1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hướng dẫn học sinh khai thác atlat địa lý việt nam trang 25 du lịch

19 1,4K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 176 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRANG 25 – DU LỊCH Người thực hiện: Lê Thị Hải Lan

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC

ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRANG 25 – DU LỊCH

Người thực hiện: Lê Thị Hải Lan Chức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc môn: Địa lí

THANH HÓA, NĂM 2017

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU Trang

1 Lí do chọn đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4

3 Các giải pháp thực hiện 5

4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 14

III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận 15

2 Kiến nghị 16

Trang 3

I MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài.

Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông của nước ta đã và đang được đổi mới mạnh mẽ Mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho học sinh Phương pháp giáo dục phổ thông cũng được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, chống lại thói quen học tập thụ động Mà một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học đó là tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học trong nhà trường phổ thông

Đối với bộ môn Địa lí, kênh hình (bản đồ, Atlat, biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh…) có vai trò đặc biệt đối với việc dạy và học, là một trong những phương pháp phát huy tính tự học của học sinh Việc khai thác tốt kênh hình sẽ giúp học sinh dễ dàng nhận thức được các sự vật, hiện tượng địa lí, thiết lập được các mối nhân quả từ nội dung bài học

Riêng đối với Atlat Địa lí Việt Nam, có thể được xem như cuốn “sách giáo khoa đặc biệt”, mà nội dung của nó được thể hiện chủ yếu bằng bản đồ Đây là một tài liệu hữu ích không chỉ đối với học sinh mà còn cả với giáo viên Atlat giúp giáo viên trong đổi mới phương pháp dạy học, hỗ trợ học sinh tự học,

tự nghiên cứu, chuyển từ học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc, thụ động sang chủ động tìm tòi và tự lĩnh hội kiến thức

Tuy nhiên, trên thực tế, việc sử dụng Atlat trong dạy và học vẫn còn rất hạn chế Nhiều giáo viên chưa chú trọng đến việc sử dụng Atlat trong giảng dạy, chưa hướng dẫn học sinh cách khai thác có hiệu quả Hiện nay cũng chưa có một tài liệu riêng nào hướng dẫn cụ thể cách sử dụng Atlat, nên học sinh vẫn còn khá mơ hồ, lúng túng khi “lạc” vào giữa những màu sắc, kí hiệu,… Vì vậy Atlat chưa phát huy hết vai trò và ý nghĩa của nó trong học tập

Xuất phát từ thực tế đó, để nâng cao kĩ năng sử dụng và khai thác Atlat, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trang 25 - Du lịch” Mặc dù phạm vi của đề tài khá hẹp, nhưng qua đây phần nào

đó cũng hình thành được cho học sinh kĩ năng khai thác một trang bản đồ, từ đó

Trang 4

giúp các em biết cách làm việc với Atlat, chủ động tìm tri thức cho mình, hình thành năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề

2 Mục đích nghiên cứu.

Hướng dẫn học sinh cách khai thác Atlat Địa lí Việt Nam, từ đó hình thành kĩ năng làm việc với bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê

Trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp trong việc sử dụng các phương tiện trực quan vào dạy học

Học sinh thấy được nguồn tri thức chứa đựng trong Atlat, hạn chế được việc phải học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc

Đáp ứng được yêu cầu của kì thi THPT quốc gia sắp tới, cũng như giúp học sinh làm bài tốt hơn trong kiểm tra thường xuyên và định kì

3 Đối tượng nghiên cứu.

Trang 25 – Du lịch, Atlat Địa lí Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu.

Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết, phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy

và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực.”

Khoản 1 Điều 28, Luật Giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,

Trang 5

khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”

Đối với bộ môn Địa lí, một trong những phương pháp phát huy được tính tự học của học sinh là sử dụng kênh hình như bản đồ, atlat, biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh… Kĩ năng khai thác bản đồ nói chung và Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng là

kĩ năng cơ bản của môn Địa lí Nếu không nắm vững kĩ năng này thì khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật, hiện tượng địa lí, đồng thời cũng rất khó tự mình tìm tòi các kiến thức Địa lí khác Do vậy, việc rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ nói chung, Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng là không thể thiếu khi học môn Địa lí

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Về phía học sinh:

Nhiều học sinh cho rằng môn Địa lí là môn học khô khan, nhiều số liệu, phải học thuộc lòng nên các em rất ngại học Hơn nữa các vấn đề trong sách giáo khoa cũng không cập nhật kịp với những thay đổi về kinh tế xã hội nên chưa tạo được hứng thú cho học sinh Với những học sinh thi đại học khối A, B, D , các em quan niệm đây là môn phụ nên cũng không để tâm và dành thời gian cho môn học này

Những năm gần đây, cơ hội lựa chọn trường học và ngành học của khối C phần nào bị thu hẹp lại Nhiều trường đại học đã bỏ bớt các chỉ tiêu khối C Năm học này, một số trường còn không sử dụng môn địa lí để xét tuyển đại học (Học viện An ninh, Cảnh sát …) khiến các em mất nhiều cơ hội và dần quay lưng với môn địa lí

Về phía nhà trường

Thiết bị dạy học là phương tiện không thể thiếu trong giảng dạy và đổi mới phương pháp dạy và học hướng tới phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh Hiện nay cơ sở vật chất của nhà trường phần nào đã đáp ứng đầy đủ các danh mục và thiết bị dạy học cho giáo viên như máy chiếu đa năng, bản đồ, tranh ảnh Bản thân các em học sinh lớp 12 cũng đã trang bị cho mình Atlat Địa lí Việt Nam

Trang 6

Đa số giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp, thường xuyên sử dụng các phương tiện và thiết bị dạy học nhằm tạo hứng thú cho học sinh, kích thích học sinh tự tìm tòi, phát hiện kiến thức

Tuy nhiên bên cạnh đó, một số giáo viên và học sinh vẫn chưa thấy hết được tầm quan trọng của thiết bị dạy học nói chung và Atlat địa lí nói riêng, nên vẫn chưa quan tâm đúng mức đến việc sử dụng và khai thác Atlat khi học môn địa lí Giáo viên mới chỉ chú trọng truyền tải hết nội dung kênh chữ vì bài dài,

mà thường bỏ qua phần kênh hình Các giáo án cũng chưa thể hiện được việc đã khai thác Atlat trong dạy học, hệ thống câu hỏi chưa gắn với yêu cầu sử dụng Atlat Vì vậy bài học thường đem lại cảm giác nhàm chán, dài dòng, khiến học sinh vừa ngại ghi chép vừa ngại học thuộc

Xuất phát từ thực tế đó và từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi nhận thấy rằng việc duy trì lối dạy học theo kiểu lấy thầy làm trung tâm, học trò thụ động tiếp thu kiến thức, học vẹt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay sẽ khiến thầy trở nên “lạc hậu” trong mắt trò, và trò cũng không có cơ hội được thể hiện sự chủ động, sự sáng tạo và năng lực tư duy của bản thân Vì vậy, để kích thích sự hứng thú, say mê của học sinh với bộ môn của mình và để giảm bớt áp lực “phải học thuộc lòng mới làm được bài” tôi đã tăng cường việc sử dụng kênh hình nói chung và Atlat Địa lí nói riêng trong các giờ học trên lớp, cũng như đưa vào làm đề tài nghiên cứu khoa học để có thể cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp

3 Các giải pháp thực hiện

3.1 Giới thiệu về Atlat Địa lí Việt Nam

Trước hết giáo viên cần giới thiệu khái quát về nội dung và cấu trúc của cuốn Atlat Địa lí Việt Nam để học sinh có thể hình dung được và dễ dàng tìm đến “địa chỉ” cụ thể mà các em muốn khai thác, tìm hiểu

Nội dung chính của Atlat Địa lí Việt Nam bao gồm 29 trang (tính từ trang

2 đến hết trang 30) và được chia làm 3 phần, lần lượt từ cái chung đến cái riêng,

từ khái quát đến cụ thể, từ Địa lí tự nhiên đến Địa lí kinh tế - xã hội

Phần thứ nhất: Hành chính (giới thiệu về các đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố của nước ta)

Phần thứ hai: Địa lí tự nhiên (bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, thực vật – động vật, khoáng sản và 3 miền tự nhiên)

Trang 7

Phần thứ ba: Địa lí kinh tế - xã hội (gồm Địa lí dân cư – dân tộc; Địa lí kinh tế: kinh tế chung, các ngành kinh tế chủ yếu như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, giao thông, thương mại, du lịch và các vùng kinh tế với 7 vùng kinh tế cũng như 3 vùng kinh tế trọng điểm)

3.2 Hướng dẫn chung về kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam

Khi làm việc với Atlat Địa lí Việt Nam cần phải:

- Hiểu hệ thống kí hiệu bản đồ (trang 3 của Atlat).

- Nhận biết phạm vi, giới hạn và đọc được tên các đối tượng địa lí trên

bản đồ

- Xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước, hình

thái và vị trí các đối tượng địa lí trên lãnh thổ

- Mô tả đặc điểm đối tượng trên bản đồ

- Xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ

- Xác định các mối quan hệ tương hỗ và nhân - quả giữa các đối tượng được thể hiện trên bản đồ

- Mô tả tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ (vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai, thực vật, động vật, dân cư, kinh tế)

- Phân tích các loại biểu đồ, đo tính biểu đồ dựa vào tỉ lệ, nhận xét số liệu thống kê…

Để khai thác các kiến thức địa lí có hiệu quả từ tập Atlat Địa lí Việt Nam, cần phải lưu ý việc khai thác và sử dụng thông tin ở từng trang như sau:

- Đối với trang 3 của Atlat Địa lí Việt Nam: cần hiểu được ý nghĩa, cấu trúc, đặc điểm của Atlat và nắm chắc các kí hiệu chung

- Đối với các trang bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam: Cần phải xác định được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, vùng kinh tế; nêu đặc điểm của các đối tượng địa lí (đất, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản, dân cư, dân tộc); trình bày

sự phân bố các đối tượng địa lí, như: khoáng sản, đất, địa hình, dân cư, trung tâm công nghiệp, mạng lưới giao thông, đô thị,…; giải thích sự phân bố của các đối tượng địa lí; phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí, phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với nhau (khí hậu và sông ngòi, đất và sinh vật, cấu trúc địa chất và địa hình,…), giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế, dân cư và kinh tế, kinh tế và kinh tế, tự nhiên - dân cư và kinh tế,…đánh giá các nguồn lực phát triển ngành và vùng kinh tế; trình bày tiềm năng, hiện trạng phát triển của một ngành, lãnh thổ; phân tích mối quan hệ giữa các ngành và các lãnh thổ kinh

Trang 8

tế với nhau; so sánh các vùng kinh tế; trình bày tổng hợp các đặc điểm của một lãnh thổ

Trong nhiều trường hợp, phải sử dụng kết hợp (hay “chồng xếp”) các trang bản đồ Atlat để trình bày về một lãnh thổ địa lí cụ thể

3.3 Hướng dẫn khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trang 25 – Du lịch

Nội dung trang 25 – Du lịch thể hiện:

Tài nguyên du lịch tự nhiên ở nước ta bao gồm các di sản thiên nhiên thế giới, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới, hang động, nước khoáng, biển và các thắng cảnh khác

Tài nguyên du lịch nhân văn gồm các di sản văn hóa thế giới, các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, lễ hội truyền thống, làng nghề

cổ truyền

Tình hình phát triển du lịch (số lượng khách, cơ cấu khách, doanh thu từ

du lịch…)

Các trung tâm du lịch trên nền phân tầng độ cao địa hình Các trung tâm

du lịch được chia làm hai cấp: trung tâm du lịch quốc gia và trung tâm du lịch vùng

Để hướng dẫn học sinh tự phát hiện và khai thác những nội dung này, tôi

đã dùng một số phương pháp dạy học sau:

3.3.1 Sử dụng phiếu học tập

Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm lớn, yêu cầu các nhóm quan sát bản đồ

Du lịch trang 25 kết hợp với bản đồ hành chính (trang 4) Atlat Địa lí Việt Nam, hoàn thành phiếu học tập

Nhóm 1: Kể tên và sự phân bố của các tài nguyên du lịch tự nhiên

Nhóm 2: Kể tên và sự phân bố của các tài nguyên du lịch nhân văn

Phiếu học tập số 1

Loại tài nguyên Điểm du lịch Địa điểm Tài nguyên du lịch tự nhiên

Phiếu học tập số 2

Loại tài nguyên Điểm du lịch Địa điểm Tài nguyên du lịch nhân văn

Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1

Loại tài nguyên Điểm du lịch Địa điểm

Trang 9

Tài nguyên

du lịch tự

nhiên

Di sản thiên nhiên thế giới

- Vịnh Hạ Long

- Phong Nha Kẻ Bàng

- Quảng Ninh

- Quảng Bình

Vườn quốc gia

- Hoàng Liên

- Ba Bể

- Tam Đảo

- Cát Bà

- Xuân Sơn

- Ba Vì

- Xuân Thủy

- Cúc Phương

- Bến En

- Pù Mát

- Vũ Quang

- Bạch Mã

- Chư Mom Ray

- Yok Đôn

- Chư Yang Sin

- Bù Gia Mập

- Bidoup- Núi Bà

- Phước Bình

- Cát Tiên

- Lò Gò- Xa Mát

- Phú Quốc

- Côn Đảo

- U Minh Thượng

- U Minh Hạ

- Lào cai

- Bắc Cạn

- Vĩnh Phúc

- Hải Phòng

- Phú Thọ

- Hà Nội

- Nam Định

- Ninh Bình

- Thanh Hóa

- Nghệ An

- Hà Tĩnh

- TH- Huế

- Kon Tum

- Đăk Lăk

- Lâm Đồng

- Bình Phước

- Lâm Đồng

- Ninh Thuận

- Đồng Nai- Bình Phước- Lâm Đồng

- Tây Ninh

- Kiên Giang

- BR- Vũng Tàu

- Kiên Giang

- Cà Mau

Khu dự trữ sinh quyển thế giới

- Đồng bằng sông Hồng

- Tây Nghệ An

- Cù Lao Chàm

- Cát Tiên

- Kiên Giang

- Cần Giờ

- Mũi Cà Mau

- Thái Bình- Nam Định- Ninh Bình

- Nghệ An

- Quảng Nam

- Đồng Nai- Bình Phước- Lâm Đồng

- Kiên Giang

- TP Hồ Chí Minh

- Cà Mau

Hang động

- Hang Chui

- Tam Thanh

- Hà Giang

- Lạng Sơn

Trang 10

- Tam Cốc- Bích Động - Ninh Bình

Nước khoáng

- Mỹ Lâm

- Quang Hanh

- Suối Bang

- Hội Vân

- Vĩnh Hảo

- Bình Châu

- Tuyên Quang

- Quảng Ninh

- Quảng Bình

- Bình Định

- Ninh Thuận

- Bà Rịa-Vũng Tàu

Du lịch biển

- Trà Cổ

- Đồ Sơn

- Đồng Châu

- Thịnh Long

- Sầm Sơn

- Cửa Lò

- Thiên Cầm

- Đá Nhảy

- Thuận An

- Cảnh Dương

- Lăng Cô

- Non Nước

- Mỹ Khê

- Sa Huỳnh

- Quy Nhơn

- Đại Lãnh

- Vịnh Vân Phong

- Dốc Lết

- Quảng Ninh

- Hải Phòng

- Thái Bình

- Ninh Bình

- Thanh Hóa

- Nghệ An

- Hà Tĩnh

- Quảng Bình

- Huế

- Huế

- Huế

- Đà Nẵng

- Quảng Ngãi

- Quảng Ngãi

- Bình Định

- Phú Yên

- Phú Yên

- Phú Yên

Thắng cảnh

- Sa Pa

- Hồ Thác Bà

- Sông Hương- núi Ngự Bình

- Bà Nà

- Hồ Xuân Hương

- Bến Ninh Kiều

- Lào Cai

- Yên Bái

- Thừa Thiên- Huế

- Đà Nẵng

- Lâm Đồng

- Cần Thơ

Thông tin phản hồi phiếu học tập số 2

Loại tài nguyên Điểm du lịch Địa điểm Tài nguyên

du lịch nhân

Di sản văn hóa thế giới

- Cố đô Huế

- Phố cổ Hội An

- Thừa Thiên- Huế

- Quảng Nam

Ngày đăng: 13/10/2017, 22:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w