Hướng dẫn học sinh ôn luyện phần Đọc – Hiểu môn Ngữ văn trong kì thi THPT Quốc gia đạt kết quả cao.

73 1.1K 0
Hướng dẫn học sinh  ôn luyện phần Đọc – Hiểu môn Ngữ văn trong kì thi THPT Quốc gia đạt kết quả cao.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................. 1 I. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1 II. Mục đích nghiên cứu............................................................................. 3 III. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 3 IV.Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 4 V.Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 4 VI. Thời gian bắt đầu nghiên cứu và hoàn thành đề tài............................. 4 B. PHẦN NỘI DUNG.............................................................................. 5 I. Cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài................................................... 5 1. Quan niệm về Đọc hiểu ......................................................................... 5 2. Văn bản Đọc hiểu.................................................................................. 6 3. Vấn đề Đọc hiểu môn Ngữ văn trong nhà trường THPT...................... 7 II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.................................................. 8 1. Thực trạng nghiên cứu đề Đọc hiểu môn Văn THPT.......................... 8 2. Thực trạng đề thi môn Văn có câu hỏi Đọc hiểu.................................. 10 III. Đề xuất cách hướng dẫn học sinh ôn luyện phần Đọc hiểu đạt kết quả cao............................................................................................. 16 1. Ôn luyện kiến thức lý thuyết Đọc hiểu.................................................. 17 2. Một số lưu ý về phương pháp làm đề Đọc hiểu.................................... 46 3. Bài tập ôn luyện rèn kĩ năng làm đề Đọc hiểu..................................... 47 IV. Kết quả áp dụng đề tài....................................................................... 62 1.Kết quả điều tra nhận thức của học sinh................................................. 62 2. Kết quả điểm thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn.................................... 64 C. PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................. 68 I. Nội dung, ý nghĩa................................................................................... 68 II. Triển vọng của đề tài............................................................................. 69 III. Đề xuất kiến nghị................................................................................. 69 Kèm theo quyển Phụ lục DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CÂU CỤM TỪ CHỮ VIẾT TẮT Trung học phổ thông THPT Trung học cơ sở THCS Sách giáo khoa SGK Nhà xuất bản NXB Trang Tr Giáo dục và Đào tạo GDĐT TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 1,2, Nhiều tác giả, Nxb Giáo dục, 2010. 2. Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 tập 1,2, Nhiều tác giả, Nxb Giáo dục, 2010 3. Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 tập 1,2, Nhiều tác giả, Nxb Giáo dục, 2010 4. Hướng dẫn ôn luyện thi THPT Quốc gia môn ngữ văn, Lê Quang Hưng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015 5. Thiết kế bài giảng ngữ văn10,11,12 Nguyễn Văn Đường (chủ biên), Nxb Hà Nội, 2006. 6. Hệ thống đề mở ngữ văn 11,12, Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), NXB Giáo dục, 2008 7. Bộ đề luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn, Lê Quang Hưng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2016 8. Trang Web Giáo án Violet.vn A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Tháng 102013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã thông qua Nghị quyết 29 NQTW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Xác định được nhiệm vụ quan trọng đó nên những năm qua Bộ giáo dục đã không ngừng đưa ra những giải pháp mang tính cải tiến như: chuẩn bị đổi mới chương trình giáo khoa, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học… Những thay đổi đó nhằm phát triển năng lực người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu hội nhập Quốc tế của đất nước. Ngày 0142014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã gửi Công văn số 1656BGDĐTKTKĐCLGD về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2014, trong đó có nội dung: Đề thi môn ngữ văn có 2 phần: Đọc hiểu và làm văn. Bộ GDĐT đề nghị các Sở giáo dục, các trường THPT lưu ý việc thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT, thực hiện theo hướng đánh giá năng lực học sinh nhưng ở mức độ phù hợp. Cụ thể là tập trung đánh giá hai kỹ năng quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng viết văn bản. Đề thi gồm hai phần: Đọc hiểu và Tự luận (làm văn), trong đó tỷ lệ điểm của phần viết nhiều hơn phần Đọc hiểu. Ngày 15042014, Bộ GD ĐT gửi văn bản đến các Sở GDĐT, các trường THPT trong cả nước về hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp cho học sinh THPT. Đây là xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ những kiến thức của học sinh chuyển sang kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh (tự mình khám phá văn bản.) Cũng từ năm đó dạng câu hỏi Đọc hiểu bắt đầu được đưa vào đề thi để thay thế cho dạng câu hỏi tái hiện kiến thức. Có thể nói đây là sự đổi mới tích cực trong cách ra đề Ngữ văn theo định hướng mới. Nếu dạng câu hỏi tái hiện kiến thức chỉ có thể kiểm tra học sinh ở mức nhận biết, thông hiểu, có biết, hiểu, nắm được những kiến thức văn học đã được dạy trong chương trình hay không thì dạng câu hỏi Đọc hiểu đã nâng cao hơn một mức vận dung thấp, vận dụng sáng tạo, kiểm tra, phát triển được năng lực tự cảm nhận một văn bản bất kì. (có thể văn bản đó hoàn toàn xa lạ đối với các em) Như vậy có thể thấy, bên cạnh việc ôn tập, rèn kỹ năng viết phần tự luận thì việc ôn tập và rèn kỹ năng làm dạng câu hỏi đọc hiểu là điều cần thiết phải trang bị cho học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn Câu hỏi Đọc hiểu là một kiểu dạng khá mới mẻ được đưa vào đề thi THPT Quốc gia nên chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông. Dạng này cũng không có nhiều tài liệu, bài viết chuyên sâu để tham khảo. Nó chưa “lộ diện” thành một bài cụ thể trong sách giáo khoa, hơn nữa kiến thức đọc hiểu nằm rải rác trong chương trình học môn Văn từ cấp II đến cấp III. Chính vì thế mà không ít giáo viên ôn thi THPT Quốc gia tỏ ra lúng túng khi hướng dẫn học sinh làm bài. Điều đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng, kết quả bài thi của học sinh. Đọc hiểu văn bản là một trong hai phần bắt buộc có trong một đề thi THPT Quốc gia. Phần này tuy không chiếm phần lớn số điểm nhưng lại có vị trí rất quan trong bởi nó quyết định điểm cao hay thấp trong một bài thi. Nếu học sinh làm sai hết phần này thì chắc chắn điểm toàn bài còn lại dù có tốt mấy cũng chỉ đạt khoảng 6,0 điểm. Ngược lại nếu học sinh làm tốt phần đọc hiểu các em sẽ có nhiều cơ hội đạt điểm văn 7,0 hoặc 8,0. Như vậy phần Đọc hiểu góp phần không nhỏ vào kết quả thi môn Văn cũng như tạo cơ hội cao hơn cho các em xét tuyển Đại học. Có thể nói ôn tập và làm tốt phần Đọc hiểu chính là giúp các em gỡ điểm cho bài thi của mình. Vì vậy việc ôn tập bài bản để các em học sinh lớp 12 làm tốt phần đọc – hiểu, làm tốt bài thi của mình càng trở nên cấp thiết. Đối với học sinh trường THPT Dương Quảng Hàm, nhất là lớp 12, đây là phần kiến thức mà các em đang rất quan tâm, mong muốn được các thầy cô củng cố để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia. Hơn nữa, đa phần các thầy cô dạy môn Văn là giáo viên trẻ tuổi đời, tuổi nghề nên có phần lung túng khi ôn thi phần Đọc hiểu. Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy cũng như vai trò của một giáo viên tâm huyết với nghề, nhiều năm ôn thi Tốt nghiệp, Đại học, đồng thời góp phần tháo gỡ những khó khăn trên, tôi đã lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm : Hướng dẫn học sinh ôn luyện phần Đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn đạt kết quả cao. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đưa ra đề tài này, thông qua việc hướng dẫn các em học sinh ôn luyện kiến thức lý thuyết, lưu ý cách làm bài, luyện tập các dạng đề Đọc hiểu, tôi muốn nâng cao chất lượng làm dạng câu hỏi Đọc hiểu của học sinh THPT nói chung, học sinh trường THPT Dương Quảng Hàm nói riêng, nhất là các em học sinh lớp 12 chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia . Vì thế khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi đã hướng tới các mục đích cụ thể sau: Nắm vững những kiến thức lý thuyết liên quan đến câu hỏi Đọc hiểu Nhận diện, phân loại các loại câu hỏi Đọc hiểu theo phạm vi kiến thức. Hiểu được phương pháp, cách thức làm dạng câu hỏi này đạt kết quả cao. Luyện tập một số đề Đọc hiểu để rèn kĩ năng làm bài Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn Đề tài này cũng có thể coi tài liệu để các giáo viên tham khảo khi dạy các tiết ôn tập, ôn thi THPT Quốc gia, ôn thi đại học, ôn thi học sinh giỏi. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Học sinh trung học phổ thông, học sinh lớp 12 chuẩn bị thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. Trong ba năm ôn luyện dạng đề này tôi đã chọn 3 lớp để nghiên cứu: 12A6 (năm học 20132014)12A9 (năm học 20142015) 12a4 (năm học 20152016) Dạng câu hỏi Đọc hiểu IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trong văn học thực tế dạng câu hỏi Đọc hiểu rất phong phú, đa dạng. Lý thuyết đọc – hiểu nằm ở diện rộng: rải rác từ chương trình học ngữ văn THCS (lớp 6,7,8,9) đến ngữ văn THPT (lớp 10,11,12). Ngữ liệu có thể nằm trong chương trình sách giáo khoa và cả ngoài sách giáo khoa. Song tôi đã cố gắng nghiên cứu và xếp vào các phạm vi kiến thức cụ thể để học sinh dễ nhận diện và luyện đề, nhất là những kiến thức có liên qua trực tiếp, thường hay gặp trong kì thi THPT Quốc gia (hay còn gọi là kì thi Tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Cao đẳng, Đại học) : Ôn luyện lý thuyết Đọc hiểu: Các phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, các biện pháp tu từ, các phương thức biểu đạt, luật thơ, xác định nội dung chính, viết một đoạn văn ngắn bàn về chủ đề có liên qua đến ngữ liệu đã cho... Rèn kĩ năng, phương pháp làm câu hỏi Đọc hiểu qua văn bản cụ thể: Văn bản văn học, văn bản nhật dụng.... V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sáng kiến đã sử dụng các phương pháp sau Phương pháp thống kê Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp so sánh Phương pháp điều tra VI.THỜI GIAN BẮT ĐẦU NGHIÊN CỨU VÀ HOÀN THÀNH ĐỀ TÀI Thời gian bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này đã diễn ra từ năm học 2013 2014. Đề tài được bổ sung 3 năm, qua quá trình dạy chuyên đề, ôn thi THPT Quốc (ôn thi tốt nghiệp, ôn thi Đại học, Cao đẳng) và đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh. Báo cáo cấp trường tháng 2 năm 2016 và hoàn thiện tháng 4 năm 2016 B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Quan niệm về Đọc hiểu . Đọc hiểu là hoạt động cơ bản của con người để chiếm lĩnh văn hóa. Khái niệm Đọc hiểu (comprehension reading) có nội hàm khoa học phong phú có nhiều cấp độ gắn liền với lí luận dạy học văn, lí thuyết tiếp nhận tâm lí học nghệ thuật, lí thuyết giao tiếp thi pháp học, tường giải học văn bản học … Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe. Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung và có thể vận dụng vào đời sống. Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi Cái gì? Như thế nào? Làm thế nào? Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt. Mục đích trong tác phẩm văn chương, Đọc hiểu là phải thấy được + Nội dung của văn bản. + Mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xây dựng. + Ý đồ, mục đích. + Thấy được tư tưởng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm. + Giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật. + Ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúc văn bản. + Thể lọai của văn bản, hình tượng nghệ thuật… Lâu nay trong dạy học văn, người ta thường dùng thuật ngữ là giảng văn, phân tích văn…song từ khi thay sách đã thay bằng thuật ngữ Đọc hiểu văn bản. Đây không chỉ là sự thay đổi về tên gọi mà thực chất là sự thay đổi thay đổi quan niệm về bản chất của môn văn, cả về phương pháp dạy học văn và các hoạt động khi tiếp nhận tác phẩm văn học cũng có những thay đổi. Theo Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hùng “Đọc hiểu là một khái niệm khoa học chỉ mức độ cao nhất của hoạt động đọc; đọc hiểu đồng thời cũng chỉ năng lực văn của người đọc”.“Đọc hiểu là hoạt động truy tìm và giải mã ý nghĩa văn bản”. Còn với Giáo sư Trần Đình Sử “Đọc hiểu văn bản như một khâu đột phá trong việc đổi mới dạy học và thi môn Ngữ văn, là yêu cầu bức thiết đối với việc đào tạo nguồn nhân lực mới cho đất nước tiến theo các nước tiên tiến”. Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Thị Hạnh, dựa trên cơ sở ngôn ngữ học, khẳng định : “ Đọc hiểu là một hoạt động giao tiếp ở đó người đọc lĩnh hội lời nói đã được viết thành văn bản nhằm làm thay đổi những hiểu biết, tình cảm hoặc hành vi của chính mình, đọc hiểu là hoạt động đọc cho mình” Như vậy, Đọc hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn bản thông qua khả năng tiếp nhận của học sinh. Đọc hiểu là tiếp xúc với văn bản, hiểu được nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông hiểu các thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật. Với quan điểm phát huy vai trò chủ thể của học sinh, xuất phát từ đặc thù của văn chương (nghệ thuật ngôn từ), mà vấn đề Đọc hiểu văn bản ngày càng được quan tâm . 2. Văn bản Đọc hiểu Trong chương trình Ngữ văn của Việt Nam nêu hai loại văn bản để dạy Đọc hiểu, đó là: Văn bản văn học và văn bản nhật dụng. Trong đó các văn bản được sếp theo tiến trình lịch sử hoặc theo thể loại. Các văn bản văn học đa dạng hơn các văn bản nhật dụng. Hai loại văn bản này cũng chính là các ngữ liệu để học sinh khai thác. Thực tế cho thấy văn bản Đọc hiểu nói chung và văn bản Đọc hiểu trong nhà trường nói riêng rất đa dạng và phong phú. Có bao nhiêu loại văn bản trong cuộc sống thì có bấy nhiêu loại được dạy trong nhà trường. Điều đó cũng có nghĩa là văn bản Đọc hiểu trong các đề thi rất rộng. Đề thi có thể là văn bản các em đã được tiếp cận, đã được học, hoặc cũng có thể là văn bản hoàn toàn xa lạ. Từ năm 2014 Bộ GD ĐT đưa phần Đọc hiểu vào đề thi môn Ngữ văn đã đổi mới kiểm tra, đánh giá năng lực Đọc hiểu của học sinh. Việc làm này có tác động tích cực đến quá trình rèn khả năng tiếp nhận văn bản Đọc hiểu của các em. 3. Vấn đề Đọc hiểu môn Ngữ văn trong nhà trường THPT Nhằm phát huy khả năng chủ động tiếp cận văn bản của học sinh, từ đề thi Tốt nghiệp năm 2014 Bộ GDĐT chính thức đưa câu hỏi Đọc hiểu vào đề thi. Khi có quyết định nhiều học sinh, các thầy cô tỏ ra lung túng vì cho rằng đây là vấn đề hoàn toàn mới mẻ. Nhưng thực chất bản chất của vấn đề không hoàn toàn mới. Vì hoạt động đọc hiểu vẫn diễn ra thường xuyên trong các bài giảng văn. Các thầy cô vẫn thường cho học sinh tiếp cận văn bản bằng cách đọc ngữ liệu, sau đó đặt câu hỏi để học sinh trả lời, nghĩa là đang diễn ra hoạt động đoc hiểu. Tuy nhiên giữa hoạt động đọc hiểu và dạng câu hỏi đọc hiểu có nét tương đồng và khác biệt. Nét tương đồng là phương thức tiếp cận văn bản là giống nhau: bắt đầu từ đọc rồi đến hiểu. Còn nét khác biệt là Đọc hiểu trong dạy học văn nói chung là hoạt động trên lớp có sự định hướng của người thầy, còn câu hỏi Đọc hiểu trong đề thi là hoạt động độc lập, sáng tạo của học sinh, nhằm đánh giá năng lực người học. Hơn nữa những kiến thức trong dạng câu hỏi Đọc hiểu rất phong phú, học sinh phải biết huy động những kiến thức đã học ở các lớp dưới để trả lời câu hỏi. Như vậy hoạt động đọc hiểu vẫn thường xuyên diễn ra trong môn Ngữ văn ở các nhà trường. Đọc hiểu là quá trình thâm nhập vào văn bản với thái độ tích cực, chủ động. Đây là một năng lực cần thiết mà người học nói chung và học sinh THPT cần quan tâm. Nếu chúng ta không có trình độ năng lực đọc thì hiểu đúng, đánh giá đúng văn bản. Không nắm vững, đánh giá được văn bản thì không thể tiếp thu, bồi đắp được tri thức và cũng không có cơ sở để sáng tạo. Vì thế vấn đề Đọc hiểu môn ngữ văn trong nhà trường là rất cần thiết Hiện nay Đọc hiểu văn học trong nhà trường THPT thường hướng tới các vấn đề cụ thể sau: Nhận biết đúng, chính xác về văn bản + Thể loại của văn bản: các phong cách ngôn ngữ (phong cách ngôn ngữ khoa học, báo chí, chính luận, nghệ thuật, hành chính, sinh hoạt) + Hiểu đề tài, nhan đề, chủ đề, tóm tắt được các nội dung của văn bản + Hiểu các phương thức biểu đạt của văn bản (phương thức tự sự, biểu cảm, thuyết minh...) + Hiểu các thao tác lập luận (thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, bác bỏ...) Thông hiểu, đánh giá đúng văn bản + Cảm nhận được những đặc sắc, nổi bật của văn bản: từ ngữ, hình ảnh,chi tiết quann trọng, đặc sắc, các biện pháp tu từ... + Hiểu được ý nghĩa hàm ẩn của văn bản, đánh giá được nội dung, ý nghĩa của văn bản bằng kiến thức, kinh nghiệm của mình. Vận dụng văn bản để giải quyết một vấn đề cụ thể. + Liên hệ mở rộng một vấn đề nào đó từ văn bản bằng suy nghĩ, ý kiến của mình + Vận dụng văn bản để trình bày phương hướng, biện pháp giải quyết một vấn đề cụ thể của cuộc sống, của xã hội. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.Thực trạng nghiên cứu đề Đọc hiểu môn Văn THPT Ngay từ khi Bộ GDĐT thông báo và hướng dẫn ngành các trường THPT thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá trong kì thi tốt nghiệp THPT năm học 20132014. Vấn đề Đọc hiểu thu hút sự chú ý của rất nhiều các thầy cô và học sinh nhất là học sinh lớp 12. Cùng với việc chuyên viên của Bộ GD ĐT giải đáp những thắc mắc về hướng ra đề phần Đọc hiểu (liên quan đến phần ngữ pháp, Tiếng Việt, ngữ liệu chủ yếu lấy phần đọc thêm) thì nhiều thầy cô giáo luyện thi có nhiều kinh nghiệm cũng đăng trên trang cá nhân của mình những bài ôn tập Đọc hiểu. Song những hướng dẫn ôn tập đó chưa chi tiết, chưa cụ thể và chưa có tính hệ thống. Hội thảo: Đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn ngữ văn ở trường THPT diễn ra ngày 10042014 tại Hà Nội cũng là tâm điểm chú ý. Lúc đó các sỹ tử và giáo viên đang trông chờ những ý kiến hướng dẫn bổ ích khi kì thi chỉ còn hơn một tháng. Tại hội nghị, một số thầy cô giáo có nhiều kinh nghiệm, đang trực tiếp đứng trên bục giảng đã có những ý kiến đề xuất việc ôn tập môn văn nói chung và ôn tập phần Đọc hiểu nói riêng. Cô Phạm Thị Thu Hiền hướng dẫn phần Đọc hiểu với ngữ liệu Mẹ và quả. Tiến sỹ Trịnh Thị Thu Tuyết giáo viên của trường THPT Chu Văn An và một số thầy cô khác cũng có nhiều ý kiến bổ ích. Nhiều thầy cô cũng đăng trên trang cá nhân những ví dụ về ôn tập phần Đọc hiểu. Tuy nhiên trong năm đó chưa có một cuốn tài liệu chính thống nào hướng dẫn các dạng hoặc cách ôn luyện phần Đọc hiểu một cách bài bản. Bước sang năm 2015, 2016 vấn đề ôn luyện phần Đọc hiểu vẫn là đề tài thu hút sự chú ý của các thầy cô ôn thi và các em học sinh THPT. Một số cuốn sách phục vụ cho ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn đã ra mắt bạn đọc. Cuốn Hướng dẫn ôn luyện thi THPT Quốc gia môn ngữ văn, tác giả Lê Quang Hưng, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015 và cuốn Bộ đề luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn của tác giả Lê Quang Hưng, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2016 có đề cập tới dạng câu hỏi Đọc hiểu. Song ở trong hai cuốn sách đó có đề Đọc hiểu nh sách nhưng sách không cung cấp kiến thức lý thuyết, hướng dẫn học sinh ôn luyện phần Đọc hiểu một cách chi tiết,cụ thể, bài bản mà chỉ hướng dẫn chung chung. Như vậy các bài nghiên cứu, các cuốn sách hướng dẫn ôn luyện đều đề cập tới tất cả các phần trong đề thi môn văn THPT Quốc gia. Chưa có sách nghiên cứu riêng phần Đọc hiểu một cách bài bản những kiến thức lý thuyết, bài tập thường gặp trong đề Đọc hiểu và cũng chưa phân loại quy củ, chi tiết, hệ thống kiến thức để học sinh dễ ôn tập. Chính vì thế đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh ôn luyện phần Đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn đạt kết quả cao vẫn là một đề tài mới, có tính ứng dụng, cần thiết rất cao. 2. Thực trạng đề thi môn Văn có câu hỏi Đọc hiểu Năm học 2013 2014 Bộ GD ĐT quyết định đổi mới kiểm tra đánh giá. Đề thi môn Ngữ văn bắt buộc có thêm phần Đọc hiểu. Trong đề thi Tốt nghiệp THPT phần Đọc hiểu chiếm 310 điểm toàn bài. Trong đề thi Ngữ văn tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng khối C, D năm 2014, phần Đọc hiểu chiếm 210 điểm của toàn bài thi với 1 văn bản và 3 câu hỏi nhỏ theo các mức độ khác nhau. Xét về mức độ kiến thức và tương quan thời gian trong toàn bài thi thì cấu trúc phần Đọc hiểu như thế là hợp lí. Năm 2015, Bộ GD ĐT hợp nhất hai kì thi Tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng thành một kì thi chung. Từ chỗ có nhiều đề thi Ngữ văn (đề thi tốt nghiệp THPT; đề thi tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng khối C, D), năm nay chỉ có một đề thi duy nhất vừa lấy điểm để xét tốt nghiệp, vừa lấy điểm để xét vào Đại học, Cao đẳng. Phần Đọc hiểu trong đề thi từ chỗ chiếm số điểm 210 điểm nay được nâng lên 310 điểm. Nhưng thay vì 1 văn bản với 3 câu hỏi nhỏ như năm 2014, đề thi năm 2015 ra 2 văn bản khá dài với 8 câu hỏi nhỏ. Đến năm 2016 cấu trúc đề thi môn văn cũng không có gì thay đổi so với năm học trước. Như phần đặt vấn đề chúng tôi có giới thiệu, dạng câu hỏi đọc hiểu đã xuất hiện thường niên trong các kì thi Đại học, Cao đẳng, các kì thi Học sinh giỏi... Thậm trí trong các nhà trường phổ thông trung học dạng đề này cũng thường xuyên được các thầy cô sử dụng cho các bài kiểm tra, thường xuyên, định kì. Minh chứng cho điều này tôi giới thiệu vắn tắt một số câu hỏi thuộc phần Đọc hiểu trong đề thi học sinh giỏi tỉnh Hưng Yên và trong đề thi THPT Quốc gia (thi tốt nghiệp, Đại học, Cao đẳng từ năm 2013 đến nay của Sở GD ĐT Hưng Yên và Bộ giáo dục đào tạo. (Các đề chỉ trích dẫn phần Đọc hiểu) ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2014 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Những ngày đầu tháng 52014, Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam, có những hành động hung hăng cản phá lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Trước tình hình đó, trái tim của hơn 90 triệu người dân Việt Nam ở trong nước, hơn 4 triệu kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới luôn nóng bỏng hướng về Biển Đông, hướng về Hoàng Sa và Trường Sa, dõi theo từng tin tức được truyền đi từ hiện trường vụ việc. Những ngày qua, chúng ta lại một lần nữa chứng kiến tinh thần yêu nước trong mỗi một người dân Việt Nam, kiều bào ta ở nước ngoài, thể hiện sự đoàn kết trong quyết tâm bảo vệ vùng biển, đảo, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, lên án mạnh mẽ những hành động sai trái, phi lý của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước tình hình hiện nay chúng ta phải bình tĩnh, sáng suốt nhận định những sự kiện đang diễn ra trên Biển Đông để có hành động phù hợp. (Bình tĩnh, sáng suốt thể hiện lòng yêu nước Nguyễn Thế Hanh, Báo Giáo dục Thời đại số 116 ra ngày 15 5 2014) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Nêu những ý chính của văn bản. 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Việc dùng các từ được gạch dưới trong câu: “Những ngày đầu tháng 52014, Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam, có những hành động hung hăng cản phá lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.” có hiệu quả diễn đạt như thế nào? 3. Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ thái độ của anhchị về sự kiện trên. ĐỀ THI ĐẠI HỌC KHỐI C MÔN VĂN NĂM 2014 Câu I: (2 điểm) Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá níu váy bà đi chợ Bình Lâm bắt chim sẻ ở vàng tai tượng Phật và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế bà mò cua xúc tép ở đồng Quan bà đi gánh chè xanh Ba Trại Quán cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn (Đò Lèn Nguyễn Duy, Ngữ văn lớp 12 Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.148) Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ. (0,5 điểm) 2. Các từ lảo đảo, thập thững có vai trò gì trong việc thể hiện hình ảnh cô đồng và người bà (0,5 điểm) 3. Sự vô tâm của cháu và nỗi cơ cực của bà hiện lên qua những hồi ức nào? Người cháu đã bày tỏ nỗi niềm gì qua những hồi ức đó? (1,0 điểm) ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN NGỮ VĂN KHỐI D – NĂM 2014 Câu I: (2 điểm) Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về (Đất nước Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.125) Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả. (0,5 điểm) 2. Nêu ý nghĩa tu từcủa từ láy rì rầm trong đoạn thơ (0,5 điểm) 3. Xác định các dạng của phép điệp trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng? (1,0 điểm) ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN VĂN 2015 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Chúng tôi đứng đây trần trụi giữa trời Cho biển cả không còn hoang lạnh Đứa ở đồng chua Đứa vùng đất mặn Chia nhau nỗi nhớ nhà Hoàng hôn tím ngát xa khơi Chia nhau tin vui Về một cô gái làng khểnh răng, hay hát Vầng trăng lặn dưới chân lều bạt Hắt lên chúng tôi nhếnh nhoáng vàng Chúng tôi coi thường gian nan Dù đồng đội tôi, có người ngã trước miệng cá mập Có người bị vùi dưới cơn bão dữ tợn Ngày mai đảo sẽ nhô lên Tổ quốc Việt Nam, một lần nữa nối liền Hoàng Sa, Trường Sa Những quần đảo long lanh như ngọc dát Nói chẳng đủ đâu, tôi phải hát Một bài ca bằng nhịp trái tim tôi Đảo à, đảo ơi Đảo Thuyền Chài, 4 1982 (Hát về một hòn đảo Trần Đăng Khoa, Trường Sa, NXB Văn học, 2014, tr.51) Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Cuộc sống gian khổ và hiểm nguy trên đảo của người lính được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Những quần đảo longlanh như ngọc dát. Câu 4. Đoạn thơ đã gợi cho anhchị tình cảm gì đối với những người lính đảo? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8: Hội chứng vô cảm hay nói cách khác là căn bệnh trơ cảm xúc trước niềm vui, nhất là nỗi đau của người khác, vốn là một mặt trong hai phương diện cấu trúc bản chất Con Người của mỗi sinh thể người.Tính “con” và tính “người” luôn luôn hình thành, phát triển ở mỗi con người từ khi lọt lòng mẹ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Cái thiện và cái ác luôn luôn song hành theo từng bước đi, qua từng cử chỉ, hành vi của mỗi con người trong mối quan hệ với cộng đồng, với cha mẹ, anh chị em, bạn bè, bà con làng xóm, đồng bào,đồng loại. Trong cuộc hành trình lâu dài, gian khổ của một đời người, cái mất và cái được không phải đã được nhận ra một cách dễ dàng. Mất một đồng xu, một miếng ăn, mất một phần cơ thể, mất một vật sở hữu,con người nhận biết ngay. Nhưng có những cái mất, cái được nhiều khi lại không dễ gì cảm nhận được ngay. Nhường bước cho một cụ già cao tuổi, nhường chỗ cho bà mẹ có con nhỏ trên tàu xe chật chội, biếu một vài đồng cho người hành khất,... có mất có được nhưng không phải ai cũng đã nhận ra cái gì mình đã thu được;có khi là sự thăng hoa trong tâm hồn từ thiện và nhân ái. Nói như một nhà văn lớn, người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần. Tôi muốn đặt vấn đề là cùng với sự báo động những hiểm họa trông thấy, cần báo động cả hiểm họa không trông thấy hay khó trông thấy. Hiện nay đã có quá nhiều dấu hiệu và sự kiện trầm trọng của hiểm họa vô cảm trong xã hội ta, nhất là trong tuổi trẻ. Bạo lực đã xuất hiện dữ dằn những tháng ngày gần đây báo hiệu nguồn gốc sâu xa ở sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân văn, về bệnh vô cảm. (Trích Nguồn gốc sâu xa của hiểm họa, Bài tập Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.3637) Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 6. Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây là gì? Câu 7. Tác giả đã thể hiện thái độ gì khi bàn về hiểm họa vô cảm trong xã hội nay? Câu 8. AnhChị suy nghĩ như thế nào khi có những người “chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần”? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng) ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN VĂN TỈNH HƯNG YÊN 2015 Câu 1 (4,0 điểm): MÙA XUÂN XANH Nguyễn Bính Mùa xuân là cả một mùa xanh Giời ở trên cao, lá ở cành Lúa ở đồng tôi và lúa ở Đồng nàng và lúa ở đồng anh. Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh Tôi đợi người yêu đến tự tình Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy Bắt đầu là cái thắt lưng xanh. (Nguyễn Bính Tác phẩm và lời bình, NXB Văn học. 2011, tr.20) Đọc bài thơ trên và trả lời những câu hỏi sau: a. Màu xanh của mùa xuân được nhà thơ khơi gợi qua những hình ảnh nào? Trong những hình ảnh đó, hình ảnh nào được nhân vật tôi đón đợi nhất? b. Lúa ở đồng tôi và lúa ở Đồng nàng và lúa ở đồng anh. Cấu trúc của hai câu thơ trên có điểm gì đáng lưu ý? Kiểu cấu trúc ấy có tác dụng gì? c. Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ dưới đây: Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh Tôi đợi người yêu đến tự tình d. Trình bày ngắn gọn cảm nhận của anhchị về bức tranh mùa xuân trong bài thơ. III. ĐỀ XUẤT CÁCH HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN LUYỆN PHẦN ĐỌC HIỂU ĐẠT KẾT QUẢ CAO Thực trạng đề thi có dạng câu hỏi Đọc hiểu xuất hiện phong phú như vậy nhưng trong chương trình sách giáo khoa môn Ngữ văn của trung học phổ thông lại không có một kiểu bài dạy riêng để hướng dẫn cho thầy cô giáo cũng như các em học sinh nắm được phương pháp làm dạng đề này một cách hiệu quả nhất. Chính vì vậy mà như đã trình bày ở phần lí do chọn đề tài nhiều em học sinh tỏ ra rất lúng túng, băn khoăn về cung cấp kiến thức lý thuyết như nào, rèn luyện kĩ năng ra sao để các em tự làm tốt được phần đọc hiểu trong bài thi. Đứng trước thực trạng đó, bằng kinh nghiệm của bản thân đang trực tiếp ôn thi THPT Quốc gia, qua những năm dạy đội tuyển học sinh giỏi, dạy chuyên đề đại học cũng như trao đổi với đồng nghiệp, tôi đề xuất cách hướng dẫn học sinh thi THPT Quốc gia ôn tập dạng câu hỏi Đọc hiểu theo hướng sau: Bước 1: Ôn luyện lý thuyết Đọc hiểu: Giáo viên nghiên cứu tài liệu và hướng dẫn cho học sinh nắm bắt được những dạng kiến thức lý thuyết liên quan đến câu hỏi Đọc hiểu trong đề thi. Bao gồm các dạng như: Các loại phong cách ngôn ngữ Các phương thức biểu đạt Các thao tác lập luận Các biện pháp tu từ Các phép liên kết Phân biệt các thể thơ Xác định nội dung, chi tiết, hình ảnh chính trong văn bản (nhan đề, chủ đề, chi tiết, hình ảnh đặc sắc) Viết một đoạn văn ngắn trình bày quan điểm của cá nhân về một vấn đề của cuộc sống có liên quan đến văn bản. Bước 2. Một số lưu ý về phương pháp làm Đọc hiểu Ở phần này người viết đưa ra những lưu ý về phương pháp làm bài như: cách trình bày, kĩ năng nhận diện các loại câu hỏi, cách trả lời... Bước 3. Bài tập rèn kĩ năng Đọc hiểu Sau khi giáo viên ôn tập, hướng dẫn học sinh nắm chắc lý thuyết, tôi cung cấp cho các em học sinh các đề Đọc hiểu thuộc văn bản nhật dụng và văn bản văn học. Phần này người viết đưa 5 đề với các loại câu hỏi thường gặp trong đề thi để học sinh luyện tập, rèn kĩ năng làm bài. Các câu hỏi thể hiện ở các mức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Sau mỗi đề có đáp án để các em đối chiếu, giáo viên sửa bài cho học sinh. 1. Ôn luyện kiến thức lý thuyết Đọc hiểu. Đây là một bước không mấy dễ dàng đối với những thầy cô ôn thi THPT Quốc gia nói chung, đặc biệt là các giáo viên mới ra trường hoặc năm đầu ôn thi THPT Quốc gia. Vì phần kiến thức lý thuyết liên qua đến dạng câu hỏi Đọc – hiểu này khá rộng, kiến thức không quy tụ thành một bài, hay ở một khối lớp nào mà kiến thức đó nằm rải rác từ lớp 6 cho đến lớp 12. Vì vậy giáo viên mất nhiều thời gian thu thập, thanh lọc, xử lý kiến thức, chia thành các mảng, với các chủ đề cụ thể cùng các ví dụ tương ứng để hướng dẫn học sinh. Tháo gỡ khó khăn trên tôi đã nghiên cứu và phân loại kiên thức lý thuyết có liên quan đến dạng câu hỏi Đọc hiểu để ôn tập cho học sinh. Đặc biệt ở những phần kiến thức lý thuyết dễ nhầm lẫn tôi kẻ thành bảng kiến thức trọng tâm nhằm giúp các em học sinh nhận diện đúng từng thể loại, dễ dàng khắc sâu kiến thức. Sau mỗi phần lý thuyết đều có ví dụ minh họa để học sinh củng cố, kiểm chứng lại lý thuyết. 1.1.Các loại phong cách ngôn ngữ a.Phong cách ngôn ngữ khoa học Khái niệm: là phong cách được dùng trong lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học. Ðây là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu. Phong cách này bao gồm các văn bản: khoa học chuyên sâu, giáo khoa phổ cập. Ðặc trưng: có 3 đặc trưng +Tính trừu tượng khái quát: Mục đích của khoa học là phát hiện ra các quy luật tồn tại trong các sự vật, hiện tượng nên phải thông qua trừu tượng hoá, khái quát hoá khi nhận thức và phản ánh hiện thực khách quan. Trừu tượng hoá chính là con đường của nhận thức lí tính giúp ta thoát khỏi những nhận biết lẻ tẻ, rời rạc ở giai đoạn cảm tính. + Tính lí trí lôgic: Cách diễn đạt của phong cách khoa học phải biểu hiện năng lực tổng hợp của trí tuệ, phải tuân theo quy tắc chặt chẽ từ tư duy logic hình thức đến tư duy logic biện chứng. Các nội dung ý tưởng khoa học của người viết phải được sắp xếp trong mối quan hệ logic, tránh trùng lặp hoặc mâu thuẫn +Tính khách quan – phi cá thể: Một văn bản khoa học chỉ có giá trị thực sự khi đưa đến người tiếp nhận những thông tin chính xác về các phát hiện, phát minh khoa học. Muốn vậy, văn bản khoa học phải đảm bảo tính một nghĩa. Nghĩa là nó không cho phép nhiều cách hiểu khác nhau hoặc hiểu một cách mơ hồ. Chân lí khoa học luôn phụ thuộc vào các quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người b. Phong cách ngôn ngữ báo chí (hoặc thông tấn) Khái niệm: Phong cách báo chí (thông tấn) là phong cách được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế. (Thông tấn : có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi.) Phong cách báo chí tồn tại cả ba dạng: dạng nói (kênh nói được dùng ở các đài phát thanh); dạng hình và nói (kênh nói và hình được dùng ở đài truyền hình); dạng viết (kênh viết được dùng trên báo và tạp chí...). Ðặc trưng : có 3 đặc trưng + Tính thông tin thời sự: Thông tin phải truyền đạt kịp thời, nhanh chóng. Chỉ có những thông tin mới mẻ, cần thiết mới hấp dẫn người đọc, người nghe. + Tính ngắn gọn: Văn bản báo chí thường là lối văn ngắn gọn nhưng lượng thông tin cao. + Tính sinh động, hấp dẫn: Tin tức của báo, đài cần phải được trình bày và diễn đạt hấp dẫn để khơi gợi hứng thú của người đọc, người nghe. Về nội dung: Thông tin phải luôn luôn mới, đa dạng, chính xác và phong phú. Về hình thức: Ngôn ngữ phải có sức thu hút, lôi cuốn người đọc, đặc biệt là ở các tiêu đề. c. Phong cách ngôn ngữ chính luận Khái niệm: Phong cách chính luận được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội. Người giao tiếp ở phong cách này thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm chính trị, tư tưởng của mình đối với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội. Đặc trưng : có ba đặc trưng + Tính công khai về quan điểm chính trị: Người nói, người viết bao giờ cũng bộc lộ công khai một cách rõ ràng trực tiếp quan điểm, thái độ của mình đối với sự kiện. +Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Ðể bày tỏ chính kiến, giải thích, thuyết phục và động viên mọi người tham gia vào việc giải quyết những vấn đề thời sự nóng hổi của đất nước, sự diễn đạt ở phong cách này đòi hỏi có tính chất lập thuyết. Một văn bản chính luận hay thường là những văn bản chưá đựng nhiều hàm ý sâu sắc, có sức chinh phục lòng người, có sức cuốn hút mãnh liệt. + Tính truyền cảm và thuyết phục: diễn đạt hùng hồn, sinh động có sức hấp dẫn và đạt hiệu quả cao, thuyết phục cả bằng lí trí, cả bằng tình cảm, đạo đức. d. Phong cách ngôn ngữ hành chính. Khái niệm : Phong cách hành chính được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðấy là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác. Đặc trưng: có 3 đặc trưng + Tính minh xác : Văn bản hành chính viết ra chủ yếu để thực thi vì vậy cần minh xác. Mỗi từ chỉ có một ý, mỗi câu chỉ có một nghĩa. + Tính khuôn mẫu: Văn bản hành chính được soạn thảo theo những khuôn mẫu nhất định do nhà nước quy định. + Tính công vụ: Là tính chất chung của cộng đồng hay tập thể vì vậy những biểu đạt cá nhân bị hạn chế ở mức tối đa. e. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Khái niệm: được dùng trong sáng tác văn chương. Phong cách này là dạng tồn tại toàn vẹn và sáng chói nhất của ngôn ngữ toàn dân. Nó không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người Đặc trưng: có ba đặc trưng + Tính hình tượng: Ngôn ngữ văn chương được xem là công cụ cơ bản để xây dựng hình tượng văn học. Tính hình tượng của ngôn ngữ văn chương bắt nguồn từ chỗ đó là ngôn ngữ của một chủ thể tư tưởng thẩm mĩ xã hội có tầm khái quát nhất định. Chính vì thế ngôn ngữ văn chương dễ đi vào lòng người, nó trở thành ngôn ngữ của muôn người. + Tính cá thể hoá: Tính cá thể hoá được hiểu là dấu ấn phong cách tác giả trong tác phẩm văn chương; Khuynh hướng ưa thích và sở trường sử dụng những loại phương tiện ngôn ngữ , sự sáng tạo ngôn ngữ của tác giả … + Tính truyền cảm: Làm cho người đọc, người nghe cùng vui, buồn, yêu thích… như chính người nói, người viết g. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt khẩu ngữ Khái niệm: Phong cách sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, đồng hành,... Phong cách này có các dạng biểu hiện như : chuyện trò, nhật kí, thư từ. Đặc trưng:có 3 đặc trưng + Tính cụ thể: cụ thể về hoàn cảnh, con người, về cách nói, từ ngữ, diễn đạt. + Tính cảm xúc: Khi giao tiếp ở phong cách này người ta luôn luôn bộc lộ thái độ tư tưởng, tình cảm của mình đối với đối tượng được nói đến. + Tính cá thể: giọng nói, cách dung từ, cách lựa chọn kiểu câu của mỗi người khác nhau. Lưu ý: Sau khi cung cấp kiến thức về các loại phong cách ngôn ngữ, giáo viên cần nhấn mạnh lại đặc điểm nhận diện của các loại phong cách để học sinh dễ phân biệt khi xác định phong cách đó trong một văn bản. Phong cách ngôn ngữ Đặc điểm nhận diện 1 Phong cách ngôn ngữ khoa học Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu 2 Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn) Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự. 3 Phong cách ngôn ngữ chính luận Dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội, người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội 4 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người; từ ngữ trau chuốt, tinh luyện… 5 Phong cách ngôn ngữ hành chính Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội. 6 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau chuốt…trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp với tư cách cá nhân Bài tập thực hành nhận diện các phong cách ngôn ngữ: Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của các ví dụ sau : Ví dụ 1 ...Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó. (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) Ví dụ 2 Em trở về đúng nghĩa trái tim em Biết khao khát những điều anh mơ ước Biết xúc động qua nhiều nhận thức Biết yêu anh và biết được anh yêu Mùa thu nay sao bão mưa nhiều Những cửa sổ con tàu chẳng đóng Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh (Trích Tự hát Xuân Quỳnh) Ví dụ 3: “ Nhà di truyền học lấy một tế bào của các sợi tóc tìm thấy trên thi thể nạn nhân từ nước bọt dính trên mẩu thuốc lá. Ông đặt chúng vào một sản phẩm dùng phá hủy mọi thứ xung quanh DNA của tế bào.Sau đó, ông tiến hành động tác tương tự với một số tế bào máu của nghi phạm.Tiếp đến, DNA được chuẩn bị đặc biệt để tiến hành phân tích.Sau đó, ông đặt nó vào một chất keo đặc biệt rồi truyền dòng điện qua keo. Một vài tiếng sau, sản phẩm cho ra nhìn giống như mã vạch sọc ( giống như trên các sản phẩm chúng ta mua) có thể nhìn thấy dưới một bóng đèn đặc biệt. Mã vạch sọc DNA của nghi phạm sẽ đem ra so sánh với mã vạch của sợi tóc tìm thấy trên người của nạn nhân”. (Nguồn : Le Ligueur, 27 tháng 5 năm 1998) Ví dụ 4 Tôn vinh 122 thủ khoa năm 2006 Theo tin từ Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, 122 thủ khoa sẽ được tuyên dương tại Hà Nội từ ngày 29 đến 31.3. Trong số đó có 98 thủ khoa của kỳ tuyển sinh đại học và đoạt huy chương vàng ở các kỳ thi Olimpích quốc tế, 24 thủ khoa tốt nghiệp đại học năm 2006. Chương trình tôn vinh thủ khoa năm nay mở rộng về đối tượng , không chỉ tôn vinh trong kỳ tuyển sinh mà còn tuyên dương cả những thủ khoa tốt nghiệp đại học. 50 thủ khoa tiêu biểu đại diện cho 122 thủ khoa đến từ mọi miền tổ quốc sẽ tham gia các hoạt động như dâng hương tại Văn Miếu, báo công và vào lăng viếng chủ tịch Hồ Chí Minh, tham gia buổi gặp gỡ với một số vị lãnh đạo của chính phủ và giao lưu với học sinh, sinh viên thủ đô.Sắp tới, Trung ương Đoàn sẽ thành lập câu lạc bộ thủ khoa Việt Nam nhằm liên kết, tập hợp những sinh viên giỏi để cùng trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm học tập (Thời báo Việt.com.Giáo dục Thứ ba 27.03.2007) Ví dụ 5 NHÀ... CHẰN TINH Ở thành phố ta vừa có thêm một sự lạ. Lạ gì? Không lẽ lại nắn đường? Nắn đường là chuyện xưa rồi Diễm. Đây là xây nhà. Ối Xây nhà thì cũ mèm. Nhưng sao? Cấp phép ba tầng rưỡi, nay... mọc thêm năm tầng rưỡi sau 16 lần sai phạm bị xử lí. Ơ hơ Thế là cứ chém lại mọc thêm. Bác ơi Chắc là nhà... chằn tinh. Này, sao họ không thừa thắng xốc tới nhỉ? Xốc tới làm gì? Sai phạm thêm vài lần để nâng... thêm vài tầng. Nhưng họ có phép thuật gì nhỉ? Có chứ Một phép thuật vạn năng. Phép thuật nào? Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền. (Theo báo Sài gòn giải phóng, ngày 1342007) Ví dụ 6 CÔNG TY NHẬT MINH Số: 09QĐGĐ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 15 tháng 03. năm 2016. QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC Về việc tăng lương cho nhân viên TỔNG GIÁM ĐỐC Công ty Nhật Minh Căn cứ Giấy chứng nhận đầu tư số 1978 ngày 10 tháng 8 năm 2000 về việc thành lập Công ty Nhật Minh Căn cứ Điều lệ Công ty Nhật Minh Căn cứ những đóng góp thực tế của ÔngBà Nguyễn Văn Thắng đối với sự phát triển của Công ty QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 mức lương của ÔngBà Nguyễn Văn Thắng sẽ là: 8.000.000 (Bằng chữ: Tám triệu đồng). Điều 2: Các ÔngBà Phòng Nhân sự, Phòng Tài chính Kế toán và ÔngBà Nguyễn Văn Thắng căn cứ quyết định thi hành. Nơi nhận: Tổng giám đốc Như Điều 2 Lưu HS, HC CÔNG TY NHẬT MINH Tổng Giám đốc (Đã ký) Đáp án : Ví dụ Phong cách Lý giải 1 Chính luận Bày tỏ chính kiến về của Thủ tướng về kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam... 2 Nghệ thuật Tác phẩm thơ, có dấu ấn riêng của tác giả... 3 Khoa học Bài nghiên cứu chuyên sâu về ADN... 4 Báo chí Thông tin nhanh về Thủ khoa năm 2006... 5 Sinh hoạt Tiểu phẩm với ngôn ngữ suồng sã... 6 Hành chính Văn bản viết theo mẫu quy định sẵn ... 1.2.Các phương thức biểu đạt Ở phần lý thuyết về phương thức biểu đạt giáo viên cung cấp cho học sinh kiến thức lý thuyết về 6 phương thức thường xuất hiện trong văn bản. Chú ý đến các đặc điểm để nhận diện các phương thức Lưu ý cho học sinh: trong một văn bản thường xuất hiện nhiều phương thức như tự sự và miêu tả, thuyết minh và biểu cảm… song sẽ có một phương phương thức nổi bật. Tôi kẻ bảng lý thuyết để học sinh dễ so sánh, nhận diện tiếp thu kiến thức. Phương thức Đặc điểm nhận diện Thể loại Tự sự Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết quả. (diễn biến sự việc) Bản tin báo chí Bản tường thuật, tường trình Tác phẩm văn học nghệ thuật (truyện, tiểu thuyết) Miêu tả Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng, giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng. Văn tả cảnh, tả người, vật... Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự. Biểu cảm Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người trước những vấn đề tự nhiên, xã hội, sự vật... Điện mừng, thăm hỏi, chia buồn Tác phẩm văn học: thơ trữ tình, tùy bút. Thuyết minh Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự vật hiện tượng, để người đọc có tri thức và có thái độ đúng đắn với chúng. Thuyết minh sản phẩm Giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật Trình bày tri thức và phương pháp trong khoa học. Nghị luận Trình bày ý kiến đánhgiá, bàn luận, trình bày tư tưởng, chủ trương quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội, qua các luận điểm, luận cứ và lập luận thuyết phục. Cáo, hịch, chiếu, biểu. Xã luận, bình luận, lời kêu gọi. Sách lí luận. Tranh luận về một vấn đề trính trị, xã hội, văn hóa. Hành chính – công vụ Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí. Đơn từ Báo cáo Đề nghị Bài tập thực hành nhận diện các phương thức biểu đạt: Hãy xác phương thức biểu đạt nào là chính ở mỗi đoạn văn bản sau: Ví dụ 1: Ôi xuân đến rồi Cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới mang màu xanh, màu êm dịu. Hoa khoe sắc, lộng lẫy. Xuân nhẹ nhàng gói mưa vào trong nắng, chập chờn những cơn mưa vội vã ban chiều, không mỏng manh. Xuân ôm từng hạt nắng trong từng bông cúc vàng, nhuộm sắc những cơn mưa phùn nhỏ còn đọng sương. Cơn mưa phùn vô tình đã làm mùa xuân rét ngọt, một cái rét tượng trưng. Những luồng gió nồm cứ thổi, thổi mãi thành cái đẹp của mùa xuân…. Ví dụ 2: Cái ngày đáng nhớ nhất cuộc đời tôi cách đây đã 16 sáu năm rồi, khi ấy tôi vẫn còn là một con bé học trò lớp ba. Ba má tôi li thân với nhau từ hồi tôi vừa tròn ba tuổi. Ngày ấy ba lên Sài Gòn tìm việc, bỏ lại tôi và má ở nhà đối mặt với cái nghèo dai dẳng và một đống nợ nần từ những năm không may bị mất mùa. Hàng thịt heo rong ruổi trên con đường đất quen thuộc là kế mưu sinh duy nhất của má và tôi. Tôi càng lớn khôn thì đôi vai má càng thêm nặng gánh vì những khoản chi phí cho việc ăn học của tôi. Nợ nần là vậy, khó khăn là vậy nhưng chưa bao giờ má để tôi phải thiếu thốn bất cứ thứ gì. Chính vì không bao giờ thiếu thốn bất cứ thứ gì nên tôi chẳng hề nhận ra được những sự khó khăn của má…. (Nguồn sưu tầm) Ví dụ 3: “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa” (Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục) Ví dụ 4: Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại nô nứ

S GIO DC V O TO HNG YấN TRNG THPT DNG QUNG HM SNG KIN KINH NGHIM TI HNG DN HC SINH ễN LUYN PHN C HIU TRONG THI THPT QUC GIA MễN NG VN T KT QU CAO Lnh vc nghiờn cu : Ng Tỏc gi: Lờ Th Qunh Sen Chc v: T trng t Vn Ti liu ớnh kốm: Quyn ph lc Nm hc 2015 - 2016 Tháng năm 2010 MC LC Trang A PHN M U I Lý chn ti 1 II Mc ớch nghiờn cu III i tng nghiờn cu IV.Phm vi nghiờn cu V.Phng phỏp nghiờn cu VI Thi gian bt u nghiờn cu v hon thnh ti B PHN NI DUNG I C s lý lun cú liờn quan n ti Quan nim v c hiu Vn bn c hiu Vn c hiu mụn Ng nh trng THPT II Thc trng ca nghiờn cu Thc trng nghiờn cu c hiu mụn Vn THPT Thc trng thi mụn Vn cú cõu hi c hiu 10 III xut cỏch hng dn hc sinh ụn luyn phn c hiu t kt qu cao 16 ễn luyn kin thc lý thuyt c hiu 17 Mt s lu ý v phng phỏp lm c hiu 46 Bi ụn luyn rốn k nng lm c hiu 47 IV Kt qu ỏp dng ti 62 1.Kt qu iu tra nhn thc ca hc sinh 62 Kt qu im thi THPT Quc gia mụn Ng 64 C PHN KT LUN 68 I Ni dung, ý ngha 68 II Trin vng ca ti 69 III xut kin ngh 69 Kốm theo quyn Ph lc DANH MC CH VIT TT CU- CM T Trung hc ph thụng Trung hc c s Sỏch giỏo khoa Nh xut bn Trang Giỏo dc v o to CH VIT TT THPT THCS SGK NXB Tr GD&T TI LIU THAM KHO Sỏch giỏo khoa Ng Vn 10 - 1,2, Nhiu tỏc gi, Nxb Giỏo dc, 2010 Sỏch giỏo khoa Ng Vn 11 - 1,2, Nhiu tỏc gi, Nxb Giỏo dc, 2010 Sỏch giỏo khoa Ng Vn 12 - 1,2, Nhiu tỏc gi, Nxb Giỏo dc, 2010 4 Hng dn ụn luyn thi THPT Quc gia mụn ng vn, Lờ Quang Hng, NXB i hc Quc gia H Ni, 2015 Thit k bi ging ng vn10,11,12 Nguyn Vn ng (ch biờn), Nxb H Ni, 2006 H thng m ng 11,12, Ngc Thng (ch biờn), NXB Giỏo dc, 2008 B luyn thi THPT Quc gia mụn Ng vn, Lờ Quang Hng, NXB i hc Quc gia H Ni, nm 2016 Trang Web Giỏo ỏn Violet.vn A PHN M U I Lí DO CHN TI C s lý lun Thỏng 10/2013, Hi ngh ln th Ban Chp hnh Trung ng ng khúa XI ó thụng qua Ngh quyt 29 - NQ/TW v i mi cn bn, ton din giỏo dc v o to, ỏp ng yờu cu cụng nghip húa, hin i húa iu kin kinh t th trng nh hng xó hi ch ngha v hi nhp quc t Xỏc nh c nhim v quan trng ú nờn nhng nm qua B giỏo dc ó khụng ngng a nhng gii phỏp mang tớnh ci tin nh: chun b i mi chng trỡnh giỏo khoa, i mi kim tra ỏnh giỏ, i mi phng phỏp dy hc Nhng thay i ú nhm phỏt trin nng lc ngi hc, gúp phn nõng cao cht lng giỏo dc, ỏp ng nhu cu hi nhp Quc t ca t nc Ngy 01/4/2014, B Giỏo dc v o to (GD&T) ó gi Cụng s 1656/BGDT-KTKCLGD v vic hng dn t chc thi tt nghip Trung hc ph thụng (THPT) nm 2014, ú cú ni dung: thi mụn ng cú phn: c hiu v lm B GD&T ngh cỏc S giỏo dc, cỏc trng THPT lu ý vic thc hin vic i mi kim tra ỏnh giỏ cht lng hc mụn Ng kỡ thi tt nghip THPT, thc hin theo hng ỏnh giỏ nng lc hc sinh nhng mc phự hp C th l trung ỏnh giỏ hai k nng quan trng: k nng c hiu bn v k nng vit bn thi gm hai phn: c hiu v T lun (lm vn), ú t l im ca phn vit nhiu hn phn c hiu Ngy 15/04/2014, B GD & T gi bn n cỏc S GD&T, cỏc trng THPT c nc v hng dn ụn thi tt nghip cho hc sinh THPT õy l xu hng i mi kim tra ỏnh giỏ s ghi nh nhng kin thc ca hc sinh chuyn sang kim tra ỏnh giỏ nng lc c hiu ca hc sinh (t mỡnh khỏm phỏ bn.) Cng t nm ú dng cõu hi c hiu bt u c a vo thi thay th cho dng cõu hi tỏi hin kin thc Cú th núi õy l s i mi tớch cc cỏch Ng theo nh hng mi Nu dng cõu hi tỏi hin kin thc ch cú th kim tra hc sinh mc nhn bit, thụng hiu, cú bit, hiu, nm c nhng kin thc hc ó c dy chng trỡnh hay khụng thỡ dng cõu hi c hiu ó nõng cao hn mt mc dung thp, dng sỏng to, kim tra, phỏt trin c nng lc t cm nhn mt bn bt kỡ (cú th bn ú hon ton xa l i vi cỏc em) Nh vy cú th thy, bờn cnh vic ụn tp, rốn k nng vit phn t lun thỡ vic ụn v rốn k nng lm dng cõu hi c hiu l iu cn thit phi trang b cho hc sinh C s thc tin Cõu hi c hiu l mt kiu dng khỏ mi m c a vo thi THPT Quc gia nờn cha c c th húa thnh mt bi hc riờng chng trỡnh Ng bc trung hc ph thụng Dng ny cng khụng cú nhiu ti liu, bi vit chuyờn sõu tham kho Nú cha l din thnh mt bi c th sỏch giỏo khoa, hn na kin thc c hiu nm ri rỏc chng trỡnh hc mụn Vn t cp II n cp III Chớnh vỡ th m khụng ớt giỏo viờn ụn thi THPT Quc gia t lỳng tỳng hng dn hc sinh lm bi iu ú cng nh hng ớt nhiu n cht lng, kt qu bi thi ca hc sinh c hiu bn l mt hai phn bt buc cú mt thi THPT Quc gia Phn ny khụng chim phn ln s im nhng li cú v trớ rt quan bi nú quyt nh im cao hay thp mt bi thi Nu hc sinh lm sai ht phn ny thỡ chc chn im ton bi cũn li dự cú tt my cng ch t khong 6,0 im Ngc li nu hc sinh lm tt phn c hiu cỏc em s cú nhiu c hi t im 7,0 hoc 8,0 Nh vy phn c hiu gúp phn khụng nh vo kt qu thi mụn Vn cng nh to c hi cao hn cho cỏc em xột tuyn i hc Cú th núi ụn v lm tt phn c hiu chớnh l giỳp cỏc em g im cho bi thi ca mỡnh Vỡ vy vic ụn bi bn cỏc em hc sinh lp 12 lm tt phn c hiu, lm tt bi thi ca mỡnh cng tr nờn cp thit i vi hc sinh trng THPT Dng Qung Hm, nht l lp 12, õy l phn kin thc m cỏc em ang rt quan tõm, mong mun c cỏc thy cụ cng c chun b cho kỡ thi THPT Quc gia Hn na, a phn cỏc thy cụ dy mụn Vn l giỏo viờn tr tui i, tui ngh nờn cú phn lung tỳng ụn thi phn c hiu Xut phỏt t thc tin ging dy cng nh vai trũ ca mt giỏo viờn tõm huyt vi ngh, nhiu nm ụn thi Tt nghip, i hc, ng thi gúp phn thỏo g nhng khú khn trờn, tụi ó la chn ti sỏng kin kinh nghim : Hng dn hc sinh ụn luyn phn c hiu thi THPT Quc gia mụn Ng t kt qu cao II MC CH NGHIấN CU a ti ny, thụng qua vic hng dn cỏc em hc sinh ụn luyn kin thc lý thuyt, lu ý cỏch lm bi, luyn cỏc dng c hiu, tụi mun nõng cao cht lng lm dng cõu hi c hiu ca hc sinh THPT núi chung, hc sinh trng THPT Dng Qung Hm núi riờng, nht l cỏc em hc sinh lp 12 chun b bc vo kỡ thi THPT Quc gia Vỡ th nghiờn cu v thc hin ti ny tụi ó hng ti cỏc mc ớch c th sau: - Nm vng nhng kin thc lý thuyt liờn quan n cõu hi c hiu - Nhn din, phõn loi cỏc loi cõu hi c hiu theo phm vi kin thc - Hiu c phng phỏp, cỏch thc lm dng cõu hi ny t kt qu cao - Luyn mt s c hiu rốn k nng lm bi - Gúp phn nõng cao cht lng b mụn, ỏp ng yờu cu thc tin - ti ny cng cú th coi ti liu cỏc giỏo viờn tham kho dy cỏc tit ụn tp, ụn thi THPT Quc gia, ụn thi i hc, ụn thi hc sinh gii III I TNG NGHIấN CU - Hc sinh trung hc ph thụng, hc sinh lp 12 chun b thi THPT Quc gia mụn Ng Trong ba nm ụn luyn dng ny tụi ó chn lp nghiờn cu: 12A6 (nm hc 2013-2014)12A9 (nm hc 2014-2015) 12a4 (nm hc 2015-2016) - Dng cõu hi c hiu IV PHM VI NGHIấN CU Trong hc thc t dng cõu hi c hiu rt phong phỳ, a dng Lý thuyt c hiu nm din rng: ri rỏc t chng trỡnh hc ng THCS (lp 6,7,8,9) n ng THPT (lp 10,11,12) Ng liu cú th nm chng trỡnh sỏch giỏo khoa v c ngoi sỏch giỏo khoa Song tụi ó c gng nghiờn cu v xp vo cỏc phm vi kin thc c th hc sinh d nhn din v luyn , nht l nhng kin thc cú liờn qua trc tip, thng hay gp kỡ thi THPT Quc gia (hay cũn gi l kỡ thi Tt nghip THPT v tuyn sinh Cao ng, i hc) : - ễn luyn lý thuyt c hiu: Cỏc phong cỏch ngụn ng, thao tỏc lp lun, cỏc bin phỏp tu t, cỏc phng thc biu t, lut th, xỏc nh ni dung chớnh, vit mt on ngn bn v ch cú liờn qua n ng liu ó cho - Rốn k nng, phng phỏp lm cõu hi c hiu qua bn c th: Vn bn hc, bn nht dng V PHNG PHP NGHIấN CU Sỏng kin ó s dng cỏc phng phỏp sau - Phng phỏp thng kờ - Phng phỏp phõn tớch, tng hp - Phng phỏp so sỏnh - Phng phỏp iu tra VI.THI GIAN BT U NGHIấN CU V HON THNH TI - Thi gian bt u tỡm hiu, nghiờn cu ti ny ó din t nm hc 2013 -2014 ti c b sung nm, qua quỏ trỡnh dy chuyờn , ụn thi THPT Quc (ụn thi tt nghip, ụn thi i hc, Cao ng) v i tuyn hc sinh gii cp tnh - Bỏo cỏo cp trng thỏng nm 2016 v hon thin thỏng nm 2016 B PHN NI DUNG I C S L LUN Cể LIấN QUAN N TI Quan nim v c hiu c hiu l hot ng c bn ca ngi chim lnh húa Khỏi nim c hiu (comprehension reading) cú ni hm khoa hc phong phỳ cú nhiu cp gn lin vi lớ lun dy hc vn, lớ thuyt tip nhn tõm lớ hc ngh thut, lớ thuyt giao tip thi phỏp hc, tng gii hc bn hc c l mt hot ng ca ngi, dựng mt nhn bit cỏc kớ hiu v ch vit, dựng trớ úc t v lu gi nhng ni dung m mỡnh ó c v s dng b mỏy phỏt õm phỏt õm nhm truyn t n ngi nghe Hiu l phỏt hin v nm vng mi liờn h ca s vt, hin tng, i tng no ú v ý ngha ca mi quan h ú Hiu cũn l s bao quỏt ht ni dung v cú th dng vo i sng Hiu l phi tr li c cỏc cõu hi Cỏi gỡ? Nh th no? Lm th no? c hiu l c kt hp vi s hỡnh thnh nng lc gii thớch, phõn tớch, khỏi quỏt, bin lun ỳng- sai v logic, ngha l kt hp vi nng lc, t v biu t Mc ớch tỏc phm chng, c hiu l phi thy c + Ni dung ca bn + Mi quan h ý ngha ca bn tỏc gi t chc v xõy dng + í , mc ớch + Thy c t tng ca tỏc gi gi gm tỏc phm + Giỏ tr c sc ca cỏc yu t ngh thut + í ngha ca t ng c dựng cu trỳc bn + Th lai ca bn, hỡnh tng ngh thut Lõu dy hc vn, ngi ta thng dựng thut ng l ging vn, phõn tớch vnsong t thay sỏch ó thay bng thut ng c hiu bn õy khụng ch l s thay i v tờn gi m thc cht l s thay i thay i quan nim v bn cht ca mụn vn, c v phng phỏp dy hc v cỏc hot ng tip nhn tỏc phm hc cng cú nhng thay i Theo Giỏo s - Tin s Nguyn Thanh Hựng c hiu l mt khỏi nim khoa hc ch mc cao nht ca hot ng c; c hiu ng thi cng ch nng lc ca ngi c.c hiu l hot ng truy tỡm v gii mó ý ngha bn Cũn vi Giỏo s Trn ỡnh S c hiu bn nh mt khõu t phỏ vic i mi dy hc v thi mụn Ng vn, l yờu cu bc thit i vi vic o to ngun nhõn lc mi cho t nc tin theo cỏc nc tiờn tin Phú giỏo s, tin s Nguyn Th Hnh, da trờn c s ngụn ng hc, khng nh : c hiu l mt hot ng giao tip ú ngi c lnh hi li núi ó c vit thnh bn nhm lm thay i nhng hiu bit, tỡnh cm hoc hnh vi ca chớnh mỡnh, c hiu l hot ng c cho mỡnh 10 Cõu on (2) gii thiu nhng thụng tin gỡ v hnh ng i b xuyờn Vit ca anh Nguyn Quang Thch? (0,5 im) Cõu T ni dung bn, hóy nờu mc tiờu v kt qu t c ca chng trỡnh "Sỏch húa nụng thụn Vit Nam" (0,25 im) Cõu Theo s liu ca B Vn húa - Th thao - Du lch: hin nay, trung bỡnh ngi Vit c 0,8 cun sỏch/nm T thc trng ny, anh/ch hóy nhn xột ngn gn v anh Nguyn Quang Thch v chng trỡnh "Sỏch húa nụng thụn Vit Nam" anh xng Tr li khong 5-7 dũng (0,5 im) c on trớch sau õy v tr li cõu hi t Cõu n Cõu 8: Trờn bói cỏt nhng ngi lớnh o Ngi ghộp bao ni nh nh Chiu ỏo rng vi vt mõy h hng H c ngi nh chum vi hng ma o tỏi cỏt Khúc oan hn trụi dt Tao lon thi bỡnh Giú ct ngang cõy t hóy nhn nhng a v ci Trong bao dung búng mỏt ca ngi Cõy hóy gi bn tay v hỏi qu Vừng gi v nghe li ting i i tỡnh c nghn li Tham vng b ngói kip ngi mong manh (Li ca súng 4, trớch Trng ca Bin, Hu Thnh 2012) Cõu Ch phng thc biu t chớnh ca on th trờn? (0,25 im) Cõu on th vit theo th th gỡ? Theo em, ti tỏc gi li chn th th ú? (0, 5im) Cõu Ch phộp liờn kt c s dng v giỏ tr ca nú on th trờn (0,5 im) Cõu Vit on t n dũng núi lờn suy ngh ca riờng em v hỡnh nh nhng ngi lớnh o (0,25 im) 59 P N - Cõu Ni dung Phong cỏch ngụn ng bỏo Hnh ng i b xuyờn Vit ca anh Nguyn Quang Thch: im 0,25 0,5 -V hnh trỡnh: t H Ni vo TP H Chớ Minh -V thi gian: hnh t ngy mng Tt t Mựi v d kin s hon thnh vo trung tun thỏng 6-2015 -V mc ớch: kờu gi cng ng chung tay nhõn rng t sỏch trng hc, dũng h t s 300 nghỡn t sỏch c xõy dng trờn ton quc vo nm 2017, giỳp hn 10 triu hc sinh nụng thụn cú sỏch c - Mc tiờu: 10 triu tr em nụng thụn cú quyn c sỏch v cú sỏch 0,25 c nh tr em thnh ph - Kt qu t c ca chng trỡnh "Sỏch húa nụng thụn Vit Nam": thc hin thnh cụng nm loi t sỏch, vi hn 3.800 t sỏch c xõy dng, giỳp hn 200 nghỡn ngi dõn nụng thụn, c bit l 100 nghỡn hc sinh nụng thụn cú c hi c 40 u sỏch/nm Thớ sinh nờu c quan im ca bn thõn v anh Nguyn Quang 0,5 Thch v ý ngha ca chng trỡnh "Sỏch húa nụng thụn Vit Nam" Cõu tr li phi cht ch, cú sc thuyt phc - Anh Nguyn Quang Thch: l mt ngi cú tõm huyt vi cng ng, cú lớ tng sng p, bit chm lo cho s phỏt trin ca th h tr, c bit l tr em nụng thụn - Chng trỡnh "Sỏch húa nụng thụn Vit Nam": l mt chng trỡnh thit thc, ý ngha, giỳp cho mi ngi cú nhn thc ỳng hn v sỏch v quan tõm nhiu hn n vic c sỏch Phng thc chớnh: biu cm 0,25 -Th th ca on th: Th loi trng ca, th th t 0,5 60 -Tỏc dng: Th loi trng ca, th th t em n li vit phúng khoỏng, theo dũng cm xỳc ca nh th, khụng ph thuc vo quy tc l li cõu ch ti ca bi th l bin o quờ hng, th th phự hp núi cm xỳc mờnh mang rng ln, phong phỳ ca ti ny Cỏc phộp liờn kt c s dng: 0,5 - Phộp th: nhng ngi lớnh o h - Phộp ip : i - Giỏ tr cỏc phộp liờn kt: Th hin ni dung thng nht ca on trớch núi v hỡnh nh ngi lớnh o bỡnh d, chõn tht nh v nhng k nim quờ nh Thớ sinh vit on nờu c nhng cm nhn ca bn thõn v 0,25 v p ca ngi lớnh o khụng ging on th *Lu ý, cỏc cõu thang im 0,5 im, nu hc sinh lm c ẵ s ý thỡ giỏo viờn cho 0,25 im S C HIU (3,0 im) c on sau v tr li cõu hi t Cõu n Cõu Khi mng xó hi i, nhng ngi c xỳy thng cho rng chc nng quan trng nht ca nú l kt ni Nhng trờn thc t phi chng mng xó hi ang lm chỳng ta xa cỏch hn? Tụi i d ỏm ci, ba tic c chun b chu ỏo, sang trng t khõu tip khỏch, l nghi cho n cỏch chn thc n, loi nhc biu din sut ba tic, chng t bn rt trõn trng khỏch mi Vy m sut bui tic, nhỡn quanh mỡnh õu õu tụi cng thy cú ngi chm chỳ dỏn mt vo mn hỡnh in thoi, m núi tụi cng bit h ang xem gỡ qua cỏch h tỳm tm thnh tng nhúm va ch tr vo chic in thoi va bỡnh lun, núi ci rụm r ()Tr trung cú (s ny chim ụng hn c), tm tm cng cú Núi õu xa, bn tụi cng th, mi ngi xỳm li chp nh ri post lờn Facebook tc thỡ cho nú hot!, mt ngi bo vy (Lờ Th Ngc Vi- Tui tr Online 04/05/2014) 61 Cõu 1: on trờn núi v thc trng gỡ ang ph bin hin ? Cõu 2: Em hóy t nhan cho bi bỏo? Cõu 3: Nhng ngi i d ỏm ci on trờn quan tõm ti iu gỡ ? iu ú trỏi vi s tip ún ca gia ch ? Cõu : Anh / hóy nờu sy ngh ca mỡnh v tỏc hi ca vic lm dng Facebook ? c on th sau v tr li cõu hi t Cõu n Cõu Anh Mõy treo ngang tri nhng cỏnh bum trng Phỳt chia tay, anh trờn bn cng Bin mt bờn v em mt bờn Bin n o, em li du ờm Em va núi cõu chi ri mm ci lng l Anh nh tu, lng súng t hai phớa Bin mt bờn v em mt bờn Ngy mai, ngy mai thnh ph lờn ốn Tu anh buụng neo di chựm xa lc Thm thm nc trụi nhng anh khụng cụ c Bin mt bờn v em mt bờn 1981 (Trớch Th tỡnh ngi lớnh bin - Trn ng Khoa) Cõu on th trờn c vit theo th th no? (0,25 im) Cõu Xỏc nh 02 bin phỏp tu t c tỏc gi s dng hai dũng th: Anh nh tu, lng súng t hai phớa Bin mt bờn v em mt bờn. (0,25 im) Cõu Nhõn vt tr tỡnh on th l ai? Nờu ni dung chớnh ca on th (0,5 im) Cõu Anh/ch hóy nhn xột v dũng th cui cựng mi kh Tr li khong 5-7 dũng (0,5 im) P N - Cõu Ni dung on núi v thc trng: gii tr ngy ang cú nguy c im chỡm vo th gii o ca mng xó hi m quờn i cuc sng thc: ớt quan tõm, trũ chuyn vi nhng ngi xung quanh hn l cp nht thụng tin cỏ nhõn v trao i bng nhng tin nhn, bỡnh 62 luntrờn Facebook Gn mt- cỏch long Nhng ngi i d ỏm ci trung vo chic in thoi: ú, h bỡnh lun v nhng gỡ din trờn Facebook, chp hỡnh ri a lờn Facebook Trỏi vi s tip ún chu ỏo ca gia ch: t khõu tip khỏch, l nghi, chn thc n, loi nhc biu din Nu lm dng Facebook chỳng ta s quờn i cỏc cụng vic khỏc, cú nhng ng s khim nhó dựng Facebook vo nhng thi im khụng hp lý, t ngụn lun, ng ti nhng thụng tin hỡnh nh thiu húa Vit theo th th t 0.25 bin phỏp tu t: so sỏnh ( dũng th Anh nh tu), n 0, 25 d/ip ng (trong cõu Bin mt bờn) Nhõn vt tr tỡnh on th l anh ngi lớnh 0,5 Ni dung chớnh: on th k v phỳt chia tay ca nhõn vt anh, ca tỏc gi vi nhõn vt em lờn ng lm nhim v ca ngi lớnh bin Phỳt giõy ú cú s hũa quyn tỡnh yờu ụi la vi tỡnh yờu quờ hng; ng thi, nhn nh anh khụng cụ c vỡ c sng tỡnh em v tỡnh bin, tỡnh quờ hng Nhn xột v cỏc dũng th cui cựng mi kh: Bin mt bờn v 0,5 em mt bờn Ngh thut: Cú th tr li theo cỏc cỏch: lp cõu/ ip khỳc/ lỏy li/ lp nguyờn ý Ni dung: Nhn mnh tỡnh cm cỏ nhõn hũa vo vo tỡnh cm cng ng *Lu ý, cỏc cõu thang im 0,5 im, nu hc sinh lm c ẵ s ý thỡ giỏo viờn cho 0,25 S C HIU (3,0 im) c kh th sau tr li cõu hi t Cõu n Cõu Cú ni no nh t Nc chỳng ta 63 Vit bng mỏu c ngn chng s Khi gic n ngi quyt t Cho mt ln T Quc c sinh ("T quc Trng Sa" - Nguyn Vit Chin) Cõu on th trờn c trỡnh by theo phong cỏch ngụn ng no? (0,25 im) Cõu Phng thc biu at no c s dng on th? (0,25 im) Cõu Hai cõu th u ca on th tỏc gi s dng bin phỏp ngh thut gỡ? Tỏc dng ca bin phỏp ngh thut ú? (0,5 im) Cõu 4.Anh/ch vit mt on ngn (khong 5-7 dũng) bn v lũng yờu nc ca hc sinh ngy nay? (0,5 im) c on trớch sau õy v tr li cõu hi t Cõu n Cõu : Ting núi l ngi bo v quý bỏu nht nn c lp ca cỏc dõn tc, l yu t quan trng nht giỳp gii phúng cỏc dõn tc b thng tr Nu ngi An Nam hónh din gi gỡn ting núi ca mỡnh v sc lm cho ting núi y phong phỳ hn cú kh nng ph bin ti An Nam cỏc hc thuyt o c v khoa hc ca chõu u, vic gii phúng dõn tc An Nam ch cũn l thi gian Bt c ngi An Nam no vt b ting núi ca mỡnh, thỡ cng ng nhiờn khc t nim hi vng gii phúng ging nũi [] Vỡ th, i vi ngi An Nam chỳng ta, chi t ting m ng ngha vi t chi s t ca mỡnh (Nguyn An Ninh, Ting m - ngun gii phúng cỏc dõn tc b ỏp bc Theo SGK Ng 11, Tp hai, NXB Giỏo dc, 2014, tr 90) Cõu on trớch trờn s dng phộp liờn kt no? (0,25 im) Cõu 2.Trong on trớch, tỏc gi ch yu s dng thao tỏc lp lun no ? (0,5im) Cõu Anh ch gii thớch vỡ ngi vit cho rng: Ting núi l ngi bo v quý bỏu nht nn c lp cỏc dõn tc (0,25 im) Cõu Theo anh/ch l mt ngi hc sinh, chỳng ta cn phi lm gỡ gi gỡn ting m (Vit mt on khong n dũng) (0,5 im) P N - S Cõu Ni dung Phộp ni: s dng quan h t vỡ th ni cỏc cõu Phng thc biu cm, phng thc t s n d: mỏu, s -> ch nhng hi sinh, mt mỏt au thng im 0,25 0,25 0,5 chin tranh gõy Tỏc dng: tỏc gi nhn mnh lch s Vit Nam khụng ch nghi li 64 cỏc s kin chớnh tr ca t nc m cũn ghi bng mỏu ca nhõn dõn, nghi li nhng au thng mt mỏt hi sinh ca c dõn tc nhng cuc chin tranh v quc v i -> ngn trang s Lũng yờu nc ca hc sinh hụm nay: rốn luyn tu dng o c, 0,5 c gng hc t kt qu cao, sng theo o c xó hi, phỏp lut nh nc, sn sng nhp ng Phong cỏch ngụn ng chớnh lun 0,25 Thao tỏc lp lun bỡnh lun 0,5 - Vỡ ting núi cú th giỳp chỳng ta bo lu, ph bin vi cỏc nc 0,25 nhng giỏ tr minh, bn sc húa ca dõn tc mỡnh - Vỡ ỏnh mt ting m l ỏnh mt s t do, c lp dõn tc -> Nờn ting núi (ting m ) giỳp ta bo v nn c lp dõn tc Cú tỡnh cm yờu mn ting m ; s dng (núi v vit) ỳng quy 0,5 tc, chun mc ca ting m lm cho ting núi dõn tc thờm phong phỳ giu p; khụng núi tc chi by lm mt i s sỏng ca ting Vit; khụng lai cng, pha ting núi dõn tc *Lu ý, cỏc cõu thang im 0,5 im, nu hc sinh lm c ẵ s ý thỡ giỏo viờn cho 0,25 im III KT QU P DNG TI Kt qu iu tra nhn thc ca hc sinh Thc hin ý tng ca mỡnh, trờn c s bỏm sỏt chng trỡnh phõn mụn Trong cỏc bi kim tra thng xuyờn v nh kỡ v ngh lun hc ca hc sinh, tụi ó kim tra cõu hi c hiu ng thi tụi ó trao i vi ng nghip v cỏch hng dn hc sinh ụn v dng ny, c cỏc thy cụ ng h v cng nhõn 65 rng cỏc lp, nht l cỏc lp hc chuyờn Vn Sau ba nm ng dng tụi lm phiu thm dũ hc sinh hai lp, kt qu nh sau: Khi cha ụn luyn v rốn k nng c hiu Nm Lp hc Tng s Nm chc lý Nm nm HS iu thuyt, t tin mt phn lý rừ lý thuyt, tra 2014-2015 2015-2016 c Khụng 12A9 12A4 42 38 ln bi thuyt, bit lỳng tỳng SL % lm bi SL % lm bi SL % 9% 16% 15 12 24 19 34% 31% 57% 53% Khi ó ụn luyn v rốn k nng c hiu Nm hc Lp Tng s Nm chc lý Nm c Khụng nm HS iu thuyt, t tin mt phn lý rừ lý thuyt, tra ln bi thuyt, SL lm bi SL % % bit lỳng tỳng lm bi SL % 66 2014-2015 12A9 42 29 69% 12 28% 2015-2016 12A4 38 27 71% 11 29% (Xem ph lc- Cú kốm theo phiu thm dũ) 3% 0% Kt qu cho thy cha hng dn ụn luyn oc hiu, phn ln hc sinh t hiu mt phn lý thuyt nờn lỳng tỳng lm bi Sau tụi tin hnh ụn luyn cho hc sinh lp 12 phn c hiu theo phng phỏp trỡnh by sỏng kin, nhiu hc sinh nm chc ti lp lý thuyt v dng lm c bi Kt qu phiu thm dũ cho thy, sau c ụn luyn phn c hiu, khong 70% hc sinh nm chc lý thuyt, t tin lm bi thi THPT Quc gia iu ú d bỏo cỏc em s lm tt phn c hiu Kt qu im thi THPT Quc gia mụn Vn Kt qu trờn tụi ó thng kờ nm tụi ụn thi THPT Quc gia mụn im thi mụn lp tụi ging dy u vt ch tiờu nh trng t Cú th núi kt qu mụn Vn nhng nm qua ó gúp phn khụng nh trng THPT Dng Qung Hm gi vng c v trớ u THPT ca tnh nh 67 DANH SCH HC SINH I HC - CAO NG NM 2014 LP 12A6 St t H tờn Quờ quỏn M S Nguyn Thựy Linh Hong Th Ngc Huyn Phm th Thanh Dung inh Nam Phng Liờn Ngha Lý Th Tho Liờn Ngha Tõn tin Chu Th Trang Nguyn Th Hng Ngỏt Nguyn Th L Giang Trng trỳng tuyn Kh i H Kinh t - K thut cụng nghip TO N im thi AN VN H Tng 6.25 4.75 4.5 15.5 6.75 7.5 21.25 D 6.5 7.5 21 D 8.5 7.5 25 A1 2.75 7.25 17 D 7.25 7 21.25 D 4.75 3.5 4.5 12.75 TT Vn Giang H Cụng ngh Vit Hung Hc Vin Bỏo Chớ v Tuyờn truyn C 7.25 6.5 19.75 Cao Th Thit Thng li H Kinh doanh cụng ngh D 5.25 2.75 10 Lý Th Thanh Loan Liờn Ngha A1 6.25 2.75 6.5 11 Lý Nh Qunh Liờn Ngha D 5.75 7.25 12 Chu Th Thm Tõn tin Hc vin Qun lý giỏo dc H S phm K thut Hng Yờn H S phm K thut Hng Yờn D 4.25 7.5 16.75 13 Liờn Ngha H Bỏch Khoa H Kinh t - K thut cụng nghip H Kinh t - K thut cụng nghip D 7.25 7.75 7.5 22.5 A1 5.5 4.75 7.5 17.75 A1 6.75 7.25 18 16 Lý Diu Linh Nguyn Ngc Qunh Nguyn Th Thu Trang Nguyn Th Thu Trang D 7.5 20.5 17 Triu Th Võn Anh Liờn Ngha A1 4.25 3.5 6.75 14.5 18 Nguyn Th Hnh Liờn Ngha D 2.25 3.5 6.5 12.25 19 Liờn Ngha 20 Lý Hng Ngỏt Nguyn Th Mai Phng 21 Nguyn Th Thnh Thng li 22 Nguyn Th Tho 23 14 15 Tõn tin Liờn Ngha M S Tõn tin Tõn tin Thng li H Quc gia H Ni Hc Vin Bỏo Chớ v Tuyờn truyn Hc vin Khoa hc quõn s H Kinh t - K thut cụng nghip H Khoa hc Xó hi v Nhõn H H Ni H Ti chớnh - Qun tr kinh doanh H S phm K thut Hng Yờn 12 15.5 20 H TDTT Bc Ninh H Kinh t - K thut cụng nghip G 5.25 3.75 17 D 6.75 3.75 5.5 16 D 6.75 7.25 21 Tõn Tin H Quc Gia H Ni Hc vin chớnh sỏch v phỏt trin A1 2.5 7.25 16.75 Nguyn Th Trang M S i Hc M Thut V 7.75 6.5 22.25 24 Lờ Th Thu Giang Liờn NGha H THng Mi D 5.75 5.5 7.5 18.75 25 Lờ Th Phng Tho Bỡnh Minh H m H Ni A1 6.75 4.5 7.5 18.75 26 Lờ Th Võn Anh Tõn Tin H Vn Húa D 5.75 6.5 18.25 27 Th Ngc Lan M S H Kinh doanh cụng ngh A1 4.75 11.75 28 inh Thỳy Hng Liờn Ngha H Kinh doanh cụng ngh D 3.25 2.75 12 29 Th Hng Thng li H Vn Húa D 5.75 4.75 17.5 Liờn Ngha 68 30 Chu Thi Nhung Tõn Tin H Ti chớnh - Qun tr kinh doanh D 3.5 5.5 4.75 13.75 31 Nguyn Tin t M S H Kinh doanh cụng ngh D 15 32 Chu Thi Thoan Tõn Tin D 4.25 6.5 4.5 15.25 33 Nguyn Th Lc Liờn NGha D 4.25 7.75 14 34 Tõn tin 35 Nguyn Th Uyờn Nguyn Th Thu Hng Hc Vin Qun Lớ GD H S phm K thut Hng Yờn Hc vin nụng nghip vit Nam Liờn Ngha C S Phm TW N 7.5 20.5 36 Nguyn Th Yờn TT Vn Giang C Truyn Hỡnh D 1.5 2.75 9.25 37 Lý Th Hng Thm Liờn Ngha C S phm Hng Yờn D 2.75 4.75 6.5 i hc: 34 D 14.5 14 Cao ng: Mụn Toỏn Mụn Anh Mụn Vn 5.34 6.39 THNG Kấ KT QU THI THPT QUC GIA NM 2015 Lp : 12A9 TT 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 H v tờn im s cỏc bi thi Ng Vt lớ Lấ NGUYấN MINH 3.25 4.75 5.50 O TH LAN ANH NGUYN TH TRM ANH Vế TH ANH 6.75 5.50 7.00 5.00 7.00 5.25 6.00 Bè NGC NH 6.50 6.50 x X LNG THY DNG NGUYN TH HNG GIANG TH THU H 4.75 7.50 5.00 4.00 7.75 8.00 6.00 8.25 3.00 5.25 3.75 3.75 HONG TRUNG H 3.25 7.00 5.25 5.00 NGUYN TH THU H 7.25 7.50 7.25 3.25 NGUYN TH HI NGUYN TH HNG HNH NGUYN TH THU HIN TRIU TH HOA 2.50 6.00 5.75 1.75 7.00 7.50 5.75 5.50 7.25 7.50 7.50 6.50 6.75 6.75 V TH HNG 4.50 7.00 5.00 1.75 THIU TH THY HU 6.25 7.50 7.00 7.50 T QUNH HNG 6.75 7.50 5.75 7.50 PHể TH THU HNG 8.75 7.50 Lấ HONG LAN 8.00 7.00 Bè DIU LINH 6.00 7.00 Lí TH M LINH 6.25 7.25 HONG TH MAI 4.50 6.50 M TH DUNG Húa hc Sinh hc Lch s a lý Ngoi ng Toỏn 1.50 6.25 6.00 6.50 5.00 5.00 4.00 3.50 5.50 x B 5.75 5.75 6.25 7.50 6.75 4.00 3.75 5.75 3.25 8.50 8.50 3.75 69 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 38 38 39 40 41 42 43 44 HONG HNG NGT 6.50 7.50 5.00 4.75 LI TH T NGN 5.50 6.75 5.25 6.75 NGUYN TH NGOAN 6.50 7.00 4.75 3.50 NGUYN TH NHINH 3.50 7.25 4.50 3.75 TH BCH PHNG HONG TH THY QUNH NGUYN TH HNG THI NGUYN THU THY 6.50 7.00 6.50 5.75 7.00 7.50 7.50 8.75 6.00 7.00 4.25 3.25 5.75 6.75 3.50 3.75 TRIU TH THY NGUYN TH MINH THY NGUYN MNH TIN 4.25 6.00 5.50 5.50 5.50 5.75 4.25 7.50 V TH THU TR 3.50 6.00 TH TRANG GIANG TH QUNH TRANG Lấ NGC TRANG 7.50 8.50 6.25 7.50 8.25 7.50 6.50 9.25 6.25 6.50 6.00 4.25 Lấ TH QUNH TRANG NGUYN QUNH TRANG NGUYN TH TRANG 7.00 7.50 5.75 5.50 4.25 6.50 3.75 5.00 7.50 7.75 5.50 6.00 O TH YN 5.00 6.75 5.00 3.75 Lí TH KIM YN 5.75 7.00 TRN HI YN 5.75 6.25 TRUNG BèNH MễN 5.66 6.89 3.50 7.25 5.00 3.00 8.50 2.25 5.50 5.50 4.75 5.50 5.25 4.00 5.03 Theo thng kờ nm hc 2013- 2014 cú 24/37 hc sinh t t 6,5 -> 8,5 im mụn vn, chim 65% Nm 2015 -2016 cú 34/44 hc sinh t t 6,5 -> 8,5 im mụn vn, chim 79% Bng kt qu trung bỡnh mụn cho thy im thi nm sau cao hn nm trc iu ú chng t vic ỏp dng sỏng kin kinh nghim ụn luyn 70 phn c hiu cho hc sinh ó mang li kt qu tt Vỡ cú lm tt phn c hiu cỏc em mi nõng c tng im bi thi ca mỡnh lờn im Khỏ, Gii C PHN KT LUN I Ni dung ý ngha c hiu l mt phn thi bt buc c a vo kỡ thi THPT Quc gia mụn Ng nm 2014 nờn ang l c nhiu thy cụ v hc sinh quan tõm, 71 nht l hc sinh lp 12 Vn l giỏo viờn tõm huyt vi ngh, luụn trn tr lm th no hc sinh yờu thớch mụn vn, lm th no kt qu thi mụn Vn ngy mt nõng cao nờn tụi ó nghiờn cu v la chn ti Hng dn hc sinh ụn luyn phn oc hiu thi THPT Quc gia mụn Ng t kt qu cao Qua ba nm trc tip ụn luyn cho hc sinh lp 12 ca trng THPT Dng Qung Hm, tụi ó ging dy v ỏp dng thnh cụng ti ny Vi cỏc bc thc hin nh hng dn trờn, tụi nhn thy sau giỏo viờn ụn luyn lý thuyt cng nh luyn cho hc sinh cỏc em khụng cũn lung tỳng lm phn c hiu kỡ thi THPT Quc gia Vn bit rng mt thi cú nhiu cõu, cú kt qu cao cũn ph thuc nhiu yu t, ph thuc vo cht lng cỏc cõu khỏc.Tuy nhiờn cõu hi ny chim 3,0/10,0 im vỡ th nú khụng ch l phn g im m nú cũn l phn quyt nh nõng im s ca ton bi Nu hc sinh ch lm tt phn t lun thỡ im ti a cng ch t 6/7 im Nhng nu lm tt cõu hi c hiu hc sinh s cú th t 7, im Vỡ vy giỏo viờn hng dn hc sinh lm tt phn c hiu l rt cn thit v quan Trong nhiu thy cụ, hc sinh ang lung tỳng ụn luyn phn c hiu thỡ sỏng kin kinh nghim ny cú th coi nh cun ti liu hu ớch thỏo g nhng khú khn trờn Sỏng kin cung cp phng phỏp ụn luyn vi mt h thng kin thc lý thuyt bi minh chi tit, thit thc s giỳp cỏc em hc sinh, nht l cỏc em hc sinh lp 12 t tin lm bi thi M cho hc sinh xột tuyn mụn Vn nhiu c hi vo trng i hc hn II Trin vng ca ti ti ó c bn thõn nghiờn cu ba nm v c ỏp dng thnh cụng ti trng THPT Dng Qung Hm Tụi ó chia s kinh nghim ụn luyn phn c hiu cho ng nghip, c mi ngi ng h nhit tỡnh, nhõn rng ng dng, thu 72 li kt qu tt Vỡ vy ti ny cú trin vng cao ti cú th ỏp dng rng rói ton ngnh giỏo viờn ụn luyn cho hc sinh THPT, c bit l cỏc em hc sinh 12 ang chun b bc vo kỡ thi THPT Quc gia III Kin ngh xut oc - hiu bn mt phn thi bt buc thi THPT Quc gia nhng thc t chng trỡnh sỏch giỏo khoa Ng bc THPT cha xut hin mt bi hc riờng giỏo viờn v hc sinh c trang b phng phỏp, k nng dy hc kiu bi ny Vy thit ngh B giỏo dc nhõn kỡ thay sỏch ln ti nờn b sung tit dy v kiu bi oc-hiu cú tớnh c thự vo chng trỡnh sỏch giỏo khoa bc THPT S giỏo dc nờn tip tc t chc lp hun v phng phỏp ụn luyn phn oc- hiu thy cụ ụn luyn cho hc sinh d thi THPT Quc gia mt cỏch bi bn, giỳp hc sinh t tin kỡ thi, em li kt qu hc cao hn Trờn õy l mt vi suy ngh ca cỏ nhõn tụi, vỡ vy khụng th trỏnh nhng thiu sút Tụi rt mong nhn c nhng ý kin úng gúp ca hi ng khoa hc v ng nghip sỏng kin c y , hon thiờn hn Tụi xin trõn trng cm n! Vn Giang, ngy 06 thỏng nm 2016 Ngi vit Lờ Th Qunh Sen 73 ... dạy tiết ôn tập, ôn thi THPT Quốc gia, ôn thi đại học, ôn thi học sinh giỏi III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Học sinh trung học phổ thông, học sinh lớp 12 chuẩn bị thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn Trong. .. ôn thi em học sinh THPT Một số sách phục vụ cho ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn mắt bạn đọc Cuốn Hướng dẫn ôn luyện thi THPT Quốc gia môn ngữ văn, tác giả Lê Quang Hưng, nhà xuất Đại học. .. kinh nghiệm : Hướng dẫn học sinh ôn luyện phần Đọc hiểu đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn đạt kết cao II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đưa đề tài này, thông qua việc hướng dẫn em học sinh ôn luyện kiến thức

Ngày đăng: 19/08/2017, 20:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.4. Các biện pháp tu từ.

  • 1.5. Các phép liên kết (liên kết các câu trong văn bản)

  • 1.6. Phân biệt các thể thơ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan