Nếu thu hoạch hạt làm lương thực cũng như làm giống nhằm vào mùa mưa thì việc làm khô hạt hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết. Theo truyền thống, sau khi thu hoạch nông dân thường làm khô hạt bằng cách phơi nắng trên sân gạch hoặc sân xi-măng, trên tấm bạt trải trên sân đất và đôi khi phơi ngay cả trên lề đường giao thông. Các phương pháp phơi hạt này tốn nhiều lao động và lao động rất vất vả, nhất là trong mùa mưa và không bảo đảm chất lượng hạt.
1 MỤC LỤC 1 MỤC LỤC 2 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ LÀM KHÔ NÔNG SẢN 7 1.1. Tầm quan trọng của việc phơi sấy hạt .7 1.2. Vấn đề phơi khô nông sản .7 Tỷ lệ tấm khi xay, % .8 Chương 2 KIẾN THỨC CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN KỸ THUẬT SẤY 10 2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy .10 RH% = 100 Pw / Pwsat 11 3. Thể tích riêng của không khí 11 4. Nhiệt độ của không khí .11 2.2. Vật liệu sấy (các loại hạt và nông sản khác) 18 2.2.1. Độ ẩm của hạt .18 18 Công thức tính lượng nước bay đi khi phơi sấy 18 (1) .18 (2) 18 2.2.2. Sự cân bằng ẩm (xem các đồ thị sau) .22 Độ ẩm cân bằng của lúa, % .23 Chương 3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT SẤY .25 3.1. Tĩnh học và động học của quá trình sấy 25 Quá trình sấy bằng không khí nóng diễn ra bao gồm việc dẫn nhiệt vào vật liệu sấy, làm kích thích ẩm trong vật liệu và bốc ẩm ra khỏi vật liệu đi vào môi trường chung quanh. 25 3.1.1. Tĩnh học của quá trình sấy .25 3.1.2. Động học của quá trình sấy 25 Chương 4 CẤU TRÚC NGUYÊN LÝ CỦA MỘT SỐ HỆ THỐNG SẤY 25 3.1. Cấu trúc chung của một hệ thống sấy 25 Một hệ thống sấy hạt nói chung gồm có ba phần chính: .25 26 2 1mm cột nước = 10 Pa 26 - Các loại quạt .26 28 29 3.2. Các phương pháp sấy .29 3.3. Cấu trúc và nguyên lý của một số hệ thống sấy 30 3.3.1. Máy sấy tĩnh vĩ ngang 30 31 5/. Xác định áp suất tĩnh cần thiết cho quạt: .35 3.4. Phân tích và lựa chọn một dự án đầu tư hệ thống sấy .37 3.4.1. Yêu cầu và chức năng của một hệ thống sản xuất mong muốn 37 1. Chính sách phát triển và hoàn cảnh kinh tế-xã hội .37 Ví dụ, Chính phủ Việt nam đã đề ra mục tiêu phát triển kinh tế là phải gắn liền với "Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá" nền sản xuất, trong đó phát triển nông nghiệp gắn liền với hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chiến lược phát triển này hàm chỉ rằng phát triển sản xuất nông nghiệp phải được thực hiện bởi sự áp dụng công nghệ mới để chuyển giao vào nông thôn và sự thiết lập các xí nghiệp dịch vụ-nông nghiệp liên hợp nhằm mục đích cải thiện chất lượng và tăng giá trị nông sản phẩm 37 Tuy nhiên, sự gia tăng dân số còn tương đối khá cao nên lực lượng lao động trong nông thôn cũng gia tăng nhanh chóng làm cho nhu cầu công ăn việc làm cũng là vấn đề cần được quan tâm. Điều này làm khó khăn trong việc hoạch định chiến lược phát triển nông thôn và có sự đắn đo giữa cơ giới hoá và giải quyết việc làm trong cộng đồng nông thôn. Ngoài ra, giá cả đầu ra của một số nông sản chưa tương hợp với chi phí sản xuất làm cho đa số nông dân còn do dự trước khi quyết định đầu tư vào các kỹ thuật hoặc công nghệ mới để đưa vào sản xuất .37 2. Chức năng của hệ thống sấy mong muốn 38 Mặc dù lao động dư thừa và giá công lao động vẫn còn thấp so với khu vực thành thị, nhưng không phải tất cả các khâu sản xuất trong nông nghiệp đều có thể thực hiện được bằng thủ công, nhất là sản xuất hạt giống chất lượng cao hoặc nông sản cho xuất khẩu. Chẳng hạn trong mùa mưa, nông dân khó có thể phơi khô lúa để đạt được chất lượng gạo cao, vì vậy việc sấy lúa bằng máy là nhu cầu tất yếu cần được phát triển mạnh trong khu vực. Điều này cho thấy máy sấy lúa giữ một chức năng quan trọng trong qui trình sản xuất và chế biến lúa. .38 Chức năng chính của hệ thống sấy hạt giống là nhằm giải quyết các khó khăn đang tồn tại trong khâu sau thu hoạch và sản xuất hạt giống và cũng là để đáp ứng các hoàn cảnh kinh tế-xã hội. Một vài chức năng chính có thể được tóm lược như sau: 38 3 Giảm độ ẩm của hạt đến mức an toàn cho tồn trữ và xay xát; .38 Nâng cao chất lượng hạt giống và giá trị sản phẩm cho nông dân; 38 Giảm mức hao phí hạt do thu hoạch lúa trong mùa mưa; .38 Mở ra dịch vụ như là một ngành nghề mới thu hút lao động nông thôn 38 3.4.2. Các yêu cầu cần có của một hệ thống sấy hạt tại cơ sở sản xuất 38 1/ Về kỹ thuật .38 Sấy là một trong các khâu quan trọng trong qui trình sản xuất lúa, vì vậy nó phải tương thích với các yêu cầu của các khâu còn lại. Về mặt kỹ thuật yêu cầu của hệ thống cần được chú ý là: .38 Qui mô sản xuất và các điều kiện tồn tại; .38 Các khâu trước khi sấy như: gặt, đập, vận chuyển, làm sạch, v.v. 38 Các qui trình sau khi sấy như tồn trữ, bảo quản, xay xát; 38 Phương pháp kiểm tra chất lượng và điều chỉnh năng suất; .38 Nguồn năng lượng, trình độ tay nghề, thông tin; .38 Công cụ và trang bị đi kèm cần thiết cho hoạt động sấy 38 2/ Về kinh tế - xã hội 38 Hạt sau khi sấy phải tăng được giá trị tối thiểu đủ để trang trải chi phí sấy mới có thể thu hút được nông dân sử dụng hệ thống sấy. Một vài yếu tố về kinh tế - xã hội cần được xét đến gồm: .38 Chi phí đầu tư và khả năng thu hồi vốn; 39 Chi phí sấy phải được chấp nhận bởi nông dân, người có lúa cần sấy; 39 Nguồn nhân lực cần cho quản lý, vận hành và cố vấn kỹ thuật; 39 Tác dụng trên cộng đồng; .39 Cơ cấu tổ chức và quản lý; .39 Chương trình và kế hoạch phát triển của chính phủ .39 3/ Cơ sở hạ tầng và môi trường 39 Sự thuận tiện cho hoạt động của hệ thống; .39 Sự sẵn có của các nguồn như năng lượng, nhiên liệu, lao động; .39 Các điều kiện thời tiết khí hậu có ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống; .39 Tác động môi trường 39 3.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn lựa hệ thống .39 1/ Tốc độ thu hoạch 39 4 Tốc độ thu hoạch được xác định bằng khối lượng hạt thu hoạch ở mỗi nông hộ trong một ngày. Nó không những chỉ phụ thuộc điều kiện khí hậu và thời tiết mà còn phụ thuộc vào kích thước nông trại, tập quán thu hoạch, phương pháp và phương tiện thu hoạch của nông dân trong khu vực .39 2/ Loại hoa màu 39 Nông dân trong khu vực thường trồng nhiều giống lúa khác nhau, ngay cả trong cùng một địa phương hay cánh đồng. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình vận hành hệ thống sấy bởi vì khó tránh khỏi sự trộn lẫn giữa các giống khác nhau. 39 3/ Khí hậu, thời tiết và môi trường .39 Các điều kiện về khí hậu, thời tiết và môi trường tại địa phương nên được nghiên cứu trước khi chọn lựa và thiểt kế hệ thống. Các dữ kiện về khí tượng, độ ẩm tương đối nên được xem xét khi vận hành hệ thống. Phương pháp và tiến trình sấy phụ thuộc hoàn toàn vào khí hậu, thời tiết và môi trường. Độ biến động về nhiệt độ và độ ẩm tương đối giữa ngày và đêm, giữa các ngày và tháng vào mùa mưa thì rất lớn. 39 3.4.4. Các tiêu chuẩn chính để chọn lựa hệ thống sấy lúa 39 1/ Chi phí đầu tư ban đầu .39 Mặc dù sấy lúa là để giảm hao phí và tăng chất lượng hạt nhưng không phải nông dân hay cơ sở nào cũng có thể đầu tư vào hệ thống. Điều này là do chi phí đầu tư cho hệ thống thường vượt quá khả năng tài chánh sẵn có. .39 2/ Năng suất của hệ thống sấy .39 Năng suất của hệ thống sấy có liên quan trực tiếp đến hệ thống canh tác, thời biểu thu hoạch và điều kiện thời tiết. Vì vậy năng suất sấy nên chọn tương thích với sản lượng lúa có được trong đa số các nông hộ hoặc khối lượng lúa được thu hoạch trong ngày ở một nông trại. .39 3/ Nguồn năng lượng 40 Năng lượng cần thiết để vận hành một hệ thống sấy gồm cơ và nhiệt, tốt nhất là năng lượng điện. Nhưng trong thực tế ở nông thôn hiện nay năng lượng điện chưa thể sẵn sàng để cung cấp cho vận hành một hệ thống sấy. 40 4/ Vật liệu và công nghệ chế tạo, khả năng cung cấp phụ tùng 40 Phát triển một hệ thống sấy phải gắn liền với sự phát triển của công nghiệp địa phương. Bởi vì hệ thống cần được vận hành và duy trì hoạt động theo qui mô công nghiệp tại chỗ. Các vật liệu chế tạo cũng cần phải dễ tìm để có thể đáp ứng được chi phí đầu tư và bảo dưỡng kỹ thuật .40 5/ Tính phù hợp với trình độ lao động tại chỗ 40 Một hệ thống sấy không nên quá phức tạp làm khó khăn cho người vận hành, nhất là những lao động ở địa phương vốn chưa được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật sấy. Tính 5 hiện đại của hệ thống cần phải được cập nhật đối với người sử dụng để có thể duy trì khả năng hoạt động liên tục của hệ thống 40 6/ Chất lượng hạt sau khi sấy .40 Chất lượng hạt sau khi sấy là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá một hệ thống sấy, nhất là chất lượng sản phẩm cho xuất khẩu hoặc làm giống. Đối với lúa, chất lượng hạt sau khi sấy được đặc trưng bằng tỷ lệ thu hồi gạo sau khi xay xát phải cao cùng với các tiêu chuẩn về màu sắc, mùi vị và độ bóng, tỷ lệ nẩy mầm. .40 7/ Tính linh động của hệ thống .40 Tính linh động của hệ thống được đặc trưng bằng khả năng di chuyển và mức độ thuận tiện trong lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa. Một hệ thống sấy cũng cần có khả năng sấy được hạt ở các điều kiện khác nhau về độ ẩm, độ bẩn, nhất là hạt được thu hoạch trong những ngày có mưa nhiều .40 8/ Tuổi thọ của hệ thống .40 Mặc dù số ngày làm việc của hệ thống sấy trong năm không nhiều, chỉ 20 đến 30 ngày, nhưng mức độ hao mòn vẫn xảy ra ngay cả trong thời gian hệ thống không hoạt động. Vật liệu chế tạo và điều kiện vận hành có ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của hệ thống. Nhưng nếu sử dụng vật liệu cao cấp cho cấu trúc máy thì giá thành sẽ cao, ít được chấp nhận bởi các nhà đầu tư. 40 9) Tác động môi trường 40 Trong khi hệ thống sấy hoạt động, khí sấy thoát ra nóng, ẩm và mang nhiều bụi làm nhiễm bẩn môi trường làm việc và ảnh hưởng xấu đến sự sống của dân chúng quanh khu vực. Do đó yếu tố về tác động môi trường của hệ thống là một tiêu chuẩn quan trọng cần phải xét đến khi chọn lựa hệ thống .40 .46 Chương 4 TỒN TRỮ NÔNG SẢN SAU KHI SẤY 47 4.1. Các điều kiện để tồn trữ an toàn 47 - Điều kiện trước khi tồn trữ 47 - Khống chế chim - chuột .47 Nhiệt độ 48 - Khống chế các loại côn trùng, sâu mọt .48 - Các phương tiện tồn trữ 50 6 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ LÀM KHÔ NÔNG SẢN 1.1. Tầm quan trọng của việc phơi sấy hạt Nếu thu hoạch hạt làm lương thực cũng như làm giống nhằm vào mùa mưa thì việc làm khô hạt hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết. Theo truyền thống, sau khi thu hoạch nông dân thường làm khô hạt bằng cách phơi nắng trên sân gạch hoặc sân xi-măng, trên tấm bạt trải trên sân đất và đôi khi phơi ngay cả trên lề đường giao thông. Các phương pháp phơi hạt này tốn nhiều lao động và lao động rất vất vả, nhất là trong mùa mưa và không bảo đảm chất lượng hạt. Do việc phơi nắng hạt chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết nên nông dân đã phải chịu hao phí hạt rất lớn, chất lượng hạt lại bị giảm, tốn công lao động cao và căng thẳng trong ngày mùa. Qua điều tra cho thấy, để phát triển máy sấy phù hợp cho khu vực ĐBSCL, một vài tiêu chuẩn sau cần chú ý: 1. Chi phí đầu tư phải hợp với khả năng của đa số các nông hộ hoặc trang trại; 2. Kiến thức về kỹ thuật sấy và những điểm cần chú ý trong sấy hạt nên được được trang bị cho người trực tiếp vận hành máy; 3. Năng suất của các hệ thống sấy phải tương thích với sản lượng nông sản trong nhiều hộ hoặc trong trang trại; 4. Nguồn năng lượng cho một hệ thống sấy phải sẵn có ở nơi lắp đặt máy. 1.2. Vấn đề phơi khô nông sản Bất kỳ một loại nông sản nào cũng có chứa bên trong nó một lượng nước nhất định được gọi là độ ẩm hay thủy phần. Lượng nước này cần được lấy bớt đi (không lấy hết hoàn toàn) đến một mức độ nào đó để an toàn trong tồn trữ, làm giống hoặc chế biến. Đối với nông sản, tùy theo thời vụ thu hoạch độ ẩm của hạt tươi mới thu hoạch có khác nhau: Mùa khô: thường từ 20 đến 24%. Ở độ ẩm này nếu để nông sản trong đống hoặc trong bao quá 24 giờ thì chất lượng và tỷ lệ gạo nguyên sau xay xát để ăn hoặc tỷ lệ nẩy mầm khi làm giống sẽ giảm nhiều. Mùa mưa: thường từ 24 đến 28%, đôi khi trên 30%. Ở độ ẩm này nếu để nông sản trong bao quá 12 giờ thì hạt bắt đầu có hiện tượng bị nóng lên, nấm mốc bắt đầu phát sinh, quá trình biến đổi sinh lý để nẩy mầm trong khối hạt cũng bắt đầu xảy ra. Các quá trình này làm giảm nghiêm trọng chất lượng gạo và tỷ lệ nẩy mầm của hạt về sau. Phơi hay sấy là quá trình lấy bớt ẩm ra khỏi vật liệu (nông sản). Quá trình này là một quá trình chuyển nhiệt và chuyển khối: nhiệt lượng từ môi trường chung quanh truyền vào bên trong hạt làm cho nước bên trong khuếch tán ra ngoài và bốc ra môi trường chung quanh. Hạt từ khi thu hoạch ngoài ruộng đến khi đưa vào tồn trữ thường trải qua các giai đoạn khô như sau: Giai đoạn 1: Hạt khô trên cây và sau khi cắt trải cây phơi trên ruộng. 7 Giai đoạn 2: Làm khô và bảo quản sơ bộ hạt vừa mới đập xong, chờ phơi sấy tiếp tục để đến độ ẩm thích hợp cho tồn trữ hoặc xay xát (nông sản, 14%) hoặc bảo quản lâu dài (nông sản, 13%). Nông sản có thể được làm khô bằng phương pháp tự nhiên theo truyền thống (phơi nắng) hoặc nhân tạo (thông gió cưỡng bức hay sấy bằng máy). 1.2.1. Phơi tự nhiên Hạt được phơi nắng trên sân gạch/xi-măng, trên nền đất, trên vải bạt, trên nong nia bằng tre, v.v. Phương pháp này ít tốn kém nhưng không thể thực hiện được vào những ngày có mưa dầm. Theo các kết quả thăm dò, do không thể phơi nắng được nông sản trong mùa mưa nên độ hao phí hạt thường rất cao, có khi lên đến trên 10%, nhất là hao phí về chất, giảm tỷ lệ nẩy mầm đối với hạt giống và tốn kém rất nhiều chi phí và lao động trong suốt quá trình phơi. Trong mùa nắng, phơi hạt lớp mỏng dưới 5 cm khi trời nắng gắt thường không có lợi do tốc độ bốc ẩm quá nhanh và hạt bị quá nóng làm cho tỷ lệ tấm khi xay xát tăng cao hoặc giảm tỷ lệ nẩy mầm. Bảng 1.1: Ảnh hưởng của loại sân phơi trên tỷ lệ tấm sau khi xay xát đối với lúa Loại sân phơi Tỷ lệ tấm khi xay, % Phơi trong bóng mát Phơi ngoài nắng gắt Sân đất nện 4,7 10,2 Sân xi-măng 4,8 9,1 Phơi trên đệm cói trải trên sân đất 5,1 10,4 Phơi trên đệm cói trải trên sân xi-măng 4,3 9,3 Phơi trên đệm cói trải trên đất cỏ 5,7 10,9 Nguồn Auriol, Sở nông sản gạo Đông dương. Trong thực tế, nông dân thường chỉ chú trọng đến phơi nông sản thế nào cho mau khô mà không để ý đến việc phơi nông sản trên sân xi-măng đen khi trời nắng gắt làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống và tỷ lệ thu hồi gạo xay. Bảng 1.2: Ảnh hưởng của loại sân phơi trên tốc độ bốc ẩm. Loại sân phơi Tốc độ giảm ẩm, %/2 giờ phơi Sân xi-măng 1,0 - 1,3 Sân xi-măng đen 1,2 - 1,5 Sân gạch 0,9 - 1,2 Sân gạch men 0,6 - 1,0 8 1.2.2. Những khó khăn gặp phải khi phơi nông sản 1 Phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, nhất là trong mùa mưa không thể nào phơi tốt được làm giảm đáng kể chất lượng hạt; 2 Cần phải có mặt bằng đủ rộng để làm sân phơi hoặc chỗ phơi; 3 Chi phí lao động cao, căng thẳng trong mùa vụ, nhất là trong mùa mưa; 4 Chất lượng hạt bị giảm do kỹ thuật phơi không đúng ngay cả khi trời nắng tốt (mùa khô), hạt bị hư do không đủ nắng (mùa mưa), hạt bị nhiễm bẩn do chim, gà, vịt; hạt bị lẫn tạp chất nhất là sạn cát, hạt khô không đều do lớp phơi quá dày và số lần cào đảo không đủ; 5 Hao phí hạt do rơi vãi; hạt bị nát do bánh xe nếu phơi trên lề đường. 1.2.3. Những yếu tố liên quan đến quá trình phơi nông sản Việc phơi nông sản phụ thuộc vào các yếu tố gồm: bức xạ hay ánh nắng mặt trời, độ nhiệt, độ ẩm của không khí, gió, sân và phương tiện phơi, kỹ thuật phơi. 1. Ánh nắng mặt trời, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phơi, đó là nguồn nhiệt cơ bản làm cho nước trong hạt bốc ra và hạt trở nên khô. Bức xạ nhiệt từ mặt trời thay đổi theo thời gian trong ngày (sáng, trưa, chiều) và theo mùa. 2. Độ nhiệt, là yếu tố quan trọng và thực tế tăng giảm diễn biến tỷ lệ thuận với bức xạ. Độ nhiệt càng cao thì phơi càng nhanh khô, nhưng nếu độ nhiệt ở sân lên quá 45 0 C mà nông sản không được cào đảo thường xuyên thì hạt dễ bị rạn nứt. 3. Độ ẩm của không khí (ý nghĩa sẽ nói sau), ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình khô của hạt. Nếu độ ẩm tương đối của không khí môi trường càng thấp thì càng thuận lợi cho việc phơi tức hạt càng mau khô. Ví dụ trong cùng một điều kiện về sân phơi, về độ nhiệt và chế độ phơi nhưng nếu gặp ngày có độ ẩm không khí thấp thì nông sản phơi sẽ nhanh khô hơn. 4. Gió, cũng là yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ khô của hạt khi phơi. Khi phơi nông sản nếu trời vừa có nắng vừa có gió thì nông sản lại càng mau khô, do vậy nếu sân phơi ở vị trí không bị khuất gió là điều kiện tốt để phơi. 5. Sân phơi, đương nhiên là điều kiện tiên quyết cần phải có để phơi nông sản. Hai yếu tố chính của sân phơi có ảnh hưởng đến việc phơi nông sản là vật liệu làm sân phơi và màu sắc của sân. + Vật liệu làm sân phơi cố định trên thực tế có nhiều loại như xi-măng, gạch nung, đất nện. Ngoài ra, trên mặt nền có sẵn còn sử dụng vải bạt, nong nia, vĩ tre, đệm cói, . . thay cho sân phơi. + Màu sắc của sân phơi và các vật liệu (vải bạt) dùng để phơi nông sản nếu có màu càng sậm thì mức độ hấp thu bức xạ nhiệt càng cao nên mức độ khô càng nhanh và độ rạn gãy hạt cũng sẽ tăng (trong trường hợp trời nắng gắt). 9 6. Kỹ thuật phơi, có ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng hạt, trong đó ba yếu tố cần được chú ý là độ dày lớp nông sản, số lần cào đảo và hướng cào đảo. Tất nhiên độ dày lớp nông sản phơi càng thấp thì phơi càng mau khô. Trong mùa mưa, vào những ngày ít nắng nếu có điều kiện đủ chỗ phơi thì bề dày lớp nông sản nên nhỏ hơn 5 cm. Tuy nhiên, trong những ngày nắng gắt trên sân xi-măng sậm màu không nên phơi nông sản quá mỏng dưới 5 cm và phải cào đảo thường xuyên để tránh hạt bị rạn bên trong do tốc độ bốc ẩm quá nhanh và hạt bị quá nóng làm hư mầm. Trong cùng một điều kiện như nhau về sân phơi, độ nhiệt và độ ẩm của khí trời thì khi phơi cào luống theo hướng Đông-Tây hoặc Nam-Bắc sẽ nhanh khô hơn là san phẳng khoảng 0,15% độ ẩm trong 1 giờ. Trong suốt quá trình phơi, nên cào đảo nông sản thường xuyên. Số lần cào đảo càng nhiều thì nông sản càng mau khô và độ rạn nứt bên trong của hạt càng ít. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy rằng nếu cứ 30 phút cào đảo một lần thì tốc độ giảm ẩm nhanh gấp 1,5 lần so với 1 giờ mới cào đảo và độ rạn nứt hạt cũng giảm 1,5 lần. Chương 2 KIẾN THỨC CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN KỸ THUẬT SẤY 2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy Môi trường không khí Trong không khí tự nhiên luôn luôn có chứa một lượng hơi nước nhất định. Lượng hơi nước này được diễn tả bằng độ ẩm. Phát hiện Để một ly nước đá trên bàn, sau vài phút ta thấy mặt ngoài ly có những giọt nước đọng lại. Các giọt nước này là do hơi nước trong không khí gặp mặt ly lạnh nên ngưng tụ lại. Hoặc để phân bón urê trong thúng không đậy kín, sau một đêm ta thấy phân trở nên ướt. Lý do là vì ban đêm không khí có độ ẩm cao và phân hút ẩm từ không khí và trở nên ẩm ướt. Điều này chứng tỏ trong không khí luôn luôn có hơi nước. Tính chất của không khí được diễn tả bởi các thông số sau: 1. Độ ẩm riêng H (Specific Humidity, kg/kg kkk) Độ ẩm riêng H của không khí, tính bằng kg/kg không khí khô (kkk), là trọng lượng của nước (hơi ẩm) tính bằng kg, chứa trong 1 kg kkk. Độ ẩm riêng của không khí đôi khi còn được gọi là độ ẩm tuyệt đối hay tỷ số ẩm. 2. Độ ẩm tương đối của không khí RH (Relative Humidity, %) Độ ẩm tương đối của không khí RH là tỷ số của áp suất hơi nước thực sự (P w ) trong vùng đang xét với áp suất của hơi nước trong không khí đã bảo hòa ẩm (P wsat ) ở cùng một nhiệt độ. RH được tính bằng %. 10 [...]... mỏy o m sau mt khong thi gian s dng qui nh Vớ d mỏy o m ht ging phi c hiu chnh sau mi 6 thỏng - Theo c s khụ M db % = WH2O Trọng lượng nước chứa trong hạt W - Wd x100 = w x100 = x100 Trọng lượng chất khô Wd Wd Chỳ ý: m ca ht tớnh theo c s khụ ch c dựng trong tớnh toỏn cỏc bi toỏn v sy, cũn trong thc t ch s dng m theo c s t Cỏc mỏy o s dng trong mua bỏn nụng sn, lỳa go v sy nụng sn cho bit m theo . KHÁI QUÁT VỀ LÀM KHÔ NÔNG SẢN 1.1. Tầm quan trọng của việc phơi sấy hạt Nếu thu hoạch hạt làm lương thực cũng như làm giống nhằm vào mùa mưa thì việc làm. Auriol, Sở nông sản gạo Đông dương. Trong thực tế, nông dân thường chỉ chú trọng đến phơi nông sản thế nào cho mau khô mà không để ý đến việc phơi nông sản trên