MÔ HÌNH “KIỂM TRA MỘT CỬA, MỘT ĐIỂM DỪNG” BAO GỒM 4 BƯỚC
- Bước 1: Các bên ký kết MOU sẽ cùng phối hợp kiểm tra hải quan một cửa tại CCA của nước nhập từ ngày 30/06/2005.
- Bước 2: Hải quan hai bên sẽ phối hợp cùng nhau làm việc tại nước nhập, phối hợp kiểm tra hải quan và làm thủ tục hải quan (thời gian 30/06/2006).
- Bước 3: Các cơ quan kiểm dịch tương ứng của bên ký kết tại trạm kiểm soát biên giới nước nhập, phối hợp kiểm tra chung tại CCA cùng nhau phối hợp xử lý giấy tờ ( thời gian từ 31/12/2006).
- Bước 4: Đòi hỏi thực hiện đầy đủ thủ tục kiểm tra một cửa, một điểm dừng. Các cơ quan chức năng của hai bên (hải quan, kiểm dịch, biên phòng…) phối hợp thực hiện chức năng (kiểm tra và xử lý giấy tờ) tại trạm kiểm soát biên giới nước nhập.
CÁC GIAI ĐOẠN KIỂM TRA “MỘT CỬA, MỘT ĐIỂM DỪNG”
Thủ tục đối với người, phương tiện theo quy định hiện hành. Hải quan 2 nước cùng kiểm tra hàng hóa tại CCA đặt trên lãnh thổ nước nhập.
Thủ tục hải quan
- Hàng hóa không thuộc đối tượng kiểm tra thực tế của hải quan hai nước: Sau khi thực hiện xong thủ tục thông quan, hải quan nước xuất đóng dấu không kiểm tra (No Inspection) vào tờ khai hải quan xuất khẩu và yêu cầu người khai hải quan xuất trình tờ khai này cho hải quan nước nhập. Hải quan nước nhập tiến hành thủ tục hải quan theo quy định hiện hành về miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
- Hàng hóa thuộc đối tượng phải kiểm tra thực tế của hải quan nước nhập, nhưng không thuộc đối tượng phải kiểm tra thực tế của hải quan nước xuất:
Sau khi thực hiện xong thủ tục thông quan, hải quan nước xuất đóng dấu không kiểm tra (No Inspection) vào tờ khai hải quan xuất khẩu và yêu cầu người khai hải quan xuất trình tờ khai này cho hải quan nước nhập. Hải quan nước nhập sau khi đăng ký tờ khai, quyết định hình thức và tỷ lệ kiểm tra thực tế sẽ yêu cầu người khai hải quan đưa hàng hóa, PTVT vào CCA đặt trên lãnh thổ nước nhập để kiểm tra theo luật định (kiểm tra riêng).
- Hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra thực tế của hải quan nước xuất nhưng không thuộc đối tượng kiểm tra thực tế của hải quan nước nhập
Sau khi thực hiện xong bước tiếp nhận, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức tỷ lệ kiểm tra thực tế, hải quan nước xuất yêu cầu người khai hải quan đưa hàng hóa vào CCA đặt trên lãnh thổ nước nhập để kiểm tra theo luật định (kiểm tra riêng), đồng thời thông báo (điện báo hoặc trực tiếp) cho hải quan nước nhập biết. Hải quan nước nhập tiến hành thủ tục hải quan theo quy định hiện hành về miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
- Hàng hóa thuộc đối tượng phải kiểm tra thực tế của hải quan hai nước: Sau khi thực hiện xong bước tiếp nhận, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, tỷ lệ kiểm tra thực tế, hải quan nước xuất yêu cầu người khai hải quan đưa hàng hóa vào CCA đặt trên lãnh thổ nước nhập để kiểm tra, đồng thời thông báo (điện báo hoặc trực tiếp) cho hải quan nước nhập biết để phối hợp kiểm tra. Sau khi thực hiện xong bước tiếp nhận, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, tỷ lệ kiểm tra, hải quan nước nhập kiểm tra chung với hải quan nước xuất.
- Giám sát hàng hóa và PTVT qua biên giới và tại CCA:
Hải quan nước nhập có trách nhiệm giám sát và kiểm tra đối với hàng hóa và/hoặc PTVT kể từ khai qua biên giới tới CCA, trong suốt quá trình làm TTHQ cho đến khi hàng hóa được thông quan.
•Giai đoạn 2, giai đoạn 3:
Kiểm tra chung thực tế của Hải quan và Kiểm dịch tại CCA, xử lý giấy tờ Hải quan và Kiểm dịch tại Nước nhập.
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Kết quả thực hiện giai đoạn 1 (Từ 30.06.2005 đến 31.12.2013)
Quan hệ công tác và tình hữu nghị truyền thống giữa hai bên Việt Nam và Lào được ngày càng củng cố;
- Thủ tục hải quan hai nước được phối hợp thực hiện tốt; thủ tục được đơn giản hóa, phù hợp tiến trình cải cách hiện đại hóa hải quan;
- Thời gian thông quan được rút ngắn (số liệu kèm theo), Chi phí của doanh nghiệp được giảm thiểu
- Khối lượng, kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu, số thu thuế, thu ngân sách của cặp cửa khẩu tăng nhanh, nhất là phía cửa khẩu Dansavanh, Lào;
- Cơ sở hạ tầng được nâng cấp, trang thiết bị được bổ sung một bước; - Trình độ của đội ngũ công chức hải quan được nâng cao;
- Uy tín của cửa khẩu trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây được đánh giá tốt.
- Hoạt động du lịch, đầu tư, đối ngoại... phát triển mạnh.
Số liệu kiểm tra chung
• Kim ngạch: 165.503.418 USD
(trong đó: XK: 72.389.729 USD; NK: 93.113.689 USD). • Trọng lượng: 375.754 tấn
(trong đó: XK: 276.016 Tấn; NK: 99.738 tấn). • Số lượng TK làm thủ tục: 7.286 tờ khai
(trong đó: XK: 6.207 tờ khai; NK: 1.079 tờ khai).
Thuận lợi, khó khăn, lợi ích và kinh nghiệm khi thực hiện giai đoạn 1 o Thuận lợi
- Được sự quan tâm của các cấp, các ngành. - Được Ngân hàng ADB giúp đở, tài trợ.
- Địa điểm làm thủ tục và CCA của hải quan hai nước nằm liền kề nên thuận tiện trong thực hiện.
- Chính trị hai nươc Việt Nam và Lào ổn định.
- Biên giới Việt nam- Lào là biên giới hòa bình, hữu nghị.
- Hai bên đã hoàn thành địa điểm kiểm tra chung CCA; mỗi bên có phòng làm việc danh cho Hải quan nước xuất.
o Khó khăn
- Hải quan Danhsavanh chưa áp dụng mô hình quản lý hải quan hiện đại, chưa thực hiện quản lý rũi ro.
- Chính sách, pháp luật, ngôn ngữ hai nước khác nhau. - Thời gian làm việc tại cửa khẩu quá dài
- Điều kiện về cơ sở hạ tầng mặc dù đã được đầu tư nhưng vân chưa đáp ứng. - Chưa có xe ô tô chở người, dụng cụ, thiết bị, tiền, hồ sơ hải quan,… qua lại biên giới.
oLợi ích
-Thúc đẩy quan hệ hợp tác về hải quan giữa hai nước phát triển
- Góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản thủ tục, minh bạch về pháp luật.
- Hàng hóa, phương tiện chỉ phải kiểm tra một lần
- Giảm thời gian thông quan (từ 120 phút xuống còn khoảng 30 phút đối với lô hàng thương mại, 05 phút đối với phưong tiện vận tại thương mại; 03 phút đối với phương tiện vận tải phi thương mại.
oKinh nghiệm
- Tôn trọng các nguyên tắc về kiểm tra một lần
- Tôn trọng pháp luật và chủ quyền của của mỗi nước. - Tập trung khắc phục những vướng mắc trong giai đoạn 1
- Tăng cường công tác phối hợp giữa hải quan hai cửa khẩu hai nước; tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm.
- Hổ trợ nhau về: đào tạo; kinh phí trang thiết bị; xây dựng, bổ sung sữa đổi nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về hải quan.
- Chia sẻ khó khăn, hỗ trợ nhau trong thực hiện các biện pháp cưởng chế bảo đảm công tác xử lý vi phạm pháp luật về hải quan ngoài lãnh thổ…
Công tác chuẩn bị để triển khai các giai đoạn 2,3,4
-Bãi kiểm tra chung CCA được mở rộng thêm gần 2 hecta trong năm 2011, phòng làm việc: Đã bố trí 02 phòng làm việc trong nhà ga kiểm soát cho phía các cơ quan cửa khẩu Dansavanh.
- Máy vi tính: Hệ thống mạng nội bộ đó kết nối toàn diện.
- Đường truyền: Trong khu vực cửa khẩu Lao Bảo sử dụng đường truyền hữu tuyến 100 Mbps, giữa 2 cửa khẩu sử dụng đường truyền không dây. Máy soi container:
- Cân ô tô: Hệ thống cân đã lắp đặt xong và đưa vào sử dụng. - Bộ đàm: Có 04 bộ đàm cũ
- Cơ cấu Tổ chức: Chi cục hiện tổ chức thành 3 đội tổ, 40 người. Tình hình triển khai giai đoạn 2,3,4
- Ngày 04/01/2007, Tổng cục hải quan Việt Nam và Tổng cục Hải quan Lào đã ký kết thỏa thuận “ về triển khai thực hiện giai đoạn 2 kiểm tra hải quan một lần tại cặp cửa khẩu Densavanh-Lao bảo
- Tháng 5/2007, Dự kiến Hải quan hai nước sẽ thực hiện bước 2. Tuy nhiên, do yếu tố khách quan nên hiện tại vẫn chưa thực hiện giai đoạn 2. Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị đã đề xuất thực hiện đồng bộ luôn bước 2,3,4 cùng 1 lúc để tạo thuận lợi cho hàng hóa, hành khách, phương tiện qua lại cửa khẩu, thời gian triển khai 01/01/2015.
Một số khó khăn khi triển khai bước 2, 3, 4 - Bãi kiểm tra tại CCA Việt Nam còn hẹp.
- Ga kiểm soát hiện có quá ít phòng, đã bố trí kín cho các cơ quan thuộc cửa khẩu sử dụng.
- Thiếu biên chế, cải tiến cơ cấu tổ chức cho phù hợp với đặc trưng công tác hải quan.
- Chưa có phương tiện đưa đón
- Chưa lắp đặt hệ thống vi tính, điện thoại, fax,… của Hải quan Lao Bảo tại cửa khẩu Dansavanh.
- Trình độ ngoại ngữ cho cán bộ công chức còn hạn chế.
- Cơ sở pháp lý và vấn đề bảo mật cơ sở dữ liệu khi làm việc tại Lào chưa được thỏa thuận.
Quy trình XNK, XNC tại cửa khẩu Lao Bảo
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 69/2014/TT-BTC hướng dẫn quy trình XNK, XNC.
Theo Thông tư quy định quy trình thực hiện đối với chiều xuất cảnh, xuất khẩu của cơ quan chuyên ngành như sau:
Khách hàng → Hải quan → Kiểm dịch động vật, Kiểm dịch thực vật, Kiểm dịch y tế → Bộ đội biên phòng