1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng khai thác và sử dụng atlat địa lí việt nam để tránh điểm liệt trong kỳ thi THPTQG ở trường THPT

22 116 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 59,94 KB

Nội dung

Đối với môn học Địa lí trong nhà trường phổ thông cần cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản, rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cần thiết.. Tuy nhiên hiện nay việc dạy và học môn Địa lí

Trang 1

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài.

Hiện nay nhu cầu của xã hội ngày càng cao đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế Thế giới, quá trình dạy học không chỉ trang bị cho học sinh kiếnthức mà quan trọng hơn là phải hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng Đối với môn học Địa lí trong nhà trường phổ thông cần cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản, rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cần thiết

Tuy nhiên hiện nay việc dạy và học môn Địa lí nói chung và môn Địa lí ở THPT nói riêng còn gặp phải những khó khăn như sau:

- Thứ nhất, do điều kiện số tiết học và thời gian một tiết học trên lớp còn

hạn chế, nội dung kiến thức của bài còn nhiều và trong bài còn nhiều thuật ngữkhó hiểu, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chưa phổ biến nhất

là ở các trường miền núi, vùng sâu, vùng xa

- Thứ hai, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức và rèn luyện kĩ

năng địa lí chưa thật đầy đủ và hệ thống vì chưa có các tài liệu chuyên hướngdẫn học sinh rèn các luyện kĩ năng

- Thứ ba, hiện nay việc dạy và học bộ môn Địa lí trong nhà trường phổ

thông vẫn còn bị coi nhẹ Đối với môn Địa lí, các em vẫn quan niệm đây là mônphụ nên không say mê, chú ý học và không ghi chép bài đầy đủ Môn Địa lí chỉđược quan tâm khi học sinh phải thi tốt nghiệp, đại học Vì vậy, cả giáo viên vàhọc sinh đều chưa thực sự chú ý đến việc dạy và học môn Địa lí

Thực tế trong kì thi THPT quốc gia của những năm gần đây, Địa lý lại là

bộ môn có kết quả tương đối cao trong các bộ, học sinh chọn thi tổ hợp khoa học xã hội trong đó có môn Địa lí có xu hướng tăng.Trong đó theo cấu trúc đề thi hiện nay: Phần thực hành kĩ năng địa lí thường chiếm 50% tổng số điểm của bài thi(trong đó phần sử dụng Atlat 2,75 điểm(27,5 % tổng điểm bài thi), nhiều câu hỏi không yêu cầu sử dụng Atlat nhưng vẫn có thể sử dụng để trả lời Như vậy, phần điểm sử dụng các kĩ năng trong bài thi là hơn 50% ,đồng thời sẽ hạn chế được việc học sinh phải học thuộc kiến thức lí thuyết

Trường THPT Thường Xuân 3, huyện Thường Xuân đặt trên địa bàn 5 xã: Vạn Xuân, Xuân Lộc, Xuân Thắng, Xuân Chinh, Xuân Lẹ, được gọi là khu vực Nam Xuân Nơi đây là nơi tập trung sinh sống của đồng bào người Thái, địa hình hiểm trở, kinh tế khó khăn, học sinh được nhà nước cho hưởng chế độ trợ cấp khi đi học nhưng các em vẫn bỏ học giữa chừng khá nhiều Điểm thi đầu vào lớp 10 thấp, đa số các em có học lực yếu, chỉ có nhu cầu học để lấy bằng tốt nghiệp THPT Vì vậy, nhà trường đặt ra mục tiêu dạy- học để học sinh tránh điểm liệt cùng với điểm ưu tiên, khuyến khích là học sinh có khả năng đậu tốt nghiệp

Trang 2

Hiện nay, phần lớn học sinh trường THPT Thường Xuân 3 có học lực yếu, lười học lí thuyết, còn yếu trong kĩ năng thực hành nhất là kĩ năng khai thác và

sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam Trong khi đó nếu sử dụng thành thạo Atlat các

em có thể chống liệt, thậm chí có thể đạt điểm 5-6 một cách dễ dàng

Vì vậy, làm thế nào để học sinh ôn thi tốt nghiệp bộ môn Địa lí đạt kết quả tốt, các kĩ năng địa lí cho học sinh nhất là sử dụng Atlat từ đó giúp các em làm bài thi tốt, giảm việc học thuộc lòng kiến thức lí thuyết việc mà đại đa số học sinh hiện nay rất ngại nhất là các học sinh có lực học tương đối yếu ở vùng miền

núi, tôi chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng khai thác và sử

dụng Atlat địa lí Việt Nam tránh điểm liệt trong kì thi THPTQG ở trường THPT Thường Xuân 3 ”.

- Khi tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu sâu và hoàn thành đề tài này đã giúptôi củng cố thêm kiến thức chuyên môn

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu là học sinh khối 12 trường THPT Thường Xuân 3

- Phạm vi của đề tài: Căn cứ vào nội dung chương trình sách giáo khoa và trình độ nhận thức của học sinh, cùng với kinh nghiệm của bản thân, đề tài chỉ tập trung đi sâu vào hướng dẫn học sinh sử dụng cụ thể từng trang Atlat để trả lời một số câu hỏi phần Atlat địa lí

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí luận:

+ Nghiên cứu các tài liệu có liên quan rèn luyện các kĩ năng sử dụng Atlat địa lí và trả lời câu hỏi trắc nghiệm

+ Các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa được sử dụng để xây dựng hệ thống nội dung của đề tài

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp khảo sát bằng phiếu điều tra

+ Phương pháp điều tra xã hội như phỏng vấn

+ Phương pháp thống kê toán học

2 NỘI DUNG

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Trang 3

1) Học Địa lí ở THPT, HS cần phải củng cố và phát triển các kĩ năng:

- Quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lí; sử dụng bản đồ, biểu đồ, đồ thị, lát cắt, số liệu thống kê,

- Thu thập, xử lí, trình bày các thông tin địa lí

2) Kĩ năng địa lí trong nhà trường phổ thông được chia ra 5 mức độ:

- Bắt chước: Quan sát và cố gắng lặp lại một kĩ năng nào đó

- Thao tác: Hoàn thành một kĩ năng nào đó theo chỉ dẫn hơn là bắt chước máy móc

- Chuẩn hoá: Lặp lại một kĩ năng nào đó một cách chính xác, nhịp

nhàng, đúng đắn và thường được thực hiện một cách độc lập, không phải hướng dẫn

- Phối hợp: Kết hợp nhiều kĩ năng theo một trật tự, một cách nhịp nhàng và ổn định

- Tự động hoá: Hoàn thành một hay nhiều kĩ năng một cách dễ dàng và trở thành tự động, không đòi hỏi một sự cố gắng về thể lực và trí tuệ

Các kĩ năng sẽ có được một cách vững chắc nhờ vào việc luyện tập thường xuyên và có kết quả trên cơ sở những hiểu biết cần thiết về kĩ năng Riêng đối với học sinh trường THPT Thường Xuân 3, tôi chỉ chú trọng 3 kĩ năng đầu là có thể giúp các em qua được điểm liệt trong kì thi THPTQG

2.2 Thực trạng việc thực hành các kĩ năng sử dụng Atlat địa lí của học sinh trường THPT Thường Xuân 3

Để tìm hiểu về kĩ năng làm bài thực hành của học sinh khối 12 trường THPT Thường Xuân 3, tôi đã tiến hành khảo sát 02 lớp 12 mà tôi đã dạy trong năm học 2017 – 2018 Kết quả thu được như sau:

Với các câu hỏi kiểm tra Đánh dấu ( X) vào lựa chọn phù hợp với bản thân em

1.Bạn có biết sử dụng Atlat trong học địa lí?

Trang 4

Với kết quả này tôi nhận thấy đa số học sinh ở trường THPT Thường Xuân

3 nói chung và các lớp tôi dạy nói riêng việc thực hành các kĩ năng sử dụng Atlat của học sinh nhìn chung còn rất yếu (có tới trên 80% HS chưa thành thạo với các kĩ năng sử dụng Atlat địa lí) Tiếp tục tìm hiểu thêm thông qua phỏng vấn 60 học sinh về những kĩ năng sử dụng Atlat địa lí mà em biết, tôi nhận thấy như sau:

- Với kĩ năng làm việc với Át lát thì đa số các em chưa hiểu hệ thống kí hiệu, ướchiệu bản đồ, nhận biết, đọc tên các đối tượng địa lí trên bản đồ, xác định phươnghướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ; mô tả đặc điểm đối tượng trên bản đồ, xácđịnh các mối liên hệ không gian trên bản đồ, xác định các mối quan hệ tương hỗ vànhân quả thể hiện trên bản đồ, mô tả tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ(vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, thực vật, động vật, dân cư, kinh tế)

2.3 Các giải pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí

Căn cứ vào thực trạng việc rèn luyện các kĩ năng sử dụng Atlat địa lí của học sinh và những lần trải nghiệm qua chấm thi, tôi đã tiến hành dạy và rèn các

kĩ năng sử dụng Atlat địa lí cho học sinh:

- Kĩ năng làm việc với Át lát địa lí Việt Nam

- Kĩ năng phân tích và nhận xét bảng số liệu thống kê, lát cắt trong Atlat

Kĩ năng làm việc với Atlát Địa lí Việt Nam

Quan trọng và không thể thiếu trong quá trình ôn tập môn địa lí là phải rènluyện cho học sinh kĩ năng phân tích và xử lí thông tin dựa vào Atlat địa lí Việt Nam Atlat được coi là “cuốn sách giáo khoa thứ hai” có rất nhiều các bản đồ, biểu đồ, các số liệu thống kê… Việc sử dụng Atlat và vận dụng các kĩ năng địa

lí sẽ giúp các em giảm được 50% việc học thuộc lòng bài học một cách máy móc, không có hiệu quả Việc sử dụng Atlat thường xuyên không chỉ giúp ghi nhớ, khắc sâu kiến thức mà còn củng cố kĩ năng sử dụng Atlat để tập trung kiến thức làm tốt bài thi

- Câu hỏi yêu cầu sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam trở thành phổ biến trong tất cả các đề thi môn Địa lí Để khai thác kiến thức từ Atlát, yêu cầu học sinh phải sử dụng tổng hợp cả kiến thức và kĩ năng địa lí Do vậy, trong nhiều đề thi

có đến 11 câu hỏi yêu cầu làm việc với Atlát Địa lí Việt nam

- Thông thường câu hỏi gắn với Atlát có dạng "Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam "

Trang 5

Với những câu hỏi kiểu này, nhiều thí sinh dựa vào cơ sở trên ( là riêng Atlát) để làm bài Việc làm đó không cho phép trình bày kiến thức một cách đầy

đủ Dựa vào kiến thức đã học, nhiều kiến thức từ Atlát bị bỏ sót, đặc biệt là các kiến thức về sự phân bố cụ thể, mối quan hệ về mặt không gian lãnh thổ của các

sự vật, hiện tượng địa lí Dựa vào Atlát địa lí, nhiều kiến thức như tình hình phát triển, nguyên nhân phát triển, về đường lối, chính sách, kinh nghiệm và truyền thống sản xuất của dân cư không được đề cập đến một cách đầy đủ và hợp lí Cần tổng hợp cả kiến thức học và khai thác Atlat để làm bài thi đạt kết quả

Kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp cho thấy, cần phải chú ý phân biệt các loại kiến thức có thể khai thác từ Atlát địa lí, các loại kiến thức không thể hoặc rất khó thể hiện rõ trên Atlát, phải khai thác từ vốn kiến thức đã có của bản thân Trong câu hỏi cần kết hợp hai loại kiến thức này với nhau một cách thích hợp Sau đây là cách hướng dẫn cụ thể cho học sinh sử dụng khai thác kiến thức trên Atlát

+ Đọc tỉ lệ để hiểu mức độ thu nhỏ của các đối tượng địa lí so với thực tế

+ Đọc bố cục bản đồ để thấy sự sắp xếp, bố trí không gian bản đồ, các yếu tố nộidung, yếu tố hỗ trợ, yếu tố bổ sung và vị trí của từng yếu tố trong việc khai thác kiến thức trên bản đồ

- Đọc bản chú giải:

+ Cấu trúc của bản chú giải thường theo trình tự: nội dung chính được giải thích trước, nội dung phụ được giải thích sau và các yếu tố khác giải thích sau cùng Đọc bản chú giải theo trình tự trên

+ Đọc nội dung bản đồ thiết kế trong bản chú giải tức là giải mã của các kí hiệu bản đồ ở hai khía cạnh: - nó là gì ? Nó nằm trong phương pháp biểu hiện nào ? Ý nghĩa của nó ?Nói một cách khác - chúng ta đọc ngôn ngữ bản đồ

+ Đọc các chỉ tiêu định tính (các vùng trồng trọt, chăn nuôi, các loại đất, các vùng kinh tế…) rồi đối chiếu với sự phân bố của nó trên bản đồ

+ Đọc các chỉ số số lượng tương ứng với nền màu rồi nghiên cứu sự biến đổi của nó trong không gian, sự biến đổi liên tục hay ngắt quãng…

+ Đọc quy mô hiện tượng được biểu hiện thông qua biểu đồ (biểu đồ cột, biểu

đồ tròn, biểu đồ miền…) đặt tại vị trí cụ thể hay đặt trong lãnh thổ

Trang 6

+ Đọc quá trình phát triển hiện tượng thông qua biểu đồ lồng vào nhau, biểu đồ diễn giải hiện tượng biến đổi theo thời gian đặt trên bản đồ

+ Đọc các yếu tố cơ sở địa lí, xác định mối quan hệ giữa nội dung chuyên đề với

cớ sở địa lí

+ Đọc các yếu tố bổ sung như các tranh ảnh, bảng số liệu, biểu đồ đặt ngoài bản

đồ Những yếu tố này có nhiệm vụ hỗ trợ đọc bản đồ, giải thích thêm nội dung biểu hiện trên bản đồ

*) Hiểu bản đồ

- Hiểu mỗi nội dung địa lí được lựa chọn một phương pháp biểu hiện bản đồ cụ thể, nghĩa là hiểu đằng sau các kí hiệu, đường nét, màu sắc, chữ viết…nói lên điều gì

- Hiểu các mối quan hệ địa lí trình bày trên bản đồ (tự nhiên-tự nhiên, nhiên nhiên -kinh tế, tự nhiên-xã hội…)

- Những kí hiệu điểm, đường, diện Ví dụ: kí hiệu hình học, kí hiệu biểu đồ, kí hiệu cây, con, kí hiệu biểu hiện bằng nền màu, kẻ vạch,…nằm trong phương pháp biểu hiện bản đồ nào, nó biểu hiện quy luật phân bố hiện tượng địa lí nào -Xác định mối quan hệ giữa các đối tượng có trên bản đồ tự nhiên, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, môi trường,…

*) Sử dụng bản đồ

Sử dụng bản đồ là sử dụng ngôn ngữ bản đồ giải quyết các nhiệm vụ:

- Mô tả lãnh thổ địa lí, đo tính trên bản đồ tìm cứ liệu khoa học, viết báo cáo

- Tìm nguyên nhân, lí giải sự phân bố, sự phát triển của các hiện tượng

- Xác lập các mối quan hệ địa lí trên một bản đồ, trên xêri bản đồ hoặc Atlát để hiểu các quy luật địa lí

- So sánh, phân tích, tổng hợp các hiện tượng, các mối quan hệ địa lí để phát hiện các quy luật địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội

- Chồng xếp bản đồ, xác định các vùng địa lí tổng hợp

a) Kĩ năng khai thác kiến thức lí thuyết trong Atlats địa lí Việt Nam.

Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức lí thuyết ở từng trang Atlat và cho

học sinh làm bài tập để củng cố kiến thức đã được cung cấp

Bản đồ hành chính Việt Nam (trang 4, 5)

Bản đồ hành chính, trang 4, 5 Atlat Địa lí Việt Nam, thể hiện sự toàn vẹn lãnhthổ của nước ta bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời rộng lớn Với nhữngnội dung cụ thể là:

- Vị trí của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á: nước Việt Nam nằm ở rìaphía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia và vùng biển thuộcvịnh Thái Lan, phía đông và đông nam mở ra vùng biển Đông rộng lớn vớichiều dài đường bờ biển khoảng 3260 km

Trang 7

- Các đơn vị hành chính của Việt Nam bao gồm 63 tỉnh, thành phố với tổngdiện tích là 331.212 km2 (Niên giám thống kê 2006) Mỗi tỉnh trên bản đồ được

thể bằng một màu sắc riêng với kí hiệu tỉnh lị và tên tỉnh hoặc thành phố tươngứng

- Hệ thống các điểm có chức năng hành chính bao gồm thủ đô, thành phố trựcthuộc trung ương, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã và các điểm dân cư khác

- Trên bản đồ hành chính Việt Nam còn thể hiện hệ thống quốc lộ (quốc lộ 1A,quốc lộ 2, 3, 5, 7, 8, 9, 14, 22, 51 ), cùng các sông ngòi lớn (hệ thống sôngHồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai, sông Cửu Long tạo nên mối liên hệgiữa các tỉnh và khu vực trên phạm vi cả nước

Các câu hỏi sử dụng trang 4,5:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh nào không giáp biên giới

Trung Quốc trên đất liền ?

A Quảng Ninh B Cao Bắng C Lai Châu D Sơn La

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, tỉnh nào nước ta tiếp giáp cả Lào vàCam pu chia?

A Quảng Nam B Kon Tum C Pleiku D Đắc Lắk

Bản đồ Hình thể (trang 6, 7)

Trên bản đồ hình thể, các nội dung được tập trung thể hiện là những nét kháiquát về hình thể lãnh thổ Việt Nam:

Với phần lãnh thổ, đất liền nằm trong hệ tọa độ địa lí: điểm cực Bắc ở vĩ độ

23023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở vĩ

độ 8037’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở kinh

độ 102010’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và điểm cựcĐông nằm ở kinh độ 109024’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh KhánhHòa Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ

6050’B và từ khoảng kinh độ 1010Đ đến trên 117020’Đ tại Biển Đông

Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùngbiển và vùng trời

- Vùng đất: Vùng đất là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo ở nước ta với tổng

diện tích là 331 212 km2 (Niên giám Thống kê 2006) Nước ta có hơn 4600 km

đường biên giới trên đất liền, trong đó đường biên giới Việt Nam – Trung Quốcdài hơn 1400km, đường biên giới Việt Nam – Lào dài gần 2100 km và đươngbiên giới Việt Nam – Campuchia dài hơn 1100 km Đường bờ biển nước tacong như hình chữ S, dài 3260 km, chạy từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến HàTiên (Kiên Giang) Đường bờ biển chạy dài theo đất nước đã tạo điều kiện cho

28 trong số 63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương ở nước ta có điều kiệntrực tiếp khai thác những tiềm năng to lớn của Biển Đông Nước ta có hơn 4000hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và có 2 quần đảo ở ngoài khơi xa

Trang 8

trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảoTrường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa)

- Vùng biển: Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp

lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa Việt Nam có chủ quyềntrên một vùng biển khá rộng, khoảng trên 1 triệu km2 tại Biển Đông

- Vùng trời: Vùng trời Việt Namlà khoảng không gian không giới hạn độ cao,

bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đườngbiên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của cácđảo

Ngoài các nội dung trên, bản đồ hình thể còn thể hiện đặc điểm chung của địahình Việt Nam là:

- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp: địa

hình đồi núi chiếm tới ¾ diện tìch đất đai, làm cho thiên nhiên Việt Nam có đặcđiểm chung là thiên nhiên của đất nước nhiều đồi núi Đồi núi thấp chiếm ưu thếvới hơn 60% diện tích của cả nước, núi cao trên 2000m chỉ chiếm khoảng 1%.Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích đất đai, tạo thành một dải hẹp ở Trung Bộ và

mở rộng ở Bắc Bộ và Nam Bộ

- Hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung là hướng chung của địa hình.

Hướng tây bắc - đông nam là hướng chính của các dãy núi vùng Tây Bắc, BắcTrường Sơn và các hệ thống sông lớn Hướng vòng cung là hướng của các dãynúi, các sông của vùng núi Đông Bắc và là hướng chung của địa hình NamTrường Sơn

- Địa hình Việt Nam rất đa dạng và phân chia thành các khu vực: Khu vực núi

cao, khu vực núi trung bình, các sơn nguyên đá vôi, các cao nguyên, đồng bằngthấp

A cửa Nam Triệu B cửa Thái Bình C cửa Ba Lạt D cửa Đáy

Bản đồ Địa chất khoáng sản (trang 8)

- Nội dung của bản đồ là thể hiện các thành tạo địa chất bao gồm: các loại đátheo tuổi, các đứt gãy kiến tạo, các thể xâm nhập macma, điều kiện địa chất

- Các loại đá theo tuổi dựa theo thang địa tầng phản ánh tính liên tục của cácgiai đoạn phát triển lớp vỏ Trái Đất của nước ta

Trang 9

- Các mỏ khoáng sản trên bản đồ được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu vớicác kí hiệu có hình dạng khác nhau, màu sắc khác nhau và kí hiệu chữ khácnhau Các mỏ khoáng sản được phân loại theo ba nhóm chính: năng lượng, kimloại và các nhóm phi kim loại Các mỏ chỉ được thể hiện sự phân bố mà khôngthể hiện trữ lượng.

+ Miền khí hậu phía Bắc có ranh giới phía Nam là dãy Hoành Sơn (180B) cómùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng vàmưa nhiều

+ Miền khí hậu đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đôngdãy Trường Sơn từ Hoành Sơn đến mũi Dinh (110B) có mùa mưa vào mùa thuđông

+ Miền khí hậu phía Nam (bao gồm cả Nam Bộ và Tây Nguyên), có khí hậucận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao với một mùa mưa và một mùa khô tươngphản sâu sắc

- Trên bản đồ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa thể hiện bằng phương pháp định

vị Các yếu tố nhiệt độ và lượng mưa kết hợp trên cùng một biểu đồ và các biểu

đồ này được đặt vào vị trí các đài trạm lựa chọn tiêu biểu cho từng miền khí hậu

- Chế độ gió (tần xuất, hướng gió) được biểu hiện bằng phương pháp biểu đồđịnh vị với biểu đồ hoa gió tháng 1 (màu xanh) và tháng 7 (màu đỏ) được thểhiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động bởi các véc tơ (mũi tên) thểhiện các loại gió và bão theo màu sắc và hình dạng của vectơ

- Các bản đồ nhiệt độ và lượng mưa được thể hiện ở tỉ lệ 1:18.000.000, bằngphương pháp nền số lượng Về bản đồ lượng mưa thể hiện lượng mưa trung bìnhnăm, tổng lượng mưa từ tháng XI – IV, tổng lượng mưa từ tháng V - X Về bản

đồ nhiệt độ, thể hiện nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1 vànhiệt độ trung bình tháng 7

Ví dụ:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết địa danh nào ở miền Bắcnước ta có nhiệt độ các tháng mùa đông dưới 100C?

A Lạng Sơn B Sapa C Điện Biên Phủ D Hà Nội

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết khu vực nào ở nước ta chịumùa bão sớm nhất cả nước?

Trang 10

A miền Bắc B Bắc Trung Bộ C Nam Trung Bộ D miền Nam

Bản đồ Các hệ thống sông (trang 10)

- Mạng lưới sông ngòi

- Đặc điểm chính của sông ngòi: mật độ dòng chảy, tính chất song ngòi (hìnhdạng, ghềnh thác, độ uốn khúc, hướng dòng chảy, độ dốc lòng sông…), chế độnước, môđun lưu lượng (lít/s/km2), hàm lượng phù sa

- Các sông lớn trên lãnh thổ (nơi bắt nguồn, nơi chảy qua, hướng chảy, chiềudài, các phụ lưu, chi lưu, diện tích lưu vực, độ dốc lòng sông, nham gốc chảyqua, chế độ nước, hàm lượng phù sa)

- Giá trị kinh tế (giao thông, thủy lợi, thủy sản, công nghiệp…) Các vấn đề khaithác, cải tạo, bảo vệ sông ngòi

Ví dụ:

Dựa vào Atlat trang 10, hệ thống sông nào có lưu vực lớn nhất cả nước?

A sông Hồng B sông Mê công C s Đồng Nai D s Cả Dựa vào Atlat trang 10, lưu lượng nước sông Cửu Long (tại trạm Mỹ Thuận)đạt đỉnh vào tháng mấy?

Bản đồ Các nhóm đất và các loại đất chính (trang 11)

Trên bản đồ đất và thực vật, các loại đất được thể hiện bằng phương pháp nền

số lượng Mỗi vùng mang một nền màu tương ứng với một loại đất Ở bản đồnày, các loại đất được chia thành hai nhóm chính: nhóm đất phù sa (bao gồm cácloại đất xám, đất phèn, đất phù sa, đất mặn và đất cát ven biển) và nhóm đấtferalit trên đá badan, đất feralit trên các loại đá khác, đất feralit trên đá vôi) vànhóm đất khác

Ví dụ:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, nhóm đất chiếm phần lớn diện tíchnước ta là

A đất phù sa B đất feralit trên đá badan

C đất feralit trên đá vôi D đất feralit trên các loại đá khác

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, ở ĐB sông Cửu Long nhóm đất nàophân bố chủ yếu ở khu vực ven biển ?

A Đất phèn B Đất phù sa C Đất mặn D Đất khác

Bản đồ Thực vật và động vật (trang 12)

Tài nguyên sinh vật

- Thực vật: tính phong phú, đa dạng hay nghèo nàn về số loài cây, về cấu trúcthực bì (nguyên sinh, thứ sinh, các tầng tán, thảm cây…), tỉ lệ che phủ rừng, sựphân bố, đặc điểm các loại hình thực bì

Trang 11

- Động vật: các loại động vật hoang dã và giá trị của chúng, các vườn quốc gia(khu bảo tồn thiên nhiên hoặc khu dự trữ sinh quyển…), mức độ khai thác vàcác biện pháp bảo vệ.

Bản đồ Các miền tự nhiên (trang 13 và trang 14)

Các miền tự nhiên được biểu hiện trên bản đồ là: miền Bắc và Đông Bắc Bộ,miền Tây bắc và Bắc Trung bộ, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Nội dung được thể hiện trong bản đồ các miền tự nhiên là địa hình (bao gồmcác yếu tố: hướng, độ cao) và yếu tố có liên quan chặt chẽ với địa hình là sôngngòi Địa hình trên bản đồ được thể hiện bằng phương pháp đường bình độ kếthợp với phương pháp phân tầng độ cao nhằm làm nổi bật sự khác nhau của cácmiền địa hình Trên bản đồ còn thể hiện rõ phần bờ biển, phần thềm lục địa vàcác đảo, quần đảo ven bờ thuộc các miền tự nhiên này Ngoài ra trên bản đồ cácmiền tự nhiên còn thể hiện các ngọn núi bằng phương pháp điểm độ cao với các

kí hiệu hình tam giác và trị số độ cao bên cạnh

Ví dụ:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hướng cánh cung không phải là

hướng của dãy núi nào ?

A Sông Gâm B Ngân Sơn C Tam Điệp D Bắc Sơn

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang14, trong hệ thống các cao nguyên badanxếp tầng ở Tây Nguyên, cao nguyên nào có độ cao trung bình cao nhất ?

A CN Kon tum B Pleiku C Lâm Viên D Bảo lộc

Bản đồ Dân số (trang 15)

Nội dung chủ yếu của bản đồ này là thể hiện mật độ dân số, các điểm dân cư vàcác biểu đồ thể hiện tình hình dân số Việt Nam qua các năm, kết cấu dân số theogiới tính và theo độ tuổi, cơ cấu sử dụng lao động theo ngành

- Mật độ dân số được biểu hiện bằng phương pháp nền số lượng Dân cư tậptrung chủ yếu ở đồng bằng, thưa thớt ở trung du, miền núi Ở đồng bằng tậptrung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao Ở vùng trung du, miền núi mật độdân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tàinguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước

- Trên nền mật độ dân số, các điểm dân cư đô thị được thể hiện theo quy môdân số và cấp đô thị Phương pháp thể hiện các điểm dân cư đô thị là phươngpháp kí hiệu với dạng kí hiệu hình học Quy mô dân số của các điểm dân cưđược thể hiện thông qua kích thước và hình dạng kí hiệu với bậc thang số lượngcấp bậc quy ước Cấp đô thị được thể hiện theo kiểu chữ, từ đô thị cấp đặc biệtđến các đô thị loại 1, 2, 3, 4 và 5

Bản đồ Dân số và dân tộc (trang 15,16)

Ngày đăng: 08/07/2019, 15:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w