Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 48 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
48
Dung lượng
18,59 MB
Nội dung
Báo cáo thực tế Nhóm 4 MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 1 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 1 1.4. Phạm vi nghiên cứu 1 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3 CHƯƠNG I: 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI, 3 ĐẦU TƯ, SẢN XUẤT VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁC 3 TRONG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU 3 1.1. Tổng quan về thương mại và đầu tư 3 1.1.1. Khái niệm về thương mại 3 1.1.2. Khái niệm đầu tư và sản xuất 3 1.1.3. Vai trò của thương mại, đầu tư, sản xuất đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay 3 1.2. Một số vấn đề khu kinh tế cửa khẩu 4 1.2.1. Khái niệm khu kinh tế cửa khẩu 4 1.2.2. Khái niệm Khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu 4 CHƯƠNG II: 5 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI CỬA KHẨU LAO BẢO 5 HUYỆN HƯỚNG HÓA – TỈNH QUẢNG TRỊ 5 GIAI ĐOẠN 2012 - 2014 5 2.1. Khái quát chung về cửa khẩu Lao Bảo – huyện Hướng Hóa – tỉnh Quảng Trị Việt Nam 5 2.1.1. Khái quát chung về huyện Hướng Hoá 5 2.1.1.1.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 5 Báo cáo thực tế Nhóm 4 2.1.1.2. Tình hình Kinh tế và Xã hội 6 2.1.2.Khái quát chung về cửa khẩu Lao Bảo 9 2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 9 2.1.2.2. Trình độ phát triển, kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải 9 2.1.2.3. Nguồn nhân lực 10 2.1.2.4.Tình hình phát triển Kinh tế- Thương Mại và đầu tư 11 2.1.1.Nhiệm vụ và chiến lược của cửa khẩu Lao Bảo 11 2.1.2.Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của cửa khẩu Lao Bảo 13 2.2.Đánh giá tình hình hoạt động của cửa khẩu Lao Bảo giai đoạn 2012 – 2014 16 2.2.1. Tình hình, kết quả quản lí và phát triển của cửa khẩu Lao Bảo qua các năm 2012-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 16 2.2.1.1. Về kim ngạch XNK 16 2.2.1.2. Về số lượt người, phương Oện XNC qua CKQT Lao Bảo 17 2.2.2. Các khoản thu thuế, lệ phí 17 2.2.2.1. Những ưu đãi về thuế 17 2.2.2.2. Tình hình thực tế việc thu lệ phí hải quan giữa hai nước Việt Nam-Lào 18 2.2.3. Triển khai thực hiện thủ tục "tại chỗ, một điểm dừng" 20 2.2.3.1. Khái niệm 20 2.2.3.2. Nguyên tắc 20 2.2.3.3. Nội dung 21 2.2.3. Kết quả thực hiện các mặt công tác cụ thể 31 2.2.3.1. Công tác giám sát quản lý 31 2.2.3.2 Công tác quản lý thuế 32 2.2.3.3. Công tác điều tra chống buôn lậu 32 2.2.3.4. Công tác kiểm tra sau thông quan 34 2.2.3.5. Công tác ứng dụng công nghệ On học 34 2.2.3.6. Công tác cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan 35 Báo cáo thực tế Nhóm 4 2.2.3.7. Công tác tổ chức cán bộ, thanh tra 35 2.2.3.8. Công tác văn phòng, tài vụ - quản trị: 35 2.2.3.9. Công tác triển khai thực hiện Chỉ thị số 04/CT-BTC 36 CHƯƠNG 3: 37 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI 37 CỬA KHẨU LAO BẢO – HUYỆN HƯỚNG HÓA 37 TỈNH QUẢNG TRỊ 37 3.1. Giải pháp chung 37 3.2. Giải pháp cụ thể 37 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39 I. Kết luận 39 II. Kiến nghị 39 Báo cáo thực tế Nhóm 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KT-TM : Kinh tế - thương mại SXKD : Sản xuất kinh doanh PTCS : Phổ thông cơ sở PTTH : Phổ thông trung học CSHT : Cơ sở hạ tầng KKTCK : Khu kinh tế cửa khẩu CKQT : Cửa khẩu quốc tế BQL : Ban quản lý DN : Doanh nghiệp DA : Dự án NSNN : Ngân sách nhà nước Báo cáo thực tế Nhóm 4 LỜI CẢM ƠN Qua thời gian thực tập giáo trình từ ngày 12/09/2014 đến 15/09/2014 tại Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo và Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lao Bảo – Cục Hải quan Quảng Trị, chúng em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm thực tế cũng như có cái nhìn tổng quát hơn mối quan hệ giữa lý thuyết học tại trường và thực tiễn công việc. Để có được kiến thức và kết quả thực tế thành công ngày hôm nay, chúng em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm dìu dắt chỉ bảo của các thầy cô giáo hướng dẫn thuộc Khoa Kinh tế & Phát triển – Trường Đại học Kinh tế Huế. Bên cạnh đó, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến BQL Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em trong thời gian thực tập tại đây. Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, do còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những sai sót. Chúng em kính mong có những lời hướng dẫn góp ý để giúp bài báo cáo thực tế của nhóm em được hoàn thành và đạt được kết quả tốt hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! Báo cáo thực tế Nhóm 4 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu thì hội nhập là một điều tất yếu. Vào năm 2007 Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại Thế giới WTO, từ đó mở ra nhiều cơ hội về việc giao thương hàng hóa giữa các nước trên thế giới nói chung và các nước trong khu vực nói riêng. Đặc biệt là mối quan hệ thân thiết giữa các nước láng giềng như: Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc Trong đó, vấn đề giao thương giữa hai quốc gia Việt Nam – Lào ngày một sôi động và nhộn nhịp, đặc biệt là tại cửa khẩu Lao Bảo – tỉnh Quảng Trị. Vì vậy, nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình hoạt động tại cửa khẩu Lao Bảo – huyện Hướng Hóa – tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2012- 2014”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích tình hình hoạt động giao thương xuất nhập cảnh tại cửa khẩu Lao Bảo giai đoạn 2012 – 2014 - Hiệu quả hoạt động của cửa khẩu Lao Bảo giao đoạn 2012-2014 - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy mạnh mẽ những mặt tích cực 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về tình hình hoạt động xuất nhập cảnh giao thương và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển hoạt động tại cửa khẩu Lao Bảo 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt thời gian: Nghiên cứu về tình hình hoạt động tại cửa khẩu Lao Bảo năm 2012 – 2014 - Về mặt không gian: Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo – huyện Hướng Hóa – tỉnh Quảng Trị 1.4. Phạm vi nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp thông qua các báo cáo về cửa khẩu Lao Bảo và tình hình phát triển của huyện Hướng Hóa. 1 Báo cáo thực tế Nhóm 4 - Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Dựa vào những số liệu thu thập được, từ đó đưa ra những đánh giá và nhận xét về tình hình hoạt động tại cửa khẩu Lao Bảo và sự phát triển của huyện Hướng Hóa – tỉnh Quảng Trị. 2 Báo cáo thực tế Nhóm 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ, SẢN XUẤT VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁC TRONG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU 1.1. Tổng quan về thương mại và đầu tư 1.1.1. Khái niệm về thương mại Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng (barter). Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ cho người mua, trả đổi lại người mua sẽ phải cho người bán một giá trị tương đương nào đó. 1.1.2. Khái niệm đầu tư và sản xuất - Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính nguồn lực về vật chất và trí tuệ để sản xuất và kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội. - Sản xuất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. 1.1.3. Vai trò của thương mại, đầu tư, sản xuất đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay Các hoạt động thương mại, đầu tư, sản xuất có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay. - Thương mại tạo các điều kiện chuyển nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Nó góp phần xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp từng bước xây dựng nền kinh tế thị trường. Thương mại thúc đẩy sản xuất phát triển, cung ứng các nhu cầu cho nhân dân và đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra, thương mại còn góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và hội nhập. 3 Báo cáo thực tế Nhóm 4 - Hoạt động đầu tư sản xuất không chỉ đóng vai trò trong quá trình tái sản xuất của xã hội mà còn tạo ra những cú hích cho sự phát triển của nền kinh tế ở những nước đang phát triển thoát khỏi vòng luẩn quẩn của nợ nần và nghèo đói, tạo ra sự phát triển của các nền kinh tế phát triển. Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu, tác động đến sự ổn định của nền kinh tế, tác động đến sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển nền kinh tế,ngoài ra nó còn góp phần nâng cao trình độ khoa học và công nghệ của đất nước. 1.2. Một số vấn đề khu kinh tế cửa khẩu 1.2.1. Khái niệm khu kinh tế cửa khẩu - Khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) là khu kinh tế hình thành ở khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Nhà nước. Khu kinh tế (ven biển), KKTCK được gọi chung là Khu kinh tế. 1.2.2. Khái niệm Khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu - Khu phi thuế quan là khu vực địa lý có ranh giới xác định, được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào, có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan, có cơ quan Hải quan giám sát, kiểm tra hàng hoá và phương tiện ra vào khu. Khu phi thuế quan thuộc Khu kinh tế, Khu kinh tế cửa khẩu bao gồm: Khu bảo thuế, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại công nghiệp, khu thương mại tự do và các khu có tên gọi khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá giữa khu này với bên ngoài (nội địa) là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. 4 Báo cáo thực tế Nhóm 4 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI CỬA KHẨU LAO BẢO HUYỆN HƯỚNG HÓA – TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2012 - 2014 2.1. Khái quát chung về cửa khẩu Lao Bảo – huyện Hướng Hóa – tỉnh Quảng Trị Việt Nam 2.1.1. Khái quát chung về huyện Hướng Hoá 2.1.1.1.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Hướng Hóa là một huyện miền núi phía tây của tỉnh Quảng Trị (Việt Nam), cách thành phố Đông Hà khoảng 65 km về phía tây (tính từ trung tâm huyện là Thị trấn Khe Sanh). Phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía tây và phía nam giáp Lào, phía đông giáp với các huyện Gio Linh, Vĩnh Linh và Đakrông. Nơi đây Có cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo nằm trên trục đường Quốc lộ 9 thông thương với Lào. Có đường biên giới dài 156 km thuộc 11 xã tiếp giáp với Lào - Diện tích tự nhiên toàn huyện khoảng: 1.151,83 km² - Dân số đến cuối năm 2013 là: 81.320 người - Các dân tộc chủ yếu tập trung sinh sống ở huyện Hướng Hóa gồm: dân tộc Kinh 42.083 người (51,75%), dân tộc Vân Kiều 34.854 người (42,86%), dân tộc Pa Cô (Tà Ôi) 4.383 người (5.24%), khác 114 người (0,15%) - Khí hậu mang những nét điển hình của khí hậu nhiệt đới - gió mùa, quanh năm nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm 22 độ C, lượng mưa bình quân 2.262 mm/năm. - Đất đai chủ yếu có hai loại: cát pha và đất đỏ bazan, thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm nghiệp. - Tài nguyên rừng và khoáng sản phong phú, có tiềm năng khai thác lâu dài. - Nguồn nước dồi dào từ những con sông: Sê Păng Hiêng, Sê Pôn, Rào Quán và hệ thống ao hồ, hàng trăm con suối, khe nhỏ, nước ngầm, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. 5 [...]... 2.1.2 Khái quát chung về cửa khẩu Lao Bảo 2.1.2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Cửa khẩu Lao Bảo là một cửa khẩu của Việt Nam trên đường biên giới giữa Việt Nam và Lào, thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị Khu kinh tế-thương mại đặc biệt Lao Bảo là một trong những khu kinh tế cửa khẩu quan trọng nhất của Việt Nam, nằm tại khu vực cửa khẩu Lao Bảo Cửa khẩu Lao Bảo nằm trên quốc lộ 9 từ... với bảo vệ môi trường và đảm bảo ANQP, ổn định biên giới, giữa yêu cầu phát triển nhanh với dân trí thấp, giữa yêu cầu muốn phát triển nhanh và đòi hỏi những cơ chế ưu đãi, nhiều vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước song nguồn lực của tỉnh và quốc gia còn hạn hẹp 2.2 Đánh giá tình hình hoạt động của cửa khẩu Lao Bảo giai đoạn 2012 – 2014 2.2.1 Tình hình, kết quả quản lí và phát triển của cửa khẩu Lao Bảo. .. xuất khẩu, thuế nhập khẩu - Hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ nội địa Việt Nam và từ nước ngoài vào khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo được miễn thuế nhập khẩu Hàng hóa sản xuất tại khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo khi xuất khẩu ra nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu - Hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa có xuất xứ khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo do UBND tỉnh Quảng Trị ban hành qua các thời kì không phải nộp thuế nhập khẩu. .. 72% trong tổng số lao động 10 Báo cáo thực tế Nhóm 4 Cơ cấu sử dụng lao động của các nhà đầu tư hiện nay tại Lao Bảo là 70% lao động phổ thông và 30% lao động có tay nghề Lực lượng lao động hiện nay tại khu vực chủ yếu tiếp nhận từ trong tỉnh 2.1.2.4 Tình hình phát triển Kinh tế- Thương Mại và đầu tư • Hệ thống dịch vụ thương mại – du lịch gồm: Trung tâm thương mại, các siêu thị, các cửa hàng miễn thuế... biệt Lao Bảo, cùng với việc triển khai giai đoạn cuối cùng thủ tục kiểm tra tại chỗ, một điểm dừng” tại cặp cửa khẩu Lao Bảo – Densavanh sẽ tăng khả năng thông thương hàng hóa, phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch shopping, dịch vụ vận tải, dịch vụ quá cảnh hàng hóa tạo ra công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh b Khó khăn Về chủ quan - Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo. .. đất linh hoạt 12 Báo cáo thực tế Nhóm 4 2.1.2 Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của cửa khẩu Lao Bảo a Thuận lơi Về chủ quan - Cửa khẩu Lao Bảo có chiến lược ưu đãi hơn và được thành lập sớm hơn - Trong các chương trình, kế hoạch, quy hoạch, đề án lớn của Việt Nam, của tỉnh Quảng Trị và của EWEC, GMS đều có định hướng xây dựng và phát triển Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo là vùng động lực của... Việt Nam kí kết hoặc gia nhập - Việc khảo sát và kiểm tra tại hai cửa khẩu cho thấy tại Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, cơ sở hạ tầng được nâng cấp, trang thiết bị kiểm tra từng bước được bổ sung Hải quan và các cơ quan chức năng tại cửa khẩu phối hợp tốt với các cơ quan của Lào trong hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo đã triển khai thành công thủ tục hải quan điện tử, góp... hàng hóa tại cửa khẩu chủ yếu đang được thực hiện bằng thủ công, bằng cảm quan, chưa được thực hiện bằng máy soi container, cân điện tử Trong khi đó lưu lượng hàng hóa ngày càng tăng đòi hỏi thời gian thong quan hàng hóa tại cửa khẩu rút ngắn ảnh hưởng lớn tới việc thông quan nhanh chóng hàng hóa tại cửa khẩu - Sự phối hợp các giữa các lực lượng trên cửa khẩu chưa cao - Các doanh nghiệp hoạt động trong... người Tình hình triển khai giai đoạn 2,3,4 - Ngày 04/01/2007, Tổng cục hải quan Việt Nam và Tổng cục Hải quan Lào đã ký kết thỏa thuận “ về triển khai thực hiện giai đoạn 2 kiểm tra hải quan một lần tại cặp cửa khẩu Densavanh -Lao bảo - Tháng 5/2007, Dự kiến Hải quan hai nước sẽ thực hiện bước 2 Tuy nhiên, do yếu tố khách quan nên hiện tại vẫn chưa thực hiện giai đoạn 2 Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị đã... fax,… của Hải quan Lao Bảo tại cửa khẩu Dansavanh - Trình độ ngoại ngữ cho cán bộ công chức còn hạn chế - Cơ sở pháp lý và vấn đề bảo mật cơ sở dữ liệu khi làm việc tại Lào chưa được thỏa thuận Quy trình XNK, XNC tại cửa khẩu Lao Bảo Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 69 /2014/ TT-BTC hướng dẫn quy trình XNK, XNC Theo Thông tư quy định quy trình thực hiện đối với chiều xuất cảnh, xuất khẩu của cơ quan . Bảo – huyện Hướng Hóa – tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2012- 2014 . 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích tình hình hoạt động giao thương xuất nhập cảnh tại cửa khẩu Lao Bảo giai đoạn 2012 – 2014 -. xuất khẩu, nhập khẩu. 4 Báo cáo thực tế Nhóm 4 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI CỬA KHẨU LAO BẢO HUYỆN HƯỚNG HÓA – TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2012 - 2014 2.1. Khái quát chung về cửa khẩu. Nam – Lào ngày một sôi động và nhộn nhịp, đặc biệt là tại cửa khẩu Lao Bảo – tỉnh Quảng Trị. Vì vậy, nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài Phân tích tình hình hoạt động tại cửa khẩu Lao Bảo –