Khác với bài thi trong kì thi tuyển sinh vào Đại học và Cao đẳng nhữngnăm trước đây, thì bài thi môn Địa lý trong kì thi THPT Quốc gia năm nay họcsinh được sử dụng atlat
Trang 1Trêng THpt chuyªn lª hång phong
THPT Quốc gia - môn Địa lý
Tác giả: Trần Thị Hồng Thuý - Thạc sỹ Địa lý
Vũ Minh Trang - Cử nhân Địa lý
Giáo viên - Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong - NĐ
Nam Định, tháng 05, năm 2015
N¨m häc 2009 - 2010
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO 4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
A THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 5
B NỘI DUNG SÁNG KIẾN 6
I ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 6
I.1 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá của Bộ GD và Đào tạo 6
I.2 Xuất phát từ đặc điểm đối tượng học sinh hiện nay và yêu cầu thực tế 6
II THỰC TRẠNG (trước khi tạo ra sáng kiến) 8
II 1 Thực trạng học sinh lựa chọn môn Địa lý trong kì thi THPT Quốc gia 8
II 2 Các giải pháp đã được áp dụng trong ôn tập môn Địa lý (trước ki tạo ra sáng kiến) 9
III CÁC GIẢI PHÁP 10
III.1 Hướng dẫn học sinh khai thác Atlat Địa lý Việt Nam 11
III 1 1 Các nguyên tắc chung khi khai thác atlat Địa lý Việt Nam 11
III 1 2 Các dạng bài cơ bản trong khai thác atlat Địa lý Việt Nam 15
III 1 2 1 Dạng bài “Xác định, kể tên các đối tượng, hiện tượng địa lý trên bản đồ” 17
III 1 2.2 Dạng bài “Nguồn lực phát triển” 21
III 1 2 3 Dạng bài “Tình hình phát triển” 27
III 1 2 4 Dạng bài “Phân bố sản xuất” 33
III.2 Hướng dẫn HS nhận dạng, vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ, BSL 40
III 2 1 Cách nhận dạng biểu đồ thích hợp 40
III 2 1 1 Nguyên tắc chung khi nhận dạng biểu đồ 40
Trang 3III 2 1 2 Bảng tổng hợp nhận dạng nhanh các biểu đồ thường gặp trong
đề thi 41
III 2 2 Các chú ý khi vẽ biểu đồ………42
III 2 3 Hướng dẫn học sinh kĩ năng nhận xét biểu đồ, bảng số liệu 45
III 2 3 1 Các nguyên tắc chung khi nhận xét biểu đồ, bảng số liệu 45
III 2 3 2 Các dạng bài cơ bản trong nhận xét biểu đồ, bảng số liệu 46
a) Dạng bài “Nhận xét cơ cấu” 46
b) Dạng bài “Tình hình phát triển” 48
III 2 4 Các công thức tính chỉ số mới, xử lý số liệu để vẽ biểu đồ hoặc nhận xét 48
III 2 5 Bài tập áp dụng 50
III 2 5 1 Biểu đồ cơ cấu (tròn, miền) – Nhận xét dạng bài cơ cấu 50
III 2 5 2 Biểu đồ cột, đường, kết hợp cột + đường – Nhận xét dạng bài tình hình phát triển 53
IV HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 58
IV.1 Hiệu quả kinh tế: 58
IV.2 Hiệu quả về mặt xã hội: 58
V ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 58
Trang 4TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Hướng dẫn học và khai thác Atlat Địa lý Việt Nam – GS.TS Lê Thông– NXB Địa hoc Quốc gia TP Hồ Chí Minh
2 Phân tích bảng số liệu, vẽ biểu đồ – Nguyễn Đức Vũ – NXB Đại họcQuốc gia Hà Nội
3 Ôn tập môn Địa lý – chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia – Lê Thông –NXB Giáo dục Việt Nam
4 Sách giáo khoa Địa lý lớp 12 - NXB Giáo dục
5 Sách giáo viên Địa lý lớp 12 - NXB Giáo dục
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 5A THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến:
Hướng dẫn học sinh khai thác atlat Địa lý Việt Nam và vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia - môn Địa lý.
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:Môn Địa lý
3 Thời gian áp dụng sáng kiến:
Năm học 2014 – 2015 và những năm học trước đó
4 Tác giả:
Họ và tên: Trần Thị Hồng Thuý - Năm sinh: 1976
Nơi thường trú: 4/166 Trần Nhật Duật – P.Trần Tế Xương - TP Nam Định Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ khoa học Địa lý
Chức vụ công tác: Giáo viên THPT
Nơi làm việc: Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong - TP Nam ĐịnhĐịa chỉ liên hệ: 76 Vị Xuyên - TP Nam Định
Điện thoại: 0989555487 – 0949510768
5 Đồng tác giả
Nơi thường trú: 19/43 Gốc Mít- Vỵ Xuyên- Nam Định
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Địa lý
Chức vụ công tác: Giáo viên THPT
Nơi là việc: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định
Địa chỉ liên hệ: 19/43 Gốc Mít- Vỵ Xuyên- Nam Định
Điện thoại: 0948681150
6 Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong - TP Nam Định
Địa chỉ: 76 Vị Xuyên - TP Nam Định
Điện thoại: 0350.3640 297
Trang 6B NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
I.1 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Từ năm học 2014- 2015, học sinh cấp Trung học phổ thông (THPT) trongtoàn quốc bắt đầu thực hiện kỳ thi THPT quốc gia Trong kỳ thi này ngoài 3
môn thi bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ học sinh có quyền được lựa chọn
một môn thi phù hợp với năng lực và khối thi mình dự định trong số 5 môn là
Vật Lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, Lịch sử Kết quả kỳ thi là căn cứ để công
nhận tốt nghiệp THPT, đồng thời làm cơ sở để xét tuyển vào các trường Đại học
và Cao đẳng mà các em có nguyện vọng lựa chọn
- Đề thi Địa lý trong kì thi THPT Quốc gia cũng có những thay đổi nhấtđịnh phù hợp với yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá của Bộ giáo dục đào tạo.+ Các câu hỏi trong đề thi được phân hoá theo các mức độ nhận thức: nhậnbiết, thông hiểu, vận dụng (thấp) và vận dụng cao
+ Bên cạnh các kiến thức địa lý cơ bản được kiểm tra, thì các kĩ năng địa lý
cơ bản như kĩ năng khai thác Atlat Địa lý, kĩ năng sử lý số liệu thống kê, kĩ năngvẽ biểu đồ, kĩ năng nhận xét biểu đồ, phân tích bảng số liệu cũng được kiểm trađánh giá chiếm tỷ lệ cao trong tổng điểm toàn bài thi
Khác với bài thi trong kì thi tuyển sinh vào Đại học và Cao đẳng nhữngnăm trước đây, thì bài thi môn Địa lý trong kì thi THPT Quốc gia năm nay họcsinh được sử dụng atlat để làm bài thi
Đối với học sinh lựa chọn thi môn Địa lý, nếu biết cách khai thác atlat Địalý, có kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ tốt thì có thể tự tin vượt qua bài thi này, cóthể nói đây là chìa khoá góp phần hoàn thành tốt bài thi
I.2 Xuất phát từ đặc điểm đối tượng học sinh hiện nay và yêu cầu thực tế
- Học sinh dự kì thi THPT Quốc gia năm nay lựa chọn môn Đia lý làkhông nhiều Trong số đó có một bộ phận không nhỏ học sinh chọn môn Địa lývì không tự tin để lựa chọn các môn khác nên kiến thức và kĩ năng bộ môn rất
Trang 7kém, đặc biệt kỹ năng sử dụng Atlat Địa lý chưa tốt, vẽ biểu đồ chưa chính xác,nhận xét chưa đầy đủ khoa học, chưa có định hướng đúng khi làm bài, điều đósẽ khó khăn cho các em khi ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi quốc gia THPT.
- Trên thực tế, thời lượng dành cho môn Địa lý lớp 12 không nhiều (1,5tiết/1 tuần x 35 tuần) nên việc rèn các kỹ năng Địa lý cho học sinh gặp nhiềukhó khăn Hơn nữa, trong năm học cuối cấp, học sinh vẫn dành phần lớn thờigian học tập cho các môn mà các em coi là quan trọng hơn (như các môn theođịnh hướng tuyển sinh của các trường Đại học mà các em chọn; môn Ngoại ngữ,Toán, Văn) vì thế thời lượng và sự quan tâm của các em dành cho môn Địa lý làkhông nhiều Nhiều em có tâm lý chủ quan còn xác định rõ, lựa chọn thi mônĐịa lý chỉ cần 2 điểm để đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp là được
- Trong điều kiện thời gian ôn tập có hạn mà lượng kiến thức thì khôngphải là nhỏ vậy làm thế nào để các em có thể ôn tập hiệu quả nhất và hoàn thànhtốt bài thi? Đây là câu hỏi mà không ít giáo viên, học sinh và cả phụ huynh quantâm, trăn trở Vì thế, chúng tôi đã suy nghĩ và qua thực tiễn giảng dạy môn Địalý, nhiều năm ôn tập cho học sinh tham dự các kì thi học sinh giỏi các cấp, thituyển sinh các trường Đại học, Cao đẳng cũng như trong năm học này chúng tôiđang ôn tập cho học sinh tham dự kì thi THPT Quốc gia môn Địa lý, chúng tôi
mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân về vấn đề: “Hướng dẫn học
sinh khai thác atlat Địa lý Việt Nam và vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia - môn Địa lý.”
Mong rằng, những kinh nghiệm này sẽ là tài liệu tham khảo có thể giúp íchcác đồng nghiệp và các em học sinh trong quá trình dạy - học môn Địa lý nóichung và đặc biệt là sử dụng trong giai đoạn ôn tập chuẩn bị cho kì thi THPTquốc gia đạt hiệu quả cao
Trang 8II THỰC TRẠNG (trước khi tạo ra sáng kiến)
II 1 Thực trạng học sinh lựa chọn môn Địa lý trong kì thi THPT Quốc gia
Đặc điểm đối tượng học sinh năm nay đăng kí tự chọn môn Địa lý trong kìthi THPT Quốc gia có những nét nổi bật khác với những năm trước:
- Nếu như những năm học trước thì khoảng tháng 3 hàng năm, Bộ giáo dụcsẽ thông báo các môn thi Tốt nghiệp, và tất cả học sinh THPT đều phải thi cácmôn đó mà không có lựa chọn thay thế Còn kì thi tuyển sinh Đại học, cao đẳnghàng năm thì chia theo khối thi, những học sinh thi khối C thì sẽ phải thi mônĐịa lý và các em đã có định hướng từ trước Hơn nữa, mức điểm thi tốt nghiệpkhác nhau là cơ sở để công nhận tốt nghiệp ở các mức độ khác nhau: Giỏi, Khá,Trung bình Vì thế, phần lớn học sinh đều có ý thức học và ôn tập khá nghiêmtúc nên kiến thức và kĩ năng địa lý của phần lớn các em này khá tốt
- Trong năm học này, môn Địa lý là một trong những môn thi tự chọn củahọc sinh Điểm thi là một cơ sở để xét công nhận tốt nghiệp (kết hợp với điểmtrung bình năm học lớp 12), chỉ phân loại đạt hay không đạt tốt nghiệp THPT
mà không phân loại bằng tốt nghiệp loại Giỏi, Khá, Trung bình Đối với nhữnghọc sinh tự chọn thi môn Địa lý có thể chia thành các nhóm đối tượng như sau:
♦ Nhóm 1: Các học sinh đã có định hướng chọn môn Địa lý ngay từ đầu
năm (các học sinh lớp chuyên ban C như chuyên Địa, chuyên Sử và các học sinhcó định hướng thi Đại học khối C) thì có các kĩ năng địa lý khá tốt
♦ Nhóm 2: Các học sinh cảm thấy năng lực của mình không tốt, các môn
tự chọn khác đều thấy khó nên chọn môn Địa lý vì nghĩ rằng môn này dễ cóđiểm hơn các môn học khác do có thể khai thác atlat Atlat Địa lý và vẽ biểu đồ.Nhiều học sinh có ý nghĩ chủ quan là chỉ cần học mỗi cách đọc Atlat Địa lý vàcách vẽ biểu đồ để được 2 điểm, đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp
♦ Nhóm 3: Các học sinh còn lại thì có các nguyên nhân khác nhau (ví dụ
như thích môn Địa…) nhưng tỷ lệ này là không nhiều
Trang 9II 2 Các giải pháp đã được áp dụng trong ôn tập môn Địa lý (trước ki
tạo ra sáng kiến)
- Trong quá trình dạy học môn Địa lý ở trường phổ thông, nhiều giáo viênđã chú ý đến việc hướng dẫn học sinh khai thác atlat Địa lý, kĩ năng vẽ biểu đồđịa lý, nhận xét biểu đồ và phân tích bảng số liệu Tuy nhiên, chúng tôi thấy nổilên một số vấn đề sau:
+ Đối với các lớp chuyên Địa và chuyên Sử, học sinh có định hướng thimôn Địa ngay từ đầu, thời lượng dành cho bộ môn được tăng lên so với thờilượng quy định của Bộ giáo dục, nên giáo viên có điều kiện rèn các kĩ năng địalý cho học sinh khá bài bản, hệ thống Vì thế, các kỹ năng Địa lý của học sinhtương đối tốt
+ Đối với các lớp khác trong trường chuyên và các trường THPT phải tuânthủ thời lượng quy định của Bộ giáo dục dành cho bộ môn Trong điều kiện thờilượng dành cho môn Địa lý trên lớp không nhiều (Lớp 10 và 12 là 1,5tiết/tuần;lớp 11 là 1 tiết/tuần) lại phải hoàn thành các yêu cầu kiến thức bài học nên thờigian dành cho việc rèn các kĩ năng địa lý là chưa nhiều Các kĩ năng địa lý đượcrèn tích hợp qua các bài dạy, qua từng câu hỏi đơn lẻ, giáo viên ít có điều kiện
và cũng ít quan tâm đến việc hệ thống hoá cách thức rèn các kĩ năng này chohọc sinh một cách bài bản, hệ thống và đầy đủ Mức độ nhận thức và mối quantâm của các học sinh đến bộ môn là khác nhau, nhưng giáo viên ít có điều kiệnhoặc cũng không quan tâm đến việc cá biệt hoá học sinh Nhiều khi chỉ nêu câuhỏi và chữa nội dung câu trả lời mà không chú ý đến hướng dẫn học sinh cáchthức làm việc, các bước làm bài, quy trình của việc rèn từng loại kĩ năng địa lý.Vì thế, các kĩ năng địa lý của học sinh hạn chế, khả năng vận dụng cho các tìnhhuống khác nhau là không cao:
▪ Học sinh không nắm được trình tự và nguyên tắc cơ bản khi khai thácatlat Địa lý
▪ Khả năng nhận dạng biểu đồ thích hợp cho từng yêu cầu câu hỏi là khôngtốt Nhiều học sinh không biết nhận dạng biểu đồ thích hợp
Trang 10▪ Kĩ năng xử lý số liệu chưa tốt, hay nhầm lẫn Nhiều công thức xử lý sốliệu hay sử dụng trong bài địa lý cũng không biết (như cách tính cơ cấu, tốc độtăng trưởng, tính năng suất, cách quy đổi đơn vị, quy tắc làm tròn số…)
▪ Kĩ năng vẽ biểu đồ còn nhiều sai sót, hay bị mất điểm
▪ Kĩ năng nhận xét biểu đồ kém
- Bên cạnh đó, ở một số trường, một số lớp, một số giáo viên còn chưaquan tâm tới việc rèn các kĩ năng địa lý này cho học sinh, đặc biệt là kĩ năngkhai thác atlat Địa lý Nhiều học sinh còn chưa từng cầm tới quyển Atlat Địa lýViệt Nam Vì thế, các kĩ năng địa lý này của học sinh là rất kém
Vì thế, rất cần thiết phải hướng dẫn học sinh rèn các kĩ năng địa lý này mộtcách hệ thống, bài bản, dễ hiểu và dễ nhớ trong một khoảng thời gian ngắn
Chúng tôi đưa ra giải pháp cho 2 mảng nội dung:
- Một là, hướng dẫn học sinh khai thác Atlat Địa lý Việt Nam
- Hai là, hướng dẫn học sinh cách nhận dạng, vẽ biểu đồ và nhận xét biểuđồ, bảng số liệu
Trang 11III.1 Hướng dẫn học sinh khai thác Atlat Địa lý Việt Nam
III 1 1 Các nguyên tắc chung khi khai thác atlat Địa lý Việt Nam
- Nắm vững nội dung của toàn bộ Atlat Địa lý Việt Nam, từng trang bản đồ.
- Biết cách xác định phương hướng trên bản đồ.
- Biết cách giải mã các kí hiệu trên bản đồ:
- Biết cách lựa chọn các bản đồ thích hợp dựa vào yêu cầu đề bài
- Nắm vững nội dung của toàn bộ Atlat Địa lý Việt Nam:
+ Tên của các trang bản đồ, thể hiện nội dung khái quát - hay chính là chủ
đề nội dung của trang atlat đó Ví dụ: bản đồ Dân số trang 15 thể hiện các vấn đềliên quan đến dân số; còn bản đồ Dân tộc trang 16 lại thể hiện các vấn đề vềcộng đồng các dân tộc Việt Nam
+ Các các trang atlát sẽ có nội dung thể hiện khá tương đồng với nội dungkiến thức SGK Có trang Mục lục - trang 31 liệt kê tất cả các trang bản đồ và vịtrí số trang của từng bản đồ đó trong atlat để học sinh dễ tìm Có thể chia thành
3 nội dung lớn như sau:
Nội dung Các trang bản đồ Trang
1 Vị trí địa lý,
phạm vi lãnh thổ
- Bản đồ Hành chính
- Bảng số liệu thống kê về diện tích, dân số của các tỉnh thành phố
2,3
2 Địa lý tự nhiên
Việt Nam
- Các thành phần
tự nhiên - Bản đồ Hình thể- Địa chất – khoáng sản
- Địa chất biển Đông và các vùng kế cận
- Khí hậu + Khí hậu chung + Nhiệt độ TB năm
6,7 8 9
Trang 12+ Nhiệt độ TB tháng I + Nhiệt độ TB tháng VII + Lượng mưa TB năm + Tổng lượng mưa từ tháng V – X + Tổng lượng mưa từ tháng XI - IV
- Các hệ thống sông
- Các nhóm và loại đất chính
- Thực vật và động và động vật Phân khu địa lý động vật
10 11 12
- Các miền địa lý
tự nhiên
- Các miền tự nhiên + A – Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ + B – Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Các miền tự nhiên + C – Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
13
14
3 Kinh tế xã hội
- Dân số và dân
tộc
- Bản đồ Dân số
- Bản đồ Dân tộc
15 16
- Các trang về kinh
tế
- Kinh tế chung
- Nông nghiệp chung
- Nông nghiệp ( Lúa - Cây Công nghiệp - Chăn nuôi)
- Lâm nghiệp và thuỷ sản
- Công nghiệp chung
- Các ngành công nghiệp trọng điểm + Công nghiệp năng lượng
+ Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm + Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
- Giao thông
- Thương mại
- Du lịch
17 18 19
20 21 22
23 24 25
- Các trang về - Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng 26
Trang 13- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên
- Vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Các vùng kinh tế trọng điểm
27 28 29 30
- Nắm vững nội dung của từng trang bản đồ Mỗi trang bản đồ thường có 2
bộ phận cơ bản:
▪ Bản đồ nền - thường thể hiện đặc điểm phân bố của các đối tượng, hiệntượng địa lý
▪ Các biểu đồ đi kèm - thường thể hiện cho tình hình phát triển, đặc điểmquy mô, cơ cấu của đối tượng, hiện tượng địa lý
Ví dụ: Bản đồ Dân số:
Bản đồ nền thể hiện đặc điểm phân bố dân cư Việt Nam (quatiêu chí mật độ dân số), đặc điểm mạng lưới đô thị Việt Nam (sốlượng, quy mô dân số, phân cấp đô thị, phân bố đô thị)
Biều đồ đi kèm: Biểu đồ cột chồng về Dân số Việt Nam quacác năm - thể hiện quy mô dân số, tình hình tăng dân số, số dânnông thôn - thành thị qua các năm; Biểu đồ Tháp dân số – thể hiện
cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam qua 2 năm; Biểu đồ miền Cơcấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế - thể hiện sựthay đổi cơ cấu lao động theo ngành của nước ta
- Biết cách xác định phương hướng trên bản đồ.
Xác định phương hướng trên bản đồ phải dựa vào các đường kinh tuyến –vĩ tuyến Một đầu kinh tuyến chỉ hướng bắc thì đầu còn lại chỉ hướng Nam.Đường vĩ tuyến, một đầu chỉ hướng Đông, đầu còn lại chỉ hướng Tây Tất cả cáctrang bản đồ trong atlat Địa lý Việt Nam đều xây dựng có hướng Bắc ở trên,Nam ở dưới (nhưng không phải mọi bản đồ khác trên Thế giới đều như vậy)
Trang 14- Biết cách giải mã các kí hiệu trên bản đồ:
+ Mỗi đối tượng, hiện tượng địa lý trên bản đồ đều được mã hoá bằng mộtkí hiệu nhất định Các kí hiệu này được giải nghĩa ở trang 3 - Kí hiệu chunghoặc các trang bản đồ có chú giải riêng
+ Trong trang 3 - Kí hiệu chung, giải mã kí hiệu cho một số đối tượng hiệntượng địa lý được phân thành 4 nhóm kí hiệu: Các yếu tố tự nhiên; Nôngnghiệp; Công nghiệp; Các yếu tố khác
+ Một số đối tượng, hiện tượng địa lý được kí hiệu trên bản đồ nhưngkhông được giải nghĩa kí hiệu trong trang 3 thì ta sẽ tìm trong các trang bản đồriêng có liên quan Ví dụ: các loại đất - sẽ không tìm thấy kí hiệu ở trang 3 -phần các Yếu tố tự nhiên => học sinh sẽ phải tìm đến Bản đồ đất, có chú giảiriêng, các loại đất được ký hiệu bởi các màu khác nhau
+ Về đặc điểm kí hiệu bản đồ:
♦ Có các dạng kí hiệu như:
▪ Kí hiệu dạng điểm: thể hiện cho các đối tượng phân bố theo điểm cụ thể,diện tích của đối tượng phải rất nhỏ so với tỷ lệ bản đồ ví dụ các thành phố, cácđiểm mỏ, các nhà máy Có các loại kí này như: kí hiệu hình học, kí hiệu tượnghình, kí hiệu chữ
▪ Kí hiệu theo tuyến: thể hiện cho các đối tượng kéo dài theo đường (tuyến)ví dụ dụ đường biên giới, sông ngòi, đường giao thông…
▪ Kí hiệu theo diện: thể hiện cho các đối phân bố theo diện (vùng) ví dụvùng đất phù sa, vùng đất mặn, vùng đất phèn… (thường sử dụng nền màu khácnhau để phân biệt)
Trang 15♦ Mỗi kí hiệu trên bản đồ thường phản ánh 3 nội dung chính:
▪ Loại ký hiệu - thể hiện các loại đối tượng, hiện tượng địa lý Ví dụ với cácloại khoáng sản: ô vuông màu đen - than đá; ô vuông gạch sọc - than nâu; ôvuông nửa đen, nửa trắng - than bùn; hay trong bản đồ các nhóm và loại đấtchính thì các mảng màu nền khác nhau thể hiện các loại đất khác nhau
▪ Kích thước kí hiệu - thể hiện quy mô, độ lớn của đối tượng, hiện tượngđịa lý Ví dụ: các trung tâm công nghiệp được kí hiệu bằng các hình tròn Bánkính các hình tròn lớn dần thể hiện quy mô giá trị của các trung tâm công nghiệptăng dần
▪ Vị trí kí hiệu trên bản đồ phản ánh vị trí phân bố của đối tượng hiện tượngđịa lý (có thể là chính xác, hoặc vị trí tương đối)
- Biết cách lựa chọn các bản đồ thích hợp dựa vào yêu cầu đề bài:
+ Đối với các đề bài đã chỉ rõ nguồn - tức là yêu cầu sử dụng trang atlatnào đó rồi thì học sinh chỉ được khai thác ở trang atlát đó
+ Nếu đề bài chỉ yêu cầu dựa vào atlat chung chung thì phải đọc kĩ xem đềbài yêu cầu tìm hiểu về đối tượng, hiện tượng địa lý nào để lựa chọn đượcnhững bản đồ phù hợp Và tất nhiên, học sinh phải nắm chắc nội dung của toàn
bộ atlat thì mới có thế lựa chọn được các bản đồ thích hợp
Ví dụ: đề bài yêu cầu: “dựa vào atlat Địa lý Việt Nam nhận xét tình hìnhphát triển ngành trồng lúa nước ta” -> sử dụng bản đồ Lúa trang 19 Nhưng nếuyêu cầu “dựa vào atlat Địa lý Việt Nam nhận xét tình hình phát triển ngànhtrồng thuỷ sản nước ta” -> sử dụng bản đồ Thuỷ sản trang 20, bản đồ Nôngnghiệp chung trang 18
III 1 2 Các dạng bài cơ bản trong khai thác atlat Địa lý Việt Nam
Trong quá trình học lý thuyết (bài mới ở trên lớp hay ôn tập), trong các bàikiểm tra thì việc khai thác kiến thức trong atlat là rất quan trọng Atlat sẽ hỗ trợtrí nhớ cho học sinh, giúp học sinh không phải nhớ một cách máy móc
Trang 16Trong đề thi môn Địa lý, cho dù đề bài có yêu cầu dựa vào Atlat Địa lýViệt Nam hay không đưa ra yêu cầu này thì việc sử dụng Atlat Địa lý Việt Namtrong quá trinh làm bài là rất hữu ích.
Tuy nhiên, nhiều học sinh vẫn rất lúng túng trong việc khai thác atlat, trìnhbày nội dung bài làm không có cấu trúc rõ ràng, không lôgich và thường bị mấtđiểm nhiều Đẻ khắc khắc phục tình trạng này, trong quá trình giảng dạy và ôntập cho học sinh, tôi đã phân hoá thành các dạng bài cụ thể, đưa ra các bước làmđể học sinh dễ nhớ và dễ hiểu, tránh mất điểm cho học sinh
Có 3 dạng bài chính như sau:
• Một là, dạng bài “xác định, kể tên các đối tượng, hiện tượng địa lýtrên bản đồ”
• Hai là, dạng bài “nguồn lực phát triển”
• Ba là, dạng bài “tình hình phát triển”
• Bốn là, dạng bài “phân bố sản xuất”
Ngoài các dạng bài trên thì vẫn còn một số dạng bài khác nhưng tần suấtxuất hiện ít hơn hoặc lại quy về một dạng bài địa lý đã có cách làm cụ thể nênchúng tôi không giới thiệu trong bài viết này
Ví dụ: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, hãy nêu sự khác nhau trong cơ cấu GDP
phân theo khu vực kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long
Trong trường hợp bài này lại chính là dạng bài nhận xét biểu đồ (cụ thể là
so sánh cơ cấu) sẽ được giới thiệu riêng ở mục III 3 Hướng dẫn học sinh nhậnxét biểu đồ, phân tích bảng số liệu
Trang 17III 1 2 1 Dạng bài “Xác định, kể tên các đối tượng, hiện tượng địa lý trên bản đồ”
Có thể nói đây là dạng bài dễ trong đề thi, thường ở mức độ nhận biết Tuynhiên, học sinh phải nắm chắc các bước làm bài tránh sai lầm
a) Các bước làm bài
- Bước 1: Gạch chân các từ chỉ các đối tượng, hiện tượng địa lý cần xác
định, cần kể tên trên bản đồ
- Bước 2: Xác định kí hiệu mã hoá các đối tượng, hiện tượng địa lý cần tìm.
(Căn cứ vào trang 3 - Kí hiệu chung hoặc chú giải riêng ở các bản đồ có liên quan)
- Bước 3: Tìm các bản đồ cần phải sử dụng.
Nếu yêu cầu đề bài đã chỉ rõ dùng bản đồ nào thì ta sẽ chọn những bản đồđó Còn nếu đề bài không chỉ rõ yêu cầu dựa vào trang bản đồ cụ thể nào thì họcsinh phải tự tìm các bản đồ cần sử dụng căn cứ vào đối tượng, hiện tượng cần sửdụng Nếu là các yếu tố tự nhiên phải tìm các bản đồ tự nhiên có liên quan; nếu
là đối tượng dân cư phải tìm bản đồ cư có liên quan; nếu là đối tượng kinh tếphải tìm các bản đồ kinh tế có liên quan Ví dụ xác định các đô thị loại 1 -> chọnbản đồ Dân số; kể tên các di sản thiên nhiên thế giới -> chọn bản đồ Du lịch
- Bước 4: Kể tên các đối tượng, hiện tượng địa lý theo một trình tự nhất định Chú ý: Nguyên tắc xây dựng atlat là mọi đối tượng hiện tượng địa lý được
biểu thị trên bản đồ đều phải được mã hoá bằng các kí hiệu Vì thế mọi kí hiệunày đều phải được giải mã qua các bản chú giải Học sinh phải biết được chínhxác kí hiệu mã hoá cho các đối tượng, hiện tượng địa lý cần xác định Khôngđược bằng suy nghĩ chủ quan chủ mình để xác định bừa sẽ dẫn đến sai lầm Ví dụ nhiều học sinh đã sai lầm như sau: Đề bài yêu cầu kể tên các “khukinh tế ven biển” của vùng Bắc Trung Bộ -> học sinh không tìm xem nó đượcmã hoá bằng kí hiệu nào trong bảng chú giải mà suy nghĩ rằng “ khu kinh tế venbiển tức là các trung tâm kinh tế hoặc trung tâm công nghiệp ở ven biển” -> Vì
Trang 18thế liền kể các khu kinh tế ven biển của Vùng Bắc Trung Bộ là: Bỉm Sơn, ThanhHoá, Vinh, Huế Như vậy là sai Các khu kinh tế ven biển được chú thích trongtrang 3 - Kí hiệu chung, mục các yếu tố khác, tên của các khu kinh tế ven biểnđược thể hiện bằng chữ in nghiêng màu đỏ và khi xác định trên bản đồ kinh tếcủa vùng Bắc Trung Bộ hoặc bản đồ Kinh tế chung các khu kinh tế ven biển củavùng Bắc Trung Bộ là: Nghi Sơn, Đông Nam Nghệ An, Vũng Áng, Hòn La,Chân Mây - Lăng Cô
b) Bài tập áp dụng
Bài 1: Dựa vào bản đồ Dân số - Atlat Địa lý Việt Nam, hãy xác định các
đô thị loại 1 và đô thị loại đặc biệt của nước ta.
Hướng dẫn
Căn cứ vào các bước làm trên học sinh sẽ thực hiện như sau:
- Bước 1: Gạch chân các từ chỉ
các đối tượng…
Dựa vào bản đồ Dân số…, hãy xác định các
đô thị loại 1 và đô thị loại đặc biệt của nước ta
- Bước 2: Xác định kí hiệu mã
hoá các đối tượng
- Trang 3: Kí hiệu chung -> không có
- Chú giải riêng ở bản đồ Dân số - mục các đô thị: Phân cấp đô thị được thể hiện qua các kiểu chữ khác nhau:
+ Đô thị loại đặc biệt: kiểu chữ cái in hoa đậm, có chân, cỡ chữ to nhất
+ Đô thị loại 1: kiểu chữ cái in hoa, có chân, không đậm, cỡ chữ nhỏ hơn
- Bước 3: Tìm các bản đồ cần
phải sử dụng.
Đề bài đã chỉ rõ bản đồ cần sử dụng là bản đồ Dân số trang 15
- Bước 4: Kể tên các đối tượng,
hiện tượng địa lý theo một trình tự
nhất định
- Đô thị loại đặc biệt: thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh
- Đô thị loại 1: Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng
Bài 2: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, hãy kể tên:
Trang 19a) 9 cửa sông đổ ra biển của Sông Tiền và sông Hậu
b) Kể tên các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia của nước ta.
c) Kể tên các trung tâm công nghiệp và quy mô của mỗi trung tâm ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
Hướng dẫn làm bài
a) 9 cửa sông đổ ra biển của Sông Tiền và sông Hậu
- Bước 1: Gạch chân các từ chỉ
các đối tượng…
a) 9 cửa sông đổ ra biển của Sông Tiền và sông Hậu
- Bước 2: Xác định kí hiệu mã
hoá các đối tượng
- Trang 3: Kí hiệu chung, mục Các yếu tố tự nhiên -> sông được thể hiện bằng kí hiệu đường màu xanh.
Cửa sông đổ ra biển -> tìm điểm cuối của sông ở dọc bờ biển.
- Bước 3: Tìm các bản đồ cần
phải sử dụng.
Đối tượng cần xác định là “cửa sông” -> sử dụng các bản đồ sau:
+ Bản đồ các hệ thống sông – trang 10 + Có thể sử dụng một số bản đồ khác như bản đồ vùng Đồng bằng sông Cửu Long – trang 29
- Bước 4: Kể tên các đối tượng,
hiện tượng địa lý theo một trình tự
nhất định
- Cửa sông đổ ra biển của sông Tiền: Cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên, cửa Cung Hầu.
- Cửa sông đổ ra biển của sông Hậu: cửa Định
An, Bát Xắc, cửa Tranh Đề.
b) Kể tên các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia của nước ta.
- Bước 1: Gạch chân các từ chỉ
các đối tượng…
Kể tên các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia của nước ta.
- Bước 2: Xác định kí hiệu mã
hoá các đối tượng
- Trang 3: Kí hiệu chung, mục -> không có
- Bản đồ Du lịch – chú giải mục Trung tâm du lịch -> trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia được thể hiện bằng vòng tròn lớn.
- Bước 3: Tìm các bản đồ cần - Bản đồ Du lịch
Trang 20phải sử dụng.
- Bước 4: Kể tên các đối tượng,
hiện tượng địa lý theo một trình tự
nhất định
Các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia của nước ta gồm: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.
c) Kể tên các trung tâm công nghiệp và quy mô của mỗi trung tâm ở vùng Đồng bằng sông Hồng
- Bước 1: Gạch chân các từ chỉ
các đối tượng…
Kể tên các trung tâm công nghiệp và quy mô của mỗi trung tâm ở vùng Đồng bằng sông Hồng
- Bước 2: Xác định kí hiệu mã
hoá các đối tượng
Trang 3 – Kí hiệu chung, mục Công nghiệp
-> trung tâm công nghiệp được biểu thị bằng các vòng tròn Quy mô thể hiện qua bán kính khác nhau của các vòng tròn – tương ứng với khoảng giá trị sản xuất công nghiệp của trung tâm công nghiệp đó năm 2007.
- Bước 3: Tìm các bản đồ cần
phải sử dụng.
- Bản đồ công nghiệp chung
- Sử dụng thêm bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng (hoặc các bản đồ có xác định rõ ranh giới các vùng) để xác định đúng ranh giới, phạm vi của vùng -> tránh nhầm lẫn sang các vùng lân cận.
- Bước 4: Kể tên các đối tượng,
hiện tượng địa lý theo một trình tự
nhất định
Giá trị sản xuất năm
2007 (nghìn tỷ đồng)
Tên trung tâm CN của Đồng bằng sông Hồng
Trên 120 Hà Nội Từ trên 40 - 120 Hải Phòng Từ 9 - 40 Bắc Ninh, Phúc Yên Dưới 9 Hải Dương, Hưng
Yên, Nam Định.
III 1 2.2 Dạng bài “Nguồn lực phát triển”
“Nguồn lực phát triển” - hay chính là nhân tố ảnh hưởng, điều kiện phát
triển của một vùng lãnh thổ, một nước, hay một ngành kinh tế Đây là dạng bải
Trang 21cơ bản, phổ biến nhất trong bài thi địa lý Dù đặt đưới dạng câu hỏi lý thuyếtthông thường hay yêu cầu khai thác Atlat Địa lý thì đòi hỏi học sinh vẫn phải
dựa vào kiến thức đã học để xác định “cấu trúc nhân tố nguồn lực phát triển”
cho vấn đề cần trình bày Atlát Địa lý sẽ hỗ trợ đắc lực trong việc tìm hiểu đặcđiểm của các nhân tố đó Còn ảnh hưởng của từng nhân tố đối với sự pháttriển…như thế nào lại phụ thuộc vào kiến thức đã được học và khả năng vậndụng của học sinh
Mức độ nhận thức của các câu hỏi dạng này cũng rất đa dạng, thường từmức thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao
a) Các bước làm bài
- Bước 1: Xác định đối tượng cần trình bày (chứng minh, phân tích, so
sánh) nguồn lực phát triển dựa vào yêu cầu đề bài và phạm vi của câu trả lời
- Bước 2: Dựa vào kiến thức đã học xác định cấu trúc nhân tố nguồn lực
- Bước 3: Lựa chọn các bản đồ thích hợp cần sử dụng (Phải căn cứ cả vào
yêu cầu đề bài và cấu trúc nguồn lực ở bước 2 để tìm được bản đồ thích hợp)
- Bước 4: Lấp đầy các tiêu chí nguồn lực đã đưa ra.
b) Bài tập vận dụng
Bài 1: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, hãy trình bày thế mạnh về tự nhiên
để phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long.
Hướng dẫn làm bài
- Bước 1: Xác định
đối tượng cần trình bày
nguồn lực phát triển và
phạm vi câu trả lời
- Đối tượng: Ngành sản xuất lương thực
- Phạm vi: thế mạnh tự nhiên -> nguồn lực tự nhiên, chỉ có thuận lợi, không có khó khăn; vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Bước 2: Dựa vào
kiến thức đã học xác
định cấu trúc nhân tố
Cấu trúc nhân tố:
- Địa hình
- Đất
Trang 22nguồn lực - Khí hậu
- Nước
- Bước 3: Lựa chọn
các bản đồ thích hợp
cần sử dụng
Bản đồ vùng đồng bằng sông Cửu Long Bản đồ hình thể (trang 6 + 7)
Bản đồ Khí hậu (trang 9) Bản đồ Các nhóm và loại đất chính (trang 11) Bản đồ Các hệ thống sông
- Bước 4: Lấp đầy
các tiêu chí nguồn lực
đã đưa ra.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều thế mạnh về tự nhiên để sản xuất lượng thực:
- Có vùng đồng bằng châu thổ diện tích lớn nhất nước ta,có địa hình khá bằng bằng dễ khai thác và tập trung hoá sản xuất.
- Chủ yếu có nhóm đất phù sa do sông Tiền, sông Hậu bồi đắp, đặc biệt có dải đất phù sa sông ở dọc ven sông Tiền, sông Hậu rất màu mỡ lại ít bị ngập lụt thuận lợi để thâm canh cây lúa cho năng suất cao.
- Khí hậu cận xích đạo, nền nhiệt cao quanh năm, phân hoá 2 mùa mưa khô rõ rệt thích hợp cho cây lúa phát triển quanh năm, có thể thâm canh tăng vụ.
- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với 2 hệ thống sông chính là sông Tiền và sông Hậu cung cấp nguồn nước dồi dào, là địa bàn phát triển thuỷ lợi lấy nước ngọt để thau chua rửa mặn Nước ngầm cũng rất phong phú.
Bài 2: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, hãy chứng minh tài nguyên du lịch
của nước ta đa dạng.
Hướng dẫn làm bài
- Bước 1: Xác định đối
tượng cần trình bày nguồn lực
phát triển
- Đối tượng: ngành du lịch
- Phạm vi: tài nguyên du lịch
- Bước 2: Dựa vào kiến
thức đã học xác định cấu trúc
nhân tố nguồn lực
- Tài nguyên du lịch tự nhiên:
+ Địa hình:
Di sản thiên nhiên Thế giới Các hang động
Trang 23Các bãi tắm, đảo ven bờ -> du lịch biển + Nước:
Sông, hồ -> du lịch sông nước Nước khoáng -> du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh + Sinh vật: vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới -> phát triển du lịch sinh thái
+ Khí hậu -> ảnh hưởng sức khoẻ du khách, phân mùa du lịch.
- Tài nguyên du lịch nhân văn:
+ Các di tích lịch sử cách mạng, văn hoá; Di sản văn hoá Thế giới
+ Lễ hội truyển thống + Tài nguyên du lịch nhân văn khác: Làng nghề cổ truyền, các món ẩm thực, các loại hình văn hoá dân gian…
- Bước 3: Lựa chọn các
bản đồ thích hợp cần sử dụng
Bản đồ du lịch
- Bước 4: Lấp đầy các tiêu
chí nguồn lực đã đưa ra.
Nước ta có tài nguyên du lịch phong phú để phát triển nhiều loại hình du lịch:
- Tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú:
+ Có nhiều di sản thiên nhiên thế giới (kể tên theo atlat)
+ Có nhiều hang động đẹp + Có nhiều điểm nước khoáng để phát triển du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh như (kể tên)
+ Tài nguyên sinh vật phong phú với nhiều vườn quốc gia (kể tên), nhiều khu dự trữ sinh quyển thế giới (kể tên)
+ Có nhiều thắng cảnh đẹp để phát triển du lịch như: sông Hương – núi Ngự, hồ Thác Bà, viện Hải Dương học…
- Tài nguyên du lịch nhân văn rất phong phú:
+ Các di sản văn hoá thế giới (kể tên) + Nhiều di tích lịch sử cách mạng, văn hoá, kiến
Trang 24trúc nghệ thuật (kể tên) + Nhiều lễ hội truyền thống hấp dẫn du khách (kể tên) + Nhiều làng nghề truyền thống (kể tên)
Bài 3: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, hãy chứng minh rằng Duyên hải
Nam Trung Bộ có thế mạnh về tự nhiên để phát triển mạnh các ngành kinh tế biển (đề 37)
Hướng dẫn làm bài
- Bước 1: Xác định
đối tượng cần trình bày
nguồn lực phát triển
- Đối tượng: Các ngành kinh tế biển
- Phạm vi: thế mạnh tự nhiên, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Bước 2: Dựa vào
kiến thức đã học xác
định cấu trúc nhân tố
nguồn lực
- Tài nguyên thiên vùng biển:
+ Tài nguyên sinh vật biển: nguồn lợi hải sản; các đặc sản; bãi triều, rừng ngập mặn ven biển;
+ Tài nguyên giao thông vận tải biển: bờ biển, vũng vịnh -> xây dựng cảng; vị trí gần các tuyến đường hàng hải quốc gia và quốc tế trong biển Đông, vị trí cửa ngõ ra biển… + Tài nguyên khoáng sản biển: dầu khí, muối, sa khoáng…
+ Tài nguyên du lịch biển: bãi tắm, đảo ven bờ, các cảnh quan biển đẹp
- Các yếu tố tự nhiên khác: khí hậu
- Bước 3: Lựa chọn
các bản đồ thích hợp
cần sử dụng
- Bản đồ vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
- Bản đồ miền tự nhiên Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Bản đồ Thuỷ sản
- Bản đồ Khoáng sản
- Bản đồ Du lịch
- Bản đồ Khí hậu
- Bước 4: Lấp đầy
các tiêu chí nguồn lực
đã đưa ra.
Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển các ngành kinh tế biển:
- Tất cả các tỉnh của vùng đều giáp biển ở phía Đông, vùng biển rộng có tài nguyên thiên biển rất phong phú thuận lợi phát triển nhiều ngành kinh tế biển:
Trang 25+ Nguồn lợi hải sản phong phú, có nhiều bãi tôm bái cá lớn, có ngư trường trọng điểm Hoàng Sa – Trường Sa, ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu; Nhiều loài hải sản quý như cá Thu, cá Ngừ, nhiều loài tôm mực… đẻ phát triển ngành đánh bắt hải sản Đường bờ biển dài có các vũng vịnh… có khả năng nuôi thuỷ sản mặn lợ; + Đường bờ biển dài bị cắt xẻ mạnh tạo nhiều vũng vịnh sâu thuận lợi xây dựng cảng, trong đó có các cảng nước sâu như vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh, vịnh Dung Quất…; Vị trí gần các tuyến đường hàng hải quốc gia và quốc tế trong biển Đông, lại là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và Hạ Lào nên rất thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển.
+ Vùng nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngề làm muối; Có các khoáng sản như ô xít titan, cát trắng ở ven biển để làm thuỷ tinh, pha lê…;
+ Có nhiều bãi tắm đẹp (Non Nước, Mỹ Khê, Nha Trang…), đảo ven bờ, các cảnh quan biển đẹp để phát triển
du lịch biển
- Khí hậu ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tạo thuận lợi cho các ngành kinh tế biển phát triển.
Bài 4: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, hãy giải thích tại sao về mặt tự
nhiên, Tây Nguyên có thể trở thành một trong ba vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.
Hướng dẫn làm bài
Trong trường hợp câu hỏi này, dạng bài giải thích “để vùng trở thành vùngchuyên canh cây công nghiệp lớn” -> lý do chính là thế mạnh để phát triển câycông nghiệp Câu hỏi này ở mức độ vận dụng Học sinh cần nắm chắc dạng bàiđể định hướng làm bài cho đúng
- Bước 1: Xác định đối
tượng cần trình bày
nguồn lực phát triển
- Đối tượng: Ngành trồng cây công nghiệp
- Phạm vi: thế mạnh về tự nhiên
- Bước 2: Dựa vào - Đia hình
Trang 26kiến thức đã học xác định
cấu trúc nhân tố nguồn
lực
- Đất trồng
- Khí hậu
- Nguồn nước
- Bước 3: Lựa chọn
các bản đồ thích hợp cần
sử dụng
Bản đồ vùng Tây Nguyên Bản đồ hình thể (trang 6 + 7) Bản đồ Khí hậu (trang 9) Bản đồ Các nhóm và loại đất chính (trang 11) Bản đồ Các hệ thống sông (trang 10)
Bản đồ cây công nghiệp (trang 19)
- Bước 4: Lấp đầy các
tiêu chí nguồn lực đã đưa
- Chủ yếu có đất feralit các loại thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm Đặc biệt vùng có đất feralit trên đá badan màu mỡ, diện tích lớn nhất cả nước, lại phân bố tập trung thành vùng lớn thuận lợi hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn với nhiều cây có giá trị như café, điều, hồ tiêu… Có đất xám phù sa cố diện tích khá lớn, phân bố khá tập trung thích hợp phát triển cả cây lâu năm và hàng năm như cao su, đậu tương…
- Khí hậu cận xích đạo gió mùa, phân hoá 2 mùa mưa khô rõ rệt, khí hậu phân hoá rõ rệt theo mùa và theo đai cao là điều kiện để đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp: ở các cao nguyên thấp có khí hậu nóng thích hợp phát triển các cây công nghiệp nhiệt đới điển hình như cafê, cao su…
ở các cao nguyên cao có khí hậu mát mẻ trồng được các cây có nguồn gốc cận nhiệt như chè…
- Nguồn nước khá dồi dào từ hệ thống sông Xê Xan, Xrêpốc, thượng nguồn sông Đồng Nai cùng các hồ thuỷ điện là nguồn cung cấp nước cho trồng cây công nghiệp; nước ngầm rất có giá trị cung cấp nước tưới vào mùa khô.
Trang 27III 1 2 3 Dạng bài “Tình hình phát triển”
Đây cũng là dạng bài khá phổ biến trong các đề thi địa lý Đối với dạng bài
“tình hình phát triển” thì rất cần thiết phải có số liệu làm dẫn chứng minh hoạ vìthế nó thường được lồng ghép trong bài nhận xét biểu đồ bảng số liệu
Câu hỏi về “tình hình phát triển” dưới dạng lý thuyết mà không được sửdụng Atlat Địa lý Việt Nam thì học sinh buộc phải nhớ số liệu minh hoạ, nhớcấu trúc tình hình phát triển của từng ngành Trong điều kiện thời gian có hạn,số liệu lại khô khan thì học sinh, nhất là nhóm học sinh yếu hoặc cố tình khôngđầu tư thời gian cho môn Địa thì việc làm bài rất khó khăn và mất điểm nhiều Tuy nhiên, được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam để làm bài thì trở nên dễdàng hơn nhiều, việc học của học sinh cũng đỡ vất vả hơn, không phải học thuộcmột cách máy móc Nếu học sinh biết cách khai thác atlat tốt, kĩ năng nhận xétbiểu đồ tốt thì không mất công học thuộc lý thuyết nhiều học sinh vẫn làm bàitốt Dạng bài này lại trở thành bài gỡ điểm cho học sinh
Có 2 chú ý nổi bật học sinh cần quan tâm khi học và làm dạng bài này là:
▪ Thứ nhất: Gắn chặt với các biểu đồ trong các trang atlat có liên quan ->
Tức là học sinh chọn được biểu đồ thích hợp trong atlat và có kĩ năng nhận xétbiểu đồ tốt
▪ Thứ hai: Nhớ ngắn cấu trúc tiêu chí thể hiện tình hình phát triển dân số,tình hình phát triển của các ngành kinh tế nước ta (được học trong chương trìnhlớp 12: Ngành sản xuất lương thực (lúa); ngành trồng cây công nghiệp; ngànhchăn nuôi; ngành thuỷ sản; ngành lâm nghiệp; ngành công nghiệp năng lượng;ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm; ngành du lịch; ngành nộithương; ngành ngoại thương; ngành giao thông
Sau đây là bảng cấu trúc tiêu chí thể hiện tình hình phát triển một số ngành kinh tế:
STT Tên ngành Cấu trúc tiêu chí thể hiện tình hình phát triển
1 Ngành sản xuất - Giá trị sản xuất, - Sản lượng
Trang 28lương thực tỷ trọng trong giá trị
ngành trồng trọt
- Cơ cấu mùa vụ
- Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng bình quân đầu người
- Khả năng đảm bảo an ninh lương thực, khả năng xuất khẩu
- Vùng trọng điểm sản xuất lương thực
2 Ngành trồng
cây công nghiệp
- Giá trị sản xuất, tỷ trọng trong giá trị sản xuất ngành trồng trọt
- Cơ cấu cây công nghiệp
- Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi
- Xu hướng phát triển
- Tình hình phát triển từng loại vật nuôi chính Số lượng đàn lợn, gia cầm, trâu, bò…
- Ngành lâm sinh (khoanh nuôi, trồng và bảo vệ rừng):
+ Tổng diện tích rừng + Diện tích rừng trồng + Diện tích bị mất hàng năm (do cháy, do chặt phá)
- Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản:
+ Sản lượng gỗ, tre, nứa khai thác
+ Chế biến: các sản phẩm chính, các nhà máy chế biến…
nghiệp chế biến
lương thực thực
phẩm
- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến LTTP
- Tỷ trọng trong giá trị sản xuất ngành công nghiệp
- Sản lượng các sản phẩm chính:
+ Chế biến sản phẩm trồng trọt: xay xát (gạo, ngô),
Trang 29đường mía, chè, café, rượu bia, nước ngọt + Chế biến sản phẩm chăn nuôi: Sữa và các sản phẩm từ sữa; thịt và các sản phẩm từ thịt;
+ Chế biến thuỷ, hải sản: nước mắm, tôm, cá.
7 Ngành du lịch - Về số khách du lịch: tổng khách, khách nội địa, khách
- Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu
- Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu
a) Các bước làm bài
- Bước 1: Xác định đối tượng (ngành) cần trình bày tình hình phát triển
- Bước 2: Xác định các trang bản đồ cần sử dụng – các biểu đồ cần dùng
trong các trang bản đồ đó.Dựa vào kiến thức đã học, xác định cấu trúc tiêu chíthể hiện tình hình phá triển cho đối tượng cần trình bày (Bảng nội dung ở trên)
- Bước 3: Từ các biểu đồ => rút ra các tiêu chí thể hiện tình hình phát triển
của ngành Tính toán, xử lý số liệu cần thiết, tính ra chỉ tiêu mới cần thiết đểnhận xét và lấy dẫn chứng minh hoạ Ví dụ: tính năng suất lúa qua biểu đồ vềdiện tích và sản lượng lúa; tính tốc độ tăng (lần) của các chỉ tiêu để so sánh nhậnxét… Sắp xếp các tiêu chí theo trình tự lôgich
- Bước 4: Dựa vào kiến thức đã học để bố xung thêm các tiêu chí cần thiết.
- Bước 5: Lấp đầy các tiêu chí (Vận dụng kĩ năng nhận xét biểu đồ)
Trang 30b) Bài tập vận dụng
Bài 1: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, hãy trình bày tình hình phát triển
ngành sản xuất lúa của nước ta giai đoạn 2000 – 2007
Hướng dẫn làm bài
- Bước 1: Xác định
đối tượng cần trình bày
tình hình phát triển
- Ngành sản xuất lúa
- Bước 2: Xác định
các trạng bản đồ, các
biểu đồ cần sử dụng
- Bản đố lúa trang 19
- Các biểu đồ:
+ Biểu đồ tròn: giá trị sản xuất cây lương thực trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt.
+ Biểu đồ cột – tròn: Diện tích và sản lượng lúa cả nước qua các năm
- Bước 3: Từ các biểu
đồ => rút ra các tiêu chí
cần thiết
- Biểu đồ tròn về giá trị sản xuất cây lương thực =>
+ Giá trị sản xuất của ngành trồng cây lương thực (HS phải tính bằng cách lấy % giá trị của cây lương thực ở biểu đồ x tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt/100, đơn vị: tỷ đồng) + Tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực trong tổng giá trị ngành trồng trọt % (đã có trong biểu đồ)
- Biểu đồ cột tròn về diện tích và sản lượng lúa =>
+ Diện tích lúa + Sản lượng lúa + Năng suất lúa ( = Diện tích/sản lượng, đơn vị tạ/ha)
- Bước 4: Dựa vào
kiến thức đã học để bố
xung thêm các tiêu chí
cần thiết
- Sản lượng lúa bình quân đầu người = sản lượng lúa/số dân, đơn vị: kg/người (Học sinh tính được kết hợp với biểu đồ số dân Việt Nam ở bản đồ Dân số)
+ Khả năng đảm bảo an ninh lương thực, khả năng xuất khẩu lương thực