Việc ban hành và đưa vào áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam đã gópphần quan trọng trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, tăng cường tínhminh bạch của thông tin tài
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền công nghệ thông tin, thịtrường tài chính và xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu có rất nhiều nghiệp vụ kinh tế mới đãhình thành và đang phát triển Nhu cầu minh bạch thông tin tài chính ngày càng đòi hỏitính cấp thiết phải ban hành mới các chuẩn mực kế toán hướng dẫn việc ghi nhận, xácđịnh giá trị và trình bày thông tin về các công cụ tài chính trong BCTC
Cùng với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế,Ủy ban Chuẩn mực BCTC quốc
tế trong năm năm qua đã không ngừng sửa đổi, bổ sung, thay thế các chuẩn mực kế toán(CMKT) quốc tế để đáp ứng đòi hỏi về tính minh bạch thông tin trong điều kiện phát sinhnhững giao dịch mới hết sức phức tạp Do đó, tình trạng nhiều điểm không còn phù hợpgiữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành
Việc ban hành và đưa vào áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam đã gópphần quan trọng trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, tăng cường tínhminh bạch của thông tin tài chính và tạo dựng môi trường kinh doanh phù hợp với tìnhhình trong khu vực và quốc tế, duy trì niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài vào ViệtNam Tuy nhiên, trong những năm qua, Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) đã tiến hànhsửa đổi các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và ban hành mới các Chuẩn mực BCTCquốc tế (IFRS) Hơn nữa, nền kinh tế thị trường chuyển đổi của Việt Nam đã dần bướcsang giai đoạn ổn định và phát triển, các hoạt động kinh tế đã và đang được điều chỉnhbởi các quy luật của thị trường Do vậy, đã đến lúc Việt Nam cần cập nhật và ban hànhmới các chuẩn mực kế toán cho phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng đòi hỏi của nềnkinh tế thị trường của Việt Nam
Và đối với những người làm công tác kế toán thì việc nắm vững các kiến thức vềchuẩn mực kế toán là một yêu cầu cơ bản khi làm việc
Để góp phần giải quyết những vấn đề khó khăn, nhằm nâng cao trình độ cũng nhưchất lượng hoạt động khi ban hành các CMKT mới tại Việt Nam, nhóm chúng tôi đã tìm
Trang 2hiểu và nghiên cứu đề tài: “Đánh giá và nhận xét một số chuẩn mực kế toán quốc tế và
chuẩn mực kế toán Việt Nam”.
Do sự am hiểu về lý luận còn hạn chế, lúng túng khi tiếp cận sự khác biệt quá lớngiữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế nên bài viết của chúngtôi không tránh khỏi những thiếu sót Với mong muốn nâng cao kĩ năng thực hành thôngqua việc tiếp cận thực tế cũng như mong muốn nắm bắt những vấn đề khó khăn trong việcban hành mới các chuẩn mực kế toán tại Việt Nam, rất mong nhận được sự đóng góp ýkiến của các thầy cô giáo và các bạn đọc để đề tài chúng tôi được hoàn thiện hơn
2 Mục đích ngiên cứu
* Về lý luận: Khái quát hóa những cơ sở lý luận về một số chuẩn mực kế toán quốc tế và
chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay
* Về thực tiễn: Tìm hiểu và phân tích một số chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế
toán Việt Nam, từ đó rút ra được những ưu và nhược điểm của chuẩn mực kế toán quốc tế
so với chuẩn mực kế toán Việt Nam Mục đích nhằm đưa ra một số giải pháp phát triểnchuẩn mực kế toán Việt Nam theo hướng chuẩn mực kế toán quốc tế nhằm góp phần quantrọng trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, tạo dựng mối quan hệ vữngchắc với các doanh nghiệp nước ngoài, đưa nền kinh tế của Việt Nam ngày càng đi lênđồng thời tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Đưa ra những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi trong các chuẩn mực kế toán Việt Namnhằm góp phần hoàn thiện hơn hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam theo hướng hộinhập quốc tế, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, tạo dựng mối quan hệ vững chắcvới các doanh nghiệp nước ngoài, đưa nền kinh tế của Việt Nam ngày càng đi lên đồngthời tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
* Đối tượng:
- Nghiên cứu những cơ sở lý luận về các chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực
kế toán ở Việt Nam hiện nay
Trang 3- Nghiên cứu đánh giá và lựa chọn các chuẩn mực kế toán cho phù hợp với thông
lệ quốc tế và đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam
* Phạm vi nghiên cứu:
Do thời gian có hạn và số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu còn hạn chế nên nênnhóm chúng tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu những điểm giống và khác biệt của ba chuẩnmực kế toán thông dụng thường hay áp dụng tại Doanh nghiệp cụ thể là:
- Thứ nhất: Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4 (VAS 4) “Tài sản cố định vô hình” sovới Chuẩn mực kế toán quốc tế số 38 (IAS 38) “Intangible Assets”
- Thứ hai: Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 (VAS 16) “Chi phí đi vay” so vớiChuẩn mực kế toán quốc tế số 23 (IAS 23) “Borriwing Costs”
- Thứ ba: Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 27 (VAS 27) “Báo cáo tài chính giữaniên độ” so với Chuẩn mực kế toán quốc tế số 34 (IAS 34) “Interim Financial Reporting”.Đồng thời luận văn đề xuất một số giải pháp để phát triển chuẩn mực kế toán Việt Namtheo hướng chuẩn mực kế toán quốc tế
4 Phương pháp nghiên cứu:
* Về mặt phương pháp luận: Bài vết dựa vào phương pháp duy vật biện chứng.
* Phương pháp cụ thể: Bài viết sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp
mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp quy nạp,diễn giải,…trong quá trình nghiên cứu lý luận, khảo sát và thu thập thông tin cho việc banhành mới các chuẩn mực kế toán tại Việt Nam
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về các chuẩn mực kế toán tại Việt Nam và trênquốc tế
- Bài viết đi sâu tìm hiểu về một số chuẩn mực kế toán tại Việt Nam và trên quốc
tế, từ đó rút ra được những ưu nhược điểm của từng chuẩn mực kế toán hiện có tại ViệtNam nhằm làm cơ sở để xây dựng và hoàn thiện hơn trong việc ban hành một chuẩn mực
kế toán mới góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, tạodựng môi trường kinh doanh phù hợp với khu vực quốc tế Hơn nữa, nhằm đảm bảo hệ
Trang 4thống kế toán Việt Nam luôn phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế ,duy trì niềm tin chocác nhà nước ngoài đầu tư vào Việt Nam Đồng thời đưa nền kinh tế của Việt Nam ngàycàng ổn định và phát triển hơn nữa.
6 Cấu trúc của bài Nghiên cứu:
Bài viết gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về quá trình hình thành của chuẩn mực kế toán quốc tế và chuần
mực kế toán Việt Nam
Chương 2: Phân tích sự giống và khác nhau giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn
mực kế toán Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp để phát triển chuẩn mực kế toán Việt Nam theo hướng
chuẩn mực kế toán quốc tế
Trang 5CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA CHUẨNMỰC KẾ
TOÁN QUỐC TẾ VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM
1.1 KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN
1.1.1 Khái niệm về chuẩn mực kế toán
Theo khoản 1 điều 8, luật kế toán số 03/2003/QH11 thì “chuẩn mực kế toán gồmnhững nguyên tắc và những phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ kế toán và lập báo cáotài chính”
Như vậy, các chuẩn mực kế toán là các văn bản tập hợp các nguyên tắc và phươngpháp kế toán ở mức độ tổng quát để định hướng cho các doanh nghiệp trong việc ghi sổ
kế toán các giao dịch của doanh nghiệp cũng như trong việc lập báo cáo tài chính
Kết cấu của một chuẩn mực kế toán gồm các phần sau:
- Mục đích của chuẩn mực
- Phạm vi của chuẩn mực
- Các định nghĩa sử dụng trong chuẩn mực
- Phần nội dung chính gồm các nguyên tắc, các phương pháp, các yêu cầu về lập
và trình bày báo cáo tài chính
1.1.2 Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán
Mục đích chung của việc soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế toán là để thốngnhất các hoạt động kế toán trong một phạm vi địa lý (đó có thể là trong một quốc gia,trong một khu vực hay trên toàn cầu) Chuẩn mực kế toán sẽ cho phép các nhà đầu tưcũng như các nhà công ty lớn đưa ra các quyết định kinh doanh và đầu tư kịp thời và đúngđắn
Chính bởi lẽ đó, chuẩn mực kế toán sẽ giúp cho người sử dụng có thể so sánh đượccác báo cáo tài chính với nhau để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.Tất nhiên, điều này sẽcòn phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố Hiện nay có nhiều cách thức khác nhau để sắp xếp
Trang 6và chuẩn bị các báo cáo tài chính Một trong những trở ngại mà nhà đầu tư phải vượt qua
đó là đưa ra các quyết định đầu tư khi mà các thông tin tài chính được báo cáo dưới nhiềuhình thức khác nhau Mỗi quốc gia có những yêu cầu riêng của mình và quy trình mà mỗiquốc gia đó phải tuân theo Khi việc toàn cầu hóa các chuẩn mực kế toán xảy ra sẽ gây ramột vài vấn đề khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài vì việc xem xét các báo cáo tàichính được chuẩn bị dưới các chuẩn mực khác nhau sẽ là một thách thức lớn đối với họ
Trong nhiều trường hợp, nếu như không có chuẩn mực kế toán các công ty sẽ sửdụng nhiều phương pháp khác nhau để lập và trình bày báo cáo tài chính của mình Ví dụ,nếu như không có chuẩn mực kế toán thì sẽ có công ty ghi nhận chi phí sửa chữa và bảotrì tài sản vào giá trị tài sản với lý do là các chi phí đó giúp tài sản duy trì được trạng tháihoạt động tốt và nhờ đó đem lại lợi ích kinh tế cho công ty Thế nhưng sẽ có công ty kháclại lý luận rằng chi phí sửa chữa và bảo trì tài sản chỉ giúp cho tài sản duy trì trạng tháihiện tại chứ không làm tăng thêm lợi ích kinh tế từ tài sản Do đó, công ty không ghi nhậnchi phí đó vào giá trị tài sản Mỗi công ty đều cho rằng lý luận của mình đúng và lập báocáo tài chính theo những cách khác nhau Và tất yếu, hai báo cáo tài chính của hai công tykhông thể đem ra so sánh với nhau được do chúng không được lập trên cùng một cơ sở
Ngoài ra, việc thiếu một bộ chuẩn mực kế toán sẽ là cơ hội cho các công ty sửdụng các thủ pháp hay thủ thuật kế toán để làm đẹp báo cáo tài chính Các công ty thậmchí có thể biến tình trạng thua lỗ của công ty thành có lãi
Việc thiếu chuẩn mực kế toán cũng tạo cơ hội cho các công ty được tùy ý trình bàycác thông tin có liên quan đến các đối tượng kế toán trên báo cáo tài chính và chỉ trìnhbày những thông tin có lợi cho mình
Chính vì những vấn đề trên, người sử dụng báo cáo tài chính sẽ không thể đưa ramột quyết định kinh tế hợp lý dựa vào các thông tin trên báo cáo tài chính được Ví dụ,nhà đầu tư không thể đưa ra quyết định chọn lựa công ty nào để đầu tư vốn Ngân hàng sẽkhông thể đánh giá được tình hình tài chính cũng như khả năng trả nợ của các công tytrong quá trình thẩm định tín dụng để quyết định nên cho công ty nào vay Các cơ quan
Trang 7thuế có thể thu không đủ thuế Nhà nước không thể đánh giá được một cách chính xáchiệu quả hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp…
Ngoài ra, việc có một bộ chuẩn mực kế toán cũng giúp ích cho người sử dụng báocáo tài chính trong việc đọc và phân tích các báo cáo tài chính trở nên dễ dàng hơn Người
sử dụng báo cáo tài chính có thể hiểu được cấu trúc của báo cáo tài chính, bản chất củacác chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, hiểu được các thuyết minh báo cáo tài chính bằng cáchđọc các chuẩn mực kế toán Từ đó, người sử dụng báo cáo tài chính mới có thể đưa ra cácphân tích chính xác về hiệu quả hoạt động của công ty
Một lợi ích nữa mà người sử dụng báo cáo tài chính có thể thu được từ các chuẩnmực kế toán đó là sự đảm bảo rằng các công ty và các kiểm toán viên thực hiện việc kiểmtoán báo cáo tài chính đã tuân thủ các chuẩn mực kế toán trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ của mình Người sử dụng có thể không có kiến thức về kế toán cũng như không đủ khảnăng để hiểu được các chuẩn mực kế toán nhưng nếu họ nghi ngờ về tính trung thực vàhợp lý của các báo cáo tài chính thì họ có thể thuê một tổ chức chuyên nghiệp để kiểmđịnh việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán của ban giám đốc các công ty cũng như của cáckiểm toán viên có liên quan Như vậy, việc ban hành các chuẩn mực kế toán là một cách
để tăng thêm lòng tin cho người sử dụng báo cáo tài chính đối với các báo cáo tài chính
và ngăn ngừa nguy cơ gian lận trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính
Ngoài ra, chuẩn mực kế toán còn góp phần làm giảm chi phí đầu tư ở các thịtrường khác nhau Lợi ích này có thể được nhận ra từ việc cắt giảm bớt công việc mà bìnhthường trước đây nhà đầu tư yêu cầu được xem lại hồ sơ ghi chép tài chính đối với thịtrường nước ngoài.Các công ty đa quốc gia cũng có thể hợp lý hóa các loại báo cáo vàgiảm bớt các chi phí liên quan trong việc thiết kế lại các báo cáo kế toán khác nhau thànhnhững báo cáo kế toán dễ đọc và dễ so sánh cho các nhà quản lý
Tiếp đó là chúng cũng góp phần làm tăng uy tín, niềm tin cho các nhà đầu tư trênthị trường với điều kiện là chuẩn mực này phải được áp dụng một cách nghiêm ngặt bởi
sự tuân thủ cao Các công ty này có thể có đánh giá để tiến hành đầu tư, thiết lập các cơ
Trang 8sở sản xuất kinh doanh, các dự án hoặc thậm chí đầu tư vào các lĩnh vực mới tại nướcngoài.
Trang 91.1.3 Phân loại chuẩn mực kế toán
Hiện nay trên thế giới đang có hai hệ thống chuẩn mực là chuẩn mực kế toán quốc
tế và chuẩn mực kế toán quốc gia
Các chuẩn mực kế toán quốc gia được soạn thảo và ban hành theo những cơ chế rấtkhác nhau ở mỗi nước Do mỗi nước có điều kiện kinh tế và chính trị rất khác nhau nêncác chuẩn mực kế toán giữa các nước có nhiều sự khác biệt
Chuẩn mực kế toán quốc tế được soạn thảo và ban hành bởi Hội đồng chuẩn mực
kế toán quốc tế (IASB) Mục đích của việc ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế là để tạo
ra một sự hài hòa quốc tế trong lĩnh vực kế toán, để giảm bớt các chi phí của việc các báocáo tài chính được lập và trình bày theo những chuẩn mực kế toán có nhiều khác biệt giữacác nước Các chuẩn mực kế toán quốc tế sau một thời gian dài phát triển đã được đónnhận bởi nhiều nước trên thế giới Xu hướng của các nước hiện nay là cố gắng đưa ra cácchuẩn mực quốc gia phù hợp mà đồng thời tiếp cận được với các chuẩn mực kế toán quốctế
1.2 CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán quốc tế
1.2.1.1 Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán quốc tế và những rào cản đối với việc hình thành chuẩn mực kế toán quốc tế
Để có thể tồn tại và phát triển trước những thử thách khắc nghiệt của giới tựnhiên,con người luôn tìm mọi cách đương đầu và vượt khó khăn, cố gắng nâng cao đờisống thông qua hoạt mua bán trao đổi hàng hóa Và để hỗ trợ trong việc đo lường hiệu
Trang 10quả, đánh giá và tiên liệu những hoạt động kinh tế phát sinh, con người đã sử dụng mộtcông cụ, đó chính là hạch toán Khi xã hội phát triển thì công cụ này cũng ngày càng pháttriển, phong phú và đa dạng về nội dung, hình thức và phương pháp.Phương pháp hạchtoán kế toán ra đời và trở thành một bộ phận không thể tách rời của lịch sử hạch toán.
Có thể nói trước khi trở thành một môn khoa học độc lập, hạch toán kế toán đơnthuần chỉ là công cụ được con người sử dụng để phản ánh, sao chép hiện thực của đờisống kinh tế một cách thụ động trong đầu óc của con người, không có sự hỗ trợ của cáccông cụ tính toán, dù là thô sơ nhất Cho đến khi chữ viết và số học cao cấp ra đời, đỉnhcao là việc phát minh ra hệ đếm thập phân và sử dụng rộng rãi chữ số Ả rập, đã tạo điềukiện cho hạch toán kế toán phát triển, xuất hiện phương pháp hạch toán kế toán đầu tiên:phương pháp kế toán đơn Phương pháp này chịu sự ảnh hưởng nhiều bởi nền văn minh
La Mã cổ đại và Ba Tư, thể hiện ở sự lệ thuộc vào các quy tắc của tài khoản tài sản và tiền
tệ khi họ cho rằng, ban đầu người ta cần kê lại mọi tài sản, do đó phương pháp kiểm kê rađời trước tiên Tuy nhiên để thực hiện công việc này, cần thiết phải phân loại tài sản theomột số tiêu thức nhất định, điều này đã dẫn đến việc hình thành một phương pháp mới:phương pháp tài khoản, và tài khoản trở thành một hệ thống thống nhất khi xuất hiệnthước đo bằng tiền tệ
Giai đoạn phát triển
Tuy nhiên do đời sống xã hội con người ngày càng phát triển, để có thể đáp ứngđược nhu cầu sống và kinh doanh, phương pháp kế toán cũng ngày càng chi tiết và tỉ mỉhơn
Năm 1494, phương pháp ghi sổ kép do Luca Pacioli- một nhà toán học người Ý tạo
ra được xem là một bước ngoặc mới trong quá trình phát triển kế toán Cách thức ghi chépvào sổ cái, kỹ thuật ghi sổ kép cũng như các nguyên tắc kế toán căn bản, sự cân bằng giữa
nợ và có trong phương pháp này đã đưa kế toán lần đầu tiên được xem như một môn khoahọc và gây ảnh hưởng mạnh đến đời sống kinh tế xã hội của loài người khi được ứngdụng trên toàn thế giới
Trang 11Có thể nói Luca Pacioli là một trong những nhà lý luận tiêu biểu của trường pháixem kế toán như một môn khoa học có tính phương pháp luận tổng hợp Tuy nhiên,trường phái này lại quá cường điệu
Sự phát triển của kế toán ở các nước thường có sự khác nhau về các qui định vàcách thức hạch toán kế toán cộng thêm sự khác biệt về hệ thống kinh tế và điều kiệnthương mại giữa các nước dẫn đến sự khác nhau giữa các nước về mô hình và phươngpháp kế toán
Sự khác nhau này tạo nên nét đặc trưng của hệ thống kế toán mỗi quốc gia nhưnglại có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của thị trường thế giới và có thể làm giảm sút khảnăng hợp tác, tìm kiếm vốn để cạnh tranh một cách có hiệu quả Trong xu thế hội nhậpkinh tế quốc tế, sự tồn tại của hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế với vai trò là ngôn ngữchung để làm cầu nối cho các nền kinh tế là một nhu cầu tất yếu
Tuy nhiên, những rào cản đối với việc tạo lập các chuẩn mực kế toán chung là khánhiều:
Đối với những người theo chủ nghĩa hoài nghi thì họ tin rằng chuẩn mực kế toánquốc tế sẽ rất là phức tạp vì nó còn liên quan đến các vấn đề thuộc về quy định và luậtpháp tại các nước sở tại Hơn thế nữa, chuẩn mực kế toán quốc tế cũng vừa mới ra đờinên vẫn còn trẻ và vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển và hoàn thiện hơn Cũng có nhiềucâu hỏi được đặt ra trong vấn đề này đó là thực chất của quá trình xích lại gần nhau củaGAAP(“generally accepted accounting principles” – là thuật ngữ kế toán bao gồm cácnguyên tắc, quy tắc và thông lệ kế toán được chấp nhận) và IFRS là như thế nào? Chuẩnmực kế toán toàn cầu sẽ là một sự kết hợp mang tính toàn diện hay là sự kết hợp bao gồm
cả 2 hệ thống (hệ thống kế toán dựa trên các điều luật và hệ thống kế toán dựa trên cácquy tắc) nhưng tách biệt nhau
Một sự chấp nhận đối với một chuẩn mực kế toán dựa trên các nguyên tắc có nghĩa
là đã cho nó một chỗ đứng qua việc làm hiểu rõ các nguyên tắc kế toán được áp dụng nhưthế nào Chính điều này có thể chứa đựng những rủi ro tiềm tàng tạo ra sự không nhất
Trang 12quán đối với các báo cáo của các quốc gia Trên thực tế, đây là một sự cản trở cho cácquốc gia trong việc nỗ lực tham gia quá trình toàn cầu hóa này.
Ủy ban Châu Âu, một bộ phận điều hành của Khối liên minh Châu Âu trong lĩnhvực này cũng đã thành lập những bộ phận tư vấn như là một sự xác nhận của IFRS.Eumedion - một diễn đàn về quản trị doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư cũng bày tỏnhững mỗi quan tâm của mình đối với việc chuyển đổi sang hệ thống kế toán dựa trên cácnguyên tắc này Qua diễn đàn, cũng có nhiều ý kiến bày tỏ rằng sẽ có những rủi ro tiềm
ẩn đó là các thông tin tiêu cực sẽ không được chia sẻ với các thành viên của Ủy ban chuẩnmực kế toán quốc tế và cuối cùng nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình quản trị công ty Diễnđàn cũng nhìn nhận và chỉ thẳng ra các vấn đề còn tồn tại như là thiếu tính khách quan,không có khả năng so sánh, thiếu các thông tin về địa lý và sự không nhất quán đối vớicác tiêu chí đo lường mà họ đã áp dụng
Một mối quan tâm khác cũng được đưa ra thảo luận đó là ảnh hưởng của nó đếnnhững người thuộc cộng đồng quốc gia Hồi giáo, nơi mà con người có thói quen là đặtniềm tin vào đồng tiền Thời kỳ phát triển của nền tài chính Hồi giáo thường được biếtđến là vào năm 1970 với sự ra đời hàng loạt các ngân hàng Hồi giáo tại Ả Rập và Tiểuvương quốc Ả Rập thống nhất Nền tài chính của Hồi giáo phát triển được dựa trên nguồngốc là luật Hồi giáo và Sharia Sharia tuyên bố rằng không có khoảng cách nào giữa nhàthờ và nhà nước của họ, đó là một thế thống nhất
Khi xem xét các vấn đề đã nêu trên có thế thấy rằng việc toàn cầu hóa đối vớichuẩn mực kế toán sẽ xảy ra trong một tương lai không xa Và mục tiêu của IFRS nhằmthúc đẩy các công ty đa quốc gia hoạt động với một một sự thống nhất cao và quyết liệttrong việc áp dụng các chuẩn mực kế toán
Sự khác biệt trong mục đích sử dụng báo cáo tài chính giữa các nước: ở một sốnước báo cáo tài chính chỉ đơn thuần được lập cho mục đích tính thuế, còn ở nước khác là
để hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của nhà đầu tư Điều đó sẽ khiến cho yêu cầu trìnhbày báo cáo chi tiết đến mức độ nào và chi tiết những khoản mục nào là khác nhau giữacác nước
Trang 13Do hệ thống pháp luật khác nhau dẫn đến sự hạn chế của một số hoạt động kế toán
và điều này đương nhiên sẽ được phản ánh trong các chuẩn mực kế toán
Ngoài ra, mỗi nước có một quan điểm khác nhau về người sử dụng báo cáo tàichính và tầm quan trọng của họ Như ở Mỹ thì nhà đầu tư và các tổ chức tín dung đượcđặt ưu tiên lên hàng đầu trong khi ở Châu Âu thì người lao động lại được quan tâm nhiềuhơn
Các nước đang phát triển hiển nhiên đang chậm chân hơn so với các nước đã pháttriển trong việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán Có những quy tắc và những chuẩn mực
cơ bản đã được ban hành từ lâu ở các nước đã phát triển thì nay mới chỉ được các nướcđang phát triển tiến hành soạn thảo
Sự khác biệt về văn hóa khiến cho mục tiêu của hệ thống kế toán khác nhau giữacác nước
Một vài nước phải ở vào trong những hoàn cảnh đặc biệt như siêu lạm phát, nộichiến, hạn chế lưu thông tiền tệ,… tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội cũng như ảnhhưởng lớn tới các công ty khiến cho họ không thể lập được các báo cáo theo các tiêuchuẩn bình thường
Hơn nữa,một số nước không có một tổ chức kế toán độc lập đủ vững mạnh để tạo
áp lực dư luận giúp cho việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán tốt hơn và thúc đẩy sự hàihòa về các nguyên tắc kế toán giữa các quốc gia
1.2.1.2 Sự hình thành và phát triển của tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế:
* Ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC):
a, Ra đời năm 1973 ở London, nước Anh:
Thế nhưng, bất chấp những rào cản kể trên, năm 1973, Ủy ban xây dựng chuẩnmực kế toán quốc tế (IASC) đã ra đời tại London, nước Anh với tư cách là tổ chức soạnthảo chuẩn mực quốc tế đầu tiên trên thế Sự ra đời của IASC là kết quả của một thỏathuận giữa các hiệp hội nghề nghiệp của các nước Autralia, Canada,Pháp, Đức,Nhật,Mexico, Phần Lan, Anh, Ireland và Mỹ
IASC được thành lập trong một thời kỳ chứng nhiều biến động trong quy định kếtoán Ở Mỹ, Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) vừa mới được thành lập Ở
Trang 14Anh, cơ quan soạn thảo chuẩn mực quốc gia đầu tiên ra đời (accounting standadscommittee – ASC) Trong khi đó, EU đang soạn thảo những điểm chính trong kế hoạchhài hòa hóa hệ thống kế toán của riêng mình (được đánh dấu bởi sự ra đời của chỉ thị sốbốn (fourth directive) ban hành ngày 25/7/1978 bởi hội đồng liên minh Châu Âu) UN vàOECD tại thời điểm này cũng vừa mới thành lập hội đồng kế toán của riêng mình.
b, Giai đoạn nỗ lực để tồn tại như một tổ chức độc lập với IFAC và duy trì vai trò là
tổ chức duy nhất soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế:
Đến năm 1977, Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) được thành lập IASC đã phảiđấu tranh quyết liệt để kháng cự lại những nỗ lực muốn biến IASC thành thành viên củaIFAC Cuối cùng, IASC phải đi đến một nhượng bộ là dù cho IASB vẫn tồn tại độc lậpvới IFAC nhưng các thành viên của IFAC tự động trở thành viên của IASC và IFAC cóthể đề cử thành viên cho cơ quan soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế
Cả UN và OECD trong giai đoạn những năm 70 của thế kỷ 19 đều rất tích cựcsoạn thảo những nguyên tắc kế toán quốc tế Thế nhưng, IASC đã thành công trong việcthuyết phục UN và OECD hãy để IASC soạn thảo những nguyên tắc quốc tế về ghi nhận
và xác định giá trị của các đối tượng kế toán
Như vậy, IASC đã thành công trong việc duy trì vai trò của mình là tổ chức soạn
thảo chuẩn mực kế toán quốc tế duy nhất trên thế giới Tuy nhiên, IASC lại gặp khó khăn
trong việc thuyết phục mọi người sử dụng các chuẩn mực do chính mình soạn thảo ra Dùcho các thành viên của IASC đã cam kết thúc đẩy việc sử dụng các chuẩn mực kế toánquốc tế ở mỗi quốc gia nhưng trên thực tế thì một số hiệp hội nghề nghiệp thành viên lại ít
có ảnh hưởng trong việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc gia, một số hiệp hội thànhviên lại ưa chuộng chuẩn mực kế toán của quốc gia mình hơn là những chuẩn mực kếtoán do IASC soạn thảo và ban hành
c Những nỗ lực tìm kiếm sự tiếp nhận của cộng đồng thế giới đối với những chuẩn mực kế toán quốc tế của IASC:
Năm 1987 đánh dấu một bước chuyển mới trong nỗ lực thúc đẩy việc sử dụng cácchuẩn mực quốc tế của IASC Được sự ủng hộ và khích lệ từ ủy ban chứng khoán Mỹ(US SEC), tổng thư ký IASC, ông David Cairns, đã ký một thỏa thuận với tổ chức thế
Trang 15giới các ủy ban chứng khoán (IOSCO) Theo đó, IASC sẽ xem xét sửa đổi các chuẩn mực
kế toán quốc tế hiện có của mình để có thể thỏa mãn nhu cầu của IOSCO là cần có mộttập hợp các chuẩn mực làm cơ sở chung cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính củacác công ty muốn được niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài
IASC đã hoàn thành việc sửa đổi các chuẩn mực kế toán quốc tế vào năm 1993.Thế nhưng, IOSCO đã đưa ra một quyết định làm cho IASC vô cùng thất vọng Thay vì
sử dụng toàn bộ bộ chuẩn mực kế toán quốc tế do IASC soạn thảo, IOSCO chỉ lựa chọnmột số chuẩn mực để áp dụng
Đến năm 1995, IASC với một ban lãnh đạo hoàn toàn mới đã tiến hành xem xét vàsửa đổi một lần nữa các chuẩn mực kế toán quốc tế đã được ban hành với mong muốnkhắc phục những khiếm khuyết trong các chuẩn mực kế toán đó Lần này, với rất nhiều
nỗ lực và nhượng bộ, bộ chuẩn mực kế toán quốc tế đã được sửa đổi của IASC đã đượcIOSCO chấp nhận vào phụ lục nhưng đó chỉ mới là sự chấp nhận tạm thời
Cùng thời gian đó, IASC cũng quan tâm xem xét tới việc tổ chức lại cơ cấu củamình Trong vòng 25 năm kể từ khi IASC được thành lập, mô hình soạn thảo chuẩn mực
kế toán mà theo đó việc soạn thảo các chuẩn mực là do các hội nghề nghiệp đảm trách, đã
và đang dần được thay thể bởi mô hình mới Đó là mô hình mà việc soạn thảo các chuẩnmực kế toán được giao cho một hội đồng quốc gia chuyên trách và độc lập thay vì chomột hội nghề nghiệp kế toán đảm trách Sự chuyển đổi này có thể thấy ở Anh và Mỹ Ở
Mỹ, việc soạn thảo chuẩn mực kế toán được giao cho Hội đồng chuẩn mực kế toán tàichính (FASB) thay vì cho hiệp hội kế toán công chứng Mỹ (AICPA) Còn ở Anh là giaocho Ủy ban chuẩn mực kế toán (ASC) sau đổi thành hội đồng chuẩn mực kế toán (ASB)thay vì cho hiệp hội kế toán công chứng Anh (ACCA)
d Mốc son năm 2000:
Năm 2000 có thể nói là một năm có nhiều biến động với IASC Tháng 5 năm 2000,các thành viên IOSCO đã bỏ phiếu chấp nhận chính thức tất cả các chuẩn mực kế toánquốc tế của IASC Đây là một bước tiến đáng kể sau rất nhiều nỗ lực kiên trì và bền bỉcủa các thành viên IASC với hai lần sửa đổi chuẩn mực kế toán kế toán quốc tế vào năm
1993 và 1995 Giấc mơ về một bộ chuẩn mực kế toán chung được sử dụng rộng rãi trên
Trang 16toàn thế giới đã có cơ hội được trở thành hiện thực bất chấp rất nhiều khó khăn và ràocản IASC cuối cùng đã nhận được sự hậu thuẫn của các cơ quan quản lý chứng khoántoàn cầu thông qua IOSCO
Tháng 6 năm 2000, Cao Ủy Châu Âu đưa ra tuyên bố sẽ đưa việc sử dụng cácchuẩn mực kế toán quốc tế của IASC trong việc lập trình và trình bày báo cáo tài chínhlàm điều kiện cho các công ty có ý định niêm yết chứng khoán tại bất kỳ nước thành viênnào của Liên Minh Châu Âu (EU) Đây là một thành công ngoài sự mong đợi của IASC
Kể từ thời điểm đó, EU đã trở thành một tổ chức có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với tiến trìnhthúc đẩy sự tiếp nhận của cộng đồng thế giới đối với các chuẩn mực kế toán quốc tế Quảthực, sự hậu thuẫn từng một thời là cứu cánh của IOSCO đối với IASC nay đã giảm bớttầm quan trọng trước tuyên bố trên của Cao Ủy Châu Âu
Tiếp đó, tháng 7 năm 2000, các thành viên của IASC đã bỏ phiếu tán thành chuyểnđổi cơ cấu từ chỗ dựa trên các hiệp hội nghề nghiệp thành một hội đồng soạn thảo chuẩnmực kế toán chuyên trách và độc lập với các hội nghề nghiệp Ủy ban xây dựng chuẩnmực kế toán quốc tế (IASC) chính thức đổi tên thành Hội đồng kế toán quốc tế (IASB)
* Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB):
Đến năm 2001, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB – InternationalAccounting Standards Board) ra đời thay thế IASC và tồn tại cho đến ngày nay Cấu trúccủa IASB có những cơ quan như sau:
Đứng đầu là Ban quản trị ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASCfoundation) Đây là một pháp nhân độc lập gồm hai bộ phận – các ủy viên quản trị(trustee) và IASB Ban quản trị ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế là cơ quannắm giữ bản quyền của các chuẩn mực kế toán quốc tế và các văn bản khác của IASB
Các ủy viên quản trị chỉ định các thành viên của IASB, thực hiện việc giám sát vàgây quỹcần thiết Còn IASB có toàn bộ trách nhiệm đối với việc soạn thảo các chuẩn mực
kế toán
Ngoài ra, cơ cấu của IASB còn bao gồm hai cơ quan nữa là Hội đồng tư vấn chuẩnmực (Standards Advisory Council –SAC) và Ủy ban giải thích các chuẩn mực kế toánquốc tế(International Financial Reporting Interpretations Committee – IFRI)
Trang 17Bảng 1 : Sơ đồ cấu trúc IASB
Các ủy viên quản trị (trustees) bao gồm một nhóm 20 người đến từ những khu vựcđịa lý khác nhau và có những kinh nghiệm hoạt động khác nhau Các ủy viên quản trị bổnhiệm thành viên của IASB, IFRIC, SAC Bên cạnh việc giám sát IASC để đảm bảo hoạtđộng hiệu quả của ủy ban này và gây quỹ, các ủy viên quản trị còn phê chuẩn ngân sáchcủa IASC và chịu trách nhiệm xem xét những thay đổi trong điều lệ hoạt động của hộiđồng Các ủy viên quản trị được bầu sao cho có 6 người đến từ Bắc Mỹ, 6 người đến từChâu Âu, 4 người đến từ Châu Á Thái Bình Dương và 3 người đến từ các khu vực khác
để đảm bảo sự cân bằng địa lý
Ban quản trị ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (22 ủy
Các tổ chức soạn thảo
chuẩn mực kế toán quốc
gia và các bên liên quan
Chú thích
Bổ nhiệm Báo cáo cho
Có liên hệ vớiTham vấn
Trang 18Hội đồng tư vấn chuẩn mực (Standards Advisory Council - SAC) tạo ra một cầunối chính thức giúp cho các tổ chức và cá nhân khác, những người mà đến từ những khuvực địa lý khác nhau và có nền tảng học vấn đa dạng, được đưa ra những ý kiến góp ý chohội đồng và cũng có thể là tư vấn cho các ủy viên quản trị Hội đồng này bao gồm 15thành viên và gặp nhau ít nhất 3 lần một năm Hội đồng này được tham vấn bởi IASBtrong những dự án quan trọng Hội đồng cũng tư vấn cho IASB về những ưu tiên tronglịch trình hoạt động và tác động của các chuẩn mực được đề xuất có ảnh hưởng đến người
sử dụng và người lập báo cáo tài chính
Ủy ban giải thích chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRIC) đưa ra những chỉ dẫn về cách
áp dụng và giải thích các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế Ủy ban này chịu tráchnhiệm về những vấn đề báo cáo tài chính mới xuất hiện mà chưa được nêu ra trong cáctiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế hoặc những vấn đề mà chưa có cách giải thích phùhợp hoặc có những sự giải thích trái ngược
Trong quá trình hoạt động, hội đồng này đã sửa đổi, bổ sung một số chuẩn mực kếtoán cũ, thay thế chuẩn mực kế toán cũ bằng những những chuẩn mực kế toán bằng trìnhbày báo cáo tài chính và ban hành một số chuẩn mực kế toán mới về những vấn đề chưađược đề cập trước đó
1.2.1.3 Sự tiếp nhận của cộng đồng quốc tế đối với các chuẩn mực kế toán quốc tế
Ngoài hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, mỗi quốc gia lại cho sự lựa chọn riêng
để xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán của mình Các quốc gia vận dụng 100% cácchuẩn mực kế toán quốc tế mà không cần sự sửa đổi, bổ sung (như Nam Phi, Mông Cổ,Thụy Sỹ,…); có quốc gia tuy vận dụng 100% chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng có thêmphụ lục để bổ sung hoặc bớt đi một số nội dung (như Malaysia, Singapo,…); có quốc giavận dụng có chọn lọc các nội dung của chuẩn mực kế toán quốc tế và sửa đổi bổ sungthêm để phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế quốc gia mình (như Anh, Pháp, ViệtNam…) và có quốc gia tự xây dựng hệ thống chuẩn mực có sử dụng chuẩn mực kế toánquốc tế (như Mỹ, Thái Lan,…)
Trang 191.2.2 Quy trình soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế
Chuẩn mực kế toán quốc tế được hình thành qua một hệ thống các quy trình chuẩn
và được sự tham vấn rộng rãi của cộng đồng quốc tế
Quy trình chuẩn cho việc soạn thảo một chuẩn mực kế toán quốc tế gồm các bướcsau:
Bước 1: Các nhân viên của IASB sẽ nhận diện, xem xét và đề xuất các vấn đề mà có thể
làm cho hội đồng quan tâm Hội đồng sẽ thảo luận về các dự án tiềm năng và quyết định
để theo đuổi một dự án phải được đưa ra trong một cuộc họp hội đồng công khai Trướckhi đi đến một quyết định như vậy, IASB sẽ tham vấn SAC để lên một lịch trình hoạtđộng và đặt ra các ưu tiên
Trang 20Bảng 2: Quy trình chuẩn cho việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế.
Bước 2: Khi đưa một dự án vào một lịch trình hoạt động, IASB sẽ quyết định có thực
hiện dự án đó một mình hay là sẽ hợp tác với các tổ chức soạn thảo chuẩn mực khác
Bước 3: Sau khi xem xét bản chất của vấn đề, IASB sẽ thiết lập một nhóm làm việc.
Đề xuất dự án soạn thảo chuẩn mực kế
Trang 21Bước 4: Mặc dầu một văn bản mời thảo luận không phải là một bước bắt buộc trong quy
trình chuẩn, IASB vẫn thường công bố một văn bản mời thảo luận cho những chủ đề mớiquan trọng Thông thường thì một văn bản mời thảo luận sẽ bao gồm một phần tổng quát
về vấn đề được bàn luận, các cách tiếp cận để giải quyết vấn đề, quan điểm ban đầu củatác giả hay của IASB và một lời mời đưa ra ý kiến Nếu IASB quyết định bỏ bước này thìIASB phải đưa ra lý do giải thích
Bước 5: Công bố bản thảo (draft) lấy ý kiến công chúng là một bước bắt buộc trong quy
trình chuẩn Bản thảo này phải được chín thành viên của IASB phê chuẩn Một bản thảo
sẽ bao gồm cơ sở để đưa ra kết luận và các quan điểm trái ngược từ các thành viên IASBkhông phê chuẩn
Bước 6: IASB sẽ xem xét những lời nhận xét và kết quả của những lần tham vấn khác Bước 7: Khi IASB thấy rằng hội đồng đã có thể đưa ra một kết luận về vấn đề đang được
thảo luận, hội đồng sẽ chỉ đạo cho nhân viên của mình soạn thảo chính thức các chuẩnmực kế toán quốc tế Một chuẩn mực kế toán mới phải được chính thành viên của IASBphê chuẩn Một chuẩn mực kế toán sẽ bao gồm cơ sở để đưa ra kết luận và các quan điểmtrái ngược từ các thành viên IASB không phê chuẩn
Sự phối hợp chặt chẽ giữa IASB và các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán củacác quốc gia là một nhân tố quan trọng giúp cho IASB có thể hoàn thành nhiệm vụ củamình IASB đang tìm cách để tạo ra sự hài hòa giữa quy trình chuẩn của IASB và quytrình chuẩn của các quốc gia Đặc biệt, IASB đang đề xuất một quy trình phối hợp giữaIASB và các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia cho những dự án mang tầmquốc tế Quy trình đó như sau:
(a) IASB sẽ phối hợp với các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán của các quốcgia để khi IASB bắt đầu thực hiện một dự án, các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán đó
sẽ đưa dự án đó vào kế hoạch hoạt động của mình Nhờ đó, một sự đồng thuận quốc tếcao trong việc soạn thảo chuẩn mực kế toán có thể đạt được Tương tự, khi tổ chức soạnthảo chuẩn mực kế toán của một quốc gia bắt đầu một dự án của họ, IASB cũng sẽ xemxét xem liệu hội đồng có cần soạn thảo một chuẩn mực kế toán mới hay xem xét lại cácchuẩn mực kế toán hiện hành Qua một khoảng thời gian hợp lý, IASB và các tổ chức
Trang 22soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia sẽ cùng xem xét lại tất cả các chuẩn mực nơi có sựkhác biệt đáng kể và ưu tiên cho những vấn đề có sự khác biệt lớn nhất.
(b) Các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia không bắt buộc phải dựatheo các chuẩn mực kế toán quốc tế khi soạn thảo các chuẩn mực kế toán của quốc giamình vì mỗi nước có quyền tự do lựa chọn có sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế, có
bổ sung sửa đổi một số điều hay là lựa chọn các chuẩn mực khác Tuy nhiên, một sự đồngthuận quốc tế sẽ là một nhân tố mà các nhà soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia sẽ xemxét đến khi họ soạn thảo các chuẩn mực kế toán của quốc gia mình
(c) IASB sẽ tiếp tục công bố bản dự thảo chuẩn mực lấy ý kiến công chúng củariêng mình
(d) Các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia cũng sẽ công bố cho côngchúng bản dự thảo chuẩn mực của riêng mình cùng thời gian với bản dự thảo chuẩn mựccủa IASB và sẽ cùng kêu gọi những góp ý cho những sự khác biệt quan trọng trong cả haibản dự thảo Trong một số trường hợp, các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia
có thể đưa vào bản dự thảo những quan điểm cụ thể về những vấn đề có liên quan đếnquốc gia họ hoặc có thể kèm theo những chỉ dẫn cụ thể thường có trong những văn bảntương ứng của IASB
(e) Các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia sẽ tuân theo quy trình soạnthảo chuẩn mực riêng mà họ cho rằng là hài hòa nhất với quy trình soạn thảo chuẩn mựccủa IASB Sự hài hòa này sẽ loại bỏ mọi sự trì hoãn không cần thiết trong quá trình soạnthảo chuẩn mực và hạn chế ở mức tối đa những sự khác biệt không cần thiết giữa chuẩnmực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán quốc gia
1.2.3 Lợi ích của việc ban hành các chuẩn mực kế toán quốc tế
Các chuẩn mực kế toán quốc tế ra đời dựa trên nhu cầu thực tế của đời sống.Chúng ta có thể liệt kê ra rất nhiều lợi ích của việc có những chuẩn mực quốc tế chung:
1.2.3.1 Lợi ích đối với các nhà đầu tư:
- Các nhà đầu tư, cả nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức, sẽ có thể so sánhcác kết quả tài chính của các công ty khác nhau nằm ở các nước khác nhau trên toàn thế
Trang 23giới cũng như đưa ra các quyết định đầu tư quốc tế một cách dễ dàng hơn và tốn kém ítchi phí hơn.
1.2.3.2 Lợi ích đối với các công ty đa quốc gia:
- Các công ty đa quốc gia sẽ dễ dàng kêu gọi được vốn đầu tư từ các nhà đầu tưnước ngoài hơn
- Quản lý cũng dễ dàng hơn với các công ty này do cùng được soạn thảo trên mộtchuẩn mực kế toán chung làm cho các thông tin tài chính được truyền tải giữa công ty con
và công ty mẹ dễ dàng hơn
-Việc thâu tóm và sáp nhập các công ty nước ngoài cũng dễ dàng hơn Các công ty
đa quốc gia cũng có thể tuân thủ theo các yêu cầu về báo cáo của các sở giao dịch chứngkhoán ở nước ngoài được thuận lợi hơn
- Việc soạn thảo các báo cáo hợp nhất cấp tập đoàn sẽ không phải trải qua nhiềubước chuyển đổi từ báo cáo theo chuẩn mực kế toán quốc gia nơi công ty con đóng trụ sởsang báo cáo theo chuẩn mực kế toán nơi công ty mẹ đóng trụ sở
- Phí kiểm toán sẽ được giảm bớt do khi các báo cáo cùng được lập trên cùng một
cơ sở thì sẽ tạo điều kiện cho kiểm toán kiểm tra nhanh hơn dẫn đến tốn ít thời gian và chiphí hơn
- Việc điều chuyển các nhân viên kế toán từ nước này sang nước khác sẽ trở nên dễdàng hơn
1.2.3.3 Lợi ích đối với các nước đang phát triển:
Chính phủ của các nước đang phát triển cũng sẽ tiết kiệm được thời gian nếu họ cóthể sử dụng luôn các chuẩn mực kế toán quốc tế thay vì phải soạn thảo các chuẩn mực kếtoán riêng cho quốc gia mình Nếu các quốc gia này sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc
tế thì họ có thể kiểm soát tốt hơn hoạt động của các công ty đa quốc gia đang hoạt độngtrong phạm vi lãnh thổ của nước mình Các công ty này không thể viện lý do là họ khôngthể hiểu bản chất của các chuẩn mực kế toán quốc gia này
Trang 241.2.3.4 Lợi ích đối với các cơ quan thuế:
Việc tính thuế cho các khoản thu nhập có nguồn gốc nước ngoài của các nhà đầu tưhay của các công ty đa quốc gia sẽ dễ dàng hơn
1.2.3.5 Lợi ích đối với việc xúc tiến thương mại trong khu vực:
Các tổ chức kinh tế khu vực có thể đẩy mạnh giao thương trong một khu vực địa lýnhất định nhờ có các chuẩn mực kế toán chung làm nền tảng cho việc lập và cung cấp cácthông tin kế toán được thống nhất Các nước trong khu vực tham gia buôn bán với nhaukhông phải mất thời gian và chi phí tìm hiểu, nghiên cứu về chuẩn mực kế toán của nướckia và cũng không tốn chi phí phải chuyển đổi báo cáo từ chuẩn mực của nước này sangchuẩn mực của nước khác
1.2.3.6 Lợi ích đối với các công ty kế toán và kiểm toán
Các công ty kế toán hay kiểm toán cũng sẽ hoạt động dễ dàng hơn trên phạm viquốc tế khi có các chuẩn mực kế toán quốc tế chung được sử dụng ở nhiều nước trên thếgiới
1.3 CHUẨN MỰC KẾ TOÁN Ở VIỆT NAM
1.3.1 Sự hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán Việt Nam
1.3.1.1 Hoàn cảnh ra đời của các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam
Trước khi mở cửa hội nhập, Việt Nam không có chuẩn mực kế toán mà chỉ có chế
độ kế toán Chế độ kế toán là các quy định do doanh nghiệp Nhà Nước ban hành chủ yếu
để hướng dẫn các doanh nghiệp Nhà Nước và Hợp tác xã thực hiện công tác kế toán
Đến năm 2000, thời điểm các chuẩn mực kế toán đầu tiên được soạn thảo ở ViệtNam cũng là thời điểm chứng kiến nhiều biến động có ảnh hưởng tới hoạt động kế toán cảtrên thế giới và ở Việt Nam Như đã phân tích ở phần 1.2.1, năm 2000 được coi là mốcson đánh dấu nhiều thành công sau hơn 30 năm nỗ lực không ngừng nghỉ của IASC trongviệc thúc đẩy sự tiếp nhận của cộng đồng quốc tế đối với các chuẩn mực kế toán quốc tế.IASC đã nhận được sự hậu thuẫn từ IOSCO với tuyên bố sử dụng các chuẩn mực kế toánquốc tế làm điều kiện cho việc niêm yết chứng khoán ở tất cả các nước thành viên củaEU
Trang 25Năm 2000 cũng là năm chứng kiến sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Namđánh dấu bằng sự kiện khai trương Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP HCM ngày20/7/2000 Sự ra đời của thị trường chứng khoán tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp ViệtNam có thêm một kênh thu hút vốn bằng việc niêm yết trên tại các trung tâm mà sau nàythành các sở giao dịch chứng khoán Tuy nhiên, để có thể thu vốn được thì các doanhnghiệp phải có những báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp cũng như có khả năng so sánh được giữa các doanh nghiệp Nhu cầu đóđòi hỏi sự ra đời của các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam để thống nhất cách hạch toán kếtoán của các doanh nghiệp.
1.3.1.2 Việc ban hành các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam
Việc soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam có các đặc điểmsau:
1.3.1.2.1 Các chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành trên cở sở các chuẩn mực kế toán quốc tế:
Các chuẩn mực này được soạn thảo dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế đãđược ban hành nhưng có sửa đổi bổ sung một số điều Điều này được thể hiện rõ ở khoản
2, điều 8 Luật kế toán số 03/2003/QH11: “Bộ Tài Chính quy định chuẩn mực kế toán trên
cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế về kế toán và theo quy định của Luật này (Luật kếtoán)”
Việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam dựa trên các chuẩn mực kế toánquốc tế là một bước phát triển từ chỗ hoạt động kế toán chỉ chú trọng cho mục đích tínhthuế sang một hệ thống kế toán toàn diện hơn, tiếp cận gần hơn với những quy định báocáo tài chính phức tạp trong các chuẩn mực kế toán quốc tế, góp phần tạo nên sự hài hòaquốc tế về hoạt động kế toán
Các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã được dịch ra tiếng anh tạo điều kiện cho cácnhà đầu tư nước ngoài, các nước thành viên trong khu vực và trên toàn thế giới có thể tiếpcận dễ dàng với hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam Điều này không chỉ góp phầnhoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kế toán của Việt Nam bắt nhịp kịp với sự hội
Trang 26nhập kế toán ở các nước có nền kinh tế thị trường mà quan trọng hơn là tạo môi trườngpháp lý cho hội nhập kinh tếquốc tế và khu vực.
1.3.1.2.2 Tuy dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng tính đến nay số lượng của các chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn chưa tương đương:
Tính cho đến nay đã có 5 đợt Bộ Tài Chính ban hành các chuẩn mực kế toán Đợt
1 và đợt 2 là vào ngày 31 tháng 12 năm 2001 với 10 chuẩn mực kế toán đầu tiên Đợt 3 làvào ngày 30 tháng 12 năm 2003 với 6 chuẩn mực kế toán Đợt 4 là vào ngày 15 tháng 2năm 2005 với 6 chuẩn mực kế toán và đợt 5 là vào ngày 28 tháng 12 năm 2005 với 4chuẩn mực kế toán Sau mỗi lần ban hành chuẩn mực đều có thông tư hướng dẫn đi kèmhướng dẫn cách hạch toán cụ thể trong từng trường hợp Và cho đến tháng 12/2005, BộTài Chính đã ban hành được hai mươi sáu chuẩn mực kế toán
Như vậy, so với số lượng 38 chuẩn mực kế toán quốc tế hiện có (bao gồm 9 IFRS
và 29 IAS) thì Việt Nam còn thiếu nhiều chuẩn mực tuơng đương Điều đó cho thấy cómột số chuẩn mực kế toán mà Việt Nam còn phải nghiên cứu để soạn thảo nhằm đáp ứngnhu cầu hạch toán kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại mà các giao dịchmới phát sinh ngày một nhiều và bản chất của các giao dịch kinh tế ngày một phức tạp.Việc thiếu các chuẩn mực hướng dẫn cho các doanh nghiệp xử lý các giao dịch khi chúngphát sinh sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chínhcũng như không đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cho người sử dụng
1.3.1.2.3 Việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam không dựa trên một Khung Khái niệm (conceptual framework:
Một vấn đề lớn nữa đối với việc soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế toán ởViệt Nam là chúng ta hiện nay chưa có một khung khái niệm(conceptual framework) đểcung cấp nền tảng và những nguyên tắc cơ bản cho việc soạn thảo cũng như phát triển cácchuẩn mực kế toán Mục đích của việc xây dựng khung khái niệm là để đảm bảo rằng cácchuẩn mực kế toán quốc tế được soạn thảo không mâu thuẫn với nhau và cung cấp một cơ
sở để đánh giá xem một hành vi không tuân theo chuẩn mực có thể được chấp nhận haykhông nếu như nó đi ngược lại các nguyên tắc đã được đề ra trong khung khái niệm Có
Trang 27thể nói, khung khái niệm có chức năng như hiến pháp của một nước, đề ra các nguyên tắc
cơ bản cho một hệ thống kế toán mà các chuẩn mực kế toán được soạn thảo theo khungkhái niệm này không được có bất cứ quy định nào đi ngược lại các nguyên tắc của khungkhái niệm đó
Thiếu một khung khái niệm được xây dựng một cách rõ ràng, hoàn chỉnh dẫn đếnviệc hệ thống kế toán sẽ phải xây dựng theo hướng dựa trên các quy định và Việt Namhiện đang đi theo hướng đó Có rất nhiều quy định được soạn thảo để hướng dẫn cáchhạch toán từng nghiệp vụ kinh tế cụ thể Điều đó không chỉ làm cho hệ thống kế toán trởnên cồng kềnh mà còn khiến cho các quy định trong trong chuẩn mực được ban hànhtrước có thể không thống nhất với chẩn mực được ban hành sau
Những vấn đề trong việc xây dựng chuẩn mực kế toán Việt Nam được nêu ở trên
là điều dễ hiểu vì quan điểm của xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam là phảiphù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, phù hợp với đặc thù về trình độ phát triểnkinh tế, cơ chế chính trị, hệ thống pháp luật, văn hóa, xã hội của Việt Nam, phù hợp vớitrình độ nguồn nhân lực kế toán của Việt Nam Những vấn đề này chỉ là tạm thời và sẽdần dần được giải quyết khi nền kinh tế Việt Nam phát triển đến mức độ cao hơn, trình độcủa nguồn nhân lực kế toán tốt hơn
1.3.2 Cơ chế ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam
Tại Việt nam, Quốc hội có thẩm quyền ban hành Luật kế toán Bộ Tài Chính cóthẩm quyền ban hành các chuẩn mực kế toán
Các chuẩn mực kế toán được nghiên cứu và soạn thảo bởi ban chỉ đạo nghiên cứu,soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam Ban chỉ đạo gồm 13 thành viên, ngoài các thànhviên từ các cơ quan thuộc Bộ Tài Chính còn bổ sung thêm các thành viên từ các trườngđại học và Hội kế toán Việt Nam Về chế độ kế toán là đơn vị thường trực của các ban chỉđạo và các tổ soạn thảo chuẩn mực, có nhiệm vụ tổ chức triển khai việc soạn thảo, tiếp thu
ý kiến và hoàn chỉnh trình Bộ ký ban hành
Hội đồng quốc gia về kế toán thuộc Bộ Tài Chính có chức năng tư vấn cho BộTrưởng Bộ Tài Chính về chiến lược, chính sách phát triển và các vấn đề khác liên quanđến kế toán, kiểm toán Hội đồng bao gồm 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch và 14 ủy viên đến từ
Trang 28Bộ Tài Chính, các trường đại học và các bộ ngành Bộ phận thường trực của Hội Đồngđặt tại vụ chế độ kế toán – Bộ Tài Chính.
Theo Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC, Bộ Tài Chính đó có lộ trình bàn giao dầnchức năng ban hành các chuẩn mực kế toán và kiểm toán cho Hội Kế toán và Kiểm toánViệt Nam, có tên gọi tắt theo tiếng Anh là VAA (Vietnamese Association of Accountantsand Auditors)
Theo tác giả nhận định thì cơ chế soạn thảo chuẩn mực kế toán ở Việt Nam có một
số vấn đề sau:
Một là, việc để cơ quan phụ trách soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán là Bộ
Tài chính sẽ khiến các chuẩn mực được soạn thảo có thể không khách quan, bị thiên lệch
để phục vụ lợi ích của Nhà Nước hay của một nhóm lợi ích nào đó Do Bộ Tài Chínhcũng phụ trách việc soạn thảo và ban hành các thông tư hướng dẫn thi hành các luật thuếcũng như tham gia vào việc quyết định các chính sách tài chính của Nhà Nước, các chuẩnmực kế toán được soạn thảo bởi Bộ Tài Chính có khả năng bị ảnh hưởng bởi các luật thuế
và các chính sách tài chính Các chuẩn mực có khả năng được soạn thảo để tận thu thuếnhiều nhất hay để phù hợp với các chính sách tài chính của Nhà Nước Các doanh nghiệpcũng có thể can thiệp vào quá trình soạn thảo bằng việc vận động hành lang những người
có tham gia vào quá trình soạn thảo hay những người có thẩm quyền quyết định ban hànhchuẩn mực kế toán
Hai là, cơ chế soạn thảo chuẩn mực kế toán của Việt Nam cũng chưa có chỗ cho
việc lấy ý kiến của công chúng đặc biệt là các bên liên quan như các doanh nghiệp trongmọi lĩnh vực hay những người hành nghề kế toán, kiểm toán Cho dù là việc soạn thảochuẩn mực kế toán có được thực hiện bởi rất nhiều người có kinh nghiệm và tri thức về kếtoán thì cũng không thể tránh khỏi việc các chuẩn mực đưa ra các quy định không rõ ràng,thiếu tính thực tiễn, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp Cho nên việc lấy ýkiến của công chúng không chỉ được thực hiện sau khi ban hành chuẩn mực mà nên đượctiến hành khi đang trong quá trình soạn thảo
Ba là, không nên giao việc soạn thảo chuẩn mực kế toán cho Hội kế toán và kiểm
toán Việt Nam (VAA) vì như vậy là đi ngược lại xu hướng chung của thế giới Như đã
Trang 29phân tích ở trên về hoạt động của IASC, sự thay đổi từ IASC sang IASB là tuân theo xuhướng chuyển đổi từ mô hình để cho hội nghề nghiệp soạn thảo các chuẩn mực kế toánsang mô hình giao việc soạn thảo các chuẩn mực cho một hội đồng chuyên trách và độclập Như vậy, nếu giao việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán cho VAA là Việt Nam đang
đi ngược lại xu hướng chung của thế giới VAA là hội của những kế toán và kiểm toánviên, họ là những người phải tuân theo chuẩn mực kế toán trong quá trình hoạt động củamình Nếu để cho những người tuân theo chuẩn mực phụ trách việc soạn thảo chuẩn mựcthì chẳng khác nào để cho họ tự đề ra luật chơi cho chính mình
Do đó, tác giả cho rằng nên thành lập một hội đồng soạn thảo chuẩn mực kế toánriêng giống như mô hình của Hội đồng các chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) của Mỹhoặc Hội đồng chuẩn mực kế toán (ASB) của Anh Hội đồng này sẽ hoàn toàn độc lập với
cả Bộ Tài Chính lẫn VAA, chuyên trách về việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán
1.3.3 Vai trò của các chuẩn mực kế toán đối với nền kinh tế Việt Nam
1.3.3.1 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và góp phần phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
Việt Nam đang thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với việc đa dạnghóa các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác ngoài doanh nghiệp nhànước Trước đây, chúng ta chỉ có những chính sách tài chính, quy định dành riêng cho cácdoanh nghiệp nhà nước mà không có các chính sách và quy định đối với doanh nghiệp cổphần và trách nhiệm hữu hạn, từ đó, không tạo ra môi trường bình đẳng và sự đồng nhất,
có thể so sánh được Còn ngày nay, cạnh tranh mạnh mẽ hơn, bình đẳng hơn đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải công khai thông tin một cách hữu hiệu hơn để tăng cường thu hút đầu
tư Thêm vào đó nhu cầu của nhà đầu tư là có một cơ sở để so sánh các công ty với nhaunhằm đưa ra các quyết định đầu tư bắt đầu nảy sinh cùng với sự ra đời của thị trườngchứng khoán Việt Nam và sự thay đổi trong chính sách đầu tư của Việt Nam Đó là Chínhphủ Việt Nam ngày càng mong muốn kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào ViệtNam
Do đó, sự ra đời của hệ thống chuẩn mực kế toán đã đáp ứng nhu cầu minh bạchhóa thông tin của doanh nghiệp trong các báo cáo tài chính có khả năng phản ánh đúng
Trang 30thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp và tạo một cơ sở chung để so sánh các doanhnghiệp với nhau Không phải chỉ là sự so sánh giữa các loại hình doanh nghiệp ở ViệtNam, mà còn có thể so sánh doanh nghiệp Việt Nam với những doanh nghiệp nước ngoài,hoặc là doanh nghiệp nước ngoài cũng có thể so sánh với doanh nghiệp Việt Nam Vì thế,mục tiêu của chuẩn mực kế toán là rất cao và khác hẳn với cơ chế chính sách mà ViệtNam đã có từ những năm trước
Đó chính là tiền đề cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam vì yêucầu đặt ra đối với các công ty niêm yết là phải công khai, minh bạch thông tin và báo cáotài chính trung thực
Đây cũng là một nhân tố tạo lòng tin cho nhà đầu tư nước ngoài do rủi ro đối vớiviệc thông tin tài chính không được minh bạch hóa ở Việt Nam đã được giảm bớt Nhàđầu tư nước ngoài có thể an tâm hơn khi đầu tư ở Việt Nam
Cả hai điều này cộng lại đã giúp doanh nghiệp Việt Nam huy động vốn được dễdàng hơn, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế ở Việt Nam
1.3.3.2 Quản lý tài chính ở tầm vĩ mô của Nhà Nước
Hệ thống chuẩn mực kế toán có vai trò không nhỏ trong việc quản lý tài chính tầm
vĩ mô của Nhà nước thông qua hệ thống các cơ quan chức năng như thuế, thanh tra tàichính Đối với các cơ quan chức năng của Nhà nước, hệ thống chuẩn mực kế toán là mộttrong những cơ sở để kiểm tra, kiểm soát đánh giá trách nhiệm của kế toán và nhữngngười có liên quan đồng thời thông qua đó nhằm nâng cao chất lượng nghề nghiệp củachính các cơ quan quản lý này Vì vậy, đội ngũ cán bộ thuế, thanh tra tài chính phảithường xuyên bồi dưỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ kế toán thường xuyên mới đápứng được yêu cầu công việc
Trang 311.3.3.3 Góp phần phát triển hoạt động kế toán, kiểm toán ở Việt Nam
Khi gia nhập WTO, Việt Nam cam kết mở cửa hội nhập về dịch vụ kế toán, kiểm toán Kếtoán, kiểm toán đã trở thành một nghề nghiệp được xã hội và pháp luật thừa nhậnthì sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán để hướng dẫn và kiểm tra là tất yếu
Thực tế vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam vào thực tiễn cho thấy về cơ bảnnội dung của các chuẩn mực kế toán Việt Nam là có sự thống nhất, không có sự xung độtvới các cơ chế tài chính hiện hành nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệptrong quá trình thực hiện
1.3.4 Hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam
Tính đến thời điểm này thì Việt Nam đã ban hành được 26 chuẩn mực kế toántrong 5 đợt:
Hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam gồm:
Chuẩn mực số 01- Chuẩn mực chung
Chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho
Chuẩn mực số 03 – Tài sản cố định hữu hình
Trang 32Chuẩn mực số 04 – Tài sản cố định vô hình
Chuẩn mực số 05 – Bất động sản đầu tư
Chuẩn mực số 06 – Thuê tài sản
Chuẩn mực số 07 – Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết
Chuẩn mực số 08 –Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh
Chuẩn mực số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
Chuẩn mực số 11 – Hợp nhất kinh doanh
Chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu nhập khác
Chuẩn mực số 15 – Hợp đồng xây dựng
Chuẩn mực số 16 – Chi phí đi vay
Chuẩn mực số 17– Thuế thu nhập doanh nghiệp
Chuẩn mực số 18- Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
Chuẩn mực số 19 – Hợp đồng bảo hiểm
Chuẩn mực số 21 – Trình bày báo cáo tài chính
Chuẩn mực số 22 – Trình bày bổ sung báo cáo tài chínhcủa các ngân hàng và tổ chức tàichính tương tự
Chuẩn mực số 23 – Các sự kiện phát sinh sau ngàykết thúc kỳ kế toán năm
Chuẩn mực số 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Chuẩn mực số 25 – Báo cáo tài chính hợp nhấtvà kế toán khoản đầu tư vào công ty conChuẩn mực số 26 – Thông tin về các bên liên quan
Chuẩn mực số 27 – Báo cáo tài chính giữa niên độ
Chuẩn mực số 28 – Báo cáo bộ phận
Chuẩn mực số 29- Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót
Chuẩn mực số 30 – Lãi trên cổ phiếu
Trang 33CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA CHUẨN MỰC
KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM2.1 CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM VỀ TSCĐ VÔ HÌNH
2.1.1.Khái quát về chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về TSCĐ
vô hình
2.1.1.1.Tầm quan trọng của chuẩn mực kế toán TSCĐ vô hình
Trong điều kiện nền kinh tế đang hòa nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới nhưhiện nay thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng phát triển và gay gắt hơn nữa.Trong đó, Tài sản cố định vô hình tuy là loại hình tài sản không có hình thái vật chất cụthể nhưng tham gia vào nhiều chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp vàgiữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất thể hiện trình độ khoa học côngnghệ, năng lực sản xuất và thế mạnh của doanh nghiệp, góp phần quan trọng vào việc tiếtkiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm Việc đầu tư lắp đặt,quản lý, sử dụng hợp lý tài sản cố định vô hình sẽ phát huy tối đa lợi ích, tạo điều kiệncho các doanh nghiệp giảm bớt chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh thu và lợinhuận Từ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường
Xác định được tầm quan trọng của tài sản cố định vô hình trong doanh nghiệpchúng tôi chọn phân tích và so sánh chuẩn mực kế toán “Tài sản cố định vô hình” trong
hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 04) với chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS38)trong hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế
2.1.1.2.Quá trình hình thành và mục đích của chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực
kế toán Việt Nam về TSCĐ vô hình
2.1.1.2.1 Quá trình hình thành và mục đích của chuẩn mực kế toán quốc tế về TSCĐ vô hình:
a, Quá trình hình thành:
Trang 34Chủ đề tài sản vô hình lần đầu tiên được đề cập trong IASC, trong Exposure Draft
E 50, tựa đề là tài sản vô hình, xuất bản tháng 06/1995 Bản dự thảo này được tu chỉnhbởi IASC và bản dự thảo tu chỉnh E60 được xuất bản năm 1997 Mới đây sau thời giandài tranh cãi, IASC đã thông qua chuẩn mực tài sản vô hình (chuẩn mực số 38) được ápdụng đối với báo cáo tài chính từ 1/7/1999 trở đi Vì chuẩn mực 38 đưa ra hướng dẫn baotrùm trên việc hạch toán tài sản vô hình bao gồm chi phí nghiên cứu và phát triển, chuẩnmực kế toán quốc tế hiện tại về chi phí nghiên cứu và phát triển, chuẩn mực số 09 được
bỏ đi
Chuẩn mực mới đưa ra tiêu chuẩn nhận diện, phương pháp đánh giá và các yêu cầuđối với TSCĐ vô hình Nó cũng quy định về việc kiểm tra sự mất giá tài sản vô hình đượcthực hiện một cách thường xuyên Điều này đảm bảo chỉ khi tài sản còn giá trị thanh lýmới được vốn hóa và mang sang kỳ sau Đề cập đến thời kỳ khấu hao TS vô hình, chuẩnmực loại bỏ quan điểm về tài sản vô hình không có thời gian sử dụng xác định Đồng thờiviệc loại bỏ đi chuẩn mực về chi phí nghiên cứu và phát triển (IAS9), IASC đã sắp xếp lại
và hệ thống hóa lại các chuẩn mực liên quan đến chủ đề tài sản vô hình
b, Mục đích:
Quy định các xử lý kế toán đối với tài sản cố định vô hình mà không được xử lývớiđịnh cụ thể trong một tiêu chuẩn khác Tiêu chuẩn này đòi hỏi phải có một tổ chức đểnhận ra một tài sản vô hình nếu, vàchỉ khi, tiêu chuẩn quy định được đáp ứng Tiêu chuẩncũng quy định cụ thể như thế nào để đo lường giá trị ghi sổ củatài sản vô hình và yêu cầutiết lộ thông tin cụ thể về tài sản vô hình
2.1.1.2.2 Quá trình hình thành và mục đích của chuẩn mực kế toán Việt Nam về TSCĐ
Trang 35Quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán tài sản cố định(TSCĐ) vô hình gồm: Tiêu chuẩn TSCĐ vô hình, thời điểm ghi nhận, xác định giá trị banđầu, chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu, xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu, khấuhao, thanh lý TSCĐ vô hình và một số quy định khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báocáo tài chính
2.1.2 Phân tích sự giống nhau và khác nhau của chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực
kế toán Việt Nam về TSCĐ vô hình
2.1.2.1.Giống nhau giữa chuẩn mực kế toán kê toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam
2.1.2.1.1 Các yếu tố cần thiết để thỏa mãn định nghĩa về TSCĐ vô hình:
Do tính chất không có hình thái cụ thể nên việc xác định TSCĐ vô hình là khá khókhăn Do đó, cả VAS 04 và IAS 38 đều yêu cầu doanh nghiệp phải xem xét cả ba yếu tốnữa để xác định xem tài sản có thỏa mãn định nghĩa hay không
Ba yếu tố đó là: tính có thể xác định được, khả năng kiểm soát nguồn lực và tínhchắc chắn của lợi ích kinh tế trong tương lai
a, Tính có thể xác định được:
Ở yếu tố thứ nhất, cả hai chuẩn mực đều nêu ra lý do để yêu cầu một tài sản phải
có tính có thể xác định được mới được ghi nhận là TSCĐ vô hình là “để có thể phân biệtmột cách rõ ràng tài sản đó với lợi thế thương mại” Quan điểm này cũng được thể hiệntrong IAS 38 như sau “định nghĩa của TSCĐ vô hình yêu cầu một TSCĐ vô hình có thểxác định được để có thể tách biệt được tài sản đó với lợi thế thương mại”
Trong đó, theo IAS 38 thì “lợi thế thương mại (goodwill) là một tài sản được ghinhận khi có sáp nhập doanh nghiệp phản ánh lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sửdụng các tài sản khác thu được từ vụ sáp nhập mà không thể xác định hay hạch toán mộtcách rõ ràng, riêng biệt lợi ích thu được từ các tài sản khác đó”
Còn theo VAS 04 thì “lợi thế thương mại phát sinh từ việc sáp nhập doanh nghiệp
có tính chất mua lại được thể hiện bằng một khoản thanh toán do bên đi mua tài sản thựchiện để có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai”
Trang 36Các định nghĩa trên về lợi thế thương mại có vẻ không được rõ ràng Ta có thể tómtắt về các đặc điểm của lợi thế thương mại như sau:
- Lợi thế thương mại thường phát sinh khi có sáp nhập doanh nghiệp
- Đó là phần mà một người mua một doanh nghiệp sẵn sàng trả thêm vượt quáphần giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp được mua
Ví dụ: như một doanh nghiệp A muốn mua lại doanh nghiệp B Tổng giá trị hợp lýcủa tài sản và các khoản nợ phải trả thuộc sở hữu của doanh nghiệp B là 300 triệu VND.Nhưng doanh nghiệp A sẵn sàng bỏ ra 320 triệu VND để mua doanh nghiệp B do doanhnghiệp B là một doanh nghiệp có uy tín trong một lĩnh vực thị trường cụ thể Vậy phầnchênh lệch 20 triệu kia chính là lợi thế thương mại
- Lợi thế thương mại là một tài sản vô hình nhưng nó lại phản ánh lợi ích thuđược từ tài sản khác Lợi ích kinh tế đó lại không thể tính toán được là phát sinh từ tài sảnnày hay từ tài sản khác là bao nhiêu Như trong ví dụ trên, 20 triệu kia phản ánh lợi íchkinh tế trong tương lai mà doanh nghiệp A có thể có được từ việc sáp nhập doanh nghiệp
B nhưng doanh nghiệp A không thể xác định được là lợi ích kinh tế thu được từ việc sửdụng thương hiệu của B là bao nhiêu, sử dụng các máy móc thiết bị của B là bao nhiêu?…
Vậy làm thế nào để khẳng định tính có thể xác định được của tài sản VAS 04 chỉđưa ra một tiêu chuẩn là “có thể đem TSCĐ vô hình đó cho thuê, bán, trao đổi hoặc thulợi ích kinh tế cụ thể từ tài sản đó trong tương lai”
Còn IAS 38 thì đưa ra 2 tiêu chuẩn khá cụ thể Đó là:
- “Một tài sản được coi là có thể xác định được một cách riêng biệt nếu như Tàisản đó có thể tách biệt với các tài sản khác (separable), tức là có thể bị chia tách khỏidoanh nghiệp và có thể được bán, chuyển giao, nhượng quyền, cho thuê hoặc trao đổi mộtcách riêng biệt hoặc đi kèm với một hợp đồng có liên quan, một tài sản hoặc một nghĩa vụ
có thể tách biệt riêng rẽ kể cả khi doanh nghiệp không có ý định thực hiện các điều trên”
- Phát sinh từ một quyền theo hợp đồng hay từ các quyền lợi hợp pháp khác kể cảkhi các quyền đó không thể chuyển giao hay tách biệt khỏi doanh nghiệp hoặc tách biệtkhỏi các quyền và nghĩa vụ pháp lý khác
Trang 37Vì vậy, so với VAS 4 thì IAS 38 ngoài việc cho rằng một tài sản có thể được xácđịnh một cách riêng biệt nếu như doanh nghiệp có thể tách nó ra khỏi doanh nghiệp bằngnhiều cách để thu được lợi ích kinh tế từ nó thì IAS 38 còn cho rằng tính có thể xác địnhđược của tài sản có thể phát sinh từ một quyền nào đó.Ví dụ như khi doanh nghiệp muađất đai và nhà cửa, vật kiến trúc đi kèm thì quyền sử dụng đất được chuyển giao có thểhạch toán là một tài sản riêng biệt.
b,Khả năng kiểm soát:
Về yếu tố thứ hai này, khả năng kiểm soát của doanh nghiệp đối với tài sản thì cảhai chuẩn mực đều có những quy định giống nhau
Cả hai chuẩn mực đều cho rằng khả năng kiểm soát của doanh nghệp đối với mộttài sản thể hiện ở quyền thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản vàkhả năng hạn chế sự tiếp cận của các đối tượng khác đối với các lợi ích đó
Điều đó được thể hiện trong VAS 4 như sau:
“Doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát một tài sản nếu doanh nghiệp có quyền thulợi ích kinh tế trong tương lai mà tài sản đó đem lại, đồng thời cũng có khả năng hạn chế
sự tiếp cận của các đối tượng khác đối với lợi ích đó”
Quan điểm tương tự trong IAS 38 được diễn đạt như sau: “một doanh nghiệp kiểmsoát được một tài sản nếu như doanh nghiệp có quyền thu được lợi ích kinh tế từ cácnguồn lực cơ bản đem lại và có thể hạn chế sự tiếp cận của người khác đối với những lợiích đó”
Như vậy khả năng kiểm soát tài sản của doanh nghiệp được xác định bởi hai yếu tố
là khả năng thu được lợi ích kinh tế và khả năng hạn chế các đối tượng khác tiếp cận đốivới những lợi ích mà tài sản đem lại
Để có thể hạn chế được sự tiếp cận của các đối tượng khác đối với lợi ích mà tàisản mang lại thì doanh nghiệp thường phải có những quyền hợp pháp mang tính cưỡngchế đối với các đối tượng khác
Trang 38Ví dụ như đối với bản quyền xuất bản Đây là một dạng của TSCĐ vô hình Doanhnghiệp khi sở hữu dạng tài sản này có thể thu được lợi ích kinh tế từ tài sản này bằng cáchxuất bản sách, bán cho công chúng và thu được lợi nhuận Bản quyền xuất bản sáchthường được Nhà Nước bảo hộ bằng cách trừng phạt những ai cố tình xâm phạm quyềnnày Những người xâm phạm quyền này là những người in sách không có bản quyền (insách lậu) và bán cho công chúng với một giá rẻ hơn giá của sách có bản quyền gâyphương hại tới lợi ích của người nắm giữ bản quyền Nếu như mọi đối tượng đều có thểtiếp cận lợi ích kinh tế mà việc xuất bản sách mang lại một cách tự do, không bị pháp luậtngăn cấm thì bản quyền xuất bản sẽ không tồn tại và doanh nghiệp sẽ không có tài sản vôhình nào có tên gọi là bản quyền xuất bản.
Có những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và thu được lợi ích kinh tếtrong tương lai nhưng có thể không kiểm soát được về mặt pháp lý như bí quyết kỹ thuậtthu được từ hoạt động triển khai Những tài sản như vậy chỉ có thể thỏa mãn được địnhnghĩa TSCĐ vô hình chừng nào doanh nghiệp còn giữ được bí mật, tức là còn có thể hạnchế sự tiếp cận của đối tượng khác đối với lợi ích đem lại từ bí quyết kỹ thuật và thu đượclợi ích kinh tế từ tài sản (tức là doanh nghiệp vẫn có khả năng kiểm soát được tài sảnnày)
Hai chuẩn mực IAS 38 và VAS 4 có bàn luận đến việc doanh nghiệp có khả năngkiểm soát một số nguồn lực vô hình hay không:
Trước hết, đó là tri thức về thị trường và hiểu biết chuyên môn Đây là nguồn lực
mà doanh nghiệp có thể thu được lợi ích kinh tế Tuy nhiên, cả hai chuẩn mực thống nhất
là doanh nghiệp chỉ có thể kiểm soát được nguồn lực này nếu như những tri thức và hiểubiết đó được bảo về bằng các quyền pháp lý hay bằng các cách khác
Còn về kỹ năng của người lao động mà doanh nghiệp sử dụng hay tài năng lãnhđạo hay kỹ thuật chuyên môn của người quản lý ở doanh nghiệp thì cả hai chuẩn mực đềucho rằng doanh nghiệp ít hoặc không có khả năng kiểm soát Do đó doanh nghiệp chỉ cóthể ghi nhận những tài sản trên là TSCĐ vô hình của doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp
có các quyền pháp lý để đảm bảo rằng chỉ doanh nghiệp có thể sử dụng hay thu được lợi
Trang 39ích kinh tế trong tương lai từ chúng đồng thời thõa các quy định về định nghĩa và tiêuchuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.
Doanh nghiệp có danh sách khách hàng hoặc thị phần nhưng do không có quyềnpháp lý hoặc bất cứ biện pháp gì để bảo vệ hay kiểm soát các lợi ích kinh tế thu được từcác tài sản đó nên cả hai chuẩn mực đều thống nhất là doanh nghiệp không được ghi nhậncác tài sản loại này làm TSCĐ vô hình
c, Lợi ích kinh tế trong tương lai:
Về yếu tố này, VAS 4 có quy định như sau: “Lợi ích kinh tế trong tương lai màTSCĐ vô hình đem lại cho doanh nghiệp bao gồm tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí haycác lợi ích khác xuất phát từ việc sử dụng tài sản”
IAS 38 cũng có quy định tương tự như sau: “Lợi ích kinh tế trong tương lai màTSCĐ vô hình có thể đem lại cho doanh nghiệp bao gồm doanh thu từ việc bán hàng hóa
và cung cấp dịch vụ, tiết kiệm chi phí hoặc các lợi ích khác xuất phát từ việc sử dụng tàisản của doanh nghiệp”
Với quy định như vậy, hai chuẩn mực muốn ngụ ý rằng dạng thức mà tài sản đemlại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp không phải chỉ ở việc tăng doanh thu mà còn có thể làgiảm chi phí hoặc các dạng thức khác như giúp cho doanh nghiệp đạt được các lợi íchkinh tế nhiều hơn từ các tài sản khác…
Việc đem lại lợi ích cho doanh nghiệp bằng cách tăng doanh thu có thể thấy ở bảnquyền phát hành sách như đã phân tích ở ví dụ trên
Việc đem lại lợi ích cho doanh nghiệp bằng cách giảm chi phí có thể ở việc sửdụng một bí quyết kỹ thuật hoặc một kinh nghiệm sử dụng cho một quy trình sản xuấtgiúp doanh nghiệp giảm các sản phẩm bị hỏng, lỗi Đó là một cách giúp doanh nghiệpgiảm chi phí phát sinh từ các sản phẩm bị hỏng, lỗi
Lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp có thể thu được từ TSCĐ vô hình có thể ở dướidạng tài sản được sử dụng để thanh toán các khoản nợ phải trả, để bán hay trao đổi vớicác tài sản khác,…
Trang 402.1.2.1.2 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình:
Theo VAS 4 thì ngoài việc thõa mãn định nghĩa về TSCĐ vô hình, một tài sảncũng phải đồng thời thỏa mãn bốn tiêu chuẩn sau thì mới được ghi nhận là TSCĐ vô hình
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy
- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm
- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành
- Tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành là 30.000.000 đồng trở lên
Còn theo IAS 38 thì ngoài việc thừa nhận định nghĩa về TSCĐ vô hình như VAS
4, thì một tài sản cũng phải đồng thời thỏa mãn hai tiêu chuẩn sau:
(a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại (b) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy
Như vậy, cả hai chuẩn mực đều giống nhau ở hai tiêu chuẩn đầu:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy
2.1.2.1.3 Xác định giá trị ban đầu
a, Trường hợp mua TSCĐ vô hình riêng biệt:
Theo VAS 4 thì “nguyên giá TSCĐ vô hình mua riêng biệt, bao gồm giá mua (trừ(-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không baogồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sảnvào sử dụng theo dự tính”
IAS 38 cũng có quy định tương tự như sau: “nguyên giá của một tài sản được muamột cách riêng biệt” bao gồm:
(a) Giá mua bao gồm thuế nhập khẩu và các khoản thuế không được hoàn lại trừcác khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá
(b) Chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính
Như vậy, trong trường hợp mua TSCĐ vô hình riêng biệt thì cả hai chuẩn mực đềucùng quy định rằng nguyên giá của tài sản bao gồm các yếu tố sau: