Kinh nghiệm của Hội phụ nữ huyện Thạch Thất( Hà Nội)

Một phần của tài liệu Nâng cao và trò của hội phụ nữ huyện Quốc Oai trong công cuộc xóa đói giảm nghèo (Trang 26)

Thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện Thạch Thất (Hà Nội) về các mục tiêu kinh tế - xã hội, đặc biệt là chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, Hội PN huyện Thạch Thất đã có nhiều hình thức hỗ trợ giúp chị em phát triển kinh tế. Một trong những hình thức đó là tổ chức dạy nghề, truyền nghề cho chị em.

Thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện Thạch Thất (Hà Tây) về các mục tiêu kinh tế - xã hội, đặc biệt là chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, Hội PN huyện Thạch Thất đã có nhiều hình thức hỗ trợ giúp chị em phát triển kinh tế. Một trong những hình thức đó là tổ chức dạy nghề, truyền nghề cho chị em. Huyện Thạch Thất có một số làng nghề truyền thống về mộc, mây, giang đan, kim khí... nhưng việc nhân cấy nghề, cũng gặp không ít khó khăn, do thị trường hàng hóa không ổn định, nguyên liệu phụ thuộc; các xã chưa làm nghề bao giờ, khi tiếp cận với nghề còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng... Xác định được những thuận lợi và khó khăn, Hội PN huyện Thạch Thất đã tích cực khảo sát, lựa chọn xã và nghề để đưa vào

nhân cấy. Năm 2000, được sự giúp đỡ về kinh phí của Trung tâm Hỗ trợ nâng cao năng lực cho phụ nữ, Hội PN huyện đã mở 3 lớp học nghề đan quạt cho 150 hội viên ở xã Cần Kiệm và Hương Ngải, mỗi lớp 50 học viên[12]. Giáo

20

viên là người thôn Phú Hòa (xã Bình Phú), có tay nghề cao và thu mua sản phẩm cho chị em. Sau 3 lớp học nghề, nhìn chung chị em hội viên rất phấn khởi, tranh thủ mọi thời gian để sản xuất. Tuy nhiên, do thị trường tiêu thụ không ổn định, giá cả thấp, nên chỉ duy trì được một thời gian ngắn, nhiều chị đã phải bỏ nghề..

Từ thực tế trên, Hội PN huyện đã rút kinh nghiệm và tìm các biện pháp khắc phục, như trước khi mở lớp dạy nghề, hướng dẫn cơ sở xây dựng kế hoạch cụ thể, lựa chọn giáo viên, đối tượng học nghề, xây dựng nội quy lớp học, trong đó xác định rõ mục đích của lớp học và trách nhiệm của cán bộ, học viên. Đặc biệt chú trọng phân công cán bộ đứng ra thu gom, nhận kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho học viên. Năm 2001, Hội PN huyện đã tổ chức được 6 lớp với 300 hội viên, trong đó có 2 lớp học đan quạt và 4 lớp học nghề mây, giang đan[30]. Giáo viên dạy đan quạt, Hội đã đề nghị phối hợp với doanh nghiệp mây, giang đan của ông Nguyễn Tuấn Nguyên ở thôn Bình Phú. Do có sự hợp tác chặt chẽ về dạy nghề và thu mua sản phẩm của doanh nghiệp, lớp học nghề đan quạt với 50 học viên mở ở thôn Phú ổ (Bình Phú) đã đạt hiệu quả cao, 100% chị em đã phát huy được nghề đã học. Không những học viên đã làm được những mặt hàng đã được dạy, mà còn tự học và cải tiến sản xuất, làm được nhiều mặt hàng mới rất đa dạng, phong phú; nhân rộng phong trào. Nhiều chị đã trở thành chủ thu mua hàng, đời sống chị em ngày càng được cải thiện có 4 lớp do Hội PN huyện mở về mây, giang đan ở 4 xã: Hạ Bằng, Tân Xã, Đồng Trúc, Cần Kiệm, cho 190 hội viên thì chỉ duy trì được ở 2 xã Hạ Bằng và Cần Kiệm. Kiên trì với chương trình đưa nghề mới vào những nơi chưa có nghề và những xã nghèo và rút kinh nghiệm của những lần truyền nghề trước, năm 2003, Hội PN huyện đã phối hợp với Phòng Kinh tế hạ tầng nông thôn huyện mở được 10 lớp cho 500 học viên, thì 8 lớp học nghề mây, giang đan, thêu tranh, dệt mành xuất khẩu ở các xã Hạ

21

Bằng, Cần Kiệm, Liên Quan, Lại Thượng, Cẩm Yên đều đã thành công, sau lớp học, chị em vẫn duy trì được việc làm[30]. Đúc rút những kinh nghiệm trong việc nhân cấy nghề mới, chị Nguyễn Thị Minh, Chủ tịch Hội PN huyện Thạch Thất cho biết: Để việc nhân cấy nghề thành công, thì đầu tiên là phải chọn nghề phù hợp cho các đối tượng; nhưng điều quan trọng là phải có cơ sở thu mua ngay tại địa phương, để sản phẩm có “đầu ra”. Thêm nữa, việc đào tạo giáo viên ngay tại chỗ và lựa chọn học viên cũng là điều rất cần thiết. Do có những bài học thành công và thất bại từ những lần truyền nghề ở các năm trước, năm 2004 này, Hội PN huyện đã quyết định chọn các nghề, như: Mây, giang đan, thêu tranh, dệt mành là phù hợp với hội viên và có cơ sở thu mua tại chỗ để phát triển. Từ đầu năm đến nay, Hội đã phối hợp với các ngành mở được 12 lớp với 585 học viên. Hiện còn các lớp ở: Đồng Trúc, Tân Xã, Thạch Hòa, Cẩm Yên, Canh Nậu vẫn đang tiếp tục học. Những lớp học xong đều duy trì được sản xuất, do có đầu ra đảm bảo. Trong mấy năm vừa qua, nhờ có nghề mới mà hàng nghìn chị em phụ nữ huyện Thạch Thất đã có việc làm và thu nhập ổn định

Một phần của tài liệu Nâng cao và trò của hội phụ nữ huyện Quốc Oai trong công cuộc xóa đói giảm nghèo (Trang 26)