Tình hình kinh doanh năm

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HỒNG BÀNG HẢI PHÒNG (Trang 25 - 30)

2.2.3.1 Nguồn vốn huy động:

Nguồn vốn huy động thực hiện đến 31/12/2008 là 901 tỷ đồng. So với kế hoạch năm 2008 do NHCT Việt Nam giao đạt 104% và so với kế hoạch quý IV/2008 đạt 106%. Trong đó:

Nguồn VND thực hiện 747 tỷ đồng, đạt 111% kế hoạch năm 2008. Ngoại tệ quy VND thực hiện 154 tỷ đồng đạt 77% kế hoạch năm 2008. Cụ thể như sau:

a)Nguồn tiền gửi dân cư: Thực hiện đạt 440 tỷ đồng, giảm 16 tỷ đồng so với đầu năm và giảm 12 tỷ đồng so với tháng 11/2008. Gồm:

- Tiền gửi tiết kiệm đạt 431 tỷ đồng, tăng 25 tỷ đồng so với đầu năm và giảm 7 tỷ đồng so với tháng 11/2008. Trong đó:

+ Tiết kiệm bằng VND đạt 284 tỷ đồng, tăng 18 tỷ đồng so với đầu năm và giảm 3 tỷ đồng so với tháng 11/2008.

+ Tiết kiệm bằng ngoại tệ quy VND đạt 147 tỷ đồng, tăng 7 tỷ đồng so với đầu năm và giảm 4 tỷ đồng so với tháng 11/2008.

- Phát hành công cụ nợ là 9 tỷ đồng, giảm 42 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó: + Phát hành công cụ nợ bằng VND là 4,5 tỷ đồng, tăng 3 tỷ đồng so với đầu năm.

+ Phát hành công cụ nợ bằng ngoại tệ quy VND là 4,4 tỷ đồng, giảm 46 tỷ đồng so với đầu năm và giảm 3,5 tỷ đồng so với tháng 11/2008.

b)Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: Thực hiện đến 31/12/2008 đạt 458 tỷ đồng, giảm 64 tỷ đồng so với đầu năm và tăng 50 tỷ đồng so với tháng 11/2008. Trong tháng, tiền gửi tăng tập trung ở Kho bạc (27 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Vận tải Xi măng (12 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Bao bì Xi măng (13 tỷ đồng)…

Tuy nhiên đây là nguồn vốn không ổn định, thường xuyên biến động và thường tăng vào thời điểm cuối năm do các khách hàng được bạn hàng thanh toán tiền hàng.

c)Tiền gửi của tổ chức tín dụng khác:

Tiền gửi của tổ chức tín dụng khác đến 31/1/2008 là 3 tỷ đồng. Đây là khoản tiền gửi của Ngân hàng Phát triển Hải Phòng phát sinh trong tháng 12/2008.

Trong tháng 12/2008 nguồn vốn huy động bình quân của Chi nhánh chỉ đạt 872 tỷ đồng, trong đó:

+ Tiền gửi dân cư là 429 tỷ đồng.

+ Tiền gửi các tổ chức kinh tế là 443 tỷ đồng.

2.2.3.2 Công tác tín dụng:

a)Công tác cho vay:

Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế thực hiện đến 31/12/2008 là 1.126 tỷ đồng, đạt 99% kế hoạch năm 2008 và quý IV do NHCT Việt Nam giao.

Phân theo thời hạn cho vay:

- Dư nợ ngắn hạn : 361 tỷ đồng chiếm 32%/tổng dư nợ - Dư nợ trung dài hạn : 765 tỷ đồng chiếm 68%/tổng dư nợ Phân theo loại tiền tệ cho vay:

- Dư nợ cho vay nội tệ : 441 tỷ đồng, chiếm 39%/tổng dư nợ. - Dư nợ cho vay ngoại tệ qui VND: 685 tỷ đồng, chiếm 61%/tổng dư nợ. Phân theo thành phần kinh tế: Hiện Chi nhánh không còn quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp hoạt động theo luật DNNN.

So với đầu năm dư nợ tăng 209 tỷ đồng, tập trung ở Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải và Thương mại (cho vay dài hạn đầu tư tàu chở hàng khô 6607 DWT: 86 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Thép và Vật tư Hải Phòng (28 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng (29 tỷ đồng), Công ty TNHH TV Công nghiệp Tàu thủy Bến

Kiền (36 tỷ đồng), Công ty TNHH Một Thành viên Chế tạo Thiết bị và Đóng tàu Hải Phòng (17 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Vận tải Thủy 4 (10 tỷ đồng)…

b)Nợ nhóm 2:

Nợ nhóm 2 đến 31/12/2008 là 105.603 triệu đồng, tập trung vào 02 khách hàng doanh nghiệp là Công ty Công nghiệp Tàu thủy Bến Kiền (102.561 triệu đồng), Công ty Cổ phần Cân Hải Phòng (2.278 triệu đồng) và một số khách hàng cá nhân. Nguyên nhân là do các khách hàng trên có phát sinh nợ quá hạn tạm thời, trong đó Công ty Công nghiệp Tàu thủy Bến Kiền phát sinh nợ quá hạn gốc 8 món thuộc Hợp đồng tín dụng 9200 DWT.01/HB-BK với tổng số tiền là 12.371 triệu đồng và lãi phát sinh kèm theo từ ngày 10/10/2008. Đến 29/10/2008 Công ty đã trả hết số tiền gốc và lãi quá hạn. Công ty Cổ phần Cân Hải Phòng phát sinh nợ quá hạn gốc với số tiền là 378 triệu đồng từ ngày 21/11/2008 thuộc Hợp đồng tín dụng số 01/HM2007. Đến 01/12/2008 Công ty đã trả hết nợ gốc quá hạn. Dư nợ còn lại của 2 khách hàng trên là nợ trong hạn và có khả năng thu hồi (Nợ nhóm 2 do đang trong thời gian thử thách).

c)Công tác quản lý nợ xấu:

Dư nợ của Chi nhánh được trích lập và phân loại theo Quyết định số 18 của NHNN Việt Nam, trong đó dư nợ xấu chủ yếu tập trung vào một số khách hàng với dư nợ và nhóm nợ như sau:

Nợ nhóm 5: 8.729 triệu đồng (tập trung ở các khách hàng là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Nhà nước Một Thành viên Cơ khí Duyên Hải: 8.725 triệu đồng và khách hàng cá nhân Phạm Văn Nhân: 4 triệu đồng).

d)Tình hình thu hồi nợ đã được xử lý:

Chi nhánh đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ tích cực đôn đốc thu hồi nợ, kết quả thu nợ đã XLRR lũy kế từ đầu năm như sau:

- Trong tháng 12/2008, tổng số thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro là 2.820 triệu đồng, trong đó:

+ Thu nợ được xử lý bằng nguồn của Chính phủ: 60 triệu đồng.

- Lũy kế từ đầu năm: Tổng số thu hồi nợ đã được xử lý: 14.671 triệu đồng, gồm: + Thu nợ đã được xử lý rủi ro từ nguồn của NHCT Việt Nam: 11.959 triệu đồng. + Thu nợ được xử lý bằng nguồn của Chính phủ: 2.712 triệu đồng.

2.2.3.3 Kết quả tài chính:

Kết quả tài chính năm 2008 của Chi nhánh như sau: - Tổng thu nhập : 180.817 triệu đồng. - Tổng chi phí : 143.024 triệu đồng. - Chênh lệch thu chi : +37.793 triệu đồng. - Thu phí dịch vụ (lũy kế) : 6.587 triệu đồng.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng của Ngân hàng Công thương Chi nhánh Hồng Bàng, có thể thấy bên cạnh những thành công đã đạt được trong những năm qua vẫn còn những hạn chế còn tồn tại.

Trong tình hình chung, hoạt động kinh doanh tiền tệ đang là một vấn đề lớn đối với nước ta trong tình hình hiện nay. Với vai trò và chức năng hoạt động của mình đặc biệt là trong nghiệp vụ tín dụng, ngân hàng thương mại có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển sản xuất của các doanh nghiệp của nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình hoạt động kinh doanh ngân hàng chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố nhất là trong tình hình hiện nay cạnh tranh với các ngân hàng trong và ngoài nước ngày càng gay gắt, sự ảnh hưởng của thị trường tiền tệ trong nước và khu vực. Cùng với sự ra đời của thị trường chứng khoán và hàng loạt các công ty cổ phần, để tồn tại và phát triển ngân hàng phải chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết để tiếp nhận khó khăn mới, đáp ứng được nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước sao cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất.

Vì vậy, người viết xin đề xuất tên đề tài thực hiện trong giai đoạn thực tập chuyên đề: “ Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Công

thương Chi nhánh Hồng Bàng Hải Phòng ”

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HỒNG BÀNG HẢI PHÒNG (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w