Tiểu luận môn luật học so sánh đề tài Hôn nhân và gia đình trong BLDS của pháp và đức dưới góc độ so sánh Luật hôn nhân gia đình của Đức và Pháp So sánh để thấy sự tương đồng và khác biệt trong hệ thống pháp luật của các nước này
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TIỂU LUẬN LUẬT SO SÁNH
ĐỀ SỐ 2 HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ CỦA PHÁP VÀ ĐỨC
Trang 2TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
Họ và Tên Nhiệm vụ Mức độ
hoàn thành
Đánh giá chung
Dương Kiều Chinh
(Trưởng nhóm)
Làm mục 1.2, 2.2, 3.2; Mở đầu, Kết luận, Phần IV; Phụ lục; Sửa
Phụ lục; Sửa bài; Sửa bản Word 100% Tốt
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 4
PHẦN I TỔNG QUAN VỀ BLDS PHÁP VÀ BLDS ĐỨC 4
PHẦN II VẤN ĐỀ VỀ HN&GĐ TRONG BLDS PHÁP 5
Quyền lợi giữa con trong giá thú và con ngoài giá thú 5
Ly hôn 7
PHẦN III VẤN ĐỀ VỀ HN&GĐ TRONG BLDS ĐỨC 8
Quyền lợi giữa con trong giá thú và con ngoài giá thú 9
Ly hôn 10
PHẦN IV SO SÁNH VỀ VẤN ĐỀ HN&GĐ TRONG BLDS PHÁP VÀ BLDS ĐỨC 11
So sánh về vấn đề quyền lợi của con trong và ngoài giá thú trong BLDS Pháp và BLDS Đức 12
So sánh về vấn đề ly hôn trong BLDS Pháp và BLDS Đức 12
PHẦN V ĐÁNH GIÁ CHUNG 14
KẾT LUẬN 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
PHỤ LỤC 17
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Đối với mỗi quốc gia, sự tồn tại của Pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến Hôn nhân & Gia đình (HN&GĐ) là vô cùng thiết yếu; bởi lẽ sự điều chỉnh này không chỉ góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ mà còn xây dựng chuẩn mực pháp lí cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình sinh sống ở quốc gia đó Hiện nay, với sự tiến bộ của xã hội thì những mối quan hệ dần trở nên phức tạp và nảy sinh nhiểu vấn đề trong HN&GĐ, đặc biệt là
các vấn đề pháp lý liên quan đến “quyền lợi của con trong và ngoài giá thú” và “ly
hôn”
Trong lịch sử phát triển các hệ thống Pháp luật (HTPL) trên toàn thế giới, những vấn đề liên quan đến HN&GĐ được quy định trong hầu hết các Bộ luật Đóng vai trò là tiền đề cũng như có sức ảnh hưởng lớn tới Dòng họ Pháp luật (DHPL) Civil law, Bộ luật Dân sự (BLDS) của Pháp và BLDS của Đức quy định một cách cơ bản khá đầy đủ, chi tiết và rõ ràng về HN&GĐ Tuy nhiên, những quy
phạm điều chỉnh vấn đề liên quan đến “quyền lợi của con trong và ngoài giá thú”
và “ly hôn” giữa hai Bộ luật này vẫn tồn tại những điểm khác biệt cũng như những
điểm cần phải làm rõ Vì thế, nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu HTPL cũng như một phần đóng góp cho sự so sánh, vận dụng và áp dụng pháp luật trong lĩnh vực
HN&GĐ hiệu quả hơn, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài: “Hôn nhân & Gia đình
trong Bộ luật Dân sự của Pháp và Bộ luật Dân sự Đức dưới góc độ So sánh”
Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của bài tiểu luận là BLDS Pháp, BLDS Đức; các văn bản Luật sửa đổi có liên quan; các bài phân tích và đánh giá của chuyên gia bằng tiếng Pháp, Đức, Anh Do giới hạn về thời gian và độ nên bài tiểu chỉ tập trung nghiên
Trang 6cứu về hai vấn đề liên quan đến “quyền lợi của con trong và ngoài giá thú” và “ly
hôn” trong hai BLDS Pháp và Đức
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu gồm phân tích, giải thích, so sánh, đối chiếu, đánh giá, bình luận, tổng hợp, nghiên cứu lịch sử phân tích + giải thích: phần nội dung; tổng hợp + nghiên cứu lịch sử: tổng quan; so sánh + đối chiếu: so sánh; đánh giá + bình luận: phần đánh giá chung
Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
Nhiệm vụ: Vận dụng những kiến thức về lĩnh vực Luật So sánh và nghiên cứu
BLDS của Pháp và BLDS Đức Từ những nghiên cứu, phân tích đưa ra sự so sánh, tìm ra ưu điểm, nhược điểm về lĩnh vực HN&GĐ trong cả hai Bộ luật và thấy được
sự kế thừa và phát triển, những hạn chế trong pháp luật hiện nay
Mục đích: Hiểu rõ hơn về HN&GĐ trong Pháp luật Pháp và Đức, đặc biệt là
vấn đề liên quan đến “quyền lợi của con trong và ngoài giá thú” và “ly hôn” So
sánh và nêu ra ưu, nhược điểm cũng như sự tiến bộ của hai BLDS về hai vấn đề được nêu trên Từ đó, ta thấy được những điểm kế thừa cũng như những điểm hạn
chế trong những quy định về “quyền lợi của con trong và ngoài giá thú” và “ly
hôn” của BLDS Pháp và BLDS Đức
Trang 7Thiên mở đầu (Điều 1-6), BLDS Pháp quy định về việc công bố luật, hiệu lực của luật và áp dụng luật bao gồm một số nguyên tắc cơ bản về luật; Về người (Điều 7-515); Về tài sản và những thay đổi về sở hữu (Điều 516-710); Các phương thức xác lập quyền sở hữu (Điều 711-2281)
Theo dòng lịch sử, trải qua nhiều lần sửa đổi cho phù hợp với tình hình phát triển, BLDS Napoleon được đánh giá là một tác phẩm luật quan trọng trong thời hiện đại Tại Pháp, về cơ bản, nhiều quy định trong Bộ luật Napoleon vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay
BLDS Đức
BLDS Đức được ban hành năm 1896, có hiệu lực từ ngày 01/01/1900 Bộ luật này do các giáo sư ở các trường đại học soạn thảo, có nội dung logic, văn phong bác học, sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành nên không dễ hiểu
BLDS Đức 1896 có 2400 điều, chia thành 5 quyển: Phần chung; Luật nghĩa vụ; Luật sở hữu tài sản; Luật gia đình; Luật thừa kế
Trang 8Ra đời sau gần một thế kỷ, với cấu trúc hiện đại gồm phần chung và các phần riêng, BLDS Đức có ảnh hưởng rộng rãi đối với việc xây dựng các Bộ luật hiện đại trên thế giới, trong đó có Việt Nam
PHẦN II VẤN ĐỀ VỀ HN&GĐ TRONG BLDS PHÁP
Ở Pháp, ngay từ khi có sự xuất hiện của Bộ luật thành văn Napoleon thì các vấn
đề liên quan đến lĩnh vực HN&GĐ đã bắt đầu nhận được sự quan tâm của các nhà luật học nổi tiếng thời bấy giờ và được đưa vào trong Bộ luật một cách chi tiết và
rõ ràng Theo thời gian, BLDS Pháp xuất hiện nhu cầu cải cách trong tư duy pháp luật theo xu hướng tự do và bình đẳng hơn và các quy định về HN&GĐ đã có sự tiến triển nhất định
Trong bài tiểu luận này, chúng tôi chỉ đề cập đến hai vấn đề “quyền lợi giữa
con trong giá thú và ngoài giá thú” và “ly hôn” trong BLDS Pháp
Quyền lợi giữa con trong giá thú và con ngoài giá thú
Theo Nicolas Boring (chuyên gia Luật nước ngoài), tình hình của trẻ em ngoài
giá thú so với trẻ em trong giá thú trong BLDS Napoleon là rất bất lợi BLDS 1804
cho phép đứa trẻ ngoài giá thú được công nhận hợp pháp bởi cuộc hôn nhân sau đó
của cha mẹ hoặc được cha mẹ tự công nhận (Điều 331) Nhưng theo Điều 333, 338
thì đứa trẻ được công nhận lại không có quyền như đứa trẻ trong giá thú, trừ khi chúng được hợp pháp hóa Sự phân chia hợp pháp và không hợp pháp trong BLDS
đã cho thấy sự phân biệt đối xử đối với trẻ em ngoài giá thú Sự phân biệt đối xử này đã vi phạm quy định đầu tiên trong Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
của Pháp năm 1789: “Người ta sinh ra tự do, bình đẳng về quyền lợi và phải luôn
luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”
Trong quyền thừa kế - một quyền rất quan trọng đối với mỗi người, các quy định trong BLDS Napoleon đã hạn chế nhiều quyền lợi của những trẻ em ngoài giá
thú Thật vậy, theo Điều 756, đứa trẻ tự nhiên không phải người thừa kế của cha mẹ
Trang 9nếu không hợp pháp cũng như không có bất cứ quyền gì về tài sản thừa kế Dù không phải là người thừa kế nhưng đứa con ngoài giá thú vẫn có thể đòi hỏi một
phần di sản của cha mẹ (Điều 757)
Các cải cách pháp luật liên quan đến sự bất bình đẳng giữa con trong giá thú và con ngoài giá thú bắt đầu vào những năm 1970 Vào năm 1972, một hệ tư tưởng mới đã thúc đẩy sự cải cách pháp luật để loại bỏ sự phân biệt đối xử trẻ em ngoài giá thú, và đặc biệt là những người bị tước đoạt quyền bởi nguồn gốc của sự ra đời của họ Sự phân biệt đối xử này không được dư luận xã hội công nhận, đồng thời
nó vi phạm nhiều Hiệp định quốc tế, đặc biệt là Công ước châu Âu về quyền con người năm 1950
Mục tiêu sửa đổi BLDS Pháp năm 1972 trước hết là làm cân bằng các quyền của trẻ em hợp pháp và không hợp pháp Vì vậy, trong Luật ngày 03/01/1972, nguyên tắc bình đẳng giữa con trong giá thú và ngoài giá thú đã được thành lập
Chẳng hạn, Điều 334 quy định “đứa con ngoài giá thú nói chung có các quyền và
nghĩa vụ như con hợp pháp trong mối quan hệ của mình với cha và mẹ” (Phụ lục)
Mặc dù sự bình đẳng về mặt quyền lợi được quy định trong Luật năm 1972 nhưng
nó vẫn còn tồn tại nhiều QPPL thể hiện sự bất bình đẳng trong BLDS Pháp Chẳng
hạn, điều 341-1, được sửa đổi tại Luật ngày 08/01/1993, cho phép người mẹ yêu
cầu việc nhập viện với danh tính là bí mật (Phụ lục)
Tới thế kỷ XXI, nguyên tắc bình đẳng giữa con trong giá thú và con ngoài giá thú mới được quy định đầy đủ thông qua Luật số 2002-305 ngày 04/03/2002 và Luật số 2009-61 ngày 16/01/2009 Năm 2001, Tòa án Nhân quyền châu Âu đã buộc Pháp phải thay đổi một số luật được cho là phân biệt đối xử và trong năm
2013, Tòa án đã phán quyết rằng những thay đổi này cũng phải được áp dụng đối với trẻ em sinh ra trước năm 2001
Trang 10Ly hôn
Sự bất khả phân ly trong hôn nhân đã trở thành tín điều tôn giáo sau Công ước Trentô năm 1563, cho rằng việc ly hôn không được phép Năm 1972, các nhà lập pháp của Cách mạng Pháp thông qua một Đạo luật đã hợp pháp hóa ly hôn vì nhiều
lý do như sự đồng thuận từ hai phía; sự cáo buộc của một trong hai người về tính không tương thích về mặt cá nhân và các nguyên nhân pháp lý cụ thể khác
Theo Bộ luật Napoléon, do kết quả của việc thế tục hóa hôn nhân, nguyên tắc ly hôn vẫn được duy trì nhưng thủ tục ly hôn trở nên phức tạp hơn (ví dụ, những cặp
vợ chồng phải có sự đồng ý của cha mẹ và phải từ bỏ một nửa tài sản của mình cho con cái) Tuy nhiên, sau khoảng 10 năm (1815-1848), ly hôn đã bị bãi bỏ theo Đạo luật De Bonald 8/5/1816 (vì chế định ly hôn bị cho là hủy hoại gia đình)
Vào thời điểm Nhà nước và Giáo hội chưa tách ra, Đạo luật Naquet 27/07/1884
do Alfred Naquet soạn thảo, chế định ly hôn được tái thiết lập nhưng chỉ hợp pháp hóa ly hôn do lỗi của một bên trong khi thuận tình ly hôn vẫn chưa được khôi phục Tuy nhiên, sau gần một thập kỷ, Đạo luật 1884 không còn đáp ứng được nhu cầu của một xã hội Pháp đang thay đổi vì một nhược điểm kép: Một mặt, nó dẫn đến sự đối kháng giữa vợ/chồng khi người hôn phối vô tội có thể đạt được những lợi ích đáng kể; mặt khác, những người muốn chia tay một cách thân thiện bằng sự thoả thuận của cả hai không có cách nào khác hơn là sử dụng việc lừa dối dựa trên lỗi Cuộc cải cách năm 1975, thông qua Đạo luật 1975, đã làm thay đổi quan niệm
ly hôn ở Pháp Ngoài nguyên nhân do lỗi (Điều 229 và 242 của BLDS), Đạo luật đã chấp nhận ba nguyên nhân: (1) sự đồng thuận ly hôn từ cả hai phía (Điều 231); (2)
Ly hôn yêu cầu một khoản nợ và chấp nhận quyền sử dụng đất-sự đồng ý của bên thứ ba được chấp nhận bởi người bị đơn (Điều 233); (3) Sự phân chia mối quan hệ/cuộc sống chung (Điều 237) Luật số 75-617 ngày 11/07/1975 cho phép thuận tình ly hôn và ly hôn do “chấm dứt cuộc sống chung” khi vợ/chồng không sống chung trong thực tế từ 6 năm trở lên, ngay cả khi một bên không muốn ly hôn
Trang 11Cuộc cải cách gần đây nhất đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc ly hôn được thực thiện vào năm 2004 Luật số 2004-439 ngày 26/05/2004 (được thể hiện trong Điều 238 BLDS) quy định cuộc sống chung của vợ chồng được coi là hoàn toàn chấm dứt khi hai vợ chồng đã sống riêng biệt từ hai năm trở lên, tính từ thời điểm
có quyết định triệu tập ra tòa để giải quyết việc ly hôn
Tóm lại, những quy định về vấn đề “quyền lợi giữa con trong giá thú và ngoài
giá thú” và “ly hôn” trong BLDS Pháp đã có nhiều cải cách tiến bộ và phù hợp với
thực tiễn xã hội Những quy định bao hàm sự phân biệt đối xử đã được giảm dần và thay vào đó là những quy định bình đẳng hơn
PHẦN III VẤN ĐỀ VỀ HN&GĐ TRONG BLDS ĐỨC
Luật gia đình là bộ phận chuyên ngành của BLDS Đức nói riêng và là một phần quan trọng trong HTPL Đức nói chung Về cơ bản, luật gia đình điều chỉnh các quan hệ giữa các cá nhân liên quan đến hôn nhân, quan hệ gia đình và huyết thống Hơn nữa, luật còn điều chỉnh các quan hệ liên quan đến chức năng đại diện theo pháp luật như giám hộ, bảo trợ và hỗ trợ pháp luật
Nội dung cơ bản: gồm 3 chương sau:
- Hôn nhân dân sự (Điều 1297 đến Điều 1588)
- Họ hàng dân sự (Điều 1589 đến Điều 1772)
- Giám hộ, hỗ trợ pháp lý và bảo trợ (Điều 1773 đến Điều 1921)
Trong phạm vi bài tiểu luận, chúng em sẽ tập trung phân tích những vấn đề cốt
yếu có nhiều sự thay đổi theo dòng lịch sử, đó là “quyền lợi giữa con trong và
ngoài giá thú” và “ly hôn”
Trang 12Quyền lợi giữa con trong giá thú và con ngoài giá thú
Về vấn đề này, các nhà lập pháp Đức có cái nhìn khá bảo thủ khi đưa ra những điều luật thiếu tính bình đẳng Điều này được thể hiện rõ ràng trong các quy định của chế định Luật gia đình khi BLDS Đức 1896 được ban hành Từ Điều 1699 đến
1740 quy định những vấn đề về địa vị pháp lý của con ngoài giá thú Ví dụ: Đứa con ngoài giá thú lấy họ của mẹ (Điều 1706); còn theo Điều 1723, một đứa trẻ ngoài giá thú sẽ được tuyên bố là hợp pháp nếu người cha nộp đơn xin thừa nhận theo lệnh của cơ quan công quyền Mặt khác, chúng có thể được thừa nhận hợp pháp bởi cuộc hôn nhân sau đó của cha mẹ, được coi như con cái của cha mẹ Theo luật, trẻ em ngoài giá thú chỉ có các quyền tự nhiên và không được pháp luật bảo vệ Nếu không được người cha thừa nhận thì con ngoài giá thú sẽ không có quyền thừa kế
Ngày 19/08/1969, Luật về quy chế trẻ em sinh ra ngoài giá thú đã được bổ sung vào BLDS để phù hợp với Điều 5 Hiến pháp liên bang 1949 Dù vậy, con ngoài giá thú vẫn thiếu bình đẳng trong thừa kế (có quyền thừa kế thay thế, tức là được yêu cầu một khoản bồi thường theo luật định) Từ năm 1998, địa vị pháp lý về mức cấp dưỡng và thừa kế giữa con ngoài và trong giá thú là ngang bằng nhau
Theo nguyên tắc, quyền và trách nhiệm của cha mẹ đối với một người con ngoài giá thú thuộc về người mẹ Nhưng nếu người cha công khai công nhận quan
hệ cha – con với đứa trẻ thì hai vợ chồng cùng đến sở bảo vệ người chưa thành niên xin cùng có quyền và nghĩa vụ của cha mẹ
Có thể nói, sự thay đổi theo chiều hướng tiến bộ của chế định luật gia đình đã đem lại nhiều quyền lợi hợp pháp và điều kiện phát triển toàn diện cho những trẻ
em ngoài giá thú
Trang 13Ly hôn
Sự khác biệt giữa các bang của Đức về vấn đề ly hôn trong thế kỉ XIX tùy thuộc vào tín ngưỡng (theo đạo Công giáo hay đạo Tin Lành) Từ 01/01/1900 trở đi thì một Bộ luật thống nhất về ly hôn mới được ban hành Theo quy định mới này thì việc hôn nhân chỉ có thể bị giải thể thông qua tòa án Cơ sở ly hôn được quy định dựa trên nguyên tắc lỗi như ngoại tình, bigamy (có chung vợ/chồng), một số tội nhất định về xâm phạm tình dục, cố ý giết người và cố ý bỏ rơi Hơn nữa, người phối ngẫu có thể xin lệnh ly hôn trong trường hợp bên kia gây ra việc phá hoại hôn nhân bằng cách vi phạm nghiêm trọng về các nghĩa vụ trong hôn nhân; hành vi không đáng có hoặc vô đạo đức Những căn cứ “tương đối” này được kết hợp từ lỗi
và sự đổ vỡ trong cuộc hôn nhân
Trong thời kỳ vua Reich III, luật ly hôn về cơ bản được thay đổi bằng một
“Đạo luật Hôn nhân” riêng được đưa ra vào năm 1938 Căn cứ cho việc ly hôn bao
gồm hai phần là bên có lỗi và bên không có lỗi Sau Thế chiến thứ II, Đạo luật Hôn nhân năm 1938 được thay đổi nhiều điểm theo quyết định của Hội Đồng Kiểm Soát Đồng Minh - vẫn tiếp tục được áp dụng trong một khoảng thời gian Những đề xuất cải cách được khởi xướng trong những năm tiếp theo nhưng vẫn không có nhiều bước tiến lớn Đạo luật Cải cách năm 1961 đã có những nỗ lực trong hạn chế quyền phản đối ly hôn nhưng không khả thi bởi trên thực tế, vợ chồng đã ly hôn được 20 năm hoặc lâu hơn thường yêu cầu lệnh ly hôn vì hai bên đều không có lỗi
Đông Đức và Tây Đức, vốn đã tồn tại bên cạnh nhau từ năm 1949 đến năm
1990, có những cách tiếp cận hệ tư tưởng khác nhau về vấn đề ly hôn Chính quyền GDR của Đông Đức đã nhanh chóng thực hiện cải cách Bộ luật Gia đình (Familien Gesetzbuch) năm 1965 Chỉ có một căn cứ duy nhất để ly hôn là sự đổ vỡ không
thể giải quyết được trong hôn nhân: “Việc ly hôn chỉ có thể được thực hiện khi có
những lý do nghiêm trọng mà hôn nhân đã mất đi ý nghĩa đối với vợ chồng cũng như toàn xã hội” Ở Tây Đức, Luật gia đình đã trải qua một cuộc cải cách lớn vào