1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng công thương việt nam chi nhánh huế

36 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .... Chính vì sự cần thiếtcủa việc phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng như vậy nên tôi đã chọn đề tài : “ P

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ

- -CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

Lớp: K46 - TKKD

Huế, tháng 5 năm 2016

Trang 2

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Hoàng Thanh Long

MỤC LỤC

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

1.1 Một số vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh 3

1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh 3

1.1.2 Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh 3

1.1.3 Mục tiêu của phân tích hoạt động kinh doanh 3

1.1.4 Khái niệm ngân hàng thương mại 3

1.2 Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng 4

1.2.1 Nghiệp vụ huy động vốn 4

1.2.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn 5

1.2.3 Nghiệp vụ trung gian khác 6

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng 6

1.3.1 Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn 6

1.3.2 Các chỉ tiêu phân tích hoạt động sử dụng vốn 6

1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng 6

1.3.4 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 7

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 8

2.1 Giới thiệu chung về Ngân Hàng Công Thương Chi nhánh Huế 8

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế 8

2.1.2 Các hoạt động chính của Ngân Hàng Công Thương Huế 8

Trang 3

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Hoàng Thanh Long

2.1.3 Sơ đồ tổ chức của Ngân Hàng Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế 10

2.2 Phân tích nguồn vốn 11

2.2.1 Cơ cấu nguồn vốn 14

2.3 Phân tích tình hình sử dụng vốn 14

2.3.1 tình hình cho vay 14

2.3.3 Phân tích dư nợ 21

2.4 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 23

2.4.1 Phân tích doanh thu 24

2.4.2 Phân tích chi phí 26

2.4.3 Phân tích lợi nhuận 28

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH 29

3.1 giải pháp marketing 29

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn 29

3.3 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực 30

PHẦN III KẾT LUẬN 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang 4

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Hoàng Thanh Long

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 01: Tình hình nguồn vốn của NHCT CNH qua 03 năm 12

Bảng 02: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng 14

Bảng 03: Tình hình cho vay theo thời hạn 15

Bảng 04: Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế 17

Bảng 05: Tình hình thu nợ theo thời hạn 18

Bảng 06: Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế 19

Bảng 08: Tình hình dư nợ cho vay theo thời hạn 21

Bảng 09: Dư nợ theo thành phần kinh tế 22

Bảng 10: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng công thương chi nhánh huế qua 3 năm (2013-2015) 23

Bảng 11: Tình hình doanh thu của ngân hàng công thương chi nhánh Huế (2013-2015 ) 24

Bảng 12: Các khoản chi phí của ngân hàng công thương chi nhánh Huế qua 3 năm (2013-2015) 26

Bảng 13: Kết quả kinh doanh của chi nhánh ngân hàng công thươngchi nhánh Huế qua 3 năm (2013-2015) 28

Trang 5

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đất nước đang chuyển mình với những bước đi đúng hướng , những thành tựu mớitrong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - Xã Hội Xu hướng toàn cầu hóa trên thế giới cùngvới việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã mở ra nhiều cơ hội mới cho mọinhà, mọi doanh nghiệp, mọi lĩnh vực trong đó không thể không nói tới ngành ngân hàng –một lĩnh vực hết sức nhạy cảm ở Việt Nam hiện nay Cùng với quá trình hội nhập đó , nềnkinh tế Việt Nam đã có nhiều bước phát triển vượt bậc , đời sống người dân ngày càng đượcnâng cao Để đạt được những thành tựu đó , ngành ngân hàng đã đóng góp một phần khôngnhỏ Ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay phát triển mạnh và trở thành một ngành kinh tếhuyết mạch trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của ngân hàng Việt Nam hiện nay ngày càng phải đốiphó với nhiều áp lực cạnh tranh , số lượng ngân hàng tại thị trường Việt Nam ngày càng giatăng, mức cung đang tăng trưởng mạnh và khách hàng đang đứng trước quá nhiều sự lựa chọn, do đó ngành ngân hàng sẽ phải nổ lực rất nhiều trong việc cải thiện năng lực để có thể đứngvững trên thị trường Vì thế các ngân hàng cần phải hoạch định một chiến lược kinh doanhhiệu quả để có hướng đi đúng trên con đường hội nhập Tuy nhiên , muốn hoạch định mộtchiến lược kinh doanh hiệu quả thì đòi hỏi ngân hàng hiểu rõ bản thân thông qua việc phântích hoạt động kinh doanh , đồng thời cần nắm bắt thị trường thực tế Chính vì sự cần thiếtcủa việc phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng như vậy nên tôi đã chọn đề tài : “

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng công thương Việt Nam - chi nhánh Huế ”để thực hiện nghiên cứu trong chuyên đề của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

a/ Mục tiêu chung

Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương ViệtNam-Chi Nhánh Huế nhằm tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động củaNgân hàng

b/ Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về Hoạt động kinh doanh

- Đánh giá khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng qua 3 năm

2013, 2014 và 2015, thông qua việc phân tích hoạt động tín dụng

Trang 6

-Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế qua

3 năm 2013, 2014 và 2015 trên cơ sở:

- Phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng

- Đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa Ngân hàng Công Thương Thừa Thiên Huế

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng

- Không gian: Ngân Hàng công thương – Chi nhánh Huế tại số nhà 20 Hà Nội – TP Huế

- Thời gian: Đề tài đã sử dụng số liệu được thu thập qua ba năm 2013, 2014, 2015

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1.Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ bảng cân đối kế toán và bảngkết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2013, 2014, 2015

4.2 Phương pháp phân tích số liệu

Phân tích các chỉ tiêu kinh tế bằng phương pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối

Trang 7

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Một số vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh

1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh

- Phân tích hoạt động kinh doanh là đi sâu nghiên cứu quá trình và kết quả hoạt độngkinh doanh theo yêu cầu của quản lý kinh doanh , căn cứ vào tài liệu hạch toán và các thôngtin kinh tế khác , bằng những phương pháp nghiên cứu thích hợp , phân giải mối quan hệ giữacác hiện tượng kinh tế nhằm làm rõ chất lượng của hoạt động kinh doanh, nguồn tiềm năngcần được khai thác , trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanhcho doanh nghiệp

1.1.2 Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh

- Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình và kết quả hoạt động kinhdoanh với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả đó , được biểu hiệnthông qua các chỉ tiêu kinh tế

1.1.3 Mục tiêu của phân tích hoạt động kinh doanh

- Là làm sao cho các con số trên các tài liệu hoạch toán “ biết nói ” để người sử dụngchúng hiểu được tình hình và kết quả kinh doanh

- Phân tích hoạt động kinh doanh căn cứ vào các tài liệu của hoạch toán nghiên cứuđánh giá , từ đó đưa ra các nhận xét , trên cơ sở nhận xét đúng đắn thì mới đưa ra giải phápđúng đắn

- Vận dụng các phương pháp phân tích thích hợp để đưa ra kết luận sâu sắc sẽ là cơ sở

để phát hiện và khai thác các khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng

là căn cứ để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn , biện pháp quan trọng trong việcphòng ngừa các rủi ro trong kinh doanh

1.1.4 Khái niệm ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính có vị trí quan trọng trong nềnkinh tế quốc dân và hoạt động theo định chế trung gian mang tính chất tổng hợp Các nhànghiên cứu ghi nhận rằng, ngân hàng thương mại hình thành trên cơ sở của sự phát triển sảnxuất và trao đổi hàng hoá

Trang 8

1.2 Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng

NHTM hiện đại hoạt động với ba nghiệp vụ chính đó là: nghiệp vụ huy động vốn,nghiệp vụ sử dụng vốn và các nghiệp vụ trung gian khác Ba nghiệp vụ này có quan hệ mậtthiết, tác động hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển, tạo nên uy tín và thế mạnh cạnh tranhcho các NHTM, các nghiệp vụ này đan xen lẫn nhau trong quá trình hoạt động của Ngânhàng, tạo nên một chỉnh thể thống nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM

1.2.1 Nghiệp vụ huy động vốn

Nghiệp vụ này phản ánh quá trình hình thành vốn cho hoạt động kinh doanh củaNHTM, cụ thể bao gồm các nghiệp vụ sau:

a Nghiệp vụ tiền gửi:

Đây là nghiệp vụ phản ánh hoạt động Ngân hàng nhận các khoản tiền gửi từ các doanhnghiệp vào để thanh toán hoặc với mục đích bảo quản tài sản mà từ đó NHTM có thể huy độngđược Ngoài ra NHTM cũng có thể huy động các khoản tiền nhàn rỗi của cá nhân hay các hộgia đình được gửi vào ngân hàng với mục đích bảo quản hoặc hưởng lãi trên số tiền gửi

b Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá:

Các NHTM phần lớn sử dụng nghiệp vụ này để thu hút các khoản vốn có tính thời hạntương đối dài và ổn định, nhằm đảm bảo khả năng đầu tư, khả năng cung cấp đủ các khoản tíndụng mang tính trung và dài hạn vào nền kinh tế Hơn nữa, nghiệp vụ này còn giúp cácNHTM giảm thiểu rủi ro và tăng cường tính ổn định vốn trong hoạt động kinh doanh

c Nghiệp vụ đi vay:

Nghiệp vụ đi vay được các NHTM sử dụng thường xuyên nhằm mục đích tạo vốn kinhdoanh cho mình bằng việc vay các tổ chức tín dụng trên thị trường tiền tệ và vay Ngân hàngnhà nước dưới các hình thức tái chiết khấu hay vay có đảm bảo Trong đó các khoản vay từNgân hàng nhà nước chủ yếu nhằm tạo sự cân đối trong điều hành vốn của bản thân NHTMkhi mà nó không tự cân đối được nguồn vốn trên cơ sở khai thác tại chỗ

d Nghiệp vụ huy động vốn khác:

Ngoài ba nghiệp vụ huy động vốn cơ bản kể trên, NHTM còn có thể tạo vốn kinh doanhcho mình thông qua việc nhận làm đại lý hay uỷ thác vốn cho các tổ chức, cá nhân trong vàngoài nước Đây là khoản vốn huy động không thường xuyên của NHTM, thường để nhậnđược khoản vốn này đòi hỏi các Ngân hàng phải lập ra các dự án cho từng đối tượng hoặcnhóm đối tượng phù hợp với đối tượng các khoản vay

Trang 9

e Vốn chủ sở hữu của NHTM:

Đây là vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM Lượng vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ trongtổng nguồn vốn của ngân hàng, song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi bắt đầu thành lậpngân hàng Do tính chất thường xuyên ổn định, ngân hàng có thể sử dụng nó vào các mụcđích khác nhau như trang bị cơ sở vật chất, nhà xưởng, mua sắm tài sản cố định phục vụ chobản thân ngân hàng, cho vay, đặc biệt là tham gia đầu tư góp vốn liên doanh Trong thực tếkhoản vốn này không ngừng được tăng lên từ kết quả hoạt động kinh doanh của bản thânNgân hàng mang lại

1.2.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn

Đây là nghiệp vụ phản ánh quá trình sử dụng vốn của NHTM vào các mục đích khácnhau nhằm đảm bảo an toàn kinh doanh cũng như tìm kiếm lợi nhuận Nghiệp vụ tài sản cóbao gồm các nghiệp vụ cụ thể sau:

a/ Nghiệp vụ ngân quỹ:

Nghiệp vụ này phản ánh các khoản vốn của NHTM được dùng vào với mục đích nhằm đảmbảo an toàn về khả năng thanh toán hiện thời cũng như khả năng thanh toán nhanh của NHTM vàthực hiện quy định về dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước đề ra

b/ Nghiệp vụ cho vay:

Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại NH thương mại đivay để cho vay, do đó có cho vay được hay không là vấn đề mà mọi NH thương mại đều phảitìm cách giải quyết Thông thường lợi nhuận từ hoạt động cho vay này chiếm tới 65- 70%trong tổng lợi nhuận của ngân hàng Nghiệp vụ cho vay có thể được phân loại bằng nhiềucách: theo thời gian có cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và dài hạn, theo hình thức đảmbảo có cho vay có đảm bảo, cho vay không có đảm bảo, theo mục đích có cho vay bất độngsản, cho vay thương mại, cho vay cá nhân, cho vay nông nghiệp, cho vay thuê mua

c/ Nghiệp vụ đầu tư tài chính:

Bên cạnh nghiệp vụ tín dụng, các NHTM còn dùng số vốn huy động được từ dân cư, từ các

tổ chức kinh tế - xã hội để đầu tư vào nền kinh tế dưới các hình thức như : hùn vốn, góp vốn, kinhdoanh chứng khoán trên thị trường và trực tiếp thu lợi nhuận trên các khoản đầu tư đó

d/ Nghiệp vụ khác

Ngân hàng thương mại thực hiện các hoạt động kinh doanh như: kinh doanh ngoại tệ,vàng bạc và kim khí, đá quý; thực hiện các dịch vụ tư vấn, dịch vụ ngân quỹ; nghiệp vụ uỷthác và đại lý; kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm

Trang 10

1.2.3 Nghiệp vụ trung gian khác

Ngoài hai nghiệp vụ cơ bản trên ngân hàng còn thực hiện một số nghiệp vụ khác như:

a/ Dich vụ trong thanh toán: Có thể nói ngân hàng là thủ quỹ của nền kinh tế Các

doanh nghiệp , tổ chức kinh tế sẽ không phải mất thời gian sau khi mua hoặc bán hàng hoá vàdịch vụ bởi việc thanh toán sẽ được ngân hàng thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác

b/ Dịch vụ tư vấn, môi giới: Ngân hàng đứng ra làm trung gian mua bán chứng khoán,

tư vấn cho người đầu tư mua bán chứng khoán, bất động sản

c/ Các dịch vụ khác: Ngân hàng đứng ra quản lý hộ tài sản; giữ hộ vàng, tiền; cho thuê

két sắt, bảo mật

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng

1.3.1 Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn

Số dư từng loại tiền gửi

Tổng vốn huy độngChỉ số này xác đinh cơ cấu vốn huy động của Ngân Hàng Mỗi loại tiền gửi có những yêucầu khác về chi phí , thanh khoản Do đó , việc xác định rõ cơ cấu vốn huy động sẽ giúp Ngânhàng hạn chế những rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hóa chi phí đầu vào cho Ngân hàng

1.3.2 Các chỉ tiêu phân tích hoạt động sử dụng vốn

* Dư nợ ngắn ( trung , dài ) hạn/ Tổng dư nợ

Chỉ số này dùng xác định cơ cấu tín dụng theo thời gian Từ đó giúp nhà phân tích đánhgiá được cơ cấu đầu tư như vậy có hợp lý hay chưa và có giải pháp điều chỉnh kịp thời

1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng

Doanh số cho vayChỉ tiêu này phản ánh 1 đồng doanh số cho vay Ngân hàng sẽ thu hồi được bao nhiêuđồng vốn Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt cho Ngân hàng

Trang 11

1.3.4 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

c/ Phân tích lợi nhuận:

Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của NHTM.Lợinhuận có thể hữu hình như: tiền, tài sản… và vô hình như uy tín của Ngân hàng đối vớikhách hàng , phần trăm thị phần ngân hàng chiếm được

Những cơ sở lý luận nêu trên về các nghiệp vụ cơ bản , nguyên tắc hoạt động của Ngânhàng và các chỉ tiêu đánh giá nhằm làm cho hoạt động phân tích đạt hiệu quả tốt trên cơ sởvững chắc Bên cạnh việc phân tích dựa trên các chỉ tiêu kinh doanh chúng ta cần có các nhìnkhái quát về Ngân Hàng để nắm được đâu là thuận lợi , khó khăn mà ngân hàng đang gặp phảicũng như tình hình hoạt động trong thời gian qua

Lợi nhuận = Tổng thu nhập - Tổng chi phí

Trang 12

CHƯƠNG 2:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

2.1 Giới thiệu chung về Ngân Hàng Công Thương Chi nhánh Huế

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế

Tên giao dịch : Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế

Địa chỉ :20 Hà Nội – TP Huế

Chi nhánh ngân hàng Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế là một thành viên ngân hàngCông Thương Việt Nam , là một ngân hàng thương mại chuyên nghiệp , phạm vi hoạt độngchủ yếu là huy động vốn trong các tầng dân cư , các thành phần kinh tế khác và cho vay trongnhiều lĩnh vực nông nghiệp , công- thương nghiệp , giao thông vận tải và dịch vụ …Là mộtchi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam

Mục tiêu hoạt động của Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế làvới mục tiêu chiến lược là hướng hành động cụ thể được tiếp nhận từ những chỉ đạo hoạtđộng vì mục tiêu của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam , đó “phát triển – an toàn – hiệuquả ”.Trong đó , phấn đấu là ngân hàng dẫn đầu về thu phí dịch vụ Chính vì vậy , Ngân Hàng

đã và đang đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh , hiện đại hóa công nghệ ngân hàng vàtrong những năm qua Chi nhánh Ngân Hàng đã không ngừng nổ lực phấn đấu vươn lên vàđạt được những thành công nhất định , không ngừng lớn mạnh với những nội dung đa dạnghóa kinh doanh và hiệu quả Đồng thời trong quá trình kinh doanh các sản phẩm dịch vụ củaNgân Hàng , chi nhánh cũng đã phân loại được khách hàng cá nhân và khách hàng doanhnghiệp để có biện pháp quản lý và cung cấp sản phẩm , dịch vụ phù hợp

2.1.2 Các hoạt động chính của Ngân Hàng Công Thương Huế

 Phát hành kỳ phiếu , trái phiếu

b/Cho vay đầu tư :

 Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ

Trang 13

 Cho vay trung , dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ

 Tài trợ xuất , nhập khẩu , chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất

 Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn , thời gian hoàn vốn dài ,thấu chi , cho vay tiêu dùng

c/ Bảo lãnh

 Bảo lãnh , tái bảo lãnh ( trong nước và quốc tế ): bảo lãnh dự thầu ; bảo lãnh thực hiệnhợp đồng ; bảo lãnh thanh toán

 Thanh toán và tài trợ thương mại

 Phát hành , thanh toán thư tín dụng nhập khẩu ; thông báo , xác nhận ; thanh toán thưtín dụng nhập khẩu

 Nhờ thu xuất ,nhập khẩu ; nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hốiphiếu (D/A)

d/Chuyển tiền trong nước và quốc tế

 Chuyển tiền nhanh Western Union

 Thanh toán ủy nhiệm thu ,ủy nhiệm chi , séc

 Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, ATM

 Ngân quỹ

 Mua bán ngoại tế (spot, forward, Swap )

 Mua, bán chứng từ có giá ( trái phiếu chính phủ , tín phiếu kho bạc , thương phiếu );

 Thu , chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ

 Khai thác bảo hiểm nhân thọ , phi nhân thọ

 Cho thuê tài chính

 Môi giới ,tự doanh , bão lãnh phát hành , lưu ký chứng khoán

Trang 14

2.1.3 Sơ đồ tổ chức của Ngân Hàng Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức NH Công Thương Việt Nam- chi nhánh Huế

PHÒNG

HÀNH CHÍNH

BAN GIÁM ĐỐC

CÁC PHÒNG CHỨC NẮNG

CÁC PHÒNG GIAO DỊCH

PHÒNG KIỂM TRA

KS NỘI BỘ

PHÒNG KD NGOẠI TỆ VÀ

DV THẺ

PHÒNG NGÂN QUỸ

PHÒNG KẾ TOÁN

PHÒNG TỔNG HỢP

VÀ QUẢN LÝ

QLRR

PHÒNG KH DOANH NGHIỆP

TỔ QUẢN

LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ

PHÒNG ĐIỆN TOÁN

PHÒNG KH

CÁ NHÂN

Trang 15

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Hoàng Thanh Long

2.2 Phân tích nguồn vốn

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng thì nguồn vốn đóng vai trò hết sức quantrọng, mang tính chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Do đómuốn hoạt động có hiệu quả , thì việc đầu tiên mà ngân hàng cần phải thực hiện là tạo mộtnguồn vốn ổn định để đảm bảo khả năng thanh toán và cung cấp tín dụng đạt hiệu quả cao

Nhận thức được điều đó, trong những năm qua ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháptích cực để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế bằng nhiều hìnhthức huy động khác nhau, tạo ra nguồn vốn đảm bảo cho tiến trình kinh doanh thuận lợi, đápứng tốt nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế Từ năm 2013 đến 2015, tình hình nguồn vốn

của Ngân hàng được thể hiện tổng quát qua bảng sau:

Trang 16

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Hoàng Thanh Long

Bảng 01: Tình hình nguồn vốn của NHCT CNH qua 03 năm

Đvt: triệu đồng

So sánh năm So sánh năm

Trang 17

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Hoàng Thanh Long

Qua bảng trên ta nhận thấy nguồn vốn của Chi nhánh tăng qua từng năm, năm 2013

là 1.002.234 triệu đồng, đến năm 2014 đạt được 1.052.244 triệu đồng tăng 50.010 triệuđồng ứng với 4,99% so với năm 2013 và năm 2015 là 1.184.324 triệu đồng tăng 132.080triệu đồng hay 12,55% so với năm của 2014 Nguồn vốn của Ngân hàng tăng chủ yếu là do

sự tăng lên của vốn huy động, cụ thể năm 2013 huy động được 382.853 triệu đồng,năm 2014 là 415.110 triệu đồng tăng về số tuyệt đối là 32.257 triệu đồng về số tương đối là8,43% so với năm 2013 do Ngân hàng đã thực hiện nhiều chính sách huy động vốn có hiệuquả và đến năm 2015 thì Ngân hàng đã có nhiều chuyển biến tích cực, Ngân hàng đã thựchiện nhiều chính sách huy động hợp lý, điều chỉnh mức lãi suất huy động hợp lý để thu hútvốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn Số tiền mà Ngân hàng huyđộng được năm 2015 tăng lên 605.190 triệu đồng, tăng 190.079 triệu đồng ứng với45,79% Với đà này thì trong thời gian gần vốn huy động của Ngân hàng sẽ tăng lên đáng

kể, tiến tới việc Ngân hàng sẽ chủ động được nguồn vốn tại chỗ Điều này chứng tỏ uytín và vị thế của Ngân hàng ngày càng được củng cố, mở rộng, Ngân hàng nhận đượcnhiều sự tín nhiệm và tin tưởng từ phía khách hàng

Bên cạnh sự tăng lên của nguồn vốn huy động, thì có sự giảm xuống của vốn điềuhòa từ Ngân hàng cấp trên nhưng thực tế cho thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng vẫntăng chứng tỏ một điều rằng khả năng huy động vốn của Chi nhánh rất hiệu quả, Chinhánh ngày càng chủ động được nguồn tài chính, do đó phần vốn điều hòa đã được hạnchế đi Tốc độ tăng của tổng nguồn vốn vẫn ổn định, và có phần vượt trội từ khi kết thúcnăm 2014 và chuyển sang năm 2015 Trong khi đó thì tốc độ tăng của vốn điều hòa đang

có xu hướng giảm vào năm 2015, năm 2015 là 579.134 triệu đồng giảm so với năm

2014 với tốc độ 9,1% hay giảm 57.999 triệu đồng Đây là một dấu hiệu tốt, vì lãi suấtcủa vốn vay thường cao hơn so với lãi suất huy động tại chỗ Hơn nữa nếu giảm vốnđiều hòa mà tình hình huy động vốn vẫn tăng trưởng tốt đẹp, thì càng khẳng định Ngânhàng đã có hướng đi phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay là không thể trông chờ vàocác khoản viện trợ, mà cần chủ động trong mọi hoạt động Và chỉ khi Ngân hàng có ýthức tự lực cao thì Ngân hàng mới đủ bản lĩnh đối mặt với những thách thức mới trongđiều kiện suy thoái kinh tế hiện nay Tuy vậy, việc tiếp nhận vốn điều hoà với giới hạn nhấtđịnh cũng là một nguồn bù đắp hiệu quả trong trường hợp cấp bách cho những biến cố quáđột ngột xảy ra Và phần vốn này chỉ mang tính chất lấp khoảng trống thiếu hụt tạm thời,nên sẽ có tác động tích cực đến hoạt động chung của Chi nhánh

Trang 18

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Hoàng Thanh Long 2.2.1 Cơ cấu nguồn vốn

Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng bao gồm vốn huy động và vốn điều hòa từ NHCTViệt Nam Cơ cấu vốn được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 02: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng

Đvt : %

2014/2013 2015/2014

(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng Công thương Chi nhánh Huế )

- Vốn huy động tăng lên qua các năm và đang chiếm tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn

Cụ thể, tỉ trọng nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn vào năm 2013 là 38,2%, năm 2014nguồn vốn huy động chiếm 39,45% trên tổng nguồn vốn, tăng1,25% so với năm 2013 Đếnnăm 2015 tỉ trọng này là 51,1%, tăng 11,65% so với năm 2014 Điều này cho thấy sự ổn định

từ nguồn vốn huy động của doanh nghiệp và dân cư

- Vốn điều hòa chiếm tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn và đang có xu hướng giảm dầnqua các năm Cụ thể năm 2013, tỉ trọng của nguồn vốn này là 61.8% chiếm tỉ trọng khá caotrong tổng nguồn vốn

Năm 2014, tỉ trọng nguồn vốn điều hòa 61.55, giảm nhẹ 1,25% so với năm 2013

Năm 2015, tỉ trọng này 55.52% trên tổng nguồn vốn,giảm so với năm 2014 là 11,65%Kết quả phân tích cho thấy tình hình kinh tế đang phát triển mạnh dẫn đến nhu cầu sửdụng vốn cho đầu tư là rất lớn nên vốn điều hòa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn Đo

đó, trong những năm qua bên cạnh việc đẩy mạnh và mở rộng các hoạt động tín dụng, Chinhánh đã chú trọng tăng cường công tác huy động vốn tại chỗ, đồng thời linh hoạt tiếp nhậnvốn điều hòa từ Ngân hàng Công Thương Việt Nam, thúc đẩy mạnh các giải pháp tăng vốnhuy động để đáp ứng nhu cầu kinh doanh và hạn chế vốn điều hòa đến mức thấp nhất

2.3 Phân tích tình hình sử dụng vốn

Thực hiện phương châm “ Đi vay để cho vay ”do đó sau khi huy động vốn ngân hàng sẽcho khách hàng vay lại với một lãi xuất thích hợp để vừa đáp ứng nhu cầu sản xuất kinhdoanh của khách hàng vừa đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng Việc sử dụng vốn có hiệu quả

sẽ giúp cho ngân hàng tồn tại và đứng vững cạnh tranh với các ngân hàng khác

2.3.1 tình hình cho vay

a/ Cho vay theo thời hạn

Theo thời hạn cho vay thì doanh số cho vay được phân thành cho vay ngắn hạn và chovay trung, dài hạn

Ngày đăng: 26/06/2016, 15:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w