bao quát đến cả các thành tố của quan hệ sản xuất; làmthay đổi mạnh mẽ, toàn diện nền kinh tế mỗi quốc gia về cấu trúc, trình độphát triển, tốc độ tăng trưởng, mô hình kinh doanh, thị tr
Trang 1KỶ YẾU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ NĂM 2018
TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ĐẾN QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Mã số: CSTC.02.18
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Nam ThắngThư ký đề tài: Nguyễn Lê Thạch
HÀ NỘI, THÁNG 9/2018
Trang 3Tập thể cộng tác viên
Bình 1 ThS Nguyễn Thanh Bình Học viện chính trị khu vực I
Hà 2 TS Lê Thị Minh Hà Học viện chính trị khu vực I
Hậu 3 TS Vũ Văn Hậu Học viện chính trị khu vực I
Minh 4 TS Triệu Quang Minh Học viện chính trị khu vực I
Ngọc 5 PGS,TS Cung Thị Ngọc Học viện chính trị khu vực I
Nhung 6 ThS Tô Thị Nhung Học viện chính trị khu vực I
Tặng 7 ThS Nguyễn Văn Tặng Học viện chính trị khu vực I
Thạch 8 TS Nguyễn Lê Thạch Học viện chính trị khu vực I
Thắng 9 TS.Nguyễn Nam Thắng Học viện chính trị khu vực I
Trường 10 ThS Nguyễn Văn Trường Học viện chính trị khu vực I
Tuyến 11 CN Ngô Thị Kim Tuyến Học viện chính trị khu vực I
tuyêt 12 TS Đặng Ánh Tuyết Học viện chính trị khu vực I
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
TS Nguyễn Nam Thắng
4
Trang 4BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP 4.0
ThS Nguyến Thanh Bình
14
KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (4.0)
ThS Nguyễn Văn Trường
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ VỚI QUAN HỆ
BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN
HỆ SẢN XUẤT
TS Nguyễn Nam Thắng
TS Triệu Quang Minh
45
QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU
KIỆN CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
ThS Nguyễn Văn Trường
TS Nguyễn Lê Thạch
58
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ VỚI SƯ BIẾN
ĐỔI QUAN HỆ SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
PGS,TS Cung Thị Ngọc
68
QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT HUY NHÂN TỐ CON
NGƯỜI TRONG ĐIỀU KIỆN CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
LẦN THỨ TƯ
TS Đặng Ánh Tuyết
78
NHỮNG KHUYẾN NGHỊ VẬN DỤNG QUAN HỆ BIỆN
CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ
87
Trang 5SẢN XUẤT TRONG ĐIỀU KIỆN CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP LẦN THỨ TƯ Ở VIỆT NAM
Trang 6ra lượng của cải vật chất khổng lồ cho xã hội Năng suất lao động tăng nhanh,khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng lao động trực tiếp; nền kinh tế trithức đã trở thành đặc điểm chính của giai đoạn hiện nay.
Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự tích hợp vềmặt công nghệ, nhờ đó xóa bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số
và sinh học, đem lại sự kết hợp giữa hệ thống ảo và thực thể So sánh với cáccuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư phát triển với tốc độ ở cấp số nhân, tạo nên sự biến đổi của toàn bộ các hệthống sản xuất, từ các yếu tố của lực lượng sản xuất đến tổ chức, quản lý,quản trị, phân phối bao quát đến cả các thành tố của quan hệ sản xuất; làmthay đổi mạnh mẽ, toàn diện nền kinh tế mỗi quốc gia về cấu trúc, trình độphát triển, tốc độ tăng trưởng, mô hình kinh doanh, thị trường lao động…Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sảnxuất, lao động xã hội ở nhiều nước với sự xuất hiện ngày càng đông đảo tầnglớp sáng tạo trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, thiết kế, văn hóa, nghệthuật, giải trí, truyền thông, giáo dục, đào tạo, y tế, pháp luật Về việc làm,trong trung hạn và dài hạn, các ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều lao động kỹnăng thấp sẽ bị tác động trực tiếp và nhiều nhất do nhu cầu sử dụng lao độngtay nghề cao tăng trong khi nhu cầu sử dụng lao động kỹ năng thấp ngày cànggiảm Nhóm lao động chịu tác động mạnh nhất là lao động phổ thông do rất
dễ bị thay thế bởi quá trình tự động hóa và người máy Cuộc cách mạngcông nghiệp lần thứ tư là cơ hội cho mọi dân tộc, nhất là các dân tộc đi sau cóthể phát triển nhanh bằng đi tắt, đón đầu, điều này rất cần thiết đối với cácnước đang có nhu cầu phát triển như Việt Nam Cũng như ba cuộc cách mạngcông nghiệp trước, dân tộc nào nắm bắt được cơ hội do cuộc cách mạng côngnghiệp đem lại thì phát triển, giàu có; ngược lại, dân tộc nào không nắm bắtđược sẽ bị gạt ra ngoài sự phát triển
Trang 7Khẳng định vai trò to lớn của khoa học công nghệ trong tiến trình cáchmạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: “Khoahọc công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuấthiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng,hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế Phát triển khoahọc công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới”1 Vănkiện Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Phát triển mạnh mẽ khoa họccông nghệ, làm cho khoa học công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, làđộng lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế trithức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinhtế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh”2.
Hiện nay, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giớivới việc hoàn tất nhiều hiệp định thương mại tự do quy mô lớn như TPP, FTAvới EU, Liên minh kinh tế Á - Âu , việc tiếp cận thành tựu cách mạng sảnxuất mới sẽ tạo ra công cụ đắc lực giúp Việt Nam tham gia hiệu quả chuỗi giátrị toàn cầu và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,nhằm phát triển lực lượng sản xuất tiên tiến và xây dựng quan hệ sản xuấttương ứng phù hợp
Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công tácđiều hành của Nhà nước, của Chính phủ cũng sẽ có được sức mạnh công nghệmới để tăng quyền kiểm soát, cải tiến hệ thống quản lý xã hội Song, cũng sẽđối mặt với áp lực phải thay đổi cách tiếp cận hiện tại của mình để hoạch định
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2011, tr.78.
2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2016, tr.27-28.
Trang 8và thực hiện chính sách, trong đó quan trọng nhất là phải nâng cao vai trò làmchủ của người dân Điều này sẽ càng có ý nghĩa hơn khi Việt Nam đang tiếnvào giai đoan phát triển mới rất quan trọng đòi hỏi đổi mới mạnh mẽ về tưduy, quyết tâm cao của Chính phủ nhằm công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Về phía doanh nghiệp, ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp lầnthứ tư sẽ làm chi phí cho giao thông và thông tin sẽ giảm xuống, dịch vụ hậucần và chuỗi cung ứng sẽ trở nên hiệu quả hơn Các chi phí thương mại giảmbớt sẽ làm mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nhiều ngànhcông nghiệp đang có sự du nhập của các công nghệ mới, tạo ra những cáchthức hoàn toàn mới để phục vụ nhu cầu hiện tại và thay đổi triệt để các chuỗigiá trị ngành công nghiệp Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp cận được vớicác công nghệ hiện đại như thế nào để có thể cải thiện phẩm chất, tốc độ, giá
cả để có giá trị hơn Bên cạnh đó, người tiêu dùng, người dân cũng có đượcnhững quyền lợi nhất định khi sự minh bạch ngày càng rõ hơn Sự quan tâmcủa người dân, và các khuôn mẫu mới về hành vi, sinh hoạt của người dân(ngày càng xây dựng dựa trên quyền truy cập vào các mạng di động và dữliệu) buộc các doanh nghiệp phải thích nghi với cách mà họ thiết kế, tiếp thị,
và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ Khi công nghệ và tự động hóa lên ngôi,
họ sẽ đối mặt với áp lực cần nâng cao chất lượng, cải tiến và đổi mới các dâychuyền công nghệ, tuyển nhân lực có năng lực về công nghệ, đồng thời phảiđối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của doanh nghiệp nước ngoài.Những điều này là thực sự khó khăn trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Namvẫn còn thua kém rất lớn các doanh nghiệp nước ngoài về công nghệ, cũngnhư nhân lực và vốn đầu tư như hiện nay
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vừa tạo ra thời cơ, song cũng đangđặt ra nhiều thách thức mới đối với các nước đang phát triển như Việt Nam
Trang 9Đó là thách thức tụt hậu xa hơn, lao động chi phí thấp mất dần lợi thế, khoảngcách công nghệ và tri thức nới rộng hơn dẫn đến phân hóa xã hội sẽ sâu sắchơn Chính phủ, các doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu và cơ sở giáodục tại Việt Nam cần phải nhận thức được và sẵn sàng thay đổi, phải có chiếnlược phù hợp để phát triển, đảm bảo sự phù hợp biện chứng giữa việc pháttriển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong thời kỳ Internet vạn vật vàcuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Tất cả những thuận lợi và khó khăn như trên đang đặt những thách thức
và cơ hội cho sự phát triển của nhân loại nói chung và quan hệ biện chứng giữaquan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất ở Việt Nam nói riêng Hơn nữa, việcnghiên cứu này còn có tác dụng trong việc triển khai gảng dạy các chuyên đềTriết học Mác – Lênin hiện nay
Do đó, nghiên cứu Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư
đến quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở Việt Nam hiện nay là cần thiết và cấp bách.
2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Hiện nay việc nghiên cứu về tác động của cách mạng công nghiệp lầnthứ tư ở Việt Nam được rất nhiều nhà nghiên cứu và các ngành khoa học quantâm nghiên cứu
Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (The Fourth Industrial Revolution)
là kỷ nguyên công nghiệp lớn thứ tư kể từ cuộc cách mạng công nghiệp lầnđầu tiên từ thế kỷ XVIII Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể được
mô tả như là một loạt các công nghệ mới đang kết hợp các thế giới vật lý, kỹthuật số và sinh học, và ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, nền kinh tế và cácngành công nghiệp.đến tất cả các ngành kinh tế và ngành công nghiệp
Trang 10Klaus Schwab, nhà kinh tế học nổi tiếng thế giới, người sáng lập củaDiễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), công bố công trình nghiên cứu công phu
về vấn đề này trong tác phẩm “The Fourth Industrial Revolution” - Cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư, được xuất bản đầu năm 2016, ngay trước
thời điểm Diễn đàn kinh tế thế giới nhóm họp vào ngày 20/01/2016 bàn vềchủ đề “Làm chủ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” Theo KlausSchwab, nhân loại đang đứng trước một cuộc cách mạng có thể làm thay đổi
cơ bản cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau Cuộc cách mạng này
là cuộc cách mạng có sự kết hợp của công nghệ trong lĩnh vực vật lý, số hóa
và sinh học, đang tạo ra những khả năng hoàn toàn mới và có tác động sâu sắcđối với các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới Ông cũng cho rằngvới tốc độ, quy mô và tác động của những thành tố công nghệ mới, “một cuộccách mạng không giống như bất kỳ điều gì mà nhân loại đã trải qua” đang
diễn ra mạnh mẽ Klaus Schwab tin rằng, cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư này nằm trong sự kiểm soát của tất cả các quốc gia nếu như chúng tabiết hợp tác trên quy mô toàn cầu Cuốn sách này được kết cấu thành 3chương: Chương đầu tiên cung cấp một góc nhìn tổng quan về cuộc cáchmạng công nghiệp lần thứ tư; Chương thứ hai trình bày các biến đổi chính vềcông nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra;Chương cuối cùng phân tích một cách chuyên sâu những tác động cũng nhưcác hàm ý chính sách mà cuộc cách mạng này đặt ra và từ đó tác giả đưa ranhững ý tưởng, giải pháp thiết thực, hữu hiệu để các quốc gia có thể thích ứng
và khai khác tiềm năng từ những biển đổi to lớn từ cuộc cách mạng này Giáo
sư Klaus Schwab chỉ ra rằng, nhân loại đang đứng trước một cuộc cách mạng
có thể làm thay đổi cơ bản cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau.Cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng có sự kết hợp của công nghệ tronglĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học, đang tạo ra những khả năng hoàn toàn mới
Trang 11và có tác động sâu sắc đối với các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thếgiới Với tốc độ, quy mô và tác động của những thành tố công nghệ mới, “mộtcuộc cách mạng không giống như bất kỳ điều gì mà nhân loại đã trải qua”
đang diễn ra mạnh mẽ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này nằm trong
sự kiểm soát của tất cả các quốc gia nếu như chúng ta biết hợp tác trên quy
mô toàn cầu
Tại Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2016 - Diễn đàn Davos mùa Hè lần
thứ 10 đã được khai mạc ngày 27/6/2016 tại Thiên Tân, Trung Quốc có chủ
đề "Cuộc CMCN lần thứ 4 và những tác động" có sự tham dự của khoảng
1.700 chính trị gia, doanh nhân, học giả và đại diện truyền thông đến từ hơn
90 quốc gia và khu vực GS Klaus Schwab, người Đức, Chủ tịch Diễn đànKinh tế Thế giới Davos, khẳng định: “Chúng ta đang tiến tới một cuộc cáchmạng công nghệ, công nghiệp làm thay đổi cơ bản lối sống, phong cách làmviệc và cách thức giao tiếp Xét về phạm vi, mức độ và tính phức tạp, sự dịchchuyển này không giống với bất kỳ điều gì mà con người từng trải qua”
Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây đã có một số công trình nghiêncứu về nội dung cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) và sự tác độngcủa nó đến Việt Nam
Cuốn sách Cách mạng công nghiệp lần thứ tư – thời cơ và thách thức
đối với Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, 2017 Cuốn sách là kết quả của Hội
thảo khoa học do Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày10/5/2017 Tại Hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, để Việt Nam nhanh chóng trởthành nước công nghiệp hiện đại, cần cải cách, hoàn chỉnh nền giáo dục, đàotạo, xây dựng và phát triển các nguồn vốn kinh tế, vốn xã hội đã có Trước sựphát triển của công nghệ thông tin, việc học tập là yêu cầu đối với tất cả mọingười để tạo ra con người hành động, đáp ứng nhu cầu phát triển của xãhội Các nhà khoa học tập trung phân tích về một số nội dung như: Đặc điểm
Trang 12và tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới phát triển kinh tế
- xã hội; giải pháp đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của Cuộc cánh mạng vàophát triển nông nghiệp ở Việt Nam; vấn đề phát triển các yếu tố của lực lượngsản xuất, việc điều hành của Chính phủ trong bối cảnh Cách mạng côngnghiệp lần thứ tư v.v… Các ý kiến đều khẳng định, cuộc Cách mạng côngnghiệp lần thứ tư có thể mở ra những cơ hội, thời cơ thuận lợi cho sự pháttriển của Việt Nam, nhưng cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức rất lớn
Cục Thông tin KH&CN Quốc gia biên soạn Tổng luận “Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 4” Trong cuốn sách này đã cho người đọc cái nhìn
toàn diện về Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, từ quá trình định hình,khái niệm, các động lực của cuộc cách mạng, những thách thức và cơ hội, tớinhững tác động của nó đối với chính phủ, doanh nghiệp, người dân, cũng nhưchiến lược và chính sách của một số nước trước cuộc cách mạng này
Công trình khoa học “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư – Cuộc cách
mạng của sự hội tụ và tiết kiệm” xuất bản năm 2018, của TSKH Phan Xuân
Dũng, một trong những nhà khoa học, nhà quản lý, hoạch định chính sách đầu
ngành của Việt Nam đã chỉ ra rằng, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư 4
xuất hiện đã và đang tạo ra những bước ngoặt phát triển cho các cá nhân,doanh nghiệp và các quốc gia trên thế giới Làn sóng Cách mạng công nghiệplần thứ tư thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo công chúng Công trìnhkhoa học này truyền tải cho chúng ta câu chuyện về cuộc Cách mạng côngnghiệp lần thứ tư hàm chứa sự thay đổi lớn lao, toàn diện, không chỉ về khoahọc và công nghệ mà còn cả kinh tế, văn hóa và xã hội Công trình khoa họcnày là nguồn động lực thúc đẩy tư tưởng đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và hộinhập mạnh mẽ trong giới trẻ Việt Nam hiện nay, những con người sẽ chiếmlĩnh cơ hội mới, rút ngắn khoảng cách và bắt kịp các quốc gia phát triển khác
Trang 13về trình độ công nghệ, về khoa học kỹ thuật, nâng cao vị thế quốc gia, đưaViệt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm châu
Đúng như tên gọi của công trình Cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề
đặt ra cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam,
PGS,TS Trần Thị Vân Hoa đã trình bày những vấn đề cơ bản nhất về lịch sử
ra đời của các cuộc cách mạng công nghiệp, đặc biệt là cách mạng côngnghiệp 4.0; các xu hướng công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0; nhữngtác động và chính sách ứng phó với cách mạng công nghiệp 4.0; những cơhội, thách thức và yêu cầu đặt ra của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với pháttriển kinh tế - xã hội của Việt Nam Từ những phân tích về tác động của cáchmạng công nghiệp 4.0 tác giả nêu lên một số giải pháp xây dựng và phát triểnnăng lực ở Việt Nam trong thời gian tới
Nghiên cứu về cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn nhiều công trìnhđăng tải trên các báo và tạp chí khoa học quốc tế và trong nước Song, cáccông trình đó chủ yếu mới tiếp cận từ góc độ lịch sử, kinh tế, xã hội học…Chưa có công trình nào tiếp cận từ khía cạnh triết học để đi sâu trong việc chỉ
ra sự tác động của nó tới quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất nói chung và ở Việt Nam nói riêng
3 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Luận giải có tình dự báo những biến đổi trong mối quan hệ biện chứnggiữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất được gây ra bởi cuộc cách mạngcông nghiệp lần thứ tư; góp phần nâng cao chất lượng học tập và giảng dạytriết học Mác – Lênin ở Việt Nam hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trang 14- Một là, luận giải về vai trò của cách mạng công nghiệp lần thứ tư
trong quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
- Hai là, phân tích thực trạng lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất ở
Việt Nam và chỉ ra xu hướng biến đổi của lực lượng sản xuất, quan hệ sảnxuất trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
- Ba là, đề xuất những khuyến nghị nhằm khai thác có hiệu quả những
tác động tích cực và kiềm chế, giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộccách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quan hệ biện chứng giữa lực lượng sảnxuất và quan hệ sản xuất ở Việt Nam
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4 1 Đối tượng nghiên cứu:
Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quan hệ biệnchứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở Việt Nam
4 2 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu sự tác động của cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ tư đến quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệsản xuất ở Việt Nam hiện nay (2012 - 2020)
5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng thể hiện trong các nguyên tắc khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể.
Nghiên cứu đề tài dựa trên chủ nghĩa duy vật lịch sử, cụ thể là lý luận Hìnhthái kinh tế - xã hội khi phân tích quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất; cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng; tồn tại xã hội và
ý thức xã hội
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trang 15Cùng với phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử, đề tài còn sử dụng kết hợp các phương pháp khoa họckhác, như phân tích văn bản, kết hợp phân tích và tổng hợp, lịch sử và lôgic,
so sánh chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, hệ thống hóa,
… nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài nêu ra
6 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài góp phần làm rõ các nội dung ảnh hưởng của cuộc cách mạngcông nghiệp lần thứ tư đến quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất vàquan hệ sản xuất ở Việt Nam
Đề tài dự báo đề xuất những khuyến nghị nhằm khai thác có hiệu quảnhững tác động tích cực và kiềm chế, giảm thiểu những tác động tiêu cực củacuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quan hệ biện chứng giữa lựclượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở Việt Nam
BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
ThS Nguyễn Thanh Bình
1 Khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0
Trang 16Thuật ngữ Công nghiệp 4.0 lần đầu tiên được sử dụng tại Hội chợHanover, Đức, năm 2011, và tiếp đó, vào năm 2013, Chính phủ Đức đã chínhthức xây dựng các kế hoạch và chiến lược hiện thực hóa cách mạng côngnghiệp 4.0 với tư cách là một trong 10 dự án tương lai (Future Projects) nhằmđưa quốc gia này trở thành vừa là nhà cung cấp và là thị trường công nghiệphàng đầu.
Trước tiên, tiếp cận từ khái niệm, một trong những câu hỏi lớn được đặt
ra là: Tại sao nó là Công nghiệp 4.0? Điều đó có nghĩa là gì? Đằng sau kháiniệm này, rõ ràng, là việc chia lịch sử ngành công nghiệp ra thành 4 giai đoạnkhác nhau Vậy vấn đề đặt ra là trước đó, các cuộc cách mạng 1.0, 2.0 và 3.0bắt đầu từ thời gian nào, có đặc điểm ra sao
Những "phiên bản cách mạng" này thực sự chiếm chỗ trong không gian
và trải ra trong một khoảng thời gian của một chuỗi các cuộc Cách mạng côngnghiệp Bắt đầu từ 1.0, đây là cuộc cách mạng công nghiệp cổ điển được đềcập tới trong các cuốn sách giáo khoa Nó là sự thay đổi trong cơ cấu sản xuấtxảy ra từ những năm 1760 đến những năm 1840 Giai đoạn chuyển đổi nàybao gồm việc sử dụng hơi nước và động cơ cho các mục đích sản xuất Nhờvậy sức mạnh cơ bắp trong sản xuất được thay thế bằng máy móc cơ khí.Cuộc cách mạng thứ hai được biết đến như là việc điện năng được sử dụngtrong sản xuất và hình thành các dây chuyền lắp ráp hàng loạt Cuộc cáchmạng này còn đi cùng với một nhóm các phát minh về động cơ đốt trong, máybay và điện ảnh Bởi vậy, nó còn được gọi là Cách mạng công nghệ Cáchmạng công nghiệp 2.0 diễn ra từ năm 1870 đến năm 1914 Cách mạng côngnghiệp 3.0 bao gồm việc sử dụng máy tính và các dây chuyền tự động hóatrong lực lượng sản xuất Cuộc cách mạng này dựa trên nền tảng của côngnghệ số, máy tính cá nhân cùng với sự phát triển của Internet và được khởiđầu từ những năm 1960 Cuối cùng là công nghiệp 4.0 diễn ra như một cuộc
Trang 17cách mạng trong giao tiếp giữa con người và máy móc Công nghiệp 4.0 làviễn cảnh của sự gia tăng số hóa trong quá trình sản xuất
Bản chất của Cách mạng công nghiệp 4.0 là khả năng máy móc giaotiếp với con người thông qua kết nối internet hoặc bằng các phương tiện khác.Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ được tạo ra bởi làn sóng đổi mới trong các lĩnhvực như ôtô không người lái, robot thông minh, vật liệu nhẹ hơn và bền chắchơn, và các quy trình sản xuất được thiết lập trên nền tảng của công nghệ in3D Công nghiệp 4.0 là thành quả của việc số hóa liên tục, trong đó tất cả mọithứ trong chuỗi tạo giá trị được nối mạng và tất cả các thông tin liên quan cóthể được trao đổi trực tiếp và độc lập giữa các liên kết chuỗi riêng lẻ Nóicách khác, công nghiệp 4.0 là việc áp dụng trí tuệ nhân tạo, sự kết nối và tinhọc hóa rộng rãi hơn trong quá trình sản xuất Cuộc cách mạng công nghiệplần thứ tư có thể được tóm tắt như là một sự mở rộng khả năng kết nối máymóc với các máy khác và cuối cùng kết nối với người tiêu dùng một nơi nào
đó để tổ chức sản xuất một cách thông minh
Bởi vậy, khái niệm Công nghiệp 4.0 có thể được mô tả như là một thuậtngữ bao trùm, đề cập đến một loạt các khái niệm hiện thời và động chạm tớimột số ngành trong lĩnh vực công nghiệp Các động lực chính cho cuộc cáchmạng công nghiệp thứ tư này có thể được chia thành hai khía cạnh Đầu tiên
là sự kết hợp của những sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện đạingày nay, bao gồm Kết nối vạn vật (Internet of Things - IOT), Kết nối dịch vụ(Internet of Services - IoS), các vật thể thông minh của các Hệ thống thực tế
ảo (Cyber-Physical Systems - CPS) và dữ liệu lớn (Big data)1 Các công nghệnhư vậy có thể dẫn đến một sự chuyển đổi mô thức trong sản xuất côngnghiệp, và điều này có thể được mô tả như một sự thúc đẩy của công nghệ
1 Lasi, H., Fettke, P., Kemper, H.-G., Feld, T., and Hoffmann, M (2014) Industry 4.0 Business &
Information
Systems Engineering, 6(4).
Trang 18Khía cạnh thứ hai là nhu cầu của các công ty sản xuất, đặc biệt là ở các nước
có mức chi phí cao, làm cho mình không lệ thuộc vào chi phí nhân công caobằng cách khai thác công nghệ mới Các doanh nghiệp sẽ tìm kiếm nhữngcách thức mới để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của họ, và thậm chí cảcác mô hình kinh doanh mới sẽ nổi lên1 Hermann và các cộng sự đã đưa rađịnh nghĩa về công nghiệp 4.0 như sau:
“Công nghiệp 4.0 là một thuật ngữ chung cho các công nghệ và cáckhái niệm về tổ chức chuỗi giá trị Trong các nhà máy thông minh có cấu trúcmô-đun của công nghiệp 4.0, các hệ thống thực tế ảo (CPS) giám sát các quytrình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật lý và đưa ra các quyết địnhphân quyền Thông qua Kết nối vạn vật (IoT), CPS giao tiếp và hợp tác vớinhau và với con người trong thời gian thực Thông qua Kết nối dịch vụ (IoS),
cả các dịch vụ nội bộ và giữa các tổ chức đều được cung cấp và sử dụng bởinhững người tham gia vào chuỗi giá trị.”2
Hiện chúng ta đang đứng trên đường biên của cuộc cách mạng côngnghiệp sẽ làm thay đổi về cơ bản cách chúng ta sống, làm việc, và liên hệ vớinhau Về quy mô, phạm vi và sự phức tạp, sự thay đổi của nó sẽ không giốngvới bất kỳ những gì mà loài người đã từng trải qua trước đây
2 Các yếu tố cấu thành của công nghiệp 4.0
Kagermann cùng các cộng sự3 và Hermann cùng các cộng sự4 đã xácđịnh ba thành phần của Công nghiệp 4.0 Chúng bao gồm những Hệ thốngthực tế ảo (Cyber Physical Systems - CPS), Kết nối vạn vật (Internet of
1 Kagermann, H., Helbig, J., Hellinger, A., and Wahlster, W (2013) Recommendations for Implementing the strategic initiative INDUSTRIE 4.0: securing the future of German manufacturing industry; final report of the Industrie 4.0 working group Forschungsunion.
2 Hermann, M., Pentek, T., and Otto, B (2016) Design principles for industrie 4.0 scenarios, in 49th Hawaii International Conference on System Sciences (HICSS) IEEE p 3928-3937.
3 Kagermann et al (sđd).
4 Hermann et al (sđd).
Trang 19Things - IoT) và Nhà máy thông minh (Smart Factory) Chúng sẽ được mô tảnhư sau.
2.1 Các hệ thống thực tế ảo (CPS)
Cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư được xây dựng dựa trên việc thựchiện các hệ thống thực tế ảo (CPS), có tính năng tích hợp dựa trên kết nối đầucuối công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)1 Lee mô tả CPS là sự tíchhợp của sự tính toán và các quá trình vật lý, gắn với các máy tính và mạnglưới giám sát và kiểm soát các quá trình vật lý2 Nó có thể được coi là sự hợpnhất giữa thế giới vật lý và kỹ thuật số3 Trong bối cảnh sản xuất, CPS baogồm các máy thông minh và các cơ sở sản xuất có khả năng tự động trao đổithông tin, kích hoạt các hành động và kiểm soát nhau một cách độc lập4 Lee
và cộng sự mô tả hai thành phần chức năng chính của một hệ thống CPS baogồm:
- Khả năng kết nối nâng cao đảm bảo việc thu thập dữ liệu trong thờigian thực từ thế giới thực và thông tin từ không gian mạng
- Quản lý dữ liệu thông minh, phân tích và khả năng tính toán xây dựngkhông gian mạng5
Hermann cùng cộng sự xác định ba giai đoạn đặc trưng trong sự pháttriển của CPS, được liệt kê dưới đây:
- Công nghệ nhận dạng (chẳng hạn như: Công nghệ nhận dạng đốitượng bằng sóng vô tuyến - Radio Frequency Identification - RFID);
- Cảm biến và bộ truyền động với một phạm vi chức năng giới hạn;
Trang 20- Cảm biến phức hợp và bộ truyền động, lưu trữ và phân tích dữ liệu vàkhả năng tương thích mạng1.
2.2 Kết nối vạn vật (IoT)
Theo Kagermann và cộng sự, Kết nối vạn vật (IOT) và Kết nối dịch vụ(IoS) đang thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư như là "Sự kết nốivạn vật và dịch vụ có thể tạo ra các mạng lưới kết hợp toàn bộ quá trình sảnxuất nhờ vậy chuyển đổi các nhà máy thành môi trường thông minh”2 Điềulưu ý là, thuật ngữ Kết nối vạn vật đôi khi được sử dụng ám chỉ cho cuộc cáchmạng công nghiệp thứ tư Tuy nhiên, kết nối vạn vật chỉ được xem là mộttrong những thành phần chính của công nghiệp 4.0, như được xác định bởiHermann và cộng sự3 Bằng việc giới thiệu giao thức mạng toàn cầu IPv6,hiện tại có đủ địa chỉ có sẵn để xác định duy nhất, tài nguyên mạng, thông tin,vật thể và con người, đang tạo ra IoT và IoS4
Hermann và cộng sự định nghĩa IOT là một mạng trong đó CPS hợp tácvới nhau thông qua các lược đồ địa chỉ duy nhất5 Slack và cộng sự mô tả nónhư là một sự kết hợp của chip RFID, cảm biến và giao thức mạng toàn cầucho phép kết nối vị trí và trạng thái thực của các vật thể6 Vì "vạn vật" và "vậtthể" có thể được hiểu là CPS, IoT và CPS là các thành phần được liên kết chặtchẽ của công nghiệp 4.07 Công nghệ mạng toàn cầu trong tương lai sẽ nângcao hiệu suất của các hệ thống thực tế ảo (CPS) Khả năng đưa ra một địnhdanh duy nhất cho mọi đối tượng vật lý (vật thể thực) sẽ cho phép các vật thể
Trang 21được nối mạng trong IoT và được theo dõi, điều này làm cho vật thể trở thànhmột vật mang thông tin1.
Slack và cộng sự tiếp tục xây dựng thêm ý nghĩa của IoT về quản lý cáchoạt động IoT sẽ cho phép liên kết và kết nối dữ liệu từ các sản phẩm, thiết bị
và môi trường, tăng cường thông tin và cho phép phân tích phức tạp hơn Cụthể, Slack và cộng sự xác định các tri thức về nơi mọi thứ đang diễn ra, những
gì đang xảy ra và phải làm gì trong bối cảnh quản lý các hoạt động, vì nhữngtri thức đó có thể cung cấp hỗ trợ việc ra quyết định một cách hữu ích IoT sẽcho phép thu thập những tri thức này Hơn nữa, Slack cộng sự nhấn mạnhrằng IoT sẽ tăng cường giám sát và thu thập dữ liệu, cải thiện kiểm soát quátrình đáng kể trong một cơ sở sản xuất2
2.3 Nhà máy thông minh (Smart factory)
Nhà máy thông minh là thành phần thứ ba của công nghiệp 4.0, nhưđược mô tả bởi Hermann và cộng sự, đây là một nhà máy nơi mà CPS giaotiếp với nhau qua IoT, hỗ trợ con người và máy móc trong thực hiện nhiệm
vụ3 Nó cho phép thu thập, phân phối và truy cập thông tin liên quan đến sảnxuất trong thời gian thực4 Radziwon và cộng sự đưa ra định nghĩa toàn diệnhơn về thuật ngữ này: “Nhà máy thông minh là một giải pháp sản xuất cungcấp các quy trình sản xuất linh hoạt và thích ứng để giải quyết các vấn đề phátsinh trên một cơ sở sản xuất với các khung điều kiện thay đổi nhanh và năngđộng trong một thế giới độ phức tạp ngày càng tăng Giải pháp đặc biệt này,một mặt, có thể liên quan đến tự động hóa, được hiểu là sự kết hợp giữa phần
1 Anderl, R (2014) Industrie 4.0-advanced engineering of smart products and smart production, in 19 th
International Seminar on High Technology, Technological Innovations in the Product Development, Piracicaba, Brazil.
Trang 22mềm, phần cứng và/hoặc cơ khí, điều này sẽ dẫn đến tối ưu hóa sản xuất, do
đó sẽ giảm lao động không cần thiết và sự lãng phí tài nguyên Mặt khác, nó
có thể được hình dung ra trong viễn cảnh của sự hợp tác giữa các đối tác côngnghiệp và phi công nghiệp khác nhau, nơi sự thông minh đến từ việc hìnhthành một tổ chức năng động.”1 Định nghĩa cuối cùng này mang lại cái nhìnkhái quát hơn về khái niệm nhà máy thông minh, nơi mà từ “thông minh” mô
tả các đối tượng được tăng cường bởi các tính năng bổ sung làm tăng khảnăng của nó Mặc dù định nghĩa không đề cập trực tiếp tới IoT hoặc CPS,nhưng các từ "phần mềm", "phần cứng" và "cơ khí" được đưa vào, làm cho no
có liên quan đến các thành phần khác của công nghiệp 4.0 được mô tả ở trên
“Nhà máy kỹ thuật số” (Digital factory) cũng được sử dụng khi mô tảkhái niệm nhà máy thông minh liên quan đến Công nghiệp 4.0 Yoon và cộng
sự sử dụng thuật ngữ "Nhà máy thông minh" thay thế cho "Nhà máy phổbiến" và xác định nó là "một hệ thống nhà máy sản xuất tự động và bền vữngbằng cách thu thập, trao đổi và sử dụng thông tin một cách minh bạch ở mọinơi, mọi lúc với mạng lưới tương tác giữa con người, máy móc, vật liệu vàcác hệ thống, dựa trên công nghệ sản xuất phổ biến”2 "Nhà máy thông minh"
do đó có thể được coi là một khái niệm trong phạm vi của Công nghiệp 4.0.Dựa trên các mô tả và định nghĩa trước, người ta có thể nói rằng Nhà máythông minh là một nhà máy nơi các thành phần khác của công nghiệp 4.0được kết hợp và đặt vào bối cảnh sản xuất
3 Vai trò của Cách mạng công nghiệp 4.0
Bản chất cốt lõi của các cuộc cách mạng là tạo ra những sự thay đổi cótính đột phá về chất – những sự phá hủy sáng tạo (destructive innovations)
1 Radziwon, A., Bilberg, A., Bogers, M., and Madsen, E.S (2014) The smart factory: exploring adaptive and
flexible manufacturing solutions Procedia Engineering, 69: p 1184-1190.
2 Yoon, J.-S., Shin, S.-J., and Suh, S.-H (2012) A conceptual framework for the ubiquitous factory.
International Journal of Production Research, 50(8): p 2174-2189.
Trang 23Cũng giống như cách cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra trước đây, cuộccách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tạo ra những sự thay đổi lớn lao trướchết về mặt công nghệ, do đó, dẫn đến những sự thay đổi trong sản xuất và đờisống xã hội Vì đây là một viễn cảnh trong tương lai hơn là một hiện thựchiện hữu, do đó, các nhà nghiên cứu đã dự báo nhiều kịch bản thay đổi khácnhau trong sản xuất và xã hội mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tưmang lại Bài viết này sẽ khái quát 5 xu hướng nổi trội sau:
3.1 Giảm bớt thách thức hiện tại cho các nhà sản xuất
Trong một thế giới biến động thị trường ngày càng tăng, chu kỳ sảnphẩm ngắn hơn, độ phức tạp của sản phẩm cao hơn và các chuỗi cung ứngtoàn cầu, các công ty đang tìm cách trở nên linh hoạt hơn và đáp ứng đượccác xu hướng kinh doanh Tầm nhìn công nghiệp 4.0 đưa ra các khuyến nghị
về cách thức các công ty có thể giảm bớt những thách thức này: Việc số hoátoàn bộ vòng đời sản phẩm sẽ cho phép các công ty sử dụng dữ liệu từ sảnxuất, dịch vụ và truyền thông xã hội để tiến hành những sự cải tiến sản phẩmnhanh hơn Các mặt hàng thông minh sẽ mang lại sự tích hợp mạnh mẽ hơngiữa nghiên cứu và triển khai, giữa lãnh đạo và thực hiện và do đó làm choquá trình sản xuất thông minh hơn và linh hoạt hơn Với những công nghệnày, các công ty có thể phản ứng nhanh hơn đối với những sự thay đổi về nhucầu và triển khai những định dạng mới dễ dàng hơn hoặc thậm chí lên kếhoạch sản xuất nhanh hơn nhiều
3.2 Dẫn đến một nền kinh tế đổi mới
Các chuỗi kỹ thuật số sẽ không chỉ cải thiện hiệu quả mà còn tăng tốccác đổi mới khi các mô hình kinh doanh mới có thể được triển khai nhanh hơnnhiều Dưới đây là hai kịch bản về cách thức Công nghiệp 4.0 làm tăng tốccác đổi mới: (i) Các nhà sản xuất có thể tạo ra doanh nghiệp mới bằng cáchchia sẻ thiết bị hoặc bán các năng lực mà họ không cần trên thị trường (ii)
Trang 24Nhờ cảm biến và kết nối, các sản phẩm sẽ được làm giàu bởi các dịch vụ(chẳng hạn như bảo trì dự báo) hoặc thậm chí chuyển thành dịch vụ Ví dụmột nhà sản xuất động cơ có thể không bán động cơ nữa trong tương lainhưng cung cấp chúng như một dịch vụ cho khách hàng Sau đó, ông ta sẽ chỉtính phí theo công suất của các động cơ mà khách hàng sử dụng.
3.3 Đặt người tiêu dùng vào trung tâm của tất cả các hoạt động
Người tiêu dùng ngày nay yêu cầu các sản phẩm và dịch vụ phải đượcsản xuất có tính riêng biệt (Sản xuất cho tôi - “Made-for-Me”) Các hàng hóa,máy móc và sản phẩm thông minh sẽ cho phép các nhà sản xuất giảm kíchthước lô hàng và sản xuất các sản phẩm tùy chỉnh mà không phải trả thêm chiphí Việc số hóa sẽ dẫn đến việc tìm nguồn cung ứng từ đám đông(crowdsourcing) dễ dàng hơn, điều này sẽ dẫn đến một quy trình thiết kếnhanh hơn
3.4 Đặt con người vào trung tâm của quá trình sản xuất
Khi máy móc ngày càng trở nên thông minh hơn, công việc trong dâychuyền sản xuất sẽ được làm giàu và nhân bản hóa Thao tác thủ công đơngiản sẽ biến mất Công nhân sẽ trở thành điều phối viên đảm bảo sản xuấttrơn tru và chỉ can thiệp khi một máy móc yêu cầu phải hành động Tính linhhoạt sẽ là yếu tố thành công quan trọng Người lao động sẽ được chỉ định nơicần trợ giúp Điều này sẽ đặt nhu cầu cao hơn về mặt quản lý sự phức tạp, giảiquyết vấn đề và tự tổ chức, nhưng cũng cho phép lực lượng lao động trở nênlinh hoạt hơn Các ca làm việc cố định mỗi ngày sẽ được bổ sung bằng nănglực lập kế hoạch năng động và tự tổ chức để xem xét các ưu tiên của nhânviên Điều này sẽ cải thiện sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc của tất cảnhân viên; đồng thời cho phép thời gian phản ứng ngắn hơn đối với một tìnhhuống thay đổi trật tự
3.5 Cho phép sự thịnh vượng bền vững
Trang 25Các mô hình công nghiệp hóa cũ đã kết thúc vai trò lịch sử của mình.Các nền kinh tế và xã hội ngày càng nhận ra những rủi ro của toàn cầu hóa,mất việc làm và thiếu hụt tài nguyên Tạo ra lợi nhuận và thực hiện tăngtrưởng phải được đặt trong một viễn cảnh dài hạn hơn, ví dụ phải tìm ra cách
để đối phó với những hạn chế về năng lượng, tài nguyên, môi trường và cáctác động tiêu cực về kinh tế và xã hội Công nghiệp 4.0 có thể giúp tìm ra giảipháp cho những thách thức này Nếu nó thông minh và sáng tạo, qúa trình sảnxuất có thể giảm tiêu thụ năng lượng, giúp các công ty duy trì hoạt động kinhdoanh với các mô hình kinh doanh hiện có và mới; đến gần với thị trường vàngười tiêu dùng hơn qua việc sử dụng công nghệ mới để sản xuất trên toànthế giới (ngay cả ở các địa điểm có chi phí cao)./
Tài liệu tham khảo
Anderl, R (2014) Industrie 4.0-advanced engineering of smart products and
smart production, in 19 th International Seminar on High Technology, Technological Innovations in the Product Development, Piracicaba, Brazil.
Hermann, M., Pentek, T., and Otto, B (2016) Design principles for industrie
4.0 scenarios, in 49th Hawaii International Conference on System Sciences (HICSS) IEEE p 3928-3937.
Kagermann, H., Helbig, J., Hellinger, A., and Wahlster, W (2013)
Recommendations for Implementing the strategic initiative INDUSTRIE 4.0: securing the future of German manufacturing industry; final report of the Industrie 4.0 working group Forschungsunion.
Lasi, H., Fettke, P., Kemper, H.-G., Feld, T., and Hoffmann, M (2014)
Industry 4.0 Business & Information Systems Engineering, 6(4).
Lee, E.A (2008) Cyber physical systems: Design challenges, in 11th IEEE
International Symposium on Object Oriented Real-Time Distributed Computing (ISORC), 2008 IEEE p 363-369.
Lee, J., Bagheri, B., and Kao, H.-A (2015) A cyber-physical systems
architecture for industry 4.0-based manufacturing systems Manufacturing
Letters, 3: p 18-23
Lucke, D., Constantinescu, C., and Westkämper, E (2008) Smart factory-a
step towards the next generation of manufacturing, in Manufacturing systems
Trang 26and technologies for the new frontier The 41st CIRP Conference on Manufacturing Systems Springer: Tokyo, Japan p 115-118.
Radziwon, A., Bilberg, A., Bogers, M., and Madsen, E.S (2014) The smart
factory: exploring adaptive and flexible manufacturing solutions Procedia
Engineering, 69: p 1184-1190
Slack, N., Chambers, S., and Johnston, R (2010) Operations management.
Pearson Education
Yoon, J.-S., Shin, S.-J., and Suh, S.-H (2012) A conceptual framework for
the ubiquitous factory International Journal of Production Research, 50(8): p.
2174-2189
KHẢI NIỆM, NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA CUỘC
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (4.0)
Trang 27ThS Nguyễn Văn Trường
1 Khái niệm
Cụm từ "cách mạng công nghiệp" hàm chứa sự thay đổi lớn lao có tínhbước ngoặt trong mọi lĩnh vưc kinh tế, văn hóa, xã hội một cách toàn diện.Hiện nay chúng ta đang trải qua thời kỳ của cách mạng công nghiệp 4.0, dùmới xuất hiện nhưng nó đang nhanh chóng làm thay đổi toàn bộ đời sống của
xã hội
Năm 2011 tại Hội chợ Hannover nước Đức, khái niệm Công nghiệp 4.0được sử dụng lần đầu tiên Đây là hội hội chợ hàng đầu thế giới về công nghệ
và công nghiệp được tổ chức thường niên tại Đức
Năm 2012, khái niệm “Công nghiệp 4.0” được đề cập lần đầu tiêntrong bản kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao của Chính phủ Đức.Sau đó, một nhóm công tác về công nghiệp 4.0 dưới sự chủ trì của Siegfried(Robert Bosch GmbH) và Henning Kagermann đã trình bày một tập hợp cácnguyên tắc công nghiệp 4.0 lên chính phủ Đức, đề xuất thực hiện vào tháng10- 2012 Tiếp theo, ngày 8- 4- 2013 tại Hội chợ Hannover, nhóm công táccông nghiệp 4.0 trình bày bản báo cáo về làn sóng thay đổi sản xuất đang diễn
ra tại Đức Có thể xem đây là khái niệm khởi đầu về cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ tư
Đến ngày 20/01/2016, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 đãchính thức khai mạc tại thành phố Davos-Klosters của Thụy Sĩ, với chủ đề
“Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, thu hút sự tham dự của 40 nguyênthủ quốc gia và hơn 2.500 quan khách từ hơn 100 quốc gia, trong đó có PhóTổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh David Cameron, Bill Gates, CEOcủa Microsoft Satya Nadella, Chủ tịch của Alibaba Jack Ma, v.v… Khái niệmCuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã được làm rõ tại diễn đàn này
Trang 28Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới GS Klaus Schwab cho rằng Cuộccách mạng công nghiệp lần thứ 4 là một thuật ngữ bao gồm một loạt các côngnghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo Cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ 4 được định nghĩa là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ vàkhái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lýtrong không gian ảo, Internet kết nối vạn vật (IoT) và Internet của các dịch vụ(IoS).
Giám đốc điều hành của National Instruments, TS Jame Truchat vàonăm 2006 lần đầu tiên giới thiệu đặc trưng của Công nghiệp 4.0 là các hệthống sản xuất thực- ảo (Cyber-Physical Systems - CPS) mà trong đó các “sảnphẩm thông minh” gắn đầy cảm biến báo cho máy móc biết chúng cần được
xử lý như thế nào; các quy trình sẽ có quyền tự trị trong một hệ thống mô-đunphân cấp Các thiết bị nhúng thông minh làm việc với nhau qua mạng khôngdây hoặc thông qua “đám mây”
Tóm lại, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là cuộc cách mạng số hóa,thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực
tế ảo (VR), tương tác thực tại - ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, diđộng, phân tích dữ liệu lớn (SMAC) v.v… để chuyển hóa toàn bộ thế giớithực thành thế giới số
2 Nội dung
Cuộc cách mạng 4.0 gồm ba nhóm: vật lý/hữu hình, kỹ thuật số và sinhhọc
2.1 Nhóm vật lý/hữu hình
Một là, công nghệ in 3D: Hay được gọi là chế tạo cộng, in 3D bao gồm
việc tạo ra một đối tượng vật lý bằng cách in theo các lớp từ một bản vẽ hay một
mô hình 3D có trước Công nghệ này khác hoàn toàn so với chế tạo trừ, lấy đicác vật liệu thừa từ phôi ban đầu cho đến khi thu được hình dạng mong muốn
Trang 29Ngược lại, công nghệ in 3D bắt đầu với vật liệu rời và sau đó tạo ra một sảnphẩm ở dạng ba chiều từ mẫu kỹ thuật số
Hiện nay, một sản phẩm có thể được thiết kế trên máy tính và “in chụp”qua một máy in 3D, tạo nên hình hài vật thể bằng các lớp vỏ vật liệu chuyêndụng, qua đó dễ dàng thực hiện một thiết kế được số hóa như thế này chỉ vớivài thao tác click chuột Máy in 3D có thể cho chạy tự do không cần ngườikiểm soát và có thể biến những thiết kế tưởng chừng quá phức tạp trở nên đơngiản và dễ xử lý cho các nhà máy truyền thống Ngày nay, những 12 cỗ máy
kì diệu này có thể tạo ra gần như mọi thứ Những ứng dụng của kĩ thuật in 3Dthực sự kì vĩ Thậm chí, người ta đã có thể “in” ra cả dụng cụ trợ thính vànhiều bộ phận tinh vi của chiếc máy bay phản lực vũ trang dưới những hìnhdạng khác nhau
Chi phí cho công nghệ in 3D ngày cảng giảm xuống Mức giá rẻ nhấtcủa một chiếc máy in 3D sẽ giảm từ mức 18.000 USD hiện nay xuống còn
400 USD trong vòng 10 năm Trong cùng khoảng thời gian, tốc độ in sẽ tănggấp 100 lần Tất cả các công ty sản xuất giày lớn đã dùng công nghệ 3D để ingiày Phụ tùng máy bay đã được in 3D ở những sân bay xa xôi Trạm vũ trụhiện đã có một chiếc máy in giúp xóa bỏ nhu cầu một lượng lớn phụ tùng nhưtrước kia
Hai là, vật liệu mới: Với thuộc tính mà chỉ cách đây vài năm vẫn còn
được coi là viễn tưởng, những vật liệu mới đang được đưa ra thị trường Vềtổng thể, chúng nhẹ hơn, bền hơn, có thể tái chế và dễ thích ứng Hiện nay cócác ứng dụng cho các vật liệu thông minh tự phục hồi hoặc tự làm sạch, cáckim loại có khả năng khôi phục lại hình dạng ban đầu, gốm sứ và pha lê biến
áp lực thành năng lượng và nhiều vật liệu khác nữa
Ba là, xe tự lái: Sự xuất hiện của xe tự lái đã biến đổi xã hội hiện đại Nó
thay đổi nơi con người sống, đồ con người mua, cách con người làm việc, và
Trang 30những người gọi là bạn bè Khi xe tự lái đã trở nên phổ biến, chúng đã tạo ra cáclớp công việc hoàn toàn mới và làm các ngành nghề khác trở thành lỗi thời
Con người hiện đang ở trên đỉnh của một sự thay đổi công nghệ tương
tự trong giao thông: từ những chiếc xe do người điều khiển sang các xe tự lái.Tác động lâu dài của xe tự lái đối với xã hội là khó dự đoán Nhưng một điềuchắc chắn là ở bất cứ nơi nào công nghệ này trở nên phổ biến, thì cuộc sống
sẽ khác so với trước
Những xe ô tô tự lái này xử lý một lượng lớn dữ liệu cảm biến từ cácradar, máy ảnh, máy đo khoảng cách bằng siêu âm, GPS và bản đồ được gắntrên xe để điều hướng các tuyến đường đi qua các tình huống giao thông phứctạp và thay đổi nhanh chóng hơn mà không cần bất kỳ sự tham gia nào của conngười
Xe ô tô tự lái đang chiếm ưu thế nhưng hiện nay còn có nhiều kiểuphương tiện tự lái khác bao gồm xe tải, thiết bị bay không người lái, máy bay
và tàu thủy Cùng với quá trình phát triển của cảm biến và trí tuệ nhân tạo (AI),khả năng của các phương tiện tự hành này cũng được cải thiện với tốc độnhanh chóng
Bốn là, khoa học robot cao cấp: Ngày nay, các robot đang được sử
dụng nhiều hơn ở tất cả các lĩnh vực từ nông nghiệp chính xác cho đến chămsóc người bệnh Sự phát triển nhanh công nghệ robot làm cho sự hợp tác giữangười và máy móc sớm trở thành hiện thực Hơn nữa, do các tiến bộ côngnghệ khác, robot đang trở nên thích nghi và linh hoạt hơn, với thiết kế cấutrúc và chức năng của nó được lấy cảm hứng từ các cấu trúc sinh học phứctạp
Siêu tự động hóa cộng với trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ khiến việc tự độnghóa phát triển mạnh hơn, thậm chí với những kỹ năng trước đây chỉ có conngười sở hữu AI sẽ phát huy thế mạnh tốt nhất trong việc xử lý dữ liệu lớn,
Trang 31có thể bao gồm việc xử lý ngôn ngữ và hình ảnh, vốn vẫn là giới hạn của máytính cho đến nay Siêu tự động hóa cực cao có thể cho phép sự tham gia củarobot và các cỗ máy có trí thông minh nhân tạo phân tích kết quả, đưa ra cácquyết định phức tạp và ứng dụng những kết luận vào hoạt động sản xuất.
2.2 Kỹ thuật số
Từ Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự hội tụ giữa ứng dụng vật lý vàứng dụng kỹ thuật số là sự xuất hiện IoT Mô tả đơn giản nhất, có thể coi IoT
là mối quan hệ giữa vạn vật (các sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, v.v…) và con
người thông qua các công nghệ kết nối và các nền tảng khác nhau
Cảm biến và các giải pháp kết nối thế giới thực vào mạng không gian
ảo đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc Các cảm biến nhỏ hơn, rẻ hơn
và thông minh hơn đang được lắp đặt trong nhà, quần áo, phụ kiện, các thànhphố, mạng lưới giao thông và năng lượng cũng như các quy trình sản xuất.Ngày nay, có hàng tỷ thiết bị trên toàn thế giới như điện thoại thông minh, máytính bảng và máy tính được kết nối internet Số lượng thiết bị được dự kiến sẽtăng đáng kể trong vài năm tới, ước tính vài tỷ đến hơn một nghìn tỷ thiết bị.Điều này sẽ thay đổi hoàn toàn cách thức mà chúng ta quản lý chuỗi cung ứngbằng cách cho phép chúng ta giám sát và tối ưu hóa tài sản và các hoạt độngđến một mức rất chi tiết Trong quá trình này, IoT sẽ tác động làm biến đổi tất
cả các ngành công nghiệp
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 gắn với IoT được khởi xướng đầutiên tại Đức vào năm 2010 với Kế hoạch hành động cho chiến lược công nghệcao đến năm 2020, sau đó lan sang các nước thành viên của Liên minh châu
Âu như Italia, Pháp, Anh Hiện việc đầu tư cho IoT như là nền tảng cho cuộccách mạng công nghiệp mới đã trở thành làn sóng ở hầu khắp thế giới
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 lần này không giống như các cuộccách mạng trước- thường diễn ra theo xu hướng phát minh mới làm mờ đi
Trang 32phát minh cũ, IoT được tin là sẽ tạo cơ hội cho tất cả các ngành nghề đềuđược hưởng lợi IoT gia tăng cũng có nghĩa là việc truyền tải dữ liệu và giaotiếp qua Internet tăng lên Chính vì thế mà tất cả các công ty, ngành nghề đều
có thể sử dụng các dữ liệu đó để phân tích và quyết định chiến lược cạnhtranh giành lấy thành công cho mình trong tương lai
Công ty nghiên cứu Rand Europe (Anh) cho rằng, đến năm 2020, IoT
sẽ đem lại doanh thu tiềm năng khổng lồ cho các ngành trên thế giới vàokhoảng từ 1,4 nghìn tỷ - 14,4 nghìn tỷ USD- tương đương với mức GDP của
cả Liên minh châu Âu Không những thế, một báo cáo mới nhất của hãngphân tích kinh tế Business Insider Intelligence còn dự báo, đến năm 2020nhiều ngành kinh tế cơ bản sẽ tăng cường đầu tư cho hệ sinh thái IoT với tổng
số tiền đầu tư cho các giải pháp IoT ước chừng 6 nghìn tỷ USD Trong đó,các nhà sản xuất công nghiệp chế tạo sẽ tăng 35% đầu tư cho việc sử dụngcác cảm biến thông minh Ngành giao thông sẽ có hơn 220 triệu xe hơi đượckết nối Ngành công nghiệp quốc phòng sẽ chi 8,7 tỷ USD cho các phươngtiện không người lái và sẽ có 126 nghìn robot quân sự được xuất xưởng Sảnxuất nông nghiệp sẽ cài đặt 75 triệu thiết bị IoT, chủ yếu là các thiết bị cảmbiến được đặt ở trong đất để theo dõi nồng độ axít, nhiệt độ và các chỉ số khác
để giúp nông dân tăng năng suất mùa vụ Lĩnh vực cơ sở hạ tầng sẽ tăng đầu
tư 133 tỷ USD cho các hệ thống IoT
Bên cạnh đó, còn nhiều lĩnh vực khác cũng tăng cường đầu tư hệ sinhthái IoT như lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ vận tải, ngân hàng, y tế, v.v… Nhìnchung, trong vài năm nữa, IoT sẽ bao trùm hầu khắp các ngành nghề trong bakhu vực chính: Chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng, với ước tính có
24 tỷ thiết bị được kết nối Internet và tham gia vào hệ sinh thái IoT
Trên thực tế như vậy, IoT sẽ tạo ra sự tăng trưởng đáng kể cho nền kinh tếtrên toàn cầu Theo dự báo của hãng tư vấn Accenture (Mỹ), nếu Mỹ đầu tư
Trang 33nhiều hơn 50% vào công nghệ IoT để mở rộng mạng lưới kết nối thì có thể đượchưởng lợi tới 7,1 nghìn tỷ USD, góp phần nâng GDP cao hơn 2,3% vào năm
2030 so với việc đầu tư vào các dự án khác Trong khi đó, Đức có thể đạt doanhthu 700 tỷ USD và nâng mức GDP lên tới 1,7%; Anh có thể đạt lợi nhuận 531 tỷUSD và nâng GDP lên 1,8%; Trung Quốc có thể đạt 1,8 nghìn tỷ USD và nângGDP lên 1,3% vào năm 2030 nếu đầu tư tương tự vào IoT như Mỹ
Theo Jim Tully- chuyên gia phân tích của Gartner cho rằng: Khi đẩymạnh đầu tư vào IoT sẽ làm thay đổi cả phương thức hoạt động của nền kinh
tế “IoT sẽ có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế bằng việc chuyển đổi rất nhiềudoanh nghiệp vào 14 thương mại điện tử và tạo điều kiện cho việc hình thànhcác mô hình kinh doanh mới, cải thiện hiệu quả và sản sinh ra các loại hìnhdoanh thu mới”
Vai trò của dữ liệu lớn và phân tích: công nghệ thông tin và truyềnthông hiện đại như siêu máy tính, dữ liệu lớn hoặc điện toán đám mây sẽ giúp
dự đoán khả năng tăng năng suất, chất lượng và tính linh hoạt trong các ngànhcông nghiệp sản xuất và do đó có lợi thế trong cạnh tranh
Một số chuyên gia cho rằng siêu kết nối thông qua sự phổ biến của IoT vàđiện toán đám mây sẽ cho phép việc truyền thông tin và giao tiếp phổ quát, toàncầu và gần như tức thời Nó là tiền đề ra đời những mô hình kinh doanh mới và
mở ra những cách thức cung cấp hàng hóa, dịch vụ mà trước đây là điều khôngtưởng Ví dụ, việc ứng dụng taxi Uber chỉ có thể xuất hiện khi việc sử dụng điệnthoại di động có kết nối internet đã bùng nổ Các dịch vụ như Facebook,WhatsApp, Pinterest, Snapchat Twitter và Instagram đã đóng một vai trò thenchốt trong sự tương tác xã hội của các công dân trên toàn thế giới Siêu tự độnghóa cũng có thể được kết hợp với siêu kết nối, cho phép hệ thống máy tính kiểmsoát và quản lý các quá trình vật lý và phản ứng một cách “con người” hơn baogiờ hết
Trang 342.3 Sinh học
Trong lĩnh vực sinh học nói chung và di truyền nói riêng có những đổimới thật sự đáng kinh ngạc Những năm gần đây, chúng ta đã và đang thànhcông trong việc giảm chi phí và dễ dàng hơn trong việc giải trình bộ gen và mớiđây là việc kích hoạt hay chỉnh sửa gen Phải mất hơn 10 năm, với chi phí 2,7 tỉUSD để hoàn thành Dự án Hệ gen người Hiện nay, một gen có thể được giải mãtrong vài giờ với chi phí không tới một ngàn USD Với sức mạnh của máy tính,các nhà khoa học không còn phải dùng phương pháp thử, sai và thử lại; thay vào
đó họ thử nghiệm cách thức mà các biến dị gen gây ra các bệnh lý đặc thù Bướctiếp theo sẽ là sinh học tổng hợp Công nghệ này sẽ giúp chúng ta có khả năngtùy biến cơ thể bằng cách sửa lại ADN Đặt những vấn đề đạo đức qua một bên,sinh học tổng hợp sẽ phát triển hơn nữa, những tiến bộ này sẽ không chỉ tácđộng sâu và ngay tức thì về y học mà còn về nông nghiệp và sản xuất nhiên liệusinh học
3 Đặc điểm
Bắt đầu từ việc tiếp cận khái niệm, một trong những câu hỏi lớn đượcđặt ra là: Tại sao nó là Công nghiệp 4.0? Điều đó có nghĩa là gì? Đằng saukhái niệm này, rõ ràng, là việc chia lịch sử ngành công nghiệp ra thành 4 giaiđoạn khác nhau Vậy vấn đề đặt ra là trước đó, các cuộc cách mạng 1.0, 2.0
và 3.0 bắt đầu từ thời gian nào, có đặc điểm ra sao?
Đẩu tiên là cuộc cách mạng công nghiệp 1.0 Đây là cuộc cách mạngcông nghiệp cổ điển được đề cập tới trong các cuốn sách giáo khoa Đặc điểmcủa nó là sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất xảy ra từ những năm 1760 đếnnhững năm 1840 Giai đoạn chuyển đổi này bao gồm việc sử dụng hơi nước
và động cơ cho các mục đích sản xuất Nhờ vậy sức mạnh cơ bắp trong sảnxuất được thay thế bằng máy móc cơ khí Cuộc cách mạng thứ hai được biếtđến như là việc điện năng được sử dụng trong sản xuất và hình thành các dây
Trang 35chuyền lắp ráp hàng loạt Cuộc cách mạng này còn đi cùng với một nhóm cácphát minh về động cơ đốt trong, máy bay và điện ảnh Bởi vậy, nó còn đượcgọi là Cách mạng công nghệ Cách mạng công nghiệp 2.0 diễn ra từ năm 1870đến năm 1914 Cách mạng công nghiệp 3.0 bao gồm việc sử dụng máy tính vàcác dây chuyền tự động hóa trong lực lượng sản xuất Cuộc cách mạng này dựatrên nền tảng của công nghệ số, máy tính cá nhân cùng với sự phát triển củaInternet và được khởi đầu từ những năm 1960 Cuối cùng là công nghiệp 4.0diễn ra như một cuộc cách mạng trong giao tiếp giữa con người và máy móc.Công nghiệp 4.0 là viễn cảnh của sự gia tăng số hóa trong quá trình sản xuất.Khái niệm Công nghiệp 4.0 mô tả cách thức mà những ứng dụng tiện ích nhưkết nối vạn vật (Internet of things), dữ liệu và dịch vụ sẽ làm thay đổi quá trìnhsản xuất, hậu cần (logistics) và công việc trong tương lai (Acatech 2014).
Đặc điểm cơ bản nhất của Cách mạng công nghiệp 4.0 là khả năng máymóc giao tiếp với con người thông qua kết nối internet hoặc bằng các phươngtiện khác Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ được tạo ra bởi làn sóng đổi mớitrong các lĩnh vực như ôtô không người lái, robot thông minh, vật liệu nhẹhơn và bền chắc hơn, và các quy trình sản xuất được thiết lập trên nền tảngcủa công nghệ in 3D Công nghiệp 4.0 có thể trở thành một kết quả của việc
số hóa liên tục, trong đó tất cả mọi thứ trong chuỗi tạo giá trị được nối mạng
và tất cả các thông tin liên quan có thể được trao đổi trực tiếp và độc lập giữacác liên kết chuỗi riêng lẻ Liên kết mọi người, sự vật và hệ thống có thể dẫnđến các mạng lưới giá trị gia tăng giữa các công ty năng động, tối ưu hóa theothời gian thực và tự tổ chức, có thể được tối ưu hóa theo các tiêu chí khácnhau, ví dụ như chi phí, tính sẵn có và tiêu thụ tài nguyên (Plattform Industrie4.0 2014: 1) Do đó, viễn cảnh về hiệu quả ở dạng thuần khiết nhất của nó là
sự linh hoạt tối đa với dòng chảy hoàn hảo của việc tạo ra giá trị
Trang 36Nói cách khác, đặc điểm cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là việc ápdụng trí tuệ nhân tạo, sự kết nối và tin học hóa rộng rãi hơn trong quá trìnhsản xuất Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể được tóm tắt như làmột sự mở rộng khả năng kết nối máy móc với các máy khác và cuối cùng kếtnối với người tiêu dùng một nơi nào đó để tổ chức sản xuất một cách thôngminh
để thu thập dữ liệu Cách làm này giúp máy móc có thể “giao tiếp” với nhau
mà không cần sự có mặt của con người, hay dây chuyền sản xuất sẽ được vậnhành tự động một cách thích hợp ứng với lượng tồn kho Ngoài ra, các doanhnghiệp sản xuất chi tiết cũng sẽ được kết nối với doanh nghiệp lắp ráp, doanhnghiệp vận chuyển, cửa hàng phân phối và tiêu thụ để thành một thể thốngnhất Điều này cũng có nghĩa là cuộc cách mạng lần này không chỉ hướng tớităng năng suất và giảm lao động Khi lượng thông tin trao đổi sẽ tăng lên gấphàng trăm tới hàng nghìn lần, đồng thời nảy sinh những sự thay đổi lớn:
Thứ nhất, thời đại sản xuất một sản phẩm với số lượng lớn sẽ dần kếtthúc Thay vào đó là khả năng tiếp nhận nhu cầu của khách hàng và truyền tớicông xưởng sản xuất ngay trong thời gian thực Các dây chuyền sản xuất sẽ tựđộng kết hợp với nhau để sản xuất đơn 16 chiếc mới mức giá thấp như hiệnnay Đây gọi là thời đại sản xuất hàng loạt sản phẩm đơn chiếc theo nhu cầucủa khách hàng Đức là quốc gia đi tiên phong trong lĩnh vực này
Thứ hai, sự thay đổi trong khái niệm thay đổi thiết kế mới của sảnphẩm như ô tô, xe máy, v.v… Hiện nay, giá trị gia tăng của ngành sản xuất
Trang 37phụ thuộc chủ yếu vào việc gia công vật liệu như kim loại thành sản phẩm,đưa vào đó phần mềm hoặc hệ thống điều khiển Tuy nhiên, trong tương lai
hệ thống kết nối internet sẽ thu thập nhu cầu của khách hàng, dựa trên cở sở
đó nhà sản xuất sẽ chỉ cập nhật phần mềm để lên đời sản phẩm như nhữngchiếc điện thoại thông minh hiện nay Không những sản phẩm, mà thiết bị sửdụng trong sản xuất cũng chỉ cần cập nhật phần mềm để thêm tính năng mới
mà không cần phải thay mới chi tiết hay bộ phận Các công ty của Mỹ đangnắm đầu xu thế này
Thứ ba, thế giới sẽ chứng kiến một cuộc lật đổ ngoạn mục của cácdoanh nghiệp công nghệ thông tin, khi họ biến các doanh nghiệp sản xuất trởthành “tay sai” cho mình Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất đangchủ động phát triển sản phẩm cho riêng mình, và vai trò của các doanh nghiệpcông nghệ thông tin chỉ là hỗ trợ Tuy nhiên, với khả năng thu thập và phântích dữ liệu các doanh nghiệp công nghệ thông tin sẽ nắm được nhu cầu củakhách hàng và tự đưa ra được sản phẩm tương ứng Sau đó họ sẽ thuê doanhnghiệp sản xuất làm sản phẩm giúp mình Vì thế thời đại của một “cuộc đảochính” trong nền sản xuất đang tới gần
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng giống như các cuộc cáchmạng trước đó, nó có tiềm năng nâng cao mức thu nhập toàn cầu và cải thiệnchất lượng cuộc sống cho người dân trên toàn thế giới Cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ 4 sẽ tạo ra các lợi ích hết sức to lớn Người được hưởng lợinhiều nhất từ cuộc cách mạng công nghệ này chính là người tiêu dùng
Các sản phẩm và dịch vụ mới mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư đã tạo ra với chi phí rất thấp, không đáng kể phục vụ người tiêu dùng Gọitaxi, đặt vé máy bay, mua một sản phẩm, thực hiện thanh toán, nghe nhạc hayxem phim đều có thể được thực hiện từ xa Internet, điện thoại thông minh vàhàng ngàn các ứng dụng đang làm cho cuộc sống của con người trở nên dễ
Trang 38dàng hơn và năng suất hơn Chỉ đơn giản với một thiết bị như một máy tínhbảng, chúng ta có thể đọc sách, lướt web và thông tin liên lạc, sở hữu khả năng
xử lý tương đương với 5.000 máy tính để bàn của 30 năm trước, với chi phí lưutrữ thông tin gần như bằng không (ngày nay lưu trữ 1GB có chi phí trung bình
ít hơn 0,03 USD một năm, so với hơn 10.000 USD thời điểm cách đây 20năm)
Trong tương lai, sáng tạo công nghệ cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi diệu kỳ
từ phía cung, với những lợi ích lâu dài về hiệu quả và năng suất Chi phí giaothông vận tải và thông tin liên lạc sẽ giảm xuống, hậu cần và các chuỗi cung ứngtoàn cầu sẽ trở nên hiệu quả hơn, và các chi phí thương mại sẽ giảm, tất cảnhững điều đó sẽ giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Như vậy, có thể thấy rằng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có vai trò vôvùng to lớn Nó tác động và mang đến nhiều thay đổi lớn lao trong xã hội, đó là
sự thay đổi trong kỳ vọng của người tiêu dùng (sản phẩm theo yêu cầu và giaohàng theo thời gian Internet), cùng với sự hội tụ của các công nghệ mới nhưIoT, robot cộng tác (cùng làm với người), in ấn 3D và điện toán đám mây, cùngvới sự xuất hiện của các mô hình kinh doanh mới Cụm từ "cách mạng côngnghiệp" hàm chứa sự thay đổi lớn lao, không chỉ biến đổi kinh tế mà cả vănhóa, xã hội một cách toàn diện
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
ThS Tô Thị NhungTS.Nguyễn Nam Thắng
Trang 39Theo quan niệm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác, sự phát triển của xãhội loài người là sự thay thế nối tiếp nhau của những phương thức sản xuất,của những cách thức mà người ta tạo ra của cải vật chất và sinh hoạt tronggiai đoạn lịch sử nhất định
1 Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Để lao động và sản xuất con người buộc phải tham gia vào quan hệ
"song trùng": quan hệ của con người với tự nhiên và quan hệ của con ngườivới nhau Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được gọi là lực lượng sảnxuất, biểu hiện cho quá trình con người tác động vào giới tự nhiên, chinhphục giới tự nhiên để sản xuất ra của cải vật chất đảm bảo cho sự sinh tồn vàphát triển của con người và xã hội Lực lượng sản xuất nói lên năng lực thực
tế của con người trong quá trình sản xuất tạo ra của cải xã hội, nó cũng biểuhiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người Lược lượng sản xuất là yếu
tố khách quan, là nền tảng vật chất của xã hội Lực lượng sản xuất bao gồm
người lao động với kỹ năng lao động của họ và tư liệu sản xuất, trước hết là
công cụ lao động
Người lao động trong lực lượng sản xuất xã hội là những người có khảnăng lao động với sức mạnh trí tuệ, sức mạnh thể chất và tinh thần cùng vớikinh nghiệm lao động, kỹ năng lao động, sự khéo léo trong quá trình laođộng Trong lao động, sức mạnh và kỹ năng ấy được nhân lên gấp nhiều lần.Người lao động là yếu tố quyết định trong lực lượng sản xuất vì suy cho cùngthì tất cả các loại tư liệu sản xuất đều là sản phẩm lao động của con người, docon người lao động tạo ra và không ngừng đổi mới, cải tiến; giá trị và hiệuquả của các tư liệu sản xuất phụ thuộc vào trình độ sử dụng và sáng tạo củangười lao động; về thực chất, tư liệu sản xuất, đặc biệt là công cụ lao động chỉ
là sự phản ánh trình độ của người lao động Hơn nữa, lao động của con ngườingày càng trở thành lao động có trí tuệ và lao động trí tuệ Trí tuệ con người
Trang 40không phải là cái gì siêu tự nhiên, mà là sản phẩm của tự nhiên và của laođộng Do đó, V.I.Lênin khẳng định “lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thểnhân loại là công nhân, là người lao động”1.
Trong quá trình tiến hành sản xuất, dù muốn hay không người lao độngcũng buộc phải duy trì và thực hiện những quan hệ nhất định với nhau Nhữngquan hệ này mang tính tất yếu và không phụ thuộc vào ý muốn của ai cả Mốiquan hệ giữa con người với nhau trong quá trình sản xuất được gọi là quan hệsản xuất Quan hệ sản xuất là một mặt của phương thức sản xuất, nếu lựclượng sản xuất biểu thị mặt thứ nhất của mối “quan hệ song trùng” của sảnxuất vật chất, thì quan hệ sản xuất biểu hiện mặt thứ hai của quan hệ đó, tức làquan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất Quá trình sản xuất của
xã hội chỉ có thể diễn ra một cách bình thường khi mối quan hệ giữa ngườivới người thống nhất với mối quan hệ giữa người với giới tự nhiên
2 Quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sảnxuất của cải vật chất, nó bao gồm ba quan hệ cơ bản sau: 1- Các quan hệ giữangười với người đối với tư liệu sản xuất; 2- Các quan hệ giữa người với ngườitrong tổ chức và quản lý sản xuất; 3- Các quan hệ giữa người với người trongphân phối sản phẩm lao động Ba mặt của quan hệ sản xuất luôn luôn gắn bóvới nhau, tạo thành một hệ thống mang tính ổn định tương đối so với sự vậnđộng không ngừng của lực lượng sản xuất Tính chất của quan hệ sản xuấttrước hết được quy định bởi quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất - biểuhiện thành chế độ sở hữu - là đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất
Trong hệ thống các quan hệ sản xuất của mỗi hình thái kinh tế - xã hộixác định, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất luôn luôn có vai trò quyết địnhđối với tất cả các quan hệ xã hội khác Quan hệ sở hữu là quan hệ xuất phát,
1 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ Matxcơva, 1981, t.38, tr 430.