như thế nào, thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần …hay những vụ án có nội dung tình tiết giống nhau nhưng mỗi cơ quan lại có đường lối giải quyết khác nhau… Mặc dù đã có Nghị qu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
-& -
NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA TẠI TÒA ÁN
NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI – NĂM 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
-& -
NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA TẠI TÒA ÁN
NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 60.38.01.03
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Văn Cường
HÀ NỘI – NĂM 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn theo đúng quy định
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hồng Nhung
Trang 4BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLDS:Bộ luật dân sự BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự BTTH: Bồi thường thiệt hại VKS: Viện kiểm sát
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3 Mục đích và phạm vi nghiên cứu 3
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4
5 Những kết quả nghiên cứu mới của đề tài 4
6 Kết cấu của luận văn 5
Chương 1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA.6 1.1 Một số khái niệm và đặc điểm về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 6
1.1.1 Khái niệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 6
1.1.2 Đặc điểm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 9
1.2 Một số khái niệm và đặc điểm về giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 12
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 13
1.2.2 Giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra tại Tòa án 15
1.2.3 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 18
Chương 2 MỘT SỐ KHÍA CẠNH PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂNTỈNH YÊN BÁI 25
Trang 62.1.Một số khía cạnh pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 25 2.1.1 Quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 25 2.1.2 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại 38 2.1.3 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 39 2.1.4 Quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 40 2.2.2 Tổng quan về tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái 44 2.2.3 Thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra tại Tòa án nhân dân tỉnh Yên Bái 47 2.2.4 Những khó khăn vướng mắc khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra tại Tòa án nhân dân tỉnh Yên Bái.55
CHƯƠNG 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI 58
3.1.2 Định hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 58 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giải quyết bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 60
KẾT LUẬN 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng của pháp luật dân sự Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì một trong những căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự là sự kiện “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” Sự kiện gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật là căn
cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một dạng cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nhưng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có đặc trưng riêng đó là chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao
độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ngay cả khi không có lỗi trong việc xảy ra thiệt hại Việc xác định đúng nguồn nguy hiểm cao độ cũng như điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, bảo đảm trật tự công bằng xã hội
Trên cơ sở những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, các quy định về giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã được quy định trong nhiều văn bản khác nhau trong đó có Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 Những quy định của pháp luật về chủ thể có thẩm quyền giải quyết, trình tự, thủ tục trong việc giải quyết… đã góp phần quan trọng vào việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vấn đề giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không có chung quan điểm giải quyết vấn đề này Ví dụ như về vấn đề xác định thiệt hại, thiệt hại xảy ra
Trang 8như thế nào, thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần …hay những vụ án có nội dung tình tiết giống nhau nhưng mỗi cơ quan lại có đường lối giải quyết khác nhau…
Mặc dù đã có Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng , nhưng các quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng vẫn còn chưa cụ thể dẫn đến chất lượng hoạt động giải quyết tranh chấp còn thấp, chưa đáp ứng được những yêu cầu xã hội đề ra
Chính từ những phân tích trên, tác giả quyết định chọn vấn đề “Giải
quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra tại Tòa án nhân dân tỉnh Yên Bái” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của
mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Trong các giáo trình giảng dạy luật học tại các cơ sở đào tạo luật học ở nước ta những năm qua cũng có những phân tích về trách nhiệm này (Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội)… Bên cạnh đó
còn nhiều bài báo đăng trên tạp chí như:“Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra” của tác giả Mai Bộ, tạp chí Tòa án nhân dân, số 2/2003;
“Tìm hiểu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”, tác giả Lê Phước Ngưỡng, Tạp chí Kiểm sát số 01/2005; Một số sách
chuyên khảo cũng đã đề cập đến vấn đề này như: “Bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng về tài sản, sức khoẻ và tính mạng" của Tiến sỹ Phùng Trung Tập
Đặc biệt, gần đây nhất phải kể đến Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Trang 9trường“Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại- Vấn đề lý luận và thực
tiễn” của Trường Đại học Luật Hà Nội (năm 2009)
Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu đều tập trung nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra dưới góc độ luật dân sự, nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến các yếu tố xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp về vấn đề giải quyết tranh chấp về bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra dưới góc độ của luật tố tụng dân sự và luật dân sự Một số bài viết chỉ về giải quyết tranh chấp
về sở hữu trí tuệ, về đất đai, về hành chính : “Một số giải pháp đổi mới mô
hình giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai”, tác giả
Nguyễn Thắng Lợi, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 10/2013 Điều này cho thấy ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng của việc tác giả chọn nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu nói trên, đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
- Nghiên cứu vấn đề lý luận về bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, và giải quyết tranh chấp về bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Trang 10- Nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra qua đó phân tích được những hạn chế, tồn tại trong việc giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp
về bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn dựa trên cơ sở lý luận của học thuyết Mác - Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để tìm ra mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật và thực tiễn đời sống xã hội, trên cơ sở đó tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng để đánh giá các vấn đề nghiên cứu một cách khoa học
Trên cơ sở phương pháp luật của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi còn sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê… để giải quyết các vấn đề trong nội dung luận văn
5 Những kết quả nghiên cứu mới của đề tài
Đề tài mà tác giả chọn là một công trình đầu tiên nghiên cứu riêng và chuyên sâu về giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo quy định của pháp luật hiện hành Luận văn đã đưa ra được một số điểm mới sau đây:
- Luận văn đã xây dựng được khái niệm khoa học về nguồn nguy hiểm cao độ; trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
- Phân tích đặc điểm của việc giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trên cơ sở đó phân định rạch ròi giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra với trách
Trang 11nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật có lỗi của con người gây
ra (có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ)
- Hệ thống hóa những quy định về giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trên cơ sở phân tích, so sánh luận văn đã đưa ra những nhận định làm sáng tỏ những quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra
- Luận văn cũng phân tích nêu ra những bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, đồng thời đưa ra được những kiến nghị khắc phục những bất cập đó nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Một số vấn đề về giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Chương 2: Một số khía cạnh pháp lý và thực tiễn áp dụng giải quyết tranh chấp về bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra tại tòa án nhân dân tỉnh Yên Bái
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra tại tòa án nhân dân tỉnh Yên Bái
Trang 12Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA
1.1 Một số khái niệm và đặc điểm về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1.1.1 Khái niệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Để tìm hiểu về vấn đề bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trước tiên ta cần hiểu về khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ
Như ta đã biết, trong thế giới tự nhiên, có những vật luôn tiềm ẩn trong
nó khả năng gây thiệt hại cho thế giới vật chất xung quanh mà bản thân con người rất khó kiểm soát Tự bản thân nguồn nguy hiểm cao độ luôn tạo ra mối nguy hiểm cho những người xung quanh, mặc dù chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhưng không thể kiểm soát được một cách tuyết đối khả năng gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ Bộ luật dân sự (sau đây gọi tắt là BLDS) đã quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là
Về khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ, Điều 601 BLDS năm 2015 không đưa ra khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ theo tính chất, đặc điểm mà quy định theo phương thức liệt kê các đối tượng được coi là nguồn nguy hiểm cao độ:
1 Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định
1 Đinh Văn Thanh (chủ biên), 2015, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội,
Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội
Trang 13- Phương tiện giao thông vận tải cơ giới: gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ như ô tô, máy kéo, rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc được kéo bởi
xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự (khoản 18 Điều 13 luật giao thông đường
bộ 2008); các phương tiện giao thông đường thủy như tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác (khoản 7 Điều 3 Luật giao thông đường thủy nội địa 2004); các phương tiện giao thông đường hàng không gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị khác (khoản 1 Điều 13 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006); các phương tiện giao thông đường sắt là đầu máy, toa
xe, toa xe động lực, phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt (khoản 20 Điều 3 Luật đường sắt 2005)
- Hệ thống tải điện: được hiểu là một cấu trúc được thiết kế, lắp đặt hoàn chỉnh giữa máy biến áp và đường dây tải điện cùng với một số thiết bị khác nhằm cung cấp điện đến nơi tiêu thụ
- Nhà máy công nghiệp: là nơi lắp đặt các máy móc, trang thiết bị nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng hóa
Theo quy định tại Điều 601 BLDS thì không phải phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp trong bất kỳ trường hợp nào cũng là nguồn nguy hiểm cao độ, những đối tượng này được coi là nguồn nguy hiểm cao độ khi đang hoạt động Phương tiện giao thông vận tải cơ giới được coi là hoạt động khi đang di chuyển trên đường bằng động cơ của chính phương tiện đó hoặc không di chuyển nhưng động cơ của phương tiện lại đang ở chế độ mở Đối với hệ thống tải điện thì phải có dòng điện chạy qua mới được coi là đang hoạt động Còn nhà máy công nghiệp đang hoạt động tức là nhà máy đang trong quá trình vận hành sản xuất
Trường hợp phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang không hoạt động, tức là đang ở trạng thái tĩnh thì không được coi là nguồn nguy hiểm cao độ
Trang 14- Vũ khí: là những phương tiện được sử dụng với mục đích sát thương nhanh Vũ khí thường được sử dụng trong chiến tranh, dẹp bạo loạn, truy bắt tội phạm bao gồm: vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn (khoản 1 Điều 13 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ)
- Chất nổ: là những chất có tính chất dễ phát nổ với mức độ mạnh, nhanh tỏa nhiệt và ánh sang như thuốc nổ, thuốc pháo, thuốc súng
- Chất cháy: được hiểu là những chất tồn tại dưới dạng khí, lỏng, rắn có đặc tính tự bốc cháy khi tiếp xúc với ôxy trong không khí, nước hoặc dưới tác động của nhiệt như phốt pho, xăng, dầu, cồn, ga
- Chát độc: là những chất khi thâm nhập vào cơ thể con người, động thực vật hay môi trường tự nhiên gây ra những phản ứng nguy hiểm do đặc tính độc tố của những chất đó
- Chất phóng xạ: là chất phát ra bức xạ do quá trình phân hóa hạt nhân, chuyển mức năng lượng hạt nhân, có hoạt độ phóng xạ riêng hoặc tổng hợp hoạt độ lớn hơn mức miễn trừ (khoản 8 Điều 3 Luật năng lượng nguyên tử 2008); chất phóng xạ có khả năng sát thương rất cao và trên một diện rộng, có thể gây ra tình trạng nhiễm xạ đối với người, động thực vật và môi trường sống Việc xử lý, tiêu hủy, hạn chế gây ô nhiễm môi trường của các chất phóng xạ là rất khó khăn, phức tạp và đòi hỏi phải xử lý trong một thời gian dài
- Thú dữ: là động vật bậc cao có lông mao, có tuyến vú, nuôi con bằng sữa, rất hung dữ như hổ, báo, sư tử, gấu Đây là những động vật tiềm ẩn sự nguy hiểm, có thể gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản Thú dữ là những động vật có tính chất nguy hiểm phải thuộc lớp thú thì mới được coi là nguồn nguy hiểm cao độ Tuy nhiên, thực tiễn có nhiều động vật không thuộc lớp thú nhưng lại tiềm ẩn mối nguy hiểm như: ong bò vẽ, rắn độc, cá sấu, trăn Đây là những loại động vật mang tính hoang dã, chưa được thuần hóa và có
Trang 15tính nguy hiểm cao Bởi vậy, khi những động vật này gây ra thiệt hại cần áp dụng tương tự Điều 601 BLDS để giải quyết việc bồi thường thiệt hại
Như vậy, nguồn nguy hiểm cao độ là những tài sản tiềm ẩn nguy cơ lớn gây thiệt hại cho người và tài sản mà con người không hoàn toàn kiểm soát được nguy cơ gây thiệt hại Ngoài những loại nguồn nguy hiểm cao độ đã được liệt kê tại khoản 1 Điều 601 BLDS thì còn những nguồn nguy hiểm cao
Theo quy định tại Điều 601 BLDS thì có thể hiểu một cách khái quát bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm của chủ
sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ và
do hoạt động tự thân của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác, phải bồi thường thiệt hại kể cả trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ không có lỗi.Có thể nói, những qui định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Điều 601 BLDS đã phần nào đáp ứng được những yêu cầu đặt ra trong việc bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người bị thiệt hại
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, theo đó, chủ sở hữu hoặc người được giao quản lí, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản cũng như bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người bị thiệt hại do tự thân nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra, ngay cả khi không có lỗi
1.1.2 Đặc điểm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có
3 đặc điểm chính sau:
2 Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên) 2015, Trang 856, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2015, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội
Trang 16Thứ nhất, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ta là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Đặc điểm này thể hiện, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mang đầy đủ đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Về cơ sở phát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phát sinh giữa các chủ thể không có quan hệ hợp đồng hoặc có quan hệ hợp đồng nhưng việc gây thiệt hại không thuộc nghĩa
vụ hợp đồng
Về điều kiện phát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phát sinh trên cơ sở những điều kiện do pháp luật quy định, đó là: có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại, có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của nguồn nguy hiểm cao
độ và thiệt hại xảy ra, nghĩa là sự tự thân gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ là điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Về chủ thể chịu trách nhiệm: về nguyên tắc, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra do chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường
Về mức bồi thường: Mức bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra theo quy định của pháp luật phải được bồi thường toàn bộ, tuy nhiên, có những trường hợp mức bồi thường theo quy định của pháp luật thấp hơn thiệt hại thực tế Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, việc bồi thường thiệt hại sẽ chấm dứt nghĩa vụ của chủ thể gây thiệt hại
Thứ hai, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra phát sinh không cần yếu tố lỗi Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, lỗi là yếu tố bắt buộc khi xác định điều kiện phát sinh, vì thiệt hại xảy ra là do hành vi có lỗi của con người, còn đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trách
Trang 17nhiệm này chỉ phát sinh khi thỏa mãn 3 điều kiện: có thiệt hại xảy ra; có hành
vi gây thiệt hại trái pháp luật; có mối quan hệ nhân quả giữa sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại
Thứ ba, Thiệt hại là tiền đề để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Thiệt hại đó là những thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe Danh dự, nhân phẩm, uy tín là những giá trị nhân thân gắn liền với một cá nhân, một tổ chức cụ thể, chúng chỉ có thể bị thiệt hại bởi con người nhằm xuyên tạc, bôi nhọ làm tổn thất về tinh thần cho chủ thể bị thiệt hại
Thiệt hại xảy ra bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.Thiệt hại về vật chất được hiểu là những mất mát về tài sản, thể chất mà người bị thiệt hại phải gánh chịu.Còn thiệt hại về tinh thần là sự tổn thất về giá trị tinh thần, tình cảm hoặc sự suy sụp về tâm lý, tình cảm của cá nhân Hình thức biểu hiện thiệt hại về tinh thần rất đa dạng như: Sự suy sụp tâm lý của người bị thiệt hại sau khi sức khỏe bị xâm phạm; những người thân thích của người bị xâm phạm tính mạng suy sụp, hoang mang, lo lắng, đau buồn Trong khi việc xác định thiệt hại vật chất khá rõ ràng, chi tiết, cụ thể thì việc xác định thiệt hại tinh thần phức tạp và khó khăn hơn vì thiệt hại về tinh thần
là những thiệt hại phi vật chất, không có tiêu chí chung để xác định cho mọi
cá nhân bởi điều kiện, hoàn cảnh của từng cá nhân là không giống nhau
Thiệt hại xảy ra trên thực tế vô cùng đa dạng, phong phú.Việc xác định
ra một mức bồi thường cụ thể là bao nhiêu phải dựa trên thực tế đã xảy ra.Bởi vậy, việc xác định chính xác thiệt hại xảy ra là cơ sở quan trọng để xác định chính xác mức bồi thường trong từng vụ việc Khi xác định thiệt hại cần phải dựa trên những căn cứ khách quan để tính toán ra một khoản bồi thường cụ thể, chính xác3
3
Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên) 2015, Trang 819, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2015, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội
Trang 18Như vậy, ta có thể thấy thiệt hại đối với trách nhiệm do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là điều kiện tiền đề để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại; Còn đối với bồi thường thiệt hại trong hợp đồng , thiệt hại không phải là yếu tố quyết định có hay không trách nhiệm bồi thường mà là hành vi
vi phạm nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng mới là yếu tố phát sinh trách nhiệm bồi thường
*Tuy nhiên, hiện nay thực tế còn một số thẩm phán còn nhầm lẫn giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của con người sử dụng nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra
Nếu thiệt hại xảy ra trong trường hợp do hành vi trái pháp luật, có lỗi của con người, thì đây là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung Việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại dựa trên 4 điều kiện: có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có lỗi của người gây ra thiệt hại, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra Nếu thiệt hại xảy ra trong trường hợp do sự tự thân hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ, hoàn toàn không có yếu tố lỗi của con người, thì đây là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này chỉ cần dựa trên 3 điều kiện: có thiệt hại xảy ra, có việc gây thiệt hại trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra Yếu tố lỗi không cần xem xét khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Tóm lại, việc xác định chính xác nguyên nhân gây ra thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ hay do hành vi của con người có ý nghĩa rất lớn trong việc định ra chủ thể bồi thường thiệt hại
1.2 Một số khái niệm và đặc điểm về giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Trang 191.2.1 Khái niệm và đặc điểm giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
là tương đối phổ biến Bởi lẽ, những bất đồng, mâu thuẫn trong việc xác định căn cứ, chủ thể phải bồi thường, hoặc xác định mức bồi thường thường được đặt ra trong quan hệ này Có thể thấy tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có những đặc điểm sau:
- Về đối tượng tranh chấp: Quan hệ bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phát sinh khi có sự thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe bị gây ra bởi nguồn nguy hiểm cao độ Theo đó, chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải có tráchnhiệm bồi thường thiệt hại đã xảy ra Do đó, đối tượng tranh chấp trong quan hệ này đó chính là việc xác định các yếu tố có liên quan đến hoạt động bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra gồm có: xác định chủ thể có trách nhiệm phải bồi thường, xác định có hay không có căn cứ phải bồi thường; xác định mức bồi thường và phương thức bồi thường Khi có mâu thuẫn trong các nội dung trên chính là cơ sở quan trọng để phát sinh tranh chấp và giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
- Về chủ thể của quan hệ tranh chấp: Theo quy định của BLDS năm
2015 tại Điều 601 thì: Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác Như vậy, tranh chấp về bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra đó chính là sự mâu thuẫn giữa hai bên có lợi ích đối kháng, trái ngược nhau là chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ mà nguồn nguy hiểm cao độ này đã gây ra thiệt hại cho người khác Thứ hai đó là chủ thể bị thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, thiệt hại mà chủ thể này gánh chịu có thể là thiệt hại về
Trang 20tính mạng, sức khỏe hay tài sản Hai chủ thể của quan hệ tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có sự mâu thuẫn, đối kháng nhau về lợi ích và cùng cần phải có một cơ chế giải quyết phù hợp với yêu cầu thực tiễn
- Về phương thức giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: phương thức giải quyết tranh chấp về bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ là cách thức mà các chủ thể có thẩm quyền áp dụng
để giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Theo đó, phương thức này được lựa chọn dựa trên cơ sở đặc trưng của quan hệ pháp luật dân sự là sự tự nguyện, tự thỏa thuận bao gồm: phương thức thương lượng, hòa giải để giải quyết tranh chấp; phương thức khởi kiện
để giải quyết tranh chấp Trong đó, phương thức giải quyết bằng hình thức thương lượng, hòa giải có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp,
nó góp phần giúp các bên giải quyết nhanh chóng, linh hoạt các tranh chấp Tuy nhiên, phương thức giải quyết bằng thủ tục tố tụng tại tòa án, lại là một phương thức cho thấy sự hiệu quả, cũng như tính chất quyền lực nhà nước
Do đó, trong giải quyết tranh chấp dân sự nói chung, giải quyết về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng giải quyết tranh chấp bằng con đường tố tụng tại Tòa án luôn có ý nghĩa quan trọng Tuy nhiên, trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài, thì đề tài chỉ nghiên cứu về giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra tại Tòa án
Như đã nêu ở trên, giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là dùng những cách thức, giải pháp đúng đắn, phù hợp trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ giữa các bên có quan hệ bồi thường thiệt hại Vậy, giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra bằng tòa án là việc tòa án áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn giữa các chủ thể nảy sinh trong quá trình bồi thường thiệt hại
Trang 21Như vậy có thể khái quát đặc điểm của giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra bằng Tòa án như sau:
- Thủ tục giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra bằng Tòa án được bắt đầu khi một trong các bên tranh chấp khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết các nội dung tranh chấp của họ khi các lợi ích của họ bị xâm phạm
- Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp loại này tuân theo các quy định của Bộ luật này và các văn bản hướng dẫn thi hành Bao gồm các thủ tục tại nhiều cấp xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm) và thủ tục xem xét lại bản án, quyết định (giám đốc thẩm hoặc tái thẩm)
- Thủ tục giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thường không phụ thuộc vào ý chí của các bên đương sự
- Bản án hay quyết định có hiệu lực của tòa án bắt buộc thi hành đối với các bên và có thể được cưỡng chế thi hành nếu các bên không tự nguyện thi hành
- Về bản chất hoạt động giải quyết tranh chấp này mang tính chất nghiêm ngặt, theo quy trình được quy định chặt chẽ bởi pháp luật tố tụng dân sự
- Mang bản chất cưỡng chế cao của cơ quan thi hành pháp luật của Nhà nước, bắt buộc các bên khi tham gia tố tụng phải tuân theo và thực thi
- Được hỗ trợ bởi các cơ quan bổ trợ tư pháp thông qua các hoạt động
bổ trợ tư pháp khác nhau như hoạt động giám định, định giá, các hoạt động trợ giúp pháp lý, cơ quan thi hành án,…góp phần tạo điều kiện cho tòa án giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại được nhanh chóng, thuận lợi hơn so với các thủ tục khác
1.2.2 Giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra tại Tòa án
Thứ nhất: Việc giải quyết tranh về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra tại tòa án được thực hiện bởi tòa án với tư cách là cơ quan
Trang 22tài phán mang tính quyền lực nhà nước và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ
Ở Việt Nam, việc giải quyết các tranh chấp tại Tòa án nhân dân đã thu được những kết quả đáng khích lệ Với hàng ngàn vụ tranh chấp về bồi thường thiệt hại được giải quyết tại Tòa án nhân dân, ngành tòa án thực sự có những kinh nghiệm không nhỏ trong lĩnh vực này Việc tổng kết kinh nghiệm hàng năm đã được đề cập trong các báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân, trong đó có đánh giá cả những mặt ưu điểm và những tồn tại cần uốn nắn, sửa chữa Đó không chỉ là những kinh nghiệm quý báu cho ngành tòa án về công tác xét xử mà còn là những kinh nghiệm để xây dựng các quy định về tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân,
Thứ hai: Giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra tại tòa án là hoạt động giải quyết cuối cùng sau khi tranh chấp đã được giải quyết ở giai đoạn khác mà không đạt kết quả (trừ một số trường hợp nhất định)
Thứ ba: Các phán quyết của tòa án về vụ án tranh chấp bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được đảm bảo thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước thông qua cơ quan thi hành án Mục đích hàng đầu của đương sự khi khởi kiện là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.Chính vì vậy, sự bảo đảm thi hành phán quyết của tòa án bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước được coi là một ưu điểm, tạo ra sự khác biệt trong cơ chế thi hành phán quyết của các loại cơ quan tài phán
Sở dĩ phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế bởi Tòa án nhân dân là
cơ quan nằm trong hệ thống tư pháp, nhân danh Nhà nước để giải quyết các tranh chấp nói chung và tranh chấp lao động cá nhân nói riêng, thông qua đó bảo vệ quyền lợi, tài sản của cá nhân, công dân, tổ chức… theo quy định của pháp luật Khi đương sự không tự giác thi hành bản án, quyết định của tòa án,
cơ quan thi hành án có quyền tổ chức cưỡng chế buộc đương sự phải thực
Trang 23hiện nghĩa vụ của mình theo quyết định của tòa án Với đặc điểm này, hiệu lực thi hành phán quyết của tòa án sẽ hiệu quả và mang tĩnh cưỡng chế cao nhất
Do đó các tranh chấp tại tòa án được giải quyết dứt điểm và có khả năng bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
Thứ tư: trong phạm vi luận văn này tập trung tìm hiểu về phương thức
giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra bằng phương thức Tòa án
Tranh chấp về dân sự nói chung và tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng là một hiện tượng thường xảy ra trong đời sống xã hội và ở mọi thời kỳ lịch sử Giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn của hai hay nhiều bên trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đai trên cơ sở pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp Qua việc giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mà các quan hệ bồi thường thiệt hại được điều chỉnh phù hợp với lợi ích của Nhà nước, lợi ích xã hội và của người bị thiệt hại, mang lại sự ổn định trong nội bộ nhân dân, làm cho những quy định của pháp luật dân sự được thực hiện trong cuộc sống
Có thể hiểu giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là giải quyết bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ những chủ thể
có quan hệ bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Như vậy, giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là dùng những cách thức phù hợp trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, phục hồi các quyền và lợi ích hợp pháp cho bên bị xâm hại, đồng thời buộc bên vi phạm phải gánh chịu hậu quả pháp lý do hành vi của họ gây ra, góp phần tăng
Trang 24cường pháp chế trong lĩnh vực dân sự Hay nói cách khác là giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là việc vận dụng đúng đắn các quy định của pháp luật vào giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại,
người gây thiệt hại
Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì Tòa án là cơ quan xét xử duy nhất ở Việt Nam, việc xét xử của Tòa án nhằm bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Điều 26 BLTTDS quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự của Tòa
án, trong đó có giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1.2.3 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng là một trong số các trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Do
đó, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng xuất phát từ những nguyên tắc của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Theo Điều 585 BLDS về nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
1 Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
2 Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình
Trang 253 Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường
4 Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra
5 Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình
Khi có thiệt hại thực tế xảy ra thì bên bồi thường và bên bị bồi thường có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường Nếu các bên không thỏa thuận được thì việc giải quyết bồi thường sẽ được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
- Thứ nhất, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời
Bồi thường toàn bộ được hiểu là trên thực tế xảy ra những thiệt hại nào thì người chịu trách nhiệm bồi thường phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đó Bồi thường kịp thời là việc bồi thường một cách khẩn trương, nhanh chóng ngay sau khi có thiệt hại xảy ra nhằm khắc phục tổn thất cho người bị thiệt hại
- Thứ hai, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình
Theo nguyên tắc của việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì thiệt hại bao nhiêu phải bồi thường bấy nhiêu Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp nếu áp dụng nguyên tắc trên sẽ không mang lại hiệu quả cho việc
áp dụng pháp luật vì người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không thể bồi thường toàn bộ thiệt hại Cho nên, pháp luật dự liệu các trường hợp được giảm mức bồi thường cho người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Để được giảm mức bồi thường thiệt hại cần có hai điều kiện sau:
Trang 26+ Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không có lỗi hoặc có lỗi
vô ý Tức là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không lường trước được hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho chủ thể khác
+ Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế của người chịu trách nhiệm bồi thường Điều này có nghĩa là xét tại thời điểm bồi thường cũng như trong tương lai thì người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không có khả năng kinh tế để bồi thường phần lớn hay toàn bộ thiệt hại mà mình đã gây ra Đây là một quy định mang tính nhân văn cũng như mang tính hỗ trợ cao cho việc thực thi pháp luật
- Thứ ba, khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ uan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường
Bên gây thiệt hại hoặc bên bị thiệt hại có thể yêu cầu thay đổi mức bồi thường khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế Nghĩa là do có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả hoặc do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người người bị thiệt hại hoặc do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà mức bồi thường đang thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện thực tế Khi xảy ra những điều kiện trên, thì người bị thiệt hại hoặc người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường
- Thứ tư, khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra Đây là trường hợp người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại xảy ra với chính họ Do
đó, những thiệt hại xảy ra tương ứng với mức độ lỗi của họ thì không được bồi thường
- Thứ năm, bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn
Trang 27chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình Nguyên tắc này nâng cao trách nhiệm của bên bị thiệt hại để mặc cho thiệt hại xảy ra nhằm được hưởng bồi thường
Ngoài những nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong Bộ luật dân sự năm 2015, còn một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng được quy định trong BLTTDS 2015 như sau:
- Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự (Điều 5 BLTTDS 2015):
1 Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân
sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó
2 Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội
Về nguyên tắc các quan hệ dân sự nói chung và quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng là những quan hệ được xác lập một cách tự nguyện, xuất phát từ ý chí và nguyện vọng của các bên mà không có bất cứ sự cưỡng ép, đe dọa nào trong quá trình xác lập, thực hiện Các quan hệ dân sự này hoàn toàn do các bên tự thỏa thuận và được Nhà nước bảo hộ và không trái với các quy định của pháp luật cũng như trái các quy phạm đạo đức xã hội Chính vì thế, khi phát sinh tranh chấp, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; nhưng ngược lại, họ cũng có quyền từ bỏ quyền lợi của mình đã bị xâm phạm cho dù đã có yêu cầu Nhà nước bảo vệ Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của các đương sự được thể hiện trong suốt các giai đoạn của quá trình tố tụng, họ có thể khởi kiện hoặc không khởi kiện; trong quá trình giải quyết vụ việc, các
Trang 28đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.Việc thực hiện quyền này của đương sự không chỉ dừng lại việc giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, thủ tục phúc thẩm mà còn được thực hiện cả trong các giai đoạn của quá trình thi hành bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật Việc đề cao nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự nhằm mục đích khuyến khích hòa giải trước khi mở phiên tòa, thậm chí hòa giải trước khi có đơn khởi kiện tại tòa án, tôn trọng quyền tự hòa giải của các đương sự khi xảy ra tranh chấp
- Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự (Điều 8 BLTTDS 2015)
1 Trong tố tụng dân sự mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, địa vị xã hội
Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng trước Tòa án
2 Tòa án có trách nhiệm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tố tụng dân sự
Bình đẳng trướcpháp luật trong tố tụng dân sự cũng là thể hiện sự bình đẳng trong các mối quan hệ dân sự Đó là sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các bên theo quy định của pháp luật tố tụng Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nàođương sự cũng thực hiện được quyền này, nhiều trường hợp do trình độ hiểu biết của đương sự dẫn đến họ không thực hiện được hết quyền của mình hoặc có trường hợp đương sự vi phạm việc chấp hành pháp luật trong quá trình tiến hành tố tụng của toà án do sự không hiểu biết pháp luật Do đó, cần phải tiến hành sớm cải cách cơ cấu tổ chức của toà án, nâng cao trình độ của các thẩm phán và trình độ hiểu biết và tuân thủ pháp luật của các cá nhân, tổ chức hoạt động trong vấn đề kinh doanh, là mục tiêu trong
Trang 29giải quyết các vấn đề còn tồn đọng về thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra tại tòa án ở Việt Nam hiện nay
- Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Điều 6 BLTTDS) Theo đó, tòa án không tiến hành điều tra mà đương sự phải cung cấp chứng cứ, tòa án chỉ xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp nhất định Việc quy định đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình, trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu thì Thẩm phán mới tự mình thu thập chứng cứ hoặc trong các trường hợp khác mà pháp luật có quy định Quy định như vậy là phù hợp song việc áp dụng nguyên tắc này trên thực tế gặp nhiều khó khăn Trong BLTTDS không quy định biện pháp chế tài mà chỉ quy định chung chung nếu không cung cấp chúng cứ thì bị bất lợi và không có quy định về thời hạn bắt buộc đương sự phải cung cấp chứng cứ Có những trường hợp đương sự đang giữ chứng cứ hoặc có khả năng thu thập chứng cứ nhưng lại không thu thập chứng cứ để cung cấp cho toà án, chỉ đến khi thấy có lợi mới cung cấp, thậm chí có trường hợp để đến giai đoạn xét xử phúc thẩm mới xuất trình chứng cứ các hoặc sau khi bản án có hiệu lực pháp luật mới xuất trình chứng cứ, kèm theo đơn khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm dẫn đến tòa án bị thụ động trong việc xét xử
- Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự: (Điều 10 BLTTDS 2015):
“Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.” Hòa giải được xem là một biện pháp quan trọng hàng đầu
và cũng là nguyên tắc bắt buộc trong tố tụng dân sự Hòa giải có ý nghĩa hết sức quan trọng, được thực hiện nhằm mục đích nâng cao kết quả giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, góp phần hạn chế những tốn kém về tiền bạc, thời gian của Nhà nước, công sức
Trang 30của cán bộ Nhà nước cũng như của công dân, hạn chế những khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp, tạo mối quan hệ đoàn kết, gắn bó kinh doanh giữa các
cá nhân, khuyến khích các bên tự hòa giải, hàn gắn mâu thuẫn, dung hòa lợi ích, hạn chế căng thẳng xung đột BLTTDS 2015 quy định hòa giải có thể được thực hiện ở tất cả các giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm… trừ những vụ án không được hòa giải theo quy định tại Điều206 BLTTDS 2015
- Nguyên tắc giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời đảm bảo khắc phục kịp thời các thiệt hại cho bên bị vi phạm BLTTDS 2015 quy định cụ thể thời hạn trong từng giai đoạn tố tụng, như thời hạn thụ lý, thời hạn thu thập chứng cứ và đưa vụ việc ra xét xử, thời hạn tống đạt các văn bản tố tụng, thời hạn ban hành các văn bản tố tụng, thời hạn kháng cáo, thời hạn kháng nghị Phần lớn toà án các cấp đều giải quyết vụ việc trong thời hạn luật định Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp vi phạm thời hạn từ việc cố tình lẩn tránh của thẩm phán về trình độ còn hạn chế và
vì những tác động khác của xã hội
Trang 31Chương 2 MỘT SỐ KHÍA CẠNH PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA TẠI TÒA ÁN NHÂN
DÂNTỈNH YÊN BÁI
2.1.Một số khía cạnh pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
2.1.1 Quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
* Quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại( BTTH) do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Điều 601 BLDS năm 2015, quy định:
“1 Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới,
hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật
2 Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu,
sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
3 Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Trang 324 Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”
Khác với trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung, nguyên tắc đảm bảo yếu tố lỗi trong BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra đã được loại trừ, có nghĩa chỉ cần xác định có hậu quả thực tế xảy ra; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; xác định được chủ thể có nghĩa vụ bồi thường, là xác lập được quan hệ BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Điều quan trọng, chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3
Ví dụ: A điều khiển xe ôtô đang tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật giao thông đường bộ (đi đúng làn đường, trong giới hạn tốc độ cho phép,…) bất ngờ có người lao vào xe để tự tử và hậu quả là người này bị tử vong do thương tích quá nặng Trong trường hợp này chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó không phải bồi thường thiệt hại Tuy nhiên, nếu trường hợp B chờ sẵn ở khúc cua, khi thấy xe ô tô của A vừa đến, nhảy vào chắn ngang trước đầu xe, dùng tuýp sắt làm hung khí tấn công A Hoảng sợ, A đạp chân ga cho xe lao thẳng về phía B, hậu quả B bị bánh sau xe ô tô chèn qua người và tử vong Trường hợp này, B có lỗi hoàn toàn đối với hành vi tấn công A, còn đối với hậu quả B không có lỗi, do vậy, A không được loại trừ trách nhiệm BTTH
4 http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2169, Phạm Thị Hồng Đào: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, những vướng mắc từ thực tiễn, Hà Nội
Trang 33Khoản 1 Điều 601 BLDS năm 2015 có liệt kê đối tượng được coi là nguồn nguy hiểm cao độ Tuy nhiên, do tính đa dạng của thế giới vật chất đang tồn tại xung quanh, nhất là các loài sinh vật trong giới tự nhiên mà khả năng gây chết người hoàn toàn có thể xảy ra, khi chúng tấn công, nhưng không là loài thú dữ, và cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng chưa ban hành
văn bản hướng dẫn theo hướng liệt kê chi tiết hơn, đầy đủ hơn “nguồn nguy
hiểm cao độ khác do pháp luật quy định” Trường hợp đó là Ong vò vẽ
Ví dụ: A và B nhà ở cạnh nhau Một hôm, A sang nhà B B bảo A trèo lên cây hái quả B nói với A: Ông hái xoài xanh xuống uống rượu cùng tôi A tìm thang để trèo lên cây và dùng tay hái xoài chẳng may vào đúng tổ ong Ong bay ra, vây lấy ông A đốt Bị đau nhức, A buông tay rơi xuống đất Mọi người thấy vậy vội đưa A đến bệnh viện cấp cứu, nhưng đã quá muộn, A bị chết vì trúng độc Trong nọc của ong có nhiều chất cực độc, bao gồm: melittin, apamine, chất làm vỡ dưỡng bào, phospholipaseA2, phospholipases B, hyaluronidase, histamine, dopamine, các monosaccharit, một số lipid và nhiều chất khác Trong đó nhiều nhất là melittin và phospholipase A2
Vấn đề đặt ra, ong Vò Vẽ và một số loại ong “hung dữ” khác có phải là
nguồn nguy hiểm cao độ không? Có ý kiến cho rằng, ong Vò Vẽ dù không phải là thú dữ nhưng do tính chất nguy hiểm của chúng mọi người điều biết, nên có thể coi là nguồn nguy hiểm cao độ khác Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, pháp luật hiện hành không liệt kê ong Vò Vẽ nói riêng, một số ong có đặc tính hung dữ, sẵn sàng tấn công và giết chết con người bằng nọc độc khi
có nguy cơ bị đe dọa …là nguồn nguy hiểm cao độ Hơn nữa, chúng sống
trong môi trường tự nhiên, nên “thoát” khỏi sự kiểm soát của chủ thể nhất
định, nên đây là trường hợp loại trừ BTTH, theo quy định tại khoản 1 Điều
601 BLDS năm 2015
Pháp luật quy định, thú dữ gây thiệt hại làm phát sinh trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phải đang chịu sự quản lý của một
Trang 34chủ thể nhất định, nếu không có sự quản lí (ở môi trường tự nhiên, thiên nhiên hoang dã) thì trách nhiệm BTTH không phát sinh Trong nhiều trường hợp, như: Voi rừng, Trâu rừng, Báo đốm,…hoang dã vẫn thuộc sở hữu của Nhà nước Như vậy, trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ trong tự nhiên gây thiệt hại như thú dữ trong rừng tấn công gây thiệt hại cho người đi rừng, thậm chí chúng có thể vào tận làng, phá phách nhà cửa của người dân, tấn công người vào ban đêm,… thì sẽ không ai phải chịu trách nhiệm bồi thường Đây cũng được xem là một bất cập trong các qui định của pháp luật, qua đó đặt ra vấn
đề cần phải có những biện pháp hợp lý hơn trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên để bảo vệ quyền lợi của người dân
Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, cần chú ý là trong trường hợp pháp luật có quy định khác về trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết thì trách nhiệm BTTH được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó
Sự kiện này xảy ra không phải do lỗi của bất kỳ bên nào, mà xảy ra ngoài ý muốn và các bên không thể dự đoán trước, cũng như không thể tránh
và khắc phục được Sự kiện bất khả kháng có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên tai) như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần
Sự kiện bất khả kháng cũng có thể là những hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ… Tuy nhiên cách hiểu và thừa nhận các hiện tượng xã hội là sự kiện bất khả kháng là rất đa dạng và nhiều điểm chưa có sự thống nhất ở nhiều quốc gia
Thực tế đau lòng đã từng xảy ra ở nhiều địa phương, chẳng hạn, khách
bộ hành đang đi trên vỉa hè bị điện giật chết do cột điện phóng điện khi trời mưa Cột điện mà phóng điện gây chết người chắc chắn là không an toàn, do lỗi của phía công ty điện lực Tuy nhiên, thường thì phía điện lực giải thích
Trang 35rằng do trời mưa Mà trời mưa thì hiện tượng phóng điện có thể xảy ra ở các cột điện, cho dù đơn vị quản lý đã làm hết mọi biện pháp nhằm bảo đảm an
toàn tốt nhất Do vậy, đây là “sự kiện bất khả kháng”, để “né tránh” trách
nhiệm BTTH của mình
Qui định về sự kiện bất khả kháng trong BLDS năm 2015, theo tác giả hiện vẫn còn chung chung và thậm chí khó hiểu Khoản 1 Điều 156 BLDS
năm 2015, quy định về sự kiện bất khả kháng, như sau: “Sự kiện bất khả
kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” Theo đó, để được xem là sự kiện bất khả kháng cần các điều
kiện đồng thời sau:
(i) Sự kiện xảy ra một cách khách quan Sự kiện này có thể là do thiên nhiên gây ra như: Thiên tai, địch họa Nhưng cũng có thể do con người gây ra như hành động của một người thứ ba
(ii) Sự kiện không thể lường trước được
(iii) Sự việc xảy ra không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cần thiết
Tại khoản 1 Điều 171 BLDS năm 2015, tình thế cấp thiết được hiểu
như sau:“ Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ
đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.”
Theo quy định trên, hành vi của người gây thiệt hại khi có đủ ba điều kiện sau, thì được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết nên không phải BTTH
(i) Hành vi đó được thực hiện trong khi đang có một nguy cơ thực tế đe dọa tới quyền, lợi ích chính đáng của một chủ thể nhất định
(ii) Việc gây thiệt hại là biện pháp cuối cùng