1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số kinh nghiệm sử dụng atlat địa lí việt nam nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học môn địa lí lớp 12 và ôn thi THPT quốc gia

21 837 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 174 KB

Nội dung

Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm sử dụng Atlat địa lí Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy - học môn Địa lí lớp 12 và ôn thi THPT Quốc gia” 1.2 Mục đích ng

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÝ VIỆT NAM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG DẠY - HỌC

MÔN ĐỊA LÍ 12 VÀ ÔN THI THPT QUỐC GIA

Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa lý

THANH HOÁ NĂM 2017

Trang 2

2.3.1 Nắm được các ký hiệu chung ở trang 3 và các ký hiệu

ở các trang bản đồ thành phần

4

2.3.2 Chọn các loại bản đồ phù hợp với nội dung bài giảng,

phù hợp với nội dung kiến thức cần tìm hiểu

4

2.3.3 Một số kinh nghiệm trong quá trình rèn luyện kĩ năng

sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam

5

2.3.4 Một số câu hỏi và gợi ý trả lời trên cơ sở dùng Atlat

Địa lí Việt Nam

8

2.3.5 Hướng dẫn khai thác sử dụng Atlat địa lí Việt Nam

trong ôn thi THPT Quốc gia năm 2017

13

Trang 3

I MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài

Trước đây việc giảng dạy địa lí ở trường phổ thông nói chung và trườngTHPT nói riêng thường nặng về thuyết trình ít phát huy được trí lực cho họcsinh, để phù hợp với yêu cầu hiện tại và đặc trưng của bộ môn đồng thời để thựchiện tốt quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực các hoạtđộng của học sinh Việc dạy và học môn địa lí muốn đạt được hiệu quả cao phải

đi đôi lí thuyết và thực hành Điều đó có tác dụng phát huy tính tích cực chủđộng của học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện kỹ năng địa lí

Hiện nay việc học môn địa lí đòi hỏi học sinh phải nhớ nhiều sự vật hiệntượng diễn ra xung quanh chúng ta trong xã hội đồng thời đòi hỏi cập nhậtnhững số liệu cần thiết, điều này dẫn đến học sinh phải nhớ nhiều, máy móc gâycăng thẳng trong học tập Kênh hình chính là công cụ, là biện pháp để tập trung

sự chú ý của học sinh, giúp học sinh định hướng tốt hơn, làm thông tin dễ tiếpthu hơn, tạo động cơ hứng thú cho học sinh, là phương tiện để học sinh trình bàykết quả Nên việc hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat địa lí Việt Nam là rất cầnthiết, rất quan trọng và không thể thiếu Đây là một thành quả lớn của bộ môntrong việc đổi mới phương pháp dạy học địa lí, qua đó giáo viên giảng dạy được

dễ dàng hơn, giúp học sinh học và ôn tập tốt hơn Học sinh thích thú khi tự mìnhtìm ra kiến thức bài học mà không cần phải học một cách nhồi nhét, phải nhớnhững số liệu, địa danh rườm rà phức tạp Trong chương trình địa lí 12, số lượngkiến thức, các bài tập liên quan đến Atlat địa lí Việt Nam chiếm một tỉ lệ khálớn Có nhiều nội dung kiến thức và kĩ năng địa lí được thể hiện chủ yếu qua cácAtlat địa lí Việt Nam Atlat địa lí Việt Nam ngoài vai trò minh hoạ, bổ sung, làmsáng tỏ kiến thức lí thuyết, còn là một kênh tri thức giúp hình thành những kiếnthức và kĩ năng mới

Trong các đề thi, kiểm tra địa lí 12 (Từ kiểm tra thường xuyên, kiểm trađịnh kì, các kì thi học sinh giỏi các cấp), hay kỳ thi THPT Quốc Gia nội dungcác câu hỏi liên quan đến Atlat địa lí Việt Nam chiếm một phần quan trọng màhọc sinh rất dễ đạt điểm cao nếu kĩ năng trên được rèn luyện tốt, ngược lại họcsinh sẽ gặp rất dễ mất điểm nếu như không nắm chắc kĩ năng đó Trong kỳ thiTHPT quốc 2017, môn Địa lí lần đầu tiên được đưa vào thi dưới hình thức trắcnghiệm Trong thời gian 50 phút, thí sinh phải hoàn thành 40 câu trắc nghiệmĐịa lí.[5]

- Ở mục 1.1: Đoạn “Trong kỳ thi… trắc nghiệm” tác giả tham khảo tài liệu tham khảo số 5

Trang 4

Trong đó, câu hỏi kĩ năng thực hành: Đọc Atlat Địa lí Việt Nam, nhận xét biểu

đồ, phân tích bảng số liệu thống kê chiếm ¼ số lượng câu hỏi và số điểm toànbài.[4] Atlat địa lí Việt Nam được coi là trợ thủ đắc lực đặc biệt trong các kỳ thimôn Địa lí, là cuốn sách giáo khoa thứ 2, là tài liệu duy nhất thí sinh được phépmang vào phòng thi.Tuy nhiên nhiều thí sinh còn gặp khó khăn trong việc sửdụng cũng như chưa có cách khai thác hiệu quả Atlat địa lí Việt Nam là phươngtiện rất cần thiết và hữu ích đối với các thí sinh lựa chọn bài thi môn KHXHtrong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới Tuy nhiên, khai thác Atlat địa lí Việt Namtrong học tập, kiểm tra và các kỳ thi đối với học sinh còn gặp nhiều lúng túng,

chưa thật sự hiệu quả Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm sử dụng Atlat địa lí Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy - học môn Địa lí lớp 12 và ôn thi THPT Quốc gia”

1.2 Mục đích nghiên cứu

- Bồi dưỡng và hướng dẫn học sinh có kỹ năng sử dụng thành thạo Atlatđịa lí Việt Nam trong học, ôn tập, làm bài kiểm tra và các bài thi trong các kỳthi Từ những kiến thức trong Atlat địa lí Việt Nam, học sinh biết cách khai thác,phân tích, nhận xét, giải thích, đánh giá, so sánh tổng hợp các sự vật hiện tượngđịa lí chính xác rõ ràng và khoa học

- Đề tài phải nêu lên được: Phương pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlatđịa lí Việt Nam, cách khai thác kiến thức địa lí trong Atlat địa lí Việt Nam củalớp 12 - THPT và đề ra những yêu cầu kiến nghị ở quy mô nhà trường đối vớiviệc sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy - học địa lí lớp 12

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Sử dụng Atlat địa lí địa lí Việt Nam trong dạy - học môn địa lí lớp 12 và

ôn thi THPT Quốc gia

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp lí thuyết

- Phương pháp thực tiễn

- Ở mục 1.1: Đoạn “Trong đó… bài” tác giả tham khảo TLTK số 4

Trang 5

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

- Atlat địa lí Việt Nam chứa toàn bộ nội dung kiến thức về địa lí tự nhiên,dân cư và kinh tế xã hội Việt Nam dưới hình thức thu nhỏ lại Các đối tượng địa

lí được thể hiện trong mỗi bài dưới dạng các ký hiệu, màu sắc bản đồ, đảm bảotính khoa học, tính mỹ thuật, tính hài hoà Giúp cho người học tìm hiểu mộtcách dễ dàng

- Atlat địa lí Việt Nam giúp cho người học có thể nghiên cứu tìm hiểu cácđối tượng địa lí tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội của Việt Nam: Sự phân bố cácđối tượng địa lí trong không gian, sự phát triển của đối tượng địa lí và tại sao cácđối tượng địa lí lại phát triển và phân bố như vậy Nhờ đó mà người học có thể tìm hiểu được các kiến thức về tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội ở tất cả các vùng

ở xa mà không trực tiếp hoặc tận mắt nhìn thấy được

- Thông qua đó rèn cho người học kỹ năng: kỹ năng đọc, kỹ năng phântích mối quan hệ địa lí, kỹ năng tổng hợp các mối quan hệ địa lí một cách biệnchứng và khoa học

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Chương trình địa lí được cấu tạo theo đường và đồng tâm nâng cao, kiếnthức địa lí Việt Nam đã được đề cập hệ thống tuy với thời lượng không nhiều ởbậc THCS Nay chương trình địa lí 12 (52 tiết) gồm cả địa lí tự nhiên và KTXH.Điểm khác biệt quan trọng trong chương trình địa lí 12 là ở tính nâng cao, đòihỏi học sinh không chỉ nhận biết, mà còn phải giải thích các hiện tượng địa lí tựnhiên và KTXH, là ở việc lựa chọn và trình bày các nội dung dưới hình thức cácvấn đề Các kĩ năng được nâng cao nhiều hơn, với những bài tập đòi hỏi phảitổng hợp kiến thức và có nhiều thao tác tư duy, trình bày các báo cáo ngắn Bêncạnh các bài tập cá nhân, các hoạt động theo nhóm được chú ý nhằm tăng cườngkhả năng hợp tác của học sinh

Yêu cầu đặt ra là người học tiếp thu bài 1 cách chủ động sáng tạo khôngcòn cách tiếp thu thụ động như trước Vì thế Atlat địa lí Việt Nam là 1 phươngtiện trực quan rất quan trọng trong quá trình dạy và học địa lí Giúp cho quátrình dạy học thực hiện đúng phương châm thầy chủ đạo, trò chủ động tiến tớinâng cao chất lượng và hiện đại hoá ngành giáo dục

Việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam cho học sinh trongdạy học đia lí và ôn thi ở trường THPT Nguyễn Trãi hiệu quả còn thấp, chưaphát huy được tác dụng vốn có của nó Trong quá trình dạy học, giáo viên mớichỉ dừng lại ở việc hướng dẫn sơ thảo về Atlat địa lí Việt Nam, mang tính chấtminh hoạ cho kiến thức lí thuyết

Trang 6

2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng

2.3.1 Nắm được các ký hiệu chung ở trang 3 và các ký hiệu ở các trang bản

đồ thành phần

Muốn khai thác được At lat địa lí Việt Nam cần nắm và hiểu được các kýhiệu được dùng trong Atlat Trước tiên là các ký hiệu chung ở trang 3 và các kýhiệu ở các trang bản đồ cần dùng Bởi có nhiều ký hiệu chỉ có ở trang 3, không

có ở các trang bản đồ thành phần

2.3.2 Chọn các loại bản đồ phù hợp nội dung bài giảng, phù hợp với nội dung kiến thức cần tìm hiểu

Trong một bài giảng có thể sử dụng nhiều loại bản đồ: Bản đồ chính, bản

đồ hỗ trợ, bản đồ giải thích nguyên nhân của sự phân bố

+ Bản đồ chính: Là bản dồ phục vụ cho nội dung bài giảng Có thể trongtập Atlat địa lí Việt Nam sẽ có nhiều bản đồ phục vụ cho nội dung bài giảng Tanên chọn loại bản đồ có tỉ lệ lớn nhất thì sẽ có nhiều nội dung hơn Tuy nhiêntrong Atlat địa lí Việt Nam những bản đồ có tỉ lệ lớn thường chỉ thể hiện đượcmột khu vực đó là loại tỉ lệ: 1/18000000, 1/9000000, 1/6000000, 1/3000000 Dovậy nhiều bài nói về các đối tượng phân bố trên phạm vi toàn quốc buộc phải lấybản đồ nhỏ làm nền và bản đồ tỉ lệ lớn để bổ sung nội dung của đối tượng

+ Bản đồ hỗ trợ: Thường là các loại bản đồ có cùng nội dung nhưng có tỉ

lệ lớn để bổ sung cho bản đồ chính Ví dụ khi nói về cơ cấu các ngành côngnghiệp của các trung tâm công nghiệp thì ngoài bản đồ chính là bản đồ "côngnghiệp chung" thì bản đồ hỗ trợ sẽ là các bản đồ "các vùng kinh tế" Ở đây nó có

tỉ lệ lớn nên nội dung các ngành công nghiệp của từng trung tâm công nghiệp sẽphong phú hơn, đầy đủ hơn

+ Bản đồ giải thích các mối quan hệ nhân quả trong Địa lí như: Tại sao HàNội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất Giáoviên cần cho các em quan sát bản đồ "dân cư" Để thấy hai thành phố này ở nơitập trung dân cư đông đúc có nhiều lao động lành nghề và có sức tiêu thụ lớn

Ngoài ra còn cho học sinh quan sát bản đồ "địa hình" Để các em thấyđược hai trung tâm này ở đồng bằng, ở vùng có vị trí thuận lợi cho sản xuất vàsinh sống Quan sát bản đồ giao thông cho thấy hai trung tâm công nghiệp này làđầu mối giao thông lớn của nhiều loại hình giao thông

Ngoài bản đồ trong tập Atlat nếu trong sách giáo khoa có lược đồ thì cònphải so sánh đối chiếu để đính chính cho phù hợp Vì nhiều khi lược đồ SGK thểhiện chưa đầy đủ nội dung mà học sinh cần tìm hiểu…

- Ở mục 2.3.2: Đoạn “Tuy nhiên …1/300.000” ,Các bản đồ: Các vùng kinh tế, Công nghiệp chung, Dân cư, Địa hình tác giả tham khảo tài liệu tham khảo số 1

Trang 7

Ví dụ: SGK có lược đồ giao thông nhưng không thể hiện rõ đường ô tô dovậy phải sử dụng bản đồ giao thông trong Atlat là chính và hướng dẫn các emđiền thêm đường ô tô vào lược đồ SGK (tuyến chính) [2]

2.3.3 Một số kinh nghiệm trong quá trình rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam

Các bước làm bài thi khi gặp câu hỏi về khai thác nội dung trong Atlat:

Bước 1: Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề bài.

Bước 2: Xác định trang hoặc một số trang Atlat địa lí Việt Nam cần dùng

để giải quyết yêu cầu của đề bài

Bước 3: Xác định loại kĩ năng làm việc với bản đồ nào cần sử dụng đối

với đề bài này (kĩ năng nhận biết, đọc tên các đối tượng địa lí, kĩ năng xác định

vị trí, hay kĩ năng xác định mối quan hệ tương hỗ, mối liên hệ không gian )

Bước 4: Tiến hành khai thác từ Atlat địa lí Việt Nam.

Đối với học sinh đã học thuộc kí hiệu thì chỉ cần nhìn vào đối tượng địa lí

là có thể đọc được bản đồ, nhưng đối với học sinh chưa thuộc kí hiệu các em cầnđối chiếu với kí hiệu ở trang 3

Khi khai thác một trang Atlat cần lưu ý khai thác tối đa những nội dungliên quan được thể hiện trong trang đó, gồm nội dung chính (gồm các nội dungthể hiện trong bản đồ hình thể Việt Nam và các nội dung phụ là các biểu đồ bảng

số liệu, tranh ảnh xung quanh bản đồ)

Bước 5 [1]: Thực hiện tổng hợp nội dung khai thác được từ bản đồ, kết hợpkiến thức đã học để trình bày khoa học đúng trọng tâm vào bài thi

Để học sinh có thể nhanh chóng sử dụng Atlat trả lời các câu hỏi trongquá trình làm bài, giáo viên nên hướng dẫn học sinh nên thực hiện những vấn đềsau:

1 Nắm chắc các kí hiệu: Cần hướng dẫn học sinh học thuộc các kí hiệuchung: tự nhiên, nông nghiệp, công nghiệp ở trang 3 của Atlat

2 Thông qua các giờ dạy, cần hướng dẫn học sinh nắm vững các ước hiệucủa bản đồ chuyên ngành Ví dụ:

+ Nắm vững các kí hiệu tên từng loại mỏ, trữ lượng các loại mỏ khi sửdụng bản đồ khoáng sản

- Ở mục 2.3.2: Đoạn “Ví dụ: SGK…(tuyến chính)” tác giả sử dụng tài liệu tham khảo số 2

- Ở Bước 5, tác giả tham khảo tài liệu tham khảo số 1

Trang 8

+ Biết sử dụng màu sắc (ước hiệu) vùng khí hậu để nêu ra đặc điểm khíhậu của từng vùng khi xem xét bản đồ khí hậu.

+ Nắm vững các ước hiệu mật độ dân số khi yêu cầu học sinh tìm hiểuphân bố dân cư ở nước ta trên bản đồ "Dân cư và dân tộc"

+ Ước hiệu các bãi tôm, bãi cá khi sử dụng bản đồ lâm ngư nghiệp

3 Biết khai thác bản đồ của từng ngành

a Biểu đồ giá trị tổng sản lượng các ngành hoặc biểu đồ diện tích của cácngành trồng trọt

+ Thông thường giá trị tổng sản lượng ở mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có

từ 1 - 2 biểu đồ thể hiện sự tăng giảm giá trị tổng sản lượng, diện tích (đối vớicác ngành nông - lâm - ngư nhiệp) của các ngành kinh tế, giáo viên cần hướngdẫn học sinh biết cách khai thác các biểu đồ trong quá trình giảng bài có liênquan

+ Hướng dẫn học sinh biết cách tính chiều cao của các biểu đồ cột để tìm

ra sản lượng ngành kinh tế của các địa phương trên biểu đồ Đồng thời cũng nênhướng dẫn học sinh biết ở các biểu đồ cột của các tỉnh không liên tục (bị ngắt ởgiữa) trên có ghi số liệu thì lấy thẳng số liệu đó không cần tính

b Biết cách sử dụng các biểu đồ hình tròn để tìm giá trị sản lượng từngngành tiêu biểu như cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế (Atlat địa lí ViệtNam trang 21);của các vùng " Vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng Sông CửuLong" (Atlat địa lí Việt Nam 29)

4 Biết rõ câu hỏi như thế nào có thể dùng Atlat địa lí Việt Nam

+ Tất cả những câu hỏi có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất hoặc cóyêu cầu nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao ở đó? Trình bày vì các trung tâm kinh tế…đều có thể dùng bản đồ của Atlat địa lí Việt Nam để trả lời

+ Tất cả những câu hỏi có yêu cầu trình bày tình hình phát triển sản xuấthoặc quá trình phát triển của ngành này hay ngành khác, đều có thể tìm thấy các

số lượng ở các biểu đồ của Atlat, thay cho việc phải nhớ các số liệu của sáchgiáo khoa

5 Biết sử dụng Atlat địa lí Việt Nam cho 1 câu hỏi: Trên cơ sở nội dungcủa câu hỏi, cần xem phải trả lời 1 hay nhiều vấn đề Từ đó xác định nhữngtrang bản đồ Atlat cần thiết

a Những câu hỏi chỉ cần sử dụng 1 trang bản đồ của Atlat địa lí Việt Nam như+ Hãy trình bày nguồn tài nguyên khoáng sản của nước ta

Trang 9

- Khoáng sản năng lượng

- Các khoáng sản kim loại

- Các khoáng sản phi kim loại

- Khoáng sản vật liệu xây dựng

Với câu hỏi trên chỉ sử dụng bản đồ "địa chất khoáng sản" trang 11 là đủ.+ Hãy nhận xét tình hình phân bố dân cư ở nước ta? Tình hình phân bốnhư vậy có ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển kinh tế? Trong trường hợp nàychỉ cần dùng một bản đồ "dân số" trang 15 Atlat là đủ

b Những câu hỏi cần dùng nhiều trang bản đồ trong Atlat để trả lời như+ Những câu hỏi đánh giá tiềm năng (thế mạnh) của một ngành như :

- Đánh giá tiềm năng của ngành công nghiệp nói chung, không những chỉ

sử dụng bản đồ địa hình để phân tích tình hình ảnh hưởng của địa hình, dùngbản đồ khoáng sản để thấy khả năng phát triển của các ngành công nghiệp nặng,

sử dụng bản đồ dân số để thấy rõ lực lượng lao động, sử dụng bản đồ nôngnghiệp để thấy tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nói chung

- Đánh giá tiềm năng (thế mạnh) để phát triển cây công nghiệp lâu năm ởnước ta, cần hướng dẫn học sinh biết sử dụng bản đồ địa hình (lát cắt), phối hợpvới các ước hiệu, các vùng khí hậu, để thấy được những thuận lợi của việc pháttriển của từng loại cây theo khí hậu (nhiệt đới, cận nhiệt…) sử dụng bản đồ "cácnhóm và loại đất chính" trang 11 - thấy được 3 loại đất chủ yếu của 3 vùng;dùng bản đồ "dân số" trang 15 sẽ thấy được mật độ dân số của từng vùng, dùngbản đồ "công nghiệp chung" trang 21 sẽ thấy đượcc sở hạ tầng của từng vùng

+ Những câu hỏi đánh giá thế mạnh (tiềm mạnh) của một vùng

Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm bản đồ "nông nghiệp chung" trang

18 để xác định của vùng, phân tích những khó khăn và thuận lợi của vị trí vùng.Đồng thời cần hướng dẫn học sinh biết đối chiếu vùng ở bản đồ nông nghiệpchung (trang 18) với các bản đồ khác nhằm xác định tương đối giới hạn củavùng ở những bản đồ này (vì các bản đồ đó không có giới hạn của từng vùng).Trên cơ sở đó hướng dẫn học sinh sử dụng các bản đồ : "khí hậu" (trang 9) "cácnhóm và loại đất chính" (trang 11), các hệ thống sông (trang 10) Phân tích tiềmnăng công nghiệp hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ "địa chất - khoáng sản"(trang 8) trong quá trình phân tích thế mạnh công nghiệp, phân tích nguồn laođộng (mật độ dân số), trong quá trình xem xét bản đồ dân số trang 15

c Loại bỏ những bản đồ không phù hợp với câu hỏi

Ví dụ:

Trang 10

+ Đánh gía tiềm năng cây công nghiệp có thể sử dụng các bản đồ: Đất, địahình, khí hậu, dân cư… nhưng không cần đến bản đồ khoáng sản.

+ Đánh giá tiềm năng công nghiệp, sử dung bản đồ “ Địa chất khoángsản” không sử dụng bản đồ đất nhiều khi không cần sử dụng cả bản đồ khí hậu

2.3.4 Một số câu hỏi và gợi ý trả lời trên cơ sở dùng Atlat [1]

Ví dụ 1: dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày cácđặc điểm của dân số nước ta

- Lấy số liệu dân số ở biểu đồ cột trang dân số: năm 2007 nước ta có85,17 triệu người, thống kê các dân tộc (54 dân tộc) trang dân tộc có thể trìnhbày được đặc điểm Việt Nam là nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc…

- Tính toán số liệu theo biểu đồ, phân tích biểu đồ (tháp dân số) làm rõđược đặc điểm dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ

+ Số liệu ở biểu đồ dẫn đến số dân năm 1960: 30,17 triệu người đến năm1989: 64,41 triệu người tăng hơn 2 lần trong khoảng 30 năm, chứng tỏ sự bùng

nổ dân số nước ta ở nử cuối thế kỉ XX trước đây Dân số năm 2005: 83,11 triệungười, năm 2007: 85,17 triệu người cho thấy số dân tăng thêm hàng năm cònlớn (1 triệu người) mặc dù tỉ lên tăng dân số đã giảm nhiều

+ Phân tích tháp dân số 1999 và 2007, nếu so sánh với tháp dân số của cácnước dân số già (Hoa kì, ) cả 2 tháp dân số Việt Nam: Tỉ lệ người già trên 60tuổi chưa nhiều, tỉ lệ người trong tuổi lao động rất lớn, tỉ lệ trẻ em dưới 14 tuổicòn khá nhiều cho biết cơ cấu dân số nước ta thuộc loại trẻ Hình dạng tháp dân

số năm 2007 so với năm 1999 cho thấy tỉ lệ phần nhóm tuổi dưới tuổi lao độngthu nhỏ lại, tỉ lệ các nhóm tuổi già tăng lên chứng tỏ đang có sự biến đổi nhanhchóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi

Ví dụ 2: dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày sựphát triển và phân bố ngành thuỷ sản nước ta

- Về tình hình chung:

+ Khai thác các số liệu về tổng sản lượng thuỷ sản năm 2000, 2005, 2007

sẽ nêu được sự phát triển đột phá của ngành thuỷ sản

+ Chia tổng sản lượng thuỷ sản cho dân số sẽ thấy sản lượng thuỷ sản trênđầu người là khá lớn

+ Dựa vào số liệu biểu đồ tính tốc độ tăng trưởng của thuỷ sản nuôi trồng,thuỷ sản khái thác sẽ thấy nuôi trồng thuỷ sản ngày càng chiếm tỉ trọng caotrong cơ cấu ngành thuỷ sản

- Khai thác thuỷ sản:

- Ở mục 2.3.4, các ví dụ 1,2.3.4,5 tác giả sử dụng tài liệu tham khảo số 1

Ngày đăng: 14/08/2017, 08:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w