Bảng 3.3: Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng tại ngân hàng phân theo thời hạn vay
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Ngắn hạn 7,695 10.14% 8,243 9.71% 9,378 9.64% Trung hạn 36,318 47.87% 39,249 46.25% 42,637 43.83% Dài hạn 31,850 41.98% 37,371 44.04% 45,257 46.53% Tỗng 75,863 100% 84,863 100% 97,272 100%
Hình 3.2: Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng tại ngân hàng phân theo thời hạn vay
Tiến hành song song với hoạt động cho vay là hoạt động thu nợ, ngân hàng phải thu nợ sao cho đầy đủ và đúng hạn. Để làm được điều này thì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương trong công tác thu nợ, tình trạng việc làm và thu nhập của người vay vốn, việc nhắc nhở thu nợ của khách hàng của cán bộ tín dụng... Trong năm 2011, doanh số thu nợ đạt 97,272 triệu đồng tăng 21,409 triệu so với năm 2009 và tăng 12,409 triệu đồng so với năm 2010 với mức tăng trưởng tương ứng là 28.22% và 14.62%. Năm 2010, riêng doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng 11,274 triệu đồng từ 76,620 triệu đồng sang năm 2011 đạt 87,894 triệu đồng, chiếm tới 90% trong tổng doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng. Do cho vay trung và dài hạn là chủ yếu nên doanh số thu nợ
chiếm tỉ trọng như vậy là hợp lí. Công tác thu nợ tốt sẽ giảm tình trạng phát sinh nợ quá hạn, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn nên ngân hàng cần thực hiện tốt hơn nữa công tác này. Để xem xét công tác thu nợ và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng thời gian qua ra sao ta ta tiến hành phân tích chỉ tiêu dư nợ bình quân và nợ quá hạn bình quân.