Số liệu ở bảng 2.3 cho thấy tỷ lệ số hộ chủ gia đình là nữ giảm nghèo rất đáng kể theo các năm từ 2006-2008. Năm 2006 tổng số hộ do phụ nữ làm chủ là 6.532, giúp đỡ 2.191 chủ hộ, trong đó có 911 hộ đã thoát nghèo. Năm 2008 với 2309 số hộ được giúp và đã đạt 1.726 hộ thoát nghèo, năm 2011 đã có 2.075 hộ thoát nghèo trong tổng số 3.329 hộ đươch giúp đỡ. Kết quả trên cho thay sự nỗ lực, cố găng của hội phụ nữ trong công tác phụ nữ giúp nhau xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Bảng 2.3. Kết quả xóa đói giảm nghèo của Hội phụ nữ huyện Quốc Oai 2006-2011
Đơn vị tính: hộ
STT Nội Dung 2006 2008 2011
I Tổng số hộ do phụ nữ làm chủ 6.532 6.075 5.098
II Số hộ được hội phụ nữ giúp đỡ 2.191 2.309 3.329
III Số hộ đã thoát ngwee 911 1.726 2.075
45
Những năm qua, xác định tầm quan trọng của công tác xóa đói, giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hướng tới công bằng xã hội; đặc biệt, năm 2005, Hội phụ nữ huyện Quốc Oai đã ban hành các chỉ thị, nghi quyết nhằm tăng cường công tác xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2005- 2010. Từ đó, đến nay với sự vào cuộc của tất cả chi em tại các chị hội ở các xã hưởng ứng tích cực, cùng với công tác tuyên truyền, động viên mọi tầng lớp nhân dân, công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến tích cực. Trên cơ sở nghị quyết của Huyện Hội các cơ sở hội, đã xây dựng chương trình hành động thực hiện, trong đó ưu tiên đầu tư hỗ trợ cho phát triển sản xuất và xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ dân sinh; đẩy mạnh công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, đào tạo cán bộ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con vật nuôi; phân công các cơ quan, ban ngành thực hiện công tác kết nghĩa giúp các địa phương phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo luôn chú ý lồng ghép với các chương trình, dự án khác có mục tiêu giảm nghèo của Trung ương, như:134,135, Nghị quyết 39, chương trình phát triển chăn nuôi bò, nghị quyết 30a…Bên cạnh đó, nhiều công trình dự án về dân sinh như: nhà ở, trạm y tế, các công trình thủy lợi, nước sạch, trường học, điện thắp sáng… đã được đầu tư xây dựng, trong 5 năm (2005-2010) đã đầu tư xây dựng 367 công trình, 3.063 ngôi nhà, với tổng số vốn đầu tư 298,308 tỷ đồng, nhờ đó giải quyết những bức xúc về nhà ở, nước sinh hoạt, khám chữa bệnh….; đặc biệt trong 2 năm 2009-2010 từ nguồn vốn đầu tư theo Nghị quyết 30a, Hội phụ nữ huyện Quốc Oai đã xây dựng 16 công trình và hỗ trợ xóa 405 nhà tạm cho các hộ nghèo là nữ, hỗ trợ gạo cho 628 hộ/16.340 khẩu ở các xã mới sát nhập về Hà Nội có đồng bào dân tộc đó là xã Đông Xuân, Tiến Xuâni; nhờ đó, đã giúp cho nhiều hộ nghèo ổn định chỗ ở, yên tâm sản xuất, tăng thu nhập góp phần cải thiện đời sống.
46
Song song đó, chính sách hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người nghèo, hội phụ nữ huyện cũng phối kết hượp với bênh viện huyện và các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bán để thực hiện tốt chương trình bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Cụ thể trong 5 năm qua (2008 - 2013) đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 60.230 lượt người, 58.249 người nghèo được khám, chữa bệnh miễn phí. Mạng lưới y tế từ huyện đến xã, thôn được củng cố, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khám, chữa bệnh được tăng cường, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân. Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo và nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn vùng sâu, vùng xa, nhằm giúp cho nhân dân nâng cao nhận thức hiểu biết về pháp luật, đặc biệt là các chủ trương, chính sách của Nhà nước về thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo ở địa phương được tăng cường. Đã thành lập 10 Câu lạc bộ chi em phụ nữ trợ giúp pháp lý tuyến xã và phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý Thành Phố Hà Nội thực hiện chức năng tư vấn pháp luật cho đối tượng là người nghèo, người có công. Qua 05 năm hoạt động các câu lạc bộ chị em phụ nữ cùng với trung tâm trợ giúp pháp lý Thành Phố đã thực hiện trợ giúp pháp lý hơn 1.521 lượt người nghèo, phát hành hơn 2.000 tờ rơi có nội dung thông tin về pháp luật như: vấn đề cư trú, hộ tịch hộ khẩu, phòng chống bạo lực gia đình, chế độ chính sách... Đã thực hiện việc cấp vở, sách giáo khoa, học phẩm, trợ cấp lương thực, thực phẩm cho học sinh nội trú, học sinh bán trú cụm xã, học sinh, sinh viên con của người có công cách mạng với tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng. Hội phụ nữ huyện thường xuyên phối hợp với phòng nông nghiệp huyện và các doanh nghiệp trên địa bàn để tăng cường cán bộ khuyến nông - khuyến lâm về tuyến xã để hướng dẫn cho chị em, nông dân về khoa học - kỹ thuật sản xuất nông, lâm nghiệp. Tăng cường công tác tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và phòng trừ sâu bệnh, đã đầu tư xây dựng được một số mô hình kinh tế vườn, kinh tế trang trại, trồng cao su, mô hình trồng đậu phụng…bước đầu
47
đạt kết quả. Lĩnh vực chăn nuôi cũng được chú trọng, đẩy mạnh phát triển tổng đàn đi đôi với việc thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, nên số lượng đàn gia súc, gia cầm không ngừng tăng; tổng diện tích ao nuôi cá nước ngọt, nuôi ếch nâng lên 36,8 ha. Các mô hình kinh tế này đã bắt đầu phát huy hiệu quả góp phần giải quyết nhiều lao động. Các chương trình tiết kiệm góp vốn để giúp chi em vay vốn làm kinh tế cũng được đẩy mạnh. Trong 5 năm (2008-2013) đã có 2.078 hộ nghèo vay vốn của hội, với tổng số kinh phí là 7,5 tỷ đồng tỷ đồng, trong đó có 12 em học sinh, sinh viên nghèo vay vốn để học tập, bình quân mỗi năm cho vay hơn 1 tỉ đồng. Ngoài ra, hội phụ nữ huyện cũng chung sức thực hiện các hoạt đông trọng tâm của huyện ủy Quốc Oai trong công tác quy hoạch, đầu tư, xây dựng trên và góp phần cùng huyện ủy thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo của chính phủ. Các kết quả đạt được; địa bàn công tác bố trí sắp xếp dân cư; đã đầu tư, xây dựng được 32 khu tái định cư cho trên 1.000 hộ có nơi ở ổn định bền vững. Đồng thời thực hiện các hoạt động khác như quy hoạch, sắp xếp lại các khu dân cư ở những vùng sạt lở và có nguy cơ sạt lỡ; đầu tư xây dựng 20 công trình nước sinh hoạt, 26 thủy lợi, 40 công trình đường giao thông nông thôn, cầu, cống, hỗ trợ khai hoang làm lúa nước, bình quân mỗi hộ nhận 0,5 ha lúa nước, hỗ trợ xây dựng kinh tế vườn cho hộ gia đình khu di dời và nơi tái định cư, điển hình như xây dựng quy hoạch 04 khu tái định cư tại xã Sài sơn, 03 khu tái định cư thộn Du Nghệ phía sau Thị Trấn Quốc Oai , …, bê tông hoá 22 tuyến đường giao thông nông thôn, hỗ trợ xóa 3.063 ngôi nhà tạm cho hộ khó khăn về nhà ở thuộc hộ nghèo và hộ chính sách người có công. Huy động Quỹ "Vì người nghèo" được tổ chức tuyên truyền, vận động sâu rộng, thu hút sự hưởng ứng, tham gia đóng góp của đông đảo cán bộ, đảng viên và các nhà hảo tâm trên địa bàn huyện nhằm tạo nguồn quỹ giúp các hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế.
48
Xác định được tầm quan trọng đó, BCH hội LHPN huyện luôn bám sát các chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ huyện và Hội phụ nữ cấp trên, chủ động xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, phù hợp với từng địa phương. Trong đó, đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao kiến thức cho phụ nữ, nhằm thay đổi cách nghĩ, cách làm là điệu kiện đầu tiên quyết định hiệu quả của phong trào.
Hàng năm, Hội phụ nữ huyện chủ động phối hợp với các ban, ngành tổ chức khảo sát tình hình hộ nghèo trên địa bàn để có kế hoạch giúp đỡ hiệu quả. Hai năm qua, các cấp hội vận động quyên góp, giúp nhau bằng vốn, ngày công không tính lãi với tổng số tiền 527 triệu đồng giúp cho 1.247 hội viên có vốn sản xuất. Bên cạnh đó, các cấp hội cũng phối hợp với các ngành liên quan tuyên truyền, hướng dẫn chị em áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế; thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. Trong 5 năm, Hội LHPN huyện phối hợp cùng Ngân hàng CSXH, trạm khuyến nông khuyến lâm huyện tổ chức 86 lớp tập huấn kiến thức kinh doanh, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp cho 13.210 lượt hội viên tham gia học tập.
Từ những kiến thức có được và ý chí nghị lực vươn lên làm giàu cho mình và quê hương, chị em hội viên đã xây dựng thành công nhiều mô hình kinh tế giỏi. Tiêu biểu như: mô hình nuôi nhím, mô hình nuôi cua, mô hình nuôi rắn hay loại mô hình VCA tổng hợp tại thôn Văn Quang xã Nghĩa Hương, xã Cấn Hữu, liệp tuyết.. cho thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng.
Cùng với phong trào thi đua lao động sản xuất, Hội phụ nữ các cấp cũng chú trọng hoạt động dạy nghề, tạo việc làm cho hội viên. Trong giai đoạn 2010 - 2013, Hội phụ nữ huyện phối hợp với Phòng LĐTB&XH tổ chức
49
15 lớp đào tạo nghề ngắn hạn, tạo việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho 928 lượt hội viên.
Để giúp chị em có vốn quay vòng phát triển kinh tế gia đình, 14/14 Hội phụ nữ cơ sở xây dựng các tổ, nhóm tiết kiệm tín dụng với số vốn trên 50 triệu đồng giúp cho 121 lượt chị vay. Đến nay các cấp hội trong huyện đang quản lý tổng nguồn vốn hơn 73 tỷ đồng cho 3.774 hộ vay, trong đó có 97 hộ phụ nữ nghèo được vay vốn sản xuất và đã có 40 hộ thoát nghèo góp phần hạ tỷ lệ hộ nghèo trong toàn huyện từ 59,51% năm 2005 (theo chuẩn cũ) xuống còn 58,22% (theo chuẩn mới) (tính đến tháng 12/2010).
Từ chỗ ổn định kinh tế, chị em hội viên có điệu kiện tham gia hoạt động xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh - quốc phòng trên địa bàn huyện. Phong trào và hoạt động Hội nhờ đó cũng có nhiều chuyển biến tích cực, nâng cao vị thế của tổ chức Hội trong hệ thống chính trị xã hội.
Những thành tựu đạt được cho thấy phong trào phụ nữ giúp nhau xóa đói giảm nghèo đã mang lại hiệu quả thiết thực, không chỉ đảm bảo sự no ấm, bình đẳng cho người phụ nữ mà còn góp phần xây dựng và phát triển tổ chức Hội ngày càng vững mạnh toàn diện.