KHÁI QUÁT VỀ Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ

9 614 4
KHÁI QUÁT VỀ Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phân tích tình hình tài chính Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ GVHD: Trương Chí Hải 17 SVTH: Đặng Thị Ngọc Lan Chương 3 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ 3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: 3.1.1 Lịch sử hình thành Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ được thành lập từ năm 1980 với tên gọi là Công ty Hợp Doanh chế biến hàng nông sản thực phẩm xuất khẩu. Do tìnhhình trong nước thay đổi và có những yêu cầu mới nên công ty chỉ họat động được 03 năm. Ngày 06/05/1983, căncứ QĐ 110/QĐ của UBND Tỉnh Hậu Giang quyết định chuyển từ Công ty Hợp Doanh chế biến hàng nông sản thực phẩm xuất khẩu sang hình thức quốc doanh với tên gọi mới là Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Hậu Giang. Đến năm 1992, khi tỉnh Hậu Giang tách ra làm hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng thi công ty đổi tên và giữ luôn cho đến nay là: Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ. - Tên công ty : Công ty Nông Sản Thực phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ. -Tên giao dịch quốc tế: CAN THO AGRICULTURAL PRODUCTS AND FOOD STUFF EXPORT COMPANY. - Tên viết tắt : MEKONIMEX/NS - Địa chỉ : 152-154 Đường Trần Hưng Đạo, Quận Ninh Kiều, TP_Cần Thơ. - Điện thọai : 0710 3 832066 - Văn phòng đại diện: 30 Nguyễn Thị Diệu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. - Điện thoại : 08 8292841 3.1.2 Quá trình phát triển của công ty Từ năm 1986, do đổi mới cơ chế quản lý từ nền kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế độc lập nên công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả. Nhờ vào việc xuất khẩu không cần thông qua Trung ương, hoạt động của công ty nhộn nhịp và mở rộng hơn trước, mặt hàng kinh doanh xuất khẩu phong phú, đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh Công ty ngày càng tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài nước. www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ GVHD: Trương Chí Hải 18 SVTH: Đặng Thị Ngọc Lan Năm 1988 luật đầu tư trong nước ra đời, nắm bắt tình hình này và được sự chỉ đạo của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh, Công ty đã hợp tác với Công ty VietSing (HongKong) với tỷ lệ góp vốn là: Công ty VietSing 55%, Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu 45%. Thành lập các Xí nghiệp Meko bằng nguồn vốn tự bổ sung, tổng số là 3.059.518,80 USD. Bao gồm: + Xí nghiệp lông vũ Meko. + Xí nghiệp may mặc Meko. + Xí nghiệp gia cầm Meko. + Xí nghiệp thủ công mỹ nghệ Meko. +Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc Meko. Các Xí nghiệp Meko này đã đi vào hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, trong những năm gần đây các Xí nghiệp Meko này làm ăn kém hiệu quả, và đến năm 2007 các Xí nghiệp Meko tách ra và cổ phần hoá, công ty trở thành cổ đông. Ngoại trừ Xí nghiệp Thủ công mỹ nghệ vẫn hoạt động tốt. Ngày 28/11/1993, theo quyết định số 1374/QĐ.UBT về việt thành lập doanh nghiệp Nhà Nước ban hành kèm theo nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Bộ Trưởng Bộ thương mại, UBND tỉnh Cần Thơ đã công nhận Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu (MEKONIMEX) là doanh nghiệp Nhà Nước trực thuộc Sở Thương Mại Du lịch Cần Thơ, tổ chức theo hình tức quốc doanh, hạch toán độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản riêng, có giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp. Đến nay, Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ đặt tại số 152-154, đường Trần Hưng Đạo, Thành phố Cần Thơ, rất thuận lợi cho việc giao dịch, và đi lại các nơi khác, đây là trụ sở chính của công ty, các phân xưởng sản xuất và chế biến nhưng vị trí thuận lợi cho việc thu mua chế biến nguyên liệu như Châu Thành-Hậu Giang, Quận Thốt Nốt- Cần Thơ, khu công nghiệp Trà Nóc. * Các đơn vị trực thuộc công ty hiện nay bao gồm:. - Xí nghiệp Bao Bì - Phân xưởng chế biến gạo Thới Thạnh. - Phân xưởng chế biến gạo An Bình. Ngoài ra công ty còn liên doanh với: - Xí nghiệp thủ công mỹ nghệ Meko www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ GVHD: Trương Chí Hải 19 SVTH: Đặng Thị Ngọc Lan - Công ty cổ phần Da Tây Đô 3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 3.2.1 Chức năng của công ty. Từ khi thành lập đến nay chức năng chủ yếu của Công ty vẫn không thay đổi, đó là hoạt động kinh doanh về xuất nhập khẩu. Cụ thể là: - Xuất khẩu: Lương thực, thực phẩm, nông sản nấm rơm muối, rau quả chế biến, các loại thuộc da và hàng thủ công mỹ nghệ. Trong những năm trở lại đây, do các mặt hàng nông sản như nấm rơm, thanh long, gòn trái đánh bông… xuất khẩu gặp nhiều khó khăn và không đem lại hiệu quả nên công ty đã tạm ngưng thu mua xuất khẩu các mặt hàng này, hiện nay công ty tập trung chủ yếu vào thu mua và xuất khẩu gạo. - Nhập khẩu: Vật tư, nguyên liệu, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất trong nông nghiệp, phân bón, hoá chất, hàng tiêu dùng thiết yếu, đầu mối nhập khẩu xe gắn máy 02 bánh. - Nhận xuất, nhập khẩu ủy thác và gia công cho các đơn vị trong và ngoài nước. 3.2.2 Nhiệm vụ của công ty. Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ là một đơn vị kinh tế thuộc loại hình Nhà Nước, trực thuộc Sở Thương Mại và Du Lịch Cần Thơ nên có những nhiệm vụ chính như sau: - Hoạt động đúng quy định của Nhà Nước, làm đúng thủ tục đăng ký kinh doanh, thực hiện đúng nghĩa vụ, chức năng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của công ty. - Thực hiện tốt vệ sinh môi trường và an toàn chính trị. - Tổ chức thu mua, tiếp nhận nguyên liệu và chế biến nông sản theo đúng quy định công nghệ chế biến hàng xuất khẩu, đảm bảo chất lượng, số lượng, thời hạn. - Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực của công nhân viên. - Thực hện đúng nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà Nước, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, chế độ hạch toán kế toán. - Thực hiện hạch toán kế toán và báo cáo thường xuyên, trung thực theo đúng quy định quản lý tài chính, quản lý xuất nhập khẩu của Nhà Nước. www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ GVHD: Trương Chí Hải 20 SVTH: Đặng Thị Ngọc Lan - Thực hiện nguyên tắc phân phối theo đúng công lao động đóng góp, điều phối thu nhập giữa các cá nhân, đơn vị, đảm bảo tính công bằng, hợp lý. - Chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, đồng thời Công ty luôn phấn đấu để thực hiện tốt chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu, và đưa chỉ tiêu này ngày càng cao như: + Đẩy mạnh công tác quan hệ quốc tế, mở rộng các hoạt động đầu t ư và dịch vụ đầu tư nước ngoài. + Nghiên cứu, thực hiện các biện pháp kỹ thuật nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu. + Trực tiếp giao dịch, tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, ký hợp đồng kinh tế với thương nhân, công ty nước ngoài để mua hàng xuất khẩu, mua vật tư, hàng hoá và hợp tác khoa học công nghệ. 3.3. CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY: 3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức: Hình 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 3.3.2 Chức năng của các phòng ban, bộ phận 3.3.2.1 Ban giám đốc BAN GIÁM ĐỐC XN.THỦ CÔNG MỸ NGHỆ MEKO PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH PHÒNG KINH DOANH XÍ NGHIỆP BAO BÌ PHÂN XƯỞNG CHẾ BIẾN GẠO THỚI THẠNH PHÂN XƯỞNG CHẾ BIẾN GẠO AN BÌNH CÔNG TY CP DA TÂY ĐÔ www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ GVHD: Trương Chí Hải 21 SVTH: Đặng Thị Ngọc Lan Chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà Nước thực hiện công tác điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thực hiện các công tác đối nội và đối ngoại, đảm bảo mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận do Nhà nước giao phó. Ban Giám đốc bao gồm 1 Giám đốc phụ trách chung và 3 Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc, phụ trách kinh doanh và công việc nội chính. 3.3.2.2 Phòng Tổ chức hành chánh Chịu trách nhiệm tuyển dụng theo yêu cầu của các bộ phận, tham gia sắp xếp bố trí nhân sự, quản lý, theo dõi sự biến động về nhân sự của công ty và các đoàn thể, lập kế hoạch tổ chức đào tạo nội bộ hoặc bên ngoài, tính lương, bảo hiểm ytế, bảo hiểm xã hội, văn thư, tiếp tân . 3.3.2.3 Phòng kế toán tài vụ Chịu trách nhiệm hạch toán kinh doanh xuất nhập khẩu, lưu số liệu vào sổ sách kế toán của công ty: Thanh lý hợp đồng mua bán, các khoản nợ, phân tích hiệu quả kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với ngân sách Nhà Nước, quyết toán hàng quý, sáu tháng, quyết toán năm . Tổ chức công tác kế hoạch, kế toán thống kê của công ty, phân tích hoạt động kinh tế tài chính phục vụ cho công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch báo cáo nợ vay ngân hàng, vốn lưu động, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị vật tư, tham mưu cho Ban Giám đốc trong công toán hạch toán thống kê, quản lý vốn, tài sản, theo dõi tỷ giá ngoại tệ . 3.3.2.4 Phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu Làm nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc toàn diện về các mặt sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường. Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch từng kỳ, xây dựng các kế hoạch tạo nguồn vốn cho đ ơn vị, giám sát tình hình sử dụng vốn vay, soạn thảo các hợp đồng kinh tế, tìm kiếm khách hàng, các nguồn nguyên liệu có chất lượng, theo dõi giá cả, giao dịch với khách hàng . 3.3.2.5 Các bộ phận trực thuộc Để phục vụ cho việc kinh doanh, xuất nhập khẩu, công ty có các bộ phận trực thuộc sau: - Xí nghiệp bao bì: Sản xuất bao bì đóng gói phục vụ cho công tác xuất nhập khẩusản xuất kinh doanh trong lĩnh vực bao bì. www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ GVHD: Trương Chí Hải 22 SVTH: Đặng Thị Ngọc Lan - Phân xưởng chế biến gạo Thới Thạnh, phân xưởng chế biến gạo An Bình: là các phân xưởng xay xát, chế biến các loại gạo phục vụ cho công tác xuất khẩu của công ty. 3.3.3 Đặc điiểm hoạt động và chính sách kế toán áp dụng tại công ty  Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: - Hình thức sở hữu vốn: Nhà Nước. - Lĩnh vực kinh doanh: xuất nhập khẩu. - Tổng số công nhân viên: 43 người.  Chính sách kế toán áp dụng: - Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam. - Hình thức sổ kế toán áp dụng: chứng từ ghi sổ. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: + Nguyên giá đánh giá hàng tồn kho: giá đích danh. + Phương phác xác định giá trị tồn kho. + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên. 3.4. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM (2006-2007-2008): Bảng 1: LỢI NHUẬN QUA 3 NĂM ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 07/06 Chênh lệch 08/07 2006 2007 2008 Mức % Mức % Tổng DT 152.419,63 105.567,81 167.972,34 (46.851,82) (30,74) 62.404,52 59,11 Tổng chi phí 147.682,88 99.486,36 162.752,81 (48.196,52) (32,64) 63.266,45 63,59 LN trước thuế 4.736,76 6.081,45 5.219,52 1.344,70 28,39 (861,93) (14,17) Thuế TNDN 1.140,93 1.694 ,50 1.053,00 553,56 48,52 (641,50) (37,86) LN sau thuế 3.595,82 4.386,96 4.166,52 791,13 22,00 (220,43) (5,02) (Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh -Phòng Kế toán) Nhìn chung doanh thu có sự trồi sụt không đều qua các năm, doanh thu giảm đi ở năm 2007 với tốc độ 30,74% nhưng lại tăng ở năm 2008 với tốc độ tăng là 59,11%. Về chi phí cũng có sự biến động liên tục, năm 2007 chi phí giảm so với năm 2006 là 32,64%, năm 2008 chi phí lại tăng lên so với năm 2007 là 63,59%. Ngược với sự biến động của doanh thu và chi phí, lợi nhuận trước thuế, và lợi nhuận sau thuế tăng ở năm 2007 nhưng lại giảm ở năm 2008. Cụ thể: Năm 2007 doanh thu, chi phí đều giảm nhưng tốc độ giảm chi phí nhanh hơn tốc độ giảm doanh thu, www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ GVHD: Trương Chí Hải 23 SVTH: Đặng Thị Ngọc Lan điều này đã làm cho lợi nhuận trước thuế của năm 2007 tăng so với năm 2006. Trong khi đó, doanh thu năm 2008 có tăng cao trở lại nhưng tốc độ tăng của doanh thu trong năm lại chậm hơn tốc độ tăng của chi phí, dẫn đến lợi nhuận trước thuế của năm 2008 giảm. Tóm lại, trong 3 năm qua hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả và đem lại lợi nhuận, tuy có biến động và việc kiểm soát chi phí chưa thật sự hiệu quả mặc dù công ty đã có nhiều cố gắng trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Để hiểu rõ hơn về sự biến động này chúng ta sẽ xem xét, phân tích các mối liên hệ, sự biến động của các khoản mục trong các Báo cáo tài chính năm 2006, 2007, 2008. 3.5. THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN – PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN: 3.5.1. Thuận lợi: Nguồn cung hàng nông sản trên thế giới còn thấp hơn cầu kéo theo giá cả nông sản vẫn cao, vì vậy sẽ có nhiều thuận lợi cho người sản xuất và các daonh nghiệp xuất khẩu nông sản. Nguồn cung nông sản trong vùng đa dạng, đặc biệt nguồn lúa gạo hàng hoá vẫn đảm bảo tốt về số lượng và chất lượng cho xuất khẩu. Nuôi trồng thủy sảnvẫn tiếp tục phát triển cả về diện tích và số lượng sẽ góp phần tiêu thụ phụ phẩm tấm cám. Liên tục các năm hoạt động của công ty luôn có hiệu quả, có tích lũy để đầu tư, phát triển, nguồn kinh doanh đảm bảo cho hoạt động bình thường. Có doanh thu từ hoạt động tài chính ổn định. Luôn giữ mối quan hệ tốt vơi khách hàng mua bán trong và ngoài nước; luôn giữ chữ tín trong giao dịch với các tổ chức tài chính, ngân hàng, được khách hàng đánh giá cao trong kinh doanh cũng như trong thanh toán. Cơ sở vật chất: máy móc, nhà xưởng được đầu tư theo nhu cầu sản xuất và đáp ứng thị hiếu khách hàng. Công ty có mạng lưới thu mua khá chặt chẽ, phương thức giao dịch, thanh toán, vận chuyển, bảo quản, chế biến được thực hiện nhanh gọn, đơn giản, kỹ lưỡng. Do đó hàng hoá không sợ bị tồn đọng, luôn có thị trường tiêu thụ. Bộ máy tinh gọn, theo sát yêu cầu và quy mô kinh doanh. Thị trường xuất khẩu tiếp tục mở rộng thêm, đó là thời cơ cho công ty thâm nhập một số thị trường mới. www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ GVHD: Trương Chí Hải 24 SVTH: Đặng Thị Ngọc Lan 3.5.2. Khó khăn – Tồn tại: Sự cạnh tranh trong nội bộ ngành nông sản sẽ quyết liệt hơn, khắc nghiệt hơn về quy mô, thị trường, khách hàng, giá cả sản phẩm, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ tiếp nhận, xử lý thông tin, tiếp cận khoa học công nghệ nói chung và công nghệ trong chế biến hàng nông sản nói riêng. Nhu cầu về vốn tăng do giá nguyên liệu tăng, tốc độ tăng giá nguyên liệu nhanh hơn tốc độ tăng giá xuất khẩu và một số chi phí đầu vào tăng sẽ làm cho giá thành sản phẩm tăng, dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh. Nguồn cán bộ có chuyên môn sâu về ngành hàng nông sản và một số lĩnh vực khác còn thiếu nên sẽ khó khăn cho việc triển khai kế hoạch đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chưa có cán bộ nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại, thiếu nguồn lao động trẻ có trình độ về ngoại thương và marketing. Chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường. Thị trường nội địa còn bỏ trống chưa khai thác. Thị trường xuất khẩu còn bó hẹp ở Châu Á, mặt hàng xuất khẩu còn đơn điệu, mang tính thời vụ, gạo xuất khẩu loại trung bình còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài hơn một năm qua cũng đã tác động đến tất cả các mặt của nền kinh tế đất nước nói chung và công ty nói riêng. 3.5.3. Phương hướng phát triển: Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhiều năm, tạo được uy tín ở thị trường trong và ngoài nước, và để đạt được các mục tiêu phát triển kinh doanh bền vũng, công ty đã và sẽ tiếp tục triển khai các kế hoạch phát triển dài hạn, trong đó chú trọng đến: Nâng cao hiệu quả xuất khẩu, tập trung vào mặt hàng có sức cạnh tranh mạnh và đem lại lợi nhuận cao,. Nghiên cứu, đầu tư mở rộng mặt hàng nông sản và ngành hàng khác, nhằm đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, vừa phân phối thị trường trong nước vừa xuất khẩu. www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ GVHD: Trương Chí Hải 25 SVTH: Đặng Thị Ngọc Lan Đồng thời, công ty sẽ hướng việc kinh doanh sang một số lĩnh vực khác để phân tán rủi ro, bổ sung vào lợi nhuận chung của công ty. Đầu tư vào vùng lúa đặc sản, chất lượng cao theo quy hoạch của TP. Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang để vừa có sản phẩm tham gia thị trường nội địa vừa xuất khẩu sang thị trường khó tính. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm, tiến tới xây dựng thương hiệu hàng hoá. Tiếp tục cũng cố mối quan hệ với khách hàng thường xuyên nhằm giữ được khách hàng truyền thống, nắm bắt thông tin để có chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu trong tương lai. www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net . chính Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ GVHD: Trương Chí Hải 17 SVTH: Đặng Thị Ngọc Lan Chương 3 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU. tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng thi công ty đổi tên và giữ luôn cho đến nay là: Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ. - Tên công ty : Công ty Nông Sản Thực

Ngày đăng: 25/10/2013, 14:20

Hình ảnh liên quan

Hình 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 3.3.2 Chức năng của các phòng ban, bộ phận  - KHÁI QUÁT VỀ Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ

Hình 1.

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 3.3.2 Chức năng của các phòng ban, bộ phận Xem tại trang 4 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan