Dưới đây là Đề cương môn luật thi hành tạm giữ tạm giam và thi hành án hình sự mà mình đã soạn để học trong quá trình ôn thi cuối kỳ. Nội dung đã được mình chắt lọc và lựa chọn kỹ càng vì dùng vào mục đích ôn thi nên đáp án phải chuẩn. Các bạn có thể tham khảo.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM KHOA PLHS & KSHS Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2016
NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI MÔN HỌC: LUẬT THI HÀNH TẠM GIỮ, TẠM GIAM
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam Việt Nam là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh cácquan hệ giữa cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam, người bị tạm giữ, người bị tạm giam,
cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến thi hành tạm giữ, tạm giam, phát sinh trong quá trìnhquản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam nhằm bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh lệnh, quyết định vềtạm giữ, tạm giam, bảo đảm quyền con người, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp phápcủa tổ chức, cá nhân
2, Đối tượng điều chỉnh :
Đối tượng điều chỉnh của luật thi hành tạm giữ, tạm giam Việt Nam là các quan hệ giữa
cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam, người bị tạm giữ, người bị tạm giam, cơ quan, tổ chức và cánhân liên quan đến việc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam phát sinh trong quá trình thi hànhtạm giữ, tạm giam
- Các quan hệ giữa cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam với người bị tạm giữ, người bị tạmgiam
- Các quan hệ giữa cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam với cơ quan tiến hành tố tụng
Trang 2- Các quan hệ giữa cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam với Viện kiểm sát (bộ phận thựchiện kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam)
4, Phương pháp điều chỉnh của luật thi hành tạm giữ, tạm giam Việt Nam
Phương pháp điều chỉnh là tổng thể những cách thức mà luật thi hành tạm giữ, tạm giamtác động lên các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của nó ở đây có 2 phương pháp :
- Phương pháp quyền uy thể hiện ở việc cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn được giao, áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với người bị tạm giữ,người bị tạm giam Những quyết định, biện pháp của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong quản
lý, thi hành tạm giữ, tạm giam có tính chất bắt buộc thực hiện đối với người bị tạm giữ, người bịtạm giam
- Phương pháp phối hợp, chế ước thể hiện ở chỗ trong quá trình quản lý, thi hành tạm giữ,tạm giam, các cơ quan có thẩm quyền trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luậtquy định có trách nhiệm phối hợp với nhau trong việc quản lý người bị tạm giữ, người bị tạmgiam Đồng thời, giữa các cơ quan cũng có quan hệ kiểm soát lẫn nhau trong việc thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn Sự phối hợp, chế ước giữa các cơ quan có thẩm quyền thực hiện trên cơ sởcác quy định của phát luật và nhằm mục đích quản lý chặt chẽ người bị tạm giữ, người bị tạmgiam và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ
Câu 2 Phân tích chức năng bảo đảm lệnh, quyết định tạm giữ, tạm giam có hiệu lực thi hành phải được thực hiện nghiêm chỉnh trong thực tế trong luật thi hành tạm giữ, tạm giam
Đây là chức năng trọng tâm của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam bởi mọi nhiệm vụ, chứcnăng khác đều thông qua việc thực hiện chức năng này Nếu lệnh, quyết định tạm giữ, tạm giam
đã có hiệu lực pháp luật không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì việc quyết định ápdụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam của các cơ quan có thẩm quyền không còn ý nghĩa
Trang 3Luật thi hành tạm giữ, tạm giam với những quy định cụ thể và chức năng nhiệm vụ, quyềnhạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý, cơ quan thi hành thi hành tạm giữ, tạm giam của nhữngngười có thẩm quyền thực hiện công tác tạm giữ, tạm giam đồng thời quy định trách nhiệm, nghĩa
vụ của người bị tạm giữ, tạm giam, những hình thức, chế tài xử lý nghiêm khắc những vi phạmtrong việc thi hành tạm giữ, tạm giam bảo đảm cho việc những lệnh, quyết định tạm giữ, tạmgiam được thi nghiêm chỉnh trên thực tế thì mục đích ngăn chặn tội phạm mới đạt được hiệu quả
Khi thực hiện nghiêm chỉnh lệnh, quyết định này sẽ bảo đảm cho việc tạm giữ, tạm giamđúng quy định của pháp luật, không xảy ra tình trạng giam, giữ oan, sai hoặc lạm dụng lệnh giam,giữ trong tố tụng hình sự, vi phạm quyền con người
Những vi phạm trong tạm giữ, tạm giam tuỳ theo tính chất mức độ sẽ được xử lý theo quy địnhcủa pháp luật hiện hành
Câu 3 Phân tích chức năng phòng ngừa của luật thi hành tạm giữ, tạm giam.
- Phòng ngừa riêng : Mục đích của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam
hình sự là nhằm ngăn chặn người bị tạm giữ, người bị tạm giam tiếp tục gây hậu quả, tác hại cho
xã hội hoặc cho người khác Đồng thời, không để họ có điều kiện thực hiện các âm mưu, hànhđộng gây cản trở khó khăn cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử , thi hành án Để đạt được mụcđích đó, việc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam phải thực hiện có hiệu quả công tác quản lý chặtchẽ người bị tạm giữ, tạm giam không để họ thực hiện các hành vi gây cản trở, khó khăn cho quátrình tố tụng (thông cung liên lạc với đồng bọn, tiêu hủy vật chứng, trốn )
- Phòng ngừa chung : Bên cạnh ý nghĩa để quản lý chặt chẽ người bị tạm giữ, người bị
tạm giam thì việc quản lý người bị tạm giữ, tạm giam có ý nghĩa trong việc phòng ngừa đối vớinhững người khác khi họ đã thực hiện phạm tội nhưng chưa bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạmgiữ, tạm giam ; nếu vi phạm hoặc có hành vi trốn, cản trở thì sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặntạm giữ, tạm giam và bị quản lý theo trình tự, thủ tục, chế độ
Câu 4 Phân tích chức năng giáo dục của luật thi hành tạm giữ, tạm giam.
Trên thực tế có những người bị tạm giữ, tạm giam chấp hành tốt các quy định của phápluật còn có những người không tự giác chấp hành mà còn có thái độ chống đối, lẩn tránh phápluật
Các hoạt động tiêu cực này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, từ việc hạn chế nhận thứcpháp luật cho đến vướng mắc tâm lý cá nhân Do đó, để có thể đạt được mục đích của việc quản
Trang 4lý, thi hành tạm giữ, tạm giam thì không chỉ quản lý chặt chẽ người bị tạm giữ, tạm giam mà cònphải giáo dục họ.
Thông qua giáo dục, người bị tạm giữ, tạm giam sẽ nhận thức được tội lỗi do hành vi củamình gây ra cũng như chính sách của Nhà nước đối với họ, những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội để
từ đó họ hối cải, tích cực cộng tác với các cơ quan chức năng trong qúa trình làm rõ sự thật của
vụ án
Nội dung giáo dục là các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người bị tạmgiữ, tạm giam trong thời gian bị giam, giữ ; chính sách của Nhà nước đối với họ cũng như giảiquyết các vấn đề liên quan đến thái độ không thành khẩn của họ trong khai báo để người bị tạmgiữ, người bị tạm giam thấy rõ tội lỗi, trách nhiệm của mình, từ đó khai báo thành khẩn và chấphành tốt nội quy, quy chế của cơ sở giam giữ
Câu 5 Phân tích nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm quyền con người, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong luật thi hành tạm giữ, tạm giam.
Quyền tự do về thân thể là một trong những quyền cơ bản của công dân; chính vì vậy việctuân thủ Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm quyền con người, quyền lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân không chỉ đặt ra ở giai đoạn khi cơ quan có thẩm quyền
ra Quyết định tạm giữ, tạm giam mà đòi hỏi phải quán triệt trong suốt cả quá trình tổ chức quản
lý những người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong cơ sở giam giữ cũng như khi dẫn giải hoặcđưa họ ra khỏi khu vực giam giữ
Nội dung nguyên tắc này thể hiện:
- Giam giữ phải đúng người
Đảm bảo giam giữ đúng người tức là chỉ tiếp nhận để đưa vào nhà tạm giữ, trại tạm giam nhữngnguời sau khi đã kiểm tra và xác định chính xác đúng người đó đang có Quyết định tạm giữ, Lệnhtạm giam của những có quan có thẩm quyền theo đúng những quy định của pháp luật TTHS
- Giam giữ người phải đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo pháp luật
Khi tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam, cơ sở giam giữ phải kiểm tra kỹ càng
hồ sơ, tài liệu theo đúng những quy định của pháp luật TTHS (phải có Quyết định tạm giữ hoặclệnh tạm giam đúng thẩm quyền, đang có hiệu lực thi hành, biên bản bắt giữ, danh chỉ bản…)
Trang 5Trong suốt quá trình giam giữ, phải quản lý chặt chẽ đối tượng, chỉ đưa đối tượng ra khỏikhu vực giam giữ trong những trường hợp luật định và phải có quyết định của những cơ quan,người có thẩm quyền như trích xuất, cho đối tượng gặp thân nhân, đưa đối tượng đi bệnh viện,dẫn giải đối tượng đến phiên tòa để xét xử, di lý đối tượng, chuyển giao đối tượng
Khi sắp hết hạn tạm giữ, tạm giam phải thông báo cho những cơ quan, đơn vị có thẩmquyền để có quyết định bổ sung hoặc trả tự do cho đối tượng khi hết hạn tạm giữ, tạm giam
- Tổ chức quản lý, giam giữ phải đảm bảo an toàn và theo đúng những quy định của phápluật
Quá trình tổ chức giam giữ đối tượng phải phân loại quản lý theo quy định, không giamchung trong buồng giam những đối tượng bị tạm giữ với những đối tượng bị tạm giam hoặc vớinhững phạm nhân đang chấp hành án…
Đảm bảo quản lý nghiêm ngặt chặt chẽ, không để đối tượng chống phá, trốn khỏi nơi giamgiữ, phạm tội mới, thông cung, tự sát hoặc có những hành vi đối phó tiêu cực khác Việc xử lýnhững đối tượng có hành vi vi phạm trong khi đang bị tạm giữ, tạm giam như vi phạm nội quy,phạm tội mới, trốn… phải đảm bảo đúng thủ tục và thẩm quyền
Thực hiện nghiêm chỉnh những chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật đối vớinhững người bị tạm giữ, tạm giam như chế độ ăn, mặc, ở, thăm gặp thân nhân, gửi thư quà, khiếunại, tố cáo…
Câu 6 Phân tích nguyên tắc bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh lệnh, quyết định về tạm giữ, tạmgiam, trả tự do của cơ quan, người có thẩm quyềntrong luật thi hành tạm giữ, tạm giam
Bắt người, tạm giữ, tạm giam người là các biện pháp ngăn chặn nhằm hạn chế một số quyền của
công dân, quyền con người của người bị bắt Mục đích của các biện pháp này là để đảm bảo chocác cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác đấutranh chống và phòng ngừa tội phạm, đảm bảo trật tự pháp luật và pháp chế
Tuy nhiên, khi áp dụng chúng cũng rất dễ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến quyền con người,quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Bởi vì, một số hoạt động tố tụng có ảnh hưởng trực tiếpđến quyền tự do, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được thông tin của người bị bắtNội dung nguyên tắc này yêu cầu:
Trang 6- Những lệnh, quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam đã có hiệu lực pháp luậtphải được thực hiện Khi đã có hiệu lực, các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện cáclệnh, quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ tạm giam đúng pháp luật nghiêm chỉnh, đảm bảoquyền con người, phát huy hiệu quả cao nhất trọng việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm
- Việc thay đổi việc thi hành tạm giữ tạm giam trong quá trình quản lý thi hành tạm giữ,tạm giam được chấp hành nghiêm chỉnh: trích xuất, trả tự do, thay đổi biện pháp ngăn chặn; điều
+ Trích xuất là việc đưa người bị tạm giữ, người bị tạm giam ra khỏi cơ sở giam giữ trongthời gian nhất định theo lệnh, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền để thực hiện các hoạtđộng tố tụng hình sự, khám bệnh, chữa bệnh, thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự, thực hiện quyền, nghĩa
+ Trong quá trình giam, giữ người bị tạm giữ, người bị tạm giam, cơ sở giam giữ có tráchnhiệm chuyển giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong các trường hợp:
- Có quyết định của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam chuyển người bị tạm giữ, người bịtạm giam đến cơ sở giam giữ khác;
- Có quyết định của cơ quan có thẩm quyền đưa người bị kết án phạt tù đến nơi chấp hànhán;
- Có quyết định của Hội đồng thi hành án tử hình đưa người bị kết án tử hình đi thi hành
án tử hình
Như vậy, việc đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh lệnh, quyết định về tạm giữ, tạm giam, trả
tự do của cơ quan, người có thẩm quyềntrong luật thi hành tạm giữ, tạm giam là vô cùng quantrọng Nếu việc thực hiện không đúng pháp luật ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người,quyền và lợi ich của công dân, mất đi sự nghiêm minh, công bằng của pháp luật
Trang 7Câu 7 Phân tích nguyên tắc bảo đảm nhân đạo; không tra tấn, truy bức, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong luật thi hành tạm giữ, tạm giam.
- Nhân đạo vốn được hiểu là “cái đức yêu thương con người, trên cơ sở tôn trọng phẩmgiá, quyền và lợi ích con người” “là đạo đức thể hiện tình thương yêu với ý thức tôn trọng giá trịphẩm chất của con người, “là một từ ghép gốc Hán với nghĩa nhân là người và đạo là đường.Nhân đạo là đường làm người, là đạo làm người, là thương yêu tôn trọng, bảo vệ giá trị, phẩm giá
và quyền sống của con người”
Ở nghĩa trừu tượng, nhân đạo là sự thừa nhận cá nhân (con người) là một giá trị, khẳngđịnh lợi ích của con người là tiêu chí đánh giá các quan hệ xã hội Vấn đề nhân đạo, vì vậy là vấn
đề con người, liên quan đến tất cả mọi người Ở nghĩa cụ thể hơn, nhân đạo là sự yêu thương, quýtrọng con người, là sự đối xử nhân từ, có tình người đối với họ
Nội dung nguyên tắc yêu cầu:
- Những cơ quan chức năng, những người có thẩm quyền trong việc quản lý, thi hành tạmgiữ, tạm giam phải có thái độ đúng đắn, đối xử với người bị tạm giữ, người bị tạm giam với tưcách là quan hệ giữa con người với con người Mọi biện pháp, phương tiện sử dụng trong quátrình tạm giữ, tạm giam phải phù hợp với pháp luật, với đạo đức, thuần phong mỹ tục và nhữnggiá trị xã hội khác Không được làm điều gì gây đau đớn về thể xác, tinh thần hoặc làm xấu đitình trạng mất tự do của người bị tạm giữ, người bị tạm giam Phải thực hiện đầy đủ và nghiêmchỉnh những chính sách, chế độ của Nhà nước đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam đồngthời quan tâm giải quyết những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của họ
- Nghiêm cấm những hành vi trái pháp luật đối với người bị tạm giữ, tạm giam như đánhđập; nhục hình kể cả nhục hình biến tướng… Việc xử lý những hành vi vi phạm của những người
bị tạm giữ, tạm giam phải đúng thẩm quyền, đảm bảo khách quan theo quy định của pháp luật
Câu 8 Trình bày hệ thống tổ chức cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam và phân tích nhiệm
vụ, quyền hạn của Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong Công an nhân dân
Cơ quan quản lý tạm giữ tạm giam là cơ quan nhà nước, được thành lập để thực hiệnviệc quản lý tạm giữ, tạm giam trên phạm vi toàn quốc Hệ thống tổ chức của cơ quan này baogồm: Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong Công an nhân dân và Cơ quan quản lý tạm giữ,tạm giam trong quân đội nhân dân
Trang 8Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong Công an nhân dân
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 thì Cơ quan quản
lý tạm giữ, tạm giam trong Công an nhân dân bao gồm:
- Cơ quan quản lý thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thuộc Bộ Công an thực hiệnquản lý tạm giữ, tạm giam trong phạm vi cả nước (sau đây gọi là cơ quan quản lý tạm giữ, tạmgiam thuộc Bộ Công an);
-Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiệnquản lý tạm giữ, tạm giam trong địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung
là cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh);
-Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thànhphố thuộc thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam trong địa bànhuyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sauđây gọi chung là cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp huyện)
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Công an đượcquy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 như sau:
- Giúp Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 63 của Luật nàynhư:cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam giúp bộ trưởng trong việc chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫnviệc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; Quyết địnhphân bổ kinh phí, bảo đảm điều kiện cho hoạt động quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam…
- Tổ chức triển khai thi hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam;>> cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Công an Xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương trong triển khai thi hành Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, bảo đảm thống nhất, hiệu quả; tuyên truyền, phổ biến Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam đến cán bộ, công chức, viên chức và cho nhân dân…
- Chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật về thi hành tạm giữ, tạmgiam thông qua việc tập huấn chuyên sâu về Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, bồi dưỡng nângcao nhận thức pháp luật về công tác tạm giữ, tạm giam
-Quyết định việc điều chuyển người bị tạm giữ, tạm giam giữa các cơ sở giam giữ bằngviệc đưa ra những quyết định , tiến hành theo đúng trình tự thủ tục mà pháp luật quy định
Trang 9-Thanh tra, kiểm tra về tạm giữ, tạm giam theo thẩm quyền Việc thanh tra, kiểm traviệc tổ chức thực hiện độc lập dưới sự quản lý, chỉ đạo theo đúng thẩm quyền để tránh tình trạng
cơ quan điều tra và cơ quan phụ trách nhà TG,TG cùng một đầu mối làm chỉ huy dễ dẫn tới saisót, lạm quyền trong tiếp xúc hỏi cung, hạn chế oan sai do bức cung, nhục hình gây ra
-Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về thi hành tạm giữ, tạm giam; Tổng kết công tácthi hành tạm giữ, tạm giam thể hiện ở việc Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng BộCông an giao
Hiện nay Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong CAND trên toàn quốc đang quản lý
70 Trại tạm giam, 683 Nhà tạm giữ; với tổng quy mô giam giữ được phê duyệt là 97.395 chỗgiam giữ, trong đó hệ thống Trại tạm giam có 56.760 chỗ giam giữ, hệ thống Nhà tạm giữ có40.635 chỗ giam giữ
Câu 9 Trình bày hệ thống tổ chức cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam và phân tích nhiệm vụ,quyền hạn của nhà tạm giữ, trại tạm giam
1, Các cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam được thành lập trên phạm vi toàn quốc tạo thành hệthống tổ chức cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam, các cơ quan đó bao gồm:
- Trại tạm giamthuộc Bộ Công an;
- Trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng;
- Trại tạm giam Công an cấp tỉnh; trại tạm giam thuộc quân khu và tương đương (sau đây gọichung là trại tạm giam cấp quân khu);
- Nhà tạm giữ Công an cấp huyện; nhà tạm giữ Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân độinhân dân;
- Buồng tạm giữ của đồn biên phòng ở hải đảo, biên giới xa trung tâm hành chính cấp huyện
2, Phân tích nhiệm vụ, quyền hạn của nhà tạm giữ, trại tạm giam.
Theo quy định tại khoản 1Điều 13 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam thì nhà tạm giữ, trạitạm giam có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tiếp nhận, lập hồ sơ, lập danh bản, chỉ bản của người bị tạm giữ, người bị tạm giam theolệnh, quyết định của người có thẩm quyền được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự hoặcngười có quyết định điều chuyển theo quy định của Luật này;
- Thực hiện các biện pháp quản lý giam giữ người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
Trang 10- Áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự,nhân phẩm của người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
- Bảo đảm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền, nghĩa vụ của mìnhtheo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; giải quyết kiến nghị theo thẩm quyền hoặcchuyển kháng cáo, khiếu nại, tố cáo, yêu cầu, kiến nghị, đề nghị của người bị tạm giữ, người bịtạm giam đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
- Giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo lệnh trích xuất, quyết định điều chuyểncủa người có thẩm quyền;
- Báo cáo cơ quan có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng lệnh, quyết định tạm giữ, tạmgiam, trả tự do là trái pháp luật;
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong điều tra, truy tố, xét xử, thihành án;
- Thông báo bằng văn bản cho cơ quan đang thụ lý vụ án 01 ngày trước khi hết thời hạntạm giữ, gia hạn tạm giữ, 05 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, 10 ngày trước khi hết thời hạngia hạn tạm giam và yêu cầu cơ quan đang thụ lý vụ án giải quyết theo pháp luật; trường hợp hếtthời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam, cơ quan đang thụ lý vụ án không giải quyết thì kiến nghịngay Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam xử lý;
- Trả tự do cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quyết định của cơ quan, người cóthẩm quyền;
- Thực hiện thống kê, báo cáo về thi hành tạm giữ, tạm giam
Đối với nhà tạm giữ Công an cấp huyện và trại tạm giam, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn được quyđịnh tại khoản 1 Điều 13 còn có nhiệm vụ, quyền hạn tiếp nhận, quản lý giam giữ, giáo dục cảitạo phạm nhân và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thihành án hình sự
Câu 10 Trình bày quyền của người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong luật thi hành tạm giữ, tạm giam
Theo khoản 1 Điều 9 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì người bị tạm giữ, người bị tạmgiam có các quyền sau đây:
-Được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; đượcphổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam giữ;
Trang 11- Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đạibiểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân;
-Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạttinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu; Được gặp thân nhân, người bào chữa,tiếp xúc lãnh sự;
-Được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bàochữa, trợ giúp pháp lý;
- Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự; Được yêu cầu trả tự
do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam; Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;
-Được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhànước nếu bị giam, giữ trái pháp luật;
-Được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luậtkhác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang bị tạm giữ,tạm giam.1
Câu 11 Trình bày chế độ quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giamtrong luật thi hành tạm giữ, tạm giam.
1 Phân loại quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Trong quá trình tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam, cơ sở giam giữ căn cứvào quy định của pháp luật để phân loại và giam giữ theo đúng loại Người bị tạm giữ, người bịtạm giam được bố trí theo khu và phân loại như sau:
- Người bị tạm giữ;
- Người bị tạm giam;
- Người dưới 18 tuổi;
- Phụ nữ;
- Người nước ngoài;
- Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A2;
Trang 12- Người thực hiện hành vi phạm tội có tính chất côn đồ; giết người; cướp tài sản thuộc loại tộiphạm đặc biệt nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm;
- Người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia;
- Người bị kết án tử hình3;
- Người đang chờ chấp hành án phạt tù;
- Người thường xuyên vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ;
- Người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặckhả năng điều khiển hành vi của mình nhưng chưa được giám định, đang chờ kết quả giám địnhhoặc đang chờ đưa đi cơ sở bắt buộc chữa bệnh
Không giam giữ chung buồng những người trong cùng một vụ án đang trong giai đoạn điều tra,truy tố, xét xử để tránh trường hợp thông cung
Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, do điều kiện thực tế mà nhà tạm giữ, trại tạmgiam không thể đáp ứng được yêu cầu giam giữ riêng hoặc để bảo đảm yêu cầu điều tra, truy tố,xét xử, bảo đảm an toàn cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì Trưởng nhà tạm giữ, Giámthị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ đồn biên phòng phối hợp với cơ quan đang thụ lý vụ ánquyết định bằng văn bản những người được giam giữ chung
Đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người đồng tính, người chuyển giới;Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A; Người bị kết án tử hình; Người có dấu hiệu mắc bệnhtâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi củamình nhưng chưa được giám định, đang chờ kết quả giám định hoặc đang chờ đưa đi cơ sở bắtbuộc chữa bệnh; Phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng thì có thể được bố trí giamgiữ ở buồng riêng
2 Chế độ quản lý
Khi bị tạm giữ, tạm giam, không ít người tỏ ra hoang mang, lo lắng, thậm chí có nhữnghành động tiêu cực như tự sát Ngược lại, có nhiều đối tượng ngoan cố, chống đối, luôn tìm cáchcản trở quá trình điều tra Nhất là những đối tượng lưu manh, nhiều tiền án, tiền sự, côn đồ hunghãn, phạm tội có tổ chức Những đối tượng này thường lợi dụng sơ hở của cán bộ quản lý để
rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh;
3 Trong trường hợp người bị kết án tử hình có quyết định ân giảm xuống tù chung thân hoặc có bản án giảm xuống tù chung thân, tù có thời hạn thì thủ trưởng cơ sở giam giữ chuyển người đó đến nơi giam giữ người chờ chấp hành án phạt tù Trường hợp hủy án để điều tra lại thì thủ trưởng cơ sở giam giữ chuyển người bị kết án tử hình đến buồng tạm giam để phục vụ hoạt động điều tra
Trang 13thông cung với đồng phạm nhằm tiêu hủy chứng cứ hoặc tìm cách chống phá, trốn khỏi nơi giamhoặc liên hệ với đồng bọn tổ chức trốn khỏi nơi giam, giữ
Do đó, cơ sở giam giữ phải được canh gác, bảo vệ, quản lý, kiểm tra, giám sát 24/24giờ trong ngày Người bị tạm giữ phải ở trong buồng tạm giữ; người bị tạm giam phải ở trongbuồng tạm giam Khi có lệnh của thủ trưởng cơ sở giam giữ thì mới được ra khỏi buồng tạm giữ,buồng tạm giam để thực hiện lệnh trích xuất và hoạt động trích xuất người bị tạm giữ, người bịtạm giam bên trong khu vực cơ sở giam giữ và nội quy của cơ sở giam giữ
-Đối với người bị kết án tử hình, Trại tạm giam phải tổ chức buồng riêng và khu riêng
để giam giữ Trong quá trình quản lý tạm giam người bị kết án tử hình, nếu xét thấy họ có biểuhiện bỏ trốn, tự sát hoặc có hành vi nguy hiểm khác thì thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định việccùm một chân và phải tổ chức theo dõi, quản lý, ngăn ngừa
-Đối với trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn thì thủ trưởng cơ sởgiam giữ phải tổ chức truy bắt ngay, lập biên bản; đồng thời, thông báo ngay cho cơ quan đangthụ lý vụ án và Viện kiểm sát có thẩm quyền phối hợp xử lý
-Đối với trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết thời gian bị tạm giữ, tạmgiam thì thủ trưởng cơ sở giam giữ phải tổ chức bảo vệ hiện trường, thông báo ngay cho Cơ quanđiều tra và Viện kiểm sát có thẩm quyền để tiến hành xác định nguyên nhân chết; đồng thời,thông báo cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của người chết Đại diện cơ sở giam giữ phảichứng kiến việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
-Trường hợp người chết là người nước ngoài thì việc thông báo cho cơ quan lãnh sự vàthân nhân, người đại diện hợp pháp của họ do cơ quan đang thụ lý vụ án thực hiện Cơ sở giamgiữ làm thủ tục khai tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch Khi Cơ quan điều tra và Viện kiểmsát đồng ý cho làm các thủ tục an táng người chết thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báocho thân nhân của người chết
-Trường hợp thân nhân người chết có văn bản yêu cầu thì bàn giao thi hài đó cho họ,trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường.Sau thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo mà họ không nhận thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm tổchức an táng
- Trường hợp thân nhân của người chết có đơn đề nghị được nhận tro cốt hoặc hài cốtsau khi an táng thì thủ trưởng cơ sở giam giữ trao đổi với chính quyền địa phương giải quyết theo
Trang 14quy định của pháp luật Việc an táng phải tuân thủ quy định của Bộ Y tế và của chính quyền địaphương.
-Đối với người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam chết thì giải quyết theo quy định củađiều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuậnquốc tế hoặc sự thoả thuận trực tiếp về từng trường hợp cụ thể giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam chết
-Trường hợp chưa có điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế tương ứng hoặc giữa Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam chết không thoả thuậnthống nhất được về giải quyết trường hợp cụ thể hoặc không xác định được quốc tịch của ngườichết thì giải quyết như đối với người Việt Nam bị tạm giữ, tạm giam chết
-Trong quá trình giam, giữ, người bị tạm giữ, người bị tạm giam bị hạn chế quyền đilại, giao dịch, tiếp xúc, thông tin, liên lạc, tuyên truyền tín ngưỡng, tôn giáo Trường hợp cần thiếtthực hiện giao dịch dân sự thì phải thông qua người đại diện hợp pháp và được sự đồng ý của cơquan đang thụ lý vụ án
-Việc điều chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam giữa các cơ sở giam giữ do thủtrưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam quyết định sau khi thống nhất với thủ trưởng cơ quanđang thụ lý vụ án và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết
Câu 12 Trình bày chế độ kỷ luật người bị tạm giữ, người bị tạm giamtrong luật thi hành tạm giữ, tạm giam.
Trong quá trình bị tạm giữ, tạm giam, nếu người bị tạm giữ, người bị tạm giam vi phạmnội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị
kỷ luật bằng một trong các hình thức:
- Cảnh cáo;
- Cách ly ở buồng kỷ luật từ 01 ngày đến 02 ngày và có thể bị gia hạn đến 02 ngày đối vớingười bị tạm giữ; cách ly ở buồng kỷ luật từ 03 ngày đến 07 ngày và có thể bị gia hạn đến 10ngày đối với người bị tạm giam Thời hạn cách ly không quá thời hạn tạm giữ, tạm giam còn lại
Việc kỷ luật bằng hình thức cách ly được thực hiện nếu người bị tạm giữ, người bị tạmgiam vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ hai lần trở lên hoặc có các
Trang 15hành vi: Phá hủy cơ sở giam giữ, huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cơ sở giam giữ; tổchức trốn hoặc trốn khỏi nơi giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khi đang bị áp giải; đánh tháongười bị tạm giữ, người bị tạm giam; Thực hiện hoặc tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ,giúp sức, che giấu, ép buộc người khác vi phạm pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; trả thù,xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác trong thi hành tạmgiữ, tạm giam.
Người bị cách ly ở buồng kỷ luật nếu có hành vi chống phá quyết liệt cơ sở giam giữ, tựsát, tự gây thương tích cho bản thân, xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác thì bị cùmmột chân Thời gian bị cùm chân do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định Không áp dụng cùmchân đối với người bị kỷ luật là người dưới 18 tuổi, phụ nữ, người khuyết tật nặng trở lên, người
đủ 70 tuổi trở lên Trong thời gian bị cách ly ở buồng kỷ luật, người bị tạm giữ, người bị tạmgiam bị hạn chế việc thăm gặp, gửi, nhận thư, nhận quà
Việc kỷ luật và việc hạn chế thăm gặp, gửi, nhận thư, nhận quà đối với người bị tạm giữ,người bị tạm giam do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định bằng văn bản Biên bản về việc viphạm và quyết định kỷ luật được đưa vào hồ sơ quản lý giam giữ Nếu người bị kỷ luật có tiến bộthì thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định bằng văn bản việc giảm thời hạn kỷ luật, bãi bỏ việc hạnchế thăm gặp, gửi, nhận thư, nhận quà đối với người đó
Câu 13 Trình bày chế độ ăn, ở của người bị tạm giữ, người bị tạm giamtrong luật thi hành tạm giữ, tạm giam.
1 Chế độ ăn
Chế độ ăn, ở của người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định tại Điều 27 Luật thihành tạm giữ, tạm giam năm 2015 Theo đó, quy định người bị tạm giữ, người bị tạm giam đượcbảo đảm tiêu chuẩn định lượng về gạo, rau, thịt, cá, đường, muối, nước chấm, bột ngọt, chất đốt,điện, nước sinh hoạt Ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật, người bị tạm giữ, người bị tạmgiam được ăn thêm nhưng mức ăn không quá năm lần tiêu chuẩn ăn ngày thường Căn cứ yêu cầubảo đảm sức khỏe của người bị tạm giữ, người bị tạm giam, Chính phủ quy định cụ thể định mức
ăn phù hợp với điều kiện kinh tế, ngân sách và biến động giá cả thị trường Thủ trưởng cơ sởgiam giữ (Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam) quyết định việc hoán đổi định lượng ăn
Trang 16Tiêu chuẩn ăn trong một tháng của một người bị tạm giữ, tạm giam được tính theo địnhlượng 17 kg gạo thường, 0,7 kg thịt và 0,8 kg cá, 01 kg muối, 0,5 kg đường loại trung bình, 0,75lít nước mắm, 0,1 kg bột ngọt, 15 kg rau xanh và 15 kg củi hoặc 17 kg than4 Tuy nhiên, địnhlượng này do Nhà nước cấp và quy ra tiền theo thời giá thị trường ở địa phương nơi trại tạmgiam, nhà tạm giữ đóng Ngoài ra, một tháng không quá 3 lần người bị tạm giữ, tạm giam đượcnhận quà và đồ dùng sinh hoạt của gia đình, thân nhân gửi đến theo quy định, người bị tạm giữ,tạm giam được sử dụng quà, tiền của mình để ăn thêm nhưng không quá ba lần định lượng trong
01 tháng Nhà nước quy định cho mỗi người Nghiêm cấm người bị tạm giữ, tạm giam dùngrượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích độc hại khác
Thủ trưởng cơ sở giam giữ tổ chức tiếp nhận, kiểm tra loại bỏ các vật bị cấm và giao đầy
đủ cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam; kiểm tra, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi chiếmđoạt quà, đồ dùng sinh hoạt của người bị tạm giữ, người bị tạm giam Để thực hiện chế độ ăn củangười bị tạm giữ, tạm giam, mỗi nhà tạm giữ, trại tạm giam tổ chức một bếp nấu ăn, được cấp cácdụng cụ cần thiết cho việc nấu ăn, đun nước uống và chia đồ ăn cho họ theo khẩu phần tiêuchuẩn Việc nấu ăn, đưa cơm được thực hiện bởi các phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tạinhà tạm giữ, trại tạm giam
Đối với các trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi đượcbảo đảm tiêu chuẩn định lượng ăn như người bị tạm giữ, người bị tạm giam đã thành niên vàđược tăng thêm về thịt, cá nhưng không quá 20% so với định lượng Đối với người bị tạm giữ,người bị tạm giam là phụ nữ có thai được hưởng chế độ ăn uống bảo đảm sức khỏe; nếu sinh conthì được bảo đảm tiêu chuẩn, định lượng ăn theo chỉ dẫn của y sĩ hoặc bác sĩ, được cấp thựcphẩm, đồ dùng, thuốc men cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh
2 Về chế độ ở
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được ở theo buồng giam tập thể Nhà nước quy địnhbình quân diện tích tối thiểu nơi giam, giữ đối với người bị tạm giữ, tạm giam là 2m2/1 người, có
bệ nằm bằng xi măng hoặc gạch men và có chiếu trải để nằm Trường hợp người bị tạm giữ,
4 Xem Nghị định số 09/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung chế độ ăn và khám, chữa bệnh đối với người bị tạm giữ, tạm giam quy định tại điều 26 và điều 28 của quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo nghị định số 89/1998/nđ-cp ngày 07 tháng 11 năm 1998 của chính phủ.
Trang 17người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi; người bị kết án tử hình đang bị tạm giam; người mắcbệnh truyền nhiễm nhóm A; người thực hiện hành vi phạm tội có tính chất côn đồ; giết người;cướp tài sản thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm; người phạm tội xâmphạm an ninh quốc gia; người đang chờ chấp hành án phạt tù; người có dấu hiệu mắc bệnh tâmthần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi; ngườithường xuyên vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ thì sẽ được bố trí giam riêng theo từng khuvực hoặc trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người phụ nữ có thai hoặc nuôi condưới 36 tháng tuổi ở cùng thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu là 3m2/1 người Đối với những ngườitrong cùng một vụ án đang trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử thì không được giam giữchung buồng.
Người bị tạm giữ, tạm giam là phụ nữ có thai sinh con tại nhà tạm giữ, trại tạm giam sẽđược tạo điều kiện bảo đảm thời gian cho con bú trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ và được
cơ sở giam giữ làm thủ tục đề nghị đăng ký khai sinh Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam làngười nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì cơ sở giam giữ phải tổ chức việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻdưới 36 tháng tuổi đó; nếu người bị tạm giữ, người bị tạm giam có con từ đủ 36 tháng tuổi trở lênkhông có thân nhân nhận nuôi dưỡng thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ đề nghị Sở Lao động -Thương binh và Xã hội nơi có cơ sở giam giữ chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôidưỡng Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau khi được trả tự do được nhận lại con đang được
cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng
Câu 14 Trình bày chế độ chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong luật thi hành tạm giữ, tạm giam.
Chế độ chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định tại Điều
30 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 Theo đó, người bị tạm giữ, người bị tạm giamđược hưởng chế độ khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh Để thực hiện chế độ khám,chữa bệnh cho người bị tạm giữ, tạm giam, Bộ công an đã quyết định thành lập bệnh xá ở các trạitạm giam và biên chế cán bộ y tế ở nhà tạm giữ Người bị tạm giữ, tạm giam ốm đau được khámtại bệnh xá của trại tạm giam hoặc được cán bộ y tế của nhà tạm giữ điều trị Chế độ ăn, cấp phátthuốc, bồi dưỡng do cán bộ y tế chỉ định theo bệnh lý Tiền thuốc chữa bệnh tương đương 2 kggạo/1 người/1 tháng Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam bị bệnh nặng vượt quá khả năng
Trang 18điều trị của bệnh xá của trại tạm giam hoặc cán bộ y tế của nhà tạm giữ thì Giám thị trại tạmgiam, Trưởng nhà tạm giữ làm các thủ tục chuyển họ đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp huyện,cấp tỉnh, bệnh viện quân đội hoặc bệnh viện trung ương khám, điều trị Kinh phí khám, chữabệnh trong trường hợp này do ngân sách nhà nước cấp theo bệnh lý và theo mức độ nặng nhẹ củabệnh tật; trại tạm giam, nhà tạm giữ có trách nhiệm thanh toán với bệnh viện Cơ sở giam giữphải thông báo cho thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, tạm giam biết để phốihợp chăm sóc, điều trị Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được nhận thuốc chữa bệnh từ thânnhân và phải có đơn thuốc của thầy thuốc, chịu sự kiểm tra của cơ sở giam giữ Bên cạnh đó, đốivới người bị tạm giữ, tạm giam là phụ nữ có thai, ngoài chế độ khám chữa bệnh thông thường, họcòn được khám thai, được các chế độ chăm sóc y tế đặc biệt khác Đây là những quy định mangtính nhân đạo sâu sắc, nhằm bảo đảm sức khỏe của người mẹ và bảo đảm sự phát triển bìnhthường của thai nhi, trẻ em.
Đối với người bị tạm giữ, tạm giam nghi mắc bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác tới mứcmất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi của mình, Giám thị trại tạm giam,Trưởng nhà tạm giữ yêu cầu cơ quan đang thụ lý vụ án trưng cầu giám định pháp y Sau khi Hộiđồng giám định pháp y kết luận người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác tới mức mất khảnăng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình và có quyết định đưa người đó vào cơ sởchuyên khoa y tế để bắt buộc chữa bệnh của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan đang thụ lý vụ ánphối hợp với trại tạm giam, nhà tạm giữ đưa người bị tạm giữ, tạm giam đến cơ sở chữa bệnhđược chỉ định trong Quyết định đưa người bị tạm giữ, tạm giam đi chữa bệnh của cơ sở giam giữ
Đối với người bị tạm giữ, tạm giam nhiễm HIV/AIDS, việc chăm sóc và điều trị thực hiệntheo quy định hiện hành của pháp luật Người bị tạm giữ, tạm giam bị nhiễm HIV nhưng chưa cóbiểu hiện của AIDS thì không áp dụng chế độ chữa bệnh, nhưng nhà tạm giữ, trại tạm giam phảithường xuyên theo dõi diễn biến tâm lý và phối hợp với Trung tâm y tế quận, huyện, thị trấn, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh nơi gần nhất để theo dõi sức khoẻ, làm tốt công tác tư vấn, giúp người đóhiểu và phòng tránh lây truyền sang người khác Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam nhiễmHIV đã ở giai đoạn biểu hiện lâm sàng bệnh AIDS thì được khám và chữa bệnh tại bệnh xá củatrại tạm giam Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam nhiễm HIV/AIDS mắc bệnh nhiễm trùng
cơ hội ở thể nặng, ngoài khả năng điều trị của bệnh xá của nhà tạm giữ, trại tạm giam thì được
Trang 19đưa đến bệnh viện, cơ sở y tế của Nhà nước để điều trị Nếu họ mắc bệnh nhiễm trùng cơ hộithuộc chuyên khoa nào thì chuyên khoa đó phải nhận điều trị Các cơ sở khám chữa bệnh khôngđược từ chối khám, chữa bệnh cho người bị nhiễm HIV/AIDS Giám thị trại tạm giam, Trưởngnhà tạm giữ phải thông báo những trường hợp bị bệnh nặng cho cơ quan thụ lý vụ án, gia đình,thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người đó biết để phối hợp chăm sóc, điều trị người bị tạmgiữ, tạm giam
Kinh phí khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh cho người bị tạm giữ, người bịtạm giam do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Chính phủ Trường hợp người bịtạm giữ, người bị tạm giam có chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ khám chữa bệnh theoquy định của pháp luật về bảo hiểm y tế
Bên cạnh đó, Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam căn cứ vào tính chất, nhiệm vụcông tác quản lý giam, giữ; vị trí, đặc điểm, địa bàn để tổ chức các phương án bảo vệ an toàn nhàtạm giữ, trại tạm giam và tổ chức phòng bệnh, chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường theoquy định Khi có dịch bệnh xảy ra thì Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam thông báo cho
cơ sở y tế gần nhất để phối hợp dập tắt dịch bệnh Giám thị trại tạm giam phối hợp với trung tâm
y tế hoặc bệnh viện của Nhà nước gần trại tạm giam đóng xây dựng một số phòng chữa bệnhtrong khu vực của trung tâm y tế hoặc bệnh viện để điều trị cho bệnh nhân là người bị tạm giữ,tạm giam Việc xây dựng các phòng chữa bệnh nêu trên và quản lý người bị tạm giữ, tạm giamđến chữa bệnh do trại tạm giam chịu trách nhiệm Kinh phí xây dựng, nâng cấp, cải tạo các phòngchữa bệnh do ngân sách nhà nước cấp
Câu 15 Trình bày thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nạitrong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.
Khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam là việc người bị tạm giữ, người bị tạm giam và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, hành vi của các chủ thể được giao thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
1 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Trang 20Mặc dù các cơ quan trong hệ thống tổ chức cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam là những
cơ quan quản lý trực tiếp công tác thi hành tạm giữ, tạm giam nhưng thẩm quyền giải quyết khiếunại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam thuộc về Viện kiểm sát nhân dân Theo quy định tạiĐiều 46 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấphuyện, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực,Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương giải quyết khiếu nại đối với quyếtđịnh, hành vi trái pháp luật trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam của cơ quan, người có thẩmquyền thuộc trách nhiệm kiểm sát của mình
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối vớiviệc giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; quyết định giải quyếtkhiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên là quyết định có hiệu lực pháp luật
Trong công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam, cơ quan, người có thẩm quyền trongquản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam nhận được đơn khiếu nại thì cơ quan, cá nhân này phảichuyển khiếu nại của người bị tạm giữ, người bị tạm giam cho Viện kiểm sát nhân dân trong thờihạn 24 giờ kể từ khi nhận được khiếu nại
Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm: tiếp nhận, giải quyết khiếu nại đối với quyết định,hành vi bị khiếu nại; Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại giải trình, cung cấp thông tin,tài liệu liên quan đến việc khiếu nại Thông báo bằng văn bản về việc thụ lý khiếu nại và gửiquyết định giải quyết cho người khiếu nại và người bị khiếu nại Đồng thời Viện kiểm sát cũngphải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết khiếu nại của mình
2 Thời hạn giải quyết khiếu nại và gửi quyết định giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Tạm giữ, tạm giam là các biện pháp ngăn chặn nghiêm khăc liên quan rất lớn đến quyền tự
do của công dân và việc có các quyết định hoặc hành vi trong việc quản lý, thi hành tạm giữ, tạmgiam có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng Do đó đòi hỏi thời hạn giải quyết khiếu nạiliên quan đến quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam phải được quy định trong thời gian ngắn vàcũng phải phù hợp với thời hạn tạm giữ, tạm giam Điều 50 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam thìthời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu trong quản lý, thi hành tạm giữ là 02 ngày, trong quản lý, thi
Trang 21hành tạm giam là 05 ngày kể từ ngày thụ lý khiếu nại; Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai trongquản lý, thi hành tạm giữ là 03 ngày, trong quản lý, thi hành tạm giam là 10 ngày kể từ ngày thụ
lý khiếu nại
Trường hợp cần thiết, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéodài nhưng không quá 05 ngày trong quản lý, thi hành tạm giữ, không quá 20 ngày trong quản lý,thi hành tạm giam kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định giải quyết khiếu nại, người ra quyết định giảiquyết khiếu nại có trách nhiệm gửi quyết định cho người khiếu nại và người bị khiếu nại
Câu 16 Trình bày thẩm quyền, thủ tục và thời hạn giải quyết tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.
Tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam là việc người bị tạm giữ, người bị tạm giam và cá nhân kháccó liên quan thông báo cho cơ quan, người có thẩm quyền biết về những hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người
bị tạm giữ, bị tạm giam, của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Theo quy định tại Điều 60 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam thì thẩm quyền, thủ tục, thờihạn giải quyết tố cáo được quy định như sau:
“1 Thẩm quyền, thủ tục giải quyết tố cáo của Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 23 và Điều 29 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.
2 Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá 90 ngày.
3 Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm được giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.”
Như vậy, thẩm quyền giải quyết tố cáo thuộc về Viện kiểm sát Theo quy định của phápluật, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm phápluật trong việc tạm giữ, tạm giam của người có thẩm quyền thuộc trách nhiệm kiểm sát của mình
Trang 22Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền giải quyết tố cáo; kết luận nội dung tố cáo của Viện trưởngViện kiểm sát cấp trên là kết luận cuối cùng.
Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thờihạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá 90 ngày
Đối với tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm được giải quyết theo quyđịnh của Bộ luật tố tụng hình sự
Câu 17 Trình bày khái niệm, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của luật thi hành án hình sự.
1 Khái niệm
Theo Đại Từ điển tiếng Việt, thi hành là: "Thực hiện điều đã chính thức quyết định" Như
vậy, thi hành án có thể được hiểu là thực hiện bản án, quyết định của Tòa án trên thực tế; còn thi hành án hình sự là thực hiện các bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trên thực tế
Thi hành án hình sự là việc các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các cá nhân có liên quan đưa bản án và quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án ra thi hành làm cho nó phát huy hiệu lực trên thực tế.
Thi hành án hình sự có các đặc điểm sau:
- Thứ nhất, đối tượng thi hành án hình sự là bản án, quyết định về hình sự của Tòa án có
hiệu lực pháp luật
- Thứ hai, quá trình thi hành án hình sự có sự tham gia của nhiều cá nhân, cơ quan nên có
nhiều mối quan hệ khác nhau
- Thứ ba, thi hành án hình sự có sự độc lập tương đối và có nhiệm vụ khác so với các giai
đoạn tố tụng hình sự trước đó
Do hoạt động thi hành án hình sự có những đặc điểm riêng biệt riêng, Nhà nước phải đặt racác quy phạm pháp luật quy định cụ thể những vấn đề liên quan đến thi hành bản án, quyết địnhcủa Tòa án (thi hành án hình sự) Tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữaTòa án, các cơ quan có thẩm quyền thi hành án; người bị kết án; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liênquan phát sinh trong quá trình thi hành án hình sự trở thành 1 ngành luật – Luật thi hành án hìnhsự
Trang 23Như vậy, có thể hiểu: Luật thi hành án hình sự là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa Tòa án; các cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án; người bị kết án;
cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan phát sinh trong quá trình thi hành án hình sự nhằm đảm
bảo thi hành trong thực tế các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2 Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án hình sự là các quan hệ giữa các cơ quan toà án,
cơ quan quản lí thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự, các cơ quan giám sát, viện kiểm sát, người chấp hành án, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án hình sự phát sinh trong quá trình thi hành án hình sự.
Đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án hình sự có đặc trưng cơ bản là các quan hệ chỉphát sinh khi quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật và có quyết định đưa ra thi hành; việc thựchiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể là bắt buộc không phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể; có
sự không bình đẳng về địa vị pháp lý giữa cơ quan thi hành án hình sự và người chấp hành án.Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án hình sự có thể phân chia thànhnhiều nhóm nhưng nhóm quan hệ giữa cơ quan thi hành án hình sự với người chấp hành án là phổbiến nhất và quan trọng nhất vì cơ quan thi hành án hình sự là người tổ chức thực hiện việc thihành án còn người chấp hành án là người có nghĩa vụ thi hành án Do vậy, luật thi hành án hình
sự tập trung điều chỉnh nhóm quan hệ này Đối với các nhóm quan hệ khác như quan hệ giữa các
cơ quan toà án, các cơ quan quản lí thi hành án, cơ quan thi hành án, cơ quan được giao một sốnhiệm vụ thi hành án, các cơ quan giám sát, viện kiểm sát với nhau hoặc giữa các cơ quan nêutrên với các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan đến thi hành án hình sự có tác động ít hơnnhưng vẫn phải điều chỉnh để cho việc thi hành án được đầy đủ, toàn diện và đạt hiệu quả caonhất
3 Phương pháp điều chỉnh
Do đặc điểm cơ bản của đối tượng tác động của luật thi hành án hình sự là quan hệ phát sinhgiữa Nhà nước với người bị kết án hình sự nên các cơ quan Nhà nước có quyền đưa ra mệnh lệnh
Trang 24bắt buộc thi hành đối với người bị kết án Để thực hiện được phương pháp này, luật thi hành ánhình sự quy định địa vị pháp lí của các cơ quan Nhà nước trong thi hành án hình sự khác biệt sovới địa vị pháp lí của người bị kết án Trong quá trình thi hành án hình sự, người chấp hành ánhoặc cá nhân, tổ chức có liên quan đều phải chấp hành quyết định của cơ quan thi hành án hình
sự, nếu không chấp hành có thể sẽ bị cưỡng chế thực hiện, trong mọi tình huống thi hành án hình
sự, cơ quan thi hành án đều phải sử dụng quyền lực Nhà nước để tổ chức thực hiện thi hành án,loại bỏ những tổ chức, cá nhân có hành vi can thiệp hoặc ngăn cản thi hành án, đặc biệt đối vớingười chấp hành án Sự không bình đẳng về quan hệ giữa cơ quan thi hành án hình sự và ngườichấp hành án được thể hiện rõ trong luật thi hành án hình sự, phù hợp với bản chất và yêu cầucủa thi hành án hình sự
Ngoài ra, để đảm bảo việc thi hành hình sự được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, đảmbảo quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức thì giữa các cơquan, cá nhân có thẩm quyền trong thi hành án hình sự trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn do pháp luật quy định có trách nhiệm phối hợp với nhau trong thi hành án hình sự; đồng thờicũng có quan hệ kiểm soát lẫn nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
Câu 18 Phân tích chức năng bảo đảm bản án, quyết định hình sự có hiệu lực thi hành phải được thực hiện nghiêm chỉnh trong thực tế của luật thi hành án hình sự.
Thi hành án hình sự là giai đoạn tiếp theo của việc giải quyết vụ án hình sự Nếu trong giaiđoạn trước đó, các cơ quan bảo vệ pháp luật như cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án thực hiệnnhiệm vụ xác định sự thật khách quan của vụ án, xác định người phạm tội và quyết định hình phạtđối với họ thì giai đoạn thi hành án hình sự có nhiệm vụ buộc người phạm tội thi hành bản án,quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Nếu quyết định, bản án có hiệu lực pháp luậtcủa toà án không được thi hành trên thực tế thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngườiphạm tội sẽ không có ý nghĩa, tác dụng Do vậy, bảo đảm bản án, quyết định hình sự có hiệu lựcpháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh trong thực tế là chức năng quan trọng của luật thihành án hình sự
Câu 19 Phân tích chức năng chức năng phòng ngừa của luật thi hành án hình sự.
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước đối với người phạm tội,
có thể tước bỏ tính mạng hoặc hạn chế các quyền của người phạm tội như quyền tự do đi lại,
Trang 25quyền bầu cử, ứng cử, học tập, lao động… Đồng thời hình phạt cũng là sự thể hiện thái độ của
Nhà nước, của xã hội đối với người phạm tội Điều 27 Bộ luật hình sự quy định: “ Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội,
có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống Xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống lại tội phạm” Như vậy, hình phạt không những có chức năng phòng ngừa riêng
đối với ngay bản thân người phạm tội mà còn có chức năng phòng ngừa đối với những ngườikhác, giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống lại tội phạm Tuynhiên, hình phạt chỉ có tác dụng, hiệu quả khi được thi hành trên thực tế Việc thi hành quyếtđịnh, bản án có hiệu lực pháp luật của toà án (chủ yếu liên quan đến hình phạt) trên thực tế thểhiện ở việc: tất cả các quyết định, bản án, đều phải được đem ra thi hành, việc thi hành đúng thờihạn, đúng đối tượng, đúng nội dung; việc miễn hoặc tạm đình chỉ, đình chỉ, giảm án đều tuântheo một trình tự chặt chẽ của pháp luật Việc áp dụng đồng bộ các loại hình phạt trong hẹ thốnghình phạt như thi hành án tử hình, thi hành án phạt tù, phạt tù nhưng cho hưởng án treo, hình phạtcải tạo không giam giữ, cảnh cáo, trục xuất và các hình phạt bổ sung khác là một biện pháp tuyềntruyền giáo dục pháp luật cho người chấp hành án và cho quần chúng nhân dân, qua đó góp phầnphòng ngừa việc phạm tội, tránh các hành vi phạm tội
Câu 20 Phân tích chức năng chức năng giáo dục của luật thi hành án hình sự.
Giáo dục công dân tuân thủ pháp luật, giáo dục người phạm tội trở thành người tốt, trở vềhoà nhập đời sống xã hội là mục đích quan trọng hàng đầu của luật thi hành án hình sự Hình phạttrong luật hình sự không nhằm gây đau đớn về thể xác, tinh thần, hay xúc phạm, hạ thấp nhânphẩm, danh dự của người phạm tội mà “ giáo dục, cảm hoá, cải tạo người phạm tội trở thànhngười lương thiện” (lời nói đầu của Bộ luật hình sự) Luật thi hành án hình sự coi trọng việc giáodục, cải tạo người chấp hành án, thể hiện ở các nguyên tắc thi hành án hình sự đó là: “ kết hợptrừng trị và giáo dục cải tạo trong việc thực hiện việc thi hành án” (Điều 4 khoản 4); “Thi hành ánđối với người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ sửa chữa sai lầm, phát triển lànhmạnh và trở thành người có ích cho xã hội” (Điều 4 khoản 5) Luật thi hành án hình sự cụ thể hoátrình tự, thủ tục thi hành quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của toà án Nội dung chủ yếucủa các quyết định, bản án của toà án là áp dụng hình phạt đối với người phạm tội, ngoại trừ một
Trang 26số quyết định được thực hiện ngay sau phiên toà quy định tại khoản 2 Điều 255 Bộ luật tố tụnghình sự Các biện pháp trong thi hành án hình sự ngoại trừ trường hợp tử hình đều nhằm giáo dục,cảm hoá người chấp hành án từ bỏ ý định, hành vi phạm tội, trở thành người lao động chân chính,người công dân có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật Sau khi chấp hành xong quyết định,bản án (trừ án tử hình), người chấp hành án có thay đổi trong thái độ, nhận thức từ thái độ tiêucực sang tích cực, từ chỗ chưa nhận thức rõ trách nhiệm tuân thủ pháp luật đến việc chấp hànhtriệt để các quy định của pháp luật, không tiếp tục phạm tội và góp phần vào việc giáo dục ý thứcpháp luật cho các công dân khác Mặc khác, việc thi hành án hình sự đối với người phạm tội cótác dụng giáo dục những người khác từ bỏ ý định cũng như hành vi phạm tội, khuyến khích côngdân tham gia vào việc đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị và an toàn trật
án, quyết định của toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôntrọng, cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành Đồng thời, Luật thi hành
Trang 27án hình sự năm 2010 quy định cụ thể trình tự, thủ tục, thẩm quyền, nội dung thi hành án hình sự
mà bắt buộc công tác thi hành án hình sự phải tuân thủ chặt chẽ Ngoài ra, các chế định kháctrong Hiến pháp, Bộ luật tố tụng hình sự, luật thi hành án hình sự về quyền con người, quyềncông dân, cần được bảo đảm Việc thi hành án được thực hiện một cách triệt để, đúng đắn trên cơ
sở tuân thủ các quy định của pháp luật chính là sự bảo đảm cho lợi ích hợp pháp của Nhà nước,của tổ chức và cá nhân được công bằng khi các lợi ích này bị tội phạm gây thiệt hại Mặt khác, thihành án hình sự cũng không được gây ra thiệt hại cho những lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổchức và bản thân người chấp hành án
Câu 22 Phân tích nguyên tắc bản án, quyết định có hiệu lực thi hành phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnhcủa luật thi hành án hình sự.
Đây được coi là nguyên tắc quan trọng và xuyên suốt trong quá trình thi hành án hình sự.Giải quyết vụ án hình sự là quá trình phức tạp, qua nhiều giai đoạn như điều tra, truy tố, xét xử,thi hành án Các chức năng của luật hình sự như bảo vệ, giáo dục, phòng ngừa chỉ được thực hiệnkhi bản án, quyết định của Tòa án đối với người phạm tội được thi hành Nếu bản án, quyết định
đã tuyên có hiệu lực pháp luật không được đem ra thi hành trên thực tế thì bản án, quyết định đó
sẽ không có giá trị cả về mặt pháp lí lẫn thực tiễn Do vậy, Bộ luật hình sự có quy định về các tội
có liên quan trực tiếp đến việc thi hành án như Điều 371 BLHS năm 2015 - Tội ra quyết định tráipháp luật; Điều 372 BLHS năm 2015 – Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tưpháp làm trái pháp luật; Điều 373 BLHS năm 2015 – Tội dùng nhục hình; Điều 376 BLHS năm
2015 – Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành
án phạt tù trốn; Điều 377 BLHS năm 2015 – Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ ngườitrái pháp luật; Điều 379 BLHS năm 2015 – Tội không thi hành án; Điều 380 BLHS năm 2015 –Tội không chấp hành án; Điều 381 BLHS năm 2015 – Tội cản trở việc thi hành án… Việc tôntrọng và chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định có hiệu lực thi hành của tổ chức, cá nhân thểhiện ở việc tuân thủ một cách tuyệt đối và triển khai thi hành trong phạm vi trách nhiệm củamình Những bản án, quyết định có liên quan đến hình phạt tù, tử hình là những biện pháp trừngphạt nghiêm khắc nhất của Nhà nước đối với người phạm tội, liên quan đến việc tước bỏ hoặchạn chế những quyền cơ bản của con người, do vậy đòi hỏi các cơ quan tổ chức và cá nhân phảitôn trọng và chấp hành tuyệt đối Nếu không như vậy, luật pháp sẽ không được thi hành và do
Trang 28vậy, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội sẽ không được bảo đảm Việc tôn trọng và chấp hànhnghiêm chỉnh bản án, quyết định có hiệu lực thi hành còn có nội dung không cho phép các cơquan, tổ chức hoặc cá nhân can thiệp trái pháp luật vào việc thi hành án hình sự Các biện pháptrừng phạt trong bản án, quyết định phải được cơ quan thi hành án hình sự thi hành một cáchđúng đắn, đầy đủ theo đúng trình tự quy định của pháp luật Mọi việc can thiệp trái pháp luật vàoviệc thi hành án hình sự sẽ làm cho nội dung thi hành bị chệch hướng, không khách quan, dẫnđến việc không đạt được mục đích thi hành Do vậy những hành vi can thiệp này đều bị ngăn cấm
và bị xử lí theo quy định của pháp luật
Câu 23 Phân tích nguyên tắc bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa, tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án của luật thi hành án hình sự.
Nguyên tắc trong thi hành án hình sự là những tư tưởng quan trọng, quan điểm cơ bản cóvai trò định hướng, chỉ đạo hoạt động thi hành án hình sự nhằm đạt mục đích thi hành các quyếtđịnh, bản án có hiệu lực pháp luật của toà án, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, conngười và công dân
Nguyên tắc thi hành án hình sự vừa là sự thể hiện quan điểm tư tưởng chỉ đạo cơ bản củaNhà nước vừa thể hiện khách quan bản chất hoạt động thi hành án hình sự
Nguyên tắc nhân đạo trong thi hành án đòi hỏi phải bảo đảm việc bảo vệ có hiệu quả,
hài hòa các lợi ích khác nhau, tôn trọng nhân phẩm và danh dự của cá nhân Điều đó không cónghĩa nhân đạo là nương nhẹ một cách vô căn cứ đối với những người không chấp hành các bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Trong thi hành án hình sự, tư tưởng nhân đạothể hiện ở việc quy định rõ chế độ sinh hoạt, ăn, ở, học tập, lao động nghề nghiệp để có thể tạonên trong từng con người đó sau khi ra tù thói quen sinh hoạt cộng đồng, về mặt tâm lý khôngmặc cảm, tự ty, không hằn học, ác cảm, đố kỵ, thù địch, xa lánh cộng đồng, có ý thức tôn trọngtuân thủ, làm theo, phục tùng pháp luật, chủ yếu là để họ hoàn toàn hòa nhập, hoàn lương khôngcảm thấy mất mặt, bất hạnh mà sẵn sàng vui vẻ trở lại với cuộc sống đời thường Sự đày đọa,hành hạ về thân thể, các hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự đối với những người chấp hành
án phạt tù bị nghiêm cấm và bị coi là vi phạm pháp luật, bị xử lý nghiêm minh Ngoài ra, quy chế
Trang 29giảm, miễn, hoặc tạm đình chỉ thi hành án phạt tù cũng thể hiện rất rõ tính nhân đạo không nhằmmục đích trả thù, dày vò người lương thiện
Câu 24 Phân tích nguyên tắc thi hành án đối với người phạm tội dưới 18 tuổi chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người tốt,
có ích cho xã hộicủa luật thi hành án hình sự.
Người chưa thành niên theo quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự lànhững người phạm tội dưới 18 tuổi Ở lứa tuổi này người chưa thành niên chưa phát triển đầy đủ
về mặt thể chất cũng như tinh thần nên nhận thức pháp luật còn hạn chế, tâm lý dễ bị kích động,
dễ bị lôi cuốn vào việc phạm tội Tuy nhiên, người chưa thành niên phạm tội do đang ở độ tuổicòn trẻ nên dễ tiếp thu, dễ uốn nắn, sửa chữa sai lầm, do vậy sự giáo dục cải tạo, cảm hoá cũngnhanh và dễ dàng hơn Từ những đặc điểm cũng như nhận thức nêu trên nên Bộ luật tố tụng hình
sự có chế định riêng quy định về hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội Thi hành ánđối với người chưa thành niên chủ yếu là giáo dục, cảm hoá, giúp họ nhận thức được sai lầm vàsửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh cả về thể chất và tâm hồn Thi hành án phải tạo điều kiện
về học tập văn hoá, học nghề để họ trở thành những người có văn hóa, có nghề nghiệp, có ý thức
và tinh thần lao động, sản xuất, tạo ra sản phẩm bảo đảm cuộc sống cho bản thân và làm giàu cho
xã hội Thi hành án đối với người chưa thành niên còn có sự ưu tiên trong việc miễn, giảm thihành án Những biện pháp, chế độ nêu trên trong thi hành án hình sự đối với người chưa thànhniên giúp họ trở thành người tốt, có ích cho xã hội, sớm hoà nhập cộng đồng
Câu 25 Phân tích nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ
Công an
Cơ quan quản lý thi hành án hình sự được thành lập ở cấp trung ương (Bộ Công an và BộQuốc phòng), ở các tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương Theo quy định tại Điều 11 Luậtthi hành án hình sự, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an thực hiện nhiệm vụquyền hạn sau:
Thứ nhất, giúp Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức triển khai thi hành pháp luật về thi hành án hình sự;
- Chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật về thihành án hình sự;
- Tổng kết công tác thi hành án hình sự
Trang 30Thứ hai, kiểm tra công tác thi hành án hình sự.
Thứ ba, quyết định đưa người chấp hành án phạt tù đến nơi chấp hành án
Thứ tư, trực tiếp quản lý các trại giam thuộc Bộ Công an
Thứ năm, thực hiện chế độ thống kê báo cáo
Thứ sáu, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự theo quy định của luật pháp.Ngoài ra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Công an giao
Như vậy, Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an là cơ quan tham mưu, giúpviệc cho Bộ trưởng Bộ Công an và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công an về quản lý thihành án hình sự trên toàn quốc ( trừ công tác quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng)
Câu 26 Phân tích nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan thi hành án hình sự công an cấp tỉnh.
Cơ quan thi hành án hình sự cấp tỉnh có thẩm quyền cao nhất ở địa phương trong lĩnh vựcthi hành án hình sự, có nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thi hành các bản án hình sự đồng thời cóchức năng quản lý, chỉ đạo về tổ chức, nghiệp vụ đối với cơ quan thi hành án hình sự công an cấphuyện, trại tạm giam Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan thi hành án hình sự công an cấptỉnh được quy định tại Điều 13 Luật thi hành án hình sự như sau:
Giúp giám đốc Công an cấp tỉnh quản lý, chỉ đạo công tác thi hành án hình sự trên địa bàncấp tỉnh:
- Chỉ đạo nghiệm vụ và kiểm tra công tác thi hành án hình sự đối với trại tạm giam, cơ quanthi hành án hình sự công an cấp huyện;
- Tổng kết công tác thi hành án hình sự và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo hướngdẫn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công án
Tiếp nhận quyết định thi hành án hình sự của toà án có thẩm quyền; hoàn tất thủ tục, hồ sơ
và danh sách người chấp hành án phạt tù để báo cáo đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quyếtđịnh;
Đề nghị toà án có thẩm quyền xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, giảmthời hạn chấp hành án phạt tù
Tổ chức thi hành án trục xuất; tham gia thi hành án tử hình; quản lý số phạm nhân phục vụviệc tạm giam, tạm giữ theo quy định của luật thi hành án hình sự;
Trang 31Ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức lực lượng truy bắt phạm nhân bỏ trốn khỏi trạitạm giam hoặc cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện, người được hoãn, tạm đình chỉchấp hành án phạt tù, người chấp hành án phạt tù, trục xuất bỏ trốn;
Quyết định trích xuất hoặc thực hiện lệnh trích xuất theo yêu cầu của cơ quan, người cóthẩm quyền;
Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt theo thẩm quyền;
Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự theo quy định của luật thi hành án hìnhsự;
Ngoài ra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau theo quy định của Luật thi hành án hìnhsự
Câu 27 Phânh tích nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện.
Nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan thi hành ánh hình sự công an cấp huyện được quy định tạiĐiều 15 Luật thi hành án hình sự như sau:
Giúp Trưởng Công an cấp huyện quản lý, chỉ đạo công tác thi hành án hình sự trên địa bàncấp huyện:
- Hướng dẫn nghiệp vụ công tác thi hành án hình sự theo thẩm quyền đối với Ủy ban nhândân cấp xã; chỉ đạo, kiểm tra Công an cấp xã trong việc giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiệnnhiệm vụ thi hành án hình sự theo quy định của luật thi hành án hình sự;
- Thực hiện thống kê, báo cáo theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc
Bộ Công an
Tiếp nhận bản án, quyết định thi hành án, các tài liệu có liên quan, lập hồ sơ thi hành án đểchuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã thi hành án phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú,cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền côngdân, quản chế và án treo theo quy định của Luật thi hành án hình sự
Áp giải thi hành án đối với người bị kết án phạt tù đang được tại ngoại, được hoãn, tạm đìnhchỉ
Trực tiếp quản lý số phạm nhân phục vụ tại nhà tạm giữ
Tống đạt quyết định thi hành án cho người bị kết án phạt tù đang ở nhà tạm giữ và báo cáo
cơ quan thi hành án Công an cấp tỉnh
Trang 32Lập hồ sơ và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh để đề nghị cơ quan quản
lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công ẩn quyết định đưa người bị kết án phạt tù đang ở nhà tạmgiữ, được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án đi chấp hành án; đề nghị cơ quan có thẩm quyền raquyết định truy nã đối với người trốn thi hành án phạt tù
Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt theo thẩm quyền
Quyết định trích xuất hoặc thực hiện lệnh trích xuất theo yêu cầu của cơ quan, người cóthẩm quyền
Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự theo quy định của Luật thi hành án hìnhsự
Ngoài ra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật thi hành án hình sự
Câu 28 Phân tích nhiệm vụ, quyền hạn của trại giam, trại tạm giam.
1 Trại giam
Nhiệm vụ, quyền hạn của trại giam trong thi hành án hình sự được quy định tại Điều 16Luật thi hành án hình sự, được phân chia thành nhiệm vụ, quyền hạn của trại giam và nhiệm vụquyền hạn của Giám thị trại giam; theo đó, trại giam là cơ quan thi hành án phạt tù có nhiệm vụ,quyền hạn:
- Tiếp nhận, tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân;
- Thông báo cho thân nhân của phạm nhân về việc tiếp nhận phạm nhân và tình hình chấphành án của người đó;
- Đề nghị tòa án có thẩm quyền xem xét giảm thời hạn chấp hành án, tạm đình chỉ chấphành án phạt tù đối với phạm nhân theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các thủ tục đề nghị đặc xá cho phậm nhân theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện lệnh trích xuất của cơ quan, người có thẩm quyền;
- Nhận tài sản, tiền mà phạm nhân, thân nhân của phạm nhân tự nguyện nộp tại trại giam đểthi hành án, chuyển cho cơ quan thi hành án dân sự nơi tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án nơi có trụsở; nhận tài sản, tiền do cơ quan thi hành án dân sự chuyển đến để giao cho phạm nhân theo quyđịnh của Luật thi hành án dân sự;
- Phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc cung cấp thông tin, chuyển giao giấy tờ
có liên quan đến phạm nhân phải thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, các nghĩa vụ dân sựkhavs về nơi phạm nhân chấp hành án phạt tù, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của phạm
Trang 33nhân, nơi về cư trú của người được đặc xá, người được miễn chấp hành án phạt tù, người chấphành xong án phạt tù, phạm nhân chuyển nơi chấp hành xong án phạt tù hoặc chết;
- Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, giấy chứng nhận đặc xá;
- Làm thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết theo quy định tại Điều 49 của Luật thihành án hình sự;
- Bàn giao phạm nhân là người nước ngoài theo quyết định của Tòa án về việc chuyển giaongười đang chấp hành án phạt tù; tiếp nhận, tổ chức giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân làcông dân Việt nam phạm tội và bị kết án phạt tù ở nước ngoài được chuyển giao về Việt nam đẻchấp hành án; thực hiện các quy định của Luật thi hành án hình sự về thi hành án trục xuất;
- Thực hiện thống kê, báo cáo về thi hành án phạt tù;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
2 Trại tạm giam
Trại tạm giam là cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự, trực thuộc BộCông an, Bộ Quốc phòng, Công an cấp tỉnh và Quân khu Theo quy định tại Điều 17 Luật thihành án hình sự, trại tạm giam có nhiệm vụ quyền hạn:
- Tiếp nhận, quản lý giam giữ người bị kết án tử hình
- Trực tiếp quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân chấp hành án tại trại tạm giam theoquy định của Luật thi hành án hình sự
Câu 29 Phân tích nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban nhân dân cấp xã trong thi hành án hình
sự
Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự Theoquy định tại Điều 18 Luật thi hành án hình sự, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn về giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế,cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền côngdân và án treo
Do Ủy ban nhân dân cấp xã là đơn vị chính quyền (hành chính) tại địa phương, không phải
là cơ quan chuyên trách trong thi hành án hình sự nên Luật thi hành án hình sự giao cho Công ancấp xã tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quyđịnh của Luật thi hành án hình sự
Trang 34Câu 30 Phân tích nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong kiểm sát thi hành án hình
sự
Thi hành án hình sự là quá trình thực hiện những công việc rất khó khăn, phức tạp, liên quanđến quyền con người, quyền công dân Những vi phạm trong thi hành án dù ở góc độ nào cũngđều có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu lực, hiệu quả của thi hành án hình sự, gây thiệt hại cho lợi íchcủa Nhà nước và người chấp hành án Để bảo đảm hoạt động thi hành án hình sự được thực hiệnnghiêm chỉnh, đúng pháp luật, không xảy ra vi phạm hoặc kịp thời khắc phục hậu quả vi phạmpháp luật, Nhà nước giao cho Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luậtcủa cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự, người chấp hành án, các cơ quan, tổchức, cá nhân có liên quan đến thi hành án hình sự Điều 25 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dânnăm 2014 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Toà án, cơquan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giáo một số nhiệm vụ thi hành án hình sự, người
có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành án hình sự” Ngoàichức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, Viện kiểm sát còn tham gia vào hoạt động thi hành
án hình sự bằng các công tác phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng ban hành các văn bảnquy phạm pháp luật về thi hành án hình sự, thực hiện công tác thống kê, báo cáo trong thi hành ánhình sự (Điều 17 Luật thi hành án hình sự)
Viện kiếm sát có vai trò quan trọng trong thi hành án hình sự khi thực hiện chức năng kiểmsát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự,người chấp hành án, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan Điều 107 Hiến pháp năm 2013,Điều 25 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Điều 147, 174 Luật thi hành án hình sự
là những chế định quan trọng quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong thi hành ánhình sự Ngoài ra, ở một số điều khoản của Bộ luật tố tụng hình sự, Luật thi hành án hình sự vàmột số văn bản dưới luật khác có những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sáttrong thi hành án hình sự Theo quy định tại Điều 174 Luật thi hành án hình sự, Viện kiểm sátnhân dân có nhiệm vụ quyền hạn:
- Phối hợp với Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan khác trongviệc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án hình sự
- Kiểm sát và chỉ đạo Viện kiểm sát các cấp thực hiện việc kiểm sát thi hành án hình sự theoquy định của Luật thi hành án hình sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan
Trang 35- Phối hợp với Bộ công an, Bộ quốc phòng trong việc tổng kết thi hành án hình sự
Cụ thể hóa nội dung quy định nêu trên, Điều 141 Luật thi hành án hình sự quy định cụ thểnhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hiện kiểm sát thi hành án hình sự như sau:
- Yêu cầu Tòa án cùng cấp và cấp dưới ra quyết định thi hành án hình sự đúng quy định củapháp luật;
- Yêu cầu Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành
án hình sự tự kiểm tra việc thi hành án hình sự và thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát;cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc thi hành án hình sự;
- Phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sựtheo thẩm quyền; quyết định trả tự do ngay cho người đang chấp hành án phạt tù không có căn cứ
- Đề nghị miễn, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án; tham gia việc xét giam, miễnthời hạn chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp, rút ngắn thời gian thử thách;
- Kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp, cấp dưới, cơquan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự trong việc thi hành án hình sự và cánhân có liên quan; yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm phápluật trong việc thi hành án hình sự; chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật;
- Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, giáo dục người chấp hành án phạttù; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thi hành ánhình sự;
- Khởi tố hoặc yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố về hình sự khi phát hiện có dấu hiệu tộiphạm trong thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật
Ngoài những nhiệm vụ quyền hạn nêu trên, theo quy định tại Điều 55 Luật thi hành án hình
sự năm 2010, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn tham gia Hội đồng thi hành án tử hình
Trang 36Ngoài ra, trong công tác kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án hình sự, Việnkiểm sát các cấp có thẩm quyền kiểm sát trực tiếp việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Tòa án, cơquan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một sốnhiệm vụ thi hành án hình sự Viện kierm sát có quyền yeu cầu Tòa án, cơ quan quản lý thi hành
án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành ánhình sự: ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra việc giải quyết khiếu nại tố cáo thuộcthẩm quyền và của cấp dưới, thông báo kết quả giải quyết cho Viện kiểm sát; cung cấp hồ sơ, tàiliệu liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cho Viện kiểm sát
Để công tác kiểm sát đạt hiệu quả cao, bảo đảm việc thi hành án đúng pháp luật, Điều 143Luật thi hành án hình sự quy định trách nhiệm giải quyết kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu và thihành quyết định của Viện kiểm sát Theo quy định này, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đếnthi hành án hình sự trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xem xét, giảiquyết và trả lời kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu, thi hành quyết định của Viện kiểm sát về thi hành
án hình sự theo quy định của pháp luật Đối với quyết định của Viện kiểm sát về việc trả tự dongay cho người đang chấp hành án phạt tù không có căn cứ và trái pháp luật, cơ quan thi hành ánhình sự phải thi hành ngay mặc dù có thể khiếu nại Tòa án, cơ quan quản lý thi hành án hình sự,
cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự có thể khiếunại kháng nghị và quyết định của Viện kiểm sát lên Viện kiểm sát cấp trên, quyết định của Việnkiểm sát cấp trên trực tiếp phải được thi hành
Câu 31 Trình bày thủ tục thi hành quyết định thi hành án phạt tù.
1 Quyết định thi hành án phạt tù và thi hành quyết định thi hành án phạt tù
cơ quan có nhiệm vụ thi hành quyết định thi hành án; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trúcủa người bị kết án; thời hạn chấp hành án phạt tù, thời hạn chấp hành hình phạt bổ sung
Đối với người bị kết án phạt tù, người bị kết án có thể được tại ngoại hoặc bị áp dụng biện
Trang 37pháp ngăn chặn tạm giam để chờ thi hành án, và do đó, nội dung quyết định thi hành án phạt tù
và việc gửi quyết định thi hành án phạt tù cũng khác nhau
Thứ nhất, đối với người bị kết án được tại ngoại
Ngoài những nội dung trên trong Quyết định thi hành án thì Quyết định thi hành án phảighi rõ trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định, người bị kết án phải có mặt tại
cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người đó cư trú, cơ quan thi hành án hình sựcấp quân khu nơi người đó làm việc
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án phạt tù và hình phạt
bổ sung, Tòa án đã ra quyết định phải gửi quyết định thi hành án cho Người chấp hành án; Việnkiểm sát cùng cấp; Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sựcấp quân khu, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người phải chấp hành ánđang tại ngoại; Sở tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở
Thứ hai, đối với người bị kết án phạt tù đang bị tạm giam để chờ thi hành án
Người bị kết án trong khi chờ thi hành án có thể bị tạm giam tại Trại tạm giam Bộ Công
an, Trại tạm giam Bộ Quốc phòng, Trại tạm giam Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trungương, Trại tạm giam quân khu, quân đoàn và Nhà tạm giữ Công an huyện
Nội dung quyết định thi hành án được thực hiện như trên Trong thời hạn 03 ngày làmviệc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án phạt tù và hình phạt bổ sung, Tòa án đã ra quyết địnhphải gửi quyết định thi hành án cho Người chấp hành án; Viện kiểm sát cùng cấp; Cơ quan thihành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu; Trại tạm giam nơingười phải chấp hành án đang bị tạm giam hoặc cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyệnnơi người phải chấp hành án đang bị tạm giam tại Nhà tạm giữ Công an huyện và Sở Tư phápnơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở
b Thi hành quyết định thi hành án phạt tù
Thi hành quyết định thi hành án phạt tù là việc cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyềnthực hiện các trình tự, thủ tục thực hiện quyết định thi hành án phạt tù của Tòa án trên thực tế.Việc thi hành quyết định thi hành án phạt tù được quy định tại Điều 22 Luật thi hành án hình sự,theo đó trình tự, thủ tục thi hành quyết định thi hành án phạt tù trong trường hợp người bị kết ánđang được tại ngoại và trường hợp người bị kết án đang bị tạm giam để chờ thi hành án đượcquy định cụ thể như sau:
Trang 38Đối với người bị kết án đang tại ngoại
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, người chấp hành ánphải có mặt tại trụ sở cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc cơ quan thi hành ánhình sự cấp quân khu được chỉ định trong quyết định thi hành án Quá thời hạn trên mà người
đó không có mặt, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp thực hiện áp giải thi hành án.Đối với người bị kết án đang bị tạm giam
Trường hợp người bị kết án đang bị tạm giam tại nhà tạm giữ Công an huyện hoặc trại tạmgiam thuộc Công an tỉnh thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết địnhthi hành án, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự công an cấphuyện phải tống đạt quyết định thi hành án cho người bị kết án và báo cáo cơ quan thi hành ánhình sự Công an cấp tỉnh Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo, cơquan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ, lập danh sách người chấp hành ánphạt tù để báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an
Trường hợp người bị kết án đang bị tạm giam tại trại tạm giam thuộc Bộ Công an thì trạitạm giam thuộc Bộ Công an phải tống đạt quyết định thi hành án cho người bị kết án, hoànchỉnh hồ sơ và báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan thi hành ánhình sự Công an cấp tỉnh hoặc trại tạm giam thuộc Bộ Công an thì cơ quan quản lý thi hành ánhình sự thuộc Bộ Công an ra quyết định đưa người chấp hành án đi chấp hành án
Trường hợp người bị kết án đang bị tạm giam tại trại tạm giam cấp quân khu thì trong thờihạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, trại tạm giam cấp quân khuphải tống đạt quyết định thi hành án cho người bị kết án và báo cáo cơ quan thi hành án hình sựcấp quân khu Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo, cơ quan thi hành
án hình sự cấp quân khu hoàn chỉnh hồ sơ, lập danh sách người chấp hành án phạt tù để báo cáo
cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng
Trường hợp người bị kết án đang bị tạm giam tại trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng thìtrại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng phải tống đạt quyết định thi hành án cho người bị kết án,hoàn chỉnh hồ sơ và báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan thi hành ánhình sự cấp quân khu hoặc trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng thì cơ quan quản lý thi hành án
Trang 39hình sự thuộc Bộ Quốc phòng ra quyết định đưa người chấp hành án đi chấp hành án Trongthời gian chờ chuyển đến nơi chấp hành án phạt tù, người chấp hành án được hưởng chế độ nhưđối với phạm nhân.
Theo quy định của pháp luật thì người bị kết án có thể chấp hành án tại trại giam, phân trạiquản lý phạm nhân ở trại tạm giam hoặc tại nhà tạm giữ Công an huyện Do đó, sau khi cóQuyết định đưa người chấp hành án đi chấp hành án thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩmquyền phải tổ chức đưa người bị kết án phạt tù và hồ sơ đưa người bị kết án đến nơi chấp hành
án phạt tù có nội dung theo Điều 25 Luật thi hành án hình sự năm 2010 đến bàn giao cho trạigiam, trại tạm, cơ quan thi hành án Công an cấp huyện đã được chỉ định Những cơ quan nàyphải tiếp nhận người chấp hành án phạt tù khi có đủ hồ sơ; việc tiếp nhận phải được lập thànhbiên bản Cơ quan tiếp nhận tổ chức khám sức khỏe ngay cho người được tiếp nhận để lập hồ sơsức khỏe phạm nhân và phổ biến cho phạm nhân thực hiện các quy định tại nơi giam giữ theokhoản 2 Điều 26 Luật thi hành án hình sự năm 2010 Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngàytiếp nhận người chấp hành án, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự công an cấphuyện phải thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án, thân nhân của người chấp hành
án phạt tù biét và báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự
2 Thủ tục xem xét hoãn chấp hành án phạt tù và thi hành quyết định hoãn chấp hành ánphạt tù của tòa án
Hoãn chấp hành hình phạt tù là việc người bị xử phạt tù đang được tại ngoại được tạmdừng một khoảng thời gian đi chấp hành hình phạt tù do có những điều kiện do luật định Điềukiện để được hoãn chấp hành án phạt tù và thời hạn được hoãn chấp hành án phạt tù được quyđịnh tại khoản 1 Điều 67 Bộ luật Hình sự năm 2015 và được hướng dẫn cụ thể tại mục 7 Nghịquyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 2/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối caoh¬ướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự
a Thủ tục xem xét hoãn chấp hành án phạt tù
Việc cho người bị kết án chưa chấp hành án được hoãn chấp hành án phạt tù khi có nhữngđiều kiện nhất định thể hiện sự nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta; tuy nhiên việc xem xét hoãnchấp hành án phạt tù đòi hỏi phải có trình tự, thủ tục chặt chẽ với sự tham gia của các cơ quan,
tổ chức và cá nhân có thẩm quyền để đảm bảo việc cho hoãn chấp hành án phạt tù đúng các điềukiện do luật định bảo đảm sự bình đẳng giữa những người bị kết án
Trang 40Thủ tục xem xét hoãn chấp hành án phạt tù được quy định tại Điều 23 Luật Thi hành ánhình sự, trong đó quy định cụ thể thẩm quyền xem xét quyết định hoãn chấp hành án phạt tù,thẩm quyền đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù, thời hạn xem xét quyết định hoãn chấp hành ánphạt tù và việc gửi quyết định hoãn chấp hành án phạt tù
Thứ nhất, thẩm quyền xem xét việc hoãn chấp hành án phạt tù
Theo khoản 1 Điều 23 Luật thi hành án hình sự thì thẩm quyền xem xét quyết định hoãnchấp hành án phạt tù thuộc về Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án Như vậy, thẩmquyền ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù có thể là Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩmhoặc Chánh án Tòa án được ủy thác ra quyết định thi hành án (trong trường hợp thực hiện việc
ủy thác ra quyết định thi hành án)
Thứ hai, thẩm quyền đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù
Khoản 1 Điều 23 Luật thi hành án hình sự quy định: Chánh án Tòa án đã ra quyết định thihành án có thể tự mình hoặc theo đơn đề nghị của người bị kết án, văn bản đề nghị của Việnkiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người phải chấp hành án
cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người phải chấp hành án làm việc ra quyếtđịnh hoãn chấp hành án phạt tù Như vậy, việc đề nghị Chánh án Tòa án ra quyết định hoãngồm: người bị kết án, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyệnnơi người phải chấp hành án cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người phảichấp hành án làm việc hoặc tự Chánh án Tòa án xem xét quyết định Đơn đề nghị hoặc văn bản
đề nghị phải được gửi cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án kèm theo các giấy tờ có liênquan Giấy tờ có liên quan được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục III Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hànhmột số quy định trong phần thứ năm “Thi hành bản án và quyết định của Tòa án” của Bộ luật tốtụng hình sự” (gọi tắt là Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP)
Thứ ba, thời hạn xem xét quyết định
Khoản 2 Điều 23 Luật thi hành án hình sự quy định trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngàynhận được đơn hoặc văn bản đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án đã ra quyếtđịnh thi hành án phải xem xét, quyết định Theo quy định tại tiểu mục 1.5 mục III Nghị quyết số02/2007/NQ-HĐTP thì việc xem xét, quyết định hoãn chấp hành án phạt tù được Chánh án Tòa
án thực hiện như sau: