PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9- Bài 10 Bài 10 – Các nước Tây Âu Lược đồ quá trình mở rộng Liên Minh Châu Âu 1. Hình. Lược đồ các nước trong Liên minh châu Âu (năm 2004) Nội dung Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là từ năm 1950 khi nền kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi, một xu hướng ngày càng nổi bật là sự liên kết kinh tế giữa các nước tronmg khu vực để cùng nhau hợp tác và phát triển. Liên minh châu Âu là cụm từ viết tắt của tiếng Anh(European Union-EU )lúc đầu mang tên gọi là “Cộng đồng châu Âu” ( EC). Đó là sự sáp nhập của ba cộng đồng : Cộng đồng than thép châu Âu ( thành lập 4-1951), Cộng đồng nguyên tử châu Âu ( thành lập 3-1957) và Cộng đồng kinh tế châu Âu ( thành lập tháng 3-1957). Đến1993, cộng đồng kinh tế châu Âu có tên gọi mới là Liên minh châu Âu. Liên minh châu Âu bao gồm 15 nước thành viên (1-1-1995): Pháp, Đức,I-ta-li-a,Bỉ,Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Anh, Ai-len, Đan Mạch, Hi Lạp, Tây Ban Nha,Bồ Đào Nha, áo, Thuỵ Điển và Phần Lan. Trụ sở của Liên minh châu Âu được đặt ở Bru-xen (Bỉ). Liên minh châu Âu được thành lập nhằm mục đích: Thứ nhất , xây dựng một thị trường nội địa châu Âu với một liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu chung nhất, sử dụnh một loại đồng tiền chung cho tất cả các nước tham gia liên minh này ( đã phát hành đồng ơ-rô ngày 1-1-1999 ). Thứ hai, xây dựng một liên minh chính trị, mở rộng sang liên kết về chính sách đối ngoại và an ninh,tiến tới một nhà nước chung châu Âu, tạo thành thế mạnh đẻ cạnh tranh với các nước ngoài khu vực và ảnh hưởng của Mĩ. Liên minh châu Âu kể từ khi thành lập đến nay đã có quan hệ với nhiều nước trên thế giới, ngày càng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình. Năm 1990, Việt Nam và liên minh châu Âu chính thức đặt quan hệ ngoại giao. Như vậy, từ “ Cộng đồng châu Âu” (EC) ban đầu chỉ là một liên minh thuần tuý về kinh tế, chính trị lớn nhất và chặt chẽ nhất thế giới. Hiện nay, EU đã tiến tới xây dựng “ Một châu Âu không biên giới” và sử dụng đồng tiền chung châu Âu. Phương pháp sử dụng Đây là lược đồ giới thiệu khái quát về vị trí địa lí của các nước trong lien minh châu Âu. GV sử dụng kênh hình này để dạy mục II- sự liên kết khu vực. GV cho HS quan sat lược đồ, hướng dẫn các em bằng các cau hỏi gợi ý để phát triển khả năng quan sát, nhận diện lịch sử, đồng thời tập trung sự chu ý của các em vào lược đồ: - Liên minh châu Âu bao gồm bao nhiêu nước?Đó là những nước nào? - Em biết gì về lịch sử hình thành của Liên minh châu Âu? - Liên minh châu Âu ra đời nhàm mục đích gì? Sau khi gợi ý bằng các câu hỏi, GV tiến hành khai thác kênh hình như nội dung ở trên. Tuy nhiên, cần lưu ý giới thiệu 15 nước thành viên của Liên minh châu Âu(trước năm 1995) và 25 nước thành viên của liên minh ( năm 2004). 2. THỂ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU Với việc thực hiện Hiệp ước Rô-ma, Liên minh châu Âu đã thành lập các cơ quan hành chính và hàng loạt các cơ quan chức năng. Liên minh sẽ là một loại siêu chính phủ đối với các vấn đề kinh tế, và cũng giống như một chính phủ sẽ cần đến những cơ quan đặc biệt để hoạt động, đề làm luật và giải quyết các vụ tranh chấp. Để cơ sở thể trở hành một thiết chế thống nhất các nhà nước dân chủ, Liên minh châu Âu được điều hành bởi 4 thể chế chính đại diện về lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đó là Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban châu Âu, Nghị viện và Toà sứ. *Hội đồng Bộ trưởng: gồm đại diện các nước thành viên, ban hành phần lớn các quyết định; các Bộ trưởng của Liên minh chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chính phủ nước họ. Trụ sở đặt tại Xtơ-rát-buốc (Pháp), Từ năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng là cơ quan chính thức, có chức năng chính trị tối cao của Liên minh, quyết định các vấn đề chung của Liên minh châu Âu, kí kết các hiệp định giữa Liên minh châu Âu với các nước khác. *Uỷ ban châu Âu: Trụ sở đặt tại Brúc-xen, cơ quan chấp hành thường trực và là bộ máy điều hành thống nhất của Liên minh châu Âu, gồm có 17 uỷ viên. Chủ tịch và 16 thành viên khác của Uỷ ban Châu Âu được Chính phủ nước họ tiến cử và Hội đồng Bộ trưởng thông qua. Hiệp ước Ma-a-xtơ-rich quyết định chức Chủ tịch và các thành viên Uỷ ban châu Âu cần được đưa ra bỏ phiếu bổ nhiệm tại Nghị viện châu Âu. Riêng chức Chủ tịch Liên Minh châu Âu được luân phiên đảm nhiệm giữa các nước thành viên, mỗi nhiệm kì là 6 tháng. * Nghị viện châu Âu: Đóng trụ sở tại Lúc-xăm-bua, gồm 576 nghị sĩ, được bầu trực tiếp theo nhiệm kỳ 5 năm, nhiệm vụ chính là giám sát công việc của Hội đòng và Uỷ ban châu Âu, phê duyệt ngân sách. Mỗi năm các nghị sĩ châu Âu hợp 12 phiên toàn thể tại Xtơ-rát-buốc của Pháp vì hiện nay đó là trụ sở chính thức của Nghị viện Châu Âu. Trong khi đó, mỗi tháng 8 ngày, họ phải sang Thủ đô Brúc-xen của Bỉ để dự các cuộc họp của tiểu ban và nhóm chính trị. Phần lớn nhân viên bộ máy hành chính nằm ở Lúc-xăm-bua. Mọi công việc đi của họ cũng như chuyên chở hồ sơ giấy tờ kèm theo đều rất mất thời gian và tốn kém. Chi phí làm việc theo cách bố trí hiện tại rất nặng, tiền xăng dầu, tiền máy bay và tiền tàu xe, tiền thuê khách sạn và cửa hàng ăn, cũng như tiền thuê chở một khối lượng lớn giấy tờ, hồ sơ, văn kiện đã lên tới 30 triệu Ơrô mỗi năm. Người ta tính rằng, Nghị viện có thể cắt giảm được 25% phí tổn trên nếu bỏ đi được các khoản tiền tàu xe. Tình hình có thể trở nên khó khăn hơn trước sự mở rộng của Liên minh châu Âu trong tương lai, dẫn đến Nghị viện châu Âu phải có thêm nhiều nghị sĩ nữa so với con số hiện nay (567 nghị sĩ), làm cho tài chính xuất phát từ việc Nghị viện phải thường xuyên di chuyển giữa 3 thành phố Xtơ-rát-buốc, Brúc-xen và Lúc-xăm-bua gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết vấn đề càn đặt trụ sở của Nghị viện châu Âu ở đâu, xu hướng chung của các nghị sĩ là chọn 2 nơi: Xtơ-rát-buốc và Lúc-xăm-bua, vì đó là hai địa điểm tương đối thuận lợi cho họ. Vậy là cuộc tranh chấp ngấm ngầm lâu nay giữa Chính phủ Pháp và Bỉ nổ ra công khai. Bỉ ra lập luận trụ sở chính của Ngị viện châu Âu phải đặt ở Brúc-xen, vì Brúc-xen đã có cơ quan cơ quan châu Âu, tức là Uỷ ban châu Âu đặt trụ sở, Brúc-xen lại có những đường giao thông và phương tiện thông tin liên lạc với các nước khác ở châu Âu tốt hơn nhiều so với Xtơ-rát-buốc. Ngoài ra, với vai trò là thủ đô nước Bỉ, Brúc-xen có nhiều tiện nghi tốt, to, đẹp để các nghị sĩ tha hồ lựa chọn khách sạn, tiệm ăn, rạp hát. Về phía mình, Pháp kiên quyết giữ lấy cách bố trí hiện nay. Năm 1989 tưởng như lập luận của Bỉ đã thắng lợi đến nơi, khi Nghị viện châu Âu thông qua một nghị quyết do một nghị sĩ bảo thủ Anh đưa ra về quyền của các nghị sĩ châu Âu được quyết định địa điểm làm việc của mình. Nghị quyết đó mở ra khả năng chuyển đổi địa điểm đặt trụ sở của Nghị viện châu Âu. Nhưng rồi các sự kiện diễn ra ở Đông Âu và tiếp đó là việc nước Đức thống nhất đã đưa số nghị sĩ châu Âu tăng lên, đã làm cho Pháp có con bài mới. Trong cuộc họp tháng 4-1990, lúc vấn đề về địa điểm đặt trụ sở Nghị viện châu Âu được tranh luận rất sôi nổi thì Pháp đưa ra lập luận rằng thành phố Xtơ-rát-buốc thuộc tỉnh An-dát trên biên giới giáp với CHLB Đức là biểu tượng của sự đoàn kết châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai. Trước kia tổ chức tiền thân của Liên minh châu Âu là cộng đồng than và thép châu Âu cũng đã đặt trụ sở của nó ở đây từ năm 1952. Hơn nữa Xtơ-rát-buốc cũng đã khắc phục được tình hình hệ thống giao thông liên lạc kém cỏi của nó, nhất là khi tuyến đường sắt cao tốc đã được Chính phủ Pháp thông báo kéo dài từ Pari sang Cộng hoà Liên bang Đức qua Xtơ-rát-buốc.Pháp còn định sử dụng quyền phủ quyết của mình trong Hội đồng Bộ trưởng châu Âu về địa điểm đặt trụ sở của các tổ chức khác của Châu Âu như văn phòng các nhãn hiệu châu Âu, Ngân hàng châu Âu về tái thiết và phát triển cục môi trường châu Âu. Chiến lược đó của Pháp tỏ ra có giá trị. Nhiều nghị sĩ châu Âu, đặc biệt là các Nghị sĩ người Đức, cảm thấy lúc này không phải là lúc gây bực bội cho pa-ri về một vấn đề như trụ sở thường trực. Cuối cùng các nghị sĩ khẳng định lại quyền của Pháp đăng cai 12 phiên họp toàn thể hằng năm và trì hoãn chương trình chuyển nhân viên từ Lúc-xăn bua sang Brúc-xen. Thong lúc Liên minh châu Âu còn chưa quyết định dứt khoát nơi đặt trụ sở của mình thì những nhà kinh doanh bất động sản ở cả ba thành phố đã lợi dụng được thời cơ đó để kiếm lời. Các nhà thầu khoán tư đã xây dựng một hội trường nhỏ Brúc-xen làm chỗ hội họp cho hơn 800 nghị sĩ châu Âu cộng với 2500 chỗ làm văn phòng cho số người thuộc các nhà nghiên cứu và các quan chức đi kèm theo các Ngị sĩ. Ở Xtơ-rát Buốc, Chính phủ Pháp và chính quyền địa phương đã chấp thuận kế hoạch xây dựng một toà nhà hội nghị thứ hai thậm chí còn lớn hơn, đối diện với toà nhà nghị viện hiện có. Để không bị gạt ra ngoài, Lúc-xăm- bua cũng xây dựng một hội trường thứ hai dọc theo toà nhà đã có từ thời là trụ sở của Nghị viện châu Âu, nhưng nay đã trở nên quá nhỏ bé. Như vậy là vấn đề địa diểm đặt trụ sở Nghị viện Liên minh châu Âu vẫn chưa giải quyết xong do đó các Nghị sĩ vẫn phải lui tới cả 3 thành phố để giải quyết các công việc của mình trong thập niên 90 này, tiếp tục chấp nhận tình trạng chỗ làm việc của họ nằm rải ra trên 450km đường cao tốc. 3. BỘ MÁY HÀNH CHÍNH CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU Bộ máy hành chính của Liên minh châu Âu không lớn hơn một Bộ của một nước thành viên lớn. Tuy niên bộ máy này có trọng trách trong gần 20 lĩnh vực chính trị, từ quan hệ đối ngoại các công việc kinh doanh công nghiệp, rồi cả giao thông vận tải, công tác xã hội và môi trường. Liên minh châu Âu sử dụng 15000 viên chức, như vậy đây không phải là một thiết chế quan liêu. Liên minh châu Âu cơ sở một số chức trách nhất định trong quản lý chính sách nông nghiệp chung và có những quyền hành đáng kể trong việc đấu tranh chống lại những thoả hiện gây tác hại cho người tiêu dùng. Nhưng tất cả các lĩnh vực, Liên minh châu Âu không tìm cách điều hoà mọi thứ, cũng không tìm cách kỉêm soát mọi thứ, mà chỉ đề nghị những gì mà Liên minh châu Âu có thể đề nghị, Liên minh châu Âu chỉ duy nhất là người đưa ra các chính sách, và chính những nước thành viên sau đó mới là người sẽ quyết định có thông qua những chính sách đó hay không. Toà án Cộng đồng kinh tế châu Âu đặt tại Lúc-xăm-bua, có chức năng phân xử các tranh chấp trong Liên minh châu Âu, xử lí các vi phạm quy định chung… Toà án gồm 13 thẩm phán và 6 luật sư do các chính phủ cử ra theo các chế độ bỏ phiếu lấy đa số, nhiệm kỳ 6 năm. 4.VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG LIÊN MINH CHÂU ÂU Có thể gọi Brúc-xen là trung tâm ngôn ngữ học lớn nhất thế giới vì không có một nơi nào khác trên thế giới có nhiều từ ngữ được chính thức dịch sang các thứ tiếng như tế mỗi ngày. Hiện nay, hàng năm mức độ thông dịch ở các phiên họp của Liên minh châu Âu đã nhiều gấp 4 lần ở Liên hợp quốc. Sự mở rộng quyền lực và các vùng ảnh hưởng của Liên minh châu Âu đã làm gia tăng đáng kể khối lượng công việc của ban biên dịch, đặc biệt là trong các lĩnh vực mới và kỹ thuật, hiện nay, họ phải biên dịch khoảng 1 triệu trang mỗi năm và gặp phải rất nhiều vấn đề rắc rối vì có quá nhiều thuật ngữ cần dịch sang ngôn ngữ các nước thành viên. Cộng đồng châu Âu có số lượng dịch giả nhiều hơn cả Chính phủ Ca-na-đa một Liên bang sử dụng hai thứ tiếng. Các cơ quan dịch thuật của Liên minh châu Âu đã làm việc hết công suất và còn sử dụng hàng trăm cộng tác viên tự do khác nữa. Khoảng 1/3 trong số 6300 nhân viên của Liên minh được giao đảm nhiệm các việc liên quan đến ngôn ngữ. Đến cuối năm 1994, Liên minh châu Âu đã có 10 ngôn ngữ chính thức 9 ngôn ngữ hoạt động và tiếng Ai-len. Nhiều ngôn ngữ có nghĩa là cần nhiều nhân viên biên dịch, chi phí cao, trong khi biên dịch có thể xuất hiện sự hiểu lầm, chưa kể phải hạ thấp các tiêu chuẩn và chậm trễ trong việc đưa ra các quyết định. Các chuyên gia ngôn ngữ của Liên minh châu Âu đều tỏ ra thất vọng khi được hỏi ý kiến về giải pháp cho vấn đề này. Mọi người đều đồng ý với người đưa ra quyết định phải là các Chính phủ, nhưng đến nay, niềm tự hảo dân tộc của các nước đã ngăn cản các giải pháp thực tế. Cách đây nhiều năm, Liên minh châu Âu đã hợp lí hoá chính sách ngôn ngữ của mình bằng cách giảm số lượng phiên dịch viên ở các cuộc họp xuống mức tối thiểu cần thiết chứ không sử dụng tất cả các thứ tiếng. Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất, nhưng cũng do đó mà Chủ tịch Liên minh châu Âu đã nhận được sự phản đối từ phía Chính phủ Pháp và Đức muốn ngôn ngữ của họ được sử dụng nhiều hơn nữa. Thậm chí, nước Pháp còn đặt tiếng Pháp là một trong những tiêu chuẩn để tuyển chọn người và chức Chủ tịch Hội đồng châu Âu thay cho ông Giắc-Đơ-lo người Pháp vừa mãn nhiệm kỳ. Việc kết nạp ba thành viên mới vào Liên minh châu Âu là Thụy Điển, Phần Lan và Áo, làm xuất hiện thêm hai ngôn ngữ mới là tiếng Thụy Điển và tiếng Phần Lan cộng thêm vào 9 thứ tiếng cũ là Pháp, Anh, Đức, Tây ban nha, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Hi Lạp và I- ta-li-a (người Áo nói tiếng Đức, một thứ tiếng đang được chính thức sử dụng trong Liên minh châu Âu). Việc dịch các chỉ thị hay các văn bản chính thức khác sẽ chậm hơn nhiều. Công việc dịch thuật trong các cuộc họp sẽ trở thành một vấn đề nan giải.Toàn bộ công việc này đòi hỏi phải thuê thêm 481 phiên dịch và biên dịch viên mới. Đó là chưa kể các quan chức của các nước thuộc bán đảo Xcăng-đi-na-vơ có khả năng dùng tiếng Anh nhiều hơn là tiếng Pháp, bắt buộc phải sử dụng tiếng Anh nhiều hơn tiếng Pháp và thứ tiếng từ trước tới nay vẫn đóng vai trò chủ chốt tại Liên minh châu Âu, phải giảm sử dụng dưới hình thức ngôn ngữ thông dụng trung gian trong việc dịch từ một thứ tiếng ít thông dụng này sang một thứ tiếng ít thông dụng khác ở các phiên họp của Liên minh châu Âu trong tương lai. Hiện nay, khi một đại biểu như Hi Lạp phát biểu trong cuộc họp của Liên minh châu Âu thì các phiên họp của Đan Mạch, Hà Lan, thường đợi các phiên dịch tiếng Anh hoặc Pháp dịch trước, rồi mới dịch theo. Những vấn đề tranh cãi hiện nay về các thành viên mới của Liên minh châu Âu thường xoay quanh các vấn đề tài chính trị và kinh tế là chủ yếu, không một chính phủ nào dám dề cập đến vấn đề ngôn ngữ vốn rất tế nhị. Nhưng trước sự mở rộng của Liên minh châu Âu và năm 2000 với việc gia nhập của 6 nước Đông Nam Á mới, người ta không thể tránh khỏi các vấn đề đau đầu khi bàn đến các thứ ngôn ngữ phức tạp hơn ở Đông Âu. Tuy nhiên, một nhân tố mới để giải quyết vấn đề ngôn ngữ của Liên minh châu Âu đã bắt đầu xuất hiện ngày càng rõ nét, đó là thực trạng hiện nay 2/3 số trường trung học ở châu Âu, học sinh học tiếng Anh, và trong các phiên họp mở rộng với sự tham dự của 6 nước Đông Âu và Trung Âu sẽ gia nhập Liên minh châu Âu trong thời gian sắp đến, tiếng Anh được xem như một ngôn ngữ thuận lợi nhất trong phiên dịch và chuyển ngữ tại các cuộc họp. Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và tổng hợp . PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9- Bài 10 Bài 10 – Các nước Tây Âu Lược đồ quá trình mở rộng Liên Minh Châu Âu 1. Hình. Lược đồ các nước trong. chính trị lớn nhất và chặt chẽ nhất thế giới. Hiện nay, EU đã tiến tới xây dựng “ Một châu Âu không biên giới” và sử dụng đồng tiền chung châu Âu. Phương pháp sử dụng Đây là lược đồ giới thiệu. than thép châu Âu ( thành lập 4- 195 1), Cộng đồng nguyên tử châu Âu ( thành lập 3- 195 7) và Cộng đồng kinh tế châu Âu ( thành lập tháng 3- 195 7). Đến 199 3, cộng đồng kinh tế châu Âu có tên gọi