PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9- Bài 32 Bài 32 Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976-1985) 1. Tàu nước ngoài vào nhận than tại cảng Cửa Ông (Quảng Ninh) Tàu vào ăn than tại Cảng Cẩm Phả Tàu vào ăn than tại cảng than Cửa Ông. -Nội dung : Cảng Cửa Ông là cảng nước sâu chuyên dùng bốc than lớn nhất hiện nay của vịnh Hạ Long. Cảng Cửa Ông thuộc địa phận thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây có truyền thống cách mạng từ rất sớm. Ngày 7/11/1929, cờ đỏ búa liềm đã xuất hiện ở trong cuộc đấu tranh của công nhân vùng mỏ. Hiện nay, ngành than đang thực hiện dự án đằu tư cải tạo và mở rộng cảng để đón nhận tàu tải trọng lớn. Trong tương lai Cảng Cửa Ông có thể nhập hàng hoá phục vụ nhà máy cán thép và nhà máy nhiệt điện Phả Lại. Trong ảnh là hình ảnh tàu đang nhận than ở Cảng Cửa Ông. Bên trái bức ảnh là một tàu thuỷ lớn đang đậu tại cảng, bên phải là giàn thép được lắp ráp các băng truyền và than được chuyển từ nơi khai thác theo các băng truyền đó, rót xuống tàu. Khi đã nhận đủ than rồi tàu sẽ nhổ neo, rẽ sóng ra khơi. -Hướng dẫn sử dụng: GV cho HS quan sát và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi Qua bức tranh đó thể hiện điều gì? Sau khi HS trả lời GV nhận xét và kết luận như nội dung trên. 2.Hình. Công trình thuỷ điện Hoà Bình ÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC, ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, miền bắc Việt Nam. Cho đến nay đây là công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Nhà máy do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và vận hành. -Nội dung Bức ảnh này là toàn cảnh công trình thuỷ điện Hoà Bình.Quan sát bức ảnh ta thấy nổi bật nên là hình ảnh đập nước sừng sững nổi bật giữa nên trời bao la, trong xanh, với những gợn mây trắng đang lững lờ trôi, đua cùng sự hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. Đập nước cao 120m, chắn ngang dòng chảy của Sông Đà, tạo nên một hồ chứa nước lớn nhất Việt Nam (ở bên trái bức ảnh). Dung tích toàn bộ hồ chứa nước Hoà Bình có thể lên tới 9,3 tỉ m 3 nước, góp phần điều tiết nước lũ, giảm thiểu tình trạng lũ lụt cho miền hạ lưu sông Hồng, đồng thờ cung cấp nước tưới vào mùa khô khoảng 3,5 tỷ m 3 . ở phía bên phải bức ảnh, phía trên của cửa xả nước là nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Theo thiết kế, nhà máy được xây dựng với 8 tổ máy, lượng điện sản xuất trung bình hàng năm khoảng 7 tỉ kw trên giờ. Công trình thuỷ điện Hoà Bình do Liên Xô giúp ta xây dựng từ năm 1979 đến năm 1989 thì hoàn thành. Đã có nhiều chuyên gia và công nhân Liên Xô hy sinh trong khi xây dựng công trình này. Đây là biểu tượng sống động của tình đoàn kết, hữu nghĩa giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Liên Xô trước đây và nhân dân Nga hiện nay. -Hướng dẫn sử dụng: GV cho HS quan sát và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: -Qua bức tranh đó thể hiện điều gì? -Em hãy cho biết những hiểu biết của mình về thuỷ điện Hoà Bình. Sau khi HS trả lời GV nhận xét và kết luận như nội dung trên. Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và tổng hợp . PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9- Bài 32 Bài 32 Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc ( 197 6- 198 5) 1. Tàu nước ngoài vào nhận. 7/11/ 192 9, cờ đỏ búa liềm đã xuất hiện ở trong cuộc đấu tranh của công nhân vùng mỏ. Hiện nay, ngành than đang thực hiện dự án đằu tư cải tạo và mở rộng cảng để đón nhận tàu tải trọng lớn. Trong. Việt Nam và Đông Nam Á. Nhà máy do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và vận hành. -Nội dung Bức ảnh này là toàn cảnh công trình thuỷ điện Hoà Bình.Quan sát bức ảnh ta thấy nổi bật nên là hình ảnh đập