tai lieu VIP voi so lieu thuc te kho kiem duoc...
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Minh Tân CHƯƠNG 1 TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM_CHI NHÁNH PHÚ MỸ HƯNG 1.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN_CN Phú Mỹ Hưng 1.1.1. Khái quát về ngân hàng TMCP 1.1.1.1. Khái niệm Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa: Các ngân hàng thương mại (NHTM) xuất hiện trong nền kinh tế với tư cách là các tổ chức tín dụng trung gian, nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế có dư thừa và trên cơ sở đó cấp tín dụng cho các đơn vị kinh tế có nhu cầu, tức là luân chuyển vốn một cách gián tiếp. NHTM ra đời là kết quả của một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, phù hợp và gắn kết với tiến trình phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Đó được coi là sản phẩm của nền sản xuất hàng hóa, là một bộ phận ko thể tách rời và tồn tại như một sự tất yếu trong nền kinh tế hiện đại. Tùy theo cách tiếp cận mà có các quan điểm khác nhau về NHTM, điều đó phụ thuộc vào tính chất và mục tiêu của nó trên thị trường tài chính của từng nước. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học trên thế giới thì NHTM là một doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Theo quan điểm của các nhà kinh tế Hoa Kỳ: “Ngân hàng thương mại là một công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.” Ở các nước khác nhau, quan niệm về NHTM cũng có một số điểm khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung NHTM là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh tiền tệ và cung cấp các dịch vụ tài chính cho nền kinh tế thị trường. Ở Việt Nam Pháp lệnh ngân hàng ngày 23-5-1990 của hội đồng Nhà nước Việt Nam xác định: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà họat động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về NHTM, nhưng có thể hiểu tổng quát: NHTM là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với hoạt động chính là huy động tiền gửi dưới các hình thức khác nhau của khách hàng, trên cở sở nguồn vốn huy động này và vốn chủ sở hữu của ngân hàng để thực hiện các nghiệp vụ cho vay, đầu tư, chiết khấu đồng thời thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, môi giới, tư vấn và một số dịch vụ khác cho các chủ thể trong nền kinh tế. 1.1.1.2. Vai trò của NHTM NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế Vốn được tạo ra từ quá trình tích luỹ, tiết kiệm của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức trong nền kinh tế. Vì vậy, muốn có nhiều vốn phải tăng thu nhập quốc dân, có mức độ tiêu dùng hợp lý. Tăng thu nhập quốc dân đồng nghĩa với việc mở rộng sản xuất và lưu thông hàng hoá, đẩy mạnh sự phát triển của các ngành SVTH: Lê Uyên Vy 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Minh Tân trong nền kinh tế, muốn làm được điều đó vốn là điều không thể thiếu. Vốn được coi như nguồn “thức ăn” chính thức cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Khi “thức ăn” bị thiếu, doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội đầu tư mới hoặc không tiến hành kịp thời quá trình tái sản xuất. NHTM chính là người đứng ra tiến hành khơi thông nguồn vốn nhàn rỗi ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế . Thông qua hình thức cấp tín dụng, ngân hàng đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc, thiết bị, đổi mới qui trình công nghệ, nâng cao năng suất lao động đem lại hiệu quả kinh tế, cũng có nghĩa là đưa doanh nghiệp lên những nấc thang cạnh tranh cao hơn. Cạnh tranh càng mạnh mẽ, kinh tế càng phát triển. Như vậy với khả năng cung cấp vốn, NHTM đã trở thành một trong những điểm khởi đầu cho sự phát triển của nền kinh tế của quốc gia. NHTM là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường, giúp cho các nhà kinh doanh trong xây dựng chiến lược quản lý doanh nghiệp Thị trường ở đây được hiểu ở hai góc độ, thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp. Để có thể tiến hành bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào, doanh nghiệp cần phải tham gia vào thị trường đầu vào nhằm thực hiện thành công chiến lược 5P: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Promotion (giao tiếp, khuyếch trương), Place (địa điểm) và People (con người). Từ đó tiếp cận mạnh mẽ vào thị trường đầu ra, tìm kiếm lợi nhuận. Quy trình đó chỉ được bắt đầu khi doanh nghiệp trang bị được đầy đủ vốn cần thiết. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng về tài chính. Do vậy, buộc họ phải tìm kiếm vốn phục vụ chính họ. Nguồn vốn tín dụng của NHTM sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết những khó khăn đó, tạo cho doanh nghiệp có đủ khả năng thoả mãn tối đa nhu cầu của thị trường trên mọi phương diện: giá cả, chủng loại, chất lượng, thời gian, địa điểm . NHTM sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường gần nhau hơn cả về không gian và thời gian. NHTM là cầu nối giữa nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế Trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá như hiện nay thì vai trò này ngày càng thể hiện rõ rệt hơn. Sức ép cạnh tranh buộc nền kinh tế mỗi quốc gia khi mở cửa hội nhập phải có tiềm lực lớn mạnh về mọi mặt, đặc biệt là tiềm lực về tài chính. Nhưng làm thế nào để có thể hoà nhập nền tài chính của một quốc gia với phần còn lại của thế giới? Câu hỏi đó có thể được giải đáp nhờ vào hệ thống các NHTM vì hệ thống này có khả năng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ khác nhau hỗ trợ cho việc đầu tư từ nước ngoài vào trong nước theo các hình thức: thanh toán quốc tế, nghiệp vụ hối đoái, cho vay ủy thác đầu tư . giúp cho luồng vốn ra, vào một cách hợp lý, đưa nền tài chính nước nhà bắt kịp với nền tài chính quốc tế. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết cho tiến trình hội nhập kinh tế ở các quốc gia trên thế giới. NHTM là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế vì hoạt động Ngân hàng góp phần điều chỉnh, khống chế lạm phát. Một trong những con đường dẫn đến lạm phát của nền kinh tế là lạm phát qua con đường tín dụng. Khi xảy ra lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu hoặc tham gia vào thị trường mở để thông qua các ngân hàng thương mại thay đổi lại lượng tiền trong lưu thông. Các NHTM sẽ kiểm soát lạm phát thông qua các hoạt động tín dụng, bảo lãnh. Từ đó ngân hàng xác định được hướng đầu tư vốn và đề ra các biện pháp xử lý những tác động xấu ảnh hưởng đến nền kinh tế, làm cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục, góp phần điều hoà lưu thông tiền tệ, ổn định sức mua của đồng tiền, kiềm chế lạm phát. SVTH: Lê Uyên Vy 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Minh Tân 1.1.1.3. Chức năng của NHTM Trung gian tín dụng. Trung gian tín dụng là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của NHTM. Nó vừa là bản chất của NHTM vừa là nhiệm vụ chính yếu của NHTM. NHTM đóng vai trò là trung gian đứng ra tập trung, huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế và dùng nó để cho vay, đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh, vốn đầu tư cho các thành phần kinh tế, vốn tiêu dùng xã hội. Trung gian tín dụng là chức năng cơ bản được hiểu theo hai khía cạnh sau: - NHTM chỉ là trung gian để chuyển vốn tiền tệ từ nơi thừa sang nơi thiếu. Các chủ thể tham gia như người gửi tiền và người vay tiền không có mối liên hệ trực tiếp nào, họ không chịu trách nhiệm và nghĩa vụ gì cho nhau. Tất cả đều thông qua NHTM, nghĩa là NHTM có trách nhiệm trả tiền cho người gửi còn người đi vay thì phải có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân hàng cả gốc và lãi vay. - Ngân hàng không phải là trung gian tài chính thuần túy mà là trung gian tín dụng, nghĩa là điều kiện thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của chức năng này phải theo nguyên tắc hoàn trả vô điều kiện. Người sử dụng tiền trong quan hệ tín dụng có nghĩa vụ hoàn trả trực tiếp và có thời hạn. Đây là đặc trưng cơ bản để phân biệt sự khác nhau giữa tín dụng và tài chính. Chức năng tạo tiền Chức năng tạo tiền là chức năng cực kỳ quan trọng của NHTM. Chức năng này được thể hiện trong quá trình NHTM cấp tín dụng cho nền kinh tế và hoạt động đầu tư của NHTM, trong mối quan hệ với NHTƯ đặc biệt trong quá trình thực hiện chính sách tiền tệ mà mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng tiền. Từ một lượng tiền cơ sở do NHTƯ phát hành qua hệ thốngNHTM sẽ được tăng lên gấp bội khi NHTM cấp tín dụng cho nền kinh tế. NHTƯ có thể điều tiết khối lượng tiền cung ứng bằng cách thay đổi lượng tiền tỷ lệ dự trữ bắt buộc để tăng hoặc giảm khả năng tạo tiền của NHTM từ đó ảnh hưởng đến khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế do đó đạt được hiệu quả mà mục tiêu chính sách tiền tệ đặt ra. Trung gian thanh toán và cung ứng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế. Đây là chức năng quan trọng, không những thể hiện khá rõ bản chất của NHTM mà còn cho thấy tính chất “đặc biệt” trong hoạt đông của NHTM. NHTM đứng ra làm trung gian để thực hiện các giao dịch thanh toán giữa các khách hàng, giữa người mua và người bán… để hoàn tất các quan hệ kinh tế giữa họ với nhau. Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp đối tác thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Nhờ vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. Cung ứng dịch vụ tài chính SVTH: Lê Uyên Vy 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Minh Tân Ngày nay, trong điều kiện cạnh tranh rất khốc liệt giữa các ngân hàng việc đưa ra các dịch vụ mới làm tăng tiện ích cho khách hàng là một yếu tố để cạnh tranh. Chính vì vậy mà các ngân hàng ngày nay rất tích cực đầu tư trang bị cơ sở vật chất, áp dụng công nghệ tin học, khoa học kỹ thuật vào hoạt động của mình. Nếu các NHTM có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng về dịch vụ, tạo được uy tín với khách hàng thì đây cũng là một biện pháp, yếu tố để tăng khả năng huy động vốn. Dịch vụ ngân hàng có hai đặc điểm: - Thứ nhất: Đó là các dịch vụ mà chỉ có các ngân hàng với những ưu thế của nó mới có thể thực hiện được một cách trọn vẹn và đầy đủ. - Thứ hai: Đó là các dịch vụ gắn liền với hoạt động ngân hàng không những cho phép NHTM thực hiện tốt yêu cầu của khách hàng, mà còn hỗ trợ tích cực để NHTM thực hiện tốn hơn các chức năng khác của mình. Dịch vụ ngân hàng mà NHTM cung cấp cho khách hàng, không chỉ thuần túy để thu dịch vụ phí mà còn có tác dụng hỗ trợ các mặt hoạt động chính của NHTM mà trước hết là hoạt động tín dụng. Vì vậy các NHTM chỉ nhận cung ứng các dịch vụ có liên quan đến hoạt động ngân hàng. Các nhiệm vụ cụ thể của chức năng này bao gồm: sDịch vụ ngân qũy, chuyển tiền trong nước và quốc tế. sDịch vụ ủy thác. sDịch vụ tư vấn đầu tư. sDịch vụ thẻ sDịch vụ cung cấp thông tin. sDịch vụ ngân hàng điện tử (E- Banking). 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN 1.1.2.1. Giới thiệu về Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Tên ngân hàng bằng tiếng Việt: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM . Tên viết tắt bằng tiếng Việt: NGÂN HÀNG KỸ THƯƠNG VIỆT NAM . Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: VIETNAM TECHNOLOGICAL AND COMMERCIAL JOINT BANK . Tên giao dịch: TECHCOMBANK Trụ sở chính: 70- 72 Bà Triệu, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm,Thành phố Hà Nội, Việt Nam. Điên thoại: (844) 39 44 63 68 Fax: (844) 39 44 63 62 Telex: ho@techcombank.com.vn Website: www.techcombank.com.vn SWIFT: VTCB VNVX Logo: Vốn điều lệ năm 2011: 8.788.078.710.000 đồng. Giấy phép hoạt động: Số 0040- NH/GP ngảy 06/08/1993. Giấy CNĐKKD: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế số SVTH: Lê Uyên Vy 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Minh Tân 0100230800 do Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 07/09/1994- sửa đổi lần thứ 40 ngày 29/06/2010 Ngành nghề kinh doanh: • Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và nhận tiền gửi bằng VND • Cấp các khoản vay ngắn, trung và dài hạn. • Vay vốn NHNN và các tổ chức kinh tế tín dụng khác. • Phát hành trái phiếu, góp vốn liên doanh và mua cổ phần phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. • Cung cấp dịch vụ giao dịch ngân hàng cho khách hàng, dịch vụ ngoại hối, thanh toán quốc tế, huy động vốn từ nước ngoài và thực hiện kinh doanh với các ngân hàng nước ngoài theo chấp nhận của NHNN. • Tham gia quản lý tài sản cho các tổ chức tài chính trong nước khác. 1.1.2.2. Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Dưới đây là những mốc thời gian gắn liền với những sự kiện chính trong quá trình hình thành và phát triển của Techcombank kể từ ngày thành lập: Sau khi Techcombank chính thức được thành lập ngày 27/9/1993 với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng, 16 cán bộ nhân viên và một trụ sở kiêm phòng giao dịch 45m 2 tại 24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Đến năm 1994, Techcombank đã đạt 189 tỷ đồng doanh số, 4,5 tỷ lợi nhuận ròng và tăng 250% vốn điều lệ lên 51 tỷ đồng. Năm 1995 chừng kiến mức tăng trưởng ấn tượng của ngân hàng với lợi nhuận ròng tăng trưởng 344% so với năm trước, nguồn vốn tăng 350% và doanh số thanh toán tăng 209%. Từ năm 1995- 2005, Techcombank đã có những bước chuyển mình quan trọng cho sự phát triển hôm nay. Dưới sự cố gắng của ban lãnh đạo cùng với 170 cán bộ công nhân viên, Techcombank đã vượt qua và trở thành một trong những tổ chức tài chính của Việt Nam sớm thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ năm 1931. Đây là thời điểm của hàng loạt quỹ tín dụng và các tổ chức tài chính, không ít ngân hàng cũng điêu đứng, phải chờ sự cứu trợ của ngân hàng nhà nước. Ngay trong thời kỳ kình tế phát triển trì trệ vào năm 1999 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực, Techcombank cũng đã có nguồn vốn 1.300 tỷ đồng với 1.200 tỷ đồng huy động. Đồng thời, ngân hàng cũng tăng vốn điều lệ từ 70 lên 80 tỷ đồng và giảm 20% tỷ lệ nợ quá hạn. Đến năm 2007, Techcombank trở thành ngân hàng cổ phần có mạng lưới chi nhánh lớn thứ hai tại Việt Nam và nằm trong top 3 ngân hàng TMCP về quy mô kinh doanh. Sự phát triển nhanh và có chiều sâu đó của Techcombank có ở ngay trong ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 - 2010. Năm 2009, họ trở thành ngân hàng hàng đầu trong nhóm các ngân hàng TMCP về hiệu quả kinh doanh với chỉ số ROA và ROE cao nhất. Tiếp tục chiến lược đầu tư sâu vào công nghệ để tạo ra những sản phẩm thế mạnh, Techcombank khai trương phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ của Compass Plus, nâng cấp hệ thống phần mềm Globus của Temenos. Năm 2009, họ ra mắt sản phẩm “tiết kiệm online” giàu tính công nghệ và lập tức thu hút được hơn 2.000 khách hàng chỉ sau 3 tháng. Sang năm 2010, họ mở thêm 94 chi nhánh và phòng giao dịch, trở thành ngân hàng tốc độ phát triển mạng lưới nhanh nhất thị trường, trong khi vẫn tiếp tục dẫn đầu thị trường về chỉ số ROA, SVTH: Lê Uyên Vy 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Minh Tân ROE và tiến lên vị trí thứ 2 trong khối về tổng tài sản. Cũng trong năm 2010, Techcombank được trao giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất 2010 tại Việt Nam” của Euromoney. Năm 2011, nối tiếp là 8 giải thưởng quốc tế uy tín, trong đó có sự kiện là ngân hàng Việt Nam đầu tiên đạt trọn 3 giải thưởng quan trọng của Finance Asia. Năm 2011, Techcombank trở thành ngân hàng TMCP đứng đầu và có mạng lưới chi nhánh chỉ đứng sau Vietcombank và Agribank, hai trong “tứ đại gia ngân hàng” có vốn lớn của nhà nước. Sơ đồ biểu hiện sự tăng trưởng của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam thể hiện qua vốn điều lệ. 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN SVTH: Lê Uyên Vy 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Minh Tân 1.1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN 1.1.3.2. Nhiệm vụ của từng phòng ban Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của NHTMCP Kỹ Thương. Mỗi cổ đông đại diện cho mộ lá phiếu khi bầu cử và quyết định tại đại hội, các quyết định được SVTH: Lê Uyên Vy 7 Đại hội cổ đông Hội đồng quản Ban kiểm soát Ban điều hành Hội đồng tín UB quản lý tài sản nợ có Hội sở chính Phòng kiểm soát nội bộ Trung tâm TT và NH đại lý Phòng kế toán tài chính Phòng kế hoạch tổng hợp Văn phòng Phòng quản lý nhân sự Phòng quản lý tín dụng Phòng QL nguồn vốn GD tiền Ban quản lý Phòng thông tin điện toán Phòng marketing Ban quản lý rủi ro TCB Hải Phòng TCB Đà Nẵng TTâm kinh doanh TCB Hoàn Kiếm TCB Trần Hưng Đạo TCB Hồ Chí Minh TCB Thăng Long TCB Thanh Khê TCB Hải Châu TCB Tân Sơn Nhất TCB Tân Bình TCB Ba Đình TCB Đông Đô TCB Phú Mỹ Hưng TCB Ngọc Khánh TCB Đống Đa Phòng Dvụ Ban kiểm soát TCB Chợ Lớn Phòng Dvụ Kế toán giao dịch và Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Minh Tân thực hiện theo sự nhất trí của đa số. Đại hội cổ đông bầu ra chủ tịch hội đồng cổ đông, ban kiểm soát. Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị cao nhất của Ngân hàng giữa hai kỳ đại hội. Hội đồng quản trị đại hội đồng bầu ra gồm từ 5 đến 12 thành viên, được bầu hoặc bãi miễn với đa số phiếu tại đại hội đồng bằng thể thức bỏ phiếu kín Tổng giám đốc: Có nhiệm vụ điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật, điều lệ của Ngân hàng; trình Hội đồng quản trị các báo cáo theo đúng quy định hiện hành về tình hình hoạt động tài chính và kết quả kinh doanh. Phòng kế hoạch tổng hợp: Phòng này có chức năng quản lý, thu thập, xử lý các thông tin tổng hợp cho ban lãnh đạo Ngân hàng, xây dựng kế hoạch kinh doanh, các chính sách, chiến lược phát triển nhân sự, các kế hoạch đào tạo cán bộ trình Hội đồng quản trị phê duyệt, quan hệ công chúng, marketing và quảng cáo, công tác pháp chế. Phòng công nghệ thông tin: Có chức năng quản lý và đảm bảo sự an toàn, hiệu quả, chính xác, nhanh chóng trong hoạt động của hệ thống thông tin của Ngân hàng. Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin trình hội đồng quản trị phê duyệt, phối hợp với bộ phận nghiên cứu phát triển và các phòng nghiệp vụ nhằm triển khai các giải pháp, các ứng dụng mới trong công tác phát triển sản phẩm của Ngân hàng. Phòng kế toán: Bộ phận kế toán tài chính: chức năng của bộ phận này là xây dựng kế hoạch tài chính cho các bộ phận nghiệp vụ và chi nhánh, kiểm soát việc thực hiện kế hoạch tài chính và xây dựng các báo cáo tài chính phục vụ ban lãnh đạo và các đơn vị có liên quan. Bộ phận thanh toán bù trừ, kế toán cho vay, kế toán kinh doanh ngoại tệ: bộ phận này có chức năng kiểm soát sau các giao dịch kinh doanh (tính đúng đăn, đầy đủ, hợp lý…) xử lý các giao dịch (hạch toán, thanh toán…) Phòng tín dụng: Là phòng có chức năng tham mưu cho hội đồng tín dụng và đầu tư, xây dựng định hướng, chính sách và các hạn mức tín dụng trình hội đồng tín dụng và đầu tư xem xét, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ chính sách và các hạn mức tín dụng; quản lý các khỏan nợ xấu, thẩm định, tái thẩm định các dự án. Phòng thanh toán và quan hệ quốc tế có chức năng: - Quản lý và bảo đảm sự hoạt động an toàn, hiệu quả trong việc cung ứng các dịch vụ thanh toán quốc tế trong toàn hệ thống. - Kiểm tra, kiểm soát tính hợp lệ, chính xác và đầy đủ của chứng từ và các lệnh thanh toán xuất nhập khẩu của khách hàng. - Xử lý các lệnh thanh toán (hạch toán, thực hiện lệnh…) - Đảm nhiệm dịch vụ ngân hàng đại lý và quan hệ quốc tế. Phòng ngân quỹ: Có nhiệm vụ quản lý kho quỹ và duy trì hợp lý lượng tiền mặt và giấy tờ có giá đảm bảo khả năng thanh toán cho các quầy giao dịch, thực hiện chi trả hoặc thu nhận các giao dịch tiền mặt có giá trị lớn. SVTH: Lê Uyên Vy 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Minh Tân Phòng Marketing: Nhiệm vụ của phòng Marketing là tạo ra mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng; duy trì khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới, xây dựng phong cách chăm sóc khách hàng. Phòng giao dịch: Phòng làm nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý các lệnh thanh toán của khách hàng đến giao dịch, trực tiếp chi trả các giao dịch tiền mặt có giá trị nhỏ (dưới 300 triệu), giải đáp, hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. 1.1.4. Các hoạt động của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN Techcombank là một Ngân hàng TMCP hàng đầu ở Việt Nam có đầy đủ các hoạt động của một Ngân hàng với các gói dịch vụ đa dạng, phong phú, đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng. 1.1.4.1. Hoạt động huy động vốn Hoạt động huy động vốn của Techcombank phát triển rất mạnh mẽ. Điểm sáng trong công tác huy động vốn cho thấy Techcombank đã tạo lập được uy tín và vị thế đáng tự hào trong cộng đồng khách hàng và là địa chỉ đáng tin cậy của các tổ chức kinh tế. Đây cũng là một lý do giúp cho Techcombank luôn duy trì được trạng thái thanh khoản tốt nhất, từ đó sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày cả trong những thời kỳ thị trường gặp khó khăn về tính thanh khoản. Hiện nay, Techcombank tổ chức huy động dưới các hình thức sau: • Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác; • Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tố chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc ngân hàng Nhà nước chấp thuận. • Vay vốn của tố chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài. • Vay vốn ngắn hạn NHNN dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. • Các hình thức huy động khác theo quy định của nhà nước. 1.1.4.2. Hoạt động tín dụng Trong bối cảnh biến động của nền kinh tế xã hội, Techcombank đã không ngừng nâng cao năng lực tái cơ cấu và hoàn thiện bộ máy hoạt động, sửa đổi quy chế và quy trình nghiệp vụ tín dụng nhằm thích ứng với điều kiện từng vùng miền, ngành nghề kinh doanh. Đưa các sản phẩm dịch vụ cho vay hấp dẫn, linh hoạt đến nhiều đối tượng khách hàng. Ngoài ra, Techcombank còn luôn kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung đầu tư vốn trên cơ sở thận trọng an toàn. Nhờ đó, hoạt động tín dụng của Techcombank đã đạt được sự phát triển bền vững. Techcombank có các gói dịch vụ tín dụng như : Ngân hàng cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức: cho vay, bảo lãnh, phát hành thẻ tín dụng, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có SVTH: Lê Uyên Vy 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Minh Tân giá, cho thuê tài chính, bao thanh toán và các hình thức khác theo quy định của NHNN. Ngân hàng cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức: • Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. • Cho vay trung dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. 1.1.4.3. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Ngân hàng thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: • Cung ứng các phương tiện thanh toán. • Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khác hàng. • Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ. • Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN. • Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép. • Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng. Ngân hàng tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống liên ngân hàng trong nước.Tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép. 1.1.4.4. Các hoạt động khác Ngoài các hoạt động chính nêu trên Techcombank cũng thực hiện một số hoạt động khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng: • Góp vốn và mua cổ phần. • Tham gia thị trường tiền tệ. • Kinh doanh ngoại hối. • Ủy thác và nhận ủy thác. • Cung ứng dịch vụ bảo hiểm. • Tư vấn tài chính. 1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN_ CN Phú Mỹ Hưng. 1.2.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN_ CN Phú Mỹ Hưng Là một trong những chi nhánh được thành lập từ rất sớm tại thành phố Hồ Chí Minh, Techcombank Phú Mỹ Hưng đã và đang khẳng định vị trí của mình không chỉ trong cộng đồng Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam mà còn trong cả khối Ngân hàng Thương mại hiện tại ở Việt Nam. Khác với những chi nhánh khác của Techcombank, nắm bắt được thị trường tiềm năng đang phát triển rất mạnh mẽ tại khu vực Phú Mỹ Hưng trong những năm gần đây, chi nhánh đã linh hoạt hơn trong việc lựa chọn địa điểm đặc trụ sở. Vào ngày 26/11/2009, Chi nhánh Techcombank Phú Mỹ Hưng đã tổ chức lễ khai trương trụ sở mới tại Tòa nhà Capital Tower – 06 SVTH: Lê Uyên Vy 10 . người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. Cho vay gián tiếp: Là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian, Ngân hàng cho vay qua các. lẫn nhau, bảo vệ quyền lợi cho mỗi thành viên. Theo phương thức cho vay Cho vay từng lần: Cho vay từng lần là hình thức cho vay tương đối phổ biến ở ngân