10 tài liệu về văn nghị luận xã hội hay và đầy đủ nhất 

Tuyển tập các bài văn NLXH lớp 12 

Nghị luận xã hội là một dạng văn xuất hiện với nhiều dạng, nhiều chủ đề khác nhau trong văn THCS, THPT. Người học cần phải nắm vững cách triển khai và những yếu tố tạo nên sự đặc biệt của bài văn. Nghị luận xã hội cung cấp cho người đọc rất nhiều những kiến thức xã hội.

Nếu bạn đang tìm các tài liệu để học tập và ôn luyện, hãy tham khảo ngay 10 tài liệu dưới đây của chúng tôi về văn nghị luận xã hội.

I. 10 tài liệu về văn nghị luận xã hội hay và đầy đủ nhất 

1. Rèn kỹ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12

Trong đề tài này, tác giả chỉ tìm hiểu phương pháp làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12. Với 2 mục đích chính đó là: 

  • Học sinh sẽ nắm được các phương pháp, các kiến thức cơ bản để có thể làm tốt một bài văn NLXH 
  • Có thể sử dụng tài liệu này để các giáo viên dạy học, làm tài liệu ôn thị phần NLXH

Đề tài có đóng góp thực tiễn khá lớn và được đánh giá cao. 

Rèn kỹ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12
Rèn kỹ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12

Download tài liệu

2. Đề và gợi ý dạng văn NLXH về tư tưởng đạo lý 

Nghị luận về tệ nạn xã hội hay các tư tưởng, đạo lý sẽ có kiểu đề khác nhau. Và học sinh phải nắm được dạng đề đó để có thể hoàn thiện bài tốt nhất. Đề tài này là các dạng văn và đưa ra dàn ý nghị luận xã hội, giúp cho học sinh nắm bắt được cách làm, cách triển khai một bài nghị luận ra rao? 

Đề và gợi ý dạng văn NLXH về tư tưởng đạo lý 
Đề và gợi ý dạng văn NLXH về tư tưởng đạo lý

Download tài liệu

3. Tài liệu nghị luận xã hội 

Đối với một bài văn NLXH, không chỉ phân tích nội dung và nghệ thuật đơn thuần. Muốn được điểm cao, học sinh cần phải hiểu được tác phẩm, giá trị, phản ánh xã hội, rút ra ý nghĩa xã hội của tác phẩm đó. 

Trong tài liệu này, bạn sẽ học được cách triển khai một bài NLXH được đánh giá cao. 

Tài liệu nghị luận xã hội 
Tài liệu nghị luận xã hội

Download tài liệu

4. Gợi ý và cách làm bài văn nghị luận xã hội lớp 9 

Dưới đây là các gợi ý về đề bài và những hướng dẫn cách làm văn nghị luận xã hội lớp 9 hay. Với các đề tài đa dạng khác nhau, bạn có thể rèn luyện và học tập cách thức triển khai vấn đề. 

Gợi ý và cách làm bài văn nghị luận xã hội lớp 9 
Gợi ý và cách làm bài văn nghị luận xã hội lớp 9

Download tài liệu

5. Tuyển tập các bài văn nghị luận xã hội lớp 12 

Rèn luyện kỹ năng khai thác và triển khai một bài văn NLXH đối với học sinh lớp 12 là hết sức quan trọng. Bởi nó là kiến thức có trong kỳ thi THPT quốc gia. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn về những dạng bài như vậy, có thể tham khảo tổng hợp các bài văn nghị luận xã hội lớp 12 dưới đây. 

Tuyển tập các bài văn NLXH lớp 12 
Tuyển tập các bài văn NLXH lớp 12

Download tài liệu

6. Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng lập dàn ý nghị luận xã hội ở học sinh THPT 

Trước khi triển khai một bài văn nào đó, lập dàn ý là bước hết sức quan trọng, đối với văn nghị luận xã hội cũng vậy. Tuy nhiên, nhiều học sinh lại không hiểu rõ tầm quan trọng và cũng không biết lập dàn ý như thế nào. 

Dưới đây là hệ thống các bài tập rèn luyện kỹ năng này, giúp cho học sinh biết cách lập dàn ý khi viết bài văn nghị luận xã hội. 

Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng lập dàn ý nghị luận xã hội ở học sinh THPT 
Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng lập dàn ý nghị luận xã hội ở học sinh THPT

Download tài liệu

7. Rèn luyện kỹ năng nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học 

Nghị luận về vấn đề xã hội trong các tác phẩm văn học là dạng văn xuất hiện trong thi đại học, thi học sinh giỏi rất nhiều. Chính vì vậy, Đề tài này thực hiện nhằm nhấn mạnh vai trò của việc rèn luyện kỹ năng khai thác các dạng bài văn nghị luận. Rèn luyện khả năng tư duy, tích hợp kiến thức khái quát cụ thể cho học sinh.

Rèn luyện kỹ năng nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học 
Rèn luyện kỹ năng nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

Download tài liệu

8. Những bài văn nghị luận xã hội ôn thi vào lớp 10

Để bài thi vào lớp 10 của các trường sẽ bao gồm một phần nghị luận xã hội. Với nhiều dạng đề khác nhau, chủ đề khác nhau, học sinh sẽ phải tự khai thác đề tài và phân tích theo hướng hiệu của mình. Mỗi đề tài sẽ có cách triển khai khác nhau. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ được cấu trúc, cách triển khai thì mới làm được chính xác và đủ ý. 

Dưới đây là tổng hợp những bài văn nghị luận xã hội với nhiều chủ đề khác nhau để bạn tham khảo.

Những bài văn NLXH ôn thi vào lớp 10
Những bài văn NLXH ôn thi vào lớp 10

Download tài liệu

9. Tổng hợp các đề văn NLXH ôn thi THPT 12 

Dưới đây là tổng hợp các đề văn ôn thi Trung học phổ thông, giúp học sinh rèn luyện được kỹ năng làm bài, nắm được các dạng bài mà đề thường ra. Mỗi đề đều có các đáp án để học sinh so sánh Ý của mình đã làm.

Tổng hợp các đề văn NLXH ôn thi THPT 12 
Tổng hợp các đề văn NLXH ôn thi THPT 12

Download tài liệu

10. Một số vấn đề nghị luận xã hội cho học sinh tham khảo 

NLXH với nhiều vấn đề khác nhau, không chỉ là hiểu về vấn đề đó mà người làm cần phải nắm vững định hướng triển khai. Có như vậy thì việc triển khai ý mới không bị lan man, lặp ý, thiếu ý. 

Một số vấn đề nghị luận xã hội cho học sinh tham khảo 
Một số vấn đề nghị luận xã hội cho học sinh tham khảo

Download tài liệu

100+ Tài liệu nghị luận xã hội hay

II. Các dạng bài văn nghị luận xã hội 

Các dạng bài văn nghị luận được chia theo chương trình phổ thông. Mỗi một loại văn nghị luận là một vấn đề khác nhau, đối tượng khác nhau và cách triển khai cũng sẽ khác nhau.

1. Nghị luận về hiện tượng đời sống xã hội

Đối với dạng bài này, vấn đề nghị luận là những hiện tượng, sự việc xảy ra xung quanh đời sống chúng ta đáng phải suy nghĩ. Hiện tượng có thể là tích cực như ý chí nghị lực, việc tốt, các phẩm chất tốt hoặc cũng có thể là những hiện tượng tiêu cực như tệ nạn xã hội, các vấn đề cần được lên án và xóa bỏ.

Khi làm về dạng bài này, học sinh cần phải tìm hiểu kỹ vấn đề, thực trạng của nó.

2. Nghị luận về tư tưởng đạo lý

Khác với dạng bài thứ nhất, dạng bài này sẽ là một ý kiến, quan điểm về một tư tưởng đạo lý nào đó. Tư tưởng đạo lý đó có thể là câu nói, câu văn, châm ngôn… và đương nhiên nó cũng có những loại tư tưởng đạo lý tích cực như lối sống đẹp, lý tưởng sống tốt, vấn đề về tình yêu thương. Tuy nhiên cũng có những loại quan niệm sai lầm chúng ta cần phải bác bỏ, không nên học tập theo và xác lập lại sự đúng đắn của nó.

Khi làm dạng bài này, chúng ta cần phải phân tích ý nghĩa trong tư tưởng đạo lý đó. Thông thường sẽ bóc tách từng từ trong tư tưởng để nêu ý nghĩa và gộp lại thành một câu.

3. Nghị luận xã hội về một vấn đề trong tác phẩm văn học

Đây là một trong những dạng bài nghị luận xã hội khó nhất. Nó đòi hỏi học sinh cần phải hiểu rõ về kiến thức văn học có trong bài. Đồng thời cũng phải hiểu biết về kiến thức đời sống. Có nghĩa là tác phẩm của nhà văn bao hàm một đề tài nghị luận về vấn đề xã hội mà học sinh cần ngầm hiểu và khai thác.

Đọc thêm:

Top 10 giáo án ngữ văn 11 chuyên sâu nhất

Tổng hợp những tài liệu giáo án ngữ văn 10 hay nhất

III. Một vài lưu ý khi làm bài văn nghị luận xã hội 

Khi làm một bài văn nghị luận xã hội, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thông thường, những học sinh có kiến thức và hiểu biết về các vấn đề chính trị xã hội, thời sự sẽ triển khai đề tài nhanh chóng và có nhiều thông tin hữu ích. Để làm được điều đó, học sinh nên đọc nhiều sách báo và tích lũy kiến thức thật nhiều.
  • Học sinh cũng nên tập thói quen ghi chép, ghi nhớ những sự kiện, vấn đề xảy ra xung quanh để học cách triển khai và nâng cao hiểu biết, tri thức cho bản thân
  • Đưa ra các luận điểm, luận cứ thuyết phục, rõ ràng là điều cần thiết để một bài văn nghị luận xã hội được đánh giá cao. Để làm được điều này, học sinh cần đọc nhiều các bài nghị luận xã hội về nhiều vấn đề khác nhau để học cách triển khai, đặt luận điểm. Luận điểm cần phải rõ ràng, bao quát. Tuy nhiên, luận điểm không được bó hẹp quá khiến cho việc triển khai bị bí bách. 
  • Các dẫn chứng có trong mỗi luận điểm cần phải bổ sung ý nghĩa và giải quyết vấn đề của luận điểm. Không nên đưa ra những dẫn chứng, câu văn không liên quan đến luận điểm đang nhắc đến khiến cho chủ đề bị lạc, lan man
  • ngoài ra, học sinh cần phải học được cách hệ thống các vấn đề, đối chiếu, so sánh những quan điểm cùng hoặc ngược chiều về một vấn đề để có thể phân tích sâu rộng hơn. Ngoài ra, việc đưa các ý kiến cá nhân của bản thân vào bài cũng thể hiện mức độ hiểu biết của mình.

IV. Bố cục của một bài văn nghị luận xã hội 

Văn nghị luận xã hội cũng như các loại văn bản khác. Bao gồm có 3 phần chính đó là: 

  • Mở bài: giới thiệu, dẫn dắt về tư tưởng, đạo lý hay vấn đề xã hội được đề bài đưa ra. Có thể mở bài bằng cách gián tiếp hoặc trực tiếp đều được. Ngoài ra, phần mở bài cũng nên hướng giải quyết vấn đề như thế nào.
  • Thân bài: giải thích về hiện tượng, vấn đề hay tư tưởng đạo lý đó. Tùy thuộc vào dạng bài văn nghị luận sẽ triển khai khác nhau. Ví dụ như bàn luận về tư tưởng, nêu thực trạng, phân tích nguyên nhân… phần cuối của thần bài, học sinh có thể đưa ra những nhận xét chung và rút ra những bài học kinh nghiệm, bài học được nêu trong vấn đề nghị luận đó.
  • Kết bài: đánh giá ngắn gọn và khái quát lại vấn đề đã bàn ở trên. Có thể liên tưởng, mở rộng và nâng cao vấn đề mình đã bàn.

Đọc thêm:

Top 10 bài viết hay nhất hướng dẫn soạn thảo văn bản

Top 10 bài viết hay nhất về bài soạn văn học

Hy vọng, với những chia sẻ vừa rồi của chúng tôi về cách làm bài văn nghị luận xã hội và những tài liệu liên quan, bạn đọc đã có thể triển khai được một bài hoàn chỉnh và dễ dàng hoàn thành bài của mình. Chúc các bạn thành công!