1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HỒNG BÀNG HẢI PHÒNG

30 856 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 232 KB

Nội dung

KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HỒNG BÀNG HẢI PHÒNG 8

Báo cáo thực tập tổng hợp LỜI MỞ ĐẦU Trong xu hướng hội nhập toàn câù, nền kinh tế Việt Nam đã và đang đạt được những bước tiến dài, khẳng định vị thế sánh vai cùng với các nước khác trên thế giới. Sự phát triển cảu nền kinh tế Việt Nam nói chung do sự đóng góp của nhiều thành phần và nhiều yếu tố, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành dịch vụ, trong đó phải kể đến hoạt động kinh doanh tiền tệ ngân hàng. Trong vài năm gần đây, hoạt động kinh doanh tiền tệ ngân hàng của Việt Nam phát triển mạnh mẽ, tính hấp dẫn của kinh doanh tiền tệ ngân hàng được đánh giá là cao hơn so với các ngành kinh tế khác. Hệ thống ngân hàng ngày càng mở rộng, không ngừng phát triển đã tạo ra sự sôi động và đa dạng trên thị trường tài chính, nhằm đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu về tài chính của mọi khách hàng trên thị trường, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngân hàng Công thương Việt Nam ( VIETTIN BANK ) là một trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất Việt Nam. Từ khi được thành lập đến nay, NHCT luôn tạo được long tin và sự hài lòng cho khách hàng nhờ việc cung cấp một cách tốt nhất các dịch vụ tài chính – ngân hàng cho các khách hàng của mình đặc biệt là trong hoạt động tín dụng. Và đến nay, NHCT đã tạo được chỗ đứng tương đối vững trắc trong tâm trí khách hàng, được biết đến như là một tổ chức tài chính - tiền tệ hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh của mình, bên cạnh các tên tuổi khác như: Vietcombank, Agribank, BIDV… Vì những lí do trên đây, người viết đã lựa chọn Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh Hồng Bàng Hải Phòng là nơi thực tập tốt nghiệp. Trong quá trình thực tập tại ngân hàng, người viết không chỉ chủ động tìm hiểu những thong tin chung về hoạt động kinh doanh cùng các nghiệp vụ, mà còn tiếp cận để tìm hiểu và thu thập được nhiều hơn những thong tin lien quan trực tiếp đến công tác tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng. Đây thực sự là cơ hội tốt để người viết hiểu rõ hơn sự áp dụng lí thuyết vào thực tế đã đem lại thành công như thế nào tại Ngân hàng Công thương Việt Nam nói chung cũng như Ngân hàng Công thương Chi nhánh Hồng Bàng nói riêng. SV: Trần Thu Hằng Lớp: TCDN 47A 1 Báo cáo thực tập tổng hợp CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ RA ĐỜI, SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Việt Nam Ngân hàng Công thương Việt Nam ( NHCTVN ) được thành lập từ năm 1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và được xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt của Việt Nam. Là một trong bốn Ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất tại Việt Nam, NHCTVN có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nguồn vốn của NHCT luôn tăng trưởng qua các năm, tăng mạnh kể từ năm 1996, đạt bình quân hơn 20%/năm, đặc biệt có năm tăng 35% so với năm trước. NHCTVN là chủ sở hữu các công ty con: Công ty Cho thuê tài chính NHCT, Công ty TNHH Chứng khoán NHCT và Công ty Quản lý và Khai thác tài sản NHCT. NHCTVN là đồng sang lập và là cổ đông chính trong Indovina Bank, Công ty cho thuê tài chính Quốc tế Việt Nam ( VILC ), Công ty Liên doanh Bảo hiểm Châu Á (IAI), Công ty Chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam. NHCTVN có quan hệ ngân hàng đại lí với hơn 800 ngân hàng tại hơn 80 quốc gia, có thể đi bằng điện Swift có gắn mã khoá thẳng trực tiếp tới 18.377 ngân hàng, chi nhánh và văn phòng của họ trên toàn cầu. Các sản phẩm dịch vụ tài chính của NHCTVN: các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong và ngoài nước. cho vay đầu tư, tài trợ thương mại, bảo lãnh và tái bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, phát hành và thanh toán thẻ tín dụng trong nước và quốc tée, séc du lịch, kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và cho thuê tài chính… NHCTVN là thành viên chính thức của: • Hiệp hội các Ngân hàng Châu Á ( ABA ) • Hiệp hội các Ngân hàng Việt Nam ( VNBA ) • Hiệp hội Thanh toán Viễn thông liên ngân hàng toàn cầu ( SWIFT ) • Hiệp hội thẻ Visa/ Master SV: Trần Thu Hằng Lớp: TCDN 47A 2 Báo cáo thực tập tổng hợp • Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ( VCCI ) • Hiệp hội các Định chế tài chính APEC cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ • Hiệp hội các doanh ngiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, NHCTVN đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đi tiên phong trong cơ chế thị trường, phục vụ và góp phần tích cực thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, không ngừng phấn đấu vươn lên, khẳng định được vị trí là một trong nhưng NHTM hàng đầu Việt Nam, có bước phát triển và tăng trưởng nhanh, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt hoạt động kinh doanh - dịch vụ ngân hàng, phát triển đồng đều cả kinh doanh đối nội và kinh doanh đối ngoại, công nghệ ngân hàng tiên tiến, có uy tín với khách hàng trong nước và quốc tế. Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phát triển đất nước đến năm 2010, chủ trương tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống tài chính – ngân hàng và đề án cơ cấu lại NHCTVN giai đoạn 2001 -2010. Mục tiêu phát triển của NHCTVN đến năm 2010 là: “ Xây dựng NHCTVN thành một Ngân hàng thương mại chủ lực và hiện đại của nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam”. 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của NHCT Chi nhánh Hồng Bàng Hải Phòng Chi nhánh NHCT Hồng Bàng được thành lập từ năm 1979 với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Nhà nước Quận Hồng Bàng. Kể từ khi thành lập đến năm 1988, ngân hàng hoạt động như một chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước Hải Phòng. Sau khi có quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Quận Hồng Bàng trở thành Chi nhánh trực thuộc NHCT thành phố Hải Phòng. Tháng 10/1994 khi Ngân hàng Công thương Việt Nam thực hiện đổi mới mô hình ngân hàng hai cấp, Chi nhánh NHCT Hồng BàngChi nhánh phụ thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam. SV: Trần Thu Hằng Lớp: TCDN 47A 3 Báo cáo thực tập tổng hợp Là một thành viên của NHCT Việt Nam, mọi hoạt động của Chi nhánh NHCT Hồng Bàng đều không nằm ngoài guồng quay của hệ thống Ngân hàng Công thương. Hoà trong mục tiêu hoạt động chung, Chi nhánh NHCT Hồng Bàng lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu trong mọi hoạt động của mình, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở địa phương, ổn định gía trị tiền tệ, kiềm chế lạm phát. Bên cạnh đó, mục tiêu an toàn và hiệu quả trong các lĩnh vực hoạt động của chi nhánh ngân hàng Công thương Hồng Bàng cũng được đặt lên hàng đầu thong qua việc đáp ứng cao nhất, tốt nhất nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ ngân hàng với những sản phẩm đa dạng và chất lượng cao. Đồng thời luôn luôn hành động theo pháp luật, theo quy chuẩn văn bản của NHNN Việt Nam, NHCT Việt Nam và những nguyên tắc đạo đức trong nghiệp vụ ngân hàng. Do vậy mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là không ngừng nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh vì đây là mục tiêu sống còn của doanh nghiệp được tồn tại và phát triển. 1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY 1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHCTVN Tại hội sở chính của NHCTVN, mô hình tổ chức như sau: • Hội động quản trị, bao gồm: Chủ tịch và các uỷ viên HĐQT, Hội đồng chính sách và quản lí rủi ro, Ban kiểm soát và kiểm toán, Ban thư kí tổng hợp • Ban điều hành bao gồm: Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc • Kế toán trưởng NHCTVN • Các phòng ban tổ chuyên môn nghiệp vụ bao gồm: Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn, Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, Phòng khách hàng cá nhân, Phòng định chế tài chính, Phòng kinh doanh dịch vụ, Phòng kinh doanh ngoại tệ, Phòng đầu tư, Phòng dịch vụ thẻ, Phòng dịch vụ ngân hàng điện tử, Phòng thanh toán VNĐ, Phòng chuyển tiền ngoại tệ, Phòng thanh toán xuất nhập khẩu, Phòng thanh toán ngân quỹ, Phòng dịch vụ kiều hối, Phòng quản lí rủi ro thị trường và tác nghiệp, Phòng quản kí nợ có vấn đề, Phòng quản lí chi nhánh và thong tin, Phòng kế hoạch và hỗ trợ ALCO, Phòng xây dựng và quản SV: Trần Thu Hằng Lớp: TCDN 47A 4 Báo cáo thực tập tổng hợp lí ISO, Phòng thanh quyết toán vốn kinh doanh, Phòng quản lí và hộ trợ hệ thống INCAS…. 1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công thương Chi nhánh Hồng Bàng Hải Phòng 1.2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hồng Bàng Tổng số CBNV là 122 cán bộ trong đó có 97 cán bộ nữ và 25 cán bộ nam làm việc tại 8 phòng ban bao gồm: Phòng Ngân quỹ, Phòng kế toán, Phòng Khách hàng Doanh nghiệp, Phòng Khách hàng Cá nhân, Phòng điện toán, Phòng Quản lý Rủi ro, Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ, Phòng Hành chính – Tổ chức, 2 phòng giao dịch, đó là Phòng giao dịch Phong Lan tại số 40 Đinh Tiên Hoàng và Phòng giao dịch Hùng Vương tại km số 7 Hùng Vương Hồng Bàng. Trong đó trình độ đại học là 80 cán bộ, thạc sĩ là 1 cán bộ, còn lại trình độ cao đẳng. Trụ sở chính của ngân hàng đóng tại số 90 Trần Quang Khải quận Hồng Bàng Hải Phòng. Mô hình tổ chức Chi nhánh NHCT Hồng Bàng bao gồm: Ban giám đốc (gồm 2 Phó giám đốc giúp việc cho Giám đốc ) và 8 phòng nghiệp vụ thực hiên theo các chức năng, nhiệm vụ được phân công 1.2.2.1 Vị trí vai trò của cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hồng Bàng Giám đốc chi nhánh: chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ bộ máy quản lí của ngân hàng, trực tiếp chỉ đạo Phòng khách hang doanh nghiệp, công tác tổ chức cán bộ, Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ và hai phòng giao dịch. Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: trợ giúp cho giám đốc chi nhánh trong lĩnh vực cho vay, đầu tư giám sát việc thực hiện kế hoạch. Trực tiếp chỉ đạo công tác tiếp thị của chi nhánh đối với những khách hàng truyền thống, khách hàng có dư nợ lớn. Ngoài ra trực tiếp chỉ đạo điều hành công tác cho vay, thu nợ nhằm hạn chế các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. SV: Trần Thu Hằng Lớp: TCDN 47A 5 Báo cáo thực tập tổng hợp Phó giám đốc phụ trách kế toán: trợ giúp cho giám đốc chi nhánh trong việc chấp hành các chế độ thể loại kế toán. Trực tiếp giao nhiệm vụ cho phòng kế toán hạch toán thanh toán điều chuyển vốn của chi nhánh theo quy định của ngành. Phòng khách hang doanh nghiệp : lập kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, công tác khai thác vốn và cho vay hiệu quả, kinh doanh đối ngoại, thực hiện hoạt động đầu tư tiếp thị các sản phẩm của ngân hàng. Ngoài ra phòng khách hàng còn thực hiện nghiệp vụ cho vay và bảo lãnh, thu hồi nợ quá hạn đối với khách hàng vay vốn. Đứng đầu phòng khách hàng là Trưởng phòng chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ cán bộ phòng thực hiện các công việc đã được giao và là cố vấn cho Phó giám đốc phụ trách kinh doanh và Giám đốc chi nhánh thực hiện các kế hoạch đã được giao. Ngoài ra người trưởng phòng là người trực tiếp gặp gỡ trao đổi các công việc đối với khách hàng mới có quan hệ tín dụng. Phòng quản lí rủi ro: quản lí các loại rủi ro mà ngân hang có thể gặp phải như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro ngoại hối…. Đồng thời kết hợp với phòng khách hang cá nhân, khách hang doanh nghiệp, kiểm tra và kiểm soát nội bộ hạn chế những rủi ro ở mức thấp nhất. Phòng kế toán: phản ánh kịp thời chính xác các nghiệp vụ kế toán phát sinh thực hiện tính đúng tính đủ các khoản thu nhập, chi phí lỗ laĩ hộ trợ cho Phó giám đốc phụ trách kế toán và Giám đốc chi nhánh. Trưởng phòng chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ cán bộ Phòng kế toán thực hiện các công việc đã được giao. Ngoải ra người trưởng phòng là người trực tiếp gặp gỡ trao đổi các công việc đối với những khách hàng mới có quan hệ giao dịch mở tài khoản tư nhân và doanh nghiệp. Trực tiếp điều hành công tác đối ngoại và dịch vụ chuyển, nhận tiền từ nước ngoài về và ngược lại. Phòng ngân quỹ: có nhiệm vụ điều hoà tiền mặt và ngân phiếu thanh toán một cách linh hoạt đáp ứng kịp thời các nhu cầu thu chi tiền của khách hàng, quản lí tài sản cầm cố, cầm đồ và các chứng từ, ấn chỉ có giá ngắn hạn khác. Phòng khách hang cá nhân: bao gồm 7 bàn tiết kiệm, có chức năng huy động nguồn vốn ( ngoại tệ và nội tệ ) tạm thời nhàn rỗi trong dân cư để điều chuyển nguồn vốn huy động này phục vụ cho Phòng kinh doanh thực hiện công tác cho vay đối với SV: Trần Thu Hằng Lớp: TCDN 47A 6 Báo cáo thực tập tổng hợp khách hàng. Ngoài ra trưởng phòng còn chỉ đạo bộ phận nghiệp vụ tính trả lãi vay tiết kiệm cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm. Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: đứng đầu là trưởng phòng chịu trách nhiệm kiểm tra kiểm soát tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ trong ngân hàng. Góp phần giúp các phòng ban khác chấp hành đúng các chế độ quy định của Nhà nước và của ngành. Trưởng phòng có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo các cán bộ kiểm tra viên thực hiện kiểm tra sau tất cả các món vay của phòng kinh doanh đã cho vay, yêu cầu phòng kinh doanh bổ sung những sai sót trong việc cho vay, thu nợ. Ngoải ra trưởng phòng chịu trách nhiệm tham mưu cho Ban giám đốc trong việc chỉ đạo các hoạt động nghiệp vụ. Xử lí các khách hàng vay vốn chây ì ra toà để thu hồi vốn vay cho nhà nước, trực tiếp chất vấn trước toà án hoặc các cấp có thẩm quyền đối với các trường hợp xảy ra tranh chấp về kinh tế. Phòng điện toán: hướng dẫn và điều chỉnh, sửa chữa các máy vi tính trong công tác giao dịch và công tác phát sinh hang ngày của chi nhánh. Thực hiện việc truyền nhận các thong tin từ chi nhánh lên NHCT và ngược lại. Phòng hành chính tổ chức: thực hiện công tác giao dịch trong các lĩnh vực về lien hệ công tác. Đứng đầu là trưởng phòng chịu trách nhiệm chỉ đạo các cán bộ, bộ phận của phòng mình trong việc quản lí công tác tổ chức cán bộ của chi nhánh, công việc mua sắm và thanh lí các tài sản của cơ quan phục vụ theo yêu cầu công tác của cơ quan. Thực hiện phòng cháy chữa cháy tại cơ quan, phân công lịch trực của đội ngũ bảo vệ tự vệ và lịch trực đối với ngày lễ, tết để đảm bảo an toàn về tiền bạc tài sản của nhà nước. Hướng dẫn khách hàng đến lien hệ công tác theo những yêu cầu và nhiệm vụ nhất định. SV: Trần Thu Hằng Lớp: TCDN 47A 7 Báo cáo thực tập tổng hợp CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HỒNG BÀNG HẢI PHÒNG 2.1 CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HỒNG BÀNG HẢI PHÒNG 2.1.1 Nghiệp vụ huy động vốn Ngân hàng thương mại được hiểu như là một xí nghiệp, là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Do đó ngân hàng là một ngành kinh doanh đồng vốn. Ngân hàng vừa là người cung cấp đồng vốn đồng thời cũng là người tiêu thụ đồng vốn của khách hàng. Tất cả những hoạt động mua bán này thường thông qua một số công cụ và nghiệp vụ ngân hàng. 2.1.2 Nghiệp vụ tín dụng Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, nghiệp vụ tín dụng giữ vai trò chủ yếu. Đây là nghiệp vụ phức tạp và gặp nhiều rủi ro nhất vì vậy ngân hàng thường xuyên chủ ý quản lí chặt chẽ đối với nghiệp vụ này. Theo pháp lệnh về ngân hàng của nước ta nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng thương mại có quan hệ với tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Từ lĩnh vực tiêu dung cá nhân đến sản xuất kinh doanh và một phần tham gia đầu tư phát triển. Để thực hiện nghiệp vụ này ngân hàng sử dụng hàng loạt các công cụ kĩ thuật nhắm hướng dẫn với mục tiêu đảm bảo cho chất lượng tín dụng. Khi cho vay ngân hàng phải có cơ sở để tin rằng khách hàng sẽ trả hết nợ thì quan hệ tín dụng sẽ không xảy ra. Vì thế các nguyên tắc trong việc cho vay mang tính chất luật pháp chính thức mà người cho vay và người vay đều phải tuân theo. Khi tiến hành cho vay ngân hàng kiểm tra đối tượng cho vay, xem xét đối tượng vay có khả năng hoạt động và quyền hoạt động hay không. Đồng thời ngân hàng cũng phải kiểm tra khả năng chi trả trên cơ sở phân tích nhiều chứng từ của họ và có SV: Trần Thu Hằng Lớp: TCDN 47A 8 Báo cáo thực tập tổng hợp được kết luận nghiệp vụ tín dụng đó sẽ có lợi thì ngân hàng mới đồng ý cho đối tượng vay. Trong các nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng việc đảm bảo tiền vay có ý nghĩa rất quan trọng, nó góp phần đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Có các loại đảm bảo tín dụng sau: • Bảo lãnh: bảo lãnh là hợp đồng cam kết đơn phương mà người bảo lãnh cam kết với người cho vay khi cần thiết. Trên thực tế là hình thức đảm bảo được ưng thuận nhất khi người bảo lãnh có khả năng chi trả hoàn toàn. Nếu như người vay không có khả năng chi trả thì người bảo lãnh phải chi trả • Đảm bảo: đảm bảo là sự cam kết độc lập của người đảm bảo mà về pháp luật không phụ thuộc vào các cam kết hợp đồng khác biệt là các cam kết pháp luật mà đảm bảo cần phát ra để thực hiện chúng. Trong hoạt động ngân hàng không ít trường hợp người vay phải có cam kết đảm bảo trả nợ của ngân hàng khác. Khi cấp đảm bảo ngân hàng sẽ là người đảm bảo đối với người cho vay. Khi chi trả số tiền nhất định khi xảy ra trường hợp đảm bảo ngân hàng trong đa số trường hợp thường là đảm bảo chi trả lãi tiền vay hoặc một phần tiền vay khi người vay nợ không chi trả đúng hạn. • Cầm cố giấy tờ có giá, hàng hóa và tài sản khác: quyền cầm cố đó là yêu cầu vật chất đối với bất động sản của người khác hoặc yêu cầu được quyền nhận khoản bồi thường từ việc bán tài sản cầm cố nếu như người vay nợ không trả được nợ đó. Việc cầm cố này phải đảm bảo không ngừng trả đủ nợ mà còn cả số tiền lãi vay vì tiền bội ước do không thực hiện được các cam kết. Quyền cầm cố quy định rằng tài sản cầm cố theo sự đồng ý của người vay và người cho vay phải được chuyển cho người vay. Do đó người cho vay là người sở hữu trực tiếp còn người vay chỉ còn là người gián tiếp sở hữu tài sản cầm cố đó. • Cầm cố bất động sản: trong việc đảm bảo tiền vay việc cầm cố cam kết bất động sản, những quyền hạn cầm cố đặc biệt khu đất nhà cửa có vị trí quan trọng. Sau khi làm thủ tục cầm cố,chủ bất động sản sẽ nhận được khoản tiền vay. Ở đây người vay phải trả nợ kịp thời các cam kết của mình nếu không theo quyết định của tòa án họ phải trả nợ do bán tài sản cầm cố. SV: Trần Thu Hằng Lớp: TCDN 47A 9 Báo cáo thực tập tổng hợp 2.1.3 Nghiệp vụ thanh toán không dung tiền mặt Trong mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, ngoài nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ thanh toán không dung tiền mặt đóng vai trò cực kì quan trọng. Khối lượng và chất lượng của nghiệp vụ thanh toán của ngân hàng thương mại về phương diện vĩ mô góp phần thực thi hữu hiệu chính sách tiền tệ tín dụng của nhà nước, còn về phương diện vi nó tác động đến sự tăng giảm nguồn tài nguyên khả dụng của ngân hàng vầ sự khai thác nguồn tài nguyên đó. Khi khách hàng thiết lập mối quan hệ với ngân hàng qua việc kí gửi tiền của mình tức là đã cung cấp cho ngân hàng một hàng hóa đặc biệt để cung cấp ngoài một số tiền lãi theo lãi suất quy định nếu có. Một loạt các nghiệp vụ nhằm: • Đảm bảo an toàn việc cất giữ thu chi nhanh chóng và thu lợi tức là ngân hàng thực hiện các nhiệm vụ giữ gìn tiền cho khách hàng, cung cấp séc cho khách hàng sử dụng thay vì dung tiền mặt trong chi trả, chuyển tiền đến địa phương khác làm trung gian bảo đảm cho các bên lien hệ mọi nghiệp vụ thanh toán, hạn chế đến mức thấp nhất các yếu tố bất trắc trong giao dịch kinh doanh. • Ngân hàng giúp cho kế toán, ngân quỹ của khách hàng được dễ dàng tức là trong mọi nghiệp vụ về các mặt kế toán như chi trả chuyển tiền, thu tiền. Ngân hàng phải tổ chức như thế nào để có được thời gian nhanh chóng, không làm ứ đọng tiền của khách hàng, khả năng thực hiện các nghiệp vụ có giá trị to lớn cùng khắp các vùng không gian rộng lớn mà bản than khách hàng nếu tự đứng ra thực hiện sẽ rất tốn kém và khó khăn, ngân hàng phải tổ chức thực hiện với kĩ thuật tiện lợi, sổ sách đơn giản nhưng rõ rang chính xác. • Ngân hàng làm luân chuyển tiền tệ trong không gian và thời gian để sinh lời: là nơi tập trung tiền thu góp và phân phát tiền vay mượn. Do đó các khối tiền bất động, tiền chết sống động hơn và chuyển từ nơi nay sang nơi khác, từ khách hàng này sang khách hàng khác để phục vụ sản xuất kinh doanh. Muốn đạt được những tiền đề đó ngân hàng cần phải sử dụng các công cụ thanh toán không dung tiền mặt được phân chia làm hai loại: SV: Trần Thu Hằng Lớp: TCDN 47A 10 . KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HỒNG BÀNG HẢI PHÒNG 2.1 CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG. 10/1994 khi Ngân hàng Công thương Việt Nam thực hiện đổi mới mô hình ngân hàng hai cấp, Chi nhánh NHCT Hồng Bàng là Chi nhánh phụ thuộc Ngân hàng Công thương

Ngày đăng: 05/08/2013, 15:41

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w