1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU VỀ MỘT SỐ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM,XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

107 949 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Mục đích thứ nhất là nghiên cứu sự khác biệt giữa hệ thống chuẩn mực kế toánViệt nam so với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế góp phần cho công tác nghiêncứu và tìm hiểu về xu thế hài h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài:

NGHIÊN CỨU VỀ MỘT SỐ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM,

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁNSinh viên thực hiện: Phan Thị Kiều Anh

Nguyễn Thị Thảo HiềnNguyễn Thị Hoa Mai

Vũ Thị PhươngGiảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Thanh Vân

Xác nhận của khoa

Đà Nẵng, tháng 6 năm 2014

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Điều đầu tiên, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo Th.SNguyễn Thị Thanh Vân, người đã trực tiếp hướng dẫn, tạo mọi điều kiện, động viênnhóm nghiên cứu chúng tôi hoàn thành bài luận văn này

Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo, cán bộ khoa kế toán – Tài chínhTrường Đại học Đông Á đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp chúng tôi thực hiện được

đề tài nghiên cứu này

Chúng tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Kế toán – Tàichính, cũng như các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy chúng tôi, truyền đạt kiến thứcquý báu trong bốn năm học tại trường, tạo tiền đề cho chúng tôi hoàn thành bài luậnvăn

Cuối cùng, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã độngviên chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn nghiên cứu này

Nhóm sinh viên thực hiện

Trang 3

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu luận văn 3

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM 4

1.1 KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN 4

1.1.1 Khái niệm về chuẩn mực kế toán 4

1.1.2 Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán 4

1.1.3 Phân loại chuẩn mực kế toán 5

1.2 CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ 6

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán quốc tế 6

1.2.1.1 Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán quốc tế và những rào cản đối với việc hình thành chuẩn mực kế toán quốc tế 6

1.2.1.2 Sự hình thành và phát triển của tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế .7

1.2.1.3 Sự tiếp nhận của cộng đồng quốc tế đối với các chuẩn mực kế toán quốc tế .10

1.2.2 Quy trình soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế 10

1.2.3 Lợi ích của việc ban hành các chuẩn mực kế toán quốc tế 13

1.2.3.1 Lợi ích đối với các nhà đầu tư 13

1.2.3.2 Lợi ích đối với các công ty đa quốc gia 13

1.2.3.3 Lợi ích đối với các nước đang phát triển 14

1.2.3.4 Lợi ích đối với các cơ quan thuế 14

Trang 4

1.2.3.5 Lợi ích đối với việc xúc tiến thương mại trong khu vực 14

1.1.3 Hệ thống các chuẩn mực kế toán quốc tế 14

1.3 CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM 16

1.3.1 Sự hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán Việt Nam 16

1.3.1.1 Hoàn cảnh ra đời của các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam 16

1.3.1.2 Việc ban hành các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam 17

1.3.2 Cơ chế ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam 19

1.3.3 Vai trò của các chuẩn mực kế toán đối với nền kinh tế Việt Nam 20

1.3.3.1 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và góp phần phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 20

1.3.3.2 Quản lý tài chính ở tầm vĩ mô của Nhà Nước 21

1.3.3.3 Góp phần phát triển hoạt động kế toán, kiểm toán ở Việt Nam 21

1.3.4 Hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam 22

CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM 24

2.1.CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM VỀ HÀNG TỒN KHO. 24

2.1.1.Khái quát về chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về hàng tồn kho 24

2.1.1.1.Tầm quan trọng của chuẩn mực kế toán hàng tồn kho 24

2.1.1.2.Quá trình hình thành và mục đích của chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về hàng tồn kho: 25

2.1.2.Phân tích sự giống nhau và khác nhau của chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về hàng tồn kho 27

2.1.2.1.Giống nhau giữa chuẩn mực kế toán kê toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam 27

2.1.2.2.Khác nhau giữa chuẩn mực kế toán kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam 30

2.1.3.Ưu điểm và nhược điểm của chuẩn mực kế toán Việt Nam so với chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho 36

2.1.3.1.Ưu điểm: 36

Trang 5

2.1.3.2.Nhược điểm : 36

2.2 CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT

NAM VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH: 37

2.2.1 Khái quát về chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về

TSCĐ hữu hình: 37 2.2.1.1 Tầm quan trọng của chuẩn mực kế toán TSCĐ hữu hình: 37 2.2.1.2 Qúa trình hình thành và mục đích của chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 16

và chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 3 về tài sản cố định hữu hình: 38

2.2.2 Phân tích sự giống nhau và khác nhau trong quy định của chuẩn mực kế

toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về TSCĐ hữu hình: 40 2.2.2.1 Giống nhau giữa chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS 16) và chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 3) về TSCĐ hữu hình: 40

2.2.3 Một số ưu và nhược điểm của chuẩn mực kế toán VAS 03 so với IAS 16 về

tài sản cố định hữu hình: 50 2.2.3.1 Ưu điểm 50 2.2.3.2 Nhược điểm: 50

2.3.CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT

NAM VỀ DOANH THU 51

2.3.1.Khái quát về chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về

Doanh thu 51 2.3.1.1 Tầm quan trọng của chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về Doanh thu 51 2.3.1.2 Quá trình hình thành và mục đích của chuẩn mực kế toán Quốc tế và Chuẩn mực kế toán Việt Nam về Doanh thu 52

2.3.2.Phân tích sự giống và khác nhau giữa chuẩn mực kế toán quốc tế về doanh

thu – IAS 18 và chuẩn mực kế toán Việt Nam - VAS 14 54 2.3.2.1.Giống nhau giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về doanh thu: 54 2.3.2.2.Khác nhau giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam

về doanh thu: 60 2.3.3.Ưu điểm và nhược điểm của VAS 14 so với IAS 18 65

Trang 6

2.3.3.1.Ưu điểm 65

2.3.3.2 Nhược điểm 65

2.4 CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VỀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH .66

2.4.1 Khái quát về chuẩn mực kế toán Quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về trình bày báo cáo tài chính .66

2.4.1.1 Tầm quan trọng của chuẩn mực kế toán Quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về trình bày báo cáo tài chính .66

2.4.1.2 Quá trình hình thành và mục đích của chuẩn mực kế toán Quốc tế IAS 1 và chuẩn mực kế toán Việt nam VAS 21 67

2.4.2 Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa giữa IAS 1 và VAS 21- Trình bày báo cáo tài chính .69

2.4.2.1 Giống nhau giữa IAS 1 và VAS 21 69

2.4.2.2 Khác nhau giữa IAS 01 và VAS 21-trình bày các báo cáo tài chính 73

2.4.2.3 Một số ưu và nhược điểm của VAS 21 Việt nam so với IAS 1 Quốc tế 75

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM THEO HƯỚNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ 77

3.1.PHÁT TRIỂN CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM THEO HƯỚNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VỀ HÀNG TỒN KHO 78

3.1.1.VAS 02 nên có quy định cụ thể đối với hàng tồn kho là sản phẩm nông nghiệp, khai khoáng 78

3.1.2.VAS 02 không nên áp dụng phương pháp LIFO trong tính giá hàng tồn kho. 79

3.1.3.VAS 02 nên đưa ra các quy định cụ thể để đảm bảo nguyên tắc nhất quán trong việc tính giá hàng tồn kho 80

3.1.4.VAS 02 nên cho phép sử dụng giá hiện hành để so sánh với giá gốc khi mua nguyên vật liệu về để sản xuất 81

3.2 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VAS 03 “TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH” THEO HƯỚNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ IAS 16 “ BẤT ĐỘNG SẢN, NHÀ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ ” : 81

3.2.1 Cần ban hành chuẩn mực Giảm giá trị tài sản (Impairment of assets) 82

Trang 7

3.2.2 Bổ sung các quy định về việc đánh giá lại sau ghi nhận ban đầu: 82

3.2.2.1 Phương pháp đánh giá lại : 82

3.2.2.2 Giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình: 83

3.2.2.3 Tần suất của việc đánh giá lại : 83

3.2.3 Cần bổ sung vào nguyên giá của TSCĐ hữu hình mua sắm phần ước tính ban đầu cho việc tháo dỡ, di dời tài sản và chi phí khôi phục mặt bằng: 83

3.2.4 Xác định lại công thức tính khấu hao cho TSCĐ hữu hình để đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí: 84

3.3 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM THEO HƯỚNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VỀ DOANH THU 85

3.3.1.Bổ sung phần khai báo thông tin trên báo cáo tài chính 85

3.3.2.Bổ sung hướng dẫn cụ thể về thời điểm ghi nhận và xác định doanh thu cho các trường hợp đặc biệt 86

3.3.2.1.Về doanh thu bán hàng 86

3.3.2.2.Doanh thu cung cấp dịch vụ: 88

3.3.2.3.Lợi tức, tiền bản quyền và cổ tức : 89

3.3.3.Thay đổi cách xác định giá trị hợp lý khi ghi nhận doanh thu 89

3.4.BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM THEO HƯỚNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VỀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH 90

3.4.1 Việt Nam cần nới lỏng hệ thống tài khoản kế toán và các biểu mẫu báo cáo tài chính 92

3.4.2 Tách lợi nhuận và chi phí tài chính ra khỏi lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh .92

3.4.3 Vì tầm quan trọng của báo cáo tình hình vốn chủ sở hữu nên tách riêng thành một báo cáo độc lập mà không để vào bản thuyết minh báo cáo tài chính

94

3.4.4 Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán nên chuyển vào phần thuyết minh báo cáo tài chính .95

KẾT LUẬN 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

PHỤ LỤC 1 So sánh IAS và VAS 98

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

ASC: Accounting standads committee (Cơ quan soạn thảo chuẩn mực quốc gia)FASB: Financial Accounting Standards Board (Hội đồng chuẩn mực kế toán tàichính)

FIFO: First in - First out (Nhập trước - xuất trước

IACPA: American Institute Certified Public Accountants (Viện kế toán công chứngMỹ)

IAS: International Accounting Standards (Chuẩn mực kế toán quốc tế)

IASB: International Accounting Standard Board (Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốctế)

IASC: International Accounting Standard Committee (Ủy Ban Chuẩn mực kế toánquốc tế)

IFAC: International Federation of Accountant (Liên đoàn kế toán quốc tế)

IFRS: International Financial Reporting Standards (Chuẩn mực báo cáo tài chínhquốc tế)

IOSCO: International Organization of Securities Commissions (Tổ chức thế giới các

ủy ban chứng khoán)

LIFO: Last in- First out (Nhập sau- xuất trước)

SAC: Standing Advisory Committee (Hội đồng cố vấn chuẩn mực)

SEC: Security and Exchange Commission (Ủy ban chứng khoán Mỹ)

VAA: Vietnamese Association of Accountants and Auditors (Hội Kế toán và Kiểmtoán Việt Nam)

VAS: Vietnamese Accounting Standard (Chuẩn mực kế toán Việt Nam)

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

HTK : Hàng tồn kho

TSCĐ : Tài sản cố định

BCTC : Báo cáo tài chính

DN : Doanh nghiệp

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu của mọi nền kinh tế.Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung này Thế nhưng quá trình hội nhập đâuchỉ có cơ hội mà còn có nhiều thử thách và khó khăn buộc chúng ta phải kiên trì và nỗlực vượt qua

Một trong những thử thách của quá trình hội nhập là việc hoàn thiện hệ thốngchuẩn mực kế toán để có thể hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kế toán củaViệt Nam bắt nhịp kịp với sự hội nhập kế toán ở các nước có nền kinh tế thị trường vàquan trọng hơn là tạo môi trường pháp lý cho hội nhập kinh tế, quốc tế và khu vực.Các chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay đang được xây dựng trên cơ sở các chuẩnmực kế toán quốc tế để tạo điều kiện cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của ViệtNam được dễ dàng hơn Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của Việt Nam

mà việc áp dụng toàn bộ các chuẩn mực kế toán quốc tế vào thực tiễn hoạt động kinhdoanh ở Việt Nam là chưa thể thực hiện được Chính nguyên nhân đó khiến cho cácchuẩn mực kế toán Việt Nam dù được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực kế toánquốc tế vẫn có nhiều điểm khác biệt mang tính trọng yếu

Chính vì vậy, mà việc phân tích và tìm hiểu sự hòa hợp giữa hệ thống chuẩnmực kế toán quốc tế và Việt nam là hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay Xuất phát

từ lý do trên, nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu về hệ thống chuẩn mực

kế toán Quốc tế và Việt Nam, xu hướng phát triển của hệ thống chuẩn mực kế toán”làm đề tài nghiên cứu khoa học

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Việc xem xét nghiên cứu những điểm khác biệt giữa các chuẩn mực kế toánViệt Nam và các chuẩn mực kế toán quốc tế là cần thiết với nhiều mục đích

Mục đích thứ nhất là nghiên cứu sự khác biệt giữa hệ thống chuẩn mực kế toánViệt nam so với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế góp phần cho công tác nghiêncứu và tìm hiểu về xu thế hài hòa các quy định kế toán Việt nam với quy định kế toánquốc tế, giúp cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài tại Việt Nam có thể thấy được sự khác biệt giữa hai hệ thống chuẩn mực kế toán,

Trang 10

từ đó mà doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện hoạt động kế toán tài chính cho doanhnghiệp mình.

Mục đích thứ hai là khi nghiên cứu những khác biệt của chuẩn mực kế toánViệt Nam so với chuẩn mực kế toán quốc tế, chúng ta có thể rút ra được những vấn đềcần bổ sung, sửa đổi trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam góp phần hoàn thiện hơn

hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam theo hướng hội nhập quốc tế

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu : Luận văn tập trung nghiên cứu những điểm giống vàkhác nhau giữa một số chuẩn mực kế toán Việt Nam so với chuẩn mực quốc tế

 Phạm vi nghiên cứu : Do hạn chế về thời gian nên nhóm chúng tôi chỉ tậptrung vào nghiên cứu những điểm giống và khác biệt của bốn chuẩn mực kế toánthông dụng thường hay áp dụng tại Doanh nghiệp cụ thể là:

- Thứ nhất: Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 2 (VAS 2) “Hàng tồn kho” so vớiChuẩn mực kế toán quốc tế số 2 (IAS 2) “Inventories”

- Thứ hai: Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3 (VAS 3) “Tài sản cố định hữuhình” so với Chuẩn mực kế toán quốc tế số 16 (IAS 16) “Property, Plant andEquipment”

- Thứ ba : Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 (VAS 14) “Doanh thu và thunhập khác” so với Chuẩn mực kế toán quốc tế số 18 (IAS 18) “Revenue”

- Thứ tư : Chuẩn mực kế toán Việt nam số 21 (VAS 21) “Trình bày báo cáo tàichính” so với Chuẩn mực kế toán quốc tế số 1 (IAS 1) “Presentation of FinancialStatements”

Đồng thời luận văn đề xuất một số giải pháp để phát triển chuẩn mực kế toánViệt Nam theo hướng chuẩn mực kế toán quốc tế

4 Phương pháp nghiên cứu

Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử

để nghiên cứu các vấn đề một cách vừa ở tính toàn diện vừa ở tính cụ thể, đảm bảotính logic của vấn đề nghiên cứu

Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp qui nạp, diễngiải, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích so sánh để phân tích vấn

đề, so sánh, đánh giá và rút ra vấn đề

Trang 11

5 Kết cấu luận văn

Luận văn gồm có ba chương:

Chương 1: Tổng quan về quá trình hình thành của chuẩn mực kế toán Quốc tế và

chuẩn mực kế toán Việt Nam

Chương 2: Phân tích sự giống và khác nhau giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn

mực kế toán Việt Nam

Chương 3: Giải pháp để phát triển chuẩn mực kế toán Việt Nam theo hướng chuẩn

mực kế toán quốc tế

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

QUỐC TẾ VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM 1.1 KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN 1.1.1 Khái niệm về chuẩn mực kế toán

Theo khoản 1 điều 8, Luật kế toán số 03/2003/QH11thông qua ngày 17/06/2003thì “Chuẩn mực kế toán gồm những nguyên tắc và những phương pháp kế toán cơ bản

để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính” Mục tiêu của chuẩn mực kế toán là đưa ranhững quy định có tính nguyên tắc làm cơ sở đo lường chất lượng một công việc,nhằm hướng công việc chuyên môn đi vào những nguyên tắc chung Hay nói cáchkhác là quy định thống nhất nội dung, các trình bày và thuyết minh báo cáo tài chínhsoanh nghiệp, nâng cao tính so sánh và nhất quán dựa trên thông lệ kế toán nói chung.Kết cấu của một chuẩn mực kế toán gồm các phần sau :

- Mục đích của chuẩn mực

- Phạm vi của chuẩn mực

- Các định nghĩa sử dụng trong chuẩn mực

- Phần nội dung chính gồm các nguyên tắc, các phương pháp, các yêu cầu về lập

và trình bày báo cáo tài chính

1.1.2 Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán

Mục đích chung của việc soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế toán là đểthống nhất hoạt động kế toán trong một phạm vi địa lý (đó có thể là trong một quốcgia, trong một khu vực hay trên toàn cầu) Nếu như không có chuẩn mực kế toán, cáccông ty sẽ sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để lập và trình bày báo cáo tài chínhcủa mình Ví dụ nếu như không có chuẩn mực kế toán thì sẽ có công ty thì ghi nhậnchi phí sửa chữa và bảo trì tài sản vào giá trị tài sản với lý do là các chi phí đó giúp tàisản duy trì được trạng thái hoạt động tốt và nhờ đó đem lại lợi ích kinh tế cho công ty.Thế nhưng sẽ có công ty lại lý luận rằng chi phí sửa chữa và bảo trì tài sản chỉ giúpcho tài sản duy trì trạng thái hiện tại chứ không làm tăng thêm lợi ích kinh tế từ tài sản

Do đó, công ty không ghi nhận chi phí đó vào giá trị tài sản Mỗi công ty đều cho rằng

lý luận của mình đúng và lập báo cáo tài chính theo những cách khác nhau Dẫn đến

Trang 13

hai báo cáo tài chính của hai công ty không thể đem ra so sánh với nhau được dochúng không được lập trên cùng một cơ sở.

Không chỉ có thế, việc thiếu một bộ chuẩn mực kế toán sẽ là cơ hội cho cáccông ty sử dụng các thủ pháp kế toán để làm đẹp báo cáo tài chính Các công ty thậmchí có thể biến tình trạng thua lỗ của công ty thành có lãi Việc thiếu chuẩn mực kếtoán cũng tạo cơ hội cho các công ty được tùy ý trình bày các thông tin có liên quanđến các đối tượng kế toán trên báo cáo tài chính Công ty có thể giấu diếm các thôngtin bất lợi cho mình và chỉ trình bày những thông tin có lợi cho mình Chính vì nhữngvấn đề trên, người sử dụng báo cáo tài chính sẽ không thể đưa ra một quyết định kinh

tế hợp lý dựa vào các thông tin trên báo cáo tài chính được

Ngoài ra, việc có một bộ chuẩn mực kế toán cũng giúp ích cho người sử dụngbáo cáo tài chính trong việc đọc và phân tích các báo cáo tài chính được dễ dàng hơn.Người sử dụng báo cáo tài chính có thể hiểu được cấu trúc của báo cáo tài chính, bảnchất của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, hiểu được các thuyết minh báo cáo tàichính bằng cách đọc các chuẩn mực kế toán Từ đó, người sử dụng báo cáo tài chínhmới có thể đưa ra các phân tích chính xác về hiệu quả hoạt động của công ty Một lợiích nữa mà người sử dụng báo cáo tài chính có thể thu được từ các chuẩn mực kế toán

đó là sự đảm bảo rằng các công ty và các kiểm toán viên thực hiện việc kiểm toán báocáo tài chính đã tuân thủ các chuẩn mực kế toán trong quá trình thực hiện nhiệm vụcủa mình Như vậy, việc ban hành các chuẩn mực kế toán là một cách để tăng thêmlòng tin cho người sử dụng báo cáo tài chính đối với các báo cáo tài chính và ngănngừa nguy cơ gian lận trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính

1.1.3 Phân loại chuẩn mực kế toán

Hiện nay trên thế giới đang có hai hệ thống chuẩn mực là chuẩn mực kế toánquốc tế và chuẩn mực kế toán quốc gia

 Chuẩn mực kế toán quốc tế được soạn thảo và ban hành bởi Hội đồng chuẩnmực kế toán quốc tế (IASB) Việc ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế nhằm mụcđích tạo ra một sự hài hòa quốc tế trong lĩnh vực kế toán, để giảm bớt chi phí trongviệc lập và trình bày báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán tại mỗi quốc gia Cácchuẩn mực kế toán quốc tế sau một thời gian dài phát triển đã được đón nhận bởi nhiềunước trên thế giới

Trang 14

 Chuẩn mực kế toán quốc gia được soạn thảo và ban hành về cơ bản đi theohướng chuẩn mực kế toán quốc tế tuy nhiên ở mỗi quốc gia có điều kiện kinh tế vàchính trị, văn hóa khác nhau nên các chuẩn mực kế toán giữa các nước có nhiều sựkhác biệt.

1.2 CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán quốc tế

1.2.1.1 Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán quốc tế và những rào cản đối với việc hình thành chuẩn mực kế toán quốc tế

a Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán quốc tế

Với xu hướng toàn cầu hóa về hợp tác và phát triển kinh tế, sự hình thành hàngloạt các công ty đa quốc gia, thị trường tài chính quốc tế và các hoạt động thương mạingoài thế giới, các nhà đầu tư không chỉ hoạt động trong phạm vi khu vực mà còn mởrộng hoạt động ra phạm vi toàn thế giới Hoạt động kế toán không còn là vấn đề mangtính quốc gia mà cần phải được giải quyết ở tầm cỡ và quy mô quốc tế Nhu cầu nàyđòi hỏi phải xúc tiến quá trình hài hòa, thống nhất chuẩn mực kế toán các quốc gia,nhằm tạo ra một ngôn ngữ chung về kế toán, nâng cao tính khách quan và tính có thểtin cậy được của thông tin tài chính, giúp cho thông tin được trình bày trên báo cáo tàichính có thể hiểu và so sánh được Muốn được như vậy đòi hỏi phải xây dựng một hệthống chuẩn mực chung, vì vậy hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế được hình thành

b Những rào cản đối với việc hình thành chuẩn mực kế toán quốc tế

Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế là hệ thống chuẩn mực đề cập những vấn

đề mang tính nền tảng, khuôn mẫu, những nguyên tắc, phương pháp có tính chất cơbản được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới, có thể áp dụng ngay ở những quốc gia

đã có đầy đủ điều cần thiết và ở những quốc gia chưa phát triển Tuy nhiên, con đườngquốc tế hóa kế toán không hề đơn giản, do sự khác nhau về qui định và cách thức hạchtoán kế toán ở các nước cộng thêm sự khác biệt về hệ thống kinh tế và điều kiệnthương mại dẫn đến sự khác nhau về mô hình và phương pháp kế toán giữa các quốcgia Sự khác nhau này tạo nên nét đặc trưng của hệ thống kế toán mỗi quốc gia, tuynhiên nó cũng đem đến những rào cản đối với việc hình thành chuẩn mực kế toán quốc

tế, cụ thể là:

Trang 15

- Sự khác biệt về đặc điểm nền văn hóa giữa các quốc gia đã tạo nên nhiều hệthống kế toán khác nhau, hình thành nên các cách ghi chép, tính toán và trình bàythông tin khác nhau trong hệ thống kế toán tại mỗi quốc gia.

- Hệ thống kế toán tại mỗi quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng bởi hệ thống phápluật tại nước đó

- Quan điểm khác nhau về mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng báo cáo tàichính ở mỗi nước là khác nhau Sự khác biệt trong mục đích sử dụng báo cáo tài chínhgiữa các nước : ở một số nước báo cáo tài chính chỉ đơn thuần được lập cho mục đíchtính thuế, còn ở nước khác là để hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của nhà đầu tư

- Các nước đang phát triển hiển nhiên chậm chân hơn so với các nước đã pháttriển trong việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán Có những quy tắc và những chuẩnmực cơ bản đã được ban hành từ lâu ở các nước đã phát triển thì nay mới chỉ được cácnước đang phát triển tiến hành soạn thảo

- Vấn đề về chủ nghĩa quốc gia, lạm phát,… cũng ảnh hưởng lớn đến hệ thốngchuẩn mực kế toán tại mỗi nước gây khó khăn cho việc hình thành một chuẩn mực kếtoán chung

1.2.1.2 Sự hình thành và phát triển của tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế.

a Ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC)

 Ra đời năm 1973 ở London, nước Anh:

Năm 1973, Ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) ra đời tạiLondon, là kết quả của một thỏa thuận giữa các hiệp hội nghề nghiệp (Viện kế toáncông chứng Mỹ- IACPA, viện kế toán công chứng Úc- ICAA…) Bao gồm đại diệncủa 13 nước thành viên trực thuộc Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC), đại diện của 03tập đoàn kinh tế lớn và một số quan sát viên độc lập đến từ Ủy Ban Châu Âu, TrungQuốc, Ủy Ban chứng khoán quốc tế (IOSCO), Ủy Ban chuẩn mực kế toán tài chínhHoa Kỳ IASC ra đời dưới dạng một tổ chức độc lập, với cơ cấu ban đầu gồm : Hộiđồng xây dựng chuẩn mực, Nhóm tư vấn, Hội đồng tư vấn, Ban phản hồi và Ban chiếnlược cùng thực hiện các mục tiêu sau:

- Xây dựng và ban hành các Chuẩn mực kế toán (IASs) và để cho IASs đượcchấp nhận rộng rãi trên thế giới;

Trang 16

- Cập nhật, cải tiến và biến đổi phù hợp các quy định về kế toán, chuẩn mực kếtoán và các thủ tục trình bày báo cáo tài chính.

- Phát huy tối đa tính hiệu quả, hiệu lực của chuẩn mực kế toán quốc gia vàquốc tế với tư cách là tổ chức soạn thảo chuẩn mực quốc tế đầu tiên trên thế giới

 Giai đoạn nỗ lực để tồn tại như một tổ chức độc lập với IFAC và duy trì vaitrò là tổ chức duy nhất soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế

Đến năm 1977, Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) được thành lập theo sự thỏathuận của 63 tổ chức kế toán chuyên nghiệp từ 49 nước Với mục đích: phát triển vànâng cao sự phối hợp nghiệp vụ kế toán trên phạm vi toàn thế giới với những chuẩnmực thống nhất Lúc này, IASC đã phải đấu tranh quyết liệt để kháng cự lại những nỗlực muốn biến IASC thành thành viên của IFAC và IASC đã thành công trong việcduy trì vai trò của mình là tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế duy nhất trênthế giới Tuy nhiên, IASC lại gặp khó khăn trong việc thuyết phục mọi người sử dụngcác chuẩn mực do chính mình soạn thảo ra Dù cho các thành viên của IASC đã camkết thúc đẩy việc sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế ở mỗi quốc gia nhưng trênthực tế thì một số hiệp hội nghề nghiệp thành viên lại ít có ảnh hưởng trong việc soạnthảo các chuẩn mực kế toán quốc gia, một số hiệp hội thành viên lại ưa chuộng chuẩnmực kế toán của quốc gia mình hơn là những chuẩn mực kế toán do IASC soạn thảo

Đến năm 1995, IASC với một ban lãnh đạo hoàn toàn mới đã tiến hành xem xét

và sửa đổi một lần nữa các chuẩn mực kế toán quốc tế đã được ban hành với mongmuốn khắc phục những khiếm khuyết trong các chuẩn mực kế toán đó Lần này, với

Trang 17

rất nhiều nỗ lực và nhượng bộ, IASC đã sửa đổi bộ chuẩn mực kế toán quốc tế và được

tổ chức thế giới các ủy ban chứng khoán (IOSCO) chấp nhận nhưng đó chỉ mới là sựchấp nhận tạm thời

 Mốc son năm 2000

Tháng 5 năm 2000, các thành viên tổ chức thế giới các ủy ban chứng khoán(IOSCO) đã bỏ phiếu chấp nhận chính thức tất cả các chuẩn mực kế toán quốc tế củaIASC Đây là một bước tiến đáng kể sau rất nhiều nỗ lực kiên trì và bền bỉ của cácthành viên IASC Giấc mơ về một bộ chuẩn mực kế toán chung được sử dụng rộng rãitrên toàn thế giới đã có cơ hội được trở thành hiện thực bất chấp rất nhiều khó khăn vàrào cản

Tháng 6 năm 2000, Cao Ủy Châu Âu đưa ra tuyên bố sẽ đưa việc sử dụng cácchuẩn mực kế toán quốc tế của IASC trong việc lập trình và trình bày báo cáo tài chínhlàm điều kiện cho các công ty có ý định niêm yết chứng khoán tại bất kỳ nước thànhviên nào của Liên Minh Châu Âu

Để tập trung sức mạnh từ các hệ thống kế toán quốc gia tiến tới một hệ thốngchuẩn mực kế toán quốc tế hoàn thiện hơn, IASC phải cơ cấu lại tổ chức của mình vìvậy tháng 3/2001 IASC Foundation được thành lập gồm hai bộ phận chính là hội đồngthành viên (Trustees) và IASB thực hiện mục tiêu chính của IASC là:

- Xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán dựa trên lợi ích cộng đồng, có chấtlượng cao, dễ hiểu, dễ áp dụng để có được các báo cáo tài chính trung thực, có thể sosánh và đặc biệt quan trọng là cung cấp thông tin hữu ích cho thị trường tài chính, tiền

tệ thế giới và các quyết định kinh tế khác

- Giám sát tình hình áp dụng các chuẩn mực

- Phát huy tối đa hiệu quả của các hệ thống kế toán quốc gia

b Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB)

Năm 2001, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB – InternationalAccounting Standards Board) ra đời thay thế IASC và tồn tại cho đến ngày nay.Nhiệm vụ của IASB là soạn thảo ra những tiêu chuẩn quốc tế cho lĩnh vực kế toán, đó

là những chuẩn mực Báo cáo Tình hình Tài chính Quốc tế - International FinancialReporting Standards, gọi tắt là IFRS

Trang 18

IASB có 14 thành viên đến từ 9 quốc gia có trách nhiệm thiết lập các chuẩnmực kế toán Các thành viên của IASB được lựa chọn theo tiêu chuẩn trình độ chuyênmôn chứ không phải theo khu vực bầu cử hay quyền lợi khu vực Các thành viên củaIASB có nguồn gốc là các kiểm toán viên thực hành, người lập các báo cáo tài chính,người sử dụng các báo cáo tài chính, và từ hàn lâm Tất cả các thành viên của IASB cótrách nhiệm liên hệ với các nhà thiết lập chuẩn mực quốc gia không có thành viên củaIASB trong tổ chức lập quy của họ Việc công bố một chuẩn mực, dự thảo, hay hướngdẫn cần được sự tán thành của 8 trên 14 thành viên.

IASB ra đời với mục đích nhằm phát triển hệ thống chuẩn mực báo cáo tàichính quốc tế, hình thành kỷ nguyên mới hướng tới hội tụ kế toán toàn cầu Tính đếnngày 01/01/2009, IASC và IASB đã ban hành được 30 chuẩn mực kế toán quốc tế(IAS) và 08 chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)

1.2.1.3 Sự tiếp nhận của cộng đồng quốc tế đối với các chuẩn mực kế toán quốc tế

Có thể nói rằng, chuẩn mực kế toán quốc tế là hệ thống chuẩn mực chuẩn đểcác quốc gia tham chiếu khi xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán của mình Và có

ba cách tiếp cận phổ biến như sau:

- Chấp nhận chuẩn mực kế toán quốc tế là chuẩn mực của quốc gia (như NamPhi, Mông Cổ, Thụy Sỹ )

- Dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế để hình thành chuẩn mực kế toán quốcgia (như Anh, Pháp, Việt Nam …)

- Tự phát triển các chuẩn mực quốc gia và điều chỉnh dần khoảng cách vớichuẩn mực quốc tế (như Mỹ, Thái Lan, )

1.2.2 Quy trình soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế

Chuẩn mực kế toán quốc tế được hình thành qua một hệ thống các quy trìnhchuẩn và được sự tham vấn rộng rãi của cộng đồng quốc tế Quy trình chuẩn cho việcsoạn thảo một chuẩn mực kế toán quốc tế gồm các bước sau:

Trang 19

Bảng 1.1: Quy trình chuẩn cho việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế.

Bước 1: Các nhân viên của IASB sẽ nhận diện, xem xét và đề xuất các vấn đề

mà có thể làm cho hội đồng quan tâm Hội đồng sẽ thảo luận về các dự án tiềm năng

và quyết định để theo đuổi một dự án phải được đưa ra trong một cuộc họp hội đồngcông khai Trước khi đi đến một quyết định như vậy, IASB sẽ tham vấn SAC để lênmột lịch trình hoạt động và đặt ra các ưu tiên

Bước 2: Khi đưa một dự án vào một lịch trình hoạt động, IASB sẽ quyết định có

thực hiện dự án đó một mình hay là sẽ hợp tác với các tổ chức soạn thảo chuẩn mựckhác

Bước 3: Sau khi xem xét bản chất của vấn đề, IASB sẽ thiết lập một nhóm làm

việc

Đề xuất dự án soạn thảo chuẩn mực kế toán

quốc tế

Xem xét việc hợp tác với các tổ chức soạn

thảo chuẩn mực quốc gia

Thành lập các nhóm làm việc (working group)

Đưa ra văn bản mời thảo luận (discussion paper)

Công bố bản thảo lấy ý kiến công chúng

(exposure draft)

Thu thập và xem xét các nhận xét

Soạn thảo chính thức chuẩn mực kế toán

quốc tế

Trang 20

Bước 4: Mặc dù một văn bản mời thảo luận không phải là một bước bắt buộc

trong quy trình chuẩn, IASB vẫn thường công bố một văn bản mời thảo luận chonhững chủ đề mới quan trọng Thông thường thì văn bản này sẽ bao gồm một phầntổng quát về vấn đề được bàn luận, các cách tiếp cận để giải quyết vấn đề, quan điểmban đầu của tác giả hay của IASB và một lời mời đưa ra ý kiến Nếu IASB quyết định

bỏ bước này thì IASB phải đưa ra lý do giải thích

Bước 5: Công bố bản thảo lấy ý kiến công chúng là một bước bắt buộc trong

quy trình chuẩn Bản thảo này phải được chín thành viên của IASB phê chuẩn Mộtbản thảo sẽ bao gồm cơ sở để đưa ra kết luận và các quan điểm trái ngược từ các thànhviên IASB không phê chuẩn

Bước 6: IASB sẽ xem xét những lời nhận xét và kết quả của những lần tham

vấn khác

Bước 7: Khi IASB thấy rằng hội đồng đã có thể đưa ra một kết luận về vấn đề

đang được thảo luận, hội đồng sẽ chỉ đạo cho nhân viên của mình soạn thảo chính thứccác chuẩn mực kế toán quốc tế Một chuẩn mực kế toán mới phải được chín thành viêncủa IASB phê chuẩn

Sự phối hợp chặt chẽ giữa IASB và các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toáncủa các quốc gia là một nhân tố quan trọng giúp cho IASB có thể hoàn thành nhiệm vụcủa mình IASB đang tìm cách để tạo ra sự hài hòa giữa quy trình chuẩn của IASB vàquy trình chuẩn của các quốc gia Đặc biệt, IASB đang đề xuất một quy trình phối hợpgiữa IASB và các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia cho những dự ánmang tầm quốc tế Quy trình đó như sau :

- IASB sẽ phối hợp với các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán của các quốcgia để khi IASB bắt đầu thực hiện một dự án, các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán

đó sẽ đưa dự án đó vào kế hoạch hoạt động của mình Nhờ đó, một sự đồng thuậnquốc tế cao trong việc soạn thảo chuẩn mực kế toán có thể đạt được Tương tự, khi tổchức soạn thảo chuẩn mực kế toán của một quốc gia bắt đầu một dự án của họ, IASBcũng sẽ xem xét xem liệu hội đồng có cần soạn thảo một chuẩn mực kế toán mới hayxem xét lại các chuẩn mực kế toán hiện hành Qua một khoảng thời gian hợp lý, IASB

và các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia sẽ cùng xem xét lại tất cả các

Trang 21

chuẩn mực nơi có sự khác biệt đáng kể và ưu tiên cho những vấn đề có sự khác biệtlớn nhất.

- Các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia không bắt buộc phải dựatheo các chuẩn mực kế toán quốc tế khi soạn thảo các chuẩn mực kế toán của quốc giamình và mỗi nước có quyền tự do lựa chọn có sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế

có bổ sung sửa đổi một số điều hay là lựa chọn các chuẩn mực khác Tuy nhiên, một

sự đồng thuận quốc tế sẽ là một nhân tố mà các nhà soạn thảo chuẩn mực kế toán quốcgia sẽ xem xét đến khi họ soạn thảo các chuẩn mực kế toán của quốc gia mình

- IASB sẽ tiếp tục công bố bản dự thảo chuẩn mực lấy ý kiến công chúng củariêng mình

- Các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia cũng sẽ công bố cho côngchúng bản dự thảo chuẩn mực của riêng mình cùng thời gian với bản dự thảo chuẩnmực của IASB và sẽ cùng kêu gọi những góp ý cho những sự khác biệt quan trọngtrong cả hai bản dự thảo Trong một số trường hợp, các tổ chức soạn thảo chuẩn mực

kế toán quốc gia có thể đưa vào bản dự thảo những quan điểm cụ thể về những vấn đề

có liên quan đến quốc gia họ hoặc có thể kèm theo những chỉ dẫn cụ thể thường cótrong những văn bản tương ứng của IASB

- Các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia sẽ tuân theo quy trình soạnthảo chuẩn mực riêng mà họ cho rằng là hài hòa nhất với quy trình soạn thảo chuẩnmực của IASB Sự hài hòa này sẽ loại bỏ mọi sự trì hoãn không cần thiết trong quátrình soạn thảo chuẩn mực và hạn chế ở mức tối đa những sự khác biệt không cần thiếtgiữa chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán quốc gia

1.2.3 Lợi ích của việc ban hành các chuẩn mực kế toán quốc tế

1.2.3.1 Lợi ích đối với các nhà đầu tư

Các nhà đầu tư, cả nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức, sẽ có thể so sánhcác kết quả tài chính của các công ty khác nhau nằm ở các nước khác nhau trên toànthế giới cũng như đưa ra các quyết định đầu tư quốc tế một cách dễ dàng hơn và tốnkém ít chi phí hơn

1.2.3.2 Lợi ích đối với các công ty đa quốc gia

Việc quản lý và soạn thảo các báo cáo hợp nhất các tập đoàn sẽ không phải trảiqua nhiều bước chuyển đổi từ báo cáo theo chuẩn mực kế toán quốc gia nơi công ty

Trang 22

con đóng trụ sở sang báo cáo theo chuẩn mực kế toán nơi công ty mẹ đóng trụ sở.

Việc thâu tóm và sáp nhập các công ty nước ngoài cũng dễ dàng hơn Các công

ty đa quốc gia cũng có thể tuân thủ theo các yêu cầu về báo cáo của các sở giao dịchchứng khoán ở nước ngoài được thuận lợi hơn

Phí kiểm toán sẽ được giảm bớt do khi các báo cáo cùng được lập trên cùngmột cơ sở thì sẽ tạo điều kiện cho kiểm toán kiểm tra nhanh hơn dẫn đến tốn ít thờigian và chi phí hơn

1.2.3.3 Lợi ích đối với các nước đang phát triển

Chính phủ của các nước đang phát triển cũng sẽ tiết kiệm đươc thời gian nếu họ

có thể sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế thay vì phải soạn thảo các chuẩn mực kếtoán riêng cho quốc gia mình Nếu các quốc gia này sử dụng các chuẩn mực kế toánquốc tế thì họ có thể kiểm soát tốt hơn hoạt động của các công ty đa quốc gia đanghoạt động trong phạm vi lãnh thổ của nước mình Các công ty này không thể viện lý

do là họ không thể hiểu bản chất của các chuẩn mực kế toán quốc gia nên không lậpcác báo cáo tuân theo các chuẩn mực

1.2.3.4 Lợi ích đối với các cơ quan thuế

Việc tính thuế cho các khoản thu nhập có nguồn gốc nước ngoài của các nhàđầu tư hay của các công ty đa quốc gia sẽ dễ dàng hơn

1.2.3.5 Lợi ích đối với việc xúc tiến thương mại trong khu vực

Các tổ chức kinh tế khu vực có thể đẩy mạnh giao thương trong một khu vựcđịa lý nhất định nhờ có các chuẩn mực kế toán chung làm nền tảng cho việc lập vàcung cấp các thông tin kế toán được thống nhất

1.1.3 Hệ thống các chuẩn mực kế toán quốc tế.

IASC đã ban hành và công bố được 38 chuẩn mực kế toán có liên quan đếnnhiều khía cạnh khác nhau trong kế toán:

IAS 01: Presentation of financial statements (Trình bày báo cáo tài chính).IAS 02: Inventories (Hàng tồn kho)

IAS 07: Statement of cash flows ( Báo cáo lưu chuyển tiền tệ)

IAS 08: Accounting Policies, Changes in Accounting Estimates and Errors (Lỗlãi ròng của cả kỳ, các lỗi cơ bản và thay đổi chế độ kế toán)

Trang 23

IAS 10: Events after the balance sheet date, provisions, contingencies (Các sựkiện xảy ra sau ngày lập bảng tổng kết tài sản).

IAS 11: Construction contract (Các hợp đồng xây dựng)

IAS 12: Income Taxes (Thuế thu nhập)

IAS 16: Property, Plant and Equipment (Bất động sản, xưởng và thiết bị).IAS 17: Accounting for leases (Tài sản thuê)

IAS 18: Revenue (Doanh thu)

IAS 19: Employee benefits (Lợi ích trả cho công nhân viên)

IAS 20: Accounting for Government Grants and Disclosure of GovernmentAssistance (Kế toán các khoản trợ cấp chính phủ và công bố về trợ cấp chính phủ)

IAS 21: The Effects of Changes in Foreign Exchange Rates (Ảnh hưởng dothay đổi tỷ giá hối đoái)

IAS 23: Borriwing Costs (Chi phí đi vay)

IAS 24: Related Party Disclosures ( Công bố về các bên liên quan)

IAS 26: Accounting and Reporting by Retirement Benefit Plans (Kế toán vàbáo cáo theo quỹ lợi ích hưu trí)

IAS 27: Consolidated and Separate Financial Statements (Báo cáo tài chínhtổng hợp và kế toán các khoản đầu tư vào các công ty con)

IAS 28: Investments in Associates ( Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liênkết)

IAS 29: Financial Reporting in Hyperinflationary Economies (Báo cáo tài chínhtrong các nền kinh tế siêu lạm phát)

IAS 30: Disclosures in Financial Statements of Banks and Similar FinancialInstitutions (Nội dung công bố trong báo cáo tài chính cảu các ngân hàng và các tổchức tín dụng giống nhau)

IAS 31: Interests in Joint (Ventures Báo cáo tài chính cho các khoản phân chiatrong các liên doanh)

IAS 32: Financial Instruments: Presentation (Các công cụ tài chính: công bố vàtrình bày)

IAS 33: Earnings Per Share (Thu nhập trên một cổ phiếu)

IAS 34: Interim Financial Reporting (Báo cáo tài chính tạm thời)

Trang 24

IAS 36: Impairment of Assets (Giảm giá trị tài sản)

IAS 37: Provisions, Contingent Liabilities and Contingent Assets (Các khoản

dự phòng, nợ bất thường và tài sản bất thường)

IAS 38: Intangible Assets (Tài sản phi vật chất)

IAS 39: Financial Instruments: Recognition and Measurement (Ghi nhận vàđánh giá công cụ tài chính)

IAS 40: Investment Property (Bất động sản đầu tư)

IAS 41: Agriculture (Nông nghiệp)

IFRS 2: Share-based Payment (Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu)

IFRS 3: Business Combinations (Hợp nhất kinh doanh)

IFRS 4: Insurance Contracts (Hợp đồng bảo hiểm)

IFRS 5: Non-current Assets Held for Sale and Discontinued Operations (Tàisản dài hạn giữ để bán và Hoạt động không liên tục)

IFRS 6: Exploration for and Evaluation of Mineral Resources (Hoạt động thăm

dò và đánh giá khoáng sản)

IFRS 7: Financial Instruments: Disclosures (Công cụ tài chính: trình bày)

IFRS 8: Operating Segments (Các bộ phận kinh doanh)

1.3 CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM

1.3.1 Sự hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán Việt Nam

1.3.1.1 Hoàn cảnh ra đời của các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam

Trước khi mở cửa hội nhập, Việt Nam không có chuẩn mực kế toán mà chỉ cóchế độ kế toán Chế độ kế toán là các quy định do doanh nghiệp Nhà Nước ban hànhchủ yếu để hướng dẫn các doanh nghiệp Nhà Nước và Hợp tác xã thực hiện công tác

Trang 25

khoán Tuy nhiên, để có thể thu hút vốn được thì các doanh nghiệp phải có những báocáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp cũngnhư có khả năng so sánh được giữa các doanh nghiệp Nhu cầu đó đòi hỏi sự ra đờicủa các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam để thống nhất cách hạch toán kế toán của cácdoanh nghiệp.

1.3.1.2 Việc ban hành các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam

a Các chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành trên cở sở các chuẩn mực

kế toán quốc tế

Các chuẩn mực này được soạn thảo dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế đãđược ban hành nhưng có sửa đổi bổ sung một số điều Điều này được thể hiện rõ ởkhoản 2, điều 8 Luật kế toán số 03/2003/QH11: “Bộ Tài Chính quy định chuẩn mực kếtoán trên cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế về kế toán và theo quy định của Luật này(Luật kế toán)”

Việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam dựa trên các chuẩn mực kếtoán quốc tế là một bước phát triển từ chỗ hoạt động kế toán chỉ chú trọng cho mụcđích tính thuế sang một hệ thống kế toán toàn diện hơn, tiệm cận gần hơn với nhữngquy định báo cáo tài chính phức tạp trong các chuẩn mực kế toán quốc tế, góp phần tạonên sự hài hòa quốc tế về hoạt động kế toán

Các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã được dịch ra tiếng anh tạo điều kiện chocác nhà đầu tư nước ngoài, các nước thành viên trong khu vực và trên toàn thế giới cóthể tiếp cận dễ dàng với hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam Điều này không chỉgóp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kế toán của Việt Nam bắt nhịpkịp với sự hội nhập kế toán ở các nước có nền kinh tế thị trường mà quan trọng hơn làtạo môi trường pháp lý cho hội nhập kinh tế, quốc tế và khu vực

b Tuy dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng tính đến nay số lượng của các chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn chưa tương đương so với chuẩn mực kế toán quốc tế

Tính cho đến nay đã có 5 đợt Bộ Tài chính ban hành các chuẩn mực kế toán Vàcho đến tháng 12/2005, Bộ Tài chính đã ban hành được hai mươi sáu chuẩn mực kếtoán Như vậy, so với số lượng 38 chuẩn mực kế toán quốc tế hiện có (bao gồm 7IFRS và 31 IAS) thì Việt Nam còn thiếu nhiều chuẩn mực tương đương Điều đó chothấy có một số chuẩn mực kế toán mà Việt Nam còn phải nghiên cứu để soạn thảo

Trang 26

nhằm đáp ứng nhu cầu hạch toán kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam trong thờiđại mà các giao dịch mới phát sinh ngày một nhiều và bản chất của các giao dịch kinh

tế ngày một phức tạp Việc thiếu các chuẩn mực hướng dẫn cho các doanh nghiệp xử

lý các giao dịch khi chúng phát sinh sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tính trung thực

và hợp lý của báo cáo tài chính cũng như không đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tincho người sử dụng

c Việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam không dựa trên một Khung Khái niệm

Một vấn đề lớn nữa đối với việc soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế toán

ở Việt Nam là chúng ta hiện nay chưa có một khung khái niệm (Conceptualframework) để cung cấp nền tảng và những nguyên tắc cơ bản cho việc soạn thảo cũngnhư phát triển các chuẩn mực kế toán Mục đích của việc xây dựng khung khái niệm là

để đảm bảo rằng các chuẩn mực kế toán quốc tế được soạn thảo không mâu thuẫn vớinhau và cung cấp một cơ sở để đánh giá xem một hành vi không tuân theo chuẩn mực

có thể được chấp nhận hay không nếu như nó không đi ngược lại với các nguyên tắc

đã được đề ra trong khung khái niệm Có thể nói, khung khái niệm có chức năng nhưhiến pháp của một nước, đề ra các nguyên tắc cơ bản cho một hệ thống kế toán mà cácchuẩn mực kế toán được soạn thảo theo khung khái niệm này không được có bất cứquy định nào đi ngược lại tinh thần của khung khái niệm đó

Thiếu một khung khái niệm được xây dựng một cách rõ ràng, hoàn chỉnh dẫnđến việc hệ thống kế toán sẽ phải xây dựng theo hướng dựa trên các quy định và ViệtNam hiện đang đi theo hướng đó Có rất nhiều quy định được soạn thảo để hướng dẫncách hạch toán từng nghiệp vụ kinh tế cụ thể Điều đó không chỉ làm cho hệ thống kếtoán trở nên cồng kềnh mà còn khiến cho các quy định trong trong chuẩn mực đượcban hành trước có thể không thống nhất với chuẩn mực được ban hành sau

Những vấn đề trong việc xây dựng chuẩn mực kế toán Việt Nam được nêu ởtrên là điều dễ hiểu vì quan điểm của xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

là phải phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, phù hợp với đặc thù về trình độphát triển kinh tế, cơ chế chính trị, hệ thống pháp luật, văn hóa, xã hội của Việt Nam,phù hợp với trình độ nguồn nhân lực kế toán của Việt Nam Những vấn đề này chỉ là

Trang 27

tạm thời và sẽ dần dần được giải quyết khi nền kinh tế Việt Nam phát triển đến mức độcao hơn, trình độ của nguồn nhân lực kế toán tốt hơn.

1.3.2 Cơ chế ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam

Tại Việt Nam, Quốc hội có thẩm quyền ban hành Luật kế toán Bộ Tài Chính cóthẩm quyền ban hành các chuẩn mực kế toán

Ban chỉ đạo nghiên cứu có nhiệm vụ nghiên cứu và soạn thảo chuẩn mực kếtoán Việt Nam Ban chỉ đạo gồm 13 thành viên, ngoài các thành viên từ các cơ quanthuộc Bộ Tài Chính còn bổ sung thêm các thành viên từ các trường Đại học và Hội kếtoán Việt Nam

Vụ Chế độ kế toán là đơn vị thường trực của các ban chỉ đạo và các tổ soạnthảo chuẩn mực, có nhiệm vụ tổ chức triển khai việc soạn thảo, tiếp thu ý kiến và hoànchỉnh trình Bộ ký ban hành

Hội đồng quốc gia về kế toán thuộc Bộ Tài Chính có chức năng tư vấn cho BộTrưởng Bộ Tài Chính về chiến lược, chính sách phát triển và các vấn đề khác liênquan đến kế toán, kiểm toán Hội đồng bao gồm 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch và 14 ủyviên đến từ Bộ Tài Chính, các trường đại học và các bộ ngành Bộ phận thường trựccủa Hội Đồng đặt tại vụ chế độ kế toán – Bộ Tài Chính

Theo Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC, thì Bộ Tài Chính có lộ trình bàn giaodần chức năng ban hành các chuẩn mực kế toán và kiểm toán cho Hội Kế toán vàKiểm toán Việt Nam, có tên gọi tắt theo tiếng Anh là VAA (Vietnamese Association

of Accountants and Auditors)

Qua tìm hiểu nhóm chúng tôi nhận thấy cơ chế soạn thảo chuẩn mực kế toán ởViệt Nam có một số vấn đề sau:

Một là, việc để cơ quan phụ trách soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán là

Bộ Tài chính sẽ khiến các chuẩn mực được soạn thảo có thể không khách quan, bịthiên lệch để phục vụ lợi ích của Nhà Nước hay của một nhóm lợi ích nào đó Do BộTài Chính cũng phụ trách việc soạn thảo và ban hành các thông tư hướng dẫn thi hànhcác luật thuế cũng như tham gia vào việc quyết định các chính sách tài chính của NhàNước, các chuẩn mực kế toán được soạn thảo bởi Bộ Tài Chính có khả năng bị ảnhhưởng bởi các luật thuế và các chính sách tài chính Các chuẩn mực có khả năng đượcsoạn thảo để tận thu thuế nhiều nhất hay để phù hợp với các chính sách tài chính của

Trang 28

Nhà Nước Các doanh nghiệp cũng có thể can thiệp vào quá trình soạn thảo bằng việcvận động hành lang những người có tham gia vào quá trình soạn thảo hay những người

có thẩm quyền quyết định ban hành chuẩn mực kế toán

Hai là, cơ chế soạn thảo chuẩn mực kế toán của Việt Nam cũng chưa có chỗ

cho việc lấy ý kiến của công chúng đặc biệt là các bên liên quan như các doanh nghiệptrong mọi lĩnh vực hay những người hành nghề kế toán, kiểm toán Cho dù là việcsoạn thảo chuẩn mực kế toán có được thực hiện bởi rất nhiều người có kinh nghiệm vàtri thức về kế toán thì cũng không thể tránh khỏi việc các chuẩn mực đưa ra các quyđịnh không rõ ràng, thiếu tính thực tiễn, gây khó khăn cho hoạt động của doanhnghiệp Cho nên việc lấy ý kiến của công chúng không chỉ được thực hiện sau khi banhành chuẩn mực mà nên được tiến hành khi đang trong quá trình soạn thảo

Do đó, chúng tôi cho rằng nên thành lập một hội đồng soạn thảo chuẩn mực kếtoán riêng giống như mô hình của Hội đồng các chuẩn mực kế toán tài chính (FASB)của Mỹ hoặc Hội đồng chuẩn mực kế toán (ASB) của Anh Hội đồng này sẽ hoàn toànđộc lập với cả Bộ Tài Chính lẫn VAA, chuyên trách về việc soạn thảo các chuẩn mực

kế toán

1.3.3 Vai trò của các chuẩn mực kế toán đối với nền kinh tế Việt Nam

1.3.3.1 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và góp phần phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam

Việt Nam đang thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với việc đadạng hóa các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác ngoài doanh nghiệpnhà nước Trước đây, chúng ta chỉ có những chính sách tài chính, quy định dành riêngcho các doanh nghiệp nhà nước mà không có các chính sách và quy định đối vớidoanh nghiệp cổ phần và trách nhiệm hữu hạn, từ đó, không tạo ra môi trường bìnhđẳng và sự đồng nhất, có thể so sánh được Còn ngày nay, cạnh tranh mạnh mẽ hơn,bình đẳng hơn đòi hỏi các doanh nghiệp phải công khai thông tin một cách hữu hiệuhơn để tăng cường thu hút đầu tư Thêm vào đó nhu cầu của nhà đầu tư là có một cơ

sở để so sánh các công ty với nhau nhằm đưa ra các quyết định đầu tư bắt đầu nảy sinhcùng với sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam và sự thay đổi trong chínhsách đầu tư của Việt Nam Đó là Chính phủ Việt Nam ngày càng mong muốn kêu gọicác nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào Việt Nam

Trang 29

Do đó, sự ra đời của hệ thống chuẩn mực kế toán đã đáp ứng nhu cầu minhbạch hóa thông tin của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính có khả năng phảnánh đúng thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp và tạo một cơ sở chung để so sánhcác doanh nghiệp với nhau Không phải chỉ là sự so sánh giữa các loại hình doanhnghiệp ở Việt Nam, mà còn có thể so sánh doanh nghiệp Việt Nam với những doanhnghiệp nước ngoài, hoặc là doanh nghiệp nước ngoài cũng có thể so sánh với doanhnghiệp Việt Nam Vì thế, mục tiêu của chuẩn mực kế toán là rất cao và khác hẳn với

cơ chế chính sách mà Việt Nam đã có từ những năm trước

Đây chính là tiền đề cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam vìyêu cầu đặt ra đối với các công ty niêm yết là phải công khai, minh bạch thông tin vàbáo cáo tài chính trung thực Đây cũng là một nhân tố tạo lòng tin cho nhà đầu tư nướcngoài do rủi ro đối với việc thông tin tài chính không được minh bạch hóa ở Việt Nam

đã được giảm bớt Nhà đầu tư nước ngoài có thể an tâm hơn khi đầu tư ở Việt Nam

1.3.3.2 Quản lý tài chính ở tầm vĩ mô của Nhà Nước

Hệ thống chuẩn mực kế toán có vai trò không nhỏ trong việc quản lý tài chínhtầm vĩ mô của Nhà nước thông qua hệ thống các cơ quan chức năng như thuế, thanhtra tài chính Đối với các cơ quan chức năng của Nhà nước, hệ thống chuẩn mực kếtoán là một trong những cơ sở để kiểm tra, kiểm soát đánh giá trách nhiệm của kế toán

và những người có liên quan đồng thời thông qua đó nhằm nâng cao chất lượng nghềnghiệp của chính các cơ quan quản lý này Vì vậy, đội ngũ cán bộ thuế, thanh tra tàichính phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ kế toán thườngxuyên mới đáp ứng được yêu cầu công việc

1.3.3.3 Góp phần phát triển hoạt động kế toán, kiểm toán ở Việt Nam

Khi gia nhập WTO, Việt Nam cam kết mở cửa hội nhập về dịch vụ kế toán,kiểm toán Kế toán, kiểm toán đã trở thành một nghề nghiệp được xã hội và pháp luậtthừa nhận thì sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán để hướng dẫn và kiểm tra là tấtyếu Thực tế vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam vào thực tiễn cho thấy về cơ bảnnội dung của các chuẩn mực kế toán Việt Nam là có sự thống nhất, không có sự xungđột với các cơ chế tài chính hiện hành nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanhnghiệp trong quá trình thực hiện

Trang 30

1.3.4 Hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam

Cho đến hiện nay, Bộ Tài chính đã ban hành 05 quyết định công bố 26 chuẩnmực kế toán (VAS) thành năm đợt như sau:

Đợt 1: Ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

VAS 02: Hàng tồn kho

VAS 03: Tài sản cố định hữu hình

VAS 04: Tài sản cố định vô hình

VAS 14: Doanh thu và thu nhập khác

Đợt 2: Ban hành và công bố theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

VAS 01: Chuẩn mực chung

VAS 06: Thuê tài sản

VAS 10: Ảnh hưởng của việc thay đổi tỉ giá hối đoái

VAS 15: Hợp đồng xây dựng

VAS 16: Chi phí đi vay

VAS 24: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Đợt 3: Ban hành và công bố theo quyết định số 243/2003/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

VAS 05: Bất động sản đầu tư

VAS 07: Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết

VAS 08: Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh

VAS 21: Trình bày báo cáo tài chính

VAS 25: Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty conVAS 26: Thông tin về các bên liên quan

Đợt 4: Ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

VAS 17: Thuế thu nhập doanh nghiệp

VAS 22: Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tàichính tương tự

VAS 23: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

Trang 31

VAS 27: Báo cáo tài chính giữa niên độ

VAS 28: Báo cáo bộ phận

VAS 29: Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán

Đợt 5: Ban hành và công bố theo quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

VAS 11: Hợp nhất kinh doanh

VAS 18: Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng

VAS 19: Hợp đồng bảo hiểm

VAS 30: Lãi trên cổ phiếu

Trang 32

CHƯƠNG 2:

PHÂN TÍCH SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

QUỐC TẾ VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM

2.1 CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM VỀ HÀNG TỒN KHO.

2.1.1 Khái quát về chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về hàng tồn kho.

2.1.1.1 Tầm quan trọng của chuẩn mực kế toán hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một phần quan trọng trong tài sản lưu động và nằm ởnhiều khâu trong quá trình cung ứng sản xuất, dự trữ và lưu thông của nhiềudoanh nghiệp Hàng tồn kho của mỗi doanh nghiệp thường bao gồm: Nguyên liệu,vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm dịch vụ dở dang, thành phẩm, hàng hoá (gọi tắt

là vật tư, hàng hoá)

Việc tính đúng giá trị hàng tồn kho, không chỉ giúp cho doanh nghiệp chỉđạo kịp thời các nghiệp vụ kinh tế diễn ra hàng ngày, mà còn giúp doanh nghiệp cómột lượng vật tư, hàng hoá dự trữ đúng định mức, không dự trữ quá nhiều gây ứđọng vốn, mặt khác không dự trữ quá ít để bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp được tiến hành liên tục, không bị gián đoạn

Việc tính đúng giá hàng tồn kho còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi lập báocáo tài chính Vì nếu tính sai lệch giá trị hàng tồn kho, sẽ làm sai lệch các chỉ tiêutrên báo cáo tài chính Nếu giá trị hàng tồn kho bị tính sai, dẫn đến giá trị tài sảnlưu động và tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp thiếu chính xác, giá vốn hàng bántính sai lệch sẽ làm cho chỉ tiêu lãi gộp, lãi ròng của doanh nghiệp không còn chínhxác Hơn nữa, hàng hoá tồn kho cuối kỳ của kỳ này còn là hàng hoá tồn kho đầu kỳcủa kỳ tiếp theo Do đó sai lầm sẽ được chuyển tiếp qua kỳ sau và gây nên sai lầmliên tục qua các kỳ của giá vốn hàng bán, lãi gộp và lãi thuần Không những thế, sốtiền của hàng hoá tồn kho thường rất lớn nên sự sai lầm có thể làm ảnh hưởng mộtcách rõ ràng đến tính hữu dụng của các báo cáo tài chính

Như vậy chúng ta thấy rằng Hàng tồn kho là một yếu tố rất quan trọng củaphần lớn các doanh nghiệp Chính vì thế mà việc nghiên cứu các nguyên tắc và

Trang 33

phương pháp tính giá hàng tồn kho trong doanh nghiệp là hết sức cần thiết, bởi vìvới mỗi phương pháp tính giá trị hàng tồn kho khác nhau thì các chỉ tiêu trên báo cáotài chính cũng sẽ thay đổi Việc lựa chọn một phương pháp tính giá thích hợp chodoanh nghiệp mình là rất cần thiết Chính vì tầm quan trọng đó chúng tôi lựa chọn

chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về Hàng tồn kho (IAS 02

và VAS 02) là chuẩn mực đầu tiên để nghiên cứu.

2.1.1.2 Quá trình hình thành và mục đích của chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về hàng tồn kho:

a Chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho (IAS 02)

 Quá trình hình thành và phát triển:

Sự phát triển theo hướng quốc tế hoá các chuẩn mực kế toán là hết sức cần thiếtnhằm tạo ra ngôn ngữ chung và sân chơi đạt tiêu chuẩn sẽ làm tăng hiệu quả thị trườngthế giới và tăng khả năng hợp tác tìm kiếm vốn góp phần cạnh tranh có hiệu quả

Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) là một tổ chức độc lập có mục tiêunhằm đạt được sự thống nhất trong các nguyên tắc kế toán mà các doanh nghiệp và các

tổ chức trên thế giới sử dụng để lập Báo cáo tài chính Uỷ ban này được điều hành bởimột hội đồng gồm đại diện của 13 nước thành viên và trên 4 tổ chức thành viên khác.Tất cả các thành viên của uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế đều là các chuyên gia kếtoán hàng đầu thuộc liên đoàn kế toán quốc tế (IAFC) Uỷ ban chuẩn mực kế toánquốc tế đã xây dựng được hệ thống các chuẩn mực kế toán cơ bản có thể vận dụng ởcác quốc gia khác nhau trên cơ sở tiêu chuẩn hoá và hài hoà đáp ứng xu hướng toàncầu hoá hiện nay đặc biệt là hài hoà và thống nhất trong việc lập và trình bày các báocáo tài chính.Chuẩn mực quốc tế số 2 về “Hàng tồn kho” (IAS 02) do InternationalAccounting Standards Board (IASB) ban hành lần đầu tiên vào tháng 12/ 1993 Tiếp

đó lần lượt ban hành các bản mới hơn vào các đợt: 12/1997, 12/2003, 11/2006

Có nhiều quốc gia quan tâm đến việc nghiên cứu, xây dựng và công bố cácchuẩn mực kế toán quốc gia trên cơ sở vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế xem xétchuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho IAS 2 là căn cứ để có thể so sánh vớichuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 2) và những quy định kế toán hàng tồn kho hiệnnay từ đó có những phương hướng hoàn thiện

Trang 34

 Mục đích:

- Quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho,gồm: xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chi phí; ghi giảm giá hàng tồn khocho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và phương pháp tính giá trị hàngtồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính

- Trong nền kinh tế toàn cầu, người sử dụng báo cáo tài chính bên ngoài doanhnghiệp càng có nhu cầu về tính so sánh của báo cáo kế toán Đặc biệt khi doanh nghiệpmuốn vay vốn của các cơ quan tín dụng hay nhà đầu tư nước ngoài Vì vậy IAS 02được ban hành nhằm làm hài hòa các chuẩn mực kế toán giữa các nước thuận lợi choviệc đầu tư và tín dụng

b Chuẩn mực kế toán Việt Nam về hàng tồn kho (VAS 02)

 Quá trình hình thành và phát triển:

Để đáp ứng kịp thời với tình hình thực tế về yêu cầu cung cấp thông tin phùhợp, đa dạng và tạo điều kiện để hội nhập với hệ thống thông tin trong khu vực, trênthế giới, kể từ năm 2000 Bộ tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam.Chuẩn mực kế toán số 02- Hàng Tồn Kho được ra đời theo quyết định số149/2001/QĐ- BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính, về cơ bản được xâydựng trên nền tảng chuẩn mực quốc tế IAS 02, kèm theo là một số điều chỉnh cho phùhợp với điều kiện kinh tế- xã hội đặc thù của Việt Nam Nhằm phục vụ cho mục đíchtìm hiểu, học tập, hệ thống hóa từ đó sử dụng các chuẩn mực kế toán và áp dụng vàothực tế các doanh nghiệp một cách dễ dàng, thuận tiện và phù hợp

 Mục đích:

- Quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho,gồm: xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chi phí; ghi giảm giá hàng tồn khocho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và phương pháp tính giá trị hàngtồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính

- Giúp cho doanh nghiệp ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo cácchuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đã ban hành một cách thống nhất và xử lý cácvấn đề chưa được quy định cụ thể nhằm đảm bảo cho các thông tin trên báo cáo tàichính phản ánh trung thực và hợp lý

Trang 35

- Giúp cho kiểm toán viên và người kiểm tra kế toán đưa ra ý kiến về sự phùhợp của báo cáo tài chính với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

- Giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính hiểu và đánh giá thông tin tài chínhđược lập phù hợp với các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán

2.1.2 Phân tích sự giống nhau và khác nhau của chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về hàng tồn kho.

2.1.2.1 Giống nhau giữa chuẩn mực kế toán kê toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam

 Phạm vi áp dụng:

Chuẩn mực này được áp dụng cho tất cả các hàng tồn kho là tài sản, bao gồm:

- Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường,hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến;

- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;

- Sản phẩm dở dang : sản phẩm chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành chưa làmthủ tục nhập kho;

- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đãmua đang đi trên đường;

- Chi phí dịch vụ dở dang

(Theo IAS 02 khoản 08 và VAS 02 khoản 03)

 Các nguyên tắc được vận dụng trong chuẩn mực kế toán hàng tồn kho:

- Nguyên tắc thận trọng;

- Nguyên tắc nhất quán;

- Nguyên tắc phù hợp

Trang 36

b Xác định giá gốc hàng tồn kho:

IAS 02 và VAS 02 đều quy định giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thumua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàngtồn kho ở địa điểm và trạng thái hiệu quả (Theo IAS 02 khoản 10 và VAS 02 khoản03)

- Trong đó các chi phí xác định như sau:

- Chi phí thu mua của hàng tồn kho bao gồm: giá mua, các loại thuế không đượchoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chiphí có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho Các khoản chiết khấu thươngmại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừkhỏi chi phí mua (Theo IAS 02 khoản 11 và VAS 02 khoản 06)

- Chi phí chế biến: Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí cóliên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sảnxuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyểnhóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm.(Theo IAS 02 khoản 12 và VAS 02 khoản07)

- Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thườngkhông thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảodưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng, và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởngsản xuất.(Theo IAS 02 khoản 12 và VAS 02 khoản 07)

- Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thườngthay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phínguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp.( Theo IAS 02 khoản 12 vàVAS 02 khoản 07)

- Không bao gồm các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái

c Giá trị thuần có thể thực hiện được và trường hợp giảm giá trị hàng tồn kho:

 IAS và VAS đều quy định giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồnkho được xác định theo giá gốc:

Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong

kỳ sản xuất, kinh doanh trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước

Trang 37

tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng Việc ước tính giá trị thần có thể thực hiện đượccủa hàng tồn kho phải dựa trên bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ướctính (Theo IAS 02 khoản 06 và VAS 02 khoản 03).

 Ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện :Tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bán hay

sử dụng chúng Các khoản dự phòng có thể phát sinh từ các hợp đồng bán hàng hoặccung cấp dịch vụ không thể huỷ bỏ trong trường hợp nếu số hàng đang tồn kho lớnhơn số hàng cần cho hợp đồng thì giá trị thuần có thể thực hiện được của số chênh lệchgiữa hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng được đánh giá trên cơ sởgiá bán ước tính (Theo IAS 02 khoản 29 và VAS 02 khoản 18)

Nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ dự trữ để sử dụng cho mục đích sảnxuất sản xuất sản phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúnggóp phần cấu tạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm( Theo IAS 02 khoản 32 và VAS 02 khoản 22)

d Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho:

IAS 02 và VAS 02 đều quy định các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho nhưnhau:

- Nhập trước - Xuất trước (FIFO): Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định

là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng còn lại cuối

kỳ là hàng được mua hoặc sản xuất ở thời điểm cuối kỳ Theo phương pháp này thì giátrị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gầnđầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối

kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho (Theo IAS 02 khoản 27 và VAS 02 khoản 16)

- Bình quân gia quyền: Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồnkho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từngloại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Phương pháp bình quân có thểđược tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng, phụ thuộc vào tình hìnhcủa doanh nghiệp (Theo IAS 02 khoản 25 và VAS 02 khoản 15)

- Tính theo giá đích danh: Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hóaxuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn gái nhập kho của lô hàng đó để tính Đây

là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù

Trang 38

hợp với doanh thu thực tế Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu

mà nó tạo ra Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tếcủa nó (Theo IAS 02 khoản 25 và VAS 02 khoản 14)

- Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho

- Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

- Những trường hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn nhập dựphòng giảm giá hàng tồn kho

Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho( Giá gốc- dự phòng giảm giá hàng tồn kho) đãdùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo cho các khoản nợ phải trả

2.1.2.2 Khác nhau giữa chuẩn mực kế toán kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Trang 39

Tiêu chí IAS 02 VAS 02

lý mua về để bán hoặc đất đai

và các tài sản khác được giữ đểbán

 Thành phẩm tồn khohoặc sản phẩm dở dang (gồmsản phẩm chưa hoàn thànhhoặc đã hoàn thành chưa làmthủ tục nhập kho)

 NVL, công cụ, dụng cụtồn kho và đã mua đang đi trênđường

 Chi phí dịch vụ dở dang

(Theo IAS 02 khoản 08)

Tương tự nội dung của IAS,tuy nhiên VAS 02 không đềcập đến trường hợp hàng tồnkho bao gồm cả đất và các tàisản khác được giữ lại để bán.(Theo VAS 02 khoản 03)

- Không có quy định cụthể là không được áp dụng

Trang 40

- Theo IAS 02 trong một

số trường hợp, chi phí đi vayđược hạch toán vào giá trị hàngtồn kho theo QĐ của IAS 23-Chi phí đi vay (IAS 02 khoản17)

- Khi mua hàng tồn khotheo phương thức trả chậm, sốtiền chênh lệch cao hơn so vớigiá trị khi mua theo điều khoản

nợ thông thường sẽ được hạchtoán vào chi phí tài chính trong

kỳ trả chậm (IAS 02 khoản 18)

- Phân bổ khấu hao máymóc theo giá trị có thể thựchiện được (Mang tính ướclượng tương đối) (IAS 02khoản 13)

- VAS 02 không đề cập

- VAS 02 không đề cập

- Phân bổ khấu hao máymóc theo thực tế sản phẩmphát sinh (VAS 02 khoản 8)

- Khi giá trị thuần có thểthực hiện được của hàng tồnkho nhỏ hơn giá gốc thì phảilập dự phòng giảm giá hàng

Ngày đăng: 29/02/2016, 03:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài chính (2001-2005), “Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam”; Nhà Xuất Bản Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
Nhà XB: Nhà XuấtBản Tài chính
3. Deloitte Việt Nam (2008), “Tóm tắt so sánh IFRS và VAS”, Web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tóm tắt so sánh IFRS và VAS
Tác giả: Deloitte Việt Nam
Năm: 2008
4. Mai Hương (2008), “Chuyển dịch từ IAS sang IFRS- Quốc tế và Việt Nam”, Tạp chí Kiểm toán Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch từ IAS sang IFRS- Quốc tế và Việt Nam
Tác giả: Mai Hương
Năm: 2008
5. Bùi Công Khánh (2007), “Từ khuôn mẫu lý thuyết kế toán quốc tế nhìn về chuẩn mực chung kế toán Việt Nam”, Tạp chí kế toán, (số 69) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ khuôn mẫu lý thuyết kế toán quốc tế nhìn về chuẩnmực chung kế toán Việt Nam
Tác giả: Bùi Công Khánh
Năm: 2007
5. Trần Xuân Nam (2009), “Những sai lệch khiếm khuyết của Báo cáo tài chính Việt Nam”, Đầu tư chứng khoán điện tử, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những sai lệch khiếm khuyết của Báo cáo tài chínhViệt Nam
Tác giả: Trần Xuân Nam
Năm: 2009
6. Ngân hàng Thế Giới (2002), “Chuẩn mực kế toán Quốc tế”, Nhà Xuất Bản Thống kê, Hà NộiTài liệu tham khảo tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn mực kế toán Quốc tế
Tác giả: Ngân hàng Thế Giới
Nhà XB: Nhà Xuất BảnThống kê
Năm: 2002
1. Mary E.Barth, Wayne R.Landsman và Mark H.Lang, 01 September 2007,“International Accounting Standards and Accounting Quality”, Stanford University Graduate School of Business Research Paper No. 1976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Accounting Standards and Accounting Quality
3. Robert Harris, 17 October 2007, “Introduction to Decision Making”, Virtual Salt, Web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Introduction to Decision Making
2. Bộ Tài chính - Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán (2008), Nội dung và hướng dẫn 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam; Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w