1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN hướng dẫn học sinh khai thác tranh ảnh, lược đồ trong sách giáo khoa lịch sử lớp 10, 11 theo hướng tích cực ở trường THPT

20 745 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Vì thế đổi mới phương pháp sử dụng thiết bị dạy học Lịch sử và khai thác tích cực tranh ảnh, lược đồ trong sách giáo khoa ở trường THPT là việc làm vô cùng cần thiết để thông qua đó giáo

Trang 1

Tên đề tài:

HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC TRANH ẢNH, LƯỢC ĐỒ

TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 10, 11 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

*****************

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Cùng với sự phát triển của đất nước, nền giáo dục Việt Nam đang từng bước được đổi mới đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” Đảng ta đã xác định giáo dục là

“quốc sách hàng đầu” Thực hiện mục tiêu giáo dục “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” Ngày nay khi nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, công cuộc đổi mới đề ra những yêu cầu mới đối với hệ thống giáo dục, phải “xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình,

kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo” Sự đổi mới về mục tiêu, nội dung dạy học đòi hỏi có những đổi mới về phương pháp dạy học

Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm người thầy chỉ giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn giúp học sinh tích cực chủ động tìm tòi, khám phá, lĩnh hội kiến thức mới song song với việc hình thành các kỹ năng cơ bản Với đặc trưng của bộ môn Lịch sử thì việc đổi mới phương pháp dạy học là vô cùng cần thiết và cấp bách, bởi vì ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản và bổ ích thì giáo viên cũng phải hình thành cho các em những khái niệm cơ bản Đồng thời giáo viên giúp học sinh nhận thức đúng về những chặng đường phát triển của lịch sử thế giới cũng như của lịch sử dân tộc Qua đó giúp các em có những nhận thức đúng về lịch sử và vai trò của bộ môn Lịch sử là bộ môn khoa học xã hội chuyên nghiên cứu tìm hiểu về những gì đã diễn ra trong quá khứ, yêu cầu học sinh phải có sự

tư duy, phân tích, so sánh để nắm được những nội dung kiến thức cơ bản Do đó

hiểu được một vấn đề lịch sử là rất khó và phức tạp

Qua quá trình giảng dạy lịch sử ở trường THPT hiện nay tôi nhận thấy một

bộ phận không nhỏ giáo viên chưa xác định đúng về việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm Không ít giáo viên vẫn chỉ áp dụng phương pháp dạy học truyền thống, nghĩa là giáo viên lo truyền đạt hết những nội dung trong sách giáo khoa còn học sinh cố gắng chép được những nội dung mà thầy cô đọc cho chép Giáo viên và học sinh gần như quên những tranh

Trang 2

ảnh, lược đồ của bài học, chỉ chú trọng đơn thuần đến kênh chữ trong sách giáo khoa Do đó trong thực tế giảng dạy giáo viên chưa phát huy được tính tích cực, chưa gây được hứng thú của học sinh Vì thế đổi mới phương pháp sử dụng thiết

bị dạy học Lịch sử và khai thác tích cực tranh ảnh, lược đồ trong sách giáo khoa

ở trường THPT là việc làm vô cùng cần thiết để thông qua đó giáo viên dễ hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh hoặc giúp các em nhớ lâu, nhớ kỹ được những nội dung của bài

Về phía học sinh, phần lớn các em chưa chú tâm học tập bộ môn, nhiều em vẫn cho rằng đây là môn học phụ chỉ cần học thuộc lòng những gì thầy, cô cho ghi là đủ không cần hiểu được bản chất và ý nghĩa giáo dục của sự kiện đó như thế nào Vì nhận thức như vậy do đó kết quả kiểm tra của các em còn rất thấp, hầu như kiến thức các em nắm được rất hời hợt, và đặc biệt hầu như các em chưa

có khả năng tư duy về lịch sử Đánh giá qua kết quả thi Đại học, cao đẳng năm học vừa qua, năm 2010 – 2011, điểm thi môn Lịch sử của học sinh là rất thấp, cho thấy việc học sinh nắm bắt và nhận thức nội dung lịch sử còn rất hạn chế

Xuất phát từ tình hình thực tế như vậy, tôi nhận thấy đối với mỗi giáo viên cần phải nhận thức đúng cùng với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học thì việc thay đổi nhận thức của cả giáo viên và học sinh về

sử dụng đồ dùng dạy học là vô cùng cần thiết Tuy nhiên trong điều kiện hiện tại

đồ dùng dạy học còn thiếu thốn, việc khai thác tranh ảnh - lược đồ, những phương tiện sẵn có của sách giáo khoa, sao cho hiệu quả cũng là một giải pháp thiết thực nhằm thực hiện được những mục tiêu bộ môn đề ra và tạo sự hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn để nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch

sử, vì vậy tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm:

“Hướng dẫn học sinh khai thác tranh ảnh, lược đồ trong sách giáo khoa Lịch

sử lớp 10, 11 theo hướng tích cực ở trường THPT”

1 Cơ sở lý luận

Sử dụng và khai thác tích cực tranh ảnh, lược đồ trong sách giáo khoa là cách thức làm việc phối hợp thống nhất giữa thầy và trò nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy và học Để phương pháp này thực hiện được tốt giáo viên phải kết hợp thuần thục giữa hoạt động học của học sinh và hoạt động dạy của giáo viên Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy, phương pháp học có liên quan chặt chẽ với phương pháp khoa học và tâm lý học của sự lĩnh hội kiến thức

Trang 3

Sử dụng và khai thác tích cực tranh ảnh, lược đồ trong sách giáo khoa chính là sự đổi mới trong một khía cạnh của đổi mới phương pháp dạy học Các phương pháp dạy học mới đề cao vai trò của học sinh, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học là chính, nghiên cứu, vận dụng vốn hiểu biết của mình để tìm hiểu các sự kiện, hiện tượng lịch sử

Sử dụng và khai thác tích cực tranh ảnh, lược đồ trong sách giáo khoa phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động trong tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên của người học

Một trong những phương pháp đặc trưng của bộ môn Lịch sử là sử dụng tranh ảnh, lược đồ trong sách giáo khoa đúng mục đích, yêu cầu của việc nhận thức nhưng phải tạo được hứng thú, phát huy được tính tích cực học tập của học sinh Ở đây người thầy giáo có vai trò đặc biệt quan trọng giúp học sinh sử dụng đúng, có hiệu quả theo nội dung của bài học Bởi thiết bị dạy học rất phong phú,

đa dạng và sinh động như: tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ, sa bàn, mẫu vật, băng hình do đó người thầy phải giúp học sinh khai thác đúng nội dung của những loại đồ dùng này Từ đó giúp các em có được sự hứng thú trong học tập

và phát huy được tính sáng tạo, phát triển khả năng tư duy, hình thành các kỹ năng và bồi dưỡng tình cảm thông qua việc nắm bắt các sự kiện, hiện tượng

Hơn nữa xuất phát từ thực tiễn dạy và học bộ môn Lịch sử hiện nay, phần lớn giáo viên và học sinh vẫn quen với phương pháp dạy học cũ, thụ động, chưa tích cực trong học tập Cá biệt có khi giáo viên còn để lãng quên một số tranh ảnh, lược đồ minh hoạ trong bài hoặc có đề cập đến thì chỉ sơ qua chứ chưa khai thác triệt để theo yêu cầu của bộ môn, học sinh thì không biết bức ảnh đó nói lên điều gì

Thực tế hiện nay học sinh còn có những nhận thức chưa đúng về bộ môn nhiều em còn cho rằng đây là môn “phụ” do đó không phải đầu tư nhiều thời gian để học Các em không có phương pháp đúng để học tập bộ môn

Ngoài ra do cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu thốn, đồ dùng dạy học như tranh ảnh, lược đồ, bản đồ… đã có nhưng không phong phú cũng là một trong những nguyên nhân khiến giáo viên không chú trọng việc sử dụng đồ dùng dạy học trong giờ học lịch sử

2 Nội dung, biện pháp thực hiện

Cùng với đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học lịch sử thì việc thay đổi trong nhận thức của giáo viên và học sinh về sử dụng đồ

Trang 4

dùng dạy học trong đó có việc khai thác lược đồ, tranh ảnh là cần thiết, nhằm thực hiện những mục tiêu bộ môn đặt ra

2.1 Mục đích của việc sử dụng và khai thác tích cực của tranh ảnh, lược đồ trong sách giáo khoa khi dạy học Lịch sử

Khai thác tích cực tranh ảnh, lược đồ trong sách giáo khoa dạy học Lịch sử nhằm mục đích:

- Hỗ trợ học sinh trong việc cung cấp kiến thức, giảm tính trừu tượng của nội dung bài học

- Tạo điều kiện cần thiết cho học sinh thực hành để hình thành và rèn luyện các kỹ năng cho học sinh

- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

- Trợ giúp cho giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh học kiến thức mới, phát huy tính tìm tòi, khám phá của học sinh

- Hỗ trợ giáo viên trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng và thiết kế bài dạy học

2.2 Yêu cầu của việc sử dụng và khai thác tích cực tranh ảnh, lược đồ trong sách giáo khoa

Để có thể khai thác tốt những tranh ảnh, lược đồ trong chương trình sách giáo khoa Lịch sử Khối 10 và 11 người thầy cần lưu ý một số vấn đề như sau:

- Một là: tranh ảnh, lược đồ phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục Học sinh phải hiểu được những vấn đề cơ bản nhất qua các hình ảnh, lược đồ

- Hai là: Thực hiện đầy đủ những tiết bài tập lịch sử, bài lịch sử địa phương được quy định trong chương trình và sách giáo khoa Đặc biệt giáo viên có thể kết hợp với địa phương cho học sinh tham quan các di tích lịch sử ở địa phương của mình

- Ba là: Sử dụng thành thạo tranh ảnh, lược đồ theo tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất Nắm đúng nội dung chính của bài theo yêu cầu

- Bốn là: Có kế hoạch chuẩn bị trước các đồ dùng tranh ảnh, lược đồ theo danh mục thiết bị tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trang 5

- Năm là: Giáo viên phải chủ động mua sắm, sưu tầm hoặc tự làm đồ dùng dạy học cần thiết như tranh ảnh, lược đồ Làm sao để nâng cao nhất việc nắm bắt kiến thức lịch sử của học sinh

- Sáu là: Giáo viên phải sử dụng thành thạo các loại đồ dùng dạy học trước giờ lên lớp như tranh ảnh,lược đồ , tránh tình trạng vừa dạy vừa tìm tòi nghiên cứu thiết bị dễ dẫn đến tình trạng phản khoa học hoặc không phát huy được tối

đa công năng của đồ dùng

- Bảy là: Để có thể sử dụng tốt các đồ dùng dạy học và khai thác tích cực tranh ảnh, lược đồ trong sách giáo khoa, khi lên lớp giáo viên cần:

 Chọn lựa những nội dung mang tính thiết thực đối với nội dung bài học, đồng thời sử dụng và khai thác tối đa các tranh ảnh, lược đồ trong sách giáo khoa

 Khi soạn bài cũng như khi lên lớp, giáo viên cần phải xây dựng được hệ thống câu hỏi tương đối chuẩn xác, rõ ràng để học sinh làm việc với các

đồ dùng nhằm lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng

 Khi lên lớp giáo viên chú ý vị trí đặt tranh ảnh, lược đồ, phải đảm bảo điều kiện thuận lợi cho tất cả học sinh trong lớp cùng quan sát hoặc các thành viên trong nhóm đều được làm việc với thiết bị dạy học

 Giáo viên cần giúp học sinh nắm được trình tự các bước làm việc với đồ dùng dạy học để tìm kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy của học sinh

Đồ dùng dạy học môn lịch sử rất phong phú, đa dạng: tranh ảnh, lược đồ, mẫu vật, băng hình, các di tích lịch sử… Tuy phong phú về chủng loại nhưng thực tế hiện nay ở các trường trung học phổ thông đồ dùng dạy học môn lịch sử mới sử dụng chủ yếu là các loại sơ đồ, biểu đồ, lược đồ lịch sử, một số ít tài liệu tranh ảnh tham khảo Còn các loại như di tích lịch sử văn hoá, các phiên bản mẫu vật,… hầu như chưa được sử dụng Sự hiểu biết của giáo viên về các di tích lịch

sử văn hoá ở địa phương cũng còn rất nhiều hạn chế Còn nếu học sinh có đi thực tế tại thực địa thì các em cũng chỉ xem qua rất sơ sài, chưa thấy được hết ý nghĩa giáo dục của giờ học tại thực địa

Để việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới theo yêu cầu phương hướng đổi mới có hiệu quả, việc sử dụng các đồ dùng dạy học phong phú về chủng loại là một yêu cầu bắt buộc trong công tác dạy học Bởi vì, quan niệm về chức năng, tác dụng của đồ dùng có nhiều đổi mới Trước đây ta thường quan

Trang 6

niệm thiết bị dạy học môn Lịch sử chỉ nhằm minh họa làm cho kiến thức trở nên phong phú, sinh động Ngày nay ngoài chức năng, tác dụng đó, người ta còn đặc biệt nhấn mạnh đó là một trong những nguồn nhận thức quan trọng của việc truyền bá và nhận thức lịch sử Khai thác triệt để chức năng, tác dụng này sẽ tạo điều kiện để giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp soạn giảng Học sinh có điều kiện chủ động tích cực tham gia vào quá trình tự nhận thức lịch sử một cách tốt nhất, ở đây nhấn mạnh rằng: đồ dùng dạy học không phải là phương pháp nhưng những thao tác và cách thức sử dụng đồ dùng dạy học lại là phương pháp, vấn đề ở đây cần phải đổi mới phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học nhất

là khai thác tích cực hình ảnh, lược đồ trong sách giáo khoa, tức là góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học

Trong đồ dùng dạy học môn lịch sử lớp 10,11 tranh ảnh, lược đồ là phương tiện dạy học quan trọng nhất phục vụ cho việc dạy học lịch sử

2.3 Kỹ năng khai thác tranh ảnh, lược đồ

Để việc sử dụng tranh ảnh, bản đồ, lược đồ thống nhất và có hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập bộ môn và theo quan điểm đổi mới dạy học Đồ dùng dạy học là một nguồn nhận thức lịch

sử chứ không chỉ là minh hoạ cho bài học

2.3.1.Tranh ảnh

 Những kỹ năng cần lưu ý:

Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của tranh ảnh trong sách giáo khoa lịch sử lớp 10, 11 giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh những kỹ năng như sau:

- Kỹ năng quan sát, nhận xét

- Kỹ năng mô tả, tường thuật

- Kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá

 Các bước làm việc với tranh ảnh:

Để việc khai thác tranh ảnh có hiệu quả, phát huy được tính tích cực của học sinh nhằm mục tiêu học sinh tự tìm hiểu nội dung của bài qua tranh ảnh dưới

sự hướng dẫn, tổ chức của thầy, cô giáo Giáo viên hướng dẫn học sinh phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu, nghiên cứu trước tranh ảnh ở nhà để đến lớp các em tranh thủ được thời gian dưới sự hướng dẫn của thầy, cô

Trang 7

giáo khai thác được triệt để hơn

Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh ảnh để xác định một cách khái quát nội dung tranh ảnh cần khai thác Nêu tên của tranh ảnh, xác định tranh ảnh đó thể hiện điều gì

Bước 3: Giáo viên đưa ra câu hỏi nêu vấn đề, tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung tranh ảnh

Bước 4: Sau khi quan sát học sinh trình bày kết qủa tìm hiểu nội dung tranh ảnh, kết hợp gợi ý của giáo viên và tìm hiểu nội dung trong bài học

Bước 5: Giáo viên nhận xét, bổ sung những vấn đề học sinh vừa trả lời, đồng thời hoàn thiện nội dung khai thác tranh ảnh cung cấp cho học sinh

Mục đích của việc làm này để học sinh nắm được cách khai thác tranh ảnh

và nội dung tranh ảnh trong bài học Tuy nhiên tranh ảnh chỉ có tác dụng giúp học sinh khai thác một vấn đề cụ thể của một mục trong bài học, có phạm vi hẹp hơn so với bản đồ, lược đồ

2.3.2 Lược đồ, bản đồ

 Những kỹ năng cần lưu ý:

- Kỹ năng vẽ lược đồ, bản đồ

- Kỹ năng tường thuật, miêu tả

- Kỹ năng quan sát, so sánh

- Kỹ năng nhận định, đánh giá, rút ra quy luật, bài học lịch sử

 Các bước tiến hành khai thác nội dung lược đồ:

Việc khai thác nội dung lược đồ theo hướng phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh là một yêu cầu quan trọng để học sinh tự khám phá nội dung lược đồ Việc tổ chức cho học sinh làm việc với bản đồ, lược đồ có thể tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ, bản đồ, trong đó chú ý cả về nội dung, danh giới và các ký hiệu trên bản đồ, lược đồ Đọc bản chú giải để biết người ta thể hiện đối tượng đó trên bản đồ như thế nào? Bằng ký hiệu gì? Bằng màu sắc gì?

Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề và gợi ý để học sinh tìm hiểu nội dung của lược đồ, bản đồ theo yêu cầu của bài học

Bước 3: Giáo viên gọi học sinh trả lời câu hỏi bằng việc trình bày kết quả

Trang 8

tìm hiểu nội dung của bản đồ, lược đồ

Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung những nội dung học sinh trả lời và hoàn thiện nội dung bản đồ mà học sinh cần tìm hiểu

Cuối cùng học sinh nắm được cách khai thác bản đồ, nội dung của bản đồ gắn liền với nội dung của bài học Bản đồ, lược đồ là nguồn kiến thức quan trọng

do đó giáo viên phải hướng dẫn học sinh khai thác đúng và đầy đủ những nội dung của lược đồ nhằm phát huy cao nhất tính chính xác và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh

Tuy nhiên trong quá trình sử dụng lược đồ, bản đồ giáo viên cần lưu ý bởi trong hệ thống của bản đồ, lược đồ có cả bản đồ trống (bản đồ câm) do đó giáo viên phải cho học sinh làm quen với loại bản đồ này để hình thành các kỹ năng

sử dụng cho học sinh Giáo viên nên sử dụng loại bản đồ trống trong các tiết Bài

tập lịch sử

2.4 Áp dụng cụ thể : (qua sách giáo khoa lịch sử lớp 10, 11 chương trình

chuẩn)

2.4.1 Khai thác tranh ảnh

Ví dụ 1: Giáo viên sử dụng bức ảnh trong Bài 3: Trung Quốc (sách giáo

khoa lớp 11- chương trình chuẩn) Hình 6 Trang 13

Trang 9

Trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bức ảnh “Các nước đế quốc xâu xé cái bánh ngọt Trung Quốc” Sau đó giáo viên nêu câu hỏi để học sinh suy nghĩ: Bức tranh này nói lên điều gì? Vì sao người ta lại ví Trung Quốc như cái bánh ngọt khổng lồ bị chia cắt như vậy? Sau đó, giáo viên cho học sinh suy nghĩ, thảo luận và rút ra những nhận xét của riêng mình Giáo viên có thể gọi

2 hoặc 3 học sinh trả lời trình bày nội dung của mình sau đó giáo viên mới đi tới giải thích: Đây là bức tranh biếm hoạ trong sách giáo khoa lịch sử của Pháp với dòng chú thích “Chiếc bánh ngọt ga- tô Trung Hoa” ví Trung Quốc hồi cuối thế

kỷ XIX - đầu thế kỷ XX như một miếng mồi béo bở khiến các nước đế quốc phải tranh chấp, giành giật lẫn nhau, nhưng đó lại là “chiếc bánh khổng lồ” mà không một nước đế quốc nào có thể “nuốt” nổi một mình, buộc chúng phải chia sẻ với nhau Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc được miêu tả qua hình ảnh cái bánh ngọt lớn đã bị cắt rời từng phần Ngồi xung quanh là 6 người lăm lăm chiếc nĩa trong tay với tư thế sẵn sàng xông vào “mâm bánh” Kể từ trái qua phải, đó là chân dung của Hoàng đế Đức, Tổng thống Pháp, Nga hoàng, Nhật hoàng, Tổng thống Mĩ và Thủ tướng Anh đương thời

Cuối cùng giáo viên rút ra kết luận “Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Trung Quốc chưa thực sự trở thành thuộc địa của một thế lực đế quốc nào nhưng các thế lực đế quốc đua nhau xâu xé Trung Quốc”

Ví dụ 2: Giáo viên sử dụng bức ảnh trong Bài 18: Công cuộc xây dựng và

phát triển kinh tế trong các thế kỷ X - XV (sách giáo khoa lớp 10 chương

trình chuẩn) Hình 36 Trang 93

Trang 10

Trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bức ảnh “Hình rồng và hoa dây” và nêu câu hỏi để học sinh suy nghĩ: Hình tượng rồng thời Lý được các nhà điêu khắc trạm trổ như thế nào?

Sau khi học sinh suy nghĩ trả lời, giáo viên nhận xét và miêu tả: Rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như một ngọn lửa Đầu rồng tỷ lệ cân đối với thân rồng, chân rồng thanh mảnh, thường có 3 móng Toàn bộ con rồng có những hoa văn uốn lượn theo hình chữ S tượng trưng cho nguồn nước, mây mưa, sấm chớp Có thể nói hình tượng con rồng thời Lý gắn liền với nguồn gốc lịch sử dân tộc ta - Con Rồng cháu Tiên, đồng thời nó cũng nói lên ước mơ mong muốn mưa gió thuận hoà mùa màng tốt tươi của cư dân trồng lúa nước

Giáo viên nhấn mạnh: Sự thật rồng chỉ là con vật tưởng tượng của con người thời xưa, ban đầu không mang quy cách thống nhất Giáo viên cũng có thể hướng dẫn học sinh liên hệ vì sao vua Lý Thái Tổ đặt tên kinh đô là Thăng Long Giáo viên nêu câu hỏi: Hình rồng thời Lý còn thể hiện sự phát triển của ngành kinh tế nào ở nước ta thời bấy giờ?

Sau khi học sinh suy nghĩ và trả lời giáo viên chốt lại ý cơ bản như sau: Hình rồng và hoa văn thể hiện sự phát triển của ngành kiến trúc và điêu khắc với trình độ trạm trổ tinh vi lúc bấy giờ

Ví dụ 3:

Giáo viên sử dụng

bức ảnh trong Bài 4:

Các quốc gia cổ đại

phương Tây - Hi lạp và

Rô - Ma (Sách giáo

khoa Lớp 10 – Chương

trình chuẩn)

Hình 7 Trang 23

Ngày đăng: 28/07/2016, 20:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử trung học phổ thông (tài liệu tham khảo), Bộ Giáo dục và Đào tạo – năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử trung học phổ thông
2. Phương pháp dạy học môn Lịch sử theo hướng tích cực, Nxb Đại học Sư phạm – năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học môn Lịch sử theo hướng tích cực
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm – năm 2009
3. Sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 10 chương trình chuẩn, Nxb Giáo dục - năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 10
Nhà XB: Nxb Giáo dục -năm 2006
4. Sách giáo khoa, sách giáo viên lớp11 chương trình chuẩn, Nxb Giáo dục – năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa, sách giáo viên lớp11
Nhà XB: Nxb Giáo dục – năm 2006
5. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 10 môn Lịch sử, Nxb Giáo dục – năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 10 môn Lịch sử
Nhà XB: Nxb Giáo dục – năm 2007
6. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 11 môn Lịch sử, Nxb Giáo dục – năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 11 môn Lịch sử
Nhà XB: Nxb Giáo dục – năm 2007
7. Tài liệu về chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử theo chương trình chuẩn, Nxb Bộ Giáo dục và Đào tạo – năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu về chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử theo chương trình chuẩn
Nhà XB: Nxb Bộ Giáo dục và Đào tạo – năm 2006

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w