Trước những tranh chấp phức tạp và gay gắt về thềm lục địa trên thế giới cũng như trên Biển Đông, việc nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá pháp luật quốc tế về các cơ sở pháp lý, nguyên tắc v
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN HÙNG CƯỜNG
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
VỀ THỀM LỤC ĐỊA TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
Chuyên ngành : Luật Quốc tế
LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC
Hà Nội - 2017
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐOÀN NĂNG
Trang 3Hà Nội - 2017
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực Các số liệu và trích dẫn trong luận án đảm bảo
độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Hùng Cường
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 9
1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 9
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 9
1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 18
1.2 Đánh giá tình hình nghiên cứu 25
1.2.1 Những vấn đề đã được giải quyết 25
1.2.2 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết 28
Chương2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỀM LỤC ĐỊA VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THỀM LỤC ĐỊA 31
2.1 Khái niệm thềm lục địa và tầm quan trọng của thềm lục địa 31
2.1.1 Khái niệm khoa học địa lý - địa chất và cấu tạo của thềm lục địa 31
2.1.2 Khái niệm pháp lý về thềm lục địa 32
2.1.3 Ý nghĩa và tầm quan trọng của thềm lục địa 39
2.2 Tiêu chuẩn để xác định ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý 42
2.3 Ủy ban ranh giới ngoài về thềm lục địa 43
2.4 Quy chế pháp lý của thềm lục địa 46
2.4.1 Quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa 46
2.4.2 Quyền của các quốc gia khác trên thềm lục địa 49
2.5 Khái niệm tranh chấp về thềm lục địa 49
2.6 Phân loại tranh chấp về thềm lục địa 50
2.6.1 Tranh chấp về phân định thềm lục địa 52
2.6.2 Tranh chấp về hoạch định ranh giới ngoài thềm lục địa 53
2.6.3 Tranh chấp về quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia ven biển và quyền của quốc gia khác trên thềm lục địa 58
Trang 6Chương 3 NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
THỀM LỤC ĐỊA 66
3.1 Cơ sở pháp lý của các nguyên tắc và biện pháp giải quyết tranh chấp về thềm lục địa 66
3.1.1 Điều ước quốc tế 66
3.1.2 Tập quán pháp lý và các phán quyết tài phán quốc tế 75
3.2 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về thềm lục địa 76
3.2.1 Nguyên tắc cơ bản 77
3.2.2 Nguyên tắc đặc thù 81
3.3 Các biện pháp giải quyết tranh chấp thềm lục địa 88
3.3.1 Biện pháp ngoại giao 90
3.3.2 Biện pháp tài phán 95
3.3.3 Các biện pháp khác 105
Chương 4 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỀM LỤC ĐỊA VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỀM LỤC ĐỊA Ở BIỂN ĐÔNG111 4.1 Hoàn thiện pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp thềm lục địa 112
4.1.1 Về cơ cấu tổ chức, thẩm quyền và Bộ Quy tắc của CLCS 112
4.1.2 Về thẩm quyền của Cơ quan Quyền lực 114
4.1.3 Về quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 76 115
4.1.4 Về quy định tại Khoản 8 Điều 76 115
4.1.5 Về các quy định tại Điều 74 và Điều 83 115
4.1.6 Về Khoản 3 và Khoản 5 Điều 287 117
4.1.7 Về Khoản 1 Điều 298 117
4.2 Tổng quan về các tranh chấp tại Biển Đông và tranh chấp về thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước 119
4.2.1 Tổng quan về các tranh chấp tại Biển Đông 119
4.2.2 Tranh chấp về thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước 130
Trang 74.3 Giải pháp, kiến nghị đối với Việt Nam trong giải quyết tranh chấp về
thềm lục địa 135
4.3.1 Giải pháp, kiến nghị chung 135
4.3.2 Giái pháp, kiến nghị đối với từng loại tranh chấp về thềm lục địa 142
KẾT LUẬN CHUNG 151
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154
PHỤ LỤC I - BẢNG BIỂU 185
PHỤ LỤC II - HÌNH ẢNH 216
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Bản Hướng dẫn :Bản Hướng Dẫn về Khoa học và Kỹ Thuật của
CLCS
Bộ Quy tắc :Bộ Quy tắc về Thủ tục của CLCS
CLCS :Ủy ban Ranh giới ngoài về thềm lục địa
Công ước 1958 :Công ước Geneva về thềm lục địa năm 1958
Công ước La Hay :Công ước La Hay về các Biện pháp Hòa bình Giải
quyết tranh chấp quốc tế DOC : Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông
EEZ : Vùng đặc quyền kinh tế
Hiến chương : Hiến chương Liên hợp quốc
Hội nghị I :Hội nghị lần thứ I của Liên hợp quốc về Luật biển
Hội nghị III : Hội nghị lần thứ III của Liên hợp quốc về Luật biển ICJ :Tòa án Công lý quốc tế
ITLOS : Tòa án Luật biển
PCA : Tòa Trọng tài thường trực
TAC : Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á UNCLOS : Công ước về Luật biển năm 1982
UN : Liên hợp quốc
Trang 9đề cho tương lai của nền kinh tế nhân loại nói chung và kinh tế các quốc gia nói riêng mà tại đó vị trí quán quân sẽ thuộc về thềm lục địa, một vùng biển được đặc trưng bởi sự giàu có của các nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là giá trị kinh tế
và vai trò chiến lược của các nguồn dầu mỏ Bên cạnh đó, thềm lục địa còn có tầm quan trọng về mặt an ninh quốc phòng - là nơi có thể được các quốc gia sử dụng để
thiết lập các căn cứ quân sự hoặc các hệ thống theo dõi và giám sát
Thềm lục địa, với những tiềm năng và giá trị vô giá của mình đã gióng lên hồi chuông lợi ích đối với nhiều quốc gia Hầu như tất cả các quốc gia ven biển đều quan tâm đến việc thăm dò, khai thác tài nguyên, thực thi quyền chủ quyền, quyền tài phán và bảo vệ những đặc quyền của mình ở thềm lục địa Những hoạt động này
đã và đang mang lại những giá trị to lớn cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia nhưng đồng thời cũng gây nên nhiều căng thẳng, xung đột, tranh chấp gay gắt trong các quan hệ quốc tế Đặc biệt, kể từ khi UNCLOS có hiệu lực, 36% diện tích đáy biển và đại dương đã được đặt dưới quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia Với sự mở rộng diện tích thềm lục địa theo UNCLOS như vậy, trên thế giới vẫn còn khoảng trên 200 vụ tranh chấp phân biển vẫn chưa được giải quyết trong đó có những tranh chấp về phân định thềm lục địa
Trang 102
Biển Đông, với vị trí đặc biệt quan trọng đối với tất cả các quốc gia trong khu vực cũng như các quốc gia ngoài khu vực về địa chiến lược, an ninh, quốc phòng, giao thông hàng hải và kinh tế, từ lâu nay đã trở thành khu vực diễn ra các những tranh chấp thuộc loại phức tạp và “nóng bỏng” nhất thế giới Những tranh chấp ở Biển Đông không chỉ xuất phát từ những tranh cãi về chủ quyền liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, từ những tranh chấp phân định EEZ và thềm lục địa, mà còn xuất phát từ sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước, đặc biệt là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, trong việc thực hiện quyền tự do hàng hải và hàng không tại một trong những vùng biển có tuyến đường hàng hải huyết mạch và mang tính chiến lược đối với các nước trong khu vực và thế giới (tuyến đường nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương; nối liền Châu Âu, Trung Đông với Châu Á và giữa các nước Châu Á với nhau; hơn 45% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển đi qua Biển Đông) Bên cạnh
đó, những tranh chấp ở Biển Đông cũng ngày càng trở nên gay gắt bởi giá trị và tiềm năng kinh tế khổng lồ mà vùng biển này hứa hẹn (Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới); khao khát sở hữu và khai thác nguồn tài nguyên giá trị tại vùng biển này đã đẩy các tranh chấp tại Biển Đông lên những mức độ căng thẳng mới Từ năm 1992, và đặc biệt từ năm 2007, Trung Quốc
đã có nhiều hành động đơn phương, hung hăng, quyết liệt nhằm thực hiện “quyền lịch sử” trong phạm vi đường chữ U, thể hiện tham vọng bành trướng với mục tiêu độc chiếm Biển Đông và độc chiếm các nguồn tài nguyên trong khu vực này Trung Quốc, một mặt thường xuyên tiến hành các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí trong các vùng biển nằm trong đường chữ U; mặt khác liên tục có những hành động gây hấn, ngăn cản các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của các quốc gia khác bất chấp các hoạt động này nằm trong thềm lục địa 200 hải lý của họ Trong những quốc gia bị ảnh hưởng bởi các hành động xâm phạm quyền chủ quyền trắng trợn này, Việt Nam là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất Dưới sự đe dọa, cưỡng ép của Trung Quốc, nhiều công ty nước ngoài đã phải rút khỏi các dự án thăm dò và khai thác dầu khí với Việt Nam Nghiêm trọng nhất là vào tháng 5/2014, Trung
Trang 113
Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 vào trong vùng biển chồng lấn ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, huy động hơn 100 tàu và máy bay quân sự các loại hung hãn đe dọa, đâm va, sử dụng súng phun nước cực mạnh, gây hư hỏng và thương tích cho các tàu, thủy thủ và ngư dân của Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa
Bên cạnh phải đối diện với những tranh chấp gay gắt về quyền chủ quyền
và quyền tài phán đối với thềm lục địa, từ năm 2009 Việt Nam cũng đang phải đối mặt với một loại tranh chấp mới: tranh chấp về hoạch định thềm lục địa ngoài 200 hải lý Vào tháng 5/2009 khi Việt Nam gửi Bản đệ trình ranh giới ngoài thềm lục địa ở phía Bắc Biển Đông và cùng Malaysia gửi Bản đệ trình ranh giới ngoài thềm lục địa chung ở phía Nam Biển Đông tới CLCS, Trung Quốc và Philippines đã phản đối các bản đệ trình này Trên cơ sở sự phản đối của hai quốc gia này, CLCS đã từ chối xem xét các bản đệ trình của Việt Nam và Malaysia
Trước những tranh chấp phức tạp và gay gắt về thềm lục địa trên thế giới cũng như trên Biển Đông, việc nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá pháp luật quốc tế về các cơ sở pháp lý, nguyên tắc và biện pháp giải quyết các tranh chấp về thềm lục địa,
để từ đó góp phần hoàn thiện pháp luật quốc tế về vấn đề này và đưa ra các giải pháp
để giải quyết các tranh chấp thềm lục địa của Việt Nam một cách hiệu quả là một nhu cầu khách quan và cấp thiết Điều này không chỉ góp phần bảo vệ lợi ích, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa mà còn thúc đẩy ổn định, hòa bình và an ninh của khu vực Nghị quyết số 09-NQ/TW về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã xác định:“Nhiệm vụ cơ bản, lâu dài và xuyên suốt là xác lập chủ quyền đầy đủ, quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán vùng biển, thềm lục địa…”và một trong những giải pháp cơ bản để thực hiện mục tiêu này là: “…nắm chắc luật pháp và tập quán quốc tế để giải quyết kịp thời, có hiệu quả các tranh chấp biển, đảo; không để xảy ra các điểm nóng ”
Hiện tại, những công trình nghiên cứu về vấn đề giải quyết tranh chấp về thềm lục địa đã bước đầu tìm hiểu và đánh giá những vấn đề ban đầu về cơ sở pháp
lý, nguyên tắc và các biện pháp giải quyết tranh chấp thềm lục địa nói chung và tại
Trang 12một cách hiệu quả, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp về thềm lục địa trong pháp luật quốc tế” làm đề tài luận án của mình
2 Mục đích vànhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án bao gồm:
Thứ nhất, góp phần làm phong phú và sâu sắc thêm một cách căn bản, toàn
diện các vấn đề lý luận và pháp lý về giải quyết tranh chấp thềm lục địa trong pháp luật quốc tế
Thứ hai, góp phần hoàn thiện pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp về
thềm lục địa
Thứ ba, đưa ra giải pháp tổng thể cũng như các giải pháp cụ thể để giải
quyết các tranh chấp về thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án bao gồm:
Thứ nhất, đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước liên quan đến đề tài luận án
Thứ hai, trình bày, phân tích và đánh giá những vấn đề lý luận về thềm lục
địa và giải quyết tranh chấp về thềm lục địa bao gồm: khái niệm thềm lục địa và tầm quan trọng của thềm lục địa; danh nghĩa và bản chất của thềm lục địa, tiêu chuẩn để xác định ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý; thẩm quyền, chức năng của CLCS; quy chế pháp lý của thềm lục địa; khái niệm và phân loại tranh chấp về thềm lục địa
Trang 135
Thứ ba, phân tích, bình luận, đánh giá những vấn đề pháp lý về giải quyết
tranh chấp thềm lục địa bao gồm: cơ sở pháp lý cho các nguyên tắc và biện pháp giải quyết tranh chấp về thềm lục địa; các nguyên tắc giải quyết tranh chấp về thềm lục địa và các biện pháp giải quyết tranh chấp về thềm lục địa
Thứ tư, đề xuất hoàn thiện pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp thềm
lục địa
Thứ năm, tổng quan về các tranh chấp tại Biển Đông và sự tác động của bối
cảnh địa chính trị, pháp lý, ngoại giao tại Biển Đông đối với việc giải quyết các tranh chấp về thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước
Thứ sáu, đưa ra các giải pháp, kiến nghị đối với Việt Nam trong giải quyết
các tranh chấp về thềm lục địa bao gồm các giải pháp, kiến nghị chung và các giải pháp kiến nghị đối với từng loại tranh chấp về thềm lục địa
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài có đối tượng nghiên cứu là “pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp thềm lục địa” Đây là một đối tượng có phạm vi nghiên cứu rất rộng lớn và phức tạp, không chỉ bởi vì những tranh chấp này diễn ra trong một bối cảnh địa lý rộng lớn, liên quan đến nhiều quy định khác nhau của luật quốc tế, mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực từ khoa học địa mạo, địa chất, địa lý cho đến khoa học chính trị, ngoại giao, lịch sử, an ninh, quốc phòng Do đó, trong khuôn khổ của một luận án tiến sỹ, tác giả đã xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau:
Thứ nhất, đề tài tập trung nghiên cứu: (i) các điều ước quốc tế cơ bản như
Công ước La hay, Hiến chương UN, Hiến chương ASEAN, UNCLOS, Công ước 1958; (ii) các phán quyết nổi bật về giải quyết tranh chấp thềm lục địa của các thiết chế tài phán quốc tế; (iii) tập quán pháp lý quốc tế về giải quyết tranh chấp quốc tế; (iv) Bản Hướng dẫn và Bộ Quy tắc của CLCS; (v) thực tiễn giải quyết tranh chấp thềm lục địa giữa các quốc gia; và (vi) thực tiễn giải quyết tranh chấp thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước
Trang 146
Thứ hai, đề tại tập trung nghiên cứu bối cảnh tranh chấp thềm lục địa tại
Biển Đông, những yếu tố chính trị, ngoại giao tác động đến việc giải quyết tranh chấp thềm lục địa tại Biển Đông
Thứ ba, đề tài tập trung nghiên cứu thẩm quyền, chức năng, cơ cấu tổ chức,
thực tiễn giải quyết tranh chấp của các thiết chế tài phán quốc tế; không nghiên cứu quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp của các thiết chế này
4 Phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Phương pháp luận
Luận án sử dụng các phương pháp truyền thống như duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và
pháp luật, cụ thể là: Thứ nhất, việc nghiên cứu đề tài của luận án được dựa trên cơ
sở của sự vận động và phát triển của pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp về
thềm lục địa Thứ hai, việc nghiên cứu đề tài luận án được đặt trong bối cảnh đa dạng va phong phú của các nghiên cứu về nội dung đề tài Thứ ba, việc nghiên cứu
đề tài luận án được đặt trong bối cảnh vận động, thay đổi đa diện và phức tạp của các diễn biến chính trị, ngoại giao quốc tế
4.2 Phương pháp cụ thể
Trên cơ sở phương pháp luận, việc nghiên cứu đề tài luận văn sử dụng
những phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Thứ nhất, phương pháp tổng hợp: từ
những nguồn luật quốc tế khác nhau, và những nguồn nghiên cứu khác nhau, tác giả kết hợp, tổng hợp để rút ra những kết luận và nguyên tắc chung, cũng như xu hướng
vận động của pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp về thềm lục địa Thứ hai,
phương pháp so sánh, đối chiếu: tác giả tiến hành nghiên cứu so sánh giữa các nguồn của luật quốc tế, đặc biệt là giữa các phán quyết của các thiết chế tài phán quốc tế; giữa các biện pháp giải quyết tranh chấp về thềm lục địa, giữa các công trình nghiên cứu khác nhau để từ đó rút ra đánh giá về những thành tựu và hạn chế
của hệ thống pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp thềm lục địa Thứ ba,
phương pháp phân tích: tác giả phân tích những vấn đề lý luận, thực tiễn và pháp lý
Trang 157
về thềm lục địa, tranh chấp và việc giải quyết tranh chấp về thềm lục địa trên cơ sở pháp luật quốc tế và những công trình nghiên cứu về các vấn đề này
5 Ý nghĩa khoa học và tính mới của luận án
Luận án có ý nghĩa khoa học và tính mới như sau:
Thứ nhất, luận án là công trình khoa học nghiên cứu tổng thể, sâu sắc và
tương đối toàn diện những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp thềm lục địa; cơ
sở pháp lý của việc giải quyết các tranh chấp về thềm lục địa, đặc biệt là UNCLOS
và các phán quyết của các thiết chế tài phán quốc tế; nguyên tắc và biện phápgiải quyết các tranh chấp thềm lục địa trong pháp luật quốc tế, đặc biệt là đánh giá ưu nhược điểm của các biện pháp này
Thứ hai, luận án là công trình đầu tiên đưa ra và đánh giá các biện pháp mới
để giải quyết tranh chấp về thềm lục địa ngoài các biện pháp ngoại giao và các biện pháp tài phán
Thứ ba, luận án là công trình làm sâu sắc hơn thực tiễn giải quyết tranh
chấp về thềm lục địa
Thứ tư, luận án là công trình đầu tiên đưa ra những giải pháp, kiến nghị để
hoàn thiện pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp thềm lục địa
Thứ năm, luận án là công trình phân tích sâu sắc hơn các tranh chấp tại
Biển Đông trong mối liên hệ với các tranh chấp về thềm lục địa; ngoài ra,luận án đã nghiên cứu và phân tích tương đối toàn diệnsự tác động của bối cảnh chính trị, ngoại giao và đặc biệt là tham vọng, chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc đối với việc giải quyết các tranh chấp về thềm lục địa của Việt Nam
Thứ sáu, luận án là công trình làm sâu sắc thêm và phong phú thêmcác giải
pháp tổng thể để giải quyết tranh chấp về thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước
Thứ bảy, luận án là công trình làm sâu sắc thêm và phong phú thêmcác giải
pháp cụ thể để giải quyết từng loại tranh chấp về thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước
Trang 168
6 Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Những giải pháp được nêu trong luận án có ý nghĩa ứng dựng trực tiếp trong hoạt động giải quyết tranh chấp thềm lục địa tại Việt Nam Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan nhà nước, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý trong công tác xây dựng, thực thi chính sách pháp luật biển và quản lý biển cũng như cho các tổ chức nghiên cứu, các cơ sở đào tạo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy luật quốc tế và luật biển
7 Kết cấu của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận
án được kết cấu thành bốn chương như sau:
Chương 1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Chương 2 Những vấn đề lý luận về thềm lục địa và giải quyết tranh chấp về thềm lục địa
Chương 3 Những vấn đề pháp lý về giải quyết tranh chấp thềm lục địa
Chương 4 Hoàn thiện pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp thềm lục địa
và giải pháp đối với Việt Nam trong giải quyết tranh chấp thềm lục địa ở Biển Đông
Trang 179
Chương 1 TỔNG QUAN VỀTÌNH HÌNHNGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Hiện nay, trong khoa học pháp lý quốc tế, vấn đề giải quyết tranh chấp biển nói chung và thềm lục địa nói riêng đã và đang được nhiều nhà luật học quan tâm, nghiên cứu, tìm hiểu Có thể liệt kê các công trình nổi bật có liên quan trực tiếp (liên quan đến cơ sở pháp lý, nguyên tắc, biện pháp giải quyết tranh chấp về thềm lục địa nói chung và tranh chấp về thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước nói riêng) và liên quan gián tiếp (liên quan đến cơ sở để đưa ra các yêu sách về thềm lục địa; quyền chủ quyền và quyền tài phán trên thềm lục địa; thẩm quyền và chức năng của CLCS, các giải thích về các thuật ngữ liên quan đến thềm lục địa, các thỏa thuận hợp tác khai thác chung/hợp tác cùng phát triển như là những biện pháp “quá độ” để tiến tới giải quyết các tranh chấp về thềm lục địa; bối cảnh, lịch sử chính trị, ngoại giao liên quan đến các tranh chấp tại Biển Đông) đến đề tài như sau:
1.1.1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài
L.D.M Nelson (2009), “The Settlement of Disputes Arising From
Conflicting Outer Continental Shelf Claims”, The International Journal of Marine and Coastal Law, 24, pp 409-422
Trong bài viết này, tác giả đã có sự đánh giá chung về hệ thống giải quyết tranh chấp trong UNCLOS và các quy tắc về thủ tục của CLCS được soạn thảo với mục đích ngăn chặn hoặc giảm thiểu các tranh chấp liên quan đến hoạch định ranh giới ngoài thềm lục địa chẳng hạn như Quy tắc 46 và Khoản 5(a) Phụ lục I Bộ Quy tắc liên quan đến các tranh chấp biển hay đất liền Trong bối cảnh một tranh chấp như vậy tác giả đã nhận định rằng một bản đệ trình chung của quốc gia ven biển sẽ
có thể khiến cho CLCS xem xét bản đệ trình đó Tác giả cũng đã phân tích và đánh giá vai trò của thiết chế như Cơ quan Quyền lực, ITLOS, và CLCS trong việc giải
Trang 1810
quyết tranh chấp về hoạch định thềm lục địa Tác giả cũng đã xem xét các trường hợp mà quốc gia thành viên có thể thách thức những khuyến nghị của CLCS
John E Noyes (2009), Judicial and Arbitral Proceedings and the
Outer Limits of the Continental Shelf, 42 Vanderbilt Journal of Transnational Law
Trong bài viết này, tác giả đã đánh giá những trường hợp mà các thiết chế tài phán quốc tế sẽ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hoạnh định ranh giới ngoài thềm lục địa Tác giả cho rằng mặc dù UNCLOS quy định các ranh giới ngoài được thiết lập dựa “trên cơ sở” các khuyến nghị của CLCS sẽ là “cuối cùng và ràng buộc”, nhưng hệ thống các biện pháp tài phán của UNCLOS có thể có thẩm quyền đối với các ranh giới ngoài đã được thiết lập như vậy Mặt khác, tác giả cũng cho rằng các thiết chế tài phán quốc tế có nhiều khả năng chỉ có vai trò hạn chế trong việc đánh giá sự tuân thủ của một quốc gia ven biển đối với các quy định về nội dung và thủ tục liên quan đến các ranh giới ngoài của thềm lục địa Tác giả nhận xét rằng các quy định về thẩm quyền và tư cách pháp lý, và sự cần thiết của việc tôn trọng vai trò của CLCS sẽ hạn chế hầu hết các trường hợp mà các thiết chế tài phán
có thể có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp về hoạnh định ranh giới ngoài Tuy nhiên, tác giả nhận định rằng các ý kiến tư vấn của các thiết chế tài phán quốc tế có thể hỗ trợ cho việc giải quyết các tranh chấp như vậy và qua đó đẩy mạnh việc áp dụng thống nhất các quy định của UNCLOS
Barbara Kwiatkowska (2012), Submissions to the UN CLCS in Cases
of Disputed and Undisputed Maritime Boundary Delimitations or Other Unresolved Land or Maritime Disputes of Developing States, Vandeplas
Publishing: Law of the Sea Series 3
Trong ấn phẩm này, tác giả đã phân tích nguyên tắc “không gây phương hại” theo UNCLOS trong hoạt động của CLCS đối với các tranh chấp đất liền hoặc biển đã được giải quyết hoặc chưa được giải quyết Tác giả đã lập luận rằng hoạt động giải thích các quy định của UNCLOS và Bộ Quy tắc của CLCS, cũng như thực tiễn rộng lớn về việc nộp các bản đệ trình ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải
Trang 1911
lý của các quốc gia đã chứng minh rằng các khuyến nghị của CLCS sẽ không gây phương hại cho các hoạt động phân định biển cũng như cho việc giải quyết các tranh chấp đất liền hay biển Do đó, các tranh chấp này có thể được giải quyết trước hoặc song song hoặc sau khi các quốc gia đã nhận được các khuyến nghị của CLCS Bên cạnh đó, tác giả cũng đã phân tích các biện pháp để thực hiện nguyên tắc
“không gây phương hại” như nộp bản đệ trình từng phần, nộp bản đệ trình chung, nộp bản đề trình với sự đồng ý của tất cả các bên tranh chấp, và hoạt động không xem xét các bản đệ trình của CLCS Ngoài ra, tác giả cũng đã đánh giá một cách toàn diện các bản đệ trình có liên quan tới tranh chấp về biển hoặc đất liền của các quốc gia đang phát triển từ vùng biển Caribbean, Mỹ La Tinh, Đông Bắc và Đông Nam Á, Nam Thái Bình Dương, Nam Á và Trung Đông, Đông Phi, Ấn Độ Dương cho đến các vùng biển của Nam Phi, Tây Phi và Bắc Phi Cuối cùng, tác giả nhận định rằng sự liên kết chặt chẽ giữa quá trình phân định thềm lục địa (bởi các quốc gia và các thiết chế tài phán quốc tế) và quá trình hoạch định ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý của CLCS sẽ đảm bảo rằng CLCS vẫn giữ vị trí trung tâm trong việc thúc đẩy sự phát triển của luật biển quốc tế và giải quyết hòa bình các tranh chấp của đại dương
Vicente Marotta Rangel (2006), “Settlement of Disputes Relating to the Delimitation of the Outer Continental Shelf: The Role of International
Courts and Arbitral Tribunals”, The International Journal of Marine and Costal Law, Vol 21, No 3
Trong bài viết này, tác giả đã làm rõ vai trò và chức năng của ICJ, ITLOS cũng như Tòa Trọng tài Phụ lục VII trong việc giải quyết các tranh chấp về phân định thềm lục địa Mặc khác, tác giả cũng đã đánh giá về các loại phân định thềm lục địa (phân định thềm lục địa 200 hải lý và ngoài 200 hải lý), quyền quốc gia ven biển trên thềm lục địa và các phán quyết lịch sử về các tranh chấp này Cuối cùng, tác giả đánh giá về sự kiểm soát tư pháp của các thiết chế tài phán đối với các ranh giới ngoài được thiết lập dựa trên khuyến nghị của CLCS
Trang 2012
Bjørn Kunoy (2013), “The Delimitaiton of an Indicative Area of Overlapping Entitlement to the Outer Continential Shelf”, British Yearbook of International Law
Trong bài viết này, tác giả đã nhận định rằng việc xác định khu vực chồng lấn là điều kiện tiên quyết cho việc phân định thềm lục địa ngoài 200 hải lý Để thực hiện điều này, tác giả cho rằng cần xác định các đường cơ sở có liên quan cho mục đích của việc phân định, ít nhất là đến khoảng cách 200 hải lý Tác giả cũng cho rằng, mặc dù trên thực tế chỉ có một thềm lục địa duy nhất theo luật pháp quốc tế, các phương pháp để xác định khu vực chồng lấn trong phân định thềm lục địa 200 hải lý không thể áp dụng để xác định khu vực chồng lấn trong phân định thềm lục địa ngoài 200 hải lý
Bjarni Már Magnússon(2013), Dispute Settlement and the Establishment of the Continental Shelf Beyond 200 Nautical Miles (PhD Thesis),
The University of Edinburgh
Trong luận án của mình, tác giả đã giải thích nguồn gốc về thềm lục địa trong pháp luật quốc tế cũng như giải thích sự phát triển của khái niệm thềm lục địa dẫn tới việc hình thành Điều 76 UNCLOS Tác giả đã nhận định rằng, nguyên tắc
về “sự kéo dài tự nhiên” là khái niệm quan trọng nhất, là cơ sở cho sự hình thành quyền lợi của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa ngoài 200 hải lý Trong luận
án của mình tác giả đã phân tích những nguyên tắc và hoàn cảnh liên quan trong việc phân định thềm lục địa ngoài 200 hải lý và cho rằng cho rằng yếu tố “chân dốc lục địa” là hoàn cảnh cơ bản trong việc phân định thềm lục địa ngoài 200 hải lý bên cạnh các yếu tố địa lý/địa chất khác như các máng địa chất, các bãi ngầm, ghềnh, núi, bãi, mỏm mà không phải là đường bờ biển Tác giả cho rằng phương pháp phân định thềm lục địa 200 hải lý và ngoài 200 hải lý là khác nhau Tác giả cũng cho rằng CLCS không phải là một cơ quan tài phán quốc tế để giải quyết các tranh chấp về hoạch định thềm lục địa ngoài
Natalie Klein (2005), Dispute Settlement in the UN Convention on the Law of the Sea, Cambridge University Press
Trang 2113
Trong ấn phẩm này, tác giả đã phân tích và đánh giá một cách toàn diện hệ thống giải quyết tranh chấp của UNCLOS; đặc biệt là các thủ tục bắt buộc kèm theo quyết định ràng buộc, mối tương quan giữa các quy định về nội dung và thủ tục, cũng như các giới hạn và ngoại lệ của Điều 297 và 298 đối với từng vấn đề cụ thể trong đó có các tranh chấp về phân định thềm lục địa Tác giả cũng đã đánh giá nguyên tắc công bằng trong phân định biển và thềm lục địa cũng như các hoàn cảnh liên quan đối với việc phân định này
Bjarni Már Magnússon (2013), “Outer Continental Shelf Boundary
Agreements”, International and Comparative Law Quarterly, 62, pp 345-372
Trong bài viết này, tác giả đã phân tích các thỏa thuận phân định thềm lục địa ngoài 200 hải lý của các quốc gia và kết luận rằng không có một phương pháp phân định thống nhất đã được sử dụng Tác giả nhận định rằng, phần lớn các quốc gia đã ký kết các thỏa thuận phân định thềm lục địa ngoài trước khi gửi bản đệ trình ranh giới ngoài thềm lục địa cho CLCS hoặc trước khi nhận khuyến nghị của CLCS Mặt khác theo tác giả, các thỏa thuận phân định thềm lục địa ngoài 200 hải
lý được ký kết rất giống với các thỏa thuận phân định thềm lục địa 200 hải lý
Tran Hoang Yen (2012), The Role of the Commission on the Limits of the Continental Shelf in Cases of Unresolved Land or Maritime Disputes for the Consideration of the Joint Submission by Viet Nam and Malaysia in the Context
of the South China Sea (LLM Thesis), University of Southamton
Trong luận văn thạc sỹ của mình, tác giả đã phân tích về vai trò của CLCS trong việc xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa đặc biệt là những hành động
mà CLCS có thể thực hiện khi bản đệ trình của quốc gia ven biển liên quan tới những tranh chấpvề biển hay đất liền chưa được giải quyết Tác giả cũng đã phân tích các nét cơ bản liên quan đến Bản đệ trình chung của Việt Nam và Malaysia về ranh giới ngoài thềm lục địa phía Nam Biển Đông Tác giả nhận định rằng Bản đệ trình chung này sẽ gặp phải những trở ngại pháp lý do sự phản đối từ Trung Quốc
và Philippines cũng như tính không chắc chắn về sự tồn tại của các “vùng tranh chấp” trong Biển Đông Trên cơ sở các đánh giá của mình, tác giả đã đưa ra các
Trang 2214
khuyến nghị cho Việt Nam như sau: (i) Việt Nam cần tiếp tục tham vấn với Philippines và Trung Quốc để nhận được sự đồng ý của các quốc gia này cho phép CLCS xem xét Bản đệ trình chung và (ii) Việt Nam cần sử dụng thủ tục tư vấn của ITLOS để làm rõ quy chế pháp lý của các thực thể trên Biển Đông
Robert Beckman (2013), “International Law, UNCLOS and the South China Sea”, in Robert Beckman, Ian Townsend-Gault, Clive Schofield, Tara
Davenport, Leonardo Bernard, Beyond Territorial Disputes in the South China Sea: Legal Frameworks for the Joint Development of Hydrocarbon Resources,
Edward Elgar Publishing
Trong ấn phẩm này, tác giả tập trung đánh giá hệ thống pháp luật quốc tế điều chỉnh các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông Tác giả cũng đã phân tích vai trò của UNCLOS đối với việc giải quyết các tranh chấp biển, bao gồm các tranh chấp về phân định biển và phân định thềm lục địa, cũng như các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng các quy định liên quan đến các vùng biển được tạo ra bởi yêu sách của các bên xuất phát từ đất liền hoặc các thực thể trên biển
Nong Hong (2014), UNCLOS and Ocean Dispute Settlement: Law and Politics in the South China Sea, Routledge
Trong ấn phẩm này, tác giả đánh giá khả năng áp dụng UNCLOS như một
cơ chế giải quyết tranh chấp đối với các tranh chấp trên Biển Đông, bao gồm cả tranh chấp về phân định thềm lục địa Tác giả chú trọng đánh giá các tranh chấp chủ quyền cũng như các mối đe dọa đối với an ninh hàng hải và các khiếu nại hàng hải khi các quốc gia thực thi quyền chủ quyền theo UNCLOS - những yếu tố góp phần tạo nên tranh chấp Biển Đông Tác giả cũng đã xem xét vai trò của ASEAN trong việc giữ gìn và thúc đẩy an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường biển, khai thác chung dầu khí và sự tương tác chính trị với các quốc gia
Bên cạnh những công trình tiêu biểu trên, vấn đề giải quyết tranh chấp thềm lục địa nói chung và tranh chấp thềm lục địa tại Biển Đông nói riêng còn được một
số các công trình sau đây nghiên cứu tìm hiểu: Suarez, Suzette V (2008), The Outer Limits of the Continental Shelf: Legal Aspects of their Establishment, Series:
Trang 2315
Beiträge zum ausländischen öffentlichen Recht und Völkerrecht, Vol 199; MH
Nordquist et al (eds), Legal and Scientific Aspects of Continental Shelf
Limits,Kluwer Law International; A.G Oude Elferink (2004),“The Continental
Shelf beyond 200 Nautical Miles: The Relationship between the CLCS and Third Party Dispute Settlement”, in A.G Oude Elferink and Donald R.Rothwell (eds)
(2004), Oceans Management in the 21st Century: Institutional Frameworks and
Responses, Martinus Nijhoff Publishers; R.Wolfrum (2006), “The Role of
International Dispute Settlement Institutions in the Delimitation of the Outer
Continental Shelf”, in R.Lagoni and D Vignes (eds.), Martitime Delimitation,
Martinus Nijhoff Publishers; Tullio Treves (2006), “A System for the Law of the
Sea Dispute Settlement”, in D Freestone R Barnes and D Ong (eds), The Law of the
Sea, Oxford University Press, pp 417- 432; Robert Kolb (2003), Case Law on Equitable Maritime Delimitation: Digest and Commentaries, Martinus Nijhoff;
Murray Hiebert, Phuong Nguyen, Greory B Poling (ed.), Perspectives on the South
China Sea: Diplomatic, Legal, and Security Dimensions of the Dispute, Center for
Strategic & International Studies…
1.1.1.2 Tình hình nghiên cứu liên quan gián tiếp đến đề tài
Bên cạnh những công trình nghiên cứu trực tiếp liên quan đến đề tài, có thể
kể đến một số công trình tiêu biểu có liên quan gián tiếp tới đề tài như sau:
Myron H Nordquist, John Norton Moore and Tomas H Heidar (eds.)
(2004), Legal and Scientific Aspects of Continental Shelf Limits, Leiden:
Martinus Nijhoff
Đây là ấn phẩm tập hợp các quan điểm của các luật sư và nhà khoa học hàng đầu nghiên cứu về các khía cạnh pháp lý và khoa học về ranh giới ngoài của thềm lục địa Các chủ đề được xem xét và nghiên cứu trong tác phẩm này là: địa mạo, địa chất, các dải núi ngầm; vai trò của CLCS; các nguồn tài nguyên trên thềm lục địa và các vấn đề liên quan đến việc thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên này Tác phẩm này đã xem xét ranh giới ngoài của thềm lục địa ở Bắc Băng Dương,
sự đánh giá của Hoa Kỳ liên quan đến định nghĩa về ranh giới ngoài thềm lục địa;
Trang 2416
vấn đề phân định thềm lục địa của Trung Quốc; tương lai của Cơ quan Quyền lực; cũng như cung cấp một cái nhìn tổng quan về những thách thức trong việc thực hiện quản lý đại dương
G Oude Elferink (2006), “Article 76 of the LOSC on the Definition of the Continental Shelf: Questions concerning its Interpretation from a Legal
Perspective”, International Journal of Marine and Coastal Law
Trong bài viết này, tác giả đã đánh giá lịch sử của Điều 76 UNCLOS về định nghĩa của thềm lục địa đồng thời phân tích những sự giải thích và áp dụng các quy định của điều khoản này.Tác giả kết luận rằng các quy định của Điều 76, mặc
dù chứa đựng các vấn đề và lợi ích liên quan phức tạp, đã cung cấp các phương pháp và thủ tục để xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa một cách chính xác
Bjørn Kunoy (2012), “The Terms of Reference of the CLCS: A
Creeping Legal Mandate”, Leiden Journal of International Law
Trong bài viết này, tác giả đã đánh giá các quy định có liên quan đến thẩm quyền và chức năng của CLCS và xem xét đến phạm vi nào thì thẩm quyền của CLCS - một cơ quan “kỹ thuật” đã bao gồm hoạt động giải thích mang tính pháp lý các quy định của UNCLOS Tác giả kết luận rằng nói chung một sự cân bằng hợp lý
đã được thiết lập để điều chỉnh các hoạt động của CLCS, tuy nhiên một số chức năng của CLCS đã bao gồm các nhiệm vụ có tính pháp lý
V Prescott and Clive Schofield (2004), The Maritime Political Boundaries of the World, 2nd Edition, Martinus Nijhoff Publishers
Trong ấn phẩm này, các tác giả đã xem xét các ranh giới biển đã được thiết lập trên thế giới và nhận định rằng số lượng các ranh giới biển chưa được phân định
là lớn hơn nhiều so với số lượng các ranh giới biển đã được thiết lập Các tác giả cũng đã xem xét và đánh giá hai cơ sở để xác định ranh giới các vùng biển của các quốc gia: (i) đường cơ sở là ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc theo bờ biển hoặc đường cơ sở thẳng hoặc một sự kết hợp của cả hai đường này và (ii) ranh giới ngoài của lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, EEZ và thềm lục địa được thiết lập từ đường
Trang 25 Robert Beckman, Clive Schofield, Ian Towensend-Gault, Tara Davenport, and Leonardo Bernard (2013), “Factors conducive to joint development in Asia - lessons learned for the South China Sea” in Robert Beckman, Ian Townsend-Gault, Clive Schofield, Tara Davenport, Leonardo
Bernard, Beyond Territorial Disputes in the South China Sea: Legal Frameworks for the Joint Development of Hydrocarbon Resources, Edward
Elgar Publishing
Trong ấn phẩm này, các tác giả đã đánh giá các thỏa thuận hợp tác khai thác chung/hợp tác cùng phát triển trên Biển Đông và xem xét liệu các có bài học nào hữu dụng có thể được sử dụng cho các thảo luận tiếp theo về hợp tác cùng phát triển tại khu vực này Các tác giả nhận định rằng phần lớn các quốc gia ven Biển Đông
đã tham gia vào các thỏa thuận hợp tác cùng phát triển để cùng khai thác các nguồn tài nguyên dầu khí Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã đánh giá các yếu tố kinh tế, pháp lý và chính trị trong việc ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào các thỏa thuận hợp tác khai thác chung đồng thời đưa ra các khuyến nghị cho các quốc gia về việc thúc đẩy các thỏa thuận hợp tác như vậy
Ngoài những công trình nổi bật nêu trên, có thể kể đến một số công trình khác có liên quan gián tiếp tới đề tài như sau: Philip A Symonds, Olav Eldholm, Jean Mascle, Gregory F Moore (2000), “Characteristics of Continental Margins”,
in Chris Carleton and Peter Cook (eds.),Continental Shelf Limits: The Scientific and
Trang 2618
Legal Interface,Oxford University Press; L.D.M Nelson (2002), “The Continental
Shelf: Interplay of Law and Science”, in: Ando/McWhinney/Wolfrum (eds.), Liber
Amicorum Judge Shigeru Oda (2002), Vol 2, pp 1235-1253; J Charney (2002),
“International Maritime Boundaries for the Continental Shelf: The Relevance of Natural Prolongation” in N Ando et al (eds.) Liber Amicorum Judge Shigeru Oda,
Netherlands, Kluwer Law International; R R Churchill and A.V.Lowel (1999), The
Law of the Sea(Third Edition), Juris Publishing, Manchester University Press.;
Christopher Linebaugh (2014), “Joint Development in a Semi-Enclosed Sea: China's Duty to Cooperate in Developing the Natural Resources of the South China
Sea”, Columbia Journal of Transnational Law, 52, pp 542-568; Thomas A
Mensah (2006), “Joint Development Zones as an Alternative Dispute Settlement Approach in MaritimeBoundary Delimitation”, in Rainer Lagoni & Daniel Vignes,
Maritime Delimitation, Nijhoff; Nguyen Hong Thao (1999), “Joint Development in
the Gulf of Thailand”, IBRU Boundary and Security Bulletin…
1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.2.1 Tình hình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài
Tại Việt Nam, đã có những công trình nghiên cứu khoa học nổi bật sau đây
có liên quan trực tiếp đến đề tài:
Nguyễn Bá Diến, Nguyễn Hùng Cường (2012), Thềm lục địa trong pháp luật quốc tế (Sách chuyên khảo), NXB Thông tin và Truyền thông
Đây là ấn phẩm đầu tiên tại Việt Nam trình bày và luận giải những vấn đề
lý luận cơ bản và chuyên sâu của luật biển quốc tế về thềm lục địa bao gồm khái niệm địa chất và pháp lý về thềm lục địa; quy chế pháp lý của thềm lục địa, quy trình xác định ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý theo UNCLOS; vấn đề phân định thềm lục địa của giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện; quy chế pháp lý và vai trò của đảo trong phân định thềm lục địa; thực tiễn phân định thềm lục địa giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực Bên cạnh đó, các tác giả còn phân tích thực tiễn phân định thềm lục địa của một số quốc gia trên thế giới và thực
Trang 27và các nguyên tắc đặc thù của luật biển như nguyên tắc thỏa thuận, nguyên tắc công bằng) cũng như nghiên cứu thực tiễn giải quyết các tranh chấp biển đảo tại các thiết chế tài phán quốc tế (ICJ, ITLOS, PCA, Tòa Trọng tài Phụ lục VII) và đưa ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc sử dụng các thiết chế tài phán này
Lê Thanh Hoàn (2013), Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển năm 1982, thực tiễn phân định biển của một số quốc gia trên thế giới và lời giải cho vấn đề tranh chấp tại Biển Đông, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội và Nguyễn Thị Dung (2014), Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển năm 1982, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội
Trong luận văn của mình, các tác giả đã nghiên cứu một số nguyên tắc và phương pháp phân định biển (bao gồm vấn đề phân định thềm lục địa) được quy định trong UNCLOS (chẳng hạn nguyên tắc thỏa thuận, nguyên tắc công bằng, phương pháp đường trung tuyến) và thực tiễn áp dụng các nguyên tắc và phương pháp này trong một số phán quyết phân định biển của các thiết chế tài phán quốc tế
(vụ Bangladesh/Myanmar, vụ Nicaragua/Colombia, vụ Hy Lạp/Thổ Nhỹ Kỳ) Các
tác giả cũng đã nghiên cứu các hiệp định phân định biển giữa Việt Nam và các nước
Trang 2820
láng giềng và từ đó đưa ra một số giải pháp cho việc giải quyết các tranh chấp phân
định biển của Việt Nam trong tương lai
Nguyễn Hồng Thao (2006), Toà án quốc tế về luật biển, NXB Tư pháp
và Lưu Thị Kim Thanh (2014), Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Tòa án quốc tế về luật biển (ITLOS), Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội
Trong ấn phẩm và luận văn này, các tác giả đã tập trung nghiên cứu thẩm quyền, quy chế, quy tắc tố tụng, cũng như một số phán quyết điển hình của ITLOS
(chẳng hạn vụ M/V Saiga, vụ Bangladesh/Myanamar), từ đó đưa ra một số bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc sử dụng thiết chế chế tài phán này để bảo vệ quyền chủ quyền của mình tại Biển Đông
Nguyễn Thị Thắng (2014), Tòa Trọng tài thường trực La Haye và việc giải quyết các tranh chấp quốc tế, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội và Bành Quốc Tuấn (2012), “Tòa Trọng tài thường trực La Haye về giải quyết tranh chấp biển đảo và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”,
Báo Phát triển & Hội nhập, số tháng 4(14) số tháng 5-6/2012
Trong luận văn và bài viết của mình, các tác giả đã đi sâu tìm hiểu lịch sử hình thành, quy tắc tố tụng và thực tiễn hoạt động của PCA cũng như vai trò, chức năng, cơ cấu tổ chức của thiết chế này Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã bước đầu phân tích những ưu điểm và hạn chế của PCA, những thuận lợi và khó khăn nếu Việt Nam lựa chọn PCA để giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông và từ đó đưa
ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc sử dụng thiết chế này để giải quyết các tranh chấp biển đảo
Nguyễn Hồng Thao (2000), Toà án Công lý quốc tế, NXB Chính trị
Quốc gia
Trong ấn phẩm này, tác giả đã tập trung nghiên cứu lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, quy chế, quy tắc tố tụng của ICJ cũng như những đóng góp của ICJ đối với sự phát triển của luật quốc tế Bên cạnh đó, tác giả cũng đã phân tích một số phán quyết nổi bật của ICJ khi giải quyết các tranh chấp về chủ quyền biển, đảo
Trang 2921
(chẳng hạn vụ Eo biển Corfu giữa Vương quốc Anh và Bắc Ireland/Albania, vụ
Thềm lục địa Biển Bắc, vụ Nghề cá giữa Vương quốc Anh và Na Uy)
Nguyễn Thị Thu Thảo (2014), Vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc
tế theo Phụ lục VI, Phụ lục VII và Phụ lục VIII của Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 trong việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông,
Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
Trong luận văn của mình, tác giả đã tìm hiểu về lịch sử hình thành, cơ cấu
tổ chức, thẩm quyền, quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp của một số thiết chế tài phán được quy định tại Mục 2 Phần XV UNCLOS (ITLOS, Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII và Tòa trọng tài đặc biệt theo Phụ lục VIII), qua đó tác giả đưa ra một số bài học kinh nghiệm và giải pháp cho Việt Nam trong việc sử dụng các thiết chế tài phán này “để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông”
Nguyễn Hồng Thao (2010), “Các nước xung quanh Biển Đông và vấn
đề trình hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số
12(173)
Trong bài viết này, tác giả đã nghiên cứu và chỉ ra các nội dung cơ bản về các bản đệ trình và thông tin ban đầu về ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý của các quốc gia tại Biển Đông như Việt Nam, Malaysia, Trung Quốc, Brunei, Philippines cũng như phân tích các phản đối của các nước hữu quan về các bản đệ trình của Việt Nam và Malaysia Tác giả nhận định rằng nếu không có các phản đối như vậy thì các bản đệ trình của Việt Nam và Malaysia cũng chỉ được xem xét sớm nhất là vào năm 2024 - 2035
Mai Hồng Quỳ (chủ biên) (2014), Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải dương 981 trong vùng biển Việt Nam, NXB Hồng Đức
Ấn phẩm này tập hợp 16 bài tham luận trong Hội thảo “Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải dương 981 trong vùng biển Việt Nam” do Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chính Minh và Hội Luật gia Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 26/7/2014 Nội dung của ấn phẩm này tập
Trang 3022
trung vào các vấn đề như sau: (i) tính pháp lý của sự kiện này dưới góc độ của UNCLOS và luật pháp quốc tế, (ii) khả năng áp dụng các biện pháp tài phán để giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông, trong đó có tranh chấp liên quan đến sự kiện này (iii) điều kiện, cơ chế khởi kiện, (iv) giá trị pháp lý của các phán quyết quốc tế
và (v) vai trò của ASEAN trong việc duy trì sự ổn định ở Biển Đông
Đặng Đình Quý (chủ biên) (2011), Biển Đông: Hướng tới một khu vực hòa bình, anh ninh và hợp tác, NXB Thế giới
Ấn phẩm này hợp các tham luận của các học giả quốc tế trong và ngoài nước tham gia tại Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ hai về Biển Đông với chủ đề
“Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia phối hợp tổ chức từ 10 - 12/11/2010 Nội dung của ấn phẩm này tập trung vào các vấn đề cơ bản sau: (i) tầm quan trọng của Biển Đông trong bối cảnh môi trường chiến lược đang thay đổi, (ii) những diễn biến ở Biển Đông và
hệ lụy đối với an ninh và thịnh vượng ở khu vực, (iii) các vấn đề pháp lý quốc tế trong các tranh chấp ở Biển Đông, (iv) quá trình giải quyết tranh chấp và quản lý xung đột ở Biển Đông, và (v) kinh nghiệm hợp tác và các biện pháp thúc đẩy hợp tác an ninh và phát triển ở Biển Đông
Đặng Đình Quý (chủ biên) (2012), Tranh chấp Biển Đông: Luật pháp, địa chính trị và hợp tác quốc tế, NXB Thế giới
Ấn phẩm này tập hợp các tham luận của các học giả quốc tế trong và ngoài nước tham gia tại Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ ba về Biển Đông với chủ đề
“Tranh chấp Biển Đông: Luật pháp, địa chính trị và hợp tác quốc tế” do Ho ̣c viê ̣n Ngoại giao và Hội L uâ ̣t gia ph ối hợp tổ chức từ 4 - 5/11/2011 Nội dung của ấn phẩm này tập trung vào các vấn đề cơ bản sau: (i) tầm quan trọng của Biển Đông đối với khu vực và thế giới, (ii) lợi ích của các nước trong và ngoài khu vực Biển Đông; (iii) những diễn biến tại Biển Đông, (iv) những khía cạnh pháp lý quốc tế của các tranh chấp tại Biển Đông, (v) vấn đề giải quyết tranh chấp và quản lý xung đột
ở Biển Đông, và (vi) phương thức và biện pháp thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông
Trang 31“Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc với cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển”, Tạp chí Khoa học/Luật học, tập 29 (01); Nguyễn Bá Diến (2009), “Vấn
đề phân định biển trong luật biển quốc tế hiện đại”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
số 4/2009; Lê Quý Quỳnh, Nguyễn Trường Giang (chủ biên) (2014), Các hiệp định
phân định biển giữa Việt Nam và các nước láng giềng, NXB Chính trị Quốc gia;
Nguyễn Minh Ngọc (2009), “Quan hệ Việt Nam - Campuchia và vấn đề phân định
biên giới biển tại Vịnh Thái Lan”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 3 (78) 9-2009 Ban Biên giới - Bộ Ngoại giao (2004), Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của luật
biển ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia; Trần Ngọc Vương (chủ biên), Trần Công
Trục, Đinh Hoàng Thắng (2015), Sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 và tham vọng
của Trung Quốc độc chiếm Biển Đông, NXB Thông tin và Truyền thông…
1.1.2.2 Tình hình nghiên cứu liên quan gián tiếp đến đề tài
Bên cạnh những công trình nghiên cứu trực tiếp liên quan đến đề tài, có thể
kể đến một số công trình nổi bật có liên quan gián tiếp tới đề tài như sau:
Nguyễn Thị Thu Thủy (2009), Xác lập chủ quyền quốc gia về thềm lục địa, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
Trong luận văn thạc sỹ của mình, tác giả, bên cạnh việc nghiên cứu khái niệm thềm lục địa về mặt địa chất và pháp lý, còn phân tích các cơ sở pháp lý để
“xác lập chủ quyền quốc gia về thềm lục địa” như Công ước 1958, UNCLOS, tập quán pháp lý quốc tế cũng như nghiên cứu “việc xác lập chủ quyền của Việt Nam
về thềm lục địa” theo các hiệp định phân định thềm lục địa được ký kết giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Trang 32 Đặng Đình Quý (chủ biên) (2016), Tìm kiếm giải pháp vì hòa bình và công lý ở Biển Đông, NXB Thế giới
Ấn phẩm này tập hợp 16 bài viết được chọn lọc, phân tích các vấn đề chủ yếu liên quan đến tranh chấp Biển Đông bao gồm: (i) lợi ích và chính sách của các bên trong và ngoài tranh chấp Biển Đông, (ii) thực trạng tranh chấp tại Biển Đông, (iii) một số khía cạnh pháp lý quan trọng trong tranh chấp tại Biển Đông như vấn đề
thụ đắc lãnh thổ, quyền lịch sử, vụ kiện Philippines/Trung Quốc (iv) các biện pháp
quản lý tranh chấp và những đề xuất để tăng cường hợp tác giữa các bên nhằm duy trì môi trường hòa bình, ổn định trên Biển Đông Trong ấn phẩm này các tác giả đã
sử dụng nhiều bằng chứng, lập luận về lịch sử, khoa học, pháp lý và chính trị để chứng minh một thực tế rằng: chìa khóa cho tranh chấp Biển Đông đó là các bên
cần khẳng định và thực hiện yêu sách của mình trên cơ sở luật pháp quốc tế
Nguyễn Ngọc Trường (2014), Về vấn đề Biển Đông, NXB Chính trị
Quốc gia
Trong ấn phẩm này, tác giả đã tổng hợp diễn biến xung đột và tranh chấp tại Biển Đông, cũng như quá trình xác lập và thực thi chủ quyền lâu dài của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Tác giả cũng đã làm rõ các diễn biến chính sách, sự tương tác chiến lược của các bên tại Biển Đông cũng như chiều hướng vận động mang tính quy luật trong chính sách của các nước lớn trong khu vực, đặc biệt là sự trỗi đậy của Trung Quốc Tác giả nhận định rằng Biển Đông sẽ nằm trong chiến lược vươn lên thành “cường quốc biển” của Trung Quốc
Trang 33về đối ngoại, trường phái ngoại giao Việt Nam, nguyên tắc độc lập, tự chủ trong quan hệ quốc tế, chiến lược xây dựng lòng tin trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam, đồng thời đưa ra một số đánh giá, khuyến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả tham gia của Việt Nam tại các tổ chức, diễn đàn đa phương
Ngoài những công trình nổi bật nêu trên, có thể kể đến một số công trình khác có liên quan gián tiếp tới đề tài như sau: Nguyễn Bá Diến (chủ biên) (2009),
Hợp tác khai thác chung trong luật biển quốc tế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Sách chuyên khảo), Trung tâm Luật biển và Hàng hải quốc tế, NXB Tư pháp;
Nguyễn Trường Giang (chủ biên) (2012), Vấn đề hợp tác khai thác chung trong luật
pháp và thực tiễn quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia; Nguyễn Hồng Thao (1997), Những điều cần biết về luật biển, NXB Công an Nhân dân; Nguyễn Hồng Thao
(1997), Giáo trình chuyên khảo về luật biển quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Đại học Huế; Nguyễn Trung Tín (2005), Giáo trình Luật biển quốc tế, NXB Công an
Nhân dân; Nguyễn Hồng Thao (chủ biên), Đỗ Minh Thái, Nguyễn Thị Như Mai,
Nguyễn Thị Hường (2008), Công ứớc biển 1982 và chiến lược biển của Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia; Nguyễn Bá Diến (chủ biên) (2006), Chính sách, pháp luật
biển của Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững, Trung tâm Luật Biển và Hàng
hải quốc tế, NXB Tư pháp, tr.583-585…
1.2 Đánh giá tình hình nghiên cứu
1.2.1 Những vấn đề đã được giải quyết
Qua việc nghiên cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung của đề tài, có thể thấy những công trình này đã giải quyết các
Trang 3426
vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết tranh chấp thềm lục địa nói chung và tranh chấp thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước ở những phạm vi và mức độ như sau:
Thứ nhất, các công trình này đã nghiên cứu và giải quyết tương đối toàn
diện các vấn đề như: lịch sử hình thành, ý nghĩa và tầm quan trọng, khái niệm địa chất, pháp lý về thềm lục địa; các tiêu chí để xác định ranh giới của thềm lục địa
200 hải lý và ngoài 200 hải lý; quy trình hoạch định ranh giới thềm lục địa ngoài
200 hải lý theo UNCLOS; thẩm quyền, chức năng và thủ tục của CLCS trong quá trình xem xét bản đệ trình ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý của các quốc gia;quy chế pháp lý của thềm lục địa
Thứ hai, các công trình này đã bước đầu xem xét sự khác biệt giữa tranh
chấp về phân định thềm lục địa 200 hải lý và thềm lục địa ngoài 200 hải lý cũng như sự khác biệt giữa phương pháp giải quyết hai loại tranh chấp này Ngoài ra, các công trình này cũng đã bước đầu phân biệt giữa hoạt động phân định và hoạt động hoạch định thềm lục địa ngoài 200 hải lý; bước đầu đánh giá mối quan hệ giữa hai hoạt động này trên cơ sở các thỏa thuận phân định thềm lục địa ngoài 200 hải lý và thực tiễn gửi bản đệ trình ranh giới ngoài thềm lục địa của các quốc gia
Thứ ba, các công trình này đã đánh giá khá toàn diện vai trò, chức năng, tư
cách pháp lý của CLCS, Cơ quan Quyền lực, và quốc gia thứ ba trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh bởi quá trình hoạnh định và thiết lập ranh giới thềm lục địa ngoài của quốc gia ven biển
Thứ tư, các công trình này có sự phân tích và đánh giá về lịch sử, ý nghĩa,
vai trò của UNCLOS với tư cách là cơ sở pháp lý chủ yếu để giải quyết các tranh chấp thềm lục địa nói riêng và tranh chấp biển nói chung
Thứ năm, các công trình này đã có những phân tích bước đầu về việc áp
dụng các nguyên tắc cơ bản (nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp, nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác) và nguyên tắc đặc thù (nguyên tắc thỏa thuận, nguyên tắc công bằng) để giải quyết các tranh chấp về thềm lục địa
Trang 3527
Thứ sáu, các công trình này đã nghiên cứu bước đầu về đặc điểm, quy trình,
vai trò của các biện pháp ngoại giao (đàm phán, môi giới, điều tra, trung gian, hòa giải) trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế cũng như phân tích và đánh giá khá toàn diện về thẩm quyền, cơ cấu tổ chức, quy chế, thủ tục, vai trò của các biện pháp tài phán (ICJ, ITLOS, Tòa Trọng tài Phụ lục VII, PCA) trong việc giải quyết các tranh chấp biển và thềm lục địa
Thứ bảy, các công trình này đã nghiên cứu khá toàn diện thực tiễn giải
quyết tranh chấp phân định thềm lục địa của Việt Nam và bước đầu đưa ra các giải pháp để giải quyết loại tranh chấp này giữa Việt Nam và các nước trong tương lại
Thứ tám, các công trình này đã bước đầu nghiên cứu về tranh chấp hoạch
định thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước (Philippines, Trung Quốc) và bước đầu đưa ra giải pháp để giải quyết loại tranh chấp này
Thứ chín, các công trình này đã bắt đầu tiếp cận đến việc giải quyết tranh
chấp về thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trong vùng chồng lấn EEZ và thềm lục địa với các nước, đặc biệt là với Trung Quốc
Thứ mười, các công trình này đã có nghiên cứu toàn diện về khái niệm, lý
luận, thực tiễn, vai trò của các thỏa thuận hợp tác cùng phát triển/hợp tác khai thác chung trong luật quốc tế đối với việc giải quyết các tranh chấp biển và thềm lục địa; bước đầu đưa ra các kiến nghị cho Việt Nam để thực hiện các thỏa thuận hợp tác này
Mười một, các công trình này đã có sự phân tích và đánh giá toàn diện về
tầm quan trọng của Biển Đông, thực trạng và diễn biến tranh chấp Biển Đông trong thời gian từ 2007 cho đến nay
Mười hai, các công trình này đã bước đầu phân tích sự tương tác chiến lược
giữa các nước lớn tại Biển Đông, đặc biệt là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc; bắt đầu nhận diện được tham vọng cũng như các chiến thuật của Trung Quốc nhằm thực hiện chiến lược độc chiếm Biển Đông; bước đầu đưa ra các giải pháp để quản lý xung đột và thúc đẩy hợp tác tại khu vực này
Trang 3628
1.2.2 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết
Bên cạnh những thành tựu bước đầu của khoa học pháp lý nước ngoài và trong nước khi nghiên cứu về vấn đề giải quyết tranh chấp thềm lục địa trong luật quốc tế nói chung và tranh chấp thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước nói riêng,
những vấn đề sau đây cần được tiếp tục làm rõ, nghiên cứu và giải quyết: Thứ nhất, bản chất và danh nghĩa pháp lý của thềm lục địa Thứ hai, mối quan hệ giữa các tiêu
chí để xác định ranh giới của thềm lục địa 200 hải lý và thềm lục địa ngoài 200 hải
lý Thứ ba, khái niệm và phân loại tranh chấp về thềm lục địa Thứ tư, thẩm quyền
và thủ tục của CLCS trong tranh chấp về hoạch định thềm lục địa ngoài 200 hải lý
Thứ năm, các cơ sở pháp lý ngoài UNCLOS để giải quyết các tranh chấp về thềm
lục địa, đặc biệt là các tranh chấp về thềm lục địa tại Biển Đông Thứ sáu, việc vận dụng UNCLOS trong giải quyết các tranh chấp về thềm lục địa Thứ bảy, những nội
dung cơ bản của các phán quyết tài phán quốc tế trong giải quyết các tranh chấp về
thềm lục địa Thứ tám, việc vận dụng các nguyên tắc cơ bản (nguyên tắc cấm sử
dụng và đe dọa sử dụng vũ lực, nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác) và các nguyên tắc đặc thù (nguyên tắc công bằng, nguyên tắc kéo dài tự nhiên) trong giải
quyết tranh chấp về thềm lục địa Thứ chín, thẩm quyền của các cơ quan tài phán trong việc giải quyết tranh chấp về phân định thềm lục địa ngoài 200 hải lý Thứ
mười, sự khác biệt giữa phương pháp phân định thềm lục địa 200 hải lý và ngoài
200 hải lý Mười một, mối quan hệ giữa việc giải quyết tranh chấp về phân định
thềm lục địa ngoài 200 hải lý tại các thiết chế tài phán quốc tế với tranh chấp về hoạch định thềm lục địa ngoài cũng như với hoạt động đệ trình ranh giới thềm lục
địa ngoài của các quốc gia Mười hai, các biện pháp giải quyết tranh chấp thềm lục địa ngoài các biện pháp ngoại giao và các biện pháp tài phán Mười ba, ưu nhược
điểm, thực tiễn của từng biện pháp giải quyết tranh chấp trong mối tương quan so
sánh, đặc biệt trong việc giải quyết các tranh chấp về thềm lục địa Mười bốn, vấn
đề hoàn thiện pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp thềm lục địa Mười lăm, bối
cảnh lịch sử, địa chính trị, ngoại giao, pháp lý của các tranh chấp Biển Đông và sự tác động của bối cảnh này đối với việc giải quyết các tranh chấp về thềm lục địa của
Trang 3729
Việt Nam Mười sáu, chiến lược tổng thể của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp
về thềm lục địa Mười bảy, vấn đề giải quyết tranh chấp về phân định thềm lục địa chồng lấn giữa Việt Nam và các nước Mười tám, vấn đề giải quyết tranh chấp về hoạch định thềm lục địa ngoài giữa Việt Nam với CLCS Mười chín, vấn đề giải
quyết tranh chấp về quyền chủ quyền, quyền tài phán giữa Việt Nam và các nước
Hai mươi, vấn đề hợp tác cùng phát triển/hợp tác khai thác chung trên thềm lục địa
chồng lấn giữa Việt Nam và các nước
Kết luận Chương 1
Từ những nội dung được phân tích và đánh giá trong Chương I, có thể đưa
ra những kết luận chính như sau:
Giải quyết tranh chấp về thềm lục địa trong pháp luật quốc tế là một đề tài
đã và đang được quan tâm nghiên cứu trong khoa học pháp lý ở Việt Nam và các nước trên thế giới Những công trình nghiên cứu hiện có về đề tài này đã bước đầu tiếp cận và làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản sau đây: thềm lục địa, tranh chấp về thềm lục địa, cácnguyên tắc cơ bản và nguyên tắc đặc thù để giải quyết các tranh chấp về thềm lục địa; đặc điểm, quy trình, vai trò của các biện pháp ngoại giao và thẩm quyền, cơ cấu tổ chức, quy chế, thủ tục, vai trò của các biện pháp tài phán trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế và tranh chấp thềm lục địa; thực tiễn giải quyết tranh chấp thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước và bước đầu đưa ra các giải pháp để giải quyết tranh chấp
Bên cạnh những thành tựu bước đầu về giải quyết tranh chấp thềm lục địa trong luật quốc tế nói chung và tranh chấp thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước nói riêng, một số vấn đề chính sau đây cần được tiếp tục làm rõ, giải quyết và nghiên cứu: (i) khái niệm và phân loại tranh chấp về thềm lục địa; (ii) các cơ sở pháp lý ngoài UNCLOS để giải quyết các tranh chấp về thềm lục địa, đặc biệt là các tranh chấp về thềm lục địa tại Biển Đông; (iii) những nội dung cơ bản của các phán quyết tài phán quốc tế trong giải quyết các tranh chấp về thềm lục địa; (iv) việc vận dụng các nguyên tắc cơ bản và các nguyên tắc đặc thù trong giải quyết tranh chấp
về thềm lục địa; viii) sự khác biệt giữa phương pháp phân định thềm lục địa 200 hải
Trang 3830
lý và ngoài 200 hải lý; (v) mối quan hệ giữa việc giải quyết tranh chấp về phân định thềm lục địa ngoài 200 hải lý tại các thiết chế tài phán quốc tế với tranh chấp về hoạch định thềm lục địa ngoài cũng như với hoạt động đệ trình ranh giới thềm lục địa ngoài của các quốc gia; (vi) các biện pháp giải quyết tranh chấp thềm lục địa ngoài các biện pháp ngoại giao và các biện pháp tài phán; (vii) ưu nhược điểm, thực tiễn của từng biện pháp giải quyết tranh chấp trong mối tương quan so sánh, đặc biệt trong việc giải quyết các tranh chấp về thềm lục địa; (viii) vấn đề hoàn thiện pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp thềm lục địa; (xi bối cảnh lịch sử, địa chính trị, ngoại giao, pháp lý của các tranh chấp Biển Đông và sự tác động của bối cảnh này đối với việc giải quyết các tranh chấp về thềm lục địa của Việt Nam; (x) chiến lược tổng thể của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp về thềm lục địa; (xi) vấn đề giải quyết tranh chấp thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước; (xii) vấn đề hợp tác cùng phát triển/hợp tác khai thác chung trên thềm lục địa chồng lấn giữa Việt Nam và các nước
Trang 3931
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬNVỀ THỀM LỤC ĐỊA VÀ GIẢI
QUYẾTTRANH CHẤPVỀTHỀM LỤC ĐỊA
2.1 Khái niệm thềm lục địa và tầm quan trọng của thềm lục địa
2.1.1 Khái niệm khoa học địa lý - địa chất và cấu tạo của thềm lục địa
Khái niệm “thềm lục địa” ngày nay đã được sử dụng khá phổ biến trong các thuật ngữ khoa học, trong nghiên cứu cũng như trong các hoạt động pháp lý của cả các quốc gia có biển và không có biển trên thế giới Thuật ngữ nay được Hugh Robert Mill sử dụng lần đầu tiên vào năm 1887, sau đó nó xuất hiện trong đề nghị
của nhà hải dương học người Tây Ban Nha Odon de Buer [169]
Theo Ban về Luật biển và các Vấn đề Đại dương của UN, “thềm lục địa” về mặt địa chất học có nghĩa là một phần của rìa lục địa giữa bờ biển và phần đ ứt gãy lục địa; hoă ̣c ở nơi không có độ dốc đáng kể thì giữa bờ biển và điểm mà độ sâu của nước là khoảng từ 100 đến 200 m [150] ; được hình thành ngay từ quá trình hình thành cấu tạo vỏ trái đất và các đại dương [20]
Theo Từ điển Bách khoa Toàn Thư Việt Nam, “thềm lục địa” trong địa chất học là phần rìa lục địa bằng phẳng có nước biển phủ lên trên, có độ dốc rất thoải chỉ khoảng mươi phút, độ sâu từ vài chục mét tới 350 m, trung bình là 200 m Bề rộng của thềm có thể từ 0 đến 1.500 km Phía ngoài thềm, phần rìa lục địa có độ dốc lớn hơn gọi là dốc hoặc sườn lục địa tận cùng ở bờ hay chân lục địa, là nơi chuyển sang đáy đại dương [93]
Như vậy,“thềm lục địa” theo khái niệm địa chất là một phần của vỏ trái đất
nằm giữa lục địa và đại dương, và thực chất là một bộ phận của rìa lục địa “Rìa lục địa” chiếm 22% bề mặt đại dương, là phần kéo dài ngập dưới nước của lục địa quốc gia ven biển [68] Dựa vào cơ cấu địa chất và địa mạo đáy biển và lòng đất đáy biển, các nhà khoa học địa chất đã chia rìa lục địa thành 03 thành phần trong đó gồm: thềm lục địa, dốc lục địa và bờ lục địa [83](xem Phụ lục II - Hình 2.1)
Trang 4032
Tổng diện tích thềm lục dịa trên thế giới ước rộng tới 32 triệu km2, chiếm 9%
bề mặt đại dương [93] Trên thế giới, có nước hầu như không có thềm lục địa địa chất như các quốc gia Mỹ La Tinh: Colombia, Bolivia, Mexico , hoặc có bề rộng hẹp khoảng 70 km như Pháp, Chilê, Peru [68]; hoặc có thềm lục địa rộng lớn như Nga, Canada, Argentina, Nam Phi, Australia, Srilanka (xem Phụ lục II - Hình 2.2)
Tại Biển Đông, theo cấu tạo tự nhiên, thềm lục địa Việt Nam gồm 03 phần: (i) thềm lục địa Vịnh Bắc Bộ; (ii) thềm lục địa khu vực miền Trung; (iii) Thềm lục địa khu vực phía Nam [281, 282] Tại khu vực miền Trung, thềm lục địa ra ngoài khoảng 50km thụt sâu xuống hơn 1000m [69] (xem Phụ lục II - Hình 2.2)
Trong lịch sử phát triển, đã có rất nhiều các tranh luận, quan điểm khác nhau
về khái niệm thềm lục địa và giải thích sự hình thành thềm lục địa Tuy nhiên tất cả các quan điểm này đều ghi nhận và đi đến cách nhìn nhận chung về thềm lục địa địa chất là một phần của đáy biển và là một bộ phận của rìa lục địa đồng thời cũng là phần kéo dài tự nhiên của lục địa Thềm lục địa có ranh giới phía trong là bờ biển và ranh giới phía ngoài là mép ngoài của rìa lục địa Khía niệm này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành nên khái niệm và quy chế pháp lý về thềm lục địa
2.1.2 Khái niệm pháp lý về thềm lục địa
2.1.2.1 Khái niệm thềm lục địa trước Công ước 1958
Cũng như các nội dung khác của luật biển, khái niệm pháp lý về thềm lục địa
đã có một quá trình phát triển lâu dài, từ một vấn đề có tính chất khoa học địa chất thuần tuý dần trở thành một vấn đề mang nhiều yếu tố pháp lý, kinh tế, chính trị phức tạp.Từ khi lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1887 với hàm ý địa chất là chủ yếu, khái niệm “thềm lục địa” hầu như đã bị lãng quên [169] Phải đến khi có Tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ Truman ngày 28/9/1945, thuật ngữ “thềm lục địa” mới được chính thức đề cập [273] Trong bản Tuyên bố này, Hoa Kỳ đã nêu ra một luận điểm,
đó là thềm lục địa có thể được coi là sự mở rộng lục địa đất liền quốc gia ven biển và như vậy sẽ thuộc về quốc gia đó một cách tự nhiên Tuyên bố của Truman đã đặt dấu mốc quyết định cho việc hình thành một khái niệm pháp lý mới và đặc thù - thềm lục địa,vì nó lần đầu tiên đã ghi nhận được bản chất pháp lý của thềm lục địa: đó là sự