1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sử dụng sơ đồ để củng cố bài học nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học phần văn bản thơ môn ngữ văn lớp 12

14 349 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 151,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁTRƯỜNG THPT CẨM THUỶ 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG SƠ ĐỒ ĐỂ CỦNG CỐ BÀI HỌC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG DẠY HỌC PHẦN VĂN BẢN THƠ MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 Ng

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT CẨM THUỶ 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ ĐỂ CỦNG CỐ BÀI HỌC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG DẠY HỌC PHẦN VĂN BẢN THƠ

MÔN NGỮ VĂN LỚP 12

Người thực hiện: Hồ Thị Ly

Chức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc môn: Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2016

Trang 2

MỤC LỤC

1.Mở đầu

-Lý do chọn đề tài

-Mục đích nghiên cứu

-Đối tượng nghiên cứu

-Phương pháp nghiên cứu

3 4 4 4

2.Nội dung

2.1.Cơ sở lý luận của vấn đề

2.2.Thực trạng của vấn đề

a.Củng cố bài học,vai trò của củng cố bài học trong phần đọc hiểu

văn bản

b.Cấu trúc,thời lượng của văn bản thơ trong chương trình SGK

Ngữ văn 12

c.Thực trạng của vấn đề

*Giáo viên chưa quan tâm đến phần củng cố bài học

*Thời gian dành cho phần củng cố bài học còn ít

2.3.Giải pháp và tổ chức thực hiện

a.Giải pháp

*Về nội dung

*Về phương pháp

b.Tổ chức thực hiện

*Văn bản Tây Tiến của Quang Dũng

*Văn bản Việt Bắc của Tố Hữu

*Văn bản Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

*Văn bản Sóng của Xuân Quỳnh

*Văn bản Đàn ghita của Lorca của Thanh Thảo

2.4.Hiệu quả của đề tài

5 6 6 6

7 7 7 7 7 7 8 9 9 10 10 11 11 12

3.Kết luận,kiến nghị

-Kết luận

-Kiến nghị

13 13 13

Trang 3

1 Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài:

Tác phẩm văn học - một bài thơ, một áng văn, một thiên truyện là một công trình nghệ thuật, thể hiện những nghiền ngẫm, tìm tòi của nhà văn, nhà thơ

về cuộc sống, về con người được diễn tả bằng những hình thức nghệ thuật ngôn

từ tinh tế, đặc sắc Mỗi tác phẩm văn học thực sự có giá trị thường mang nhiều ý nghĩa và có ảnh hưởng lâu dài, sâu sắc trong nhận thức tư tưởng, tình cảm của người đọc

Dạy học tác phẩm văn chương là một loại hình dạy học đặc thù, đòi hỏi sự

nỗ lực từ cả hai phía: giáo viên và học sinh Con đường và cách thức dạy học tác phẩm văn chương phản ánh những phương diện quan hệ hữu cơ của quá trình giáo dục Bắt đầu từ việc lĩnh hội và thấm nhuần ý nghĩa, mục đích, định hướng đến xác định nhiệm vụ cụ thể của yêu cầu dạy học trên cơ sở kiến thức cơ bản

về tác giả, tác phẩm cũng như kiến thức tâm lí giáo dục học và khả năng sư phạm của bản thân, giáo viên từng bước hình thành kế hoạch tổ chức quá trình chiếm lĩnh tri thức văn học cho học sinh.Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng

nói: “Cái quan trọng nhất trong giảng dạy nói chung và trong dạy văn nói riêng

là rèn luyện bộ óc,rèn luyện phương pháp suy nghĩ,phương pháp nghiên cứu,phương pháp vận dụng kiến thức của mình” (Trích: Tạp chí nghiên cứu giáo

dục số 26 tháng 11/1973)

Sau nhiều năm trực tiếp dạy học môn Ngữ Văn ở trường trung học phổ thông theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, bản thân tôi thấy rằng: củng

cố và luyện tập sau giờ dạy học văn là một việc làm không kém phần quan trọng

so với các việc làm tích cực khác Đây là biện pháp để giáo viên kiểm tra kết quả học tập của học sinh, khắc sâu kiến thức sau giờ dạy học đồng thời khơi gợi

ở các em những hướng suy nghĩ, tư duy sáng tạo, những tìm tòi mới mẻ thông qua tác phẩm văn học

Tuy nhiên, trên thực tế, theo tinh thần đổi mới phương pháp và thiết kế bài dạy thì khâu củng cố và luyện tập đã được đặt ra song khi tiến hành vẫn chưa được coi trọng Phần vì học sinh quá chú trọng vào phần phân tích, phần vì việc phân bố thời gian chưa hợp lí nên thời gian cho khâu củng cố và luyện tập vẫn

bị hạn chế Mặt khác, nhiều giáo viên coi đây là việc làm “phụ” trong một giờ học nên còn đại khái, qua loa Thông thường, sau khi phân tích tác phẩm, giáo viên lo tổng kết một số ý về nội dung và nghệ thuật là coi như hoàn thành bài học, phần củng cố và luyện tập hầu như giáo viên yêu cầu học sinh tự làm ở nhà Chính vì lẽ đó, sau tiết học, nhiều học sinh vẫn chưa nắm vững kiến thức cơ bản và chưa vận dụng được vào thực tế bài làm của mình

Bên cạnh đó, nhìn lại chương tình sách giáo khoa Ngữ văn 12-Học kỳ 1 ta thấy chương trình đã dành một phần lớn dung lượng cho việc học văn bản thơ Thực tế là đã có 11 trên 50 tiết là văn bản thơ (trong đó chủ yếu là thơ ca kháng chiến) Tuy nhiên, một vấn đề nảy sinh là cho dù học sinh có thuộc thơ thì cũng không nắm vững nội dung cũng như đặc sắc nghệ thuật của từng đoạn và cả bài

Trang 4

thơ Từ đó, học sinh lúng túng trong việc vận dụng kiến thức cơ bản để làm phần thi đọc hiểu trong yêu cầu của đề thi mới

Xuất phát từ tình hình thực tế đó, để giúp học sinh nắm vững kiến thức văn bản thơ và vận dụng nó trong làm văn, tôi đã đã tìm tòi, nghiên cứu và thực nghiệm khá thành công Sau đây, tôi xin trình bày một trong những kinh nghiệm

mà tôi đã thực hiện trong 2 năm học gần đây đạt được hiệu quả cao, đó là:

“Sử dụng sơ đồ để củng cố bài học nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học phần văn bản thơ môn Ngữ văn lớp 12”.

1.2 Mục đích nghiên cứu: Đề tài này nhằm mục đích giúp học sinh:

+Xác định được vai trò quan trọng của phần củng cố bài học

+Biết lập sơ đồ củng cố bài học phần văn bản thơ lớp 12 và vận dụng đối với các văn bản khác

+Nắm vững kiến thức bài học thông qua sơ đồ đã củng cố

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Củng cố bài học phần văn bản thơ lớp 12(học kỳ 1) thông qua sơ đồ

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Để tổ chức được các hình thức củng cố và luyện tập sáng tạo cho học sinh, tôi đã vận dụng các phương pháp trong dạy học văn theo tinh thần đổi mới như sau:

- Phương pháp đọc sáng tạo

- Phương pháp gợi tìm

- Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tái tạo

- Phương pháp tổng hợp - so sánh bằng sơ đồ

Trang 5

2 Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề

Xuất phát từ yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được thể hiện trong Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X

về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: “xây dựng một nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới” Văn bản đồng thời yêu cầu: “Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt về mục tiêu, yêu cầu về nội dung phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong giáo dục, khắc phục những mặt hạn chế của chương trình, sách giáo khoa, tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, năng lực tự học, coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, bổ sung những thành tựu khoa học

và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh ”.

Cùng với việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là đổi mới sách giáo khoa phổ thông phù hợp với mục tiêu giáo dục quy định trong luật giáo dục Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa đã đặt trọng tâm vào việc đổi mới phương pháp dạy học Đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết trung ương 4 khóa VII (Tháng 01 năm 1993), Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII (Tháng 12 năm 1996) được thể chế hóa trong luật giáo dục (2005) được cụ thể hóa các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt là chỉ thị

số 14 (Tháng 4 năm 1999) Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGD&ĐT ngày 05/5/2006 xác định rõ:

“Môn Ngữ văn ở cấp PTTH nhằm giúp học sinh: Có những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại hệ thống về văn học và Tiếng Việt bao gồm: Kiến thức

về các tác phẩm tiêu biểu cho các thể loại cơ bản của văn học Việt Nam và một

số tác phẩm, đoạn trích văn học nước ngoài Những hiểu biết về lịch sử văn học

và một số vấn đề lí luận văn học cần thiết (cách tiếp nhận và tạo lập) Hình thành và phát triển các năng lực ngữ văn với yêu cầu cao hơn cấp THCS bao gồm: Năng lực sử dụng Tiếng Việt (thể hiện bốn kĩ năng cơ bản: đọc, viết, nghe, nói), năng lực tiếp nhận văn học, cảm thụ, thẩm mĩ, năng lực tự học, năng lực thực hành ứng dụng.”

Xuất phát từ yêu cầu đổi mới ra đề thi THPT quốc gia từ năm 2014 của Bộ GD

và ĐT trong đó tăng cường kiểm tra kiến thức cơ bản của học sinh thông qua phần đọc- hiểu mà theo PGS TS Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ Trưởng Vụ GD Trung học,

Bộ GD&ĐT, để đồng bộ trong đổi mới căn bản toàn diện việc dạy học môn Văn trong nhà trường phổ thông, khâu kiểm tra đánh giá cũng phải chuyển theo

Trang 6

hướng đánh giá được năng lực của học sinh Với môn Văn THPT, năng lực này thể hiện “đông đặc” trong các kỹ năng đọc, hiểu và tạo lập văn bản

2.2 Thực trạng của vấn đề

a Củng cố bài học, vai trò của củng cố bài học trong phần đọc – hiểu văn bản

Củng cố bài học là khâu cuối cùng trong phần đọc hiểu văn bản văn học,nhằm mục đích tổng kết đánh giá lại kiến thức của toàn bài,giúp học sinh ghi nhớ,khắc sâu kiến thức và vận dụng nó trong thực tiễn làm văn

Trong thực tế, đối với một giờ học văn phần củng cố bài học có ý nghĩa khá quan trọng Mặc dù chỉ chiếm một khoảng thời gian ít ỏi (khoảng từ 3 đến 5 phút) trong một tiết học nhưng nó đã mang đến những hiệu quả nhất định:

Đây là biện pháp để giáo viên kiểm tra kết quả học tập của học sinh, khắc sâu kiến thức sau giờ dạy học đồng thời khơi gợi ở các em những hướng suy nghĩ, tư duy sáng tạo, những tìm tòi mới mẻ thông qua tác phẩm văn học nhằm từng bước khắc phục tình trạng thụ động trong lĩnh hội kiến thức, khẳng định vai trò chủ động sáng tạo của học sinh

Góp phần khắc phục những bất cập của phương pháp dạy học văn theo lối truyền thụ một chiều kích thích năng lực sáng tạo tự thân của học sinh để quá trình dạy học văn trở thành quá trình học sinh tự phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách và bồi dưỡng tâm hồn cho các em

Khơi gợi những sáng tạo trong suy nghĩ, hình thành năng lực tư duy văn học cho học sinh Tổ chức được các hình thức củng cố và luyện tập sáng tạo cho học sinh chính là giáo viên đã phát huy được vai trò chủ động, tích cực của học sinh trong quá trình học tập thông qua việc lĩnh hội kiến thức sau giờ học

b Cấu trúc, thời lượng của văn bản thơ trong chương trình SGK Ngữ văn 12-Học kỳ 1

3 Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm

Đọc thêm: Đất Nước- Nguyễn Đình Thi

2

4 Dọn về làng- Nông Quốc Chấn

Tiếng hát con tàu- Chế lan Viên

Đò lèn- Nguyễn Duy

2

Nhìn vào cấu trúc chương trình Ngữ văn 12 –Học kỳ 1 ta nhận thấy,thời lượng dành cho phần văn bản thơ cũng khá nhiều.Như vậy mục đích của người biên soạn là nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về các thể loại thơ cho học sinh

Trang 7

c Thực trạng của vấn đề

* Giáo viên chưa thực sự quan tâm đến phần củng cố bài học sau khi đọc hiểu văn bản

Giờ dạy học văn bao gồm các khâu: đọc, tìm hiểu tác giả, tác phẩm, phân tích tác phẩm, tổng kết và củng cố luyện tập Theo tinh thần đổi mới phươ ng pháp

và thiết kế bài dạy thì khâu củng cố và luyện tập đã được đặt ra song khi tiến hành vẫn chưa được coi trọng Phần vì học sinh quá chú trọng vào phần phân tích, phần vì việc phân bố thời gian chưa hợp lí nên thời gian cho khâu củng cố

và luyện tập vẫn bị hạn chế

Thực tế dạy học đã có nhiều giáo viên chú ý đến khâu củng cố và luyện tập của học sinh nhưng cũng nhiều giáo viên coi đây là việc làm “phụ” trong một giờ học nên còn đại khái, qua loa Thông thường, sau khi phân tích tác phẩm, giáo viên lo tổng kết một số ý về nội dung và nghệ thuật là coi như hoàn thành bài học, phần củng cố và luyện tập hầu như giáo viên yêu cầu học sinh tự làm ở nhà Một số giờ học đã chú ý đến phần củng cố và luyện tập nh ưng việc kích thích cảm thụ còn hạn chế do không ít những câu hỏi không thích hợp

* Thời gian dành cho việc củng cố bài học còn ít

Nếu như giờ học Tiếng Việt, thời gian luyện tập chiếm tới 30% trong một tiết học thì với giờ dạy học Văn, thời gian dành cho phần củng cố và luyện tập chiếm rất ít (chỉ từ 3 đến 5 phút cho bài học có phân phối chương trình 1 tiết và

từ 7đến 10 phút cho bài học có phân phối chương trình 2 tiết trở lên)

Nhìn lại phân phối chương trình môn Ngữ văn 12-HK 1.Toàn bộ chương trình học kỳ 1 có tổng số 50 tiết,trong đó có 17 tiết dành cho luyện tập tiếng việt và làm văn.Chưa kể sau mỗi bài tìm hiểu kiến thức về Tiếng Việt và làm văn đều

có câu hỏi luyện tập và củng cố trong khoảng 10 phút.Trong khi đó,phần củng

cố bài học trong giờ học văn bản lại chưa được quan tâm.Như vậy chương trình chủ yếu quan tâm đến việc rèn cho học sinh kỹ năng mà chưa chú ý đến việc khắc sâu kiến thức cho học sinh.Chính vì lẽ đó, mà nhiều giáo viên còn chưa chú trọng đến việc củng cố bài học cho học sinh sau mỗi tiết dạy của mình.Trong khi đó kiến thức của phần văn bản thơ thì nhiều (có 11/50 tiết).Học sinh lại chủ yếu phải sử dụng phần kiến thức này để tham dự kỳ thi THPT Quốc gia khi mà bản thân các em chưa thực sự vững vàng

2.3 Giải pháp và tổ chức thực hiện

a Giải pháp

* Về nội dung

Có thể nói, các hình thức củng cố luyện tập trong dạy học tác phẩm văn chương không thể giống các hình thức củng cố luyện tập trong một giờ học bình thường Thực tế, giờ dạy học tác phẩm văn chương không chỉ đem tới thông tin mà thường kích thích để “bùng nổ thông tin” theo nhiều kiểu, nhiều dạng, nhiều góc

độ Giờ dạy học tác phẩm văn chương đã có thể kết thúc nhưng những vấn đề về hình tượng văn học vẫn tiếp tục lung linh phát triển và “nổ vỡ lặng im” trong tâm hồn các em Chính trong phần củng cố luyện tập, nhiều học sinh đã có những phát hiện khá lí thú, độc đáo và sáng tạo Thiết nghĩ trong xu thế đổi mới

Trang 8

phương pháp dạy học văn, cần phải trả giờ văn chương lại cho bản chất giao tiếp nghệ thuật, định hướng sư phạm cải tiến phải tạo nhiều thời gian cho học sinh tiếp xúc với bài văn trước, trong và sau khi học để “cuộc giao tiếp im lặng thực

sự diễn ra trong giao tiếp văn chương”

Đa dạng các hình thức củng cố và luyện tập sáng tạo cho học sinh trong giờ văn còn để kích thích những rung động tâm hồn, niềm hứng khởi sáng tạo và khát khao mạnh mẽ của học sinh trước sức hấp dẫn kì diệu mà thế giới nghệ thuật gợi nên

Kết thúc phần củng cố luyện tập nhưng suy nghĩ về tác phẩm không đóng lại mà những vấn đề xung quanh tác phẩm còn mở ra để tạo được “dư âm”, “dư vị” tiếp tục Có những vấn đề, các em chỉ giải quyết được phần nào ở lớp hoặc giải quyết xong cả nhưng những ám ảnh của nó thì không thể chấm dứt ngay trong suy nghĩ của các em

Phát huy tính sáng tạo cho học sinh qua các hình thức củng cố và luyện tập trong giờ dạy học văn là rất quan trọng cầ n thiết nhưng giáo viên phải biết định hướng sự tiếp nhận văn học của học sinh Dù sáng tạo hay đến mấy, độc đáo đến mấy vẫn phải tuân thủ tính giới hạn, dựa trên lôgíc và cấu trúc đặc trưng của hình tượng văn học, ý đồ sáng tạo, tư tưởng của nhà văn và mục tiêu giáo dục

Tổ chức các hình thức củng cố luyện tập sáng tạo cho học sinh còn phải tuỳ thuộc vào đặc điểm, yêu cầu riêng của mỗi bài học và phù hợp với từng đối tượng học sinh, tránh sự lặp lại đơn điệu hoặc áp dụng một cách máy móc Vì thế cùng với việc lựa chọn khả năng thích hợp đối với từng đối tượng là yêu cầu vận dụng linh hoạt, uyển chuyển các hình thức, việc làm mới hi vọng tạo ra hứng thú sáng tạo của học sinh Để làm tốt khâu này thì người giáo viên cần phải có một kĩ năng trong việc vận dụng phương pháp dạy học

* Về phương pháp

Để tổ chức được các hình thức củng cố và luyện tập sáng tạo cho học sinh, tôi đã vận dụng các phương pháp trong dạy học văn theo tinh thần đổi mới như sau:

- Phương pháp đọc sáng tạo

- Phương pháp gợi tìm

- Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tái tạo

- Phương pháp tổng hợp - so sánh bằng sơ đồ

Với mỗi bài, việc vận dụng từng biện pháp có khác nhau hoặc có thể đan xen của nhiều phương pháp Từ các phương pháp đó, giáo viên tiến hành tổ chức cho học sinh củng cố và luyện tập ngay trong giờ học; bằng hệ thống câu hỏi, giáo viên đưa ra những yêu cầu để học sinh phát hiện, thảo luận và giáo viên định hướng cho học sinh vào đúng với chủ đề tư tưởng, mục đích giáo dục của tác phẩm

Có nhiều hình thức và biện pháp thực hiện thao tác củng cố bài học, ở đây tôi chỉ xin được nêu ra một số thao tác tiêu biểu sau:

Trang 9

- Tiến hành đọc diễn cảm toàn bộ đoạn trích, tác phẩm

- Tìm hiểu nội dung

- Nhận xét nghệ thuật

- Tập so sánh, khái quát lập bảng biểu sơ đồ để khái quát kiến thức cho nội dung bài học

b Tổ chức thực hiện:

Sử dụng sơ đồ để củng cố bài học trong giờ học phần văn bản thơ môn Ngữ văn 12

Trên thực tế dạy học cho thấy học sinh có nắm vững mở rộng và khái quát được kiến thức hay không một phần lớn phụ thuộc vào bước củng cố của tiết học Nếu thầy coi nhẹ bước này, học sinh sẽ không thể nhớ lâu, rất khó vận dụng vào việc làm các bài tập Ngược lại thầy coi trọng, kiến thức sẽ đọng lại và ám ảnh mãi trong các em, tạo nên mối liên hệ kích thích tìm tòi trong sự vận dụng làm các bài tập ở phần luện tập được tốt hơn

Để củng cố bài học đạt được hiệu quả cao chúng ta có thể vận dụng nhiều cách khác nhau như: Đặt câu hỏi mang tính khái quát để học sinh tổng quát lại giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cũng như ý ngh ĩa của bài học… Song tôi thiết nghĩ có một biện pháp đạt hiệu quả cao hơn cả đó là dùng bảng phụ có tính Tổng hợp – so sánh Cái khó của biện pháp này là thầy cần phải dành thời gian nghiên cứu kĩ lưỡng để mỗi bài học đưa ra được một sơ đồ có tính Tổng hợp –

so sánh, khái quát toàn bộ kiến thức của bài học Và để thực hiện được cách làm này thì giáo viên cần chuẩn bị trước vào bảng phụ hoặc thiết kế vào máy (nếu có), chỉ đến bước củng cố mới đưa ra sử dụng Để phát huy tối đa tác dụng của bảng phụ này thầy có thể dùng kết hợp các biện pháp: hỏi – đáp, diễn giảng, thảo luận, trình bày, … Nhưng xin lưu ý rằng dùng biện pháp nào và dùng như thế nào, cách thức ra sao còn tuỳ thuộc vào đối tượng thực tế của học sinh trong từng tiết học cụ thể

Dưới đây, tôi xin đưa ra một số sơ đồ cụ thể cho phần củng cố trong giờ học văn bản thơ lớp 12

*.Văn bản Tây tiến của Quang Dũng (Ngữ văn 12-Cơ bản)

Tây Tiến

14 câu đầu: Nỗi

nhớ về thiên

nhiên Tây Bắc

và hình ảnh

người lính trên

chặng đường

hành quân

8 câu tiếp: Nỗi

nhớ Tây tiến hào hoa -Cảnh đêm liên hoan văn nghệ -Cảnh sông nước Tây Bắc

8 câu tiếp:Vẻ

đẹp của hình tượng người lính tây tiến -Về ngoại hình -Về phẩm chất,tính cách

4 câu cuối: Lời

thề,lời hẹn ước lên đường

Trang 10

Nghệ thuật:

-Sử dụng điệp từ: Nhớ

-Sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ: Súng ngửi trời,đêm hơi

-Nghệ thuật đối lập: hình ảnh,thanh điệu

*Văn bản Việt Bắc của Tố Hữu (Ngữ văn 12-Cơ bản-Học kỳ 1)

Việt Bắc

8 câu đầu: Khúc

dạo đầu của cuộc

chia ly

-Bốn câu đầu: Sự

băn khoăn lo lắng

của người ở lại

- Bốn câu đầu: Sự

xúc động nghẹ ngào

của người ra đi

12 câu tiếp: Việt

Bắc gợi nhớ -Gợi nhớ thiên nhiên -Gợi nhớ cuộc sống kháng chiến

-Gợi nhớ con người kháng chiến

Còn lại: Người

Cán bộ kháng chiến bộc lộ nỗi nhớ

-Nhớ cuộc sống,con người Việt Bắc

-Nhớ thiên nhiên -Nhớ không khí kháng chiến

Nghệ thuật:

-Thể thơ lục bát.Sử dụng sáng tạo cặp đại ta mình ta cùng kết cấu đối đáp giao duyên truyền thống tạo nên giọng thơ tâm tình ngọt ngào đậm đà tính dân tộc -Ngôn ngữ hình ảnh giản dị,quen thuộc,mang đặc trưng riêng của Việt Bắc

-Sử dụng nhiều biện pháp tu từ:Ẩn dụ,so sánh

*Văn bản Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm (Ngữ văn 12-Cơ bản)

Đất Nước

9 câu đầu: Đất

Nước có tự bao giờ

-Từ thuở xa xưa

-Bắt đầu: với miếng

trầu bà ăn

-Lớn lên: Bằng

33 câu tiếp: Đất

Nước là gì -Là không gian bình dị,gần gũi

-Là thời gian lịch sử

từ quá khứ đến hiện

Còn lại:Đất nước

do ai làm nên -Về địa lý -Về lịch sử -Về văn hóa: ->Khẳng định

Ngày đăng: 15/10/2017, 07:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w