Tăng cường tuyên truyền về kế hoạch hóa dân số tới tận từng thành viên

Một phần của tài liệu Nâng cao và trò của hội phụ nữ huyện Quốc Oai trong công cuộc xóa đói giảm nghèo (Trang 65)

viên của Hội

Công tác tuyên truyền phải hướng vào đối tượng cụ thể, nhất là tập trung những đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ và có nguy cơ sinh con thứ 3 trở lên. Tích cực thực hiện Chiến lược truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi về dân số, sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hoá gia đình (DS-SKSS/ KHHGĐ) đã được Ủy ban DS-GĐ và TE Việt Nam ban hành ngày 17/4/2006.

Thực hiện “xây” đi đôi với “chống”. Biểu dương những gia đình sinh con một bề làm kinh tế giỏi, hạnh phúc, chú trọng xử lý bằng hình thức thích hợp trường hợp vi phạm, nhất là những cán bộ, đảng viên sinh con thứ 3, đồng thời thông tin công khai đến nơi cư trú, chứ không chỉ thông tin nội bộ. Cần tranh thủ các lực lượng tuyên truyền viên, như trưởng các dòng họ, chi, phái; những gia đình “sinh con một bề” làm ăn phát đạt, hạnh phúc. Cần xem đây là những cộng tác viên không chuyên trách, vì lời nói của họ sẽ có trọng lượng cao, tác động rất lớn đối với công chúng.

Tăng cường các thông tin về công tác dân số- KHHGĐ trên báo chí đảm bảo sát thực tiễn, có lý luận sâu sắc. Đồng thời, thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ làm công tác dân số- KHHGĐ.

Cùng với đó là việc tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, chính sách về dân số; đặc biệt tuyên truyền về những sửa đổi trong Điều 10 Pháp lệnh Dân số; kiến thức về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe gia đình, sức khỏe sinh sản- KHHGĐ; giảm tình trạng nạo, phá thai trước hôn nhân. Tuyên truyền giáo dục nhằm phòng ngừa, hạn chế phổ biến

59

các phương pháp lựa chọn giới tính thai nhi nâng cao chất lượng dân số qua việc nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, phát hiện sớm và điều trị kịp thời dị tật bẩm sinh thời kỳ bào thai và sơ sinh, đảm bảo khống chế và giảm dần tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở mức ngang với các huyện trong thành phố

Xây dựng, củng cố, tăng cường hoạt động của hệ thống tổ chức chuyên trách công tác DS-KHHGĐ từ Hội phụ nữ huyện xuống đến các chị hội xã, phường, thị trấn, thôn, xóm với đông đảo chị em là vừa là báo cáo viên, tuyên truyền viên và cộng tác viên dân số. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ chuyên trách; có chế độ đãi ngộ phù hợp, ổn định để phát huy tính năng động, lòng nhiệt tình trong công tác, góp phần lớn vào kết quả thực hiện chiến lược dân số.

Giáo dục truyền thông về DS-KHHGĐ phải được quan tâm hàng đầu và mở rộng theo hướng quy mô xã hội hóa ngày càng cao nhằm huy động các ban, ngành, đoàn thể và mọi thành phần trong xã hội tích cực tham gia. Nội dung, hình thức tuyên truyền phải đa dạng, phù hợp với đặc thù của từng chị hội xã, phường, thôn, xóm, đồng thời phải tranh thủ bán sát nội dung các cuộc vận động như “ ngày vì người nghèo” hay 'Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư'. Phải coi Công tác DS-KHHGĐ luôn gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thực hiện tốt công tác dân số để giảm mức sinh, ổn định quy mô dân số là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình bao gồm các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế từ tỉnh đến huyện, xã, phường, thị trấn. Đầu tư trang thiết bị, thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y, bác sỹ.

60

3.2.4. Tăng cường hoạt động tập huấn khoa học kỹ thuật cho hội viên

Phối hợp với các phòng ban,doanh nghiệp, nhà máy đóng trên địa bàn để tổ chức tập huấn đào tạo nghề, nhất là những hộ nghèo ở các xã nghèo như Đông Yên, Hòa Thạch.. đến các xã có đồng bào người mường sinh sống như; Đông Xuân, Tiến Xuân của huyện. Đồng thời Ban Chấp Hành hội phụ nữ huyện cũng phải quan tâm đào tạo các lớp nghề cho lao động nữ như mây tre đan, dan cót, đan nón lá, đào tạo nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa bàn. Hội phụ nữ huyện nên trích kinh phí sự nghiệp để đầu tư các mô hình sản xuất cho các hộ khó khăn, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm cho các chi hội khác. Xác định công tác giảm nghèo là một trong những tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới để từng bước ổn định cuộc sống.

Tất cả các chị hội phụ nữ cơ sở xóm, thôn, xã đến huyên phải phấn đấu đạt 100% chi hội cơ sở xây dựng chương trình hành động và tổ chức cho cán bộ, hội viên, phụ nữ học tập nội dung của phong trào, kí giao ước thi đua với các chi hội trên địa bàn. Tập trung tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện phong trào bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các công ty, xí nghiệp trạm trại mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kĩ thuật, kiến thức quản lí kinh tế, tín chấp với ngân hàng chính sách, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vay hàng trăm tỷ đồng giúp chị em phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng

Công tác tập huấn khoa hoc kỹ thuật cho chi em la rất cần thiết. Nó giúp chi em biết cách áp dụng nhưng tiến bộ khoa học trong sản xuất.

Các ban nghành, các cấp chính quyền cần phối kết hợp để mở nhưng lớp tập huấn, hội thảo, phổ biến chuyên đề nhằm truyền đạt kiến thức cơ bản về kỹ thuật thâm như: thâm canh lúa, cách chọn giống lúa, kỹ thuật chăm bón, phòng trừ sâu bệnh đảm bảo năng suất lúa cao nhất. Đồng thời cần thường

61

xuyên giới thiệu một số loại giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho thâm canh vùng sản xuất lúa hàng hóa, cánh đồng mẫu lớn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Mỗi cấp hội cần tổ chức những buổi trao đổi kiến thức, kinh nghiệm thâm canh sâu khi đã được dự lớp Lớp tập huấn nhằm nắm chắc hơn về kiến thức về khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là giống cây trồng và biện pháp kỹ thuật thâm canh cho cán bộ hội phụ nữ các cấp. Từ đó nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ cơ cở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác, góp phần xây dựng nông thôn mới ở mỗi địa phương

Hỗ trợ hộ nghèo về dân sinh và tiếp cận với các dịch vụ xã hội; hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác giảm nghèo ở các cấp. Cụ thể, tập trung hỗ trợ tín dụng ưu đãi, tăng cường đào tạo nghề gắn với nhu cầu thực tế sản xuất ở địa phương; hỗ trợ nhà ở, điện sinh hoạt, học phí, y tế và trợ giúp pháp lý đối với hộ nghèo, người nghèo, xã nghèo, thôn nghèo chú trọng phát triển hệ thống mạng lưới an sinh xã hội để trợ giúp người nghèo, giúp đỡ kịp thời các hộ bị thiệt hại do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh nhằm hạn chế tái nghèo, phát sinh nghèo từ các nguyên nhân rủi ro. Ðồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm thay đổi và chuyển biến trong nhận thức của người dân về giảm nghèo bền vững, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo; các cấp phụ nữ cần tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện gắn với tổng kết, rút kinh nghiệm trong tổ chức triển khai chương trình xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Ban Chấp hành Hội phụ nữ huyện cần thiết phối kết hợp vơi cơ quan, đoàn thể trong huyện tiếp tục đưa ra và điều chỉnh, hoàn thiện chính sách phát

62

triển nguồn nhân lực và việc làm cho các xã nghèo, trên cơ sở thực hiện quy hoạch và quy hoạch lại nguồn nhân lực cho hợp lý từng xã. Kết hợp chặt chẽ kế hoạch sử dụng đất và nguồn lao động tại chỗ để giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo áp dụng các chính sách sử dụng lao động theo hướng tăng quyền chủ động của các đơn vị sử dụng lao động; khuyến khích và hỗ trợ việc sử dụng lao động là đồng bào dân tộc mường ở xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Phú mãn, Phú cát; chú trọng phát triển mô hình trồng cao su, trồng rừng nguyên liệu trên địa bàn các xã này để thu hút lao động là đồng bào dân tộc. Không ngừng nâng cao dân trí cho đồng bào; hướng dẫn, khuyến khích đồng bào thay đổi tập tục lạc hậu trong sinh hoạt và sản xuất - đây là vấn đề cốt lõi để nâng cao đời sống mọi mặt của đồng bào của các xã trong huyện. Đẩy mạnh việc đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; ưu tiên việc dạy nghề, đào tạo lao động tại chỗ, tạo điều kiện cho lao động vùng nghèo đi xuất khẩu lao động, tạo ra nhiều việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn

3.2.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận đông các đoàn thể tham gia

xóa đói giảm nghèo.

Tiếp tục kiên trì thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững của Thành Phố và huyện BCH Hội Phụ nữ huyện phải phối kết hợp với các cơ quan, ban ngành, hội, đoàn thể trong huyện để cụ thể hóa bằng những việc làm. Chủ động tham gia đầy đủ các cuộc vận động, chương trình liên quan đến công tác XDGN như cuộc vận động Ủy ban MTTQ Thành Phố, “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Hội phụ nữ các xã trong huyện nên chủ động phối hợp với các cơ quan, ban ngành đóng trên địa bàn xã và huyện để tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân về chương trình mục tiêu quốc gia giảm

63

nghèo, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới bằng nhiều hình thức.

Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện cần thiết phải tổ chức các phong trào như “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế”, “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, “Chương trình hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập”…Bên cạnh đó cũng cần thiết tuyên truyền đến từng thành viên các hiệp hội, đoàn thể tại đia phương như; Hội Cựu chiến binh, đoàn thanh niên, hội người cao tuổi.. tại các xã để từ đó tranh thủ được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các đoàn thể này để giúp đỡ chị em thuộc hộ nghèo vay vốn, góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động của gia đình hội viên phụ nữ . Kết hợp với các phòng như; Phòng kinh tế, phòng Lao động-Thương binh và Xã hội, để hàng năm tổ chức tập huấn cho hàng ngàn lượt cán bộ tại các chị hội cấp xã làm công tác giảm nghèo cơ sở về phổ biến các chủ trương, chính sách giảm nghèo, đồng thời, giới thiệu các mô hình xóa đói giảm nghèo có hiệu quả từ các chi hội phụ nữ tại các xã trong huyện; các dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững hay phổ biến những kinh nghiệm hay trong công tác xóa đói giảm nghèo qua việc tổ chức “Hội thi cán bộ phụ nữ cơ sở làm công tác giảm nghèo giỏi”... Những hoạt động này sẽ giúp cho hộ nghèo thay đổi được nhận thức và vươn lên thoát nghèo

khuyến khích các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới trong sản xuất - kinh doanh. Tăng thêm cán bộ khuyến nông, khuyến lâm cho vùng đồng bào dân tộc; thường xuyên tập huấn cho đội ngũ này để có năng lực tiếp cận thực tiễn, có năng lực chuyên môn, hiểu biết phong tục tập quán, ngôn ngữ và văn hóa của đồng bào để hướng dẫn cho đồng bào thuần thục kỹ thuật canh tác các loại cây trồng, vật nuôi, nhất là kỹ thuật trồng lúa nước và thâm canh cây trồng cạn. Thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ thuật; tổ chức

64

tham quan học tập, xây dựng mô hình trình diễn để đồng bào "mắt thấy, tai nghe", khuyến khích đồng bào vươn lên thoát nghèo.

làm tốt công tác tổ chức, tuyên truyền, hướng dẫn và vận động các cấp hội phụ nữ và toàn thể xã hội tích cực tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo. Để thực hiện được mục tiêu cơ bản về xóa đói, giảm nghèo, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn, vận, động, nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kiến thức cho chị em, cho mọi thanh viên trong gia đình, cho người nghèo, cho các lực lượng cán bộ các cấp có liên quan đến điều hành, chỉ đạo công tác xóa đói, giảm nghèo. Các tổ chức đoàn thể (hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh...), trong đó trưởng thô, trưởng xóm hay tổ trưởng khu dân cư v.., là lực lượng xung kích, đầu tàu trong việc thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo cho địa phương.

3.2.6. Tăng cường phân cấp quản lý và phối kết hợp với các cơ quan, đoàn thể.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, thủ trưởng các ngành, các cơ quan, đơn vị, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tốt Chương trình XĐGN - GQVL ở địa phương, đơn vị mình, coi đây là một nội dung, nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, vừa cấp bách vừa cơ bản lâu dài trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai

- Mặt trận, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội các cấp đẩy mạnh sự phối, kết hợp để thực hiện Chương trình đạt kết quả. Chú trọng kết hợp, lồng ghép các chương trình, dự án với công tác XĐGN – GQVL tại địa phương.

- Tăng cường trách nhiệm và trình độ, năng lực của các cơ quan tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về quản lý, thực hiện Chương trình; chủ động phối hợp với các ngành, địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tích cực Chương trình cho từng năm, từng giai đoạn cụ thể.

65

- Kiện toàn lại Ban Chỉ đạo XĐGN - GQVL các cấp từ tỉnh xuống xã. Tiếp tục phân công các đơn vị cấp huyện, tăng cường cán bộ cấp xã, cấp huyện có trách nhiệm, kinh nghiệm, nhiệt tình xuống chỉ đạo, trực tiếp giúp đỡ các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, trong quá trình thực hiện các nội dung Chương trình.

- Bổ sung, sửa đổi qui chế quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình một cách phù hợp để cơ quan Thường trực, Ban Chỉ đạo Chương trình của Hôi phụ nữ huyện và các cơ quan quản lý từng nội dung của Chương trình ở các cấp có đủ thẩm quyền, đủ năng lực và điều kiện thực hiện Chương trình đạt hiệu quả, thiết thực, tránh hình thức.

- Tăng cường đội ngũ cán bộ phụ nữ chuyên trách về XĐGN - GQVL và cán bộ khuyến nông - lâm - ngư ở cấp xã đảm bảo đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng, đồng thời coi trọng tính ổn định lâu dài của cán bộ, nhất là các xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo. Có chính sách ưu tiên, đãi ngộ, vận động, thu hút sinh viên mới ra trường về các thôn, các xã xa trung tâm Thị Trấn huyện, phục vụ, hướng dẫn, giúp nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc mường tại huyện vượt nghèo.

- Các cấp chính quyền cũng như cấp Hội đẩy mạnh công tác chỉ đạo triển khai thực hiện lồng nghép các chương trình, dự án tác động đến xã nghèo, hộ nghèo, người thất nghiệp, người thiếu việc làm, đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích để thực hi9eenj chương trình.

Một phần của tài liệu Nâng cao và trò của hội phụ nữ huyện Quốc Oai trong công cuộc xóa đói giảm nghèo (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)