Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình là một bộ phận quan trọng trong chiến lược xóa đói giảm nghèo phát triển kinh tế - xã hội, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu, là yếu tố nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội luôn có mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau. Muốn tăng trưởng kinh tế thì yếu tố đầu tiên phải là con người và phải là con người có sức khỏe và trí tuệ. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt khi chất lượng dân số được nâng cao, quy mô, tốc độ tăng trưởng, sự phân bố dân cư và nguồn nhân lực phù hợp với đặc điểm kinh tế ở địa phương. Đặc biệt, đối với Quốc Oai, một huyện mới sất nhập với Thành Phố Hà Nộị có dân số đông và nằm sát Nội Thành do đó áp lực dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn.
40
Thực hiện phương châm xã hội hóa công tác DS-KHHGĐ, Hội phụ nữ huyện đã vân động, tuyên truyền mọi người dân, tầng lớp nhân dân và cả lực lượng xã hội từ đó, phối hợp lồng ghép mục tiêu dân số với phát triển thông qua các hoạt động và chương trình công tác của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, nâng cao hiệu quả mô hình truyền thông dân số với phát triển. Được sự quan tâm giúp đỡ của Hội liên hiệp Phụ Nữ Thành Phố Hà Nội, các cơ quan đảng ủy huyện, thành ủy Hà Nội và của , UB DS-GGG-TE Thành Phố đã triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân về thực hiện gia đình nhỏ, ít con để có cuộc sống ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và được đông đảo nhân dân trong tỉnh đồng tình hưởng ứng. Nhiều cặp vợ chồng trẻ đã tự nguyện chấp nhận quy mô gia đình chỉ có 2 con, trong đó hàng trăm cặp vợ chồng đăng ký tình nguyện chỉ có 1 con. Điểm nổi bật trong công tác DS- KHHGĐ của tỉnh là việc tổ chức rộng rãi các hình thức đăng ký thực hiện kế hoạch hóa gia đình đối với các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, đồng thời coi trọng khuyến khích cá nhân, đơn vị tự giác thực hiện; xử lý các trường hợp vi phạm chính sách dân số. Các quy định, chính sách phù hợp được nhân dân đồng tình ủng hộ, tạo dư luận xã hội có lợi cho việc thực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ. Công tác cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được chú trọng, ngày càng thuận lợi, an toàn, hiệu quả và đảm bảo tính riêng tư nên đã từng bước đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Đến nay, 100% cơ sở dịch vụ kế hoạch gia đình cấp , huyện, làm được kỹ thuật đình sản; 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn có đủ điều kiện đặt được vòng tránh thai và điều trị phụ khoa. Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 77,2% (cả nước là 64,5%). Hàng năm, các chi hội phụ nữ tai các xã tổ chức các chiến dịch tăng cường đưa dịch vụ sức khỏe sinh sản đến những cơ sơ chị hội vùng xã, khó khăn, vùng có mức sinh cao tạo như tại các xã Đông Xuân, Tiến Xuân từ đó tạo điều kiện nâng cao nhận thức, cải
41
thiện rõ rệt tình trạng sức khỏe sinh sản cho phụ nữ. Do thực hiện tốt chính sách dân số nên Họi phụ nữ Quốc Oai đã kiểm soát được tốc độ gia tăng dân số; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1%. Các chương trình bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm thực hiện. Năm 2008, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiếm 19%, giảm 3% so với năm 2005
Công tác DS-KHHGĐ đã thực sự tiết kiệm được nhiều tỷ đồng, để chi cho sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá xã hội, góp phần to lớn vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện
Sinh đẻ nhiều cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến đói nghèo của phụ nữ huyện Quốc Oai. Nhận thức được điều đó, trong nhiều năm qua, Hội Phụ nữ huyên luôn quan tâm đến công tác dân số-kế hoạch hoá gia đình (DS - KHHGĐ). Hội phụ nữ huyện đã xác định công tác thông tin, tuyên truyền rất quan trọng đặc biệt là ở các xã vùng sâu, vùng xa như; Phú Mãn, Hòa Thạch, Đông Yên... Để nâng cao nhận thức cho người dân,hội phụ nữ huyện đã kết hợp với các tổ chức đoàn thể như: Mặt trận, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên… đã không ngại khó khăn, vất vả đến tận cơ sở, các xã để vận động, tuyên truyền về kiến thức sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình với nhiều hình thức, nội dung phong phú như: Tổ chức Chiến dịch truyền thông, Liên hoan văn nghệ chủ đề DS - KHHGĐ; tổ chức nhiều hội thi “Cộng tác viên giỏi”, “Phụ nữ với khoa học kỹ thuật - sức khoẻ sinh sản”; thành lập “Câu lạc bộ không sinh con thứ 3”; xây dựng hộ gia đình nông dân làm kinh tế giỏi gắn với sinh đẻ có kế hoạch, áp dụng các biện pháp tránh thai, bên cạnh đó hội phụ nữ còn kết hợp với đoàn Thanh niên duy trì câu lạc bộ “Thanh niên với sức khoẻ môi trường và kế hoạch hoá gia đình” đã thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh niên ở các xã tham gia.,kết hợp với các hoạt động của ngành Giáo dục, Truyền thanh,
42
Truyền hình, Văn hoá đã giúp cho hàng vạn đối tượng được cung cấp thông tin về sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hoá gia đình. Cụ thể như, chiến dịch chăm sóc sức khoẻ sinh sản trong toàn huyện năm 2006 đã khám phụ khoa cho 16.582 chị em và điều trị 9.115 ca khám thai, cấp viên sắt cho 950 người, tư vấn cho 12.127 người, cấp viên thuốc tránh thai cho 715 người, đặt vòng 162 ca, đình sản 17 ca… tỉ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai lên 91% (tăng 2% so với năm 2005). Đầu năm 2007, được sự quan tâm hỗ trợ của Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em tỉnh Hà Tây, đề án “Đưa chính sách dân số gia đình và trẻ em vào hương ước, quy ước khu dân cư” đã được thực hiện ở 5 xã như; Phú Mãn, Tuyết Nghĩa, Hòa Thạch, Nghĩa Hương, Đông Yên.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác DS - KHHGĐ ở Quốc Oai vẫn còn những vướng mắc cần tháo gỡ. Năm 2006, tỉ suất sinh là 18,8%, giảm 0,2%, nhưng tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên trong toàn huyện tăng hơn so với năm 2005 (3,6%), đặc biệt là các xã năm xa trung tâm huyện. Xã Phú Mãn Và Xã Đông Yên có tỉ lệ sinh con thứ 3 trên 20%. Xã Phú Mãn là xã có trên 4000 dân, chủ yếu chị em và hộ gia đình tại xã là người dân tộc mường nên công tác tuyên truyền, vận động gặp rất nhiều khó khăn, do đó, tỉ lệ sinh con thứ 3 tăng 22,3% so với năm 2005 lý do vì trình độ dân trí của chị em thấp, nhận thức về công tác DS - KHHGĐ còn hạn chế, cộng với tư tưởng “con trai nối dõi tông đường”, “trọng nam khinh nữ” và tư tưởng thích đẻ nhiều con. Một số hộ gia đình “cố tình” hiểu sai về pháp lệnh dân số, dẫn đến tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng cao. Mặt khác ở cơ sở vùng sâu cán bộ chuyên trách, cộng tác viên còn thiếu và yếu về nghiệp vụ, trình độ còn hạn chế… Để ngăn chặn tỉ lệ sinh con thứ 3 cùng với nguy cơ bùng phát dân số, năm 2006 hội phụ nữ huyện Quốc Oai đã có những giải pháp thiết thực như: Chấn chỉnh kiện toàn củng cố và ổn
43
định hệ thống tổ chức làm công tác dân số ở các cấp; nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên; tăng cường phối kết hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tham gia công tác dân số đạt hiệu quả cao; duy trì vững chắc xu thế giảm sinh, duy trì các mô hình truyền thông như câu lạc bộ không sinh con thứ 3, sinh đẻ có kế hoạch,… Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục với những nội dung, hình thức phù hợp với từng vùng, từng khu vực, từng nhóm đối tượng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chú trọng đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản lượng dân số