Luận văn gồm phần mở đầu và 3 chương, tương ứng với 3 nội dung chính sau: Về lí luận, luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận quản lý, các chức năng quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý tổ chuyên môn, quản lý hoạt động tổ chuyên môn, một số vấn đề liên quan đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn, nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông và những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn. Việc nghiên cứu phần lý luận trên đã định hướng và xác lập nên cơ sở vững chắc giúp tác giả nghiên cứu thực trạng và đề xuất ra các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn. Về thực tiễn, luận văn đã đánh giá một cách toàn diện về thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường Trung học phổ thông Đồng Bành, tỉnh Lạng Sơn. Bên cạnh những mặt làm được, những kết quả tốt của nhà trường thì vẫn còn những hạn chế, tồn tại cần được khắc phục. Luận văn cũng đã nêu ra được những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức trong công tác quản lý quản lý hoạt động tổ chuyên môn của nhà trường. Từ lý luận và thực tiễn luận văn đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường Trung học phổ thông Đồng Bành, tỉnh Lạng Sơn, gồm: (1) Quy hoạch tổ chuyên môn theo đặc trưng các môn học và đảm bảo hiệu quả trong hoạt động chuyên môn (2) Đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn (3) Quản lý chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới nội dung, phương pháp dạy học của tổ chuyên môn (4) Tổ chức công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn (5) Đổi mới công tác quản lý hoạt động sinh hoạt của tổ chuyên môn (6) Tăng cường hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các tổ chuyên môn trong trường và với các tổ chuyên môn trường trung học phổ thông tiên tiến trong tỉnh 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Các biện pháp đề xuất được áp dụng vào thực tế sẽ nâng cao được hiệu quả hoạt động tổ chuyên môn, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
HOÀNG MẠNH HÙNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỒNG BÀNH
TỈNH LẠNG SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Hà Nội - 2013
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
HOÀNG MẠNH HÙNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỒNG BÀNH
TỈNH LẠNG SƠN
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN TRỌNG HẬU
Hà Nội - 2013
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành chương trình học tập, nghiên cứu.
Đặc biệt, với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Trọng Hậu, người đã chỉ bảo ân cần, giúp đỡ tác giả những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ, giáo viên trường THPT Đồng Bành, gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện, cộng tác và ủng
hộ trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn luận văn còn nhiều thiếu sót Tác giả kính mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ dẫn của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để luận văn tiếp tục được hoàn thiện.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả
Hoàng Mạnh Hùng
Trang 4CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn i
Danh mục viết tắt ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng vi
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ vii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 5
1.1 Sơ lược tổng quan vấn đề nghiên cứu 5
1.2 Các khái niệm công cụ 6
1.2.1 Quản lý và chức năng quản lý 6
1.2.2 Quản lí giáo dục 11
1.2.3 Quản lý nhà trường 12
1.2.4 Tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông 15
1.2.5 Quản lý hoạt động tổ chuyên môn 17
1.3 Một số vấn đề liên quan đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông 18
1.3.1 Mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông 18
1.3.2 Những yêu cầu đổi mới đối với trường trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay 19
1.3.3 Nhiệm vụ của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông 20
1.3.4 Đặc điểm của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông 21
.1.4 Nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong trường trung học phổ thông 22
1.4.1 Quy hoạch và bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn 22
1.4.2 Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn……… ………23
1.4.3 Quản lý hoạt động dạy học 24
1.4.4 Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của tổ chuyên môn 26 1.4.5 Quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn 27
1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn 31
1.5.1 Yếu tố chủ quan 31
1.5.2 Yếu tố khách quan 32
Tiểu kết chương 1 34
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỒNG BÀNH TỈNH LẠNG SƠN 35
2.1 Khái quát về đặc điểm lịch sử, địa lý, kinh tế-xã hội và giáo dục đối với trường Trung học phổ thông Đồng Bành, tỉnh Lạng Sơn 35
Trang 62.1.1 Về đặc điểm địa lí, lịch sử, kinh tế và xã hội huyện Chi Lăng 36
2.1.2 Định hướng phát triển giáo dục 37
2.2 Quá trình phát triển trường Trung học phổ thông Đồng Bành 40
2.2.1 Quá trình hình thành trường Trung học phổ thông Đồng Bành 40
2.2.2 Cơ sở vật chất trường THPT Đồng Bành 40
2.2.3 Các thành tích phát triển giáo dục của nhà trường……… 42
2.3 Thực trạng tổ chức và hoạt động các tổ chuyên môn ở trường Trung học phổ thông Đồng Bành 45
2.3.1 Cơ cấu tổ chức 45
2.3.2 Đặc điểm hoạt động của tổ chuyên môn ở trường Trung học phổ thông Đồng Bành 47
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường Trung học phổ thông Đồng Bành 48
2.4.1 Thực trạng công tác bổ nhiệm và quy hoạch tổ trưởng chuyên môn 49 2.4.2 Thực trạng công tác quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn 50
2.4.3 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học 51
2.4.4 Thực trạng công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học đối với tổ chuyên môn 52
2.4.5 Thực trạng quản lý hoạt động sinh hoạt của tổ chuyên môn 53
2.5 Đánh giá chung 64
2.5.1 Điểm mạnh ……… 64
2.6.2 Điểm yếu ……… ……65
2.6.3 Thời cơ 66
2.6.4 Thách thức 67
Tiểu kết chương 2 67
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỒNG BÀNH TỈNH LẠNG SƠN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ……… 68
3.1 Các định hướng phát triển giáo dục trung học phổ thông từ nay đến năm 2015 và những năm tiếp theo 68
3.1.1 Chiến lược phát triển trung học phổ thông của tỉnh Lạng Sơn 68
3.1.2 Chiến lược phát triển của trường Trung học phổ thông Đồng Bành 70
3.2 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý 71
3.2.1 Đảm bảo tính đồng bộ 71
3.2.2 Đảm bảo tính kế thừa 71
3.2.3 Đảm bảo tính khả thi 72
3.2.4 Đảm bảo tính hiệu quả 72
3.3 Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường Trung học phổ thông Đồng Bành, tỉnh Lạng Sơn 72 3.3.1 Quy hoạch tổ chuyên môn theo đặc trưng các môn học và đảm
72
Trang 7bảo hiệu quả trong hoạt động chuyên môn .
3.3.2 Đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn 74
3.3.3 Quản lý chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng đổi mối nội dung, phương pháp dạy học của tổ chuyên môn 76
3.3.4 Tổ chức công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ……… ……81
3.3.5 Đổi mới công tác quản lý hoạt động sinh hoạt của tổ chuyên môn 84
3.3.6 Tăng cường hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các tổ chuyên môn trong trường và với các tổ chuyên môn trường trung học phổ thông tiên tiến trong tỉnh ……… 96
3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp trong quản lý hoạt động TCM ở trường THPT Đồng Bành, tỉnh Lạng Sơn ……… 98
3.5 Thăm dò mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất … 99
Tiểu kết chương 3 103
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 105
1 Kết luận 105
2 Khuyến nghị 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
PHỤ LỤC 110
DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Kết quả xếp loại hai mặt GD từ năm học 2010-2011 đến năm học 2012-2013 42
Bảng 2.2: Thành tích thi HSG cấp tỉnh từ năm học 2010-2011 đến năm học 2012-2013 ……… 43
Bảng 2.3: Kết quả thi tốt nghiệp của trường và của tỉnh ……… 44
Bảng 2.4: Kết quả thi tốt nghiệp của các môn qua các năm ………… 44
Bảng 2.5: Kết quả đỗ đại học, cao đẳng ……… 45 Bảng 2.6: Các tổ chuyên môn và số lượng tổ viên từ năm học
Trang 82010-2011 đến năm học 2013-2014 ……… 46
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát công tác bổ nhiệm và quy hoạch tổ trưởng CM ……… 49
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát công tác quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của TCM ……… 50
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát quản lý hoạt động DH ……… 51
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát công tác quản lý đổi mới PPDH đối với TCM 52
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát quản lý hoạt động sinh hoạt của TCM 53
Bảng 2.12: Kết quả khảo sát công tác quản lý lao động của đội ngũ GV 55
Bảng 2.13: Kết quả khảo sát về quản lý hồ sơ CM ……… 56
Bảng 2.14: Kết quả khảo sát về quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch GD của TCM ……… 57
Bảng 2.15: Kết quả khảo sát về quản lý việc kèm cặp, bồi dưỡng các thành viên của TCM ……… 58
Bảng 2.16: Kết quả khảo sát về quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG phụ đạo HS yếu, kém của TCM ……… 59
Bảng 2.17: Kết quả khảo sát về quản lý việc kiểm tra đánh giá cho điểm của TCM ……… 60
Bảng 2.18: Kết quả khảo sát về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của GV và nghiên cứu khoa học kỹ thuật của HS ……… 61
Bảng 2.19: Kết quả khảo sát về quản lý hoạt động dự giờ, thao giảng, hội giảng ……… 62
Bảng 2.20: Kết quả khảo sát về quản lý việc học tập của TCM với các trường bạn ……… ……….63
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động TCM ở trường THPT Đồng Bành ……… ……….100
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát về mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động TCM ở trường THPT Đồng Bành ……… ……… 102
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1 Sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 102
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1 Các chức năng quản lý trong quá trình quản lý ………… 10
Sơ đồ 1.2 Mười thành tố cấu thành nhà trường 14
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ hợp mối quan hệ giữa các biện pháp………. 99
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đất nước đang trên đường phát triển và hội nhập quốc tế ngày càng sâurộng Nhu cầu đào tạo được nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội đãđặt ra ngành giáo dục nhiều khó khăn và thách thức Trước thực tế đó đòi hỏingành giáo dục cần phải có những đổi mới để đáp ứng được sự phát triển củađất nước Chiến lược Phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủtướng Chính phủ phê duyệt có nêu: Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân,tính dân tộc, tiên tiến, hiện đại, XHCN, lấy Chủ nghĩa Mác-Lê Nin và Tưtưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục,nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó để đạt được mặt bằng chung, đồngthời tạo điều kiện cho các địa phương và các cơ sở giáo dục có điều kiện bứtphá nhanh, đi trước một bước đạt trình độ ngang bằng với các nước có nềngiáo dục phát triển Xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để ai cũng được đihọc, học tập suốt đời, đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số, người nghèo,con em diện chính sách [7]
Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 Hội nghị lần thứ sáu BanChấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) chỉ rõ: “Đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo là một yêu cầu khách quan và cấp bách của sự nghiệp đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước tatrong giai đoạn hiện nay Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo baogồm: đổi mới tư duy; đổi mới mục tiêu đào tạo; hệ thống tổ chức, loại hìnhgiáo dục và đào tạo; nội dung, phương pháp dạy và học; cơ chế quản lý; xâydựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; cơ sở vật chất, nguồn lực, điều kiệnbảo đảm…, trong toàn hệ thống (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáodục đại học, đào tạo nghề)” Hội nghị đã đề ra phương hướng phát triển giáodục và đào tạo đến năm 2020: “Quán triệt đầy đủ và thể hiện bằng kế hoạch,chương trình hành động cụ thể quan điểm giáo dục – đào tạo là quốc sáchhàng đầu, phải đi trước và được đầu tư trước” [4]
Trang 11Trong những năm qua, ngành GD&ĐT luôn nhận được sự quan tâm
của Đảng, Nhà nước và toàn thể xã hội Ngành GD&ĐT đã có những chiến
lược và các giải pháp để tăng cường hiệu quả công tác quản lý dạy - học; độingũ GV, cán bộ quản lý GD hoạt động có chất lượng và hiệu quả, đặc biệtquản lý hoạt động của TCM Đối với nhà trường THPT thì TCM là đơn vịquản lý trực tiếp triển khai các hoạt động CM Hoạt động TCM luôn có mộtvai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng DHtrong nhà trường Đối với GV, TCM là nơi mà họ có thể thực hiện học tập,trao đổi CM một cách gần gũi và thiết thực nhất Hoạt động của tổ chuyênmôn hiệu quả thì chất lượng dạy và học trong nhà trường được nâng cao
Tuy nhiên, trong quá trình quản lý hoạt động TCM của trường THPTcòn bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập Nhiều nhà trường chưa nhận thức đượchết vai trò, vị trí hoạt động của TCM trong hoạt động chung của nhà trường.Các TCM chưa phát huy được hiệu quả hoạt động để có thể đáp ứng xu thếphát triển GD hiện nay Vấn đề quản lý hoạt động của TCM như thế nào vừađảm bảo hoạt động quản lý của hiệu trưởng vừa không làm rào cản hoạt độngTCM, vừa phát huy được vai trò, khả năng hoạt động sáng tạo, hiệu quả củaTCM trong hoạt động giảng dạy và thực hiện mục tiêu GD
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, tôi chọn đề tài: “Quản
lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường Trung học phổ thông Đồng Bành, tỉnh Lạng Sơn”
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động của tổ chuyên môn ở trườngTHPT Đồng Bành, tỉnh Lạng Sơn từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạtđộng tổ chuyên môn ở trường THPT Đồng Bành, tỉnh Lạng Sơn trong giaiđoạn hiện nay
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT
Đồng Bành, tỉnh Lạng Sơn
Trang 12- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường
THPT Đồng Bành, tỉnh Lạng Sơn
4 Giả thuyết khoa học
Nếu như nghiên cứu và thực hiện các biện pháp quản lý hoạt độngTCM một cách đồng bộ, có hệ thống và áp dụng phương pháp quản lý khoahọc thì có thể nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn, góp phần nângcao chất lượng giáo dục của nhà trường
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trườngTHPT
5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các quan điểm, đường lối, chính sách, chiến lược phátgiáo dục của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục
- Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các quan điểm, đường lối giáo dụccủa Đảng và Nhà nước; các phạm trù; khái niệm
- Nghiên cứu một số các luận văn về khoa học quản lý giáo dục liên quan
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến quản lý hoạt động TCM ởtrường THPT Đồng Bành, tỉnh Lạng Sơn: Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ nămhọc, các báo cáo tổng kết năm học
Trang 13- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục trong các năm học.
- Phương pháp quan sát, phỏng vấn, làm phiếu điều tra, trưng cầu ý kiếncủa hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên về thực trạng hoạt động TCM
7.3 Phương pháp nghiên cứu bổ trợ
Phương pháp thống kê toán học
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo, phụlục, nội dung chính của luận văn được cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trườngtrung học phổ thông
Chương 2 Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trườngTrung học phổ thông Đồng Bành, tỉnh Lạng Sơn
Chương 3 Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường Trunghọc phổ thông Đồng Bành, tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay
Trang 14CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Sơ lược tổng quan vấn đề nghiên cứu
Hoạt động TCM là hoạt động quan trọng trong các hoạt động của nhàtrường Nâng cao chất lượng hoạt động TCM góp phần nâng cao chất lượng
GD của các nhà trường Trong các công trình nghiên cứu về quản lý GD đã cómột số công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động của các TCM trong nhàtrường trong có thể kể đến là các công trình của các tác giả: Nguyễn NgọcQuang, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Hà Sỹ Hồ Các tác giả đềcập đến các vấn đề chung về quản lý GD, lý luận quản lý GD, các nội dung vềquản lý TCM và các nội dung khác về quản lý GD Các tác giả đã đề cập vềvấn đề đội công tác trong một tổ chức TCM là tổ chức nằm trong nhà trường
vì vậy nghiên cứu về hoạt động TCM là nghiên cứu về vấn đề đội công táctrong tổ chức Đây là nội dung liên quan đến vấn đề sát với hoạt động TCMtrong nhà trường THPT
Trong những năm gần đây, đã có nhiều đề tài luận văn thạc sĩ, nhiều tácgiả nghiên cứu về quản lý nâng cao chất lượng hoạt động TCM
- “Các biện pháp quản lý nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của tổchuyên môn tại Trường THPT chuyên Bắc Giang” của Ngô Văn Bình (2006)
- “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trườngTHPT huyện Yên Khánh - Ninh Bình trong bối cảnh hiện nay” của Đỗ VănThông (2008)
- “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sơtrên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay” của
Đỗ Trọng Khanh (2010)
Các nghiên cứu trên nhìn chung đã bàn một số các biện pháp quản lýtrên cơ sở quản lý hoạt động DH, TCM trong nhà trường Tuy nhiên, các tácgiả chưa đề cập đến nhiều các các biện pháp để phát huy được vai trò, khả
Trang 15năng, năng lực tự chủ của TCM, các giải pháp xây dựng TCM.
Vấn đề quản lý hoạt động TCM là một vấn đề khó khăn, phức tạpnhưng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng DH vàchất GD trong nhà trường Tuy nhiên, việc nghiên cứu quản lý hoạt độngTCM trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chưa có tác giả hay đề tài nào nghiên cứu
Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động TCM trên cơ sở nghiên cứu
sơ lược cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động TCM ở trường THPTĐồng Bành, tỉnh Lạng Sơn, đề tài đề xuất những biện pháp quản lý hoạt độngTCM ở trường THPT Đồng Bành, tỉnh Lạng Sơn góp phần nâng cao chấtlượng GD của nhà trường và của tỉnh Lạng Sơn
1.2 Các khái niệm công cụ
1.2.1 Quản lý và chức năng quản lý
1.2.1.1 Quản lý
Hoạt động quản lý xuất hiện rất sớm từ khi con người biết hợp sức lạivới nhau để thực hiện một mục đích nào đó Từ thời thượng cổ, trung cổ đếnthời hiện đại, trải qua hàng nghìn năm lịch sử phát triển hoạt động quản lý đã
có những phát triển và trở thành bộ môn khoa học quản lý Có nhiều kháiniệm khác nhau về quản lý
Về khái niệm quản lý còn có rất nhiều định nghĩa khác nhau:
C.Mac đã viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao độngchung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều đều cần đến một
sự chỉ đạo điều hành những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năngchung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể, khác với sự vận động củacác khí quan độc lập với nó Một người độc tấu vĩ cầm thì tự điều khiển lấymình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [9, tr.180]
Tác giả F W Taylor cho rằng quản lý là biết chính xác điều bạn muốnngười khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốtnhất và rẻ nhất
Trang 16Còn H Koontz thì lại khẳng định: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu,
nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mụcđích của nhóm (tổ chức) Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường
mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian,tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [16 tr 327]
Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc, khái niệm
về quản lý được định nghĩa như sau: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêucủa tổ chức bằng vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức,chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” [10, tr 9]
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang quan niệm: “Quản lý là hoạt động có mụcđích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nóichung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến”.[29, tr 25]
Từ những quan niệm của các học giả đã nêu, chúng ta có thể rút ranhận xét sau: Tuy cách diễn đạt khác nhau nhưng những định nghĩa trên đềuthể hiện được bản chất của hoạt động quản lý đó là hoạt động quản lý nhằmcho hệ thống vận động theo mục tiêu đã đặt ra, tiến đến trạng thái có chấtlượng mới
Quản lý là hoạt động có chủ đích, được tiến hành bởi một chủ thể quản
lý nhằm tác động lên khách thể quản lý để thực hiện các mục tiêu xác địnhcủa công tác quản lý Chủ thể tiến hành những hoạt động theo các chứcnăng quản lý như xác định mục tiêu, các chủ trương, chính sách; hoạchđịnh kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện, kiểm tra để thực hiện các mụctiêu quản lý
Trong quản lý có hai bộ phận khăng khít, đó là chủ thể quản lý vàkhách thể quản lý Chủ thể quản lý có thể là cá nhân hay một nhóm người cóchức năng quản lý hay điều khiển tổ chức, làm cho tổ chức vận hành và đạttới mục tiêu Khách thể quản lý bao gồm những người thừa hành nhiệm vụtrong tổ chức, chịu sự tác động, chỉ đạo của chủ thể quản lý nhằm đạt mục
Trang 17tiêu chung Chủ thể quản lý làm nảy sinh các tác động quản lý, còn khách thểquản lý sản sinh ra vật chất và tinh thần có giá trị sử dụng, trực tiếp đáp ứngnhu cầu con người, đáp ứng mục đích của chủ thể quản lý
Những định nghĩa trên đây tuy khác nhau về cách diễn đạt, nhưng đềugặp nhau ở những nội dung cơ bản, quản lý phải bao gồm các yếu tố (các điềukiện) sau :
+ Có (ít nhất một) chủ thể quản lý và đối tượng quản lý tiếp nhận cáctác động của chủ thể quản lý và các khách hể có quan hệ gián tiếp với chủ thểquản lý
+ Phải có một mục tiêu và một quỹ đạo đặt ra cho cả đối tượng quản lý
+ Khách thể là các yếu tố tạo nên môi trường của hệ thống
- Mục tiêu của quản lý là tăng giá trị cho tổ chức
Như vậy, có thể khái quát: quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển,hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạttới mục đích đã đề ra Sự tác động của quản lý phải bằng cách nào đó đểngười bị quản lý luôn luôn hồ hởi, phấn khởi đem hết năng lực và trí tuệ đểsáng tạo ra lợi ích cho bản thân, cho tổ chức và cho cả xã hội
Quản lý vừa là một khoa học vừa là nghệ thuật, quản lý được xem làmột nghề nhằm dẫn dắt trong một hoàn cảnh nhất định, một nhóm người, đểđạt được các mục tiêu phù hợp với mục đích của tổ chức do vậy mà ngườiquản lý cần phải hội tụ đầy đủ các yếu tố về kiến thức quản lý, về kỹ năng,nghiệp vụ quản lý, vừa như một nhà quân sự, vừa như một nhà tâm lý, mộtnhà sư phạm mẫu mực, một nghệ sĩ sân khấu, vừa phải có một trái tim
“nóng”, vừa phải có một cái đầu “lạnh”
Trang 18Về số lượng các chức năng quản lý nói chung, những tác giả nghiêncứu về quản lý có ý kiến không giống nhau Tuy nhiên, hầu hết các tác giảđều đề cập tới bốn chức năng chủ yếu đó là: Kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo,kiểm tra và trong đó thông tin vừa là phương tiện, vừa là điều kiện để thựchiện chức năng quản lý
- Chức năng kế hoạch hoá: Để thực hiện chủ chương, chương trình, dự
án kế hoạch hoá là hành động đầu tiên, chức năng cơ bản để hoàn thành cácchức năng khác Đây được coi là chức năng chỉ lối làm cho tổ chức phát triểntheo kế hoạch Trong quản lý đây là căn cứ mang tính pháp lý quy định hànhđộng của cả tổ chức
- Chức năng tổ chức: Người quản lý phải hình thành bộ máy tổ chức là
cơ cấu các bộ phận (tuỳ theo tính chất công việc, có thể tiến hành phân công,phân nhiệm cho các cá nhân), quy định chức năng nhiệm vụ từng bộ phận,mối quan hệ giữa chúng
Như vậy thực chất của tổ chức là thiết lập mối quan hệ, liên hệ giữa conngười với con người, giữa các bộ phận riêng rẽ thành một hệ thống hoạt độngnhịp nhàng của một cơ thể thống nhất Một tổ chức được thiết kế phù hợp sẽphát huy được năng lực nội sinh và có ý nghĩa quyết định đến việc chuyểnhoá kế hoạch thành hiện thực, tổ chức tốt sẽ khơi nguồn cho các tiềm năng
- Chức năng chỉ đạo: Chức năng này đòi hỏi người quản lý phải vận
dụng khéo léo các phương pháp và nghệ thuật quản lý Đây là quá trình tácđộng qua lại giũa chủ thể quản lý và mọi thành viên trong tổ chức nhằm gúpphần thực hiện hoá các mục tiêu đề ra Bản chất của chức năng chỉ đạo xét
Trang 19cho cùng là sự tác động lên con người, khơi dậy những tiềm năng của conngười trong hệ thống quản lý, thực hiện tốt mối liên hệ giữa con người vớicon người và quá trình đó giải quyết những mối quan hệ đó để họ tự nguyện,
tự giác và hăng hái phấn đấu trong công việc
- Chức năng kiểm tra: Chức năng kiểm tra nhằm đánh giá việc thực
hiện các mục tiêu đề ra, điều cần lưu ý là khi kiểm tra phải theo chuẩn Chuẩnphải xuất phát từ mục tiêu, là đòi hỏi bắt buộc đối với mọi thành viên của tổchức
Cuối cùng, tất cả các chức năng trên đều cần đến yếu tố thông tin.
Thông tin đầy đủ, kịp thời, cập nhật, chính xác là một căn cứ để hoạch định
kế hoạch ; thông tin cũng cần cho các bộ phận trong cơ cấu tổ chức, là chấtliệu tạo quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức, thông tin truyền tải mệnhlệnh chỉ đạo (thông tin xuôi) và phản hồi (thông tin ngược) diễn tiến hoạtđộng của tổ chức và thông tin từ kết quả hoạt động của tổ chức giúp chongười quản lý xem xét mức độ đạt mục tiêu của toàn tổ chức
Các chức năng quản lý có sự đan xen kết hợp hỗ trợ và thúc đẩy nhau
để cùng thực hiện mục tiêu của quá trình quản lý Có thể mô tả vị trí của cácchức năng trong một quá trình quản lý như sau:
Sơ đồ 1.1 Các chức năng quản lý trong quá trình quản lý
Kế hoạch hóa
Chỉ đạoThông tin quản lý
Trang 201.2.2 Quản lý giáo dục
QLGD là một môn khoa học quản lý chuyên ngành, người ta nghiêncứu nó trên nên tảng của khoa học quản lý nói chung, cũng giống như kháiniệm quản lý, khái niệm QLGD cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau Ở đâychúng tôi chỉ đề cập tới khái niệm QLGD trong phạm vi quản lý một hệ thống
GD nói chung mà hạt nhân của hệ thống QLGD
Ở Việt Nam, QLGD cũng là lĩnh vực được nhiều nhà quan tâm nghiêncứu
Theo các tác giả Bùi Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo thì:
“Quản lý nhà nước về giáo dục là sự tác động của chủ thể quản lý mangquyền lực nhà nước (các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục), chủ yếubằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu đề ra” [19
tr 114-115]
Theo Đặng Xuân Hải, Nguyễn Sỹ Thư: Quản lí nhà nước về giáo dụclà: “Sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối vớicác hoạt động giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) do các cơ quan có trách nhiệm
về quản lí giáo dục của Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thựchiện chức năng nhiệm vụ theo quy định của nhà nước nhằm phát triển sựnghiệp GD&ĐT, duy trì kỉ cương, thỏa mãn nhu cầu được GD&ĐT của nhândân, thực hiện mục tiêu GD&ĐT của nhà nước” [18 tr 6]
Những khái niệm trên về QLGD tuy có những cách diễn đạt khác nhaunhưng tựu chung lại có thể hiểu là sự tác động có tổ chức, có định hướng phùhợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý ở các cấp lên đối tượng quản
lý nhằm đưa hoạt động GD của từng cơ sở và toàn bộ hệ thống GD đạt tớimục tiêu
Trong QLGD, chủ thể quản lý ở các cấp chính là bộ máy QLGD từtrung ương đến cơ sở Còn đối tượng quản lý chính là nguồn nhân lực, cơ sởvật chất kỹ thuật và hoạt động thực hiện chức năng của giáo dục đào tạo Hiểumột cách cụ thể:
Trang 21Quản lý là một hệ thống tác động có kế hoạch, có ý tưởng, có mục đíchcủa chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý.
QLGD là sự tác động lên tập thể GV, HS và các lực lượng GD trong vàngoài nhà trường, nhằm huy động họ cùng phối hợp, tác động tham gia cáchoạt động GD của nhà trường để đạt mục đích đã định
Từ cơ sở lý luận cho thấy thực chất của nội dung quản lý hoạt động DHcủa GV và hoạt động học của HS nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong hìnhthành nhân cách của HS
QLGD là hệ thống những tác động có ý thức, hợp quy luật của chủ thểquản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo
sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống GD, đảm bảo sự tiếptục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng.QLGD có những đặc trưng chủ yếu sau đây:
- QLGD nói chung, quản lý các cơ sở GD nói riêng phải chú ý đến sựkhác biệt giữa đặc điểm lao động sư phạm so với lao động xã hội nói chung
- Trong QLGD, các hoạt động quản lý hành chính nhà nước và quản lý
sự nghiệp CM đan xen vào nhau, thâm nhập lẫn nhau không thể tách rời, tạothành QLGD thống nhất
- QLGD đòi hỏi những yều cầu cao về tính toàn diện, tính thống nhất,tính liên tục, tính kế thừa, tính phát triển
- GD là sự nghiệp của quần chúng QLGD phải quán triệt quan điểmquần chúng
1.2.3 Quản lí nhà trường
* Nhà trường
“Nhà trường là một tổ chức chuyên biệt trong hệ thống tổ chức xã hội thực hiện chức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển xã hội” [4, tr 3]
Nhà trường là tổ chức GD cơ sở mang tính nhà nước, xã hội, là nơi trựctiếp làm công tác đào tạo thế hệ trẻ, là cơ quan GD chuyên biệt, có đội ngũ
Trang 22các nhà giáo được đào tạo, nội dung chương trình được chọn lọc, phươngpháp GD phù hợp với mọi lứa tuổi, các phương tiện kĩ tuật phục vụ cho
GD, mục đích GD của nhà trường phù hợp với xu thế phát triển của xã hội vàthời đại
*Quản lí nhà trường
Có nhiều tác giả quan niệm về nhà trường khác nhau
Theo tác giả Trần Kiểm “Quản lí nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lí giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục , mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [23, tr 242]
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “ Quản lí nhà trường là quản lí hoạt động dạy và học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục” [29, tr 34]
Tác giả M.I Kônđacôp đã viết: “Chúng ta hiểu quản lý nhà trường (công việc nhà trường) là một hệ thống xã hội – sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt của đời sống nhà trường, nhằm đảm bảo
sự vận hành tối ưu về các mặt kinh tế- xã hội, tổ chức - sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên” [16, tr 373]
Nhà trường là một thiết chế đặc biệt của xã hội nên nhà trường cùngvới công tác quản lí trường học là vô cùng quan trọng, bao gồm sự quản lí cáctác động qua lại giữa trường học và xã hội đồng thời quản lí chính nhà trường.Chúng ta có thể phân tích quá trình GD của nhà trường như một hệ thống cácthành tố và được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Trang 23Chú thích: NT- nhà trường; Th - thầy; Tr - trò; M - mục tiêu; Đ - điềukiện đào tạo; H - hình thức tổ chức đào tạo; Qi - Quy chế đào tạo; N - Nộidung đào tạo; P - phương pháp dạy học; Bô - Bộ máy đào tạo; Mô - môitrường đào tạo.
Xét riêng một nhà trường, thì chủ thể quản lý gồm có: chủ thể bên trong,chủ thể bên trên và chủ thể bên ngoài
chủ thể bên trên và chủ thể bên ngoài Chủ thể quản lý bên trong trường là BanGiám hiệu (Hiệu trưởng, Hiệu phó CM); và các Tổ trưởng CM Đối tượng quảnlí gồm có 3 nhóm: nhóm nhân tố cơ bản cấu thành trí thức bao gồm: mục tiêu
GD, nội dung GD, phương pháp GD; nhóm nhân tố động lực bao gồm Thầy
và Trò, Thầy là lực lượng đào tạo, Trò là đối tượng đào tạo; và nhóm nhân tốgắn kết: gồm hình thức đào tạo, điều kiện đào tạo, môi trường đào tạo, bộmáy đào tạo, quy chế đào tạo
Như vậy, quản lí nhà trường thực chất là tác động có định hướng, có kếhoạch của chủ thế quản lí lên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt độngcủa nhà trường theo nguyên lí GD nhằm đạt mục tiêu GD Do vậy, công tácquản lí GD nói chung, quản lí nhà trường nói riêng, gồm có quản lí hoạt độngtrong nhà trường và quản lí các quan hệ giữa nhà trường và xã hội
NT
H M Đ
P N
Trang 241.2.4 Tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông
Theo Điều lệ THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấphọc ban hành theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của BộGD&ĐT, tại Khoản 1 Điều 16 có quy định:
(1) Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, GV, viên chức làm công tác thưviện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho HS của trường trunghọc được tổ chức thành TCM theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm cáchoạt động ở từng cấp học THCS, THPT Mỗi TCM có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổphó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm trên
cơ sở giới thiệu của TCM và giao nhiệm vụ vào đầu năm học
(2) Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫnxây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch DH, phânphối chương trình và các hoạt động GD khác của nhà trường;
b) Tổ chức bồi dưỡng CM và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loạicác thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp GV trung học vàcác quy định khác hiện hành;
c) Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;
d) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với GV
(3) Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần và có thể họp đột xuấttheo yêu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu
TCM là một bộ phận cấu thành trong trong bộ máy tổ chức, quản lý củatrường THCS, THPT Trong trường, các tổ, nhóm CM có mối quan hệ hợptác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác nhằm thực hiện chiếnlược phát triển của nhà trường, chương trình GD và các hoạt động giáo dục vàcác hoạt động khác hướng tới mục tiêu GD [5]
Từ các quy định trên có thể thấy TCM trong trường học là một đơn vị
nằm trong cơ cấu tổ chức của nhà trường THPT và là một bộ phận cấu thànhnên bộ máy tổ chức quản lý của nhà trường Trong nhà trường TCM có nhiều
Trang 25điểm tương đồng với đội công tác trong các tổ chức, đó là cơ sở xây dựngTCM theo hướng “đội” công tác
Theo lý thuyết về cấp độ quản lý, trong một hệ thống, một tổ chức có 3cấp độ quản lý: quản lý cấp cao, quản lý cấp trung gian và quản lý cấp cơ sở
Ở nhà trường phổ thông có 2 cấp quản lý cấp trường và cấp TCM Tuy nhiên,một cách tương đối, hiệu trưởng tương ứng với người quản lý cấp cao, phóhiệu trưởng tương ứng với quản lý cấp trung gian và tổ trưởng TCM tươngứng với người quản lý cấp cơ sở Quản lý cấp cơ sở có bổn phận thực thiđúng các hoạt động theo kế hoạch hoạt động chung của nhà trường, đồngthời cấp cơ sở có trách nhiệm đảm bảo chất lượng các hoạt động theo cácmục tiêu đã đề ra
Trong khoa học tổ chức và quản lý hiện đại cũng như trong thực tiễnhoạt động của các tổ chức thành công đã xuất hiện một quan điểm mới đó làviệc hình thành các “đội” công tác và cách làm việc của đội công tác đóng vaitrò quan trọng sự thành công của tổ chức đó
Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì tính hiệunghiệm của đội công tác được xác định dựa trên hai “kết cục” - đầu ra, kếtquả của hoạt động sản xuất/ dịch vụ và sự thỏa mãn cá nhân
Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu nghiệm của đội công tác bắt đầu
từ bối cảnh tổ chức - đó là các nhân tố như: cấu trúc tổ chức, chiến lược, môitrường, văn hóa, chế độ khen thưởng, cũng như việc các “nhóm” trong tổchức hoạt động ra sao [10, tr 227]
Từ đó ta thấy để TCM hoạt động có hiệu quả phương thức quản lý của
HT phải thay đổi cho phù hợp với mô hình đội công tác Hiệu trưởng phải xác
định được kết quả hoạt động của TCM là gì và sự thỏa mãn của các tổ viêntrong TCM Hiệu trưởng cũng phải xác lập được tổ chức TCM phù hợp, xácđịnh được chiến lược phát triển của TCM cũng như tạo điều kiện môi trườnghoạt động, xây dựng môi trường văn hóa, chế độ thi đua khen thưởng và tổchức các nhóm CM trong TCM hoạt động ra sao
Trang 261.2.5 Quản lý hoạt động tổ chuyên môn
TCM là cấp quản lý đầu tiên hay quản lý cấp cơ sở trong nhà trường.TCM thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và thực hiện kế hoạt động chung của
tổ, hướng dẫn và quản lý kế hoạch cá nhân của các tổ viên theo kế hoạchchung của nhà trường để đảm bảo chất lượng GD theo các mục tiêu đã đề ra
Ở đây cũng chính là nơi tiến hành các hoạt động đổi mới để nâng cao chấtlượng DH của GV và chất lượng học tập của học sinh Hoạt động TCM tốtgiúp cho nhà trường nâng cao chất lượng dạy và học và ngược lại nếu hoạtđộng TCM kém hiệu quả chất lượng giảng dạy trong nhà trường sẽ gặp phảikhó khăn
Quản lý hoạt động TCM trong nhà trường là một quá trình tác động từkhâu quy hoạch, kế hoạch phát triển các TCM trên cơ sở đó hình thành một
hệ thống tổ “đội” công tác phù hợp, tiếp sau đó là việc quyết định bổ nhiệmcác tổ trường TCM Đội ngũ tổ trường TCM sẽ là lực lượng tham mưu, giúpHiệu trưởng quản lý thành công các nhiệm vụ của tổ công tác Các tổ trưởngTCM tiếp nhận và thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo của nhà trường theo tinhthần thực hiện nghiêm túc kế hoạch hoạt động chung của nhà trường với tráchnhiệm đảm bảo kết quả đạt được phù hợp với mục tiêu đã đề ra
Quản lý hoạt động TCM trên cơ sở quản lý được các hoạt động sinhhoạt của TCM để trên cơ sở đó thực hiện các hoạt động triển khai các hoạtđộng CM, bồi dưỡng CM và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thànhviên của tổ theo quy định chuẩn mực và các quy định khác hiện hành
Nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của nhà trường là tổ chức giảng dạy vàhọc tập Trong nhà trường hiệu trưởng quản lý việc giảng dạy thông qua hoạtđộng của TCM; quản lý việc học tập của học sinh thông qua công tác giảngdạy của GV Hoạt động của TCM có nhiệm vụ nâng cao hiệu quả công tác tácgiảng dạy trong nhà trường Để quản lý có hiệu quả hoạt động TCM trong nhàtrường, HT cần thực hiện công tác quản lý của mình thông qua TCM để thúcđẩy hoạt động TCM Để hoạt động của TCM có chất lượng thì HT cần tiến
Trang 27hành thực hiện công tác quy hoạch TCM, quản lý hoạt động DH, hoạt độngsinh hoạt của TCM, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng CM,đội ngũ tổ viên trong TCM.
Như vậy, quản lý hoạt động TCM là quá trình tác động của hiệu trưởngmột cách có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức và có ảnh hưởngtích cực từ vai trò lãnh đạo của thủ trưởng và các tổ chức khác tới TCM vàsau đó là quá trình tự quản lý, điều hành, điều chỉnh, tự kiểm tra đánh giá củachính TCM tới các thành viên nhằm đạt thành tích với kết quả tốt nhất
1.3 Một số vấn đề liên quan đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông
1.3.1 Mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông
Tại khoản 4, Điều 27 Luật Giáo dục năm 2005 quy định “Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân
để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.
Giáo dục phổ thông đặt nền móng cho phát triển toàn diện con ngườiViệt Nam thời kỳ CNH, HĐH đất nước; để đáp ứng đòi hỏi phát triển bềnvững, người lao động cần phải có những yêu cầu sau đây:
- Phải có kiến thức tổng hợp của nhiều lĩnh vực khoa học xã hội, tựnhiên, kiến thức lý thuyết và thực tế
- Khối kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn: bao gồm hiểu biết
chung về văn hoá, xã hội, lịch sử, chính trị, nghệ thuật, thể dục thể thao… củanhân loại và trước hết của dân tộc Những kiến thức về văn hoá, xã hội, chính
trị, đạo đức là nền tảng của sự phát triển nhân cách, đặc biệt của sự hình
thành nhân sinh quan, thế giới quan Đồng thời những kiến thức đó là điềukiện cho mỗi người phát triển các năng lực khác, tạo ra động lực bên trongcủa hành động
Trang 28- Khối kiến thức về khoa học tự nhiên và công nghệ: nội dung khối kiến
thức này rất phong phú, trên các lĩnh vực khoa học như: Toán học, Hoá học,Vật lý, Sinh học và các môn công nghệ, hướng nghiệp…
- Khối kiến thức thứ về tri thức công cụ: bao gồm ngoại ngữ và Tin học (ở
một số nước xếp Toán học vào môn công cụ vì Toán phổ thông cơ bản đượcxem như tri thức ứng dụng vào các lĩnh vực của nghiên cứu khoa học và sảnxuất, hoạt động thực tiễn)
Như vậy, muốn tồn tại và tham gia vào quá trình phát triển kinh tế trithức thì người lao động sẽ phải có trình độ học vấn tối thiểu là THPT vì đó làkiến thức nền tảng của một phương thức lao động kỹ thuật và phải có mộttrình độ ngoại ngữ, tin học và có năng lực lao động của một lĩnh vực ngànhnghề cụ thể
Ở trường THPT, GV giảng dạy ở các môn học khác nhau theo các khốikiến thức phân loại trên sẽ được bố trí vào các TCM theo đặc điểm phân loạikhối kiến thức và qui mô phát triển của nhà trường đồng thời phù hợp với đặcđiểm đội ngũ GV sao cho đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả trong quản lý vàchất lượng GD của mỗi nhà trường đáp ứng với yêu cầu đề ra
1.3.2 Những yêu cầu đổi mới đối với trường trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay
Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 Hội nghị lần thứ sáu khóa XI
đã nêu: “Quản lý giáo dục, đào tạo còn nặng về hành chính, chưa phát huy
tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục và đào tạo, chưa tạođược động lực đổi mới từ bên trong của ngành giáo dục.”[1]
Trong Chương trình hành động của ngành Giáo dục thực hiện Chiếnlược phát triển Giáo dục Việt Nam 2011 - 2020 đã nêu 2 giai đoạn:
* Giai đoạn 1 (2013 - 2015)
- Về đổi mới quản lý giáo dục: “Tăng quyền tự chủ và trách nhiệm củacác cơ quan quản lý giáo dục địa phương, gắn trách nhiệm với quyền hạn sử
Trang 29dụng nhân sự và tài chính, đặc biệt trong quản lý nhà nước về giáo dục mầmnon, phổ thông”
* Giai đoạn 2 (2016-2020)
Chương trình hành động nêu: “Triển khai thực hiện đổi mới chươngtrình giáo dục phổ thông; tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục nghề nghiệp, đạihọc và một số nhiệm vụ của giai đoạn 1 với các điều chỉnh bổ sung; tập trungcủng cố và nâng cao chất lượng giáo dục.”[7]
Từ những yêu cầu trên đặt ra cho ngành giáo dục những vấn đề đổimới Ngành giáo dục cần thực hiện đổi mới mạnh mẽ từ mục tiêu, nội dung,chương trình đến việc kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục của tất cả cáccấp học, ngành học Đối với giáo dục phổ thông đòi hỏi sự đổi mới mạnh mẽhơn nữa đặc biệt là cấp THPT Để thực hiện việc đổi mới có hiệu quả thì cầnthực hiện đổi mới về tư duy quản lý và xây dựng được lộ trình đổi mới phùhợp và có tính khả thi
1.3.3 Nhiệm vụ của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông
Căn cứ vào quy mô phát triển và nhiệm vụ của nhà trường, HT quyếtđịnh thành lập các TCM để hoàn thiện bộ máy của nhà trường theo Điều lệtrường trung học
TCM là đơn vị quản lý hành chính nhỏ nhất của nhà trường Đứng đầucác tổ là tổ trưởng, giúp việc cho tổ trưởng là tổ phó Tổ trưởng và tổ phó do
HT ra quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm
TCM của trường THPT có nhiệm vụ sau:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫnxây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch DH, phânphối chương trình và các hoạt động GD khác của nhà trường;
- Tổ chức bồi dưỡng và phát triển năng khiếu về môn học của tổ cho
HS để thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng HSG các cấp;
- Tổ chức bồi dưỡng CM và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại cácthành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp GV trung học và cácquy định khác hiện hành;
Trang 30- Tổ chức cho GV nghiên cứu khoa học, viết chuyên đề, sáng kiến kinhnghiệm Hướng dẫn cho HS tập dượt nghiên cứu khoa học;
- Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;
- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với GV
1.3.4 Đặc điểm của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông
TCM trong trường THPT là xương sống tạo nên chất lượng của nhàtrường TCM hoạt động có hiệu quả thì chất lượng giảng dạy được nâng lên.TCM được cấu thành từ các thành viên cùng nhóm CM Mỗi TCM phải đảmnhiệm dạy tốt một môn học (Có thể là vài môn nếu là tổ ghép) như vậy mỗiTCM có đặc trưng riêng Các thành viên trong tổ luôn được gắn kết chặt chẽvới nhau thực hiện nhiệm vụ chung của tổ
Để TCM hoạt động có hiệu quả thì TCM không được quá nhỏ hay quálớn Cần đủ lớn để có được ưu thế về đa dạng hóa kỹ năng, tạo điều kiện chocác thành viên bộc lộ cảm xúc tốt hoặc xấu của mình cũng như xông xáo giảiquyết vấn đề Chúng cũng vừa đủ nhỏ để các thành viên cảm nhận thân tìnhtrong nhóm
* Về quy mô: Khi quy mô càng lớn, các thành viên càng khó khăn hơntrong tương tác và ảnh hưởng đến nhau Các nhà nghiên cứu đã tóm lược vềquy mô của đội công tác như sau:
- Đội nhỏ (từ 2 đến 4 người) có ưu điểm là sự đồng tình, nhất trí caohơn, có nhiều câu hỏi đặt ra hơn, trao đổi ý kiến nhiều hơn Các thành viênđều có mong muốn có quan hệ hòa thuận, thân thiện với người khác Báo cáocủa đội nhỏ cũng thảo mãn hơn và thường xảy ra những thảo luận cá nhânnhiều hơn Với quy mô như vậy, họ ít đòi hỏi về người lãnh đạo đội
- Đội lớn hơn (12 người trở lên) dễ có xu hướng bất đồng ý kiến vàkhác biệt về dư luận Những nhóm nhỏ bên trong một tổ lớn cũng dễ hìnhthành, xung đột giữa các nhóm đó cũng thường xảy ra, ngay từ những việcnhỏ nhặt thường ngày Những đội lớn hơn cũng ít tình thân hữu, vì khôngphải lúc nào đội cũng đều có mặt đông đủ.[10 tr 232 - 233]
Trang 31* Về vai trò của các thành viên: Để đội công tác hoạt động có kết quảtốt cần có những cá nhân trong vai trò là chuyên gia công tác và trong vai tròđiều tiết cảm xúc xã hội.
Về quy mô Điều lệ trường trung học không quy định về số lượng thànhviên của TCM Tuy nhiên căn cứ vào thực tiễn, quy mô lý tưởng của TCM,tương tự như đội công tác, là 7 thành viên, hoặc có thể dao động từ 5 đến 12người Với quy mô này là điển hình cho những TCM hoạt động hiệu quả
Trong TCM các thành viên trong cần cùng chia sẻ sứ mệnh, tương tác
và phối hợp với nhau trong công việc để hoàn thành đạt được một mục tiêunâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường Mỗi tổ viên trong TCMcùng chịu trách nhiệm cá nhân và tương hỗ nhau Kết quả của TCM là kết quảcủa cả tập thể tổ Kết quả giảng dạy của tổ là kết quả đánh giá hiệu quả hoạtđộng của TCM Thay vì tổ chức sinh hoạt CM là hoạt động của các cuộc họp
“có hiệu quả”, hoạt động của đội công tác là các cuộc họp khuyến khích thảoluận mở - kết và giải quyết vấn đề Các thành viên trong tổ cùng thảo luận,quyết định, chia sẻ công việc
Bên cạnh đó, HT quản lý hoạt động TCM qua hệ thống các văn bản chỉđạo, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trực tiếp đến GV các cuộc họp hội đồng sưphạm nhà trường, hệ thống các thông tin như trang web, bảng tin, hộp thưđiện tử hoặc trực tiếp qua các tổ trưởng Các tổ trưởng CM với vai trò là
“cánh tay nối dài của hiệu trưởng” thực hiện các nhiệm vụ của HT giao cho Như vậy các tổ trưởng CM là những người được HT “ủy quyền” thực hiện các
nhiệm vụ quản lý của HT đối với hoạt động TCM
1.4 Nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong trường trung học phổ thông
1.4.1 Quy hoạch và bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn
Quy hoạch là sự bố trí, sắp xếp toàn bộ theo một trình tự hợp lý trongtừng thời gian, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn Quy hoạch được hiểutheo nghĩa chung nhất là bước cụ thể hoá chiến lược ở mức độ toàn hệ thống,
Trang 32đó là kế hoạch mang tính tổng thể, thống nhất với chiến lược về mục đích,yêu cầu và làm căn cứ để xây dựng kế hoạch.
Quy hoạch đội ngũ TTCM trường THPT là lập kế hoạch để đáp ứngnhu cầu hiện tại cũng như tương lai về đội ngũ TTCM các trường THPT khitính đến cả những nhân tố môi trường bên trong và những nhân tố của môitrường bên ngoài
Nội dung quy hoạch đội ngũ TTCM trường THPT bao gồm:
Đánh giá thực trạng đội ngũ tổ trưởng, tổ phó CM: Xác định nguồn GV
để đưa vào quy hoạch TTCM; Xây dựng quy hoạch tổ trưởng, tổ phó CM
HT căn cứ vào nguồn quy hoạch từ GV, đề xuất và nhận xét đánh giáđối với GV được đề xuất, họp bàn trong tập thể lãnh đạo; Xin ý kiến chi uỷ
Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm
HT ra quyết định bổ nhiệm TTCM, TPCM; triển khai quyết định, phâncông lao động cho người được bổ nhiệm theo cương vị mới, lưu hồ sơ nhân
sự và chỉ đạo cán bộ phụ trách cập nhật chương trình quản lý nhân sự
1.4.2 Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn
Theo lý luận quản lý, kế hoạch hóa là một chức năng quản lý Kế hoạchhóa có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổchức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu đó
Để thực hiện chức năng kế hoạch hóa, người quản lý nhà trường chiaqúa trình thực hiện thành 4 giai đoạn: giai đoạn tiền kế hoạch (giai đoạn xácđịnh mục tiêu), giai đoạn lập kế hoạch, giai đoạn triển khai thực hiện kếhoạch, giai đoạn kiểm tra, đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch
Sản phẩm của giai đoạn tiền kế hoạch là hệ thống các mục tiêu quản lýcủa mỗi đơn vị, tổ chức; sản phẩm của giai đoạn lập kế hoạch là hệ thống cácbản kế hoạch như: Kế hoạch chiến lược (tương ứng với loại kế hoạch dài hạn
từ 3 năm đến 5 năm); Quy hoạch (kế hoạch gắn với một nội dung hoạt động,
Trang 33trên một địa bàn và trong một thời gian cụ thể); Kế hoạch hành động (các loại
kế hoạch năm học hay kế hoạch học kỳ, kế hoạch tháng …)
Đối với kế hoạch hoạt động của TCM là các kế hoạch hành động Các
kế hoạch hành động của TCM là các kế hoạch ngắn hạn như kế hoạch nămhọc của TCM, kế hoạch thực hiện cho một nhiệm vụ hay công việc cụ thể
1.4.3 Quản lý hoạt động dạy học
Trong nhà trường, hoạt động DH là hoạt động cơ bản, đặc trưng nhấtcủa trường học, mặt khác, để cho công tác quản lý nhà trường đạt hiệu quảmong muốn, người HT cần phải có các điều kiện về nguồn lực: nhân lực, vậtlực, tài lực, trong đó, đội ngũ GV là nguồn lực quan trọng nhất, mang tínhquyết định trong việc thực hiện mục tiêu GD
Để quản lý hoạt động DH trong nhà trường, người HT cần tập trungvào hai việc: 1/ Nâng cao nhận thức về bản chất của hoạt động DH, 2/ Quản
lý hoạt động DH
1/ Quản lý đổi mới nhận thức của giáo viên về dạy học
Việc đầu tiên của người HT là phải làm cho bản thân và tập thể sưphạm trong nhà trường hiểu rõ bản chất của hoạt động DH, thực chất là người
HT và tập thể GV phải đổi mới quan niệm về DH.
Để làm chuyển biến nhận thức về bản chất của DH trong GV, người
HT không thể nói suông, mà phải tổ chức để GV được nghe, được bàn bạc,thảo luận trên cơ sở được trang bị những tri thức cập nhật về thành tựu khoahọc giáo dục hiện đại Khi đó nhận thức trong GV không còn là sự áp đặt từtrên xuống Đối với họ, việc thay đổi quan niệm DH là đòi hỏi tất yếu, kháchquan và hơn thế nữa còn là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của chính họ.[23, tr 433]
2/ Quản lý dạy học trong nhà trường
Để triển khai được kế hoạch của tổ trong năm học đi vào thực tế thìngười quản lý phải phân công, phân nhiệm cho các thành viên một cách hợp
lý tạo được sự tương tác giữa các thành viên làm nên sự đồng thuận cùng
Trang 34nhau chia sẻ nội dung công việc của tổ Để làm được điều đó HT cần phải chỉđạo TCM thực hiện những vấn đề sau:
- Quản lý sự thống nhất mục tiêu kiến thức cơ bản của từng chương, tiết bài dạy: Để đảm bảo chất lượng DH, HT phải quản lý chỉ đạo sát sao việc
thống nhất mục tiêu của chương, của từng bài dạy Qua việc thống nhất mụctiêu đó các thành viên trong nhóm nắm được các trọng tâm bài dạy cần đạt vàtránh được những sai sót về kiến thức, lệch xa mục tiêu cần đạt của tiết dạy.Điều này rất có ích đối với GV trẻ, GV còn chưa vững về CM Thông quaviệc thống nhất các thành viên trong tổ sẽ có điều kiện để trao đổi, hiểu nhau
và tạo đồng thuận thống nhất trong tổ
- Quản lý việc dự giờ, hội giảng, thao giảng của TCM: Việc dự giờ,
thăm lớp, tham gia các giờ hội giảng, thao giảng là các tiết dạy thể nghiệm,rất cần thiết để GV nâng cao phương pháp giảng dạy, học tập kinh nghiệmgiảng dạy của đồng nghiệp HT phải quản lý việc góp ý, xây dựng bài dạy vềmục tiêu, phương pháp, nội dung kiến thức cần đạt trước giờ dạy Các giờ dạy
đó là các tiết dạy thể hiện ý tưởng của cả TCM, qua đó các cá nhân nhân rútkinh nghiệm phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế trong các giờdạy tiếp theo
- Quản lý chỉ đạo bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên: Để nâng cao
chất lượng đội ngũ, người quản lý phải quản lý chỉ đạo các TCM quản lý bồidưỡng các chuyên đề tự học của GV Các thành viên hằng năm tự chọn một
số chuyên đề tự bồi dưỡng và đăng ký với tổ từ đầu năm học Việc lựa chọncác chủ đề nâng cao là một biện pháp nhằm nâng cao, sâu kiến thức cho GV.Việc này phải được thực hiện thường xuyên, được TCM góp ý và có đánh giáviệc thực hiện vào cuối năm học
- Quản lý giờ lên lớp của GV: HT phải quản lý giờ lên lớp của GV và
có những biện pháp tác động cụ thể, phong phú và linh hoạt để nâng cao chấtlượng giờ dạy
Trang 35+ Phải xây dựng nền nếp lên lớp của GV và có tác động tích cực đểnâng cao chất lượng DH Thực hiện nghiêm túc quy chế CM.
+ Quy định rõ chế độ thực hiện và kiểm tra, sử dụng thời khóa biểunhằm kiểm soát các giờ lên lớp, duy trì nền nếp DH
- Quản lý hồ sơ CM của GV: Quản lý hồ sơ CM là một trong những
nhiệm vụ quan trọng của TCM Hồ sơ CM của GV là cơ sở pháp lý để đánhgiá thực hiện nền nếp CM, việc chuẩn bị, đầu tư cho bài giảng HT cần xâydựng những yêu cầu cụ thể về hồ sơ CM cùng với Ban kiểm tra nội bộ vàTCM thường xuyên kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau để kịp thời điềuchỉnh những sai lệch trong hoạt động DH
1.4.4 Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của tổ chuyên môn
Hoạt động đổi mới PPDH của bộ môn góp phần nâng cao chất lượngdạy học của nhà trường Để hoạt động quản lý chỉ đạo hoạt động này có hiệuquả trước hết HT phải là người có am hiểu lý luận DH, có hiểu biết sâu sắc vềđặc trưng và phương pháp của từng môn học Bên cạnh đó HT phải biết dựavào đội ngũ GV cốt cán của các tổ nhóm bộ môn và phát huy tối đa đội ngũnày Đây là đội ngũ tiên phong trong nhà trường và có ý nghĩa quyết định đến
sự thành công của việc đổi mới PPDH Để quản lý hoạt động đổi mới PPDHcủa TCM Hiệu trưởng cần thực hiện quản lý chỉ đạo sau:
- Quản lý việc xây dựng kế hoạch đổi mới đồng bộ PPDH, kiểm trađánh giá theo hướng khoa học, hiện đại, tăng cường mối quan hệ thúc đẩy lẫnnhau giữa các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động DH - GD, đánh giátrong quá trình DH - GD và đánh giá kết quả GD
- Tổ chức hướng dẫn GV chủ động thiết kế bài giảng linh hoạt, khoahọc, sắp xếp hợp lý các hoạt động của GV và HS; phối hợp tốt giữa làm việc
cá nhân và theo nhóm
- Quản lý việc xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý, phù hợp với các đốitượng giúp HS vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, khắc phục việc ghi nhớmáy móc, không nắm vững bản chất
Trang 36- Quản lý hoạt động dự giờ thăm lớp, quan tâm bồi dưỡng GV mới; bồidưỡng GV kiến thức, kỹ năng về đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá
- Chỉ đạo các TCM họp thảo luận xây dựng bộ tiêu chí đánh giá về đổimới phương pháp gắn với đặc trưng các bộ môn, gắn nội dung thực hiện đổimới PPDH vào việc dự giờ, thanh tra, kiểm tra GV đặc biệt là trong các tiếthội giảng
- Đặt ra yêu cầu đối với mọi GV cần hướng dẫn HS rèn luyện phươngpháp và kỹ năng tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo
- Tổ chức thao giảng, hội giảng cấp cơ sở; tham gia sinh hoạt cụm
CM một cách hiệu quả, không hình thức Những vấn đề nêu ra trong sinhhoạt cụm là vấn đề thiết thực, gắn liền với công tác giảng dạy của cáctrường trong cụm
1.4.5 Quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn
Đối với sinh hoạt của TCM một trong những nhiệm vụ trọng tâm lànâng cao chất lượng DH Sinh hoạt của TCM có tốt thì chất lượng giảng dạytrên lớp của các cá nhân trong tổ mới được nâng lên Để thực hiện nâng caochất lượng sinh hoạt của TCM thì HT cần tập trung vào việc quản lý chỉ đạoviệc thực hiện các nội dung chủ yếu sau:
* Quản lý đội ngũ tổ viên
Quản lý đội ngũ GV của tổ viên của tổ là nhiệm vụ của TCM Các hoạtđộng quản lý liên quan đến GV trong tổ là:
- Quản lý thực hiện ngày công, giờ công;
- Quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch DH, kế hoạch GD;
- Quản lý học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, để nâng cao chấtlượng giảng dạy;
- Quản lý chất lượng DH và kết quả của các lớp được phân công giảng dạy
* Quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM và hồ sơ CM
Yếu tố cơ bản quyết định đến chất lượng DH là trình độ CM và nănglực sư phạm của GV Để làm được điều đó việc quản lý của HT chú trọng
Trang 37khâu xây dựng kế hoạch của TCM Kế hoạch của TCM phải bám sát vào cácvăn bản chỉ đạo của cấp trên; kế hoạch phát triển chiến lược của nhà trường;định hướng năm học của nhà trường; tình hình thực tế của tổ bộ môn, điểmmạnh, điểm yếu của TCM … Kế hoạch TCM là sự cụ thể hóa các hoạt độngcủa TCM trong năm học, như chỉ tiêu phấn đấu, chất lượng giảng dạy, chấtlượng GD, nâng cao chất lượng đội ngũ …và các giải pháp thực hiện để hiệnthực hóa các mục tiêu đề ra HT phải quản lý việc phân công giảng dạy của tổ
bộ môn, việc phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong tổ, có những điềuchỉnh hợp lý phù hợp với năng lực của từng người, đảm bảo phát huy hết tiềmnăng, năng lực của từng cá nhân
- Bên cạch đó HT quản lý việc xây dựng hệ thống hồ sơ, biểu mẫu theodõi việc thực hiện các công việc theo định kì, xây dựng hệ thống giám sát đếnGV; thực hiện kiểm tra thường xuyên, liên tục, đối chiếu những công việc đãthực hiện với kế hoạch đặt ra để nắm bắt công việc; đảm bảo kê hoạch cụ thể,chi tiết, rõ ràng để HT có thể nắm bắt thông tin kịp thời nhất và có những điềuchỉnh kịp thời
* Quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch GD của TCM
Để đảm bảo chất lượng DH, HT phải chỉ đạo sát sao các TCM chủđộng, linh hoạt trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch GD thông qua việcđối chiếu, rà soát nội dung giữa các môn học để điều chỉnh nội dung DH theohướng tích hợp, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương,đảm bảo Chuẩn kiến thức, kỹ năng
- Hướng dẫn TCM xây dựng kế hoạch DH, phân phối chương trình chitiết theo khung thời gian 37 tuần thực học, trong đó: học kỳ I: 19 tuần, học kỳII: 18 tuần, phù hợp với điều kiện của địa phương và của nhà trường trên cơ sởđảm bảo thời gian kết thúc học kì I, kết thúc năm học thống nhất trong cả nước,
có đủ thời lượng dành cho luyện tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành và kiểm trađịnh kì
Trang 38* Quản lý công tác sinh hoạt chuyên đề bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, kém
Nhiệm vụ bồi dưỡng HSG và phụ đạo HS yếu, kém là hai nhiệm vụ songsong của TCM Trên cơ sở kết quả khảo sát, đánh giá, phân loại HS, tổ chứcdạy học phân hoá theo năng lực của HS dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng;TCM xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG; lựa chọn các GV có năng lựctham gia ôn luyện; thảo luận các nội dung ôn luyện Đối với HS yếu, kém
tổ trưởng CM chỉ đạo GV chủ động xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dungphụ đạo cho HS
Các kế hoạch, nội dung bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu, kém sau khiTCM thảo luận thống nhất trình cho HT phê duyệt và tổ chức triển khai thựchiện
* Quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên đề đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá
PPDH và kiểm tra, đánh giá là hai hoạt động có mối quan hệ khăng khívới nhau Đổi mới PPDH tạo điều kiện để đổi mới kiểm tra, đánh giá Đổi mớikiểm tra, đánh giá có tác động thúc đẩy đối với PPDH Việc đổi mới PPDHkhông thể thành công nếu không đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá Đổi mớiđồng bộ PPDH, kiểm tra đánh giá theo hướng khoa học, hiện đại, tăng cườngmối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau giữa các hình thức và phương pháp tổ chức hoạtđộng DH - GD, đánh giá trong quá trình DH - GD và đánh giá kết quả GD.Bởi vậy, HT cần quản lý chỉ đạo TCM họp thảo luận xây dựng bộ tiêu chí đánhgiá về đổi mới phương pháp gắn với đặc trưng các bộ môn, gắn nội dung thựchiện đổi mới PPDH vào việc dự giờ, thanh tra, kiểm tra GV đặc biệt là trong cáctiết hội giảng
- Quản lý chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc việc xây dựng ma trận đềkiểm tra cho mỗi chương và cả chương trình môn học; tăng cường ra câu hỏikiểm tra để bổ sung cho thư viện câu hỏi của trường Khi chấm bài kiểm traphải có phần nhận xét, động viên sự cố gắng tiến bộ của HS Việc cho điểm có
Trang 39thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của
HS Chú ý hướng dẫn HS đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực củamình
* Quản lý hoạt động sinh hoạt nghiên cứu khoa học của GV và hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của HS của TCM
TCM có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, viết sángkiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học, biên soạn chuyên đề, ứng dụng
và phát triển những đề tài, sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy nhằm nângcao chất lượng giảng dạy của nhà trường Qua các buổi sinh hoạt CM vềnghiên cứu khoa học GV nâng cao được kiến thức CM, khả năng nghiên cứukhoa học của bản thân góp phần nâng cao chất lượng các giờ dạy
Hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học là nội dung trong sinh hoạt CM củaTCM Bên cạnh việc phát triển năng lực của HS, hoạt dộng triển khai nghiêncứu khoa học - kỹ thuật còn tạo động lực , thúc đẩy GV nghiên cứu, tìm tòi,học hỏi, bồi dưỡng kiến thức, từ đó nâng cao năng lực, kinh nghiệm nghiên cứukhoa học - kỹ thuật Qua đó giúp nâng cao chất lượng các đề tại nghiên cứukhoa học sư phạm ứng dụng, sáng kiến cải tiến; hỗ trợ đổi mới sinh hoạt TCMtheo hướng tăng cường trao đổi, thảo luận về dự án nghiên cứu của HS, nhữngkhó khăn vướng mắc cần tháo gỡ, giải quyết
* Quản lý hoạt động TCM qua dự giờ thăm lớp, thao giảng, hội giảng
Nét đặc thù của quản lý nhà trường khác là quản lý hoạt động dự giờ vàrút kinh nghiệm giờ dạy Đây là hoạt động trọng tâm trong quản lý hoạt động
DH trong nhà trường Để quản lý việc dự giờ và rút kinh nghiệm giờ dạy cóhiệu quả, HT cần quản lý thực hiện tốt các yêu cầu:
- Xây dựng kế hoạch dự giờ, hội giảng, thao giảng của nhà trường trongnăm học Những yêu cầu về số tiết tối thiểu, số tiết ứng dụng công nghệ thôngtin … Xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy theo hướng đổi mới
- Chỉ đạo các TCM xây dựng kế hoạch dự giờ theo tháng, tuần
- Tổ chức thực hiện kế hoạch đã đề ra, đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy
Trang 40Để nâng cao chất lượng dự giờ cần có tổ chức các chuyên đề về giờ lênlớp, như trao đổi về mục tiêu, phương pháp giảng dạy … nhằm giúp GV nắmvững lý thuyết, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy, quy trình lên lớp.Trên cơ sở đó khuyến khích sự sáng tạo, phát huy khả năng, năng lực của GV
để nâng cao chất lượng DH
1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn
1.5.1 Yếu tố chủ quan
* Quản lý của Hiệu trưởng
- HT trường THPT là người đứng đầu cơ sơ giáo dục, là người chịutrách nhiệm quản lý mọi hoạt động của nhà trường và chịu trách nhiệm trướccấp trên về mọi sự quản lý đó HT là người dẫn dắt thực hiện sứ mệnh cao cảcủa nhà trường Do vậy HT để thực hiện công tác quản lý tốt thì đòi hỏikhông chỉ có kiến thức về lý luận quản lý GD mà còn đòi hỏi người HT cócác năng lực quản lý Trước hết người HT phải có năng lực thực hiện tốt cácchức năng quản lý, nắm bắt và xử lý thông tin tốt HT phải có năng lực phântích, dự báo và tầm nhìn đối với sự phát triển của nhà trường Những năng lựcnày được thể hiện trong việc xây dựng các kế hoạch của nhà trường như kếhoạch chiến lược phát triển nhà trường, kế hoạch trung hạn, ngắn hạn HT làngười tổ chức và dẫn dắt nhà trường thực hiện được mục tiêu đã đề ra HTcần giải quyết tốt các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình quản lý, là trung tâmcủa sự đoàn kết tập thể sư phạm nhà trường HT đóng vai trò như là một thủlĩnh đi tiên phong nhưng cũng như là một người với vai trò là người thúc đẩy,động viên các thành viên tiến lên HT phải là người biết đánh giá và thực hiệncông bằng đối với mọi thành viên, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở
Bên cạnh đó HT hòa mình vào tập thể, để hiểu rõ những tâm tư tìnhcảm của các thành viên, phải biết mình, biết tự đánh giá đúng bản thân HTphải biết thu thập thông tin và xử lý thông tin kịp thời chính xác; có năng lựctruyền thông và nhạy cảm đối với môi trường, hoàn cảnh xung quanh
* Năng lực quản lý điều hành của tổ trưởng