Đề cương môn tư pháp quốc tế, Đề cương ôn tập tư pháp quốc tế trên là do nhóm mình đã cẩn thận chuẩn bị cho kì thi vấn đáp. nội dung chắt lọc những ý chính cơ bản để thuận tiện cho việc ghi nhớ. Các bạn có thể tham khảo.
Trang 1Câu 1: Anh (Chị) hãy trình bày các dấu hiệu để xác định thẩm quyền xét xử của tòa án Việt Nam trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài?
Xác định thẩm quyền xx của TAVN dựa vào các dấu hiệu được quy định ở điềuước quốc tế mà Việt Nam ký kết Nếu không có điều ước quốc tế điều chỉnh thì ápdụng pháp luật trong nước
* Dấu hiệu xác định thẩm quyền theo điều ước quốc tế mà VN đã ký kết:
a) Quốc tịch của đương sự:
_ Tranh chấp liên quan đến việc hạn chế và tuyên bố mất năng lực hành vi
_ Tranh chấp liên quan đến việc xác định công dân mất tích hoặc đã chết ( ưu tiên
áp dụng dh này) Các nước còn áp dụng quy tắc nơi cư trú của nguyên đơn trongmột số trường hợp nhất định
_ Tranh chấp liên quan đến quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con ( kết hợp với quytắc nơi cư trú của đương sự)
_ Tranh chấp thuộc vấn đề nuôi con nuôi ( nếu họ cùng quốc tịch)
_ Tranh chấp liên quan đến vấn đề ly hôn, tuyên bố hôn nhân vô hiệu (khi 2 đương
sự cùng là công dân 1 nước)
_ Tranh chấp liên quan đến giám hộ và trợ tá
_ Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ( người gây thiệt hại và người bị thiệt hại cùng
là công dân của nước ký kết)
_ Tranh chấp về thừa kế
b) Nơi thường trú chung hoặc nơi thường trú chung cuối cùng:
_ Tranh chấp liên quan đến quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng
( kết hợp với quy tắc tắc quốc tịch của đương sự)
_ Tranh chấp thuộc vấn đề nuôi con nuôi ( nếu họ khác quốc tịch)
Trang 2_ Tranh chấp liên quan đến vấn đề ly hôn, tuyên bố hôn nhân vô hiệu (khi 2 đương
sự không cùng là công dân 1 nước)
c) Thẩm quyền song song:
_ Tranh chấp thuộc vấn đề nuôi con nuôi ( nếu họ khác quốc tịch và không có nơithường trú chung)
d) Nơi có tài sản:
_ Tranh chấp liên quan đến giám hộ và trợ tá
_ Tranh chấp về thừa kế
e) Nơi cư trú của đương sự:
_ Tranh chấp liên quan đến giám hộ và trợ tá
_ Tranh chấp về bồi thường thiệt hại
f) Nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại:
_ Tranh chấp về bồi thường thiệt hại
* Dấu hiệu xác định thẩm quyền theo BLTTDS Việt Nam khi không có điều ước quốc tế của vấn đề tranh chấp được ký kết:
a) Thẩm quyền chung: Đ469 BLTTDS 2015
b) Thẩm quyền riêng biệt: Đ470 BLTTDS 2015
Câu 2: Anh (Chị) hãy trình bày quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong Tư pháp quốc tế?
a) Quyền miễn trừ xét xử: Tòa án quốc gia này k thể xét xử quốc gia kia nếu quốc
gia kia không cho phép
=> Cá nhân, pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự với 1 quốc gia không được gửiđơn kiện 1 quốc gia nếu quốc gia đó không đồng ý Mọi tranh chấp đều giải quyếtbằng con đường ngoại giao
Trang 3b) Quyền miễn trừ thi hành án :
Dù quốc gia đã đồng ý cho cá nhân, pháp nhân gửi đơn kiện mình và đã có bản án
có hiệu lực pháp luật đối với quan hệ dân sự đó thì quốc gia vẫn có quyền khôngđồng ý thi hành bản án nếu bản án đó chống lại quốc gia đó
c) Quyền miễn trừ đảm bảo sơ bộ trình tự vụ kiện :
Dù quốc gia đã đồng ý cho tòa án nước khác xét xử mình với tư cách là bị đơn dân
sự nhưng tòa án đó không được áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm bảo đảm sơ
bộ đối với đơn kiện hoặc nhằm bảo đảm thi hành bản án
d) Quyền miễn trừ tài sản quốc gia ở nước ngoài :
Nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì không có một cơ quan tổ chức nào cóquyền bắt giữ, tịch thu, bán đấu giá tài sản của quốc gia đó
Lưu ý : trên thế giới có 2 luồng quan điểm cho rằng quyền miễn trừ TPQT của QG là tương đối và quyền miễn trừ TPQT của QG là tuyệt đối Theo xu hường hội nhập thì Việt Nam theo quan điểm miễn trừ tương đối vì quan điểm đó sẽ giúp các thể nhân, pháp nhân Việt Nam có lợi trong giao thương quốc tế.
Câu 3: Anh (Chị) hãy trình bày các căn cứ pháp luật xây dựng chế độ pháp lý dân sự cho người nước ngoài?
a) Chế độ đãi ngộ như công dân:
_ ND: Người nước ngoài được hưởng các quyền dân sự cũng như thực hiện các
nghĩa vụ ngang hoặc tương đương với những quyền và nghĩa vụ mà công dân nước
sở tại đang và sẽ được hưởng trong tương lai (trừ 1 số trường hợp)
_ Căn cứ:
+ PLVN:
Thông tư liên bộ 178 năm 1977
Trang 45 Ngoại kiều cư trú ở Việt Nam được Nhà nước Việt Nam bảo hộ tính mạng,
tài sản và quyền lợi chính đáng theo pháp luật Việt Nam.
+ Điều ước quốc tế:
Khoản 1 điều 1 HĐTTTP VN và Nga
1 Công dân của bên ký kết này được hưởng trên lãnh thổ của Bên ký kết kia
sự bảo vệ pháp lý đối với nhân thân và tài sản như công dân của Bên ký kết kia.
Công ước Becno 1886, CƯ Gionevo 1952, CƯ Paris 1883
b) Chế độ tối huệ quốc:
_ ND: Người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài được hưởng một chế độ mà nước
sở tại dành cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài của bất kỳ nước thứ banào đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai
_ Căn cứ:
Khoản 1 điều 4 hiệp định thương mại và hàng hải Việt Nam và Liên bang Nga
1 Nếu như không được quy định khác đi trong hiệp định này, các bên ký kết
sẽ dành cho nhau chế độ tối huệ quốc trong tất cả các vấn đề có liên quan đến vận tải biển thương mại.
Một số hiệp định thương mại và hàng hải khác mà Việt Nam ký kết
Trang 5c) Chế độ đãi ngộ đặc biệt:
_ ND: Người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được hưởng những ưu tiên, ưu đãi
đặc biệt hoặc các quyền đặc hưởng mà nước sở tại dành cho họ (thậm chí công dânnước sở tại còn chưa được hưởng)
_ Căn cứ: CUV 1961 và CUV 1963
d) Chế độ có đi có lại và chế độ báo phục quốc:
_ ND
+ Chế độ có đi có lại: Một quốc gia dành một chế độ pháp lý nhất định cho thể nhân
và pháp nhân nước ngoài tương ứng như nước đó đã dành và sẽ dành cho công dân
và pháp nhân của mình ở đó trên cơ sở có đi có lại Có 2 loại: có đi có lại thực chất(cho bn quyền và nghĩa vụ thì nhận đúng bằng bấy nhiêu quyền và nghĩa vụ) và có
đi có lại hình thức (cho bn quyền và nghĩa vụ thì được nhận tương ứng theo PL củanước còn lại)
+ Chế độ báo phục quốc: Biện pháp trả đũa Nếu như một quốc gia nào đó đơnphương sd những biện pháp hoặc các hành vi gây thiệt hại hoặc tổn hại cho quốc giakhác hay công dân hoặc pháp nhân của quốc gia khác, thì quốc gia bị tổn hại đóhoặc công dân hay pháp nhân của nó được phép sử dụng các biện pháp trả đũa hoặccác hành động tương ứng
_ Căn cứ:
Hiệp định TTTP ko quy định
Khoản 3 điều 465 BLTTDS 2015
3 Nhà nước Việt Nam có thể áp dụng nguyên tắc có đi có lại để hạn chế quyền
tố tụng dân sự tương ứng của người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài mà Tòa
án của nước đó đã hạn chế quyền tố tụng dân sự đối với công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam, chi nhánh, văn phòng đại diện tại nước ngoài của cơ quan, tổ chức Việt Nam
Trang 6Câu 4: phân tích yếu tố nước ngoài trong TPQT
Về “yếu tố nước ngoài” trong khoa học tư pháp quốc tế đã có sự thừa nhận chung là
có ba loại yếu tố nước ngoài
Thứ nhất, chủ thể tham gia quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham
gia là người nước ngoài Người nước ngoài ở đây được hiểu theo nghĩa rộng: có thể
là cá nhân nước ngoài hoặc pháp nhân nước ngoài hoặc quốc gia nước ngoài
Ví dụ: Một công dân Việt nam kết hôn với một công dân của Anh trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam.
- Một công ty của Việt Nam ký kết hợp đồng nhập một lô linh kiện điện tử với một công ty của Nhật Bản.
Thứ hai, đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài Trong trường hợp này,
các chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự cùng quốc tịch nhưng tài sản liên quan đếnquan hệ đó lại nằm ở nước ngoài
Ví dụ: Hai công dân Việt Nam tranh chấp về một ngôi nhà hiện tại đang nằm tại Dubai
Thứ ba, sự kiện pháp lý là căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó
xảy ra ở nước ngoài Trong trương hợp này, các bên chủ thể tham gia quan hệ dân
sự cùng quốc tịch, nhưng căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ởnước ngoài
Ví dụ: Hai công dân Việt Nam sang du học ở nước ngoài Trong thời gian ở nước ngoài, họ tiến hành kết hôn với nhau trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đó.
- Một nam công dân Việt Nam sang hợp tác lao động tại Malaysia Trong một lần về thăm gia đình tại Việt Nam, giả thiết, công dân này gặp tai nạn và qua đời tại Việt Nam Người thân của công dân này yêu cầu được thừa kế đối với những tài sản mà anh ta còn để lại tại Malaysia Đây là quan hệ có yếu tố nước ngoài
Ở Việt Nam, yếu tố nước ngoài đã được quy định trong Điều 758 Bộ Luật Dân
sự 2005 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam như sau: “Quan hệ dân
Trang 7sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là
cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tai nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan
hệ đó ở nước ngoài”.
Theo đó, yếu tố nước ngoài trong quan hệ dân sự theo quy định của pháp luậtcủa Việt Nam cũng có ba yếu tố đó là:
- Chủ thể tham gia quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
- Khách thể của quan hệ có yếu tố nước ngoài
- Sự kiện pháp lý là căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ởnước ngoài
Khoản 2 điều 663 BLDS 2015:
- 2 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trongcác trường hợp sau đây:
- a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
- b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưngviệc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
- c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưngđối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài
Câu 5: trình bày phương pháp giải quyết xung đột? ưu nhược điểm các biện pháp giải quyết xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế?
Phương pháp xây dựng và áp dụng quy phạm thực chất trực tiếp giải quyết xung đột pháp luật: phương pháp này được xây dựng trên cơ sở hệ thống
các quy phạm pháp luật thực chất trực tiếp giải quyết các quan hệ dân sự quốc tế
Ưu điểm:
Trang 8- Trực tiếp phân định quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia quan hệ đó=>giải quyết nhanh chóng
- Sử dụng quy phạm thực chất thống nhất trong các điều ước quốc tế được cácquốc gia tham gia điều ước thừa nhận giúp quá trình giải quyết xung đột được đảmbảo
Phương pháp xây dựng và áp dụng quy phạm xung đột: được áp dụng trên
cơ sở các quy phạm xung đột nhằm xác định hệ thống pháp luật của nước nào sẽđiều chỉnh
Ưu điểm:
- Xây dựng quy phạm xung đột đơn giản hơn xây dựng quy phạm thực chất vì
nó hài hòa hóa được lợi ích giữa các quốc gia, có tính chất bao quát và toàn diệnhơn
- Quy phạm xung đột chiếm số lượng lớm trong các quy phạm của TPQT
- QPXĐ mang tính đặc thù của tư pháp quốc tế
Nhược điểm:
- Quy phạm xung đột không trực tiếp giải quyết quyền và nghĩa vụ của cácbên chỉ làm động tác trung gian là dẫn chiếu đến 1 hệ thống pháp luật sẽ được ápdụng
Trang 9- Việc áp dụng phương pháp này sẽ giải quyết xung đột một cách nhanhchóng
- Việc áp dụng phương pháp này sẽ gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyềngiải quyết: xác định nội dung, giải thích luật nước ngoài…
- Dẫn đến một số hiện tượng như dẫn chiếu ngược, dẫn chiếu đến hệ thống plcủa nước thứ 3, các nước vận dụng bảo lưu trật tự công cộng
Phương pháp áp dụng tập quán quốc tế và tương tự pháp luật:được đặt ra
áp dụng trong trường hợp hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, các nước hữu quanchưa ký kết điều ước quốc tế, trong hệt hống pháp luật trong nước không có quyphạm thực chất cũng như không có quy phạm xung đột để chọn luật
- Kết quả giải quyết có thể thiếu chính xác
Chuẩn hóa quy định của pháp luật
Câu 6 Anh (Chị) hãy trình bày khái niệm người nước ngoài và phân loại người nước ngoài?
Người nước ngoài là người không có quốc tịch nước sở tại
Theo Khoản 2 Điều 3 nghị định 138/2006/NĐ-CP thì người nước ngoài làngười không có quốc tích Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước người vànười không quốc tịch
Người nước ngoài có thể là người có quốc tịch 1 nước khác, một vài nước khác,hoặc không mang quốc tịch nước nào; cứ trú trên lãnh thổ Việt Nam hoặc cư trúngoài lãnh thổ Việt Nam
Trang 10* Phân loại người nước ngoài:
- Dựa vào cơ sở quốc tịch: người có quốc tịch nước ngoài và người không cóquốc tịch
- Dựa vào nơi cư trú: người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, người nước ngoài
cư trú ở nước ngoài
- Dựa vào thời hạn cư trú ở Việt Nam: người nước ngoài thường trú, ngườinước ngoài tạm trú (tạm trú dài hạn, tạm trú ngắn hạn)
- Dựa vào quy chế pháp lý:
+ Người nước ngoài được hưởng các quy chế ưu đãi và miễn trừ ngoại giaotheo Công ước viên 1961 về quan hệ ngoại giao và Công ước viên 1963 về quan hệlãnh sự và các quy chế tương đương (VD: quyền của viên chức ngoại giao…)
+ Người nước ngoài được hưởng các quy chế theo các hiệp định quốc tế như:Hợp tác khoa học – kỹ thuật; trao đổi chuyên gia; nghiên cứu sinh, thực tập sinh,sinh viên, hợp tác kinh tế, viện trợ kỹ thuật, tương trợ khoa học, giao lưu văn hóa…
VD: quyền và nghĩa vụ của nghiên cứu sinh, thực tập sinh, sinh viên (lưu họcsinh) đc quy định tại Điều 16 thông tư 03/2014/TT-BGDĐT thông tư ban hành quychế pháp lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam
+ Người nước ngoài nằm ngoài hai nhóm trên đây, đó là những người làm ănsinh sống ở một nước sở tại
Câu 7 Anh (Chị) hãy trình bày khái niệm pháp nhân, pháp nhân nước ngoài và quốc tịch của pháp nhân?
Pháp nhân là tổ chức gồm nhiều cá nhân thành lập trên cơ sở pháp luật, có tưcách chủ thể
Theo pháp luật Việt Nam Điều 84 BLDS 2005, pháp nhân phải là tổ chức có
đủ 4 điều kiện sau: được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thànhlập, đăng ký hoặc công nhận; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cánhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham giacác quan hệ pháp luật một cách độc lập
Pháp nhân được thành lập theo pháp luật của một nước nhất định => việccông nhận một tổ chức có tư cách pháp nhân phải dựa trên cơ sở pháp luật của một
Trang 11nước nhất định Một tổ chức được công nhận có tư cách pháp nhân ở nước nó đượcthành lập thì cũng được công nhận có tư cách pháp nhân ở các nước khác.
Ở Việt Nam, pháp nhân nước ngoài là tổ chức hưởng tư cách pháp nhân theo quyđịnh của pháp luật nước ngoài và được công nhận là có quốc tịch nước nước ngoài
Quốc tịch của pháp nhân là mối liên hệ pháp lý đặc biệt và vững chắc giữapháp nhân với một Nhà nước nhất định Mối quan hệ pháp lý đặc biệt đó thể hiện ởchỗ tổ chức hưởng tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Nhà nước đó; khihoạt động ở nước ngoài, pháp nhân được nước mình bảo hộ về mặt ngoại giao; việchợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, chấm dứt hoạt động pháp nhân và thanh lý,giải quyết vấn đề tài sản trong các trường hợp này của pháp nhân phải tuân theo quyđịnh của Nhà nước mà pháp nhân mang quốc tịch
Ở Việt Nam, quốc tịch của pháp nhân được xác định theo khoản 1 Điều 765BLDS 2005 (Khoản 1 Điều 676 BLDS 2015) => được xác định theo pháp luật củanước nơi pháp nhân thành lập
Câu 8: Anh (Chị hãy cho biết đối tượng và nguyên tắc bảo hộ theo quy định công ước Paris năm 1883 về quyền sở hữu công nghiệp?
Công ước Paris năm 1883 là một trong những Công ước quốc tế đa phươngquan trọng về sở hữu công nghiệp Công ước kí kết ngày 20/3/1883 với sự tham giacủa 11 nước
Đối tượng qsh công nghiệp: hiểu theo 2 nghĩa:
- Nghĩa rộng: qsh công nghiệp ko chỉ áp dụng cho công nghiệp
và thương mại theo đúng gnhiax của nó mà cho cả các ngành sản xuất nông nghiệp,công nghiệp khai thác và tất cả các sản phẩm chế biến howcj sản phẩm tự nhiên nhưrượu, ngũ cốc, thuốc lá, hoa quả, gia súc, khoáng sản, ước khoáng… (khoản 3 điều1)
- Nghĩa hẹp: bao gồm patent (sáng chế), mẫu hữu ích (giải pháphữu ích) kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương
Trang 12mại, chỉ dẫn nguồn gốc, tên gọi xuất xứ hàng hóa và quyền chống cạnh tranh khônglành mạnh (khoản 2 Điều 1)
Nguyên tắc bảo hộ: Công ước áp dụng nguyên tắc đãi ngộ như công dân Cụ
thể Điều 2 quy định: Công dân của bất kỳ nước thành viên nào cũng đều được hưởng mọi quyền lợi tại tất cả các nước thành viên khác mà luật tương ứng của các nước đó quy định hoặc sẽ quy định cho công dân nước mình Đối với công dân của
những nước ko phải là thành viên công ước nhưng cư trú chính thức ở một nướcthuộc thành viên công ước, hay có những xí nghiệp thực sự quan trọng ở đó, thì theoquy định của công ước paris, họ cũng đc bảo hộ qsh công nghiệp ngang công dânnước sở tại
Câu 9: Trình bày vấn đề bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
* Cơ sở:
Điều 774 BLDS 2005: “Quyền tác giả của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài đối với tác phẩm lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam hoặc được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam được bảo hộ theo quy định của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
Việt Nam bảo hộ quyền tác giả của người nước ngoài khi có 1 trong 2 điều kiện:
Tác phẩm lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam
Tác phảm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam
Hình thức bảo hộ: bảo hộ theo PLVN và bảo hộ theo các ĐƯQT mà VN là thành viên.
Trang 131 Bảo hộ theo pháp luật VN
- Điều 774 BLDS 2005
- Khoản 2 Điều 13 LSHTT 2005 sđbs 2009: “Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
2 Điều ước quốc tế
2.1 Hiệp định thiết lập quyền tác giả Việt Nam – Hoa Kỳ (kí 27/06/1997 hiệu lực 23/12/1998)
* Nguyên tắc bảo hộ: Nguyên tắc đối xử quốc gia
tác phẩm của những tác giả, nhà sáng tạo và ngệ sĩ là công dân hoặc ngườithường trú của bên ký kết kia và các tác phẩm công bố lần đầu tại lãnh thổ của bên
ký kết kia sự bảo hộ quyền tác giả không kém thuận lợi hơn công dân nước mình
* Các tác phẩm được bảo hộ:
Bảo hộ tại Hoa Kỳ
- Tác phẩm của tác giả là công dân VN hoặc người thường trú tại VN
- Tác phẩm được công bố lần đầu tại VN của người không phải công dân VN hoặckhông thường trú tại VN
- Tác phẩm mà một công dân VN hoặc người thường trú tại VN được hưởng nhữngquyền kinh tế theo luật quyền tác giả tại Hoa Kỳ
- Tác phẩm mà một công dân VN hoặc người thường trú tại VN được hưởng nhữngquyền kinh tế theo luật quyền tác giả tại Hoa Kỳ
Bảo hộ tại VN
Trang 14Tương tự trên Thay VN = Hoa kỳ và ngược lại
2.2 Công ước Bern
* Nguyên tắc bảo hộ:
- Nguyên tắc đối xử quốc gia (Khoản 1 Điều 5)
Các tác giả nhận được sự bảo hộ tại tất cả các quốc gia thành viên của Công ướctương tự như sự bảo hộ của quốc gia đó dành cho chính công dân nước mình
- Nguyên tắc bảo hộ đương nhiên (Khoản 2 Điều 5)
Quyền tác giả phát sinh ngay khi tác phẩm được định hình dưới một dạng vật chấtnhất định không lệ thuộc vào bất kỳ một thủ tục nào như đăng ký, nộp lưu chiểuhoặc các thủ tục tương tự
- Nguyên tắc bảo hộ độc lập (Khoản 3 Điều 5)
Việc hưởng và thực thi các quyền theo Công ước độc lập với những gì được hưởngtại nước xuất xứ của tác phẩm
“Khi tác giả không phải là công dân của quốc gia gốc của tác phẩm được Công ước này bảo hộ, thì tác giả đó được hưởng trong quốc gia gốc này những quyền như tác giả công nước đó”
* Các tác phẩm được bảo hộ:
- Các tác phẩm gốc trong lĩnh vực văn học, khoa học, nghệ thuật, không phân biệthình thức hay phương thức biểu hiện (Khoản 1 Điều 2)
- Các tác phẩm phát sinh được Công ước bảo hộ như tác phẩm gốc miễn là sự bảo
hộ này không làm phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc (Khoản 3 Điều 2)
- Các tuyển tập các tác phẩm văn học và nghệ thuật như các hợp tuyển, bộ báchkhoa từ điển (Khoản 5 điều 2)
* Điều kiện bảo hộ:
- Tiêu chí quốc tịch của tác giả
Trang 15+ Tác giả mang quốc tịch của một trong những nước thành viên của Công ước
+ Tác giả có nơi cứ trú thường xuyên tại một trong những nước thành viên củaCông ước
- Tiêu chí nơi công bố tác phẩm lần đầu tiên
+ Tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại một trong các quốc gia thành viên củaCông ước
+ Tác phẩm được đồng thời công bố tại một quốc gia trong và quốc gia ngoàiCông ước
- Quyền dịch, sao chép, phóng tác, cải biên,…
- Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có thể chuyển nhượng quyền này chongười khác
- Quyền tinh thần
- Quyền đứng tên tác giả
- Quyền phản đối bất kì sự xuyên tạc, cắt xén hay sửa đổi hoặc những vi phạmkhác đối với tác phẩm có thể làm phương hại đến danh dự và tiếng tăm của tác giả
- Quyền kinh tế được chuyển giao thì tác giả vẫn được bảo hộ toàn bộ quyền tinhthần
- Quyền tiếp theo
Câu 10: Anh chị hãy trình bày khái niệm, cơ cấu và phân loại quy phạm xung đột trong tư pháp quốc tế.
Trang 16Trả lời
Khái niệm: Quy phạm xung đột là quy phạm ấn định luật pháp nước nào cần phải
áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài trong một tình huống thực tế.
Cơ cấu và phân loại quy phạm xung đột:
a Cơ cấu
Quy phạm xung đột được cơ cấu bởi 2 bộ phận đó là phạm vi và hệ thuộc
- Phạm vi: Là phần quy định quy phạm xung đột này được áp dụng cho loại quan hệdân sự có yếu tố nước ngoài nào Cụ thể hơn đó là quan hệ sở hữu hay quan hệ thừa
kế, quan hệ hợp đồng hay quan hệ hôn nhân
- Hệ thuộc: Là phần quy định chỉ ra pháp luật nước nào được áp dụng để giải quyếtquan hệ pháp luật là luật pháp của một quốc gia cụ thể nào đó Ví dụ: Luật phápViệt Nam, luật pháp Đức được thể hiện là luật quốc tịch của đương sự, luật cư trúcủa đương sự hoặc luật quốc tịch của pháp nhân chẳng hạn
- Loại 2: Là quy phạm xung đột 2 bên, đây là quy phạm đề ra nguyên tắc chung để
cơ quan tư pháp có thẩm quyền lựa chọn luật của một nước nào đó sẽ được áp dụng
để điều chỉnh đối với quan hệ tương ứng
Ví dụ: khoản 2 Điều 766 BLDS 2005 Quy định: “2 Quyền sở hữu đối với động sảntrên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản đượcchuyển đến, nếu không có thoả thuận khác.”
Câu 11: Trình bày vấn đề lẩn tránh pháp luật trong Tư pháp quốc tế
Lẩn tránh pháp luật là hiện tượng đương sự dùng những biện pháp cũng như thủđoạn để thoát khỏi hệ thống pháp luật đáng nhẽ phải được áp dụng để điều chỉnh cácquan hệ của họ và nhằm tới một hệ thống pháp luật khác có lợi hơn cho mình
Trang 17Các biện pháp thủ đoạn: di chuyển trụ sở,thay đổi nơi cư trú,thay đổi quốctịch,chuyển động sản thành bất động sản
Các nước coi đây là hiện tượng không bình thường và đều tìm cách hạn chế hoặcngăn cấm
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì mọi hành vi lẩn tránh pháp luật là viphạm và không được chấp nhận
Trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kếthôn,nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn,hậu quả của sự vi phạm đó
đã được khắc phục hoặc công nhận việc kết hôn là có lợi cho việc bảo vệ quyền lợicủa phụ nữ và trẻ em thì hôn nhân đó cũng được công nhận tại Việt Nam
Câu 12: Anh (chị) hãy trình bày vấn đề bảo lưu trật tự công trong Tư pháp quốc tế?
-Khái niệm: bảo lưu trật tự công cộng là bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của
chế độ xã hội và của pháp luật quốc gia
(Đây là trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài, nếu việc áp dụng đóchống lại trật tự công cộng của nước mình)
-Quan điểm của các quốc gia:
*Ở Pháp: Điều 6-BLDS Pháp quy định:” những thỏa thuận tư không thể làm
thay đổi hiệu lực của những đạo luật công mà trong đó quy định trật tự công cộng
và đạo lý” Sau này thực tiễn thi hành luật ở Pháp đã chứng tỏ rằng “các luật thuộc
lĩnh vực trật tự công cộng” loại trừ việc áp dụng pháp luật nước ngoài, cho dù quyphạm xung đột dẫn chiếu tới nó Như vậy, trật tự công cộng đã loại trừ hiệu lực củaquy phạm xung đột ở Pháp
*Ở Đức: Trong lý luận cũng như thực tiễn tư pháp đều nhìn nhận “ trật tự công
cộng” là những điều khoản cao su để tạo khả năng và cơ hội cho tòa án và các cơquan tư pháp có thẩm quyền khác có quyền, lúc thì nới rộng, lúc thì thu hẹp hiệu lựccủa QPXĐ của mình lại với mục đích bảo đảm lợi ích của giai cấp thống trị Điều
Trang 1830- BLDS Đức quy định :” Việc áp dụng luật nước ngoài sẽ phải bị hủy bỏ nếu như việc áp dụng đó chống lại đạo lý hoặc là các tiêu chí của pháp luật Đức”.
Như vậy,cách nhìn nhận của người Đức có khác so với người Pháp Kháiniệm “ trật tự công cộng” của Đức là rất rộng
*Ở Anh- Mỹ: Tòa án không buộc phải thực thi và công nhận luật hoặc hạn
chế luật của nước ngoài mà luật nước ngoài đó được QPXĐ của Anh và Mỹ dẫnchiếu tới, nếu như việc buộc phải thực thi và công nhận đó không phù hợp với trật
tự công cộng ở các nước này Trên thực tế việc phải viện dẫn trật tự công cộng trong
TA của Anh để gạt bỏ luật nước ngoài là rất hiếm ( có thể nói ít hơn nhiều so vớicác tòa án ở CÂ lục địa) Do luật xung đột của Anh rất ít khi viện dẫn tới việc cầnthiết phải áp dụng luật nước ngoài và hệ thuộc luật tòa án được sử dụng trong nhiềuphạm vi quan hệ, đối với nhiều lĩnh vực
*Ở Việt Nam:
-Quy định về “bảo lưu trật tự công cộng” được ghi nhận tại Khoản 4- Điều 759- BLDS 2005: nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật VN
-Điểm a- Khoản 1- Điều 670-BLDS 2015:” Hậu quả của việc áp dụng pháp
luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật VN”
Trật tự công cộng được hiểu là hệ thóng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
VN ( các nguyên tắc trong hiến pháp và các văn bản pháp luật khác)
- Vấn đề này còn được ghi nhận tại một số vbpl khác
Điều 122- Luật hôn nhân và gia đình 2014:” Trong trường hợp Luật này,
các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng, nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 2 của Luật này”
-Ngoài ra, vấn đề này còn được ghi nhận tại 1 số ĐƯQT mà VN tham gia hoặc
ký kết: VD: Đ5- Công ước New York 1958 về công nhận và thực hiện các quyết
Trang 19định của trọng tài nước ngoài; Đ 7- Hiệp định tương trợ tư pháp VN- LBN năm1998
Câu 13: Anh (chị) hãy phân biệt phương pháp điều chỉnh xung đột và phương pháp điều chỉnh thực chất?
hệ tpqt
+QP không trực tiếp giải quyết các quan hệ của tpqt
mà nó chỉ định luật pháp nướcnào sẽ được áp dụng để điềuchỉnh các quan hệ của tư phápquốc tế
Chọn luật
VD -Quy phạm thực chất được ghi nhận
trong các ĐƯQT; Pháp luật quốcgia; tập quán thương mại quốc tế
-QPXĐ được ghi nhận trong plquốc gia và ĐƯQT
Ưu điểm -Trực tiếp giải quyết các quan hệ dân
sự quốc tế, phân định rõ ràng quyền
và nghĩa vụ của các bên tham giaquan hệ các bên nhanh chóng xácđịnh được các quyền , nghĩa vụ cxnhư các biện pháp chế tài được ápdụng
-Làm tăng khả năng điều chỉnh hữuhiệu của luật pháp: loại trừ việc phảichọn luật và áp dụng luật nước
-Là một công cụ hữu hiệu điềuchỉnh một cách khá bao quát vàtoàn diện các vấn đề trong quan
hệ pháp luật dân sự quốc tế.-Việc xây dựng các QPXĐ khá
dễ dàng và ít tốn kém hơn sovới việc xây dựng các QPTC
Trang 20ngoài, tránh tình trạng dẫn chiếungược, giải quyết nhanh xung độtpháp luật
-Thúc đẩy hợp tác các quốc gia-Tiết kiệm thời gian trong việc tìmhiểu PL nước ngoài
-Áp dụng phức tạp-PP trừu tượngđòi hỏi nănglực người có thẩm quyền tàiphán là rất cao
-PP xung đột tính chất khôngnhất quán
Câu 14: Anh (chị) hãy nêu các hệ thuộc luật? Hệ thuộc luật nào là quan trọng nhất? tại sao?
Các hệ thuộc luật:
-Luật nhân thân:
+Luật quốc tịch: là hệ thống PL của nước mà đương sự mang quốc tịch
+Luật nơi cư trú: là hệ thống PL của nước mà đương sự có nơi cư trú
-Luật quốc tịch của pháp nhân: là hệ thống PL của nước mà PN mang quốc tịch
-Luật nơi có vật: Là hệ thống PL của nước nơi có tài sản
-Luật do các bên ký kết hợp đồng lựa chọn: Là hệ thống Pl mà do các bên thỏathuận lựa chọn để điều chỉnh quan hệ HĐ
-Luật nơi thực hiện hành vi:
+Luật nơi ký kết hợp đồng
Trang 21+Luật nơi thực hiện nghĩa vụ
+Luật nơi thực hiện hành động
-Luật tòa án: Là hệ thống PL của nước mà TA có thẩm quyền giải quyết vụ việc
-Luật quốc kỳ: Là hệ thống PL mà phương tiện vận tải mang quốc tịch
-Luật nơi người bán
*Không có hệ thuộc luật nào là quan trọng nhất Mỗi hệ thuộc có phạm vi áp dụngriêng của nó VD……
Câu 15: Anh ( chị) hãy chứng minh quy phạm xung đột là quy phạm pháp luật đặc biệt?
- Quy phạm xung đột là quy phạm ấn định luật pháp nước nào cần phải ápdụng để giải quyết QHPLDS có yếu tố nước ngoài trong một tình huống thực tế
Quy phạm xung đột mang tính chất dẫn chiếu, nó chỉ ấn định luật nước nào sẽ đượcgiải quyết
-Quy phạm xung đột là quy phạm pháp luật đặc biệt vì:
Thành phần của một QPPL thong thường gồm 3 bộ phận: giả định, quy định và chếtài Tuy nhiên, với QPXĐ lại gồm hai phần là phần phạm vi và phần hệ thuộc
+ Phạm vi là phần quy định QPXĐ này được AD cho loại QHDS có yếu tốnước ngoài nào Cụ thể đó là QH sở hữu hay thừa kế…
+ Hệ thuộc: Là phần quy định chỉ ra luật pháp nước nào dung để AD để giảiquyết QHPL đã ghi ở phần phạm vi
Câu 16: Anh chị hãy phân biệt quy phạm xung đột 1 chiều và quy phạm xung đột 2 chiều?
Trang 22- Quy phạm xung đột 1 chiều: Là Quy phạm chỉ ra trong một trường hợp cụthể đó pháp luật nước nào cần áp dụng.
VD: “ Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suấtcủa một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trongtrường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởngphần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sảntheo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sảntheo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
1 Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2 Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.”( Đ 769, BLDS 2005, tạiđoạn 2 của điều này)
- Quy phạm xung đột 2 chiều: Là quy phạm không chỉ rõ pháp luật nước nàođược áp dụng tùy theo từng trường hợp cụ thể để chọn pháp luật cụ thể
VD: Điều 766 Quyền sở hữu tài sản
“ 1 Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu tài sản, nội dungquyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản
đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này
2 Quyền sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển được xác định theopháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, nếu không có thoả thuận khác.”
Câu 17: Anh (Chị) hãy cho biết các loại chủ thể của Tư pháp quốc tế? Chủ thể nào là chủ thể đặc biệt? Vì sao?
* Chủ thể của tư pháp quốc tế là những cá nhân hay tổ chức có năng lực chủ thể khi tham gia quan hệ tư pháp quốc tế
Khái niệm cá nhân trong tư pháp quốc tế là thực thể tự nhiên của xã hội, cá nhân
là một con người cụ thể có thể là người mang quốc tịch của một nước, hoặc ngườikhông mang quốc tịch của nước nào
Trang 23Khái niệm tổ chức trong tư pháp quốc tế có thể là nhà nước pháp nhân, tổ chứcchính trị xã hội, tổ chức nghề nghiệp…
* Điều kiện để trở thành chủ thể của tư pháp quốc tế:
- Cá nhân, tổ chức phải có đầy đủ năng lực chủ thể (năng lực pháp luật và năng lựchành vi) theo quy định của pháp luật
- Cá nhân, tổ chức đó phải tham gia vào quan hệ xã hội do tư pháp điều chỉnh
* Người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài là chủ thể chủ yếu của TPQT:
- Quan hệ pháp luật thực chất là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điềuchỉnh, chính vì vậy trong tư pháp quốc tế không thể không có sự tham gia của cánhân và tổ chức
- Hầu hết các quan hệ tư pháp quốc tế xảy ra thì đều có sự tham gia của người nướcngoài và pháp nhân nước ngoài
* Quốc gia là chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế
- Cơ sở xác định quy chế pháp lý đặc biệt của quốc gia trong tư pháp quốc tế
Khi tham gia vào các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài,quốc gia được hưởng quy chế pháp lý đặc biệt - không những không ngang hàng vớicác cá nhân và pháp nhân mà còn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp
Cơ sở pháp lý quốc tế của quy chế pháp lý đặc biệt của quốc gia thể hiện ở việcxác định quốc gia là một thực thể có chủ quyền và là chủ thể đặc biệt trong TPQT,được thể hiện ở các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và bình đẳng chủquyền giữa các quốc gia
Theo nguyên tắc này, Nhà nước này hoặc bất kì cơ quan nào của nhà nước nàykhông có quyền xét xử nhà nước khác hoặc đại diện của Nhà nước khác
Khi tham gia vào các quan hệ tư pháp quốc tế, quốc gia được hưởng quyền miễn trừ
tư pháp tuyệt đối được ghi nhận: Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao
Trang 24Ở Việt Nam, Điều 12 Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đạidiện ngoại giao cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại ViệtNam năm 1993.
- Nội dung
Quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối của quốc gia thể hiện trước hết ở quyền miễn trừxét xử - toà án của quốc gia này không có quyền xét xử quốc gia kia, nếu quốc giakia không cho phép
Quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối của quốc gia còn thể hiện ở chỗ: nếu quốc giađồng ý cho toà án nước ngoài xét xử vụ tranh chấp mà quốc gia là bên bị đơn thì toà
án nước ngoài được xét xử, nhưng không được phép ap dụng các biện pháp cưỡngchế sơ bộ đối với đơn kiện hoặc bảo đảm thi hành phán quyết của toàn án Toà ánnướ ngoài chỉ được phép cưỡng chế khi được quốc gia đó cho phép
Quốc gia có quyền đứng tên nguyên đơn trong vụ tranh chấp dân sự với cá nhânhoặc pháp nhân nước ngoài Trong trường hợp đó toà án nước ngoài được phép giảiquyết tranh chấp Tuy nhiên, bị đơn là cá nhân, pháp nhân nước ngoài chỉ được phépphản kiện khi được quốc gia nguyên đơn đồng ý
Quốc gia có quyền từ bỏ từng nội dung hoặc tất cả các nội dung của quyền miễn trừnày Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia là tuyệt đối ở mọi nơi, mọi lúc, trừ trườnghợp quốc gia tự nguyện từ bỏ
Câu 18: Phân biệt công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế.
Công pháp quốc tế Tư pháp quốc tế.
Đối tượng
điều chỉnh
Các quan hệ liên chính phủ(Chính trị)
Quan hệ DS mở rộng có yếu tố nước ngoài
Chủ thể
Các QG, dân tộc đang đấu tranhgiành độc lập, tổ chức liên chínhphủ
Cá nhân, pháp nhân, quốc gia
Phương pháp
điều chỉnh Bình đẳng, thỏa thuận
Phương pháp thực chất vàphương pháp xung đột
Chế tài Ko có bộ máy cưỡng chế Do Có bộ máy cưỡng chế
Trang 25các chỉ thể thực hiện riêng rẽhoặc tập thể: Cấm vận, trả đũa,cắt quan hệ ngoại giao
Mang t/c dân sự: Bồi thường,phạt tiền
Xây dựng quy
phạm Do các chủ thể xây dựng Do nhà nước xây dựng
Tính chất Chủ yếu mang tính chất
a) Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
b) Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức
có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đếnhoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;
c) Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
d) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc cácđương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
đ) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra
ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc côngviệc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;
Trang 26e) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra
ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan,
tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam
Câu 20:
Điều 766 khoản 2 BLDS 2015 quy định: Quyền sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, nếu không có thỏa thuận khác.
Anh (Chị) hãy cho biết:
a Phương pháp giải quyết xung đột được vận dụng ở đây là gì?
- quy phạm trên sử dụng phương pháp xung đột
b Phân tích ưu và nhược điểm của phương pháp đó.
Quy phạm xung đột là quy phạm chỉ ra pháp luật nước nào cần đc áp dụng để giảiquyết quan hệ dân sự theo nghĩa rộng
- Trong TH dẫn chiếu đến áp dụng pl nước ngoài thì người áp dụng phải đối mặt vớinhững vấn đề phức tạp như xđ nội dung pl nc ngoài, giải thích pl nước ngoài…
- Việc áp dụng ko phải lúc nào cũng xác định chính xác được hTPL cần áp dụng mà
có thể dân chiếu đến các trường hợp dẫn chiếu ngược, dẫn chiếu tới nc thứ 3, hayvận dụng bảo lưu trật tự công cộng
Trang 27Câu 21: Khoản 3 Điều 773 BLDS 2015 quy định: Trong trường hợp hành
vi gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Anh (Chị) hãy cho biết:
c Phương pháp giải quyết xung đột được vận dụng ở đây là gì?
d Phân tích ưu và nhược điểm của phương pháp đó.
Trả lời:
c Phương pháp giải quyết xung đột được vận dụng ở đây là phương pháp thực chất
phương pháp thực chất là pp sử dụng quy phạm thực chất để điều chỉnh trực tiếpQHDS theo nghĩa rộng
căn cứ Khoản 3 Điều 773 BLDS 2015, trong TH này thì pháp luật Việt Nam được
Nhược điểm
+ việc xd các quy phạm thực chất thống nhất ko đơn giản vì lwoij các quốc gia khitham gia vào QH TPQT là khác nhau, trình độ phát triển KT-XH khác nhau, phongtục tập quán khác nhau…do đó, số lượng quy phạm thực chất trong pl quốc gia vàđưqt chiếm số lượng rất ít
Trang 28Câu 22: Anh (chị) hãy trình bày các quy tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế theo các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký với các nước? Trả lời:
Thẩm quyền xét xử của toà án Việt Nam sẽ xác định như sau:
* khi có điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết thì tuân theo các quytắc được thống nhất trong hiệp ước đó
* khi không có điều ước quốc tế điều chỉnh thì thẩm quyền được xác định theo quytắc của pháp luật Việt Nam
các quy tắc trên được áp dụng cho cả huỷ bỏ việc tước, hạn chế năng lực hành vi,tuyên bố 1 ng mất năng lực hành vi, phục hôig hoặc thay đổi năng lực hành vi củacông dân
* đối với tranh chấp liên quan đến việc công dân đã chết hoặc mất tích, quy tắc quốctịch được ưu tiên áp dụng Tuy vậy các nước còn thoả thuận áp dụng quy tắc nơi cưtrú của nguyên đơn trong một số trường hợp
* đối với nhưng tranh chấp liên quan đến quan hệ thân nhân và quan hệ tài sản giữa
vợ và chồng thì áp dụng quy tắc nơi cư trú chung( nơi cư trú cuối chung cuối cùng)kết hợp quy tắc quốc tịch của đương sự để giải quyết xung đột về thẩm quyền giảiquyết xét xử dân sự quốc tế
* đối với những tranh chấp về quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con thì quy tắc quốctịch của đương sự và quy tắc nơi cư trú của đương sự được áp dụng Đa số các quyđịnh này thuộc cơ quan tư pháp của nước đã ký kết hiệp ước
mà người con là công dân hoặc nơi người cư trú Hiệp định với tiệp khác còn có quytắc nơi cư trú của nguyên đơn, hiệp định vs hung- ga- ri là nơi cư trú của bị đơn,
Trang 29* đối với tranh chấp liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi, quy tắc quốc tịch của ngườinhận nuôi con nuôi được áp dụng Nếu họ khác quốc tịch thì áp dụng quy tắc nơi cưtrú chung của vợ chông( nơi cư trú chung cuối cùng) Hiệp định Hung- ga- ri cònquy định về quy tắc thẩm quyền song song trong th vợ chông khác quốc tịch vàkhông cùng sống chung lại xin nuôi chung 1 đứa bé
* đối với việc ly hônvaf tuyên bố hôn nhân vô hiệu thì quy tắc quốc tịch của đương
sự kết hợp quy tắc nơi thường trú chung cuối cùng của họ để giải quyết xung đột
* đối với tranh chấp liên quan đến giám hộ và trợ tá thì áp dụng quy tắc quốc tịchcủa người được giám hộ hoặc được trợ tá được ưu tiên áp dụng
* Đối với những tranh chấp về bồi thường thiệt hại, quy tắc nơi xảy ra hành vi gâythiệt hại được áp dụng Tuy vậy các nước ký kết có thể thoả thuận các quy tắc khác
để áp dụng
* Đối với tranh chấp về di sản thừa kế, quy tắc quốc tịch của người để lại di sản kếthợp với quy tắc nơi coá di sản thừa kế đươc áp dụng: thẩm quyền giải quyết tranhchấp di sản là động sản thuộc cơ quan tư pháp của nước người để lại di sản là côngdân, vào thừoi điểm chết; thẩm quyền giải quyết tranh chấp di sản thừa kế là bấtđộng sản thuộc cơ quan tư pháp nước ký kết nơi có bất động sản ngoài ra
b, khi không có hiệp ước ký kết thì áp dụng theo quy đinh của pháp luật VIệt Nam,
cụ thể là BLTTDS năm 2015
điều 469, điều 470 BLTTDS năm 2015
Câu 23: Anh (Chị) hãy nêu các nguyên tắc giải quyết các vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký hoặc tham gia?
Trả lời:
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã kí kết với nhiều nước hiệp địnhtương trợ tư pháp về dân sự, Hôn nhân – gia đình và hình sự với các nước: Đức,Nga, Séc, Cu ba, Hungari, Balan…
Nguyên tắc chỉ đạo trong vấn đề thừa kế được ghi nhận trong các hiệp định này
là nguyên tắc bình đẳng giữa công dân các bên trong quan hệ thừa kế: công dânnước kí kết này bình đẳng với công dân nước kí kết kia trong việc lập, hủy bỏ di
Trang 30chúc đối với tài sản đang có và các quyền cần thực hiện ở nước kí kết kia cũng như
về khả năng nhận tài sản hoặc các quyền theo cùng những điều kiện mà nhà nước kíkết kia dành cho công dân nước mình
Căn cứ vào: Điều 45 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam - Đức, Điều 25 Hiệpđịnh tương trợ tư pháp Việt Nam và Nga; Điều 25 Hiệp định tương trợ tư pháp ViệtNam và Séc, Điều 34 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam và Cuba; Điều 43 Hiệpđịnh tương trợ tư pháp Việt Nam và Bungari; Điều 45 Hiệp định tương trợ tư phápViệt Nam và Hungari quyền thừa kế được xác định như sau:
- Đối với động sản: quyền thừa kế động sản được xác định theo pháp luật nước kíkết mà người để lại tài sản thừa kế là công dân khi chết
- Đối với bất động sản: quyền thừa kế bất động sản được xác định tho pháp luật củanước kí kết nơi có bất động sản
- Việc phân biệt động sản và bất động sản các hiệp định này ghi nhận nguyên tắc:Pháp luật luật các nước kí kết nơi có tài sản thừa kế là pháp luật được áp dụng
Về thừa kế theo di chúc các hiệp định trên ghi nhận các nguyên tắc cơ bản sau:
- Về hình thức: di chúc của công dân một nước kí kết được cơi là có giá trị về mặthình thức nếu nó phù hợp với:
+ Pháp luật của nước kí kết mà người để lại di chúc là công dân vào thời điểm lập dichúc hoặc vào thời điểm người ấy chết;
+Pháp luật của nước kí kết nơi lập di chúc
+ Những nguyên tắc trên cũng được thừa nhận với việc hủy bỏ di chúc
- Về năng lực lập và hủy bỏ di chúc: khi giải quyết vấn đề này các hiệp địnháp dụngnguyên tắc luật quốc tịch, cụ thể: năng lực lập hoặc hủy bỏ di chúc và hậu quả pháp
lý của những thiếu sót về sự thể hiện ý chí của người để lại di chúc được xác địnhtheo pháp luật của nước kí kết mà người để lại di chúc là công dân khi lập hoặc hủy
bỏ di chúc
Trang 31Câu 24: Trình bày các nguyên tắc giải quyết xung đột về quan hệ tài sản giữa
vợ và chồng có yếu tố nước ngoài trong Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết với các nước?
Trả lời:
Xung đột pháp luật về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng cònđược giải quyết trên cơ sở các nguyên tắc được ghi nhận trong các Hiệp định tươngtrợ tư pháp mà Việt Nam ký kết với nước ngoài, theo đó, quan hệ nhân thân và quan
hệ tài sản giữa vợ và chồng được giải quyết theo các quy phạm xung đột thống nhất.Nguyên tắc được ghi nhận trong các hiệp định tương trợ tư pháp để giải quyết xungđột pháp luật phát sinh trong lĩnh vực này là: nguyên tắc luật quốc tịch của đương sự
và nguyên tắc luật nơi cư trú hoặc thường trú của đương sự Tuy nhiên ngoài 2nguyên tắc chính trên thì còn sử dụng các nguyên tắc bổ sung
Đối với Hiệp định Việt Nam – Tiệp khắc, Hiệp định VN – Cu Ba, hiệp định
VN – Hungari; Hiệp định VN – Bungari; HIệp định VN – Ba Lan, nguyên tắc chủđạo để điều chỉnh quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng là nguyên tắc luậtquốc tịch của đương sự, đồng thời có bổ sung thêm nguyên tắc luật nơi cư trú:
+ Nếu vợ, chồng là công dân của nước ký kết này và cùng cư trú trên lãnh thổ củanước ký kết kia thì quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ chồng được điềuchỉnh theo pháp luật của nước ký kết họ là công dân;
+ Nếu vợ, chồng cùng là công dân một nước mà chồng cư trú trên lãnh thổ của nước
ký kết này, vợ cư trú trên lãnh thổ của nước ký kết kia thì quan hệ nhân thân vàquan hệ tài sản giữa vợ và chồng được điều chỉnh theo pháp luật của nước ký kết mà
họ là công dân;
+ Nếu vợ, chồng mà người công dân của nước ký kết này,người là công dân củanước ký kết kia thì quan hệ nhân thân và tài sản giữ vợ và chồng được điều chỉnhtheo pháp luật của nước ký kết nơi họ đã hoặc đang cùng thường trú ( hoặc đang cưtrú cuối cùng) (Điều 19 Hiệp định VN – Tiệp khắc, Điều 23 HĐ VN – Cu ba, Điều
32 HĐ VN – Hungari, Điều 21 HĐ VN – Bungari, Điều 24 hđ VN – Ba lan)
> Như vậy, theo các hiệp định trên, pháp luật điều chỉnh quan hệ nhân thân và quan
hệ tài sản giữa vợ, chồng cùng quốc tịch sẽ là luật quốc tịch cùng vợ chồng; nếu vợ,
Trang 32chồng không cùng quốc tịch thì điều chỉnh theo luật nơi thường trú chung cuốicùng.
Trong các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam- Cộng hòa liên bangNga, Ucraina, Lào, Mông CỔ quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng điềuchỉnh chủ yếu theo nguyên tăc luật nơi cư trú của đương sự Bên cạnh đó, bổ sungthêm nguyên tắc luật quốc tịch
+ Nếu vợ, chồng người thường trú trên lãnh thổ nước ký kết này, người thường trútrên lãnh thổ nước ký kết kia thì quan hệ nhân thân, tài sản giữa vợ chồng theo phápluật của nước ký kết mà họ là công dân
+ Nếu vợ, chồng là công dân của nước ký kết này, người là công dân của nước kýkết kia thì quan hệ nhân thân và tài sản của họ điều chỉnh theo pháp luật của nước
ký kết có tòa án đang giải quyết vụ việc hoặc pháp luật của nước ký kết nơi cư trú(thường trú) chung cuối cùng của vợ chồng ( Điều 25 HĐ VN – Nga, Điều 25 HĐ
VN – Ucraina; Điều 26 HĐ VN – Lào; Điều 25 HĐ VN – Mông CỔ)
Đa số hiệp định tương trợ tư pháp còn quy định trong trưởng hợp vợ, chồngkhông có nơi cư trú (thường trú) chung thì quan hệ nhân thân và quan hệ tài sảngiữa họ điều chỉnh theo pháp luật của nước nơi có tòa án nhận đơn hoặc tòa án cóthẩm quyền giải quyết vụ việc
Câu 25 Anh (Chị) hãy trình bày quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con theo các Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam ký với các nước?
Các hiệp định mà Vn ký kết với nước ngoài đều ghi nhận các quy phạm xung đôt vàquy phạm thống nhất,
Hiệp đinh việt nam- Ucraina Điều 27 Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con
1 Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con được xác định theo pháp luật của bên ký kết nơi họ cùng thường trú.
2 Nếu cha hoặc mẹ thường trú trên lãnh thổ bên ký kết này, còn người con lại thường trú trên lãnh thổ bên ký kết kia, thì quan hệ pháp lý giữa họ được xác định theo pháp luật của bên ký kết mà người con là công dân.
3 Thẩm quyền giải quyết các vấn đề nêu tại các khoản 1 và 2 của Điều này thuộc
về cơ quan của bên ký kết có pháp luật cần được áp dụng để giải quyết.
Trang 334 Nếu nguyên đơn và bị đơn cùng thường trú trên lãnh thổ của một bên ký kết, thì Tòa án của bên ký kết này cũng có thẩm quyền giải quyết trên cơ sở tuân thủ quy định tại các khoản 1 và 2 của Điều này.
Hiệp định Việt nam- Lào
Điều 27 Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con cái
1 Đối với việc xác nhận hay khước từ quan hệ cha con, sẽ áp dụng pháp luật của nước ký kết mà đứa trẻ là công dân khi sinh ra.
2 Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con cái được xác định theo pháp luật của nước ký kết nơi họ đang cùng cư trú.
3 Nếu cha mẹ hoặc một trong hai người cư trú ở nước ký kết này còn đứa trẻ lại cư trú ở nước ký kết kia, thì quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con cái do pháp luật của nước ký kết nơi đứa trẻ đang cư trú quy định.
4 Về việc cha mẹ cấp dưỡng con cái và con cái đã thành niên cấp dưỡng cha mẹ thì theo pháp luật của nước ký kết nơi người yêu cầu cấp dưỡng đang cư trú.
5 Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định về quan hệ pháp luật nói ở khoản 1 điều này là cơ quan tư pháp của nước ký kết mà đứa trẻ là công dân hoặc đang có nơi
cư trú Về trường hợp nói ở các khoản 2, 3 và 4, thẩm quyền giải quyết thuộc cơ quan tư pháp của nước ký kết nơi nguyên đơn đang cư trú.
Hiệp định Việt Nam- mông cổ
Điều 28 Quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con
1 Đối với việc xác định và huỷ bỏ quan hệ cha con sẽ áp dụng pháp luật của Bên ký kết mà người con là công dân khi sinh ra.
2 Quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con được xác định theo pháp luật của Bên ký kết nơi họ cùng cư trú.
3 Nếu cả cha mẹ hoặc một trong hai người cư trú ở Bên ký kết này, còn người con lại cư trú ở Bên ký kết kia thì quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con được xác định theo pháp luật của Bên lý kết nơi người con cư trú.
4 Đối với việc kiện đòi con đã thành niên trợ cấp nuôi dưỡng cha mẹ sẽ áp dụng pháp luật của Bên ký kết nơi người yêu cầu cấp dưỡng đang thường trú.
Trang 345 Việc ra quyết định về quan hệ pháp lý nói tại khoản 1 Điều này thuộc thẩm quyền của cơ quan Bên ký kết mà người con là công dân hoặc đang cư trú Các trường hợp nói tại các khoản 2, 3 và 4 của Điều này thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan Bên ký kết nơi nguyên đơn đang cư trú
Hiệp định Việt Nam- cuBa
Điều 27 Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con cái
1 Việc xác nhận hoặc khước từ quan hệ cha con cũng như việc xác định một đứa trẻ là con của cặp vợ chồng nào, được giải quyết theo pháp luật của nước ký kết mà đứa trẻ là công dân khi sinh ra.
2 Các quan hệ pháp luật khác giữa cha và con sẽ được áp dụng theo pháp luật của nước ký kết mà đứa trẻ là công dân.
3 Thẩm quyền giải quyết các quan hệ pháp luật nói trên thuộc Tòa án nước ký kết nơi đứa trẻ thường trú hoặc tạm trú, cũng như thuộc tòa án nước ký kết mà đứa trẻ
Từ các quy định trong các hiệp định trên rút ra
Đa số các hiệp định đều ghi nhận nguyên tắc áp dụng luật quốc tịch của người controng việc xác nhận hoặc khước từ quan hệ cha,me và con như các ( Điều 27VN-lào, Điều 28 Vn mông cổ, Điều 27- cuba, Điều 28 Balan)
Còn quan hệ pháp lý được xác định theo luật nước ký kết nơi cư trú chung của họ( Điều 27 UCraina, Điều 27 Lào, Điều 28 Mông cổ)
Quan hệ pháp lý được xác định theo nước mà người con là công dân được quy đinhtrong hiệp đinh Vn với Ba lan
Trang 35Trong trường hợp họ không cùng nơi cư trú thì pháp luật được áp dụng để giải quyếtquan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con là nơi cư trú của con ( Lào, Mông cổ) hoặc plnước ký kết mà người con là công dân ( Ucraina, Cuba, balan)
Câu 26: Anh (Chị) hãy trình bày những nguyên tắc cơ bản giải quyết nuôi con nuôi trong Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác nuôi con nuôi giữa các nước
Trả lời:
Các nguyên tắc cơ bản:
* Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em; mọi chính sách pháp luật đềuphải vì lợi ích tốt nhất của trẻ em và thúc đẩy việc thực hiện quyền của trẻ em
* Tôn trọng quyền ưu tiên đối với trẻ em là được cha mẹ đẻ chăm sóc
* Nếu vì lý do nào đó mà trẻ em không được cha mẹ đẻ chăm sóc thì cơ quan, tổchức có thẩm quyền có trách nhiệm bảo vệ trẻ em và xem xét tất cả những giải phápkhác nhau để trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng tại quốc gia mình; nếu các giảipháp này không thực hiện được thì có thể tìm kiếm giải pháp thay thế như nuôi connuôi, giám hộ hoặc chăm sóc ở trung tâm bảo trợ xã hội
* Chỉ cho phép những người ngoài gia đình ruột tịt của trẻ em nhận trẻ em làm connuôi, nếu không có khả năng tìm thấy một nơi ở phù hợp cho trẻ em ngay từ giađình gốc của mình
* Việc nuôi con nuôi phải làm phát sinh đầy đủ quan hệ cha mẹ và con theo phápluật
* Ưu tiên thu xếp cho trẻ em làm con nuôi trong nước; việc cho trẻ em làm con nuôi
ở nước ngoài chỉ được coi là giải pháp cuối cùng, sau khi chắc chắn rằng không thểtìm được gia đình thay thế cho trẻ em ngay tại nước mình
* Nghiêm cấm mọi việc thu lợi bất minh từ việc cho trẻ em làm con nuôi; mọi hành
vi lạm dụng và buôn bán trẻ em phải bị xử lý nghiêm minh