1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý CÔNG tác CHỦ NHIỆM lớp ở các TRƯỜNG THPT TRONG bối CẢNH đổi mới GIÁO dục PHỔ THÔNG

45 236 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 68,03 KB

Nội dung

CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý CÔNG tác CHỦ NHIỆM lớp ở các TRƯỜNG THPT TRONG bối CẢNH đổi mới GIÁO dục PHỔ THÔNG CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý CÔNG tác CHỦ NHIỆM lớp ở các TRƯỜNG THPT TRONG bối CẢNH đổi mới GIÁO dục PHỔ THÔNG CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý CÔNG tác CHỦ NHIỆM lớp ở các TRƯỜNG THPT TRONG bối CẢNH đổi mới GIÁO dục PHỔ THÔNG

Trang 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THPT TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

PHỔ THÔNG

Trang 2

-Tổng quan nghiên cứu

-Các nghiên cứu về hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, toàncầu hóa và hội nhập quốc tế, ngành giáo dục nước ta cũng đã

và đang chuyển biến mạnh mẽ để cùng hòa nhập với thế giới.Chương trình đổi mới giáo dục từng bước được hoàn thiện,đang ở giai đoạn dự thảo lần 2 nhằm đưa vào thực hiện trongnhững năm sắp tới Trong giai đoạn đang chuyển mình này,công tác chủ nhiệm ở các trường phổ thông đã và đang từngbước thực hiện để đáp ứng đầy đủ những yêu cầu mới TạiHội nghị lần thứ XII của Ban chấp hành TW khóa X đã đề ra

Nghị quyết số 27-NQ/TW “về xây dựng đội ngũ trí thức

trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Đảng ta đã xác định “Giáo dục và đào tạo chính là chìa khóa, là động lực quan trọng để xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc gia Trong đó đội ngũ GV và CBQL giáo dục

có ý nghĩa cao cả đặc biệt, họ là bộ phận lao động tinh hoa của đất nước, lao động của họ trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy

sự phát triển của đất nước, cộng đồng đi vào trạng thái phát

Trang 3

triển bền vững” Ban Bí thư Trung ương có Chỉ thị

40-CT/TW về xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục,[1] Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt đề án

“Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”, [13].

Theo quan điểm mới hiện nay, để nâng cao chất lượnggiáo dục, người giáo viên không chỉ dạy học đơn thuần màcòn phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm tổ chức, điềukhiển, hướng dẫn học sinh học tập tích cực, chủ động và sángtạo Vì thế, công tác chủ nhiệm lớp được nhiều nhà khoa họcquan tâm như các công trình của: Nguyễn Dục Quang, LêThanh Sử, Nguyễn Thị Kỷ, “Những tình huống giáo dục HScủa người GVCN”, NXB ĐHQG Hà Nội, 2000; Hà NhậtThăng (chủ biên), “Phương pháp công tác của người GVCNtrường THPT”, NXB ĐHQG Hà Nội, 2001; Hà Nhật Thăng,Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Thị Kỷ, “Công tác GVCN lớp ởtrường phổ thông”, NXBGD, 2009; Bộ Giáo dục và Đào tạo,

“Kỷ yếu hội thảo Công tác GVCN ở trường phổ thông”,NXBGD, 2010;

Trang 4

Quyển“Một số vấn đề trong công tác chủ nhiệm lớp ở

trường THPT hiện nay”, của tác giả Nguyễn Thanh Bình đãtập trung nghiên cứu về công tác chủ nhiệm lớp.Trong đó, tácgiả đã đưa ra những vấn đề cần quan tâm trong công tác chủnhiệm lớp ở trường THPT hiện nay như phải trả lời câu hỏi:

Vì sao phải làm việc này?, Làm cái gì?, Làm như thế nào? Đểtrả lời được những câu hỏi này, người giáo viên tâm huyết sẽđược mục đích của công việc mình đang làm Ngoài ra, tácgiả còn giới thiệu một số tình huống sư phạm thường gặptrong trường phổ thông thông qua giới thiệu một số chủ đềgiáo dục kĩ năng sống

- Các nghiên cứu về quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT

Trước đây đã có một số đề tài nghiên cứu về QL công

tác chủ nhiệm lớp như: “Biện pháp quản lý công tác chủ

nhiệm lớp ở các trường trung học phổ thông thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai”, 2011 của tác giả Lê Văn Dũng Trong đề

tài này tác giả đã đi sâu vào đánh giá thực trạng công tác chủnhiệm từ đó đã đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao

chất lượng giáo dục toàn diện HS ở địa phương; đề tài “Biện

pháp quản lý công tác chủ nhiệm trong trường trung học phổ

Trang 5

thông các huyện phía nam tỉnh Lâm Đồng”, 2012, của

Nguyễn Duy Bảo Với đề tài này, tác giả đã khái quát đượcthực trạng của công tác chủ nhiệm lớp tại các trường THPTvùng khó khăn của Tây Nguyên nói chung và của Lâm Đồngnói riêng, từ đó đã đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nângcao chất lượng giáo dục toàn diện HS ở vùng này Đề tài

“Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường

THPT Hàn Thuyên tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Lưu Thị Phong

Thu cũng nêu lên một số thực trạng và biện pháp quản lý côngtác chủ nhiệm của trường THPT Hàn Thuyên

Từ thực tế công tác, tôi thấy cần thiết phải nghiên cứu

đề tài: “Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông” nhằm nâng cao hiệu quả GD tại địa

Trang 6

Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng (Nxb Giáo

dục,1998) Quản lý là “tổ chức, điều khiển hoạt động của một

đơn vị, cơ quan”[43]

Theo Các Mác: “Một người độc tấu vĩ cầm tự điều

khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”.[11]

Taylor F.W (người Mỹ) cho rằng: “Quản lý là biết

được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt và chi phí thấp nhất”.

Từ góc độ tâm lý học, Vũ Dũng cho rằng: “ Quản lý là

sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó” [15];

Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt cho rằng: “Quản lý là

một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một

hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định”[33];

Theo Mai Hữu Khuê: “Hoạt động quản lý là một dạng

hoạt động đặc biệt của người lãnh đạo mang tính tổng hợp các loại lao động trí óc, liên kết bộ máy quản lý, hình thành

Trang 7

một chỉnh thể thống nhất điều hoà phối hợp các khâu và các cấp quản lý, làm sao cho hoạt động nhịp nhàng, đưa đến hiệu quả”[23];

Quan điểm của Nguyễn Văn Lê: “Quản lý là một hệ

thống xã hội khoa học và nghệ thuật tác động vào từng thành

tố của hệ thống bằng phương pháp thích hợp nhằm đạt các mục tiêu đặt ra cho hệ thống và từng thành tố của hệ”[28];

Theo Phan Văn Kha thì: “Quản lý là một tập hợp các

hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các quá trình tự nhiên, xã hội, khoa học, kỹ thuật và công nghệ để chúng phát triển hợp quy luật, các nguồn lực (hiện hữu và tiềm năng) vật chất và tinh thần, hệ thống tổ chức và các thành viên thuộc hệ thống, các hoạt động để đạt được các mục đích đã định” [24].

Một số quan điểm khác cho rằng:

- Quản lý là “ hoạt động hoạt động nhằn đảm bảo sự

hoàn thành công việc thông qua sự nổ lực của người khác”

Trang 8

- Quản lý là “ một hoạt động tất yếu nhằm đảm bảo

phối hợp những nổ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm”

- Quản lý là sự tác động có ý thức, hợp quy luật giữachủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt các mục tiêu

đề ra;

- “ Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích

của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến đổi của môi trường” [20]

Từ các định nghĩa trên có thể rút ra một số điểm chung:

“Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, cómục tiêu xác định” và quản lý là “quản lý con người”

“Quản lý có khả năng thích nghi giữa chủ thể và đốitượng quản lý”

Quản lý là quá trình tác động có chủ đích của chủ thểđến đối tượng thông qua chức năng quản lý nhằm nhắm

Trang 9

hướng đến mục tiêu của tổ chức trong một môi trường quản lýluôn biến động.

- Công tác chủ nhiệm lớp

Lớp học là tổ chức cơ bản trong trường học, để mộttrường hoạt động dạy và học tốt cần có một tổ chức lớp họctốt Để quản lý, giáo dục học sinh, những giáo viên đang dạy

có kinh nghiệm quản lý, giáo dục học sinh, có tinh thần tráchnhiệm và có lòng nhiệt tình, có năng lực chuyên môn sẽ đượcnhà trường chọn lựa và phân công làm CTCN Như vậy nóiđến CTCNL là nói đến những nhiệm vụ, nội dung công việc

mà GVCN buộc phải thực hiện và cần phải thực hiện

- Quản lý công tác chủ nhiệm lớp

- Khái niệm về quản lý công tác chủ nhiệm lớp

QL công tác chủ nhiệm lớp là “hoạt động tổ chức, điềuhành đội ngũ GVCN và các hoạt động chủ nhiệm nhằm nângcao chất lượng GD toàn diện”

Quản lý công tác chủ nhiệm là quá trình tác động củacán bộ quản lý đến đội ngũ GVCN thông qua chức năng quản

Trang 10

lý nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục và rèn luyện học sinhtrong môi trường giáo dục luôn biến đổi.

- Nội dung về quản lý công tác chủ nhiệm lớp

Quản lý công tác chủ nhiệm lớp bao gồm:

- QL đội ngũ GVCN: Là sự tác động có ý thức củaCBQL để chỉ huy, điều khiển GVCN thực hiện các hoạt động

QL và GD học sinh nhằm hướng tới mục tiêu xác định

- Điều kiện làm việc của GVCN:

Để đảm bảo mục tiêu giáo dục của từng trường, CBQLphải thường xuyên quan tâm đến các điều kiện vật chất nơilàm việc, hoàn cảnh gia đình của từng GVCN, cần quan tâmđến chế độ của GVCN như động viên học tập nâng cao trình

độ, tạo điều kiện về thời gian làm việc, tình hình của lớp đangđảm nhiệm để có giải pháp kịp thời, tạo điều kiện tốt nhất cóthể cho GVCN hoàn thành nhiệm vụ của mình

- QL các hoạt động của GVCN:

+ Xây dựng và phê duyệt KH chủ nhiệm:

Trang 11

BGH nhà trường cần xây dựng KH tổng thể về công tácchủ nhiệm cho toàn trường, từ bản kế hoạch này, GVCN lập

kế hoạch riêng cho lớp mình (tùy vào đặc điểm, tình hình cụthể từng lớp) BGH phê duyệt KH, theo dõi, kiểm tra, đôn đốcviệc thực hiện kế hoạch, từ đó có thể điều chỉnh KH (nếucần).Trong kế hoạch, HT đưa ra những mục tiêu, những tiêuchí thi đua cụ thể, hướng dẫn GVCN, chỉ đạo xây dựng tậpthể lớp với hướng tới mục tiêu, đưa ra các biện pháp phù hợpnhằm hình thành một tập thể vững mạnh.Trước khi lập cácloại kế hoạch, HT là người chủ động tìm hiều, nắm vững từngđặc điểm của đơn vị mình để lập kế hoạch và phổ biến yêucầu, tổ chức, kiểm tra kết quả thực hiện

+ Tổ chức, chỉ đạo công tác chủ nhiệm:

* Công tác tổ chức bộ máy trong nhà trường đượckiện toàn, ổn định như việc lựa chọn, phân công hợp lý, tổchức sắp xếp theo tổ nhóm đúng theo tinh thần đúng người,đúng việc thì kết quả thực hiện nhiệm vụ sẽ được nâng cao

* Để giáo dục toàn diện HS đáp ứng mục tiêu GDtrong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông, HT chỉ đạo,hướng dẫn, là cầu nối các lực lực lượng GD, tạo điều kiện để

Trang 12

các lực lượng phối hợp một cách nhịp nhàng và góp phầnnâng cao hiệu quả; bên cạnh đó, HT cũng cần chỉ đạo, kiểmtra kết quả thực hiện;

* Bồi dưỡng đội ngũ là một trong những tiêu chí cầnthiết nhất trong thời kỳ mới Có một đội ngũ vững vàng vềchuyên môn, thành thạo về kỹ năng sẽ giúp cho một tập thểvững mạnh và đạt hiệu quả cao

- Kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp

Việc kiểm tra, đánh giá CTCN phải khách quan, côngbằng, khoa học và có hiệu quả BGH cần kiểm tra đột xuấthoặc định kỳ, khi kiểm tra cần phải có đánh giá, nhận xét kịpthời để GVCN rút kinh nghiệm BGH cần kiểm tra kết hợpnhiều hình thức thông qua các hoạt động của lớp, xếp loại thiđua hàng tuần, báo cáo hàng tháng, từng học kỳ về kết quảgiáo dục hai mặt của học sinh Khi kiểm tra đánh giá cầnđảm bảo thống nhất chung về tiêu chí đánh giá cho toàntrường, tránh hình thức đánh giá chủ quan, không công bằng

- Thi đua, khen thưởng về công tác chủ nhiệm lớp

Trang 13

Để động viên, khích lệ sự phấn đấu và nỗ lực củaGVCN và học sinh, BGH nhà trường cần phát động cácphong trào thi đua một cách thường xuyên, liên tục và manglại hiệu quả cao cho công tác GD Khi phát động thi đua,BGH cần xây dựng chỉ tiêu, tiêu chí cụ thể, rõ ràng phù hợpcho từng đợt thi đua Sau mỗi đợt thi đua cần phải tổng kếtđánh giá được mặt mạnh, mặt yếu để có phương hướng phấnđấu và rút kinh nghiệm BGH cần quan tâm, coi trọng việcbiểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể có nhiều tiến

bộ và nhiều thành tích Việc ghi nhận thành tích đóng góp củađội ngũ GV và GVCN nói riêng sẽ là động lực giúp họ vượtqua những khó khăn rào cản để đóng góp nhiệt tình vào côngviệc giáo dục học sinh

- Bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông

Những năm gần đây, toàn thế giới thay đổi mạnh mẽcùng với cuộc các mạng công nghiệp lần thứ tư ra đời; vớinền kinh tế tri thức phát triển mạnh như hiện nay, Hội nghịBan chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ

8 (khóa 11) đã thông qua nghị quyết về “ đổi mới căn bản,

toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định

Trang 14

hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;[2] Quốc hội đã

ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH về: “Đổi mới chương

trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện về cả phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”

Chương trình giáo dục phổ thông mới “được xây

dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp người học tích lũy được kiến thức phổ thông vững chắc; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời; có định hướng nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại” [9]

Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông:

Trang 15

- Chương trình giáo dục phổ thông là “văn bản chính

sách của nhà nước thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lý chất lượng giáo dục phổ thông; đồng thời là cam kết của nhà nước đảm bảo chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông” [9].

- Chương trình được xây dựng trên “quan điểm củaĐảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục vàĐào tạo; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước và nhữngtiến bộ của thời đại về khoa học- công nghệ và xã hội; phùhợp với đặc điểm con người, văn hóa Việt Nam, các giá trịtruyền thống của dân tộc và những giá trị chung của nhân loạicũng như các sáng kiến và định hướng phát triển củaUNESCO về giáo dục, tạo cơ hội bình đẳng về quyền đượcbảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắngnghe, tôn trọng và được tham gia của học sinh; đặt nền tảngcho một xã hội nhân văn, phát triển bền vững và phồn vinh”[9]

Trang 16

Chương trình “đảm bảo phát triển phẩm chất và nănglực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiếnthức cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mỹ; chútrọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đềtrong học tập và trong đời sống; tích hợp cao ở các lớp họcdưới; phân hóa dần ở các lớp học trên; thông qua các phươngpháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động vàtiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp kiểm tra, đánhgiá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục

và liên thông với chương trình giáo dục mầm non, chươngtrình giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại học”[9]

Được xây dựng theo hướng mở:

Trang 17

+ Chương trình “bảo đảm định hướng thống nhất vànhững nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinhtoàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm chođịa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một sốnội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợpvới đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sởgiáo dục, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trườngvới gia đình, chính quyền và xã hội” [9].

+ Chương trình chỉ “quy định những nguyên tắc, địnhhướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lựccủa học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục vàphương hướng đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quáchi tiết để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáoviên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chươngtrình” [9]

+ Chương trình “đảm bảo tính ổn định và khả năng pháttriển trong quá trình thực hiện phù hợp với tiến bộ khoa học -công nghệ và yêu cầu của thực tế” [9]

- Công tác quản lý chủ nhiệm lớp ở trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông.

Trang 18

- Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp

- Vị trí của người GVCN lớp ở trường THPT

Ở trường, lớp học là đơn vị cơ sở, là tế bào để hìnhthành nên trường học Trong đó, GVCN là người chỉ huy,chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động và kết quả học tập,

tu dưỡng rèn luyện của tập thể lớp cũng như từng thành viêncủa lớp GVCN là cầu nối gắn kết các thành viên trong lớp,giữa các tập thể lớp, với nhà trường, với gia đình và với xãhội

-Vai trò của người GVCN lớp ở trường THPT

Giáo viên chủ nhiệm là nhân vật trung tâm, là linh hồncủa lớp, Tập hợp và đoàn kết học sinh trong lớp GVCN quản

lý, theo dõi HS từ học tập đến các hoạt động vui chơi, sinhhoạt, những biểu hiện bất thường…, từ tâm tư, tình cảm đếnnguyện vọng, phát triển và bồi dưỡng tiềm năng của các em,giúp các em phát triển toàn diện

Giáo viên chủ nhiệm đại diện cho nhà trường truyền đạtnhững chủ trương của nhà trường, bên cạnh đó họ là người

Trang 19

đại diện cho học sinh nói lên những nguyện vọng của mìnhđối với nhà trường; là người chủ động kết nối các tổ chức, cánhân có liên quan cùng tham gia giáo dục HS.

- Chức năng của người GVCN lớp ở trường THPT

- Chức năng quản lý lãnh đạo: Quản lý, lãnh đạo là

việc làm đầu tiên đối với GVCN vì họ được giao quản lý từ30- 50 học sinh, họ phải có đủ kiến thức, am hiểu và có kỹnăng điều tra, khảo sát lớp chủ nhiệm, xây dựng kế hoạch, tổchức thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá kết quả giáodục…

- Chức năng cố vấn: (tác động để phát triển nhân cách):

Công việc quan trọng của GVCN là làm sao tạo điều kiện tốtnhất để mỗi HS của mình có thể “phát triển hết khả năng vốn

có của bản thân, hình thành được những tính cách, thói quen”

mà mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông đề ra Để làmđược điều này, GVCN cần phải có kiến thức cơ bản về tâm lýhọc, giáo dục phù hợp với lứa tuổi học sinh đang chủ nhiệm.GVCN không chỉ là người biết thương yêu, tôn trọng, quýmến học sinh của mình mà còn biết rõ hoàn cảnh, nắm bắt cátính từng học sinh , biết cách lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ, gợi

Trang 20

mở, dẫn dắt học sinh để mỗi trò có đủ những giá trị làm ngườinhư: Yêu thương, khoan dung, tôn trọng để các em luôn biếtsống tự chủ, tự tin, tự chịu trách nhiệm về các hành vi củamình Mỗi GVCN phải tạo cho học sinh mình phát triển nhâncách theo tinh thần biết “ tự giáo dục”

- Chức năng tổ chức, phối hợp các lực lượng giáo dục:

Nhân cách của HS không chỉ được hình thành không chỉ ởlớp học mà diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi nên việc giáo dục các

em chỉ thành công khi GVCN có khả năng tập hợp, phối hợpcác lực lượng giáo dục Đây là năng lực cần có để các đốitượng cùng tham gia giáo dục với họ như giáo viên bộ môn,Đoàn, cha mẹ học sinh và các lực lượng khác ngoài xã hội

- Chức năng kiểm tra, đánh giá: Đây là chức năng có ý

nghĩa rất quan trọng đối với quá trình học tập, rèn luyện, pháttriển nhân cách của mỗi học sinh

Trang 21

- Nhiệm vụ của người GVCN lớp ở trường THPT

Ngoài những nhiệm vụ của GV theo điều lệ trường trunghọc thông GVCN còn có những nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu HS lớp học mà mình quản lý như kinh tế,chính trị , xã hội truyền thống học tập, nghề nghiệp của cha

mẹ học sinh, đặc điểm lứa tuổi tâm sinh lý học sinh lớp mìnhchủ nhiệm

- Xây dựng tập thể lớp tự quản chú ý đến ban cán sựlớp Đây là chỗ dựa vững chắc và là nơi kết nối GVCN với

HS để người làm công tác quản lí lớp thực hiện thành côngcác hoạt động giáo dục

- Xây dựng tập thể đoàn kết: Đoàn kết sẽ thúc đẩy nhautrong học tập, trong rèn luyện đạo đức đảm bảo mục tiêu giáodục đã đề ra

- Phối hợp với giáo viên bộ môn và các lực lượng giáodục khác trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh

- Thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng về các hoạtđộng giáo dục một cách đa dạng và phong phú về nội dung

Trang 22

cũng như hình thức; đặc biệt quan tâm giáo dục các kỹ năngsống, kỹ năng trải nghiệm sáng tạo đáp ứng yêu cầu mới.

- Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực cần thiết của người GVCN ở trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông

Để “ học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần,trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghềnghiệp và học tập suốt đời, để trở thành người công dân có tráchnhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo”, ngườiGVCN là người lãnh đạo , đóng vai trò chủ đạo, tổ chức, điềukhiển HS phù hợp với mục tiêu giáo dục để hình thành conngười mới GVCN là người tác động, ảnh hưởng rất lớn đếnquá trình phát triển nhân cách HS.Vì vậy, họ phải có tâm,đức, tài, trí, có năng lực sư phạm, biết nắm bắt tâm lý HS,hoàn cảnh HS Thầy cô phải là tấm gương sáng, tạo đượcniềm tin và đạo đức của người Thầy phải được đặt lên hàngđầu.Thế nên, GVCN cần có những yêu cầu về phẩm chất nhưsau:

- Uy tín đạo đức cao: “Mỗi thầy cô là tấm gương đạo

đức để học sinh noi theo” Vì thế, nhân cách người thầy phải

Ngày đăng: 03/12/2018, 20:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w