Công tác triển khai thực hiện Chỉ thị số 04/CT-BTC

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tại cửa khẩu lao bảo – huyện hướng hóa – tỉnh quảng trị giai đoạn 2012- 2014 (Trang 41)

Các Phòng và đơn vị trực thuộc tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 04/CT-BTC ngày 20/12/2011 của Bộ trưởng Bộ tài chính về tằng cường kỷ luật, kỷ cương khi thi hành công vụ trong ngành Tài chính, thường xuyên chấn chỉnh tác phong, tháo độ làm việc của cán bộ, công chức theo đúng tinh thần Chỉ thị.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CỬA KHẨU LAO BẢO – HUYỆN HƯỚNG HÓA

TỈNH QUẢNG TRỊ 3.1. Giải pháp chung

- Tiếp tục kiện toàn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác kiểm tra thực tế hàng hóa.

- Đề xuất trang thiết bị đầy đủ, hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật, công cụ hỗ trợ cho công tác kiểm tra thực tế hàng hóa. Kịp thời đề xuất các vướng mắc về chế độ chính sách, hoàn thiện khung pháp lý có liên quan đến công tác kiểm tra thực tế hàng hóa, đảm bảo khách quan, minh bạch, phù hợp với luật pháp quốc tế.

- Tập trung chú trọng công tác thu thập xử lý thông tin, áp dụng có hiệu quả công tác quản lý rủi ro vào nghiệp vụ kiểm tra thực tế hàng hóa nhằm kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm hàng hóa.

- Tiếp tục đề xuất giải quyết các vướng mắc, hạn chế trong mô hình kiểm tra hải quan “Một cửa, một điểm dừng” và chuẩn bị thật kĩ để tiến hành thực hiện giai đoạn 2 của mô hình.

3.2. Giải pháp cụ thể

Về con người

- Thường xuyên chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, thái độ, tư cách của người cán bộ công chức hải quan trong giai đoạn mới. Thường xuyên cử các cán bộ công chức đi học tập, đào tạo nghiệp vụ theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu để có kiến thức chuyên ngành và nắm bắt những đổi mới trong công tác. Khuyến khích cán bộ, nhân viên thường xuyên tự học tập, học thêm ngoại ngữ (tiếng Lào, Thái...)

- Bố trí phù hợp các công chức vào đúng vị trí theo đúng chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm thực hiện

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kĩ thuật

- Đề xuất trang thiết bị 1 máy soi container, hệ thống camera để giám sát hoạt động chung tại cửa khẩu.

- Thường xuyên chú trọng kiểm tra theo dõi, nâng cấp hệ thống mạng để đảm bảo sự hoạt động liên tục, tránh các sự cố liên quan đến nghẽn mạng, rớt mạng.

- Kịp thời xây dựng địa điểm kiểm tra chung tại cửa khẩu Lao Bảo để đảm bảo công tác kiểm tra chung được thuận lợi, theo đúng lộ trình

Về chế độ, chính sách, pháp luật

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả quy trình ISO vào công tác nghiệp vụ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa.

- Đề xuất giải quyết kịp thời các vướng mắc về khai hải quan từ xa, khai hải quan điện tử để chuẩn bị áp dụng mô hình thủ tục hải quan điện tử tại chi cục.

Về mô hình kiểm tra hải quan “Một cửa, một điểm dừng”

- Kiến nghị tổng cục hải quan, bộ tài chính trao đổi với tổng cục hải quan Lào để cùng ban hành quy trình thủ tục thực hiện kiểm tra hải quan 1 lần tại cửa khẩu Lao Bảo – Densavanh nhanh chóng nhằm thực hiện thống nhất giữa 2 bên

- Kiến nghị Tổng cục Hải quan Việt Nam trao đổi với Tổng cục Hải quan Lào cùng kiến nghị Bộ Bưu chính Viễn thông Lào và Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam cho phép nối mạng thông tin giữa cửa khẩu Lao Bảo và cửa khẩu Densavanh để thực hiện công tác quản lý rủi ro giai đoạn 2 đạt kết quả.

- Đề nghị phía nước bạn Lào rút bớt lực lượng tham gia công tác quản lý hàng hóa, phương tiện, hành khách tại cửa khẩu Densavanh, tránh thủ tục phiền hà.

- Bổ sung đủ biên chế cho lực lượng Hải quan cửa khẩu Lao Bảo để triển khai thực hiện giai đoạn 2.

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận

Cửa khẩu Lao Bảo với vai trò, vị trí là một cửa khẩu đường bộ quốc tế, chốt giao thông quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, đang được nhà nước đầu tư xây dựng để trở thành một cửa khẩu đường bộ quốc tế kiểu mẫu ngang tầm với các nước trong khu vực ASEAN. Để làm được điều đó, tỉnh cần quan tâm đến những giải pháp vừa mang tính trước mắt cũng như lâu dài và các giải pháp đó cần phải được thực hiện đồng bộ. Đề tài góp phần tháo gỡ những vướng mắc trong thúc đẩy phát triển mọi mặt cho vùng trong thời gian tới, đồng thời mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế trong khu vực cũng như trên thế giới.

Với việc phân tích tình hình hoạt động cửa khẩu Lao Bảo trong thời gian qua, đánh giá được những thay đổi dù chưa thật đầy đủ như mong muốn do một số vướng mắc trong việc thu thập và tiếp cận số liệu, đề tài đã cho một cái nhìn khái quát về cửa khẩu Lao Bảo, giúp nhận thức đầy đủ, toàn diện hơn về sự phát triển kinh tế, các chính sách hoạch định, những ưu đãi tại đây.

Có thể nói rằng, trong thời gian tới, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của của khẩu Lao Bảo sẽ gặp không ít khó khăn, thử thách vì đây vừa là điều kiện khách quan nhưng cũng vừa là nhân tố chủ quan trong điều kiện nước ta tham gia ngày càng sâu rộng trong nền kinh tế khu vực. Tóm lại, việc cải cách hành chính ngày càng bức thiết, thực hiện đúng thủ tục, chính sách không chỉ tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư mà còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới.

II. Kiến nghị

- Theo tinh thần Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị, Quyết định 864 của Chính phủ, chiến lược phát triển Lao Bảo SECA thời kỳ 2010 - 2020, tầm nhìn 2025 đã được hoạch định cụ thể trong Quy hoạch chung xây dựng, Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH là: Phấn đấu xây dựng toàn Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo thành đô thị loại IV vào năm 2015, tiến tới trở thành đô thị động lực cấp một (loại III) trên vùng biên giới Việt - Lào vào năm 2020. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hiện thực hôm nay và viễn cảnh ngày mai có được tiếp nối hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có vấn đề chúng ta có những giải pháp và kiến nghị gì để vượt qua những khó khăn, thách thức mang tính khách quan và chủ quan trên đây hay không? Một số giải pháp và kiến nghị dưới đây:

- Cần tiếp tục quan tâm đến công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng CSHT (bao gồm cả quy hoạch và hạ tầng cho cả Lao Bao SECA và EWEC) bằng nhiều nguồn vốn (NSNN, ODA, huy động từ doanh nghiệp…) để đáp ứng ngày càng cao hơn nhu cầu của nhà đầu tư và các đối tượng khác tại Lao Bao SECA và EWEC.

- Để phát triển Lao Bao SECA, không chỉ chú ý đến phát triển tại nội khu mà phải có chiến lược phát triển các chuỗi đô thị trên EWEC, trong đó Khu kinh tế biển phía Đông Nam Quảng Trị với cảng nước sâu Mỹ Thủy là một ý tưởng tốt, cần sớm hoàn thành quy hoạch và triển khai xây dựng, tạo điều kiện để rút ngắn 150km trên lộ trình 1.450km của EWEC, cung cấp “đầu vào” và “đầu ra” cho các khu kinh tế miền Trung Việt Nam và các tỉnh trên EWEC.

- Trong thu hút đầu tư, không chạy theo số lượng mà cần chú ý đến chất lượng, quan tâm những nhà đầu tư tiềm năng, có chiều hướng phát triển tốt trong tương lai. Ưu tiên các dự án đầu tư vào lĩnh vực logistic, đào tạo nghề để bổ sung phần khuyết thiếu của khu vực.

- Để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong xây dựng và áp dụng cơ chế chính sách, cần quan tâm nghiên cứu thực hiện theo 02 hướng:

+ Trước mắt: Cần tổng kết Quy chế 11, soát xét đánh giá lại tình hình thực hiện để rút ra những ưu điểm và hạn chế, vạch ra lộ trình, nội dung và giải pháp bổ sung, sửa đổi (nếu mức độ không lớn lắm) phù hợp, tránh sự thay đổi xáo trộn lớn làm ảnh hưởng đến nhà đầu tư. Trường hợp sau khi soát xét thấy có thay đổi lớn thì phát triển Quy chế 11 thành Nghị định của Chính phủ (thẩm quyền chung) để nâng tầm pháp lý so với Quy chế ban hành kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (thẩm quyền riêng).

+ Về lâu dài: Xây dựng một hệ thống pháp luật đủ mạnh, bền vững cho khu vực. Theo đó, cần tính đến việc xây dựng Nghị định thư về hợp tác kinh tế - văn hóa - khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam và Lào (điều ước quốc tế), trong đó nêu

rõ một số cơ chế chính sách và cơ chế liên Chính phủ hai nước đối với việc phát triển Lao Bao SECA và Khu TM biên giới Đensavanh trở thành mô hình khu kinh tế kiểu mẫu để phát triển, nhân rộng ra các địa phương khác khi có điều kiện. Tiến tới xây dựng luật về “Khu thương mại tự do” như một số nước (Chi Lê, Thổ Nhĩ Kỳ…) đã áp dụng hoặc Luật về Khu kinh tế để nâng cao hiệu lực và khung pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện.

- Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là ngoài quy hoạch, hạ tầng và cơ chế chính sách, Lao Bao SECA và EWEC cần tiếp tục có được sự đồng hành và tiếng nói hỗ trợ của cơ quan và đội ngũ báo giới trong chặng đường sắp tới để vượt qua những khó khăn thử thách, đạt mục tiêu, yêu cầu mà Đảng, Nhà nước ta đã đặt ra cũng như đáp ứng sự kỳ vọng mà chúng ta đang hướng tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các thông tin, văn bản, báo cáo, số liệu đã thu thập được trong chuyến đi thực tế cửa UBND huyện Hướng Hóa - tỉnh Quảng Trị, Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo.

Các trang web tham khảo http://quangtri.org

http://www.baohaiquan.vn/pages/default.aspx bqlkkt.quangtri.gov.vn

DANH SÁCH NHÓM 4

1. Phạm Thị Kim Tiến 2. Trần Thị Bích Ngọc 3. Trần Lê Anh Bình 4. Nguyễn Lê Mai Thảo 5. Lê Xuân Tuấn Anh 6. Phạm Ngọc Linh 7. Phan Phước Xuân 8. Võ Thị Hồng Phúc 9. Nguyễn Thị Thu Hà 10. Trần Thị Thanh Lam

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tại cửa khẩu lao bảo – huyện hướng hóa – tỉnh quảng trị giai đoạn 2012- 2014 (Trang 41)