Các số liệu ở bảng được sắp xếp theo các cột dọc và hàng ngang theo các tiêu chí và có mối quan hệ với nhau tạo điều kiện cho việc so sánh tương quan giữa chúng theo các mặt cần thiết củ
Trang 1CHUYÊN ĐỀ
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC ĐỊA LÍ
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
SỬ DỤNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ, BIỂU ĐỒ TRONG DẠY
HỌC ĐỊA LÍ
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Đức Vũ Học Viên: Dương Thị Thảo - Khóa XX
Trang 21.1 Khái niệm
Theo tác giả Nguyễn Trọng Phúc: “Thống kê học là khoa học nghiên cứu mặt số lượng của hiện tượng, những quy luật của đời sống kinh tế - xã hội trong mối quan hệ mật thiết với chất lượng, trong những điều kiện, địa điểm và thời gian nhất định”
Như vậy, những số liệu về tình hình sản xuất, sản phẩm, sản lượng, tài nguyên, dân cư, tình hình phát triển nông – công nghiệp…
là những số liệu thống kê
Chương 1 Số liệu thống kê
Trang 3- Là phương tiện của học sinh trong quá trình nhận thức.
- Làm cơ sở để rút ra các nhận xét khái quát hoặc dùng để minh họa, làm rõ các kiến thức địa lí
- Việc phân tích các số liệu giúp học sinh thu nhận được các kiến thức địa lí cần thiết
Như vậy, SLTK là một phương tiện dạy học, góp phần giúp học sinh minh họa, làm rõ kiến thức Mặt khác, SLTK cũng góp phần giúp học sinh tìm ra tri thức mới nhờ phân tích số liệu SLTK là phương tiện dạy học không thể thiếu trong dạy học Địa lí.
Chương 1 Số liệu thống kê
Trang 41.4 Phương pháp sử dụng SLTK trong dạy học Địa lí
1.4.1 Sử dụng số liệu rời
- Các số liệu rời là số liệu dùng riêng rẽ để cụ thể hóa một số đối tượng địa lý nào đó về mặt số lượng Nó thường độc lập nằm rải rác trong các bài của sách giáo khoa
- Có nhiều cách sử dụng khác nhau:
+ Tạo biểu tượng về độ lớn của số liệu
+ Tính toán số liệu
+ So sánh các số liệu với nhau
+ Chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối…
- Ví dụ: Năm 2004, Hoa Kỳ có tới 6,43 triệu km đường ôtô (SGK Địa lí lớp 11, trang 41, ban cơ bản)
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Hoa Kỳ năm 2004 là 0,6% (SGK Địa lí 11, trang 39, ban cơ bản)
Chương 1 Số liệu thống kê
Trang 51.4.2 Sử dụng bảng số liệu
1.4.2.1 Khái niệm
Bảng số liệu là bảng thể hiện mối quan hệ giữa các số liệu với nhau theo một chủ đề nhất định Các số liệu ở bảng được sắp xếp theo các cột dọc và hàng ngang theo các tiêu chí và có mối quan hệ với nhau tạo điều kiện cho việc so sánh tương quan giữa chúng theo các mặt cần thiết của bảng thể hiện
1.4.2.2 Sử dụng bảng số liệu
+ Tính toán số liệu ở bảng
+ Đọc bảng số liệu, rút ra các nhận xét hoặc nhận xét và giải thích+ Viết báo cáo ngắn nhận định về tình hình đặc điểm, sự phát triển… của một địa phương, khu vực, một vùng, miền…
+ Vẽ biểu đồ từ bảng số liệu
Chương 1 Số liệu thống kê
Trang 6a) Tính toán số liệu ở bảng
b) Đọc bảng số liệu rút ra các nhận xét, hoặc nhận xét và giải thích
- Đọc BSL về bản chất là phân tích, so sánh các số liệu theo hàng ngang và cột dọc, rút ra các nhận xét cần thiết
+ Cần nắm vững tên bảng, các tiêu đề của bảng, đơn vị tính, yêu cầu của bài và các tiêu chí cần nhận xét
+ Phải so sánh các số liệu theo cột dọc và hàng ngang theo trình tự hợp lí để tránh nhận xét thiếu đối tượng
+ Trong một số trường hợp cần thiết, phải tiến hành xử lí số liệu trước khi nhận xét
Chương 1 Số liệu thống kê
Trang 7- Kĩ thuật phân tích và nhận xét BSL thông thường được tiến hành như sau:
+ Phát hiện mối liên hệ giữa số liệu theo cột dọc và hàng ngang, chú ý đến các giá trị nổi bật
+ Chú ý phân tích từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng, từ cao xuống thấp
+ Mỗi nhận xét cần có số liệu dẫn chứng cụ thể để tăng sức thuyết phục
Chương 1 Số liệu thống kê
Trang 8c) Viết báo cáo ngắn gọn nhận định về tình hình, đặc điểm, sự phát triển… của một địa phương, khu vực…
- Trong trường hợp này, thường cho nhiều BSL và một số tập hợp số liệu cần thiết, yêu cầu dựa vào số liệu đó để viết báo cáo cần thiết
- Để làm yêu cầu của bài, cần phải:
+ Lập dàn ý cho bài báo cáo
+ Nắm được kiến thức của bài học có liên quan đến đối tượng cần viết báo cáo
+ Nắm được mối liên hệ giữa các số liệu trong bảng, giữa các BSL
+ Nhận xét từ cái chung đến cái riêng, khái quát đến cụ thể
d) Vẽ biểu đồ từ BSL ( trình bày trong phần Biểu đồ).
Chương 1 Số liệu thống kê
Trang 92.2.1 Phân loại biểu đồ
Biểu đồ được phân ra nhiều loại khác nhau, tùy vào mỗi cơ sở phân loại
- Theo chức năng: biểu đồ quy mô, biểu đồ động thái, biểu đồ cơ cấu…
- Theo loại hình: biểu đồ cột đứng, biểu đồ tròn, biểu đồ đường, biểu đồ miền…
- Theo mức độ thể hiện: biểu đồ đơn giản, biểu đồ phức tạp
Chương 2 Biểu đồ
Trang 102.2.2 Các dạng biểu đồ trong môn Địa lí
Kết hợp phân loại theo chức năng và phân loại theo hình dạng biểu đồ trong môn Địa lí gồm các loại:
- Biểu đồ chấm điểm (biến dạng từ biểu đồ cột)
- Biểu đồ hình vuông (biến dạng từ biểu đồ tròn)
- Biểu đồ miền (biến dạng từ biểu đồ cột biểu hiện cơ cấu của nhiều năm)
Trang 112.2.3 Hình một số loại biểu đồ trong môn Địa lí
Tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La – tinh
0,4 0,5
Trang 12Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ
và Đồng Bằng Sông Cửu Long qua các năm
Chương 2 Biểu đồ
Trang 13Biểu đồ thể hiện độ che phủ rừng của các tỉnh ở Tây
Nguyên năm 2003
64 49.2
Trang 14Chương 2 Biểu đồ
Biểu đồ thề hiện tốc độ tăng về diện tích, năng suất và sản lượng
lúa của nước ta thời kỳ 1990 - 2005
Trang 15Chương 2 Biểu đồ
Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta
phân theo nhóm ngành
Trang 16Chương 2 Biểu đồ
Trang 17Tháp dân số Việt Nam năm 2004
Chương 2 Biểu đồ
8 6 4 2 0 0 2 4 6 8
0-4 5-9 10-14 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60-64 65-69 70-74 75-79 80+
Trang 18Chương 2 Biểu đồ
Trang 202.3 Kĩ năng biểu đồ trong môn Địa lí
Trong chương trình môn Địa lí, kĩ năng làm việc với biểu đồ thường
có các loại sau:
+ Tính toán, xử lí số liệu trên biểu đồ
+ Vẽ biểu đồ (lựa chọn biểu đồ thích hợp cần vẽ, vẽ biểu đồ)
+ Phân tích, nhận xét biểu đồ
2.3.1 Tính toán, xử lí số liệu trên biểu đồ
- Kĩ năng này thường được dùng trong phần nhận xét biểu đồ Việc nhận xét biểu đồ phải được dựa trên những minh chứng cụ thể về con
số, do đó cần phải tính toán trên biểu đồ để rút ra những nhận xét cần thiết
- Các phép tính thường không phức tạp (tính gấp/kém mấy lần, hơn/kém nhau bao nhiêu phần trăm, nhiều/ít hơn bao nhiêu…)
Chương 2 Biểu đồ
Trang 21+ Đặc điểm của bảng số liệu
+ Câu hỏi của đề bài (là căn cứ quan trọng nhất)
+ Chức năng của mỗi loại biểu đồ
+ Ngoài ra còn quan tâm đến kĩ thuật vẽ biểu đồ
Nên thiết lập bảng ma trận dựa trên các tiêu chí để lựa chọn được biểu đồ tối ưu.
Chương 2 Biểu đồ
Trang 22+ Từ BSL tuyệt đối đã cho, cần phải tính toán, xử lí, lập BSL mới,
vẽ biểu đồ: bảng số liệu thô
- Trong trường hợp vẽ biểu đồ tròn: Cần phải tính toán để chuyển số liệu % từ bảng số liệu sang hình tròn thể hiện bằng nan quạt (Cách tính: Một hình tròn 3600 tường ứng với 100% 1% tương ứng 3,60)
- Trong trường hợp vẽ biểu đồ tròn với 2 hình tròn trở lên có bán kính khác nhau, cần phải tính toán để xác định bán kính hình tròn
- Trong trường hợp vẽ biểu đồ tăng trưởng, cần phải tính chỉ số phát triển
Chương 2 Biểu đồ
Trang 232.3.2.3 Vẽ biểu đồ
Một số điểm cần lưu ý trước khi vẽ biểu đồ là:
+ Biểu đồ phải được vẽ chính xác
+ Biểu đồ phải được vẽ rõ ràng, có tính thẩm mĩ+ Biểu đồ phải có tên, bảng chú giải
Chương 2 Biểu đồ
Trang 242.3.3 Phân tích, nhận xét biểu đồ
- Những điểm cần lưu ý khi phân tích, nhận xét biểu đồ:
+ Đọc kĩ đề bài, xác định rõ các yêu cầu về nhận xét biểu đồ
+ Tìm các mối liên hệ (hoặc so sánh) của đối tượng theo cả trục tung và trục hoành theo các tiêu chí: lớn/nhỏ, nhiều/ít, …
+ Chú ý đến các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình; các giá trị đột biến
+ Nhận xét được phân thành các ý rõ ràng, theo dàn ý hợp lí, đảm bảo không bỏ sót các yếu tố cần thiết
- Trong nhiều đề bài, việc nhận xét thường đi kèm với giải thích Để giải thích cho các nhận xét rút ra từ biểu đồ đã vẽ, cần phải vận dụng các kiến thức đã học
Chương 2 Biểu đồ