1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giúp học sinh lớp 12 nâng cao năng lực giải dạng đề đọc hiểu môn ngữ văn trong kì thi THPT quốc gia

22 554 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 344,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 12 NÂNG CAO NĂNG LỰC GIẢI DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÚP HỌC SINH LỚP 12 NÂNG CAO NĂNG LỰC GIẢI DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN TRONG

KÌ THI THPT QUỐC GIA

Người thực hiên: Lưu Thị Tâm Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn SKKN thuộc môn: Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM : 2016

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

1 MỞ ĐẦU……… 1

- Lí do chọn đề tài……… 1

- Mục đích nghiên cứu……… 1

- Đối tượng nghiên cứu……… 2

- Phương pháp nghiên cứu……… 2

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM……… 2

2.1 Cơ sở lí luận……… 2

2.1.1 Cơ sở của việc dạy bộ môn……… 2

2.1.2 Cơ sở của việc nắm kiến thức, kĩ năng………2

2.2 Thực trạng của vấn đề……….3

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 3

2.3.1 Khái niệm và mục đích đọc hiểu văn bản 3

2.3.2 Phạm vi và yêu cầu của phần đọc – hiểu trong kì thi THPTQG 4

2.3.3 Cách thức làm bài phần đọc hiểu 5

2.4 Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 15

3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 3

ai quan tâm đến nền giáo dục của nước nhà cũng có thể thấy Một trong nhữngnguyên nhân dẫn đến tình trạng là do sự lên ngôi của công nghệ giải trí, kéo theocông nghệ nghe nhìn, làm văn hóa nghe nhìn chiếm ưu thế, văn hóa đọc bị suygiảm, dẫn tới học sinh không thích học văn Một nguyên nhân nữa xuất phát từviệc con người ngày nay dường như thực dụng hơn trước Con cái định thi khốinào, trường gì, bố mẹ đều định hướng Thực tế nhiều thầy cô dạy văn cũngkhông định hướng cho con thi vào Khoa văn bởi môn này không hứa hẹn gì vềđời sống cao, công việc tốt Trước thực trạng đó, để nâng cao hơn nữa chấtlượng dạy học, cải thiện tình hình thực tế cùng với những đổi mới về phươngpháp giảng dạy thì việc đổi mới trong hình thức kiểm tra đánh giá kết quả họctập của học sinh là vô cùng quan trọng Đổi mới kiểm tra, đánh giá sẽ tạo độnglực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng, bảođảm thực hiện mục tiêu giáo dục

Bắt đầu từ năm học 2014 - 2015, học sinh trung học toàn quốc bắt đầu thựchiện kì thi THPT quốc gia, trong đó môn Văn là một trong ba môn bắt buộc Kếtquả của kì thi là căn cứ giúp các em được công nhận tốt nghiệp và còn là cơ hội

để xét tuyển vào các trường Đại học, cao đẳng Kết cấu đề thi môn Ngữ văngồm 2 phần: Đọc hiểu và phần làm văn, trong đó phần đọc hiểu chiếm khoảng

30% số điểm toàn bài Đây là một phần quan trọng và có khả năng rất cao sẽ

quyết định tới điểm thi toàn bài, từ đó ảnh hưởng tới kết quả thi THPT Quốc gia.Hiện tại chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn học sinh làm bài thi THPT quốc giamôn Ngữ văn, đặc biệt là phần đọc hiểu chính thức của bộ giáo dục Mới chỉ cómột cuốn “Bộ đề Ngữ văn chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia” do Nguyễn DuyKha làm chủ biên của NXBGD Việt Nam Do vậy học sinh không khỏi lúngtúng trong việc định hướng các nội dung trọng tâm và cách thức làm bài

Vì vậy, vấn đề làm thế nào để có thể nâng cao kết quả thi THPT quốc giamôn Ngữ Văn đặc biệt là nâng cao năng lực giải dạng đề đọc hiểu cho học sinhlớp 12 thật sự là vấn đề thiết yếu và được quan tâm hàng đầu hiện nay

Trong quá trình giảng dạy bản thân đã không ngừng học hỏi, tích lũy kinhnghiệm hay để có thể áp dụng trong thực tế Việc ôn thi THPT quốc gia năm học

2014 – 2015 cũng đã có những kết quả nhất định

Trang 4

Xuất phát từ lí do trên, tôi chọn đề tài “Giúp học sinh lớp 12 nâng cao năng lực giải dạng đề đọc hiểu môn Ngữ văn trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia”.

- Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm:

+ Giúp học sinh lớp 12 có thêm được các kiến thức và kỹ năng cơ bản

trong ôn tập môn Ngữ văn phần “giải đề đọc hiểu”, giúp các em ôn luyện, phân

loại các dạng bài và có các phương pháp tối ưu để giải các dạng bài này

+ Tìm cho mình một phương pháp để tạo ra các phương pháp giảng dạy phùhợp với đối tượng học sinh nơi mình công tác, tạo ra không khí hứng thú, giúpcác em đạt kết quả cao trong các kỳ thi

+ Nâng cao chất lượng học tập bộ môn, góp phần nâng cao kết quả trong kìthi THPT quốc gia sắp tới

+ Mong muốn được HĐKH các cấp nhận xét, đánh giá, ghi nhận kết qủa nỗlực của bản thân giúp cho tôi có nhiều động lực mới hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao

- Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài đi vào nghiên cứu phần đọc hiểu trong bộ môn Ngữ văn

- Phương pháp nghiên cứu: Để triển khai đề tài“Giúp học sinh lớp 12

nâng cao năng lực giải đề đọc hiểu bộ môn Ngữ văn trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia” tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại: Đây là phương pháp quantrọng để khảo sát các nội dung mà đề thi hướng tới

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích những dạng đề cụ thể đểhướng dẫn học sinh cách làm bài Phương pháp này được sử dụng như mộtphương pháp chính trong quá trình thực hiện đề tài

- Phương pháp đối chiếu so sánh: Đối chiếu so sánh mức độ tiến bộ của họcsinh trước và sau khi áp dụng đề tài

Những phương pháp trên sẽ được chúng tôi sử dụng đan xen trong quá trìnhnghiên cứu

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lí luận

2.1.1.Cơ sở của việc dạy học bộ môn:

Dạy học là một tác động hai chiều giữa giáo viên và học sinh, trong đó họcsinh là chủ thể của quá trình nhận thức, còn giáo viên là người tổ chức các hoạtđộng nhận thức cho học sinh Nếu giáo viên có phương pháp tốt thì học sinh sẽnắm kiến thức dễ dàng, có thể giải quyết tốt các dạng đề và ngược lại

2.1.2.Cơ sở của việc nắm kiến thức, kĩ năng

- Về mặt kiến thức: Học sinh phải nắm được các đơn vị kiến thức cơ bản

trong sách giáo khoa, trong giờ giảng văn Đó là nền tảng cơ bản để các em pháttriển tư duy, nâng cao năng lực cảm thụ văn học

- Về kĩ năng: Học sinh biết vân dụng kiến thức đã học trong các giờ văn để

giải các dạng đề từ đơn giản đến phức tạp, từ tái hiện kiến thức đến vận dụngkiến thức Điều đó đòi hỏi học sinh phải được ôn luyện trong suốt quá trình dài

Trang 5

Việc học của học sinh cần được chú ý ở ba mức độ: nhận biết, thông hiểu và vậndụng Trong đó mức độ vận dụng đòi hỏi học sinh phải có tố chất, có kĩ năngtổng hợp lại, sắp xếp lại các ý, các phần để phân thành các dạng đề, kiểu đề từ

đó có cách giải quyết phù hợp

2.2 Thực trạng của vấn đề

- Việc học của học sinh: Thực tế cho thấy, học sinh hiện nay ít mặn mà với

các môn xã hội, trong đó có môn văn nguyên nhân một phần do xu thế xã hội.Các em học văn chỉ với tính chất đối phó, ít em có năng khiếu thực sự

- Việc thi cử: Trong đề thi THPT quốc gia gần đây dạng đề đọc hiểu là

dạng đề đòi hỏi học sinh không chỉ nắm kiến thức cơ bản của bài mà còn phải cókiến thức về phân môn tiếng Việt, phân môn làm văn

- Trong thực tế giảng dạy: Tôi nhận thấy học sinh thường lúng túng trong

việc giải quyết các yêu cầu của đề nhất là nhận diện các biện pháp tu từ, cácphong cách ngôn ngữ văn bản, các phương thức biểu đạt, lúng túng trong việcviết đoạn văn…

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Hướng dẫn giải đề đọc hiểu trong môn ngữ văn

2.3.1 Khái niệm và mục đích đọc hiểu văn bản:

2.3.1.1 Khái niệm:

Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu vàchữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sửdụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe

Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượngnào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung và

có thể vận dụng vào đời sống Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi: Cái gì? Nhưthế nào? Làm thế nào?

Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt.

2.3.1.2 Mục đích:

Trong tác phẩm văn chương, đọc hiểu là phải thấy được:

+ Nội dung của văn bản

+ Mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xây dựng

+ Ý đồ, mục đích?

+ Thấy được tư tưởng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm

+ Giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật

+ Ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúc văn bản

+ Thể lọai của văn bản ? Hình tượng nghệ thuật ?

Trang 6

+ Tổ chức phân loại đối tượng học sinh, đặc biệt chú ý đến đối tượng có lựchọc còn yếu.

+ Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm cho học sinh

2.3.1.4 Thời gian tiến hành: Giáo viên rèn luyện hàng ngày trên lớp, trong

các buổi học thêm, học bồi dưỡng, phụ đạo

2.3.2 Phạm vi và yêu cầu của phần đọc – hiểu trong kì thi THPTQG 2.3.2.1 Phạm vi:

- Văn bản đưa ra làm ngữ liệu có thể là văn bản văn học ( thơ/ văn xuôi), cóthể văn bản đó nằm trong chương trình chính khóa/ đọc thêm hoặc là những vănbản nằm ngoài chương trình

- Văn bản đưa ra làm ngữ liệu có thể là những văn bản nhật dụng trong đờisống hàng ngày

Kiến thức về từ:

- Nắm vững các từ loại cơ bản: Danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, hư từ, thán

từ, từ láy, từ ghép, từ thuần Việt, từ Hán Việt Các loại từ: từ đơn, từ ghép, từláy……

- Hiểu được các loại nghĩa của từ: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩachuyển, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái…

Kiến thức về câu:

- Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp

- Các loại câu phân loại theo mục đích nói (trực tiếp, gián tiếp)

- Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định,…

- Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghịluận

- Các phương thức trần thuật:

+ Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (lời trực tiếp)

+ Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình

+ Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu minh, nhưng điểmnhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật

- Các phép liên kết : Phép thế, phép lặp, phép nối, phép liên tưởng, phép

tương phản, phép tỉnh lược…

Trang 7

- Các hình thức lập luận của đọan văn: Diễn dịch, song hành, qui nạp, mócxích…

- Các thể thơ, đặc trưng của các thể loại thơ: Lục bát, song thất lục bát, thấtngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, thơ tự do, thơ ngũ ngôn, thơ 8 chữ…

2.3.2.2 Yêu cầu cơ bản của phần đọc – hiểu

Phần đọc hiểu có 3 mức độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (vận dụngthấp, vận dụng cao)

- Cấp độ nhận biết yêu cầu các em phải nhận diện được những vấn đề sauđây:

1 Nhận diện phương thức biểu đạt

2 Nhận diện phong cách ngôn ngữ

3 Nhận diện thể thơ (nếu ngữ liệu đọc hiểu là văn bản/đoạn trích thơ ca)

4 Nhận diện các hình thức ngôn ngữ

5 Nhận diện các phương thức trần thuật

6 Nhận diện các kiểu câu

7 Nhận diện các biện pháp nghệ thuật

8 Nhận diện các phép liên kết

9 Nhận diện được các thao tác lập luận

10 Nhận diện các lỗi về chính tả, diễn đạt

- Cấp độ thông hiểu đề bài yêu cầu các em phải giải quyết được những yêucầu sau:

1 Hiểu được nội dung chính của văn bản/ chủ đề của văn bản (Văn bản đềcập đến nội dung gì? Nội dung đó được thể hiện bằng những ý chính nào? Tómtắt ngắn gọn văn bản đó)

2 Nếu văn bản không có nhan đề thì đề bài có thể sẽ yêu cầu các em đặtcho nó một nhan đề phù hợp với nội dung

3 Trả lời được các câu hỏi vì sao?

4 Xác định được nhịp thơ (nếu văn bản ngữ liệu là văn bản thơ)

5 Xác định giọng điệu chính của văn bản (Nếu văn bản dùng đọc hiểu làvăn bản nghị luận)

Cấp độ vận dụng HS phải giải quyết được các yêu cầu sau:

1 Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ

2 Phân tích dụng của nhịp thơ

3 Phân tích tác dụng, ý nghĩa của một số từ ngữ đặc biệt

4 Viết một đoạn văn liên quan đến nội dung của văn bản

Trang 8

ngoài sách, hoặc các nguồn khác…); thể loại văn bản được trích dẫn là gì (vănxuôi, thơ, các loại văn bản khác); văn bản được trích dẫn thuộc phong cách ngônngữ nào; có tất cả mấy câu hỏi trong yêu cầu, mỗi câu hỏi có mấy ý cần trả lời;nội dung yêu cầu của từng câu hỏi ra sao, mỗi nội dung đó cách trả lời như thếnào.

Tiếp theo là xác định số câu hỏi, số vế trong từng câu hỏi, mức điểm từngcâu, từng vế Chú ý các từ “những”, “các” trong câu hỏi bao giờ cũng bao hàm

từ 2 ý trở lên Lưu ý đến các chi tiết ngoài lề của văn bản như: nhan đề, tác giả,nguồn, năm ra đời thường ở cuối văn bản) Xác định xem văn bản gồm baonhiêu đoạn, bao nhiêu câu Phân tích sự liên quan của các câu hỏi vì có thể có sựgợi ý trả lời trong câu sau cho câu trước

Từ sự nhận biết trên, học sinh sẽ định hướng được cách làm bài để đáp ứng

cả yêu cầu hình thức lẫn nội dung Về hình thức, chữ viết phải rõ ràng, cách trảlời phải theo từng yêu cầu đề, không được trả lời chung chung Mỗi câu phảitách bạch bằng việc đánh số câu tương ứng với số câu trong đề, trả lời trọn vẹnnhững ý đã hỏi Khi hết câu phải xuống đoạn đánh số và trả lời câu hỏi khác.Chú ý phần này không viết thành đoạn, bài văn dài dòng mà chỉ trả lời ngắn gọn,đúng trọng tâm Tùy theo câu hỏi mà có thể trả lời bằng một đoạn văn hoặc bằngnhững ý gạch đầu dòng cho tương ứng Về nội dung phải trả lời đúng với yêucầu câu hỏi, sát nghĩa, sâu và mang tính khoa học Không được hỏi một đằng trảlời một nẻo, hỏi hai vấn đề nhưng chỉ trả lời một, cũng không trả lời câu nàychưa xong lại sang câu khác Về thời gian trình bày, do câu đọc hiểu chỉ 30%tổng số điểm bài thi nên học sinh cần phân bố lượng thời gian làm bài câu nàykhoảng 45 đến 50 phút trở lại cho phù hợp với lượng thời gian 180 phút của toànbài Tránh tình trạng sa vào câu này mà ảnh hưởng đến thời gian làm câu khác

2.3.3.2 Vận dụng giải một số đề cụ thể

Ví dụ 1: Đề thi THPT quốc gia năm 2015

PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

1 Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Chúng tôi đứng đây trần trụi giữa trờiCho biển cả không còn hoang lạnhĐứa ở đồng chua

Đứa vùng đất mặnChia nhau nỗi nhớ nhàHoàng hôn tím ngát xa khơiChia nhau tin vui

Về một cô gái làng khểnh răng, hay hátVầng trăng lặn dưới chân lều bạt

Hắt lên chúng tôi nhếnh nhoáng vàngChúng tôi coi thường gian nan

Dù đồng đội tôi, có người ngã trước miệng cá mập

Có người bị vùi dưới cơn bão dữ tợnNgày mai đảo sẽ nhô lên

Trang 9

Tổ quốc Việt Nam, một lần nữa nối liềnHoàng Sa, Trường Sa

Những quần đảo long lanh như ngọc dátNói chẳng đủ đâu, tôi phải hát

Một bài ca bằng nhịp trái tim tôiĐảo à, đảo ơi!

(Đảo Thuyền Chài, 4 – 1982 Trích Hát về một hòn đảo Trần Đăng Khoa, Trường Sa, NXB Văn học, 2014, tr.51)

-Câu 1 Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 Cuộc sống gian khổ và hiểm nguy trên đảo của người lính đượcmiêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

Câu 3 Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câuthơ: Những quần đảo long lanh như ngọc dát

Câu 4 Đoạn thơ đã gợi cho anh/chị tình cảm gì đối với những người línhđảo? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

2 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:

Hội chứng vô cảm hay nói cách khác là căn bệnh trơ cảm xúc trước niềmvui, nhất là nỗi đau của người khác, vốn là một mặt trong hai phương diện cấutrúc bản chất Con - Người của mỗi sinh thể người Tính “con” và tính “người”luôn luôn hình thành, phát triển ở mỗi con người từ khi lọt lòng mẹ cho đến khinhắm mắt xuôi tay Cái thiện và cái ác luôn luôn song hành theo từng bước đi,qua từng cử chỉ, hành vi của mỗi con người trong mối quan hệ với cộng đồng,với cha mẹ, anh chị em, bạn bè, bà con làng xóm, đồng bào, đồng loại Trongcuộc hành trình lâu dài, gian khổ của một đời người, cái mất và cái được khôngphải đã được nhận ra một cách dễ dàng Mất một đồng xu, một miếng ăn, mấtmột phần cơ thể, mất một vật sở hữu, con người nhận biết ngay Nhưng cónhững cái mất, cái được nhiều khi lại không dễ gì cảm nhận được ngay Nhườngbước cho một cụ già cao tuổi, nhường chỗ cho bà mẹ có con nhỏ trên tàu xe chậtchội, biếu một vài đồng cho người hành khất, có mất có được nhưng khôngphải ai cũng đã nhận ra cái gì mình đã thu được; có khi là sự thăng hoa trongtâm hồn từ thiện và nhân ái Nói như một nhà văn lớn, người ta chỉ lo túi tiềnrỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần Tôimuốn đặt vấn đề là cùng với sự báo động những hiểm họa trông thấy, cần báođộng cả hiểm họa không trông thấy hay khó trông thấy Hiện nay đã có quánhiều dấu hiệu và sự kiện trầm trọng của hiểm họa vô cảm trong xã hội ta, nhất

là trong tuổi trẻ Bạo lực đã xuất hiện dữ dằn những tháng ngày gần đây báohiệu nguồn gốc sâu xa ở sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân văn, về bệnh vôcảm

(Trích Nguồn gốc sâu xa của hiểm họa, Bài tập Ngữ văn 12, Tập một, NXBGiáo dục Việt Nam, 2014, tr.36-37)

Câu 5 Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích Câu 6 Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây làgì?

Trang 10

Câu 7 Tác giả đã thể hiện thái độ gì khi bàn về hiểm họa vô cảm trong xãhội hiện nay?

Câu 8 Anh/Chị suy nghĩ như thế nào khi có những người “chỉ lo túi tiềnrỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần”?(Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

Học sinh cần phải trả lời được các nội dung sau:

Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do (Học sinh căn cứ vào số câutrong bài và số từ trong một câu thơ để nhận diện) (0,25 điểm)

Câu 2 Cuộc sống gian khổ và hiểm nguy trên đảo của người lính được

miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh: trần trụi giữa trời, lều bạt, gian nan, có người ngã trước miệng cá mập, có người bị vùi dưới cơn bão dữ tợn (0,25

điểm)

Câu 3 - Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là so sánh: “Nhữngquần đảo long lanh như ngọc dát” (0,25 điểm)

- Hiệu quả: làm nổi bật vẻ đẹp của những quần đảo; thể hiện tình yêu, niềm

tự hào về biển đảo (0,25 điểm)

Câu 4 Học sinh cần trình bày thành một đoạn văn để bày tỏ được tình cảmchân thành, sâu sắc dành cho những người lính đảo (0,5 điểm)

Câu 5 Phương thức biểu đạt chính là nghị luận (0,25 điểm)

Câu 6 Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây là

do bệnh vô cảm, do sự xuống cấp nghiêm trọng về ý thức nhân văn (0,25 điểm)Câu 7 Thái độ của tác giả khi bàn về hiểm họa vô cảm: lo ngại, trăn trở (0,5 điểm)

Câu 8 Thể hiện được suy nghĩ chân thành, sâu sắc trước hiện tượng: cónhững người “chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đangvơi cạn, khô héo dần” (0,5 điểm)

Ví dụ 2

1 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4

Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫmCánh đồng xa cò trắng rủ nhau về

Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫmNghe xạc xào gió thổi giữa cau treChưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nóiVầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụaỐng tre ngà và mềm mại như tơ

… …

Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợQuên nỗi mình quên áo mặc cơm ănTrời xanh quá môi tôi hồi hộp quáTiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình

(Trích Tiếng Việt- Lưu Quang Vũ)

Trang 11

Câu 1 Phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên là gì?

Câu 2 Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng

trong hai câu thơ : “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa

Ống tre ngà và mềm mại như tơ”.

Câu 3 Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ

Câu 4 Viết đoạn văn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ cảu anh (chị) sau khi

đọc câu thơ: “Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình”.

2 Đọc văn bản dưới đây rồi trả lòi các câu hỏi từ câu 5 đến câu 8

… Trả lời phỏng vấn trong chương trình truyền hình trực tiếp của hãngtruyền hình Mỹ ABC News, giới thiệu về hang Sơn Đoòng của Việt Nam, phóthủ tướng Vũ Đức Đam đã nói: “Phát triển bền vững không chỉ là yêu cầu sốngcòn với du lịch mà với cả nền kinh tế Cần đảm bảo phát triển song hành với bảo

vệ môi trường; gìn giữ văn hóa truyền thống tốt đẹp và quan trọng hơn là ngườidân địa phương có thể tham gia thừa hưởng thành quả phát triển

Trong hơn 20 năm qua, kinh tế Việt Nam tăng trưởng liên tục ở mức trungbình gần 6% trong khi thu nhập của nhóm 40% người có thu nhập thấp tăng tớitrên 9% Du lịch cũng giúp nhiều người cải thiện cuộc sống

Việt Nam có rất nhiều phong cảnh đẹp, đa dạng và nền văn hóa đậm đà.Chúng tôi có 54 dân tộc với những nét văn hóa truyền thống độc đáo Chúng tôikhuyến khích phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái để du khách khám pháthiên nhiên và chiêm ngưỡng nét văn hóa của các dân tộc

(Theo Tin tức online)

Câu 5 Nêu nội dung chính của đoạn trích trên

Câu 6 Dựa vào đoạn trích hãy cho biết, Phó thủ tướng quan niệm như thếnào về “phát triển bền vững” đối với du lịch ?

Câu 7 Phó thủ tướng khuyến khích phát triển du lịch văn hóa và du lịchsinh thái dựa trên cơ sở nào ?

Câu 8 Viết đoạn văn từ 10 đến 15 dòng quảng bá cho một địa điểm du lịch

mà em ấn tượng nhất

Học sinh cần phải trả lời được các nội dung sau:

Câu 1 Những phương thức biểu đạt cảu đoạn thơ là: tự sự, miêu tả, biểucảm

Câu 2 Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ là: So sánh

- Tác dụng: Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng khiến hai câu thơ trở nên

mềm mại, cuốn hút So sánh tiếng Việt với đất cày, lụa, tre ngà, tơ, tác giả gợi

ra vẻ bình dị, nên thơ, gần gũi, gắn bó của tiếng Việt với cuộc sống của ngườinông dân, đồng thời khơi dậy trong lòng người đọc tình yêu, ý thức trách nhiệmgiữ gìn vẻ đẹp văn hóa quý báu của dân tộc

Câu 3 Nội dung chính của đoạn thơ là: Ca ngợi vẻ đẹp, thể hiện sự gắn bó,yêu quý, thấu hiểu của tác giả với tiếng Việt

Câu 4 Học sinh trình bày thành một đoạn văn, phải nêu được các ý:

- Câu thơ cho thấy những ân tình của tiếng Việt, những giá trị cao cả màtiếng Việt bồi đắp và dẫn dắt

Ngày đăng: 15/10/2017, 07:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tổng hợp điểm qua các bài làm - Giúp học sinh lớp 12 nâng cao năng lực giải dạng đề đọc hiểu môn ngữ văn trong kì thi THPT quốc gia
Bảng t ổng hợp điểm qua các bài làm (Trang 20)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w