1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hướng dẫn học sinh ôn luyện để đọc hiểu môn ngữ văn THPT

21 156 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 89,05 KB

Nội dung

Trong SGK Ngữ văn THPT vẫn chưa có một bài học riêng dành cho phần này mà chỉ có một số tiết học hỗ trợ rải rác ở các khối lớp như: Văn bản, Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, Ngữ văn 10, tậ

Trang 1

Nội dung

3 Một số giải pháp ôn luyện đề đọc hiểu 5

3.3 Xác đinh trọng tâm của đề dựa vào các từ khóa, vế câu 73.4 Phân loại câu hỏi quen thuộc thành từng nhóm và một

số mẹo nhỏ tiết kiệm thời gian khi làm bài

8

3.6 Cách diễn đạt, trình bày, định lượng câu trả lời và phân

chia thời gian làm bài

143.7 Hướng dẫn học sinh giải đề minh họa 15

Trang 2

ĐT) đã không ngừng đưa ra những giải pháp mang tính cải tiến như: đổi mớichương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa cáchình thức học cho học sinh…đặc biệt là thay đổi hình thức ra đề thi.

Từ năm 2014, đề thi THPT đã có sự thay đổi căn bản theo hướng đánh giánăng lực học sinh ở mức độ phù hợp Ngày 01/04/2014, Bộ GD & ĐT đã gửicông văn số 1656/ BGDĐT – KTKĐCLGD về việc tổ chức hướng dẫn tổ chứcthi THTP năm 2014, trong đó có nội dung: đề thi Ngữ văn có hai phần đọc hiểu

và làm văn Đề thi tập trung đánh giá hai kĩ năng quan trọng của học sinh: đọchiểu văn bản và tạo lập văn bản Trước những yêu cầu mới của đề thi Ngữ văn,giáo viên và học sinh đều phải có những đổi mới trong cách dạy và học để thíchứng

1.2 Câu hỏi đọc hiểu là hình thức kiểm tra khá mới mẻ với học sinh Dạng đềnày đòi hỏi ở thí sinh khả năng nắm bắt nhanh nhạy và triển khai vấn đề gọngàng, đầy đủ, có trọng tâm trong một thời gian ngắn Đây là điều không hề dễdàng

Đọc hiểu là phần quan trọng chiếm tỉ lệ 3/10 điểm trong đề thi Phần nàykhông mang tính chất phân loại thí sinh nhiều nhưng lại đảm bảo mức điểm cơbản cho một bài thi Có thể nói, đây là cơ hội gỡ điểm cho thí sinh Nếu cácphần còn lại học sinh làm tốt nhưng mất điểm phần đọc hiểu, bài làm cũng chỉđạt khoảng 6,0 điểm Ngược lại, nếu làm tốt phần đọc hiểu, cơ hội đạt điểmtrung bình trở lên của thí sinh là rất khả quan Do đó, việc chú trọng vào kĩ nănggiải đề đọc hiểu là vô cùng cần thiết

1.3 Hiện nay, những tài liệu chuyên sâu hướng dẫn ôn luyện kiểu đề đọc hiểuvẫn chưa nhiều Trong SGK Ngữ văn THPT vẫn chưa có một bài học riêng dành

cho phần này mà chỉ có một số tiết học hỗ trợ rải rác ở các khối lớp như: Văn bản, Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, (Ngữ văn 10, tập 1), Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, Thực hành một số biện pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ (Ngữ văn 10, tập 2), Phong cách ngôn ngữ chính luận, Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng ( Ngữ văn 11 – tập 1), Phong cách ngôn ngữ khoa học (Ngữ văn 12, tập 1)

Đối với một hình thức thi còn mới mẻ, nguồn tư liệu tham khảo chưaphong phú, những quan điểm ra đề và giải đề lại không thống nhất dẫn đến việc

Trang 3

không ít giáo viên ôn thi THPT Quốc gia tỏ ra lúng túng khi hướng dẫn họcsinh làm bài Điều đó ảnh hưởng không ít đến kết quả bài làm của học sinh.1.4 Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy, phần lớn học sinh khó đạt điểm tối

đa trong quá trình giải đề đọc hiểu Các em còn nhiều lúng túng trong cách tiếpcận đề bài và trả lời câu hỏi, đặc biệt là khi tiếp xúc với những cách hỏi lạ,những thuật ngữ mới Đa phần học sinh có xu thế vận dụng máy móc lí thuyết

đã học vào thực hành, chưa có khả năng nhận biết vấn đề đúng, trúng, chưa trìnhbày đúng trọng tâm, còn lan man, xa đề

Trước thực tế đó, tôi đã trăn trở nhiều và tìm tòi, áp dụng một số kinhnghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng giải đề đọc hiểu cho học sinh Trong phạm

vi đề tài này, tôi xin được trình bày một số giải pháp thể góp phần nâng cao kĩnăng luyện tập đọc hiểu môn Ngữ văn cho học sinh THPT

2.Mục đích nghiên cứu:

Khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tôi hướng đến những mục đích sau:

- Giúp học sinh nắm vững kiến thức lý thuyết liên quan đến câu hỏi đọchiểu

- Học sinh có thể nhận diện và phân loại các câu hỏi đọc hiểu theo mức

3 Đối tượng nghiên cứu:

- Học sinh thuộc các khối lớp mà tôi được phân công giảng dạy từ 9/2017đến 5/2019

- Các dạng câu hỏi đọc hiểu và phương pháp ôn luyện

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thực nghiệm (thông qua thực tế dạy học)

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:

- Đề tài này đã hệ thống hóa cụ thể, chi tiết, tương đối đầy đủ từng dạngcâu hỏi đọc hiểu và cách hướng dẫn học sinh giải từng dạng đề

Trang 4

PHẦN II NỘI DUNG.

1.Cơ sở lí luận:

Đọc hiểu là kĩ năng cơ bản của người học để tiếp nhận tri thức, lĩnh hội

văn hóa Sinh thời, giáo sư Hoàng Tuệ xem đó là "kĩ năng của người có văn hóa", "kĩ năng lao động của con người", phải có kĩ năng ấy, "con người mới có thể tham gia vào hoạt động lao động của xã hội hiện đại".

Đọc là dùng mắt để nhận biết các kí hiệu, chữ viết, phát ra âm thanh đểtruyền đạt thông tin đến người nghe và dùng trí óc để lưu lại những nội dung đó.Hiểu là nắm được bản chất của sự vật, hiện tượng, thấy được mối liên hệ giữachúng và vận dụng các kiến thức đó vào thực tiễn đời sống Đọc hiểu là nắm bắtthông tin kết hợp với năng lực tư duy và biểu đạt

Trong môn Ngữ văn ở nhà trường, đọc hiểu là tiếp xúc với văn bản, hiểuđược nội dung ngữ nghĩa, những thông điệp nghệ thuật tác giả gửi gắm vànhững nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật Đây là hoạt động đòi hỏi khả năngnhận biết, cảm thụ vấn đề nhanh nhạy, tinh tế và phát huy được tính sáng tạo của

người học Theo giáo sư Nguyễn Thanh Hùng "Đọc hiểu văn bản là hoạt động truy tìm và giải mã ý nghĩa văn bản”, "đọc hiểu đồng thời cũng chỉ năng lực văn của người đọc".

Câu hỏi đọc hiểu là một phần không thể thiếu trong đề thi THPT Quốc giamôn Ngữ văn Phần này thường chiếm tỉ lệ 1/3 đề thi với mức điểm 3/10, gồm

04 câu, phân theo mức độ khác nhau từ dễ đến khó Đề có thể cho một đoạntrích hoặc một văn bản trọn vẹn bằng văn xuôi hoặc thơ và đưa ra các yêu cầu cụthể Câu hỏi ngắn gọn, thường chỉ có 01 lệnh

2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:

Từ năm 2014 đến nay, khi Bộ GD & ĐT có những thay đổi đáng kể về đềthi Đề đọc hiểu được vận dụng trong nhiều kì thi, dưới nhiều hình thức khácnhau Ở nhà trường, các thầy cô thường ra đề cho học sinh trong các bài kiểm tra

15 phút, 45 phút, các bài thi khảo sát chất lượng thường niên Riêng tỉnh ThanhHóa, trong năm học 2017 – 2018 đã áp dụng hình thức ra đề thi học sinh giỏitheo cấu trúc mới, trong đó câu hỏi đọc hiểu chiếm tỉ lệ 6/20 điểm

Tuy vậy, trong thực tiễn dạy học Ngữ văn ở các trường THPT, giáo viênrất trăn trở với việc ôn luyện đề đọc hiểu cho học sinh Khó khăn lớn nhất đốivới thầy và trò môn Ngữ văn là nguồn tư liệu tham khảo, là những định hướngmang tính thống nhất Phần lớn giáo viên và học sinh phải tham khảo đề và đáp

án trên các trang mạng chưa chính thống Các thầy cô ở các trường, các địaphương trao đổi, học hỏi phương thức ra đề và cách giải đề với nhau Trong cácđợt tập huấn cho giáo viên ôn thi quốc gia, nội dung này cũng thu hút sự quantâm của nhiều người song cũng chỉ mới dừng lại ở mức thảo luận, trao đổi Quan

Trang 5

điểm ra đề và giải đề ở từng giáo viên không giống nhau, dẫn đến việc đánh giábài làm của học sinh còn nhiều khác biệt.

Gần đây, một số cuốn sách hướng dẫn ôn luyện Ngữ văn thi THPT Quốcgia đã ra mắt bạn đọc, phần nào giải đáp nỗi băn khoăn của giáo viên và học

sinh như: Hướng dẫn ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn, tác giả Lê Quang Hưng – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015, cuốn Bộ đề luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn của tác giả Lê Quang Hưng, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2016, Chiến thuật ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn chuyên đề đọc hiểu – nghị luận xã hội – Trịnh Văn Quỳnh – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2017 Gần đây nhất là cuốn Bộ đề luyện thi THPT Quốc gia năm 2020 môn Ngữ văn - Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và cuốn Hướng dẫn ôn tập thi THPT Quốc gia năm 2020 môn Ngữ văn – Trần Thị Mĩ Dung (chủ biên) - NXB Đại học sư phạm TPHCM năm

2020

Tuy nhiên, các tài liệu trên phần lớn chỉ có đề và đáp án mà không cóhướng dẫn cụ thể, chi tiết, có tính hệ thống về lí thuyết và cách giải đề đọc hiểu,

hỗ trợ thiết thực cho hoạt động dạy và học ở nhà trường

Từ thực tiễn giảng dạy với những khó khăn trên, tôi nhận thấy, bản thâncần phải có những tìm tòi, hệ thống một cách đầy đủ, khoa học về những nộidung liên quan đến câu hỏi đọc hiểu

3 Một số giải pháp ôn luyện đề đọc hiểu:

Trong phạm vi đề tài này, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nângcao hiệu quả ôn luyện đề đọc hiểu

Tôi thường dạy học sinh theo từng đơn vị kiến thức, giúp các em nắmđược khái niệm, đặc điểm, thể loại, phạm vi sử dụng Để học sinh có thể ghinhớ dễ dàng kiến thức lí thuyết, tôi thường xuyên kiểm tra bài cũ, yêu cầu các

em tái hiện lại các nội dung cần thiết Trong quá trình chữa đề, tôi kết hợp hỏilại kiến thức tiếng Việt để các em nhớ lại và vận dụng Ngoài ra, tôi còn yêu cầuhọc sinh kẻ bảng hoặc vẽ sơ đồ tư duy cho từng đơn vị kiến thức Cách làm nàygiúp các em dễ dàng nắm được lí thuyết mà không thấy nhàm chán, đơn điệu

Trang 6

Ví dụ 1: Bảng hệ thống kiến thức về các thao tác lập luận.

Các thao tác lập luận Khái niệm, đặc điểm.

1 Giải thích Cắt nghĩa, làm rõ nội hàm của đối tượng

2 Phân tích Chia nhỏ vấn đề thành nhiều khía cạnh, phương diện

Ví dụ 2: Sơ đồ tư duy về các biện pháp tu từ

Hoán dụ (khái niệm, tác dụng) Chơi chữ

Nhân hóa Điệp từ Ẩn dụ

Học sinh có thể trình bày sơ đồ của mình, chi tiết hoặc sơ lược trước lớp

và nhắc lại khái niệm, tác dụng của từng biện pháp

3.2 Phân biệt mức độ khó dễ của đề.

Trong đề thi Ngữ văn, câu hỏi đọc hiểu thường được sắp xếp theo cácmức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng Tôi thường hướng dẫn học sinh nhậndiện mức độ khó dễ của đề để có cách làm phù hợp và phân lượng thời gian làmbài hợp lí Đối với những câu hỏi dễ như nhận biết, học sinh phải làm nhanh, tiếtkiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác, đặc biệt là các câu hỏi vềkiến thức tiếng Việt hoặc các câu lấy ngữ liệu trong văn bản.Với câu hỏi ở mức

CÁC BIỆN PHÁP

TU TỪ.

Trang 7

thông hiểu, học sinh cũng không nên làm quá dài, chỉ tập trung vào các nội dungtrọng tâm Còn ở các câu hỏi vận dụng, học sinh có thể đầu tư thời gian nhiềuhơn, tìm được những phương án trả lời hiệu quả

Ví dụ: Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

“Ta hỏi một con chim: Ngươi cần gì? Chim trả lời: Ta cần bay Một con chim được ăn kê béo trong lồng sẽ trở thành con gà bé bỏng tội nghiệp và vô dụng Ta hỏi một dòng sông: Ngươi cần gì? Sông trả lời: Ta cần chảy Một dòng sông không chảy sẽ trở thành vũng nước khô cạn dần rồi biến mất Ta hỏi một con tàu: Ngươi cần gì? Con tàu trả lời: Ta cần được ra khơi Một con tàu không ra khơi chỉ là vật biết nổi trên mặt nước và sẽ chìm dần theo thời gian.

Ta hỏi một người: Ngươi cần gì? Con người trả lời: Ta cần được lao động trong sáng tạo.

(Trích Những câu hỏi không lãng mạn – Nguyễn Quang Thiều)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính đoạn trích trên (mức độ nhận

biết)

Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của các hình ảnh: con chim, con

tàu, con sông? (mức độ thông hiểu)

Câu 3: Anh/chị có đồng tình với quan điểm Một con chim được ăn kê béo trong

lồng sẽ trở thành con gà bé bỏng tội nghiệp và vô dụng không? Tại sao? (mức

độ vận dụng)

Câu 4: Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? (mức độ

vận dụng)

3.3 Xác định trọng tâm của đề dựa vào các từ khóa, các vế câu.

Một trong những nguyên tắc quan trọng khi giải đề đọc hiểu là “hỏi gì,đáp nấy” Tuy nhiên, nhiều học sinh thường viết lan man, xa đề Nguyên nhânchính là do các em chưa xác định rõ trọng tâm của câu hỏi, không nắm được vấn

đề chính mình sẽ trả lời là gì Bởi vậy, việc hướng dẫn học sinh xác định đúngyêu cầu của câu hỏi là rất cần thiết

Trong quá trình ôn luyện, tôi thường hướng dẫn học sinh xác định đề dựavào các từ khóa, các vế trong câu hỏi Yêu cầu chính của đề bài thường tậptrung ở các từ ngữ, vế câu quan trọng Đó là chìa khóa, giúp học sinh giải quyết

đề bài Việc hiểu những tín hiệu ngôn ngữ này giúp các em trả lời đúng hướng,không lạc ý Học sinh có thể gạch chân dưới các từ ngữ này để phân tích đề

Ví dụ: Trong đề đọc hiểu về trích đoạn Những câu hỏi không lãng mạn của

Nguyễn Quang Thiều vừa nêu ở mục 3.2 (trang 7), tôi hướng dẫn học sinh xácđịnh đề như sau:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính đoạn trích trên

Câu hỏi trên yêu cầu học sinh nêu phương thức biểu đạt chính, nghĩa làchỉ cần nêu một phương thức nổi bật Học sinh có thể căn cứ vào đặc điểm ngôn

Trang 8

ngữ của đoạn trích (kể về một cuộc đối thoại giữa tác giả và các sự vật, đối tượng) hoặc kết hợp với phương pháp loại trừ để tìm ra phương thức biểu đạt phù hợp (tự sự)

Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của các hình ảnh: con chim, con tàu, con sông?

Từ khóa gợi ý cho câu trả lời là những từ ngữ in đậm “Hiểu như thế nào

về ý nghĩa”, tức là đề yêu cầu học sinh phải giải thích, cắt nghĩa các hình ảnh:

con chim, con tàu, con sông trong văn bản Các em phải nêu được nghĩa trựctiếp và nghĩa hàm ẩn của các hình ảnh trên, gắn với ý nghĩa của văn bản

Câu 3: Anh/chị có đồng tình với quan điểm Một con chim được ăn kê béo

trong lồng sẽ trở thành con gà bé bỏng tội nghiệp và vô dụng không? Tại sao?

Câu hỏi trên yêu cầu học sinh bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến được

nêu trong đề (từ khóa là: có đồng tình không, con chim được ăn kê béo trong lồng, con gà bé bỏng tội nghiệp và vô dụng) Câu hỏi gồm hai yêu cầu, gắn với

hai vế: nêu quan điểm và lí giải tại sao Tuy nhiên, việc lí giải cần gắn với ýnghĩa của đoạn trích Nếu chỉ dừng ở lập luận về tập tính của loài chim là chưa

đủ mà phải gắn với thông điệp về con người Đây mới là điều mà tác giả muốngửi gắm trong văn bản

3.4 Phân loại câu hỏi quen thuộc thành từng nhóm và một số mẹo nhỏ tiết kiệm thời gian khi làm bài.

Trong mỗi đề đọc hiểu thường có những câu hỏi quen thuộc Tuy nhiên,

để học sinh có được kĩ năng giải đề thành thạo, tôi thường chia các câu hỏi nàythành nhóm và hướng dẫn học sinh cách trả lời cho từng dạng cụ thể

3.4.1 Nhóm 1: Câu hỏi nhận biết liên quan đến kiến thức tiếng Việt và văn học

Những câu hỏi này thường yêu cầu học sinh xác định phương thức biểuđạt, biện pháp tu từ, phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, thể thơ, các kiểuđoạn văn, các đơn vị cú pháp, đề tài, phương thức trần thuật, ngôi kể…Để làmtốt kiểu câu này, học sinh phải trang bị cho mình kiến thức lí thuyết đầy đủ, chắcchắn Tôi cũng hướng dẫn học sinh một số mẹo nhỏ để tiết kiệm thời gian khilàm bài như sau:

* Đối với trường hợp đề có các từ: chủ yếu, chính, những, các, một số…

học sinh cần đọc kĩ để nêu một hoặc nhiều đơn vị kiến thức Các em chỉ nêu màkhông cần lí giải tại sao

* Khi xác định phương thức biểu đạt, học sinh có thể dùng phương pháploại trừ, nếu đáp án này không chắc chắn, chọn đáp án khác thích hợp hơn

* Khi xác định phong cách ngôn ngữ, học sinh có thể dựa vào thể loạihoặc nguồn trích dẫn văn bản và đặc điểm ngôn ngữ của văn bản

Trang 9

- Phép điệp thường có các từ ngữ, kiểu câu lặp lại.

* Khi xác định các kiểu đoạn văn, học sinh có thể dựa vào các câu chủ đề:

- Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn: đoạn diễn dịch

- Câu chủ đề ở cuối đoạn: đoạn quy nạp

- Đoạn văn có hai câu chủ đề: đoạn tổng phân hợp

- Đoạn văn không có câu chủ đề: đoạn móc xích hoặc song hành

3.4.2 Nhóm 2 Những câu hỏi nhận biết lấy ngữ liệu từ văn bản.

Đối với những câu hỏi này, tôi thường lưu ý học sinh về dấu hiệu nhận

diện qua các cụm từ quen thuộc như: vì sao tác giả cho rằng; trong đoạn trích, tác giả đã khẳng định; tìm các từ ngữ, hình ảnh …

Cách làm đơn giản với những câu hỏi này là trích dẫn nguyên văn phầnngữ liệu thích hợp vào bài làm Nếu ngữ liệu quá dài, học sinh có thể tóm tắtngắn gọn và diễn đạt theo cách của mình, tuy nhiên phải đảm bảo nội dungchính Các em cần chọn lọc các từ ngữ, hình ảnh, câu văn để trả lời, khôngtrích dẫn thừa ngữ liệu

3.4.3 Nhóm 3 Câu hỏi thông hiểu.

Dạng câu hỏi này thường yêu cầu học sinh giải thích ý nghĩa hình ản, từngữ, ý kiến hoặc nêu nội dung chính của văn bản, có khi nhận xét về thái độ,hành vi được nêu ra trong văn bản, nêu tác dụng của biện pháp tu từ…

Tôi thường lưu ý học sinh về dấu hiệu nhận biết của dạng câu hỏi này

thông qua các cụm từ quen thuộc: anh/chị hiểu thế nào, hãy cắt nghĩa, hãy nêu nội dung chính của văn bản, thông điệp chính mà tác giả gửi gắm trong văn bản

Trang 10

là gì, nêu cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ, nêu thái độ của người viết, phân tích giá trị của biện pháp tu từ…

Để trả lời dạng câu hỏi này, tôi trang bị cho học sinh một số mẹo nhỏ nhưsau:

- Khi giải thích ý nghĩa của hình ảnh, từ ngữ, câu văn trong văn bản, họcsinh nên đặt ngữ liệu vào văn cảnh cụ thể Các em có thể huy động các từ cùngtrường nghĩa để làm sáng tỏ nội hàm của khái niệm Học sinh cần chú ý đến nộidung ngữ nghĩa và nội dung hàm ẩn của khái niệm, có thể đi từ giải thích cụ thểđến giải thích khái quát nếu cần

- Khi xác định nội dung chính của văn bản, học sinh cần căn cứ vào câuchủ đề, các từ khóa (thường lặp lại trong văn bản ở những vị trí khác nhau)… đểthâu tóm vấn đề Đối với các thể loại mang tính chủ quan như: thơ, nhật kí, hồikí…, học sinh cần chú ý đến tình cảm, thái độ của người viết

- Khi nêu tác dụng của biện pháp tu từ, học sinh cần đặt ngữ liệu vào văncảnh cụ thể, gắn với chủ đề của văn bản để thấy rõ giá trị của biện pháp đó ởphương diện nội dung Ngoài ra, các em cũng cần nêu giá trị của biện pháp tu từ

ở phương diện nghệ thuật Hầu hết các biện pháp tu từ thường tạo cách diễn đạtsinh động, hấp dẫn, lôi cuốn Giáo viên cần lưu ý học sinh về một số biện pháp

tu từ có tác dụng đặc biệt về hình thức như: phép điệp thường tạo tính nhạc; nóiquá, chơi chữ thường tạo cách nói ấn tượng…

Ví dụ:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Chúng ta thường đặt mục tiêu cho một nghề nghiệp cụ thể vì ấn tượng với thành tích của những người xuất sắc nhất trong ngành nghề đó Tham vọng của chúng ta có thể hình thành từ sự ngưỡng mộ dành cho người kiến trúc sư đã dựng nên một sân bay mới tuyệt đẹp cho thành phố, hay từ việc theo dõi những cuộc giao dịch liều lĩnh và bạo dạn của một nhà quản lý vốn giàu có nhất Wall Street, từ việc đọc những phân tích của một tiểu thuyết gia văn học nổi tiếng hay thưởng thức các món ăn đậm đà hương vị tại nhà hàng do một đầu bếp từng đoạt giải mở Chúng ta thường xây dựng những kế hoạch nghề nghiệp của mình dựa trên sự hoàn hảo.

Sau khi được những bậc thầy này truyền cảm hứng, chúng ta tự đi những bước đầu tiên và khó khăn bắt đầu từ đây Những gì chúng ta cố gắng thường rơi vào dưới mức chuẩn so với những gì đã nhen nhóm lên tham vọng ban đầu.

Chúng ta bị mắc kẹt trong một nghịch lý khó chịu: trong khi những tham vọng của chúng ta được đốt lên bởi sự vĩ đại, ưu tú, thì tất cả những điều chúng

ta nhận thức về bản thân lại chỉ ra thể hiện một sự kém cỏi từ bẩm sinh Chúng

ta đã rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa cầu toàn… Và càng ngày quan điểm của

Ngày đăng: 10/07/2020, 10:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Phương pháp dạy học văn – Phan Trọng Luận - NXB ĐH Quốc gia Hà Nội – 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học văn
Nhà XB: NXB ĐH Quốc gia Hà Nội –1999
3.Hướng dẫn ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn, tác giả Lê Quang Hưng – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn, tác giả Lê QuangHưng
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015
4. Bộ đề luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn của tác giả Lê Quang Hưng, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ đề luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn
Nhà XB: nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
5. Bộ đề luyện thi THPT Quốc gia năm 2020 môn Ngữ văn - Đỗ Ngọc Thống chủ biên, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ đề luyện thi THPT Quốc gia năm 2020 môn Ngữ văn
Nhà XB: nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
6. Chiến thuật ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn chuyên đề đọc hiểu – nghị luận xã hội – Trịnh Văn Quỳnh – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến thuật ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn chuyên đề đọc hiểu – nghịluận xã hội
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2017
7. Hướng dẫn ôn tập thi THPT Quốc gia năm 2020 môn Ngữ văn – Trần Thị Mĩ Dung (chủ biên) - NXB Đại học sư phạm TPHCM năm 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn ôn tập thi THPT Quốc gia năm 2020 môn Ngữ văn –
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm TPHCM năm 2020
1. Ba bộ sách giáo khoa và SGV Ngữ văn 10, 11,12 hiện hành – NXB Giáo dục Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w