tiêu đề ra

+ Chức năng lãnh đạo/ chỉ đạo: TTCM thay mặt cho HTđiều hành, chỉ đạo các hoạt động hành chính, CM, nghiệp vụ

và có trách nhiệm báo cáo với HT những vấn đề của TCMtheo yêu cầu

+ Chức năng kiểm tra/giám sát: TCM phải thực hiện chứcnăng kiểm tra, giám sát thường xuyên để đảm bảo thực hiệnđúng các kế hoạch đề ra

Tổ chuyên môn trong trường là lực lượng chính để thựchiện các chương trình, nội dung giáo dục theo quy định, tạonên chất lượng giáo dục của nhà trường TCM được tổ chức,hoạt động theo các đặc điểm cụ thể về nguồn lực nhân lực, cơ

sở vật chất của nhà trường do đó mỗi TCM trong nhà trường

có thể thay đổi theo thời gian các năm học cả về quy mô,

Trang 18

thành phần, tính chất quản lý, TCM được cấu thành từ cácthành viên cùng nhóm chuyên môn hoặc nhiều phân mônkhác nhau hoặc các thành viên thuộc các bộ phận khác nhautrong nhà trường để cùng thực hiện các nhiệm vụ chung vànhiệm vụ cụ thể của từng tổ chuyên môn Các thành viêntrong tổ chuyên môn phải luôn được gắn kết chặt chẽ vớinhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chung của tổ.

* Quản lý hoạt động TCM

Quản lý hoạt động TCM là những tác động có tổ chức, cóđịnh hướng của chủ thể quản lý nhà trường đến hoạt động củaTCM nhằm đảm bảo cho hoạt động của TCM đi vào nề nếpđạt hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế của trường,trong đó sử dụng và khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năngcủa các thành viên trong tổ, các cơ hội để nâng cao chất lượnggiảng dạy giáo dục trong nhà trường theo mục đích giáo dục

đã đề ra, từ đó hình thành nên truyền thống, phong trào thiđua, tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết giữa các TCMtrong nhà trường theo tinh thần giáo dục của dân tộc

Điều lệ trường trung học không quy định về số lượng thànhviên của một TCM Tuy nhiên, từ thực tế của nhà trường và từ

Trang 19

yêu cầu của công tác giảng dạy, quy mô lý tưởng của TCM cóthể dao động từ 5 đến 12 người, gồm những người có cùngchức năng, nhiệm vụ trong việc giảng dạy các môn học Vớiquy mô này là tối ưu cho những một tổ chuyên môn hoạt động

có hiệu quả

Có thể tổ chức thành các TCM như sau:

- Ở các trường hạng 3 (dưới 10 lớp ở vùng miền núi, dưới

18 lớp ở thành thị): do số lượng lớp ít nên số lượng giáo viênkhông quá nhiều – thậm chí có nhiều môn chỉ có 01 giáo viên

vì vậy tổ chuyên môn sẽ là tổ ghép bởi nhiều phân môn,chẳng hạn tổ Xã hội bao gồm các giáo viên dạy các môn khoahọc xã hội như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục côngdân, ; tổ Tự nhiên bao gồm các giáo viên dạy các môn khoahọc tự nhiên như Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học, hoặc ít hơn thì có thể là tổ Toán - Vật lí – Tin - Công nghệ; tổHóa - Sinh - Thể dục - Quốc phòng an ninh, Tổ Anh - Sử -Công dân; Tổ Văn – Địa; Những TCM đông phân môn nhưvậy thường rất khó quản lý, nhất là hoạt động giảng dạy bởi vìkhi có quá nhiều môn học trong đó sẽ khó khăn cho sinh hoạt

CM, không có điều kiện để trực tiếp trao đổi cụ thể về CM,nhiều môn học sẽ có nhiều ý kiến, khó khăn vướng mắc khác

Trang 20

nhau trong khi thực hiện nhiệm vụ, rất dễ tạo ra sự xung độthoặc không đồng tình trong tổ.

- Ở các trường hạng 2 (từ 10 đến 27 lớp ở vùng miền núi,

từ 18 đến 27 lớp ở thành thị) và ở các trường hạng 1: (từ 19lớp trở lên ở vùng miền núi, từ 28 lớp trở lên ở thành thị): Do

số lượng lớp đông hơn nên số lượng giáo viên tăng lên, việcchia tổ chuyên môn dễ dàng hơn và công tác quản lý vì thếcũng thuận lợi hơn, thường thấy là mỗi TCM số lượng cácphân môn khác nhau không còn nhiều nữa, chẳng hạn chiathành tổ Toán – Tin, tổ Văn – Giáo dục công dân, tổ Hóa –Sinh, tổ Sử - Địa, , có nhiều tổ chuyên môn chỉ có 01 mônnhư tổ Toán Tin, tổ Văn, tổ Tiếng Anh, Hoạt động trongTCM có tiếng nói chung hơn, xử lý công việc chung cũng trởnên linh động hơn, tập trung được nhiều vào các hoạt động

CM cụ thể của từng môn, nhóm CM hơn là hành chính sự vụ

Trong TCM, điều cần nhất và quan trọng nhất là cácthành viên dù là cùng phân môn giảng dạy hay không cùngcần phải có cùng chia sẻ sứ mệnh, tương tác và phối hợp vớinhau trong công việc để đạt được mục tiêu nâng cao chất dạy

và học trong nhà trường, các tổ viên cùng chịu trách nhiệm cánhân và tương hỗ nhau trong thực thi nhiệm vụ của tổ Kết

Trang 21

quả của TCM là kết quả của cả tập thể tổ, kết quả giảng dạycủa tổ là kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động của TCM

- Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

- Giới thiệu chung về Chương trình GDPT tổng thể

Năm 2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyếtđịnh số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT quyết định ban hành Chươngtrình giáo dục phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12, trở thành CThiện hành của giáo dục nước ta cho đến ngày nay Chươngtrình hiện hành đã góp phần thay đổi rất lớn sự nghiệp giáodục của Việt Nam và đạt được nhiều kết quả to lớn, tuy vậytrước sự phát triển nhanh chóng của khoa học – công nghệ vàkhoa học giáo dục; trước những đòi hỏi hội nhập quốc tế, CT

và SGK hiện hành khó đáp ứng yêu cầu của đất nước tronggiai đoạn mới Xu thế phát triển CT và SGK của thế giới thayđổi rất nhanh; có nhiều thành tựu mới của khoa học giáo dụccần được bổ sung kịp thời vào CT giáo dục Đầu thế kỉ XXInhiều nước có nền giáo dục phát triển đã chuyển hướng từ CTcoi trọng nội dung giáo dục sang CT coi trọng phát triển nănglực người học CTGD Việt Nam cần đổi mới để đáp ứng yêucầu hội nhập quốc tế.[5]

Trang 22

Từ đây, những hạn chế, bất cập của CT hiện hành được bộclộ:

- CT mới chú trọng việc truyền đạt kiến thức, chưa đáp ứngtốt yêu cầu về hình thành và phát triển phẩm chất và năng lựccủa học sinh; nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người, chưa coitrọng hướng nghiệp

- Quan điểm tích hợp và phân hoá chưa được quán triệt đầyđủ; các môn học được thiết kế chủ yếu theo kiến thức các lĩnhvực khoa học, chưa thật sự coi trọng yêu cầu về sư phạm; một

số nội dung của một số môn học chưa đảm bảo tính hiện đại,

cơ bản, còn nhiều kiến thức hàn lâm, nặng với học sinh

- Nhìn chung, CT còn nghiêng về trang bị kiến thức lý thuyết,chưa thật sự thiết thực, chưa coi trọng kỹ năng thực hành, kỹnăng vận dụng kiến thức; chưa đáp ứng các yêu cầu về mụctiêu giáo dục đạo đức, lối sống

- Hình thức tổ chức giáo dục chủ yếu là dạy học trên lớp, chưacoi trọng việc tổ chức các hoạt động xã hội, hoạt động trảinghiệm Phương pháp giáo dục và đánh giá chất lượng giáodục nhìn chung còn lạc hậu, chưa chú trọng dạy cách học vàphát huy tính chủ động, khả năng sáng tạo của học sinh

Trang 23

- Trong thiết kế CT, chưa quán triệt rõ mục tiêu, yêu cầu củahai giai đoạn (giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dụcđịnh hướng nghề nghiệp); chưa bảo đảm tốt tính liên thôngtrong từng môn học và giữa các môn học, trong từng lớp, từngcấp và giữa các lớp, các cấp học; còn hạn chế trong việc pháthuy vai trò tự chủ của nhà trường và tính tích cực, sáng tạocủa GV trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục; chưađáp ứng tốt yêu cầu giáo dục của các vùng khó khăn; việc tổchức, chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện CT còn thiếu tính hệthống.[5]

Công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục được ban hànhthông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm

2013 tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khóa XI “về đổi mớicăn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầucông nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đãdiễn ra mạnh mẽ trong suốt gần 5 năm qua và đã có nhữngchuyển biến tích cực Tiếp sau đó, Nghị quyết số88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội vềđổi mới CT, SGK GDPT được thông qua, tán thành chủtrương về đổi mới CT, SGK giáo dục phổ thông theo Đề

Trang 24

án của Chính phủ Ngày 27 tháng 3 năm 2015, Thủ tướngchính phủ ra Quyết định số 404/QĐ-TTg phủ phê duyệt Đề ánđổi mới CT, SGK GDPT để Bộ GDĐT tổ chức xây dựng CTGDPT mới.

Với sự quan tâm, đầu tư nghiên cứu và được sự góp ý chânthành từ nhiều cơ quan, nhiều nhà khoa học, cán bộ quản lýgiáo dục, giáo viên trong cả nước cũng như từ các chuyên gia

tư vấn quốc tế, ngày 27 tháng 7 năm 2017, bộ khung của CT

là CT GDPT tổng thể đã được Ban Chỉ đạo Đổi mới CT, SGKGDPT của Bộ GDĐT thông qua, làm căn cứ biên soạn các CTmôn học và hoạt động giáo dục Ngày 19 tháng 1 năm 2018,

dự thảo các CT môn học được đăng tải trên Cổng thông tinđiện tử của Bộ GDĐT để xin ý kiến rộng rãi của các tầng lớpnhân dân

Chương trình GDPT tổng thể trở thành một dấu mốc quantrọng trong sự nghiệp cải cách giáo dục nước ta, vừa mangtính đột phá nhưng đồng thời cũng thể hiện sự kế thừa khoahọc từ CT GDPT hiện hành “Chương trình tổng thể làphương hướng và kế hoạch khái quát của toàn bộ CT GDPTquy định những vấn đề chung nhất, có tính chất định hướngcủa giáo dục phổ thông, bao gồm: quan điểm xây dựng

Trang 25

chương trình, mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông vàmục tiêu chương trình từng cấp học, yêu cầu cần đạt về phẩmchất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh cuối mỗi cấphọc, các lĩnh vực giáo dục, hệ thống môn học, thời lượng củatừng môn học, định hướng nội dung giáo dục bắt buộc ở từnglĩnh vực giáo dục và phân chia vào các môn học ở từng cấphọc đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc, địnhhướng về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục,điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông”[3].

CT GDPT tổng thể mặc dù đang trong quá trình hoàn thiệnnhưng vì các nội dung cơ bản đã được định hình và thốngnhất, mang tính triết lý cho nền giáo dục nước ta nên chắcchắn sẽ thực hiện đúng theo lộ trình: Triển khai áp dụngchương trình GDPT và SGK mới theo hình thức cuốn chiếu ởmỗi cấp học trên phạm vi toàn quốc đối với cấp tiểu học từnăm học 2019 - 2020, đối với cấp THCS từ năm học 2020 -

2021 và đối với cấp THPT từ năm học 2021 – 2022 Ngày 21tháng 11 năm 2017 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số51/2017/QH14 điều chỉnh lộ trình thực hiện Chương trình,SGK GDPT mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốchội, cụ thể:

Trang 26

- Các yếu tố ảnh hưởng của CT GDPT tổng thể đến hoạt động TCM

* Tính kế thừa của CT GDPT tổng thể

- Về mục tiêu GDPT: CT GDPT mới tiếp tục mục tiêu giáodục phát triển con người toàn diện “đức, trí, thể, mỹ”; hài hòa

Trang 27

về thể chất và tinh thần; chú trọng các yêu cầu học đi đôi vớihành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với

xã hội…

- Về nội dung giáo dục: CT GDPT mới tiếp tục tập trung vàonhững giá trị cơ bản của văn hoá, truyền thống và đạo lý dântộc, tinh hoa văn hoá nhân loại; bảo đảm yêu cầu cơ bản, hiện

đại, phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi của HS các

cấp học

- Về phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học của CTGDPT mới thể hiện rõ tính kế thừa ở chủ trương: tiếp tục đổimới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo định hướng pháthuy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh…

- Về thi, kiểm tra – đánh giá: Tính kế thừa thể hiện ở chỗ dùmục tiêu kiểm tra đánh giá hướng tới năng lực và phẩm chấtnhưng vẫn phải dựa trên cơ sở hệ thống kiến thức, kĩ năng cơbản thông qua các môn học và hoạt động giáo dục

- Về quy trình xây dựng CT: CT GDPT mới tiếp thu và kếthừa tất cả các ưu điểm về quy trình phát triển CT GDPTtrước đây, từ việc đánh giá và xác định nhu cầu đổi mới; tiến

Trang 28

hành các nghiên cứu cơ bản, đề xuất các căn cứ khoa học chođến đề xuất các định hướng đổi mới… [3]

* Tính mở của CT GDPT tổng thể

+ CT bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáodục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thờitrao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhàtrường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục

và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáodục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, gópphần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình,chính quyền và xã hội

+ CT chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung vềyêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nộidung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánhgiá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điềukiện cho tác giả SGK và giáo viên phát huy tính chủ động,sáng tạo trong thực hiện CT

+ CT bảo đảm tính ổn định và khả năng phát triển trong quátrình thực hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học – công nghệ

và yêu cầu của thực tế

Trang 29

Với định hướng như vậy, CT GDPT tổng thể là nền tảng đểxây dựng một hệ thống môn học và giáo dục bắt buộc cho tất

cả các bậc học của hệ thống giáo dục nói chung – gọi làChương trình quốc gia Chương trình quốc gia xác định nộidung giáo dục, thời lượng giáo dục của các cấp học trong từnggiai đoạn giáo dục (giáo dục tiểu học và giáo dục phổ thông)

ở tầm vĩ mô một cách tập trung thống nhất, linh hoạt, mềmdẻo, không quy định số tiết cho các môn học và hoạt độnggiáo dục trong một tuần mà chỉ quy định thời lượng cho mộtnăm học, nội dung giáo dục và các hoạt động giáo dục cũngkhông quá chi tiết nên sẽ tạo điều kiện để công tác biên soạnSGK chủ động hơn qua chủ trương một chương trình – nhiều

bộ SGK, từ đó các cơ sở giáo dục có quyền tự sắp xếp thờilượng học tập theo thời khóa biểu riêng và có điều kiện pháttriển chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địaphương và đơn vị

Các địa phương có thể xây dựng chương trình riêng cho mình– gọi là Chương trình địa phương Chương trình địa phương

sẽ được tự chủ động xây dựng chương trình với thời lượnggiáo dục trong các môn học ở mức độ cho phép trong tổng sốthời lượng chương trình Điều này giúp cho các địa phương

Trang 30

chủ động xây dựng và khai thác các nội dung giáo dục liênquan đến địa phương một cách thực tế, thiết thực, có ý nghĩagiáo dục phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội củađịa phương bằng hình thức xây dựng các chuyên đề học tậpcho HS Điều này giúp thúc đẩy sự gắn kết giữa lí thuyết vàthực tiễn trong giáo dục, góp phần giải quyết những vấn đềthực tiễn nảy sinh ở quê hương HS Các chuyên đề địaphương phải có tài liệu tham khảo hoặc tài liệu học tập cụ thể,được hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định và trình BGDĐTphê duyệt.

Các nhà trường và cơ sở giáo dục được chủ động thiết kế, xâydựng kế hoạch giáo dục hàng năm phù hợp với điều kiện nhàtrường và địa phương – gọi là Chương trình nhà trường.Chương trình nhà trường là một bước tiến quan trọng đối vớicác nhà trường bởi tính chủ động, linh hoạt khi thực hiện, vớiquan điểm một CT – nhiều bộ SGK, các nhà trường có quyềnlựa chọn những bộ SGK đã được thẩm định và xuất bản phùhợp trên cơ sở điều kiện, thời lượng năm học trên cơ sở thamkhảo ý kiến của toàn thể cán bộ, GV, HS và phụ huynh HS.Tính mở của CT GDPT mới tạo nên một sự chủ động tích cực

từ các cơ sở giáo dục, từ đây các nhà trường sẽ chủ động tham

Trang 31

gia vào thiết kế chương trình với các nội dung phù hợp vớiđiều kiện thực tế và nhu cầu của HS chứ không phụ thuộc nhưtrước – chờ đợi chương trình, nội dung được thiết kế sẵntrong SGK để thực hiện.

Qua tính mở của CT GDPT mới, các TCM trong các nhàtrường cần phải có những sự thay đổi, cần phải xác định lạiphương hướng hoạt động cũng như cơ cấu tổ chức của mìnhtrong nhà trường, cụ thể:

 TCM phải xây dựng kế hoạch hoạt động năm học gắn liềnvới thực tiễn của CT quốc gia, CT địa phương và CT nhàtrường

 TCM là đầu mối xây dựng và thực hiện các chủ đề, chuyên

đề, hoạt động trải nghiệm sáng tạo và các hoạt động giáodục khác đáp ứng yêu cầu CT GDPT tổng thể

 TCM phải quan tâm đến dạy học phân hóa, dạy học tíchhợp, đảm bảo phát huy khả năng của GV và HS theo địnhhướng phát triển năng lực

Trang 32

 TCM phải chủ động tham mưu với BGH để phân côngchuyên môn, xây dựng TKB phù hợp để phát huy được thếmạnh của từng GV trong TCM.

* Những yêu cầu về Phẩm chất, năng lực cần đạt của HS

- “Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triểncho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân

ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm”.[3]

- “Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triểncho học sinh những năng lực cốt lõi sau:

+ Những năng lực chung được tất cả các môn học và hoạtđộng giáo dục góp phần hình thành, phát triển: năng lực tựchủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giảiquyết vấn đề và sáng tạo;

+ Những năng lực chuyên môn được hình thành, phát triểnchủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dụcnhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lựctìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tinhọc, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất

Trang 33

Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi,chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồidưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học sinh”.[3]

Để đạt được các phẩm chất và năng lực như vậy đòi hỏi sự nỗlực rất lớn của GV trong việc thiết kế các hoạt động học tập,khả năng tổ chức lớp học, còn HS phải thấy mình là trung tâmcủa các hoạt động này

Đối với cấp THPT thì càng đòi hỏi GV phải có sự tích cựchơn nữa bởi tâm lý, trí tuệ, năng lực của HS phát triển đồngđều, khả năng tiếp thu cũng như sự phản biện của HS cũng sẽnhanh và mạnh hơn Người GV cần phải chú trọng các yêucầu sau:

 Phải thực sự am hiểu về nội dung, CT giáo dục mới để cócác phương pháp giảng dạy phù hợp

 Phải đầu tư nâng cao chất lượng CM, nghiệp vụ để có thểthiết kế, xây dựng và thực hiện các chủ đề, chuyên đề, cáchọc phần phù hợp với từng đối tượng HS cũng như nhu cầuhọc tập, tiếp thu kiến thức của HS và phụ huynh HS

 Có khả năng dự đoán, dự báo và tư vấn, tham vấn cho HS

về khả năng của bản thân trong việc lựa chọn nghề nghiệp

Ngày đăng: 03/12/2018, 20:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w