Bảng 3.4: Dư nợ bình quân và nợ quá hạn bình quân cho vay tiêu dùng tại ngân hàng phân theo thời hạn vay
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 DNBQ NQHBQ NQHBQ DNBQ NQHBQ NQHBQ DNBQ DNBQ (%) (%) Ngắn hạn 254 15 5.91% 362 12 3.31% Trung hạn 17,268 232 1.34% 19,547 134 0.69% Dài hạn 17,299 212 1.23% 15,414 143 0.93% Tổng 32,821 459 1.40% 35,323 289 0.82%
Cùng với mức tăng doanh số cho vay thì dư nợ bình quân năm 2011 cũng tăng và đạt 35,323 triệu đồng tăng 2,502 triệu đồng so với năm 2010 và tang 8,519 triệu đồng so với năm 2009. Trong đó, dư nợ bình quân cho vay trung hạn năm 2011 là 19,547 triệu đồng tăng 2,279 triệu đồng thì dư nợ bình quân cho vay dài hạn lại giảm 1,885 triệu đồng so với năm 2010. Nợ quá hạn bình quân năm 2010 lớn nhất trong 3 năm, đạt 459 triệu đồng nhưng đến năm 2011 ngân hàng đã có những chính sách hợp lý, khác phục tình trạng nợ quá hạn này, giảm nợ quá hạn xuống ở mức 289 triệu đồng. Tỉ lệ nợ quá hạn giảm xuống cho thấy việc xử lí, thu nợ quá hạn và hạn chế dần nợ quá hạn mới phát sinh của cán bộ tín dụng cũng như các chính sách đặt ra của ngân hàng trong việc đảm bảo an toàn cho vay, Ngân hàng nên tiếp tục có những biện pháp, chính sách hợp lý để giảm mức nợ quá hạn xuống thấp nhất. Năm 2009, cho vay ngắn hạn không có nợ quá hạn, điều này cũng không hẳn là tốt cho ngân hàng, vì khi tỉ lệ nợ quá hạn liên tục bằng không chứng tỏ không chỉ có chính sách của ngân hàng hợ lý mà khách hàng cũng đã có những biện pháp thanh toán tốt, có thể sẽ giảm tỉ lệ đi vay trong tương lai,từ đó làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng.
3.1.3.2.2. Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn
a. Về doanh số vay:
Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Q5 chủ yếu được nhận thấy thông qua doanh số cho vay, bởi vì doanh thu chủ yếu của hoạt động kinh doanh ngân hàng là từ hoạt động cho vay này dựa trên số tiền lãi thu được. Vì thế để đánh giá kết quả từ hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thì việc xem xét doanh số cho vay là cần thiết.Để tìm hiểu khách hàng vay vốn sử dụng cho nhu cầu nào nhiều nhất ta đi phân tích doanh số cho vay theo những mục đích sau:
Bảng 3.5: Doanh số cho vay tiêu dùng tại ngân hàng phân theo mục đích sử dụng vốn
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Tỉ trọng(%) Số tiền Tỉ trọng(%) Số tiền Tỉ trọng(%)
Mua sắm. sửa
chữa nhà ở 55,633.75 41.11% 90,158.33 42.26% 139,595.69 50.53% Mua sắm
phương tiện
đi lại 64,687.26 47.80% 96,665.26 45.31% 110,007.93 39.82% Nhu cầu đời
sống khác 15,007.99 11.09% 26,518.41 12.43% 26,659.38 9.65%
Tổng 135,329 100% 213,342 100% 276,263 100%
Hình 3.3: Biểu đồ doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn
Theo bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay năm 2011 tăng lên 62,921 triệu đồng với mức tăng trưởng tương ứng là 29.49% so với năm 2010, trong đó mức tăng giảm đối với mỗi nhu cầu không như nhau. Cho vay với mục đích sửa chữa, mua sắm nhà ở có doanh số cho vay gia tăng mạnh nhất, từ 55,633 triệu đồng năm 2009 trong 2 năm đã tăng 139,596 triệu đồng, tăng 83,963 triệu đồng, đây là một con số rất lớn, cho thấy nhu cầu về nhà ở của người dân đang tăng mạnh trong thời gian gần đây. Do trong năm 2011 thành phố đã tiến hành giải toả và di dời hàng ngàn lượt hộ dân cho việc chỉnh trang, xây dựng các khu đô thị mới, các công trình trọng điểm, làm cho người dân đến ngân hàng vay vốn phục vụ nhu cầu tái định cư nhiều hơn. Kết quả là cho vay với mục đích này tăng nhanh và chiếm một tỉ trọng khá lớn, năm 2011 tỉ trọng cho vay mua sắm, sửa chữa nhà ở chiếm đến 50.53% trong tổng doanh số cho vay trong khi năm 2009 và 2010 chỉ chiếm trên 40%.
Cho vay với mục đích mua sắm phương tiện đi lại(ô tô, xe máy) lại có xu hướng giảm. Tuy nhìn về doanh số cho vay thì nhu cầu vay mua phương tiện đi lại tăng, năm 2009 là 64.687 triệu đồng, năm 2010 là 96,665 triệu đồng và năm 2011 đạt 110,007 triệu đồng nhưng nếu xét về tỉ trọng thì nhu cầu này có xu hướng giảm nhẹ lần lượt từ 47.8% ở năm 2009 xuống 45.31% ở năm 2010 và tiếp tục giảm 5,49% trong năm 2011. Nguyên nhân khiến tỉ trọng này giảm là do trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều chủng loại xe máy phù hợp thị hiếu và khả năng tích luỹ của nhiều tầng lớp dân cư nên khả năng tự đáp ứng nhu cầu này không còn quá khó. Đồng thời, gần đây do giá xăng dầu tăng liên tục khiến người dân cũng suy nghĩ nhiều khi quyết định mua sắm các phương tiện đi lại này.
Nhu cầu vay vốn cho những mục đích khác: học tập, mua sắm trang thiết bị cho gia đình, khám chữa bệnh cá nhân… không biến động nhiều, chiếm tỉ trọng khoảng 10% trong tổng doanh số cho vay.
Mặc dù doanh số cho vay nhìn chung tăng lên nhưng Techcombank Phú Mỹ Hưng có thể tăng doanh số lên nữa nếu mở rộng đối tượng vay vốn ngoài những
mục đích trên và cải thiện quy trình cho vay, tiếp cận, khai thác thêm các đối tượng khách hàng khác.
Bảng 3.6: Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng tại ngân hàng phân theo mục đích sử dụng vốn
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Tỉ trọng(%) Số tiền Tỉ trọng(%) Số tiền Tỉ trọng(%)
Mua sắm. sửa
chữa nhà ở 34,259.73 45.16 35,863.10 42.26 48,013.46 49.36 Mua sắm
phương tiện
đi lại 30,049.33 39.61 37,611.28 44.32 40,114.97 41.24 Nhu cầu đời
sống khác 11,553.93 15.23 11,388.61 13.42 9,143.57 9.40
Tỗng 75,863 100 84,863 100 97,272 100
Hình 3.4: Biểu đồ doanh số thu nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn
Mỗi một mục đích vay vốn đều có khả năng hoàn trả nợ khác nhau. Qua số liệu ở bảng 3.6 ta thấy doanh số thu nợ của mục đích sữa chữa, mua sắm nhà ở tăng nhanh nhất và chiếm tỉ trọng cũng lớn nhất. Năm 2009 doanh số thu nợ đạt 34,259 triệu đồng thì sang năm 2010 lên đến 25863 triệu đồng và tiếp tục tăng mạnh thêm 12,150 triệu đồng ở năm 2011. Sở dĩ có điều này là do những khách hàng vay với mục đích này ngoài cán bộ, công nhân viên thì còn có những cá nhân (đại diện hộ gia đình ) vay có tài sản thế chấp với số tiền vay lớn hơn, số tiền hoàn trả ở từng kì hạn cũng nhiều hơn. Mặc khác, doanh số cho vay với mục đích này chiếm tỉ trọng lớn nhất nên doanh số thu nợ cũng chiếm tỉ trọng cao như vậy cũng dễ hiểu.
Doanh số thu nợ của cho vay đáp ứng nhu cầu đời sống khác lại đang trong đà giảm nhẹ từ 11,389 triệu đồng ở năm 2010 chỉ còn 9,144 triệu đồng ở năm 2011 nhưng do doanh số cho vay chiếm tỉ trọng nhỏ nên số tiền giảm không ảnh hưởng nhiều đến doanh số thu nợ. So với hai mục đích trên thì cho vay để mua sắm phương tiện đi lại ít thay đổi nhất, năm 2011 doanh số thu nợ đạt 40,115 triệu đồng tăng 2,504 triệu đồng với mức tăng tương ứng là 6,66% so với ăm 2010. Tuy nhiên, muốn đánh giá công tác thu nợ như vậy là tốt hay chưa ta phải đi phân tích chỉ tiêu dư nợ bình quân và nợ quá hạn bình quân.
c. Về dư nợ bình quân và nợ quá hạn bình quân:
Bảng 3.7: Dư nợ bình quân và nợ quá hạn bình quân cho vay tiêu dùng tại ngân hàng phân theo mục đích sử dụng vốn ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 DNBQ NQHBQ NQHBQ DNBQ NQHBQ NQHBQ DNBQ DNBQ (%) (%) Mua sắm. sửa chữa nhà ở 17,954 163 0.91% 19,547 120 0.61%
Mua sắm phương tiện đi lại
14,316 224 1.56% 15,314 134 0.88%
Nhu cầu đời
sống khác 551 72 13.07% 462 35 7.58%
Tổng 32,821 459 1.40% 35,323 289 0.82%
Vốn vay của ngân hàng có vai trò rất lớn trong việc thoả mãn nhu cầu nâng cao đời sống của dân cư trên địa bàn thông qua mức dư nợ đối với các mục đích đều tăng. Do trong năm 2011 doanh số cho vay sữa chữa, mua sắm nhà ở lớn nhất nên dư nợ bình quân cũng tăng, ở năm 2009 mức dư nợ bình quân là 10,941 triệu đồng thì đến năm 2011 đã đạt 19,547 triệu đồng tăng đến 78,66%. Cho vay phục vụ mua sắm phương tiện đi lại có dư nợ bình quân không thay đổi nhiều qua các năm, năm 2009 là 15,351 triệu đồng, năm 2010 là 14,316 triệu đồng và đến năm 2011 đạt 15,314 triệu đồng. Điều này cho thấy vai trò của phương tiện đi lại rất cần thiết và luôn ở mức ổn định cho nhu cầu công việc của người lao động hiện nay. Còn cho vay nhu cầu đời sống khác: như mua sắm vật dụng trong gia đình, chi phí khám chữa bệnh cá nhân, chi phí học tập... năm 2011 đạt dư nợ bình quân 462 triệu đồng giảm 89 triệu đồng so với năm 2010. Như vậy, ngoài những nhu cầu thiết yếu thì hiện nay tâm lí tiêu dùng của dân cư đã hướng đến việc tạo lập một cuộc sống tiện nghi và nâng cao dần chất lượng cuộc sống với sự tính toán, chi tiêu hợp lý.
Chất lượng tín dụng của một ngân hàng được thể hiện thông qua nhiều yếu tố như : doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tăng trưởng dư nợ... nhưng một yếu tố quan trọng mà ta không thể bỏ sót đó là nợ quá hạn. Nó thể hiện chất lượng công tác thẩm định phương án, dự án vay vốn trước khi cho vay cũng như khả năng thu hồi nợ vay đối với từng món vay của ngân hàng. Ngoài ra nợ quá hạn còn ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của ngân hàng bởi nợ quá hạn vừa là rủi ro vừa là nguyên nhân làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Do đó ta phải xem xét nợ quá hạn thời gian qua đối với hoạt động cho vay tiêu dùng nhằm đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động này. Năm 2009 nợ quá han bình quân là 279 triệu đồng, năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn bình quân này tăng khá cao lên đến 459 triệu đồng. Nguyên nhân một phần từ phía các chính sách thu nợ của Ngân hàng chưa chặt chẽ, ngoài ra còn do phía khách hàng, trong giai đoạn này, nên kinh tế có những bất ổn đã ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, làm khả năng thanh toán cũng bị giảm. Điều này thể hiện khá rõ ở những nhu cầu lớn như mua sắm bất động sản, nếu ở năm 2009 nợ quá hạn bình quân chỉ ở mức 39 triệu đồng và tỉ lệ nợ quá hạn bình quân và dư nợ bình quân thấp chỉ khoảng 0.36% thì đến năm 2010 đã tăng lên 163 triệu đồng, năm 2011 là 120 triệu đồng. Tỉ lệ nợ quá hạn thấp là do khách hàng vay vốn hầu hết là cán bộ công nhân viên trả nợ từ lương chỉ dựa trên uy tín của cá nhân và đơn vị công tác. Việc phát sinh nợ quá hạn cho thấy CN Phú Mỹ Hưng phải thực hiện các biện pháp giám sát, đôn đốc thu nợ kịp thời, có thể nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và cơ quan, đơn vị nơi khách hàng công tác nhằm hạn chế nợ quá hạn phát sinh.
Sang năm 2011, nợ quá hạn bình quân là 289 triệu đồng giảm 170 triệu đồng so với năm 2010 mức giảm này rất đáng kể so với mức dư nợ bình quân nên tỉ lệ nợ
quá hạn giảm xuống 0.58%. Trong đó, nợ quá hạn bình quân cho vay mua sắm phương tiện xe máy là 134 triệu đồng, chiếm tỉ lệ cao trong tổng nợ quá hạn nhưng so với năm 2010 đã giảm 90 triệu đồng và tỉ lệ nợ quá hạn tương ứng là 0.68 %. Cho vay mua sắm, sữa chữa nhà năm 2011 cũng giảm nhẹ so với năm 2011. Nhìn chung, nợ quá hạn có xu hướng tăng lên nhưng ko cao, Techcombank Phú Mỹ Hưng nên quan tâm hơn nữa đến vấn đề này để nâng cao chất lượng tín dụng của cho vay tiêu dùng nói riêng và hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung.
3.1.3.2.3. Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo
a. Về doanh số vay:
Hiện nay ở ngân hàng cho vay tiêu dùng phân theo hình thức đảm bảo gồm: cho vay không có tài sản áp dụng đối với cán bộ công nhân viên với số tiền vay tối đa là 20 triệu đồng, cho vay có tài sản đảm bảo đối với các cá nhân không đủ điều kiện vay không có tài sản đảm bảo nêu trên. Để tìm hiểu thêm về hoạt động cho vay này tại ngân hàng thời gian qua ta xem qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 3.8 : Doanh số cho vay tiêu dùng tại ngân hàng phân theo hình thức đảm bảo
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm2011
Số tiền Tỉ trọng(%) Số tiền Tỉ trọng(%) Số tiền
Tỉ trọng (%) Đảm bảo không bằng tài sản (CBCNV) 39,191.28 28.96 67,053.39 31.43 119,760.01 43.35 Đảm bảo bằng tài sản 96,137.72 71.04 146,288.61 68.57 156,502.99 56.65 Tỗng 135,329 100 213,342 100 276,263 100
Hình 3.5: Biểu đồ doanh số cho vay theo hình thức đảm bảo
Đối tượng vay không có tài sản đảm bảo trừ một số ít những cán bộ, công chức công tác trong các đơn vị lực lượng vũ trang, các cơ quan hành chính sự nghiệp như : giáo dục, y tế...còn lại hầu hết là công nhân viên, người lao động tại các doanh nghiệp nhà nước, ý thức trả nợ kém hơn và ngân hàng gặp không ít khó khăn trong việc thu hồi nợ khi xảy ra rủi ro vì không có tài sản đảm bảo. Vì vậy, Techcombank Phú Mỹ Hưng rất thận trọng và xem xét rất kỹ trước khi ra quyết định cho vay với đối tượng này, doanh số cho vay với đối tượng này năm 2009 là 39,191 triệu đồng, tỉ lệ cho vay này có tăng lên qua các năm và ngày càng chiếm một tỉ trọng cao hơn.
Mặt dù đã có những biện pháp thu hồi nợ chặc chẽ nhưng ngân hàng nên thận trọng khi tỉ lệ này tiếp tục tăng và chiếm đến 43.35% trong tổng doanh số cho vay tương ứng với 119,760 triệu đồng. Việc tỉ trọng này tiếp tục tăng có thể gây rủi roc ho Ngân hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Cho vay có tài sản đảm bảo chủ yếu là bất động sản cũng tăng, năm 2009 doanh số cho vay là 96,137 triệu đồng thì đến năm 2011 đã đạt đến 156,503 triệu đồng, luôn chiếm trên 50% tỉ trọng doanh số cho vay. Điều này có thể thấy chủ trương đảm bảo an toàn vốn vay của ngân hàng trong hoạt động cho vay tiêu dùng nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu vốn vay của khách hàng.
b. Về doanh số thu nợ:
Ngoài doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng là một chỉ số để đánh giá về chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nó không chỉ thể hiện khả năng thu hồi nợ vay của ngân hàng mà còn chứng tỏ việc sử dụng vốn vay có hiệu quả, tình hình tài chính ổn định và khả năng hoàn trả nợ vay đầy đủ, đúng hạn của khách hàng. Để đánh giá công tác thu nợ với từng hình thức đảm bảo ra sao ta xem bảng số liệu sau:
Bảng 3.9: Doanh số thu nợ hoạt động cho vay tiêu dung tại ngân hàng phân theo hình thức đảm bảo
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010
Năm 2011
Số tiền Tỉ trọng(%) Số tiền Tỉ trọng(%) Số tiền Tỉ trọng(%)
Đảm bảo không bằng tài sản (CBCNV) 23,912.02 31.52% 27,614.42 32.54% 43,110.95 44.32% Đảm bảo bằng tài sản 51,950.9 8 68.48% 57,248 .58 67.46% 54,161 .05 55.68% Tỗng 75,863 100% 84,863 100% 97,272 100%
Hình 3.6: Biểu đồ doanh số thu nợ cho vay theo hình thức đảm bảo
Doanh số thu nợ không có TSĐB chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ đạt 43,111 triệu đồng ở năm 2011, tăng 15,496 triệu đồng so với năm 2010 chỉ ở mức 27,614 triệu đồng và 23,912 triệu đồng ở năm 2009. Đây là kết quả của việc thực hiện tốt công tác đôn đốc, nhắc nhở thu nợ đúng hạn, tăng cường công tác thẩm định trước khi cho vay của cán bộ tín dụng thời gian qua. Khả năng trả nợ của những khách hàng vay có tài sản đảm bảo cũng tăng không kém, năm 2009 doanh số thu nợ là 51,951 triệu đồng chiếm 68.48% trong tổng doanh số thu nợ và luôn chiếm trên 50% trong tổng doanh số thu nợ, năm 2011 vẫn chiếm 55.68% thức 54,161 triệu đồng. Mức tăng này là phù hợp với mức tăng doanh số cho vay của hình thức này trong năm 2011. Bên cạnh đó, do nợ vay được đảm bảo bằng tài sản nên khách hàng có trách nhiệm hơn trong việc trả nợ ngân hàng.